Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhựa composit Việt Á

Nhằm đánh giá đúng giá trị sản phẩm dở dang, kế toán cần xác định đúng nội dung sản phẩm dở dang: là những sản phẩm chưa kế thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quy trình chế biến. Chi phí sản phẩm dở dang của Công ty gồm hai yếu tố: giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng và chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp còn tồn cuối tháng. Cách tính này không đúng với giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng của Công ty và khiến cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho không chính xác. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu tồn cuối kỳ trong chi phí sản phẩm dở dang lại đựơc Công ty hạch toán theo giá hạch toán trong khi xuất kho lại được tính theo giá thực tế đích danh. Do đó, xí nghiệp nên trừ ngay giá trị vật tư tồn cuối kỳ ở khâu tính giá trị thực tế nguyên vật liệu chính thực dùng, không nên để đến cuối kỳ tính giá trị này vào chi phí sản phẩm dở dang.

doc62 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhựa composit Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, chi phí điện nước, chi phí bằng tiền khác. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung trên TK 627 và chi tiết cho từng phân xưởng. 2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Nhựa COMPOSIT Việt á 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sản phẩm của Công ty là các hộp nhựa Composit phục vụ cho ngành điện lực. Vậy nên nguyên vật liệu chính là các loại nhựa được nhập khẩu từ nước ngoài về như nhựa composit Trung Quốc, nhựa PC Singgapo, nhựa PVC hoá dẻo, nhựa PP chống co, nhựa HDPE, nhựa Pakelit và các vật liệu phụ như biến dòng 400/5A EMIC, biến dòng 150/5A, cực đồng cầu chì 20A 380V, cực đồng cầu đấu vào 12.5*12.5*80, cực đồng cầu đấu ra 10*12*24, dầu Mobil-68, mỡ LF….. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng được tập hợp trên TK1541. Kế toán sử dụng sổ chi tiết TK1541, chứng từ ghi sổ TK1541 và sổ cái TK1541 để theo dõi chi phí này. Phương pháp hạch toán: Căn cứ vào các đơn đặt hàng do phòng kinh doanh cung cấp kế toán dựa vào bảng định mức tiêu hao do phòng kỹ thuật sản xuất gửi xuống người cung ứng lập “phiếu xuất kho” nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đúng với số lượng, chủng loại vật tư để xuất cho các phân xưởng sản xuất. Nếu trong kho có đủ số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đủ so với định mức tiêu hao của sản phẩm thì người quản lý vật tư thực hiện xuất kho nguyên vật liệu 1 lần theo đơn đặt hàng. Nếu trong kho không đủ số nguyên vật liệu theo định mức thì sẽ tiến hành theo nhiều lần khi nào đủ thì thôi.Cuối tháng, thủ kho đối chiếu tổng số đã xuất trong tháng và thủ kho ghi vào cột “thực xuất” trên “ phiếu xuất kho”, sau đó vào sổ kho. Căn cứ vào chứng từ xuất kho do người quản lý vật tư chuyển đến kế toán ghi vào “bảng kê chi tiết vật liệu xuất dùng” theo từng loại. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Giá nguyên vật liệu xuất kho được áp dụng theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. áp dụng theo công thức sau: Giá đơn vị BQ = Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập Lượng thực tế vật liệu tồn sau mỗi lần nhập Căn cứ vào số thủ kho thực xuất, kế toán lập chứng từ ghi sổ cho TK1541 theo định khoản Nợ TK 1541(chi tiết tổ sản xuất) Có TK 152 (chi tiết nguyên vật liệu) Căn cứ vào “ Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng” kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Biểu số 02: Đơnvị:Công ty TNHH Nhựa Composit việt á BM COM-QV-01-02 Ngày BH:01/09/2004 Lần BH:01 Mẫu số 02-VT Ban hành theo QĐ/1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Phiếu xuất kho Ngày 7 tháng 06 năm 2006 Số: XSX 182 Nợ: 621 Có: 1521 Họ tên người nhận hàng: Anh Thắng Bộ phận: Xưởng Composit Lý do xuất: Xuất vật tư sản xuất hộp công tơ 2/1 Xuất tại kho : Kho vật tư S T T Tên, nhãn hiệu,quy cách vật tư,sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (VNĐ) Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Nhựa Composit Kg 2.9 2.9 20.433 59.256 2 Nhựa PC Kg 0.029 0.029 37.303 1.097 3 Nhựa PS 125 Kg 0.032 0.032 13.500 432 4 Bạc renM5x10-Tịt Cái 7 7 241 1.687 5 Thanh đỡ Aptomat Cái 1 0 6 Cỗu đấu điện vào/ ra Cái 2 2 12.000 24.000 7 Trụ đỡ thanh Dinail Cái 2 0 8 Núm cao su Cái 2 0 9 Tai khóa Cái 1 1 338 338 10 Khoá hộp 1 công tơ 3 pha F8 Cái 1 1 5.414 5.414 11 Gông treo cột hộp 1 công tơ 3 pha F8 Cái 2 2 3.136 6.272 … ….. Cộng 1.237.861 Xuất, ngày 07 tháng 06 năm 2006 Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính xuất dùng trong tháng được tính vào giá thành sản phẩm, giá trị nguyên vật liệu tồn cuối tháng được tính vào chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng Biểu số 03: Bảng phẩn bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 6 năm 2006 (bảng trích) ĐVT: đồng STT Ghi có TK Đ.tượng sd Tài khoản 152 Tài khoản 153 HT TT HT TT I Tài khoản 1541 568.832.934 1 Hộp 1/1-01 209.765.214 2 Hộp 1/1-02 96.431.175 3 Hộp 2/1 89.516.785 4 Hộp 4/1-02 97.006.547 5 Hộp 1/3 F8 76.113.213 … ……….. ….. II TK627- Chi phí SXC 7.065.000 1 Tổ ép nhựa 1 2.567.500 2 Tổ ép nhựa 2 2.489.500 3 Tổ ép nhựa 3 2.509.700 4 Tổ lắp ráp 1 1.009.500 5 Tổ lắp ráp 2 998.500 III TK641- Chi phí BH … …………. …….. Tổng cộng 580.001.500 Đã ghi sổ cái ngày… tháng… năm 2006 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Lập, ngày… tháng … năm2004 Trưởng ban TC (ký, họ tên) Trên CTGS tài khoản 1541 tháng 6/2006, kế toán định khoản: Nợ TK 1541: 568.832.934 Có TK 1521: 568.832.934 Số liệu chi tiết nguyên vật liệu sử dụng cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 1541( Biểu 04). Sau khi lập chứng từ ghi sổ TK1541( Biểu 05) kế toán vào sổ cái TK1541( Biểu 06 ) Biểu số 04: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản 1541- Chi phí sản xuất chính Tháng 6 năm 2006 ĐVT: Đồng Diễn giải TKĐƯ Tổng cộng Ghi nợ các tài khoản… Hộp 1/1-01 Hộp 1/1-02 Hộp 2/1 … Dư đầu tháng 175.671.456 70.716.056 20.817.100 11.150.670 Phát sinh - NVL 152 568.832.934 209.765.214 96.431.175 89.516.785 - Lương 334 62.445.600 10.488.260 4.821.550 4.475.839 - BHXH 3383 2.497.824 419.530 192.862 179.033 - BHYT 3384 312.228 52.441 24.107 22.379 - KPCĐ 3382 1.248.912 209.765 96.431 89.516 - CP SXC 627 70.060.812 6.753.569 998.763 876.139 Cộng PS 705.398.310 227.688.779 102.564.888 95.159.691 Cộng dư, PS 881.069.766 298.404.835 123.381.988 106.310.361 Sản phẩm DD 150.872.215 49.712.600 0 507.561 Nhập kho TP 155 730.197.551 248.692.235 123.381.988 105.802.800 Số lượng(hộp) 540 173 95 85 Z đơn vị 1.437.527 1.289.356 1.237.861 Biểu 05 Công ty TNHH Nhựa Composit việt á Chứng từ ghi sổ tk 1541 Số…123 Ngày 31 tháng 06 năm 2006 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số liệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Nguyên vật liệu 1541 1521 568.832.934 Tiền lương CN sxtt 1541 334 62.445.600 Trích BHXH 1541 3383 2.497.824 Trích BHYT 1541 3384 312.228 Trích KPCĐ 1541 3382 1.248.912 Chi phí sản xuất chung 1541 627 70.060.812 Nhập kho thành phẩm 155 1541 730.197.551 Cộng 1.435.595.861 Kèm theo …. Bộ chứng từ gốc Biểu số 06: Sổ cái Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chính Số hiệu TK: 1541 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 31/6 Số dư đầu tháng 175.671.456 Nguyên vật liệu 152 568.832.934 Luơng CN trực tiếp 334 62.445.600 Trích BHXH 3383 2.497.824 Trích BHYT 3384 312.228 Trích KPCĐ 3382 1.248.912 Chi phí SXC 627 70.060.812 Nhập kho TP 155 730.197.551 Cộng phát sinh 705.398.310 Dư cuối tháng 150.872.215 2.2. Kế toán chi phí nhân công Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phân quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó việc tính toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian lao động, quản lý quỹ lương của Công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp được tập hợp vào TK1541 chi tiết cho từng sản phẩm của phân xưởng sản xuất. Kế toán phản ánh tình hình thanh toán tiền lương với công nhân qua TK 334 “ phải trả công nhân viên”, TK338.2 “Kinh phí công đoàn”, TK 338.3 “ Bảo hiểm xã hội”, TK 338.4 “Bảo hiểm y tế” Để hạch toán chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng các sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 1541, chứng từ ghi sổ TK1541, Sổ cái TK 1541 và TK 334 Công ty áp dụng hai hình thức trả lương: lương theo sản phẩm (đối với nhân viên trực tiếp) và lương theo thời gian (đối với nhân viên quản lý phân xưởng và khối cơ quan). Tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất được tính trên cơ sở đơn giá ngày công định mức và số công thực tế được hưởng. Đơn giá công thường ổn định. Công ty áp dụng hình thức trả lương này trong khoảng 6 tháng trừ khi có sự thay đổi về chế độ tiền lương của Nhà nước. Hàng ngày nhân viên thống kê tại phân xưởng theo dõi thời gian làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất và cuối tháng gửi “ Bảng chấm công” của từng tổ sản xuất cùng “ Báo cáo sản xuất phân xưởng” lên phòng tổ chức hành chính của Công ty. Tại phòng tổ chức hành chính, căn cứ vào “ Bảng chấm công” do các tổ sản xuất gửi lên và căn cứ vào mức lương cơ bản của từng bậc thợ để tính ra lương phải trả cho từng công nhân sản xuất trong tháng rồi lập “ Bảng thanh toán lương và BHXH” (Biểu 07 ) Tiền lương = Tiền lương + Tiền lương + Các khoản phụ 1 CNTTSX theo sản phẩm theo thời gian cấp khác (nếu có) Tiền lương sản phẩm = Đơn giá định mức một x Số ngày công của 1 công nhân ngày công sản xuất được hưởng Lương thời Hệ số lương được hưởng x mức lương cơ bản Số ngày gian của = x công được 1 CN 24 ngày công hưởng Bên cạnh lương sản phẩm và lương thời gian, công nhân trực tiếp sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp như: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ câp thâm niên…. Kế toán các khoản trích theo lương: Kế toán căn cứ vào “ Bảng thanh toán lương và BHXH” tổng tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp tại các tổ sản xuất là 62.445.600 đ. Kế toán định khoản Nợ TK 1541: 62.445.600 Có TK 334: 62.445.600 Căn cứ vào tiền lương cơ bản và lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất tại các tổ sản xuất kế toán tiến hành trích lập các khoản BHXH, BHYT, KHCĐ theo quy định và phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng là:4.058.964 đ. Trong đó: CKCĐ là 1.248.912 đ, BHXH là 2.497.824 đ, BHYT là 312.228 đ. Kế toán ghi: Nợ TK 154: 4.058.964 Có TK 338: 4.058.964 - 338.2: 1.248.912 -338.3 2.497.824 - 338.4 312.228 Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH lập chứng từ ghi sổ TK1541, TK334 và vào sổ cái các TK 1541, TK 334 Biểu 07: Bảng thanh toán tiền lương( Bảng trích) Tháng 6 năm 2006 Đơn vị tính: nghìn đồng Tổ ép nhựa số 1 stt Họ tên Bậc Hệ số Lương SP Lương TG TN Tổng K. khấu trừ Thực lĩnh Ký C T C T Tạm ứng BHXH BHYT 1 Nguyễn Văn Cường 4/6 1.28 19 665 7 118 100 883 300 32,671 550.329 2 Đỗ Đức Mạnh 5/6 2.01 31 1.395 3 87,937 1.482,937 500 54,868 928,069 3 Cao Văn Trí 6/6 2.73 30 1.350 0 1350 500 49,95 850 … …… Tổ lắp ráp số 1 stt Họ tên Bậc Hệ số Lương SP Lương TG TN Tổng K. khấu trừ Thực lĩnh Ký C T C T Tạm ứng BHXH BHYT 1 Bùi Văn Huy 4/6 1.28 29 1305 0 1305 300 48,285 956,715 2 Trần Minh Tú 5/6 2.01 33 1485 5 146 1631 500 60,347 1070,65 3 Ngô Văn Lâm 6/6 2.73 20 900 0 100 1000 500 37 463 … …… Biểu 08: Công ty TNHH Nhựa Composit việt á Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 06 năm 2006 Ghi có TK Đ.tượng sd TK334 TK3382 KPCĐ TK3383 BHXH TK 3384 BHYT Tổ ép nhựa 1 Hộp 1/1-01 5.250 .156 105.003,12 157.504 26.250 Hộp1/1-02 880.000 17.600 26.400 4.400 Hộp 2/1 2.356.890 47.137,8 70.706 117.844 …. Cộng Tổ ép nhựa 1 17.658.980 169.740,92 254.610 148.494,5 Tổ lắp ráp 2 Hộp 1/1-01 3.452.563 69.051 103.576 23.251 Hộp1/1-02 980.651.000 21.200 25.600 4.000 Hộp 2/1 2.156.389 41.365,8 68.576 100.855 …. Cộng tổ lắp ráp 2 15.689.320 131.617.8 197.752 128.106 …. Cộng 1541 62.445.600 1.248.912 2.497.824 312.228 TK627- CP QL 6.201.500 124.030 186.045 31.007,5 - 627- tổ ép 1 1.315.500 26.310 38.465 6.577,5 - 627- tổ lắp ráp 2 986.895 19.737,9 29.606 4.934,4 …. …. TK 641- CP BH … …. TK 642- CPQLDN …. … Cộng 120.359.456 2.417.891 5.231.239 456.986 Biểu số 9: Sổ chi tiết Tài khoản 1541 Tháng 6 năm 2006 ĐVT: Đồng Diễn giải TKĐƯ Tổng cộng Ghi có các TK1541… Hộp 1/1-01 Hộp 1/1-02 Hộp 2/1 … ……. …… …… - Lương 334 62.445.600 10.488.260 4.821.550 4.475.839 - BHXH 3383 2.497.824 419.530 192.862 179.033 - BHYT 3384 312.228 52.441 24.107 22.379 - KPCĐ 3382 1.248.912 209.765 96.431 89.516 Cộng PS 66.504.564 11.139.996 5.134.950 4.766.767 Dư cuối kỳ ….. 2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chí phí sản xuất chung tại phân xưởng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước và chi phí dịch vụ mua ngoài. Các khoản chi phí này chiếm khoảng 5% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo các tổ sản xuất và phản ánh trên TK 627 chi tiết từng tổ sản xuất: - TK627.1 Chi phí sản xuất chung tổ ép nhựa 1 - …. - TK 627.5 Chi phí sản xuất chung tổ lắp ráp số 2 Cuối kỳ chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo cùng một tiêu thức là tỷ lệ với số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm như sau: Tổng chi phí SXC phát sinh tại tổ XS trong kỳ Số Spi hoàn Chi phí SXC = x thành nhập tính cho SP i Tổng số sản phẩm hoàn thành kho nhập kho Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng các bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, sổ chi tiết TK 627, chứng từ ghi sổ soTK627, sổ cái TK 627 2.3.1. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất, khoản phụ cấp, trự cấp, trách nhiệm và các khoản trích theo lương. Lương nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo hình thức thời gian ( giống như công nhân trực tiếp sản xuất) Trên bảng phẩn bổ lương và BHXH tháng 6 năm 2006 của Công ty, tiền lương thực tế của nhân viên quản lý phân xưởng là 6.201.500 đ, kế toán định khoản: Nợ TK 627: 6.201.500 Có TK 334: 6.201.500 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng là: 341082,5đ, trong đó: KPCĐ 124.030 là đ, BHXH là 186.045 đ, BHYT là 31.007,5 đ, kế toán định khoản: Nợ TK: 627: 341.082,5 Có TK 338: 341.082,5 - 338.2 124.030 -338.3 186.045 -338.4 31.007,5 Các số liệu chi tiết chi phí từng phân xưởng được theo dõi trên sổ chi tiết TK 627. Cuối tháng, kế lập chứng từ ghi sổ TK 627 và TK 334 rồi vào sổ cái TK 627 , TK334. 2.3.2. Chi phí nguyên vật liệu cho quản lý phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu cho quản lý phân xưởng là các khoản chi phí mua sắm phục vụ cho quá trình sản xuất như dầu mỡ, keo…Phương pháp tính giá cho các nguyên vật liệu này cũng là phương pháp gía thực tế xuất kho. Cuối tháng, kế toán phản ánh các khoản chi phí vật liệu này vào “ Bảng phân bổ chi phí nguyên liệu và công cụ dụng cụ” (biểu 3) Nợ TK627: 7.065.000 Có TK152: 7.065.000 Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên liệu cho quản lý phân xưởng, kế tóan ghi sổ chi tiết TK 627, lập chứng từ ghi sổ TK 627 và sổ cái TK627 2.3.3.Chí phí khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định là máy móc thiết bị, nhà xưởng… Kế toán theo tình hình hạch toán khấu hao TSCĐ của Công ty trên TK214, TK627. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và có công thức sau: Nguyên giá TSCĐ 1 Mức khấu hao = x TSCĐ tháng Thời gian sử dụng 12 Cuối tháng căn cứ vào Bảng phân bổ khấu hao ( biểu 09) kế toán lập chứng từ ghi sổ TK627 theo định khoản Nợ TK 627: 157.000.000 Có TK 214: 157.000.000 Biểu số 10: Công ty TNHH Nhựa Composit việt á bảng phân bổ khấu hao tscđ tháng 6 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng STT Đối tượng sử dụng Tỷ lệ Nguyên giá Mức khấu hao Ghi chú I Tk627- sxc 157.000.000 1 Tổ ép nhựa số 1 32.000.000 2 Tổ ép nhựa số 2 28.586.000 3 Tổ ép nhựa số 3 30.000.000 4 Tổ lắp ráp số 1 25.567.000 5 Tổ lắp ráp số 2 40.847.000 II TK642- QLDN 26.000.000 Cộng 183.000.000 Đã ghi sổ cái ngày….. Lập, ngày…. tháng… năm 2006 2.3.4. Chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền của Công ty là các khoản chi tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, chi tiếp khách, tiền thưởng, các phí mua ngoài cần thiết khác. Các chi phí này được tập hợp trên TK627. Biểu số 11: Kế toán tập hợp các hoá đơn chứng từ có liên quan và lập chứng từ ghi sổ cho TK 627( Biểu số 11) theo định khoản: Nợ TK 627: 9.956.231 Có TK 331: 9.956.231 Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh ở từng tổ sản xuất, kết chuyển sang TK 154( chi tiết từng tổ sản xuất), để tính gía thành sản phẩm hoàn thành: -Nợ TK 1541 Tổ ép nhựa số 1 38.847.357 Có TK 627 Tổ ép nhựa số1 38.847.357 - Nợ TK 1541 Tổ lắp ráp 2 45.285.246 Có TK 627 Tổ lắp ráp 2 45.285.246 Căn cứ vào bảng báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo công thức: Tổng chi phí SXC Số lượng sản Chi phí SXC Phát sinh tại tổ sản xuất phẩm i = x hoàn thành tính cho SPi Tổng số sản phẩm hoàn thành nhập kho nhập kho của tổ sản xuất Trong tháng 6 năm 2006, tổ lắp ráp 2 hoàn thành nhập kho là 200 hộp , trong đó: Hộp 1/1-01 là 71 hộp Hộp 1/1-02 là 25 hộp Hộp 2/1 là 31 hộp …. Do đó chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm tại tổ lắp ráp 2 là: - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho hộp 1/1-01 là: 16.076.262.(đ) - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho hộp 1/1-02 là: 5.660.655 (đ) - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho hộp 2/1 là: 7.019.213 (đ) Các tổ sản xuất khác cũng phân bổ chi phí sản xuất chung tương tự Biểu số 12: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Tổ ép nhựa số 1 STT Diễn giải Số sản phẩm hoàn thành Phân bổ CPSXC 1. Hộp 1/1-01 71 16.076.262 2. Hộp 1/1-02 25 5.660.655 3. Hộp 2/1 31 7.019.213 ….. ……………… ……………. ………. Cộng 200 45.285.246 Biểu số 13: Sổ chi tiết tài khoản 627 Tháng 6 năm 2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Tổng số Ghi Nợ TK Tổ ép nhựa 1 Tổ lắp ráp 2 …. Bảng PB Nguyên vật liệu 152 7.065.000 2.567.500 998.500 Bảng PB Tiền lương 334 6.201.500 1.315.500. 986.895 Bảng PB BHXH 3383 68.071 38.465 29.606 Bảng PB KPCĐ 338.2 46.047,9 26.310 19.737,9 Bảng PB BHYT 338.4 11.511,9 6.577,5 4.934,4 Bảng PB CP mua ngoài 331 9.956.231 2.893.000 2.398.561 Bảng PB Chi phí KHTSCĐ 214 157.000.000 32.000.000 40.847.000 Cộng phát sinh 180.348.378 38.847.357 45.285.246 Biểu số 14: Công ty TNHH Nhựa Composit việt á Chứng từ ghi sổ TK 627 Tháng 6 năm 2006 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có Nguyên vật liệu 627 152 7.065.000 Tiền lương nhân viên 627 334 6.201.500 Trích BHXH 627 338.3 68.071 Trích BHYT 627 338.4 46.047,9 Trích KPCĐ 627 338.2 11.511,9 Chi phí dịch vụ mua ngoài, điện nước 627 331 9.956.231 Chi phí khấu hao TSCĐ 627 214 157.000.000 Cộng 180.348.378 Biểu số 15: Công ty TNHH Nhựa Composit việt á Sổ cái TK 627 - Chi phí sản xuất chung ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có ……………….. ………….. …………. Nguyên vật liệu 152 7.065.000 Tiền lương 334 6.201.500 BHXH 3383 68.071 KPCĐ 338.2 46.047,9 BHYT 338.4 11.511,9 CP mua ngoài 331 9.956.231 Chi phí KHTSCĐ 214 157.000.000 K/c chi phí SXC 154 180.348.378 Cộng phát sinh 154 180.348.378 180.348.378 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Biểu số 16: Công ty TNHH Nhựa Composit việt á Sổ Cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh ĐVT: Đồng CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 175.671.456 K.c chi phí NVLTT 621 568.832.934 K.c CF NCTT 622 62.445.600 K.c chi phí sản xuất chung 627 70.060.812 K.c giá thành sp hộp 1/1-01 vào kết quả kinh doanh 911 248.692.235 Cộng phát sinh 705.398.310 248.692.235 Dư cuối kỳ 456.706.075 Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng 2.4. Kế toán giá trị sản phẩm dở dang tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á Công ty xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp định mức. Để đánh giá giá trị sản phẩm dở dang kế toán căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang cùng đơn giá định mức của sản phẩm dở dang đó và chi phí nguyên vật liệu chính còn lại cuối tháng và đơn giá định mức từng loại. Giá trị sản phẩm dở dang của Công ty chính là giá trị nguyên vật liệu chính đã xuất dùng nhưng chưa hết còn tồn lại được xác định vào giá trị dở dang. Mặt khác Công ty thực hiên sản xuất theo đơn đặt hàng chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn. Vậy nên giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng chính là số lượng nguyên vật liệu còn tồn và được xác định theo công thức: Chi phí SPDD từng loại SP = Giá trị SPDD + Chi phí NVL C còn tồn lại Trong đó: Giá trị SPDD = Số lượng SPDD x Đơn giá định mức SPDD Chi phí NVLC còn tồn lại = S ( Số lượng từng loại NVL x Đơn giá định mức NVL) Biểu số 17: Bảng tính chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng Tháng 6 năm 2006 Đơn vị tính: đồng STT Nội dung Tên NVL SL Đơn giá Thành tiền 1 Hộp 1/1-01 Nhựa composit 5.0 21.000 110.000 Long đenM5 4 1.00 6.000 Vách ngăn 2 4.00 8.000 …. Tổng 49.712.600 2 Hộp 2/1 Nhựa PC 1 37.303 37.303 Đai inox 5 4.800 24.000 Vít M3x30 4 540 2.160 Nhựa PS 6.3 13.500 85.050 ….. Tổng 507.561 ….. ….. Cộng tổng 150.872.215 49.712.600 0 507.561 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm như đã nêu ở trên, cuối tháng, sau khi đã tập hợp đầy đủ thông tin về chi phí phát sinh trên sổ chi tiết tài khoản 1541 kế toán tiến hành tính tổng giá thành từng sản phẩm và giá thành đơn vị của sản phẩm đó. Công ty áp dụng công thức tính giá thành: Tổng giá thành = CPDD SPi + CP Spi t.tế - CPDD SPi SPi nhập kho đầu kỳ phát sinh cuối tháng Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phâm i nhập kho sản phẩm i Tổng số sản phẩm i nhập kho Vậy với các thông tin đã đưa ra kế toán tiến hành tính giá thành của các sản phẩm, ví dụ tính giá thành của Hộp công tơ1/1-01: Chi phí dở dang đầu tháng: 70.716.056 đ Tổng chi phí phát sinh trong tháng: 227.688.779 đ Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng: 49.712.600 đ Số lượng sản phâm nhập kho:173 (hộp) Kế toán tính giá thành sản phẩm Hộp công tơ 1/1-01 Tổng Z nhập kho = 70.716.056 + 227.688.779 - 49.712.600 = 248.692.235 (đ) Giá thành đơn vị SP hộp 1/1-01: 248.692.235 = = 1.437.527 (đ) 173 Tương tự như vậy kế toán tính giá thành nhập kho và tính giá thành đơn vị các sản phẩm còn lại theo biểu 13 Biểu số 18: Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành Tháng 06 năm 2006 STT Tên sản phẩm Tổng giá thành SL nhập kho Giá thành đơn vị 1 Hộp 1/1-01 248.692.235 173 1.437.527 2 Hộp 1/1/02 123.381.988 95 1.289.356 3 Hộp 2/1 105.802.800 85 1.237.861 …. Tổng 730.197.551 540 Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tnhh nhựa composit việt á I. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâm tại công ty tnhh nhựa composit việt á 1. Về Ưu điểm - Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong cơ chế thị trường, ra sức tăng cường quản lý kinh tế, quản lý sản xuất mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á, kế toán thực sự được coi là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý. Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, nắm vững các chính sách, chế độ kế toán cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình. - Hình thức kế toán Công ty sử dụng hiện nay là tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước ban hành. Việc lựa chọn hình thức "Chứng từ ghi sổ " trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động, đặc thù sản xuất của Công ty. Ngoài ra việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác. - Kế toán đơn vị sử dụng các bảng phân bổ như: Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ… Do đó đảm bảo cung cấp được thông tin kịp thời cho lãnh đạo Công ty. - Về chứng từ vận dụng: Công ty đã vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản theo quy định theo quy định hiện hành giúp cho việc hạch toán chính xác và sát thực tế. - Về hệ thống báo cáo: Các báo cáo tài chính được lập theo đúng quy định của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, Công ty đã xây dựng riêng cho mình hệ thống báo cáo nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý cụ thể và hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình tài chính của đơn vị. Thời gian lập và nộp báo cáo của các Công ty thành viên đươc Tổng Công ty quy định rõ là: báo cáo tháng nộp vào ngày 18 của tháng, báo cáo quý nộp vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý, và cuối năm tất cả Công ty thành viên và Tổng công ty đều lập Báo cáo tổng quyết toán. Ngoài ra tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á còn các báo cáo tuần. Các báo cáo này được nộp vào sáng thứ 2 đầu các tuần. - Về các phần hành kế toán: Các phần hành kế toán được thực hiện khoa học với sự phối hợp nhịp nhàng và tuân thủ đúng theo những quy định của Nhà nước về công tác kế toán - Về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Kế toán đã thực sự chú trọng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhập kho, coi đây như một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu. Cụ thể: + Công tác kế chi phí sản xuất tại Công ty được tiến hành thường xuyên. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được kế toán phản ánh đầy đủ, trung thực theo đúng quy định của Công ty cũng như của Nhà nước giúp cho việc tính giá thành được kipk thời và chính xác. + Kế toán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của Công ty. +Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phâm đối với công nhân trực tiếp và trả lương theo thời gian đối với nhân viên quản lý phân xưởng, đảm bảo công bằng khi gắn thu nhập của người lao động với kết quả thực tế của họ, khuyến khích người lao động có trách nhiệm hoàn thành công việc với chất lượng tốt nhất. Kế toán thực hiện đầy đủ việc trích lập các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp, trợ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại… đây là sự cố gắng rất lớn của ban lãnh đạo Công ty. + Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng tổ sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và yêu cầu của quản lý. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí tạo điều kiện cho việc kiểm tra kiểm soát chi phí và tăng cường trách nhiệm vật chất với từng tổ sản xuất đồng thời cung cấp các số liệu cần thiết cho việc tính giá thành đúng đắn. + Kế toán sử dụng các bảng phân bổ: Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ… đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo. + Sổ chi tiết TK1541 ngoài nội dung như quy định về biểu mẫu của Bộ tài chính còn có thêm các nội dung: “ giá trị sản phẩm dở dang”, “giá thành nhập kho”, “ số lượng sản phẩm nhập kho” và “ giá thành đơn vị” của từng sản phẩm. Với những nội dung được bổ sung thêm đã giúp kế toán theo dõi tốt hơn về tổng sản lượng và tổng giá thành nhập kho cũng như làm đơn giản nội dung “ Bảng tính giá thành sản phẩm của Công ty” Các phòng ban của Công ty có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo công tác quản lý chi phí sản xuất được tốt nhất. Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán đã làm cho khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ đi rất nhiều. Và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đựơc thực hiện nề nếp, khoa học, sổ sách chứng từ trung thực, rõ ràng và đầy đủ theo đúng quy chế hiện hành, cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời cho ban lãnh đạo. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó Công ty còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. 2. Những vấn đề hạn chế -Hệ thống tài khoản sử dụng hiện nay còn chưa phù hợp - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang chưa phản ánh đúng chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty. - Do xưởng sản xuất ở xa so với văn phòng Công ty điều đó ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu của kế toán là khó khăn và thiếu tính kịp thời. Làm cho kế toán phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho chưa kịp thời. - Phương pháp tính các khoản mục chi phí thuộc giá thành sản phẩm chưa thực sự phù hợp. - Kế toán không sử dụng thẻ tính giá thành theo khoản mục chi phí - Công tác kế toán hiện nay chủ yếu là kế toán tài chính mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị II. phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tnhh nhựa composit việt á 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức phức tạp, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất -giá thành sản phẩm nói riêng. Mặt khác, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là công cụ quan trọng của Công ty trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất, tăng cường quản trị doanh trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, để tồn tại các doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện không chỉ công tác kế toán mà còn cả công tác quản lý trong sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, chế độ kế toán do nhà nước ban hành là chung cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nên Công ty phải lựa chọn những mảng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Công ty mình để vận dụng cho phù hợp. Từ đó cũng đặt ra vấn đề phải hoàn thiện công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu nói trên, đòi hỏi công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á phải không ngừng từng bước hoàn thiện. 2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiên. - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí phải đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa Công ty với các cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và các sổ sách báo cáo kế toán. - Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất đặc thù của Công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa trên các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty, đồng thời phải chú ý đến vấn đề trang thiết bị, phương tiện tính toán hiện đại. - Việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm sản phẩm mỗi doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi và đạt hiệu quả cao. - Tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế một cách phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng. Kế toán là công cụ quản lý kinh tế khong chỉ của doanh nghiệp mà của cả Nhà nước, hoàn thiện công tác kế toán là hoàn thiện công cụ pháp lý do đó tất yếu phải tuân theo luật pháp. Nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Hơn thế nữa, các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thế giới công nhận và tuân theo, Việt Nam đang dần hoà nhập với nền kinh tế quốc tế thì việc tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế là điều phù hợp. Mặt khác nước ta đang hoàn thiện nốt quá trình hội nhập vào WTO thì điều này là hoàn toàn đúng đắn. - Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả về hoạt động kế toán tài chính của Công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh. - Việc hoàn thiện phải đảm bảo kết hợp được kế toán tài chính và kế toán quan trị tại Công ty. Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán, cả kế toán tài chinhs và kế toán quản trị đều làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Nếu chức năng của kế toán tài chính là thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin thì chức năng của kế toán quản trị là căn cứ vào thông tin do kế toán tài chính cung cấp để tổng hợp, phân tích lập báo biểu và thông đạt các số liệu tài chính cho ban giám đốc để đánh giá, lập kế hoạch và ra quyết định. Như vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị là rất cần thiết cho sự phát triển của mỗi Công ty trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 3. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á, em nhận thấy nhìn chung công tác này đã được thực hiện có nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của Công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Tuy nhiên, trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt á, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: 3.1 Về hệ thống sổ kế toán và hệ thống tài khoản Công ty sử dụng. 3.1.1 Về tài khoản sử dụng Để hạch toán các chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 1541 thay cho hai TK 621, TK622. Cuối kỳ mới kết chuyển chi phí sản xuất chung từ TK 627 chi tiết theo các tổ sản xuất vào TK1541 để tính tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Việc hạch toán như vậy sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra, quản lý hai khoản mục chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Vậy Công ty nên sử dụng hai TK này để hạch toán chi phí sản xuất. Cụ thể: - Khi xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuât: Nợ TK 621 ( chi tiết theo các tổ sản xuất) Có TK 152 - Khi tính ra chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương Nợ TK 622 Tổng tiền lương và các khoản trích theo lương Có TK 334 Tiền lương thực tế Có TK 338.2 Trích KPCĐ Có TK 338.3 Trích BHXH Có TK 338.4 Trích BHYT - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công sản xuất trực tiếp vào TK chi phí sản xuất chính để tính giá thành. Nợ TK 1541 –Tổng CF NVL, lương và các khoản trích theo lương Có TK 621 – Chi phí NVL trưc tiếp Có TK 622 – Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh tại các tổ sản xuất, kế toán chi tiết TK 627 theo các tổ sản xuất mà không chi tiết theo từng khoản mục chi phí phát sinh. Như vậy các khoản mục chi phí phát sinh không được phản ánh rõ ràng đầy đủ, gây khó khăn cho việc quản lý. Vậy nên, theo quy định về hệ thống tài khoản sử dụng của Bộ tài chính, Công ty nên chi tiết TK 627 theo các khoản mục chi phí phát sinh. Cụ thể: + TK 627.1 Chi phí nhân viên quản lý + TK 627.2 Chi phí nguyên vật liệu + TK 627.3 Chi phí dụng cụ sản xuất + TK 627.4 Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 627.7 Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 627.8 Chi phí điện nước phân bổ đến. 3.1.2. Về hệ thống sổ sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiêt TK1541 cần đơn giản hoá nội dung. Do các khoản trích theo lương công nhân trực tiếp sản xuất đã được phán ánh chi tiêt trên “ Bảng phân bổ lương và BHXH” nên sổ này không cần phản ánh nội dung này. - Để tính giá thành sản phẩm hoàn thành, kế toán nên làm theo thẻ tính giá thành theo khoản mục, mỗi sản phẩm mở một thẻ theo biểu mẫu sau: thẻ tính giá thành sản phẩm Tên sản phẩm:……….. Tổ sản xuất:………….. Khoản mục chi phí Dư ĐK Phát sinh trong kỳ Dư CK Tổng giá thành Khối lượng Giá thành ĐV Chi phí NVLTT Chi phí NCTT - Chi phí SXC Chi phí NVQL Chi phí vật liệu Chi phí KHTSCĐ CP DV mua ngoài CP điện nước Pbổ Tổng cộng 3.2 Hoàn thiện nội dung và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Nhằm đánh giá đúng giá trị sản phẩm dở dang, kế toán cần xác định đúng nội dung sản phẩm dở dang: là những sản phẩm chưa kế thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quy trình chế biến. Chi phí sản phẩm dở dang của Công ty gồm hai yếu tố: giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng và chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp còn tồn cuối tháng. Cách tính này không đúng với giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng của Công ty và khiến cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho không chính xác. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu tồn cuối kỳ trong chi phí sản phẩm dở dang lại đựơc Công ty hạch toán theo giá hạch toán trong khi xuất kho lại được tính theo giá thực tế đích danh. Do đó, xí nghiệp nên trừ ngay giá trị vật tư tồn cuối kỳ ở khâu tính giá trị thực tế nguyên vật liệu chính thực dùng, không nên để đến cuối kỳ tính giá trị này vào chi phí sản phẩm dở dang. 3.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp tính các khoản mục chi phí thuộc giá thành sản phẩm. 3.3.1 Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. Kết thúc quá trình sản xuất, các nguyên vật liệu này sẽ được chuyển đổi thành sản phẩm hoàn thành của Công ty. Trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm của Công ty, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn do đó đòi hỏi kế toán phải tính đúng tính đủ, phản ánh chính xác giá trị thực tế tiêu hao của khoản chi phi này. Hiện nay Công ty đưa toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất kho vào chi phí sản xuất trong kỳ, giá trị xuất dùng không hết còn lại cuối kỳ được đưa vào chi phí sản phẩm dở dang. Theo em Công ty chỉ nên tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng và tính theo công thức: Giá trị NVL = Tổng giá trị NVL xuất - Giá trị NVL thực dùng cho sx chính trong kỳ nhập lại kho Giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ nên phản ánh vào bút toán nhập lại kho làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của kỳ: Nợ TK 152 ( chi tiết nguyên vật liệu) Có TK 621 ( chi tiết sản phẩm) Mặt khác, việc theo dõi hàng tồn kho cuối tháng mới đựơc kiểm kê một lần để tổng hợp toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng sau đó đối chiếu và chuyển số liệu cho kế toán. Như vậy nghiệp vụ xuất kho không được phán ánh thường xuyên kịp thời trên sổ sách kế toán nên không phát huy được ưu điểm của phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó, việc xuất kho nên đựơc phán ánh kịp thời, không để dồn công việc đến cuối tháng và giúp cho công tác quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ hơn. Theo quy định của Bộ tài chính, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho sản xuất. Nhưng hiện nay Công ty lại phản ánh cả chi phí nguyên vật liệu phụ như: đinh, keo dán, đá mài, dũa, nhãn mác….vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như vậy là chưa đúng quy định hiện hành, ảnh hưởng tới sự đánh giá của quản lý về chi phí nguyên vật liệu thực phát sinh trong kỳ. Vậy theo em chi phí về keo dính, đá mài, dũa, gang tay, nhãn mác… nên phản ánh vào chi phí sản xuất chung, TK 627.3-( chi phí dụng cụ sản xuất) tại tổ sản xuất. Khi đó, kế toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí bao bì, dụng cụ thực xuất như sau: Nợ TK 621( chi tiết tổ sản xuất) – Giá trị NVL chính xuất cho sx chính Nợ TK 627.3(chi tiết tổ sản xuất) – giá trị bao bì, DC xuất cho sx chính Có TK 152- Giá trị NVL chính và bao bì xuất cho SX chính. Cuối kỳ, các khoản chi phí bao bì, dụng cụ này được kết chuyển vào TK1541 để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Việc tách riêng hai khoản chi phí này giúp cho việc quản lý và đánh giá giá trị vật liệu trực tiếp thực tế tiêu hao được chính xác và đúng với quy định hơn. 3.3.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân. Khoản chi phí này chiếm một phần trong tổng chi phí sản xuất. Do đó việc tính đúng, tính đủ khoản chi phí này không những giúp Công ty xác định đúng giá thành sản phẩm mà còn là động lực thúc đẩy người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 3.3.3. Khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là tổng chi phí sản xuất phát sinh tại phân xưởng sản xuất ngoài hai khảon chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nhân công trực tiếp. Trong khoản mục chi phí sản xuất chung, tại Công ty với dây truyền công nghệ hiên tại thường xuyên phải đầu tư thêm dây truyền mới cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường vậy nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm phần lớn. Do đó, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định thích hợp sẽ giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác và tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm. Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp khâu hao theo đường thẳng với chi phí khấu hao các tháng bằng nhau trong khi sản lượng sản xuất của Công ty giữa các tháng trong năm lại có sự chênh lệch lớn vì lượng đặt hàng giữa các tháng là khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn chậm và làm cho khoản chi phí sản xuất của Công ty sẽ cao trong thời gian Công ty ít nhận được hợp đồng. Vậy nên Công ty nên lựa chọn một phương pháp khấu hao khác phù hợp với đặc điểm của Công ty hơn. Em xin đưa ra một biện pháp là tính khấu hao tài sản cố định theo tỉ lệ sản lượng sản xuất ra trong tháng. Phương pháp này vẫn dựa trên mức khấu hao phải trích của một năm nhưng mức khấu hao phải trích giữa các tháng là khác nhau. Cụ th Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ TSCĐ năm Thời gian dự tính sử dụng TSCĐ Mức khấu hao tính = Mức khấu hao TSCĐ năm Cho 1 đơn vị sản phẩm Tổng sản lượng dự kiến trong năm Mức khấu hao = Tổng số sản phẩm x Mức khấu hao tính cho trích hàng tháng sản xuất trong tháng 1 sản phẩm 3.4. áp dụng mô hình kế toán quản trị. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay viêc nắm bắt thời cơ để đưa ra các chiến lựơc kinh doanh nhanh chóng và phù hợp là viêc vô cùng quan trong. Để cung cấp đươc các thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho các cấp lãnh đạo thì việc thực hiên đồng thời cả công tác kế toán quản trị là đúng đắn. Bởi kế toán quản trị cung cấp hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin về từng phần hành chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, giải trình những nguyên nhân chênh lệch chi phí của Công ty. Hơn nữa việc áp dụng kế toán quản trị có một số ưu điêm như: Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi số liệu ghi chép của kế toán. Điều này làm cho công tác kế toán có thêm một tác dụng tích cực. Kế toán quản trị nhấn mạnh cung cấp số liệu cho quản trị nội bộ Kế toán quản trị không tuân thủ nguyên tác chung về áp dụng kế toán, không có tính pháp lệnh. Kế toán quản trị đặt trọng tâm vào tương lai nhiều hơn. Việc áp dụng kế toán quản trị vào công ty nên thực hiên ở các mặt sau: 3.4.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho Kế toán quản trị Nếu ở phương diện là kế toán tài chính thì có nhiều cách phân loại chi phí và giá thành khác nhau nhưng để phục vụ cho quản lý ra quyết định thì kế toán quản trị phân loại phân loại chi phí và giá thành như sau: *) Phân loại chi phí có ba loại chi phí sau: - Chi phí cố định: chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương, phụ cấp, trợ cấp. Chi phí cố định có đặc điểm là tổng chi phí cố định giữ nguyên khi sản lượng thay đổi nhưng định phí đơn vị lại thay đổi khi sản lượng thay đổi. - Chi phí biến đổi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lương nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí bằng tiền khác… Đặc điểm của chi phí biến đổi là tổng chi phí biến đổi sẽ thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi nhưng biến phí đơn vị lại không thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản xuất. - Chi phí hỗn hợp: chỉ có yếu tố chi phí thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung mới có đặc điểm hỗn hợp chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, tiền điện… Cách phân loại của kế toán quản trị giúp nhà quản lý phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, phân tích tình hình thực hiện tiết kiệm chi phí và có biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất đơn vị. *) Phân loại giá thành: có bốn loại giá thành: - Giá thành toàn bộ: gồm toàn bộ chi phí cố định, chi phí biến đổi thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Giá thành sản xuất theo biến phí: gồm các khoản chi phí sản xuất, cả biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp. Còn chi phí cố định được tính ngay vào chi phí thời kỳ mà không tính vào giá thành sản xuất. - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định. Nội dung của chỉ tiêu này gồm toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp, chi phí cố định phân bổ theo mức công suất hoạt động thực tế. Phần định phí hoạt động dưới mức công suất tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của kỳ. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm( gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Mỗi cách phân loại giá thành trên đây đều có tác dụng giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định quản trị như: quyết định ngắn hạn, dài hạn hay đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3.4.2. Hệ thống tài khoản chi tiết và sổ kế toán quản trị Trên cơ sở hệ thống kế toán tài chính Công ty cần xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết để thu thập, phân tích và cung cấp thông tin quản lý một cách hệ thống và khoa học. Ví dụ như TK621, TK622 và chi tiết cho từng sản phẩm: TK 621- Chi phí NVL chính sản phẩm hộp 1/1-01 của tổ 1 ……… Bên cạnh đó Công ty cần chi tiết tài khoản 627 thành các tài khoản cấp 2 như đã trình bầy. Sổ kế toán nên mở cho từng tổ sản xuất theo khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 3.4.3. Hệ thống báo cáo quản trị Báo cáo quản trị cung cấp thông tin tài chính và chi phí tài chính cho nhà quản lý có những quyết định đúng đắn về kế hoạch cũng như là công cụ quản lý nội bộ của Công ty. Việc xác định các loại báo cáo quản trị cần phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của Công ty. Các báo cáo quản trị : - Báo cáo chi tiết từng tổ sản xuất - Báo cáo chi tiết tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại từng tổ sản xuất - Báo cáo giá thành sản phẩm - Báo cáo chất lượng sản phẩm - Báo cáo sản lượng trong tháng - Báo cáo chi tiết sản phẩm dở dang tại các tổ sản xuất …. 3.4.4. áp dụng mô hình phân tích quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. áp dụng mô hình này vào Công ty chính là để phân tích điểm hoà vốn, phân tích sự biến động của lợi nhuận khi có sự thay đổi về chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá bán cũng như tổng hợp của các loại thay đổi này tác động này tới doanh thu của Công ty để từ đó làm căn cứ cho nhà quản trị ra quyết định ngắn hạn, dài hạn và định hướng hoạt động cho Công ty. 3.4.5. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung theo quản điểm chi phí của kế toán quản trị Theo các khái nịêm đã trình bày về các loại chi phí trong kế toán quản trị thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp luôn luôn là chi phí biến đổi, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí hỗn hợp. Chi phí sản xuất chung cần tách thành hai khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi theo phương pháp cực đại cực tiểu hoặc phương pháp bình phương nhỏ nhất. Chi phí sản xuất chung cố định cần đươc phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên mức công suất bình thường của máy móc sản xuất. - Nếu sản xuất thực tế cao hơn mức công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức chi phí thực tế phát sinh. Kế toán định khoản; Nợ TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 chi phí sản xuất chung cố định - Nếu sản xuất thực tế thấp hơn mức công suất bình thường của máy thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí không phân bổ mà được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng Nợ TKL 632- GVHB (CPSXC cố định không được phân bổ) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung biến đổi là khoản chi phí gián tiếp thay đổi theo sản lượng sản xuất và nó được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Kết luận Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay, vấn đề được quan tâm hàng đầu là làm thế nào để giảm giá thành sản xuất, có chính sách giá bán thích hợp để ngày càng mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận. Để đạt được điều đó, các nhà quản lý hiểu rằng quản lý quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng. Là một công cụ trong quá trình quản lý, kế toán giữ vai trò cần thiết, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời và hiệu quả. Là sinh viên được thực tập tại Công ty TNHH Nhựa COMPOSIT Việt á, trên cơ sở những kiến thức, phương pháp luận đã học ở nhà trường và trong quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, em đã đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty với mong muốn được góp phần vào việc củng cố và tăng cưởng công tác kế toán tập hợp CPNVL sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất trong Công ty. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thị Lời, đến các chị Phòng Tài chính - Kế toán và trong Công ty đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Mục lục trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0539.doc
Tài liệu liên quan