Giá trị sản lượng chỉ đạt 91% kế hoạch đề ra (thực hiện 1.163 tỷ đồng/kế hoạch 1.283 tỷ đồng),tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2 năm là 8.02%.Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch là do tại một số công trình do chủ đầu tư bàn giao mặt bằng,thiết kế chậm;điều kiện thi công khó khăn;địa chất công trình xấu không lường trước được như:thủy điện Nậm Chiến,Xeekaman 3.
- Doanh thu thực hiện 1.029 tỷ đồng/kế hoạch 1.216 tỷ đồng đạt 85% kế hoạch,nguyên nhân:
+ Sản lượng thực hiện không đạt kế hoạch đề ra.
+ Tại một số công trình do chưa có TDT,dự toán chi tiết được phê duyệt nên tỷ lệ thanh toán thấp như công trình thủy điện Xekaman3,hồ chứa nước Cửa Đạt.
+Một số công trình có điều kiện địa chất sai so với thiết kế,khối lượng phát sinh lớn ngoài dự toán nên vãn chưa được thanh toán như thủy điện Ba Hạ,công trình thủy điện Nậm Chiến,Tuyên Quang.
87 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án dầu tư tại công ty cổ phần sông Đà 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị tính: 1.000 đồng
TT
Năm dự án
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trực tiếp
Chi phí khấu hao, SC, BD, chi phí khác của máy
Tổng cộng VL+NC+M
Trực tiếp phí khác TT=1%(VL+ NC+M)
1
2008
379.806
478.614
858.420
8.584
2
2009
387.943
478.614
866.558
8.666
3
2010
379.689
500.369
880.058
8.801
4
2011
369.458
522.125
891.582
8.916
5
2012
369.458
565.635
935.093
9.351
Tổng cộng
1.886.353
2.545.358
4.431.711
44.317
Chi phí vay vốn lưu động
Dự kiến sẽ vay vốn lưu động giá trị 70% chi phí sản xuất trực tiếp, kỳ hạn 12 tháng, vòng quay vốn lưu động là 1,5 với mức lãi suất là 0,93%/tháng.
Bảng 2.16. Chi phí trả lãi vay vốn lưu động
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Năm dự án
Chi phí SX trực tiếp
Giá trị vốn vay lưu động
Mức lãi suất
Thành tiền
1
Năm 2008
379.806
265.864
7,60%
20.206
2
Năm 2009
387.943
271.560
7,60%
20.639
3
Năm 2010
379.689
265.782
7,60%
20.199
4
Năm 2011
369.458
258.621
7,60%
19.655
5
Năm 2012
369.458
258.621
7,60%
19.655
Tổng cộng
1.886.353
1.320.447
100.354
Chi phí quản lý của Công ty, Xí nghiệp và dự trù lãi lỗ của dự án
Chi phí quản lý của Công ty, chi phí quản lý của các Xí nghiệp, phân xưởng được tính % so với doanh thu, các chi phí được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.17. Tổng hợp chi phí và dự trù lãi lỗ của dự án
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Doanh thu
Thành phần chi phí
Tổng chi phí (không VAT)
Lợi nhuận trước thuế
Thuế thu nhập DN (28%)
Lợi nhuận ròng
Chi phí trực tiếp
Trực tiếp phí khác
Khấu hao
Sửa chữa lớn &SCTX
Chi phí khác của máy (bảo hiểm, nhà xưởng..)
Chi phí quản lý của CT, XN (5%DThu/năm)
Trả lãi vay vốn lưu động
Trả lãi vay trung hạn
1
1.388.134
379.806
8.584
435.104
21.755
21.755
55.525
20.206
208.850
1.151.585
236.549
66.234
170.315
2
1.417.877
387.943
8.666
435.104
21.755
21.755
56.715
20.639
167.080
1.119.657
298.220
83.502
214.718
3
1.387.707
379.689
8.801
435.104
43.510
21.755
55.508
20.199
125.310
1.089.876
297.830
83.393
214.438
4
1.350.315
369.458
8.916
435.104
65.266
21.755
54.013
19.655
83.540
1.057.706
292.609
81.930
210.678
5
1.452.315
369.458
9.351
435.104
108.776
21.755
58.093
19.655
41.770
1.063.962
388.353
108.739
279.614
TC
6.996.346
1.886.353
44.317
2.175.519
261.062
108.776
279.854
100.354
626.550
5.482.785
1.513.561
423.797
1.089.764
Tổng chi phí vận hành của dự án: 5.482,785 triệu đồng
Trong đó:
Chi phí trực tiếp của dự án : 1.886,353 triệu đồng.
Trực tiếp phí khác : 44,317 triệu đồng.
Khấu hao : 2.175,519 triệu đồng.
Sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên : 261,062 triệu đồng.
Chi phí khác của máy : 108,776 triệu đồng.
Chi phí quản lý của Công ty, Xí nghiệp : 279,854 triệu đồng.
Trả lãi vay vốn lưu động : 100,354 triệu đồng.
Trả lãi vay trung hạn : 626,550 triệu đồng.
*Kết quả tài chính của dự án
Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án qua chỉ tiêu hiện giá hiệu số thu chi NPV và chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR
Bảng 2.18. Bảng tính toán hiệu quả dự án theo chỉ tiêu NPV, IRR
ĐVT: 1.000 đồng
TT
Nội dung
Đ/vị
Tổng giá trị
0
1
2
3
4
5
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chi phí của dự án
103đ
5.906.582
2.175.519
782.715
768.054
738.165
704.533
737.597
1
Chi phí thiết bị
103đ
2.040.000
2.040.000
-
-
-
-
-
Thiết bị đầu tư mới
103đ
2.000.000
2.000.000
-
Chi phí vận chuyển, lắp đặt ban đầu
103đ
40.000
40.000
2
Chi phí khác
103đ
16.380
16.380
-
Chi phí lập dự án đầu tư
103đ
3.975
3.975
-
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
103đ
4.993
4.993
-
Chi phí giám sát, lắp đặt thiết bị
103đ
7.412
7.412
3
Lãi vay trong thời gian chờ vận chuyển, lắp đặt và chạy thử
103đ
16.320
16.320
4
Chi phí dự phòng (trượt giá...)
103đ
102.819
102.819
5
Chi phí trực tiếp (v/h dự án)
103đ
1.886.353
379.806
387.943
379.689
369.458
369.458
6
Trực tiếp phí khác (thí nghiệm, thông gió, chiếu sáng, bơm nước, vét bùn)
103đ
44.317
8.584
8.666
8.801
8.916
9.351
7
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy và thiết bị
103đ
261.062
21.755
21.755
43.510
65.266
108.776
8
Chi phí khác của máy và thiết bị (bảo hiểm, nhà xưởng, bảo quản máy...)
103đ
108.776
21.755
21.755
21.755
21.755
21.755
9
Chi phí quản lý chung của công ty, chi phí quản lý xí nghiệp, phân xưởng (5% doanh thu).
103đ
279.854
55.525
56.715
55.508
54.013
58.093
10
Chi phí trả lãi vay trong thời gian vận hành dự án.
103đ
626.550
208.850
167.080
125.310
83.540
41.770
11
Chi phí trả lãi vay vốn lưu động
103đ
100.354
20.206
20.639
20.199
19.655
19.655
12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
103đ
423.797
66.234
83.502
83.393
81.930
108.739
Doanh thu của dự án
103đ
6.996.346
1.388.134
1.417.877
1.387.707
1.350.315
1.452.315
1
DT từ công tác xúc đá nổ mìn hầm
103đ
6.894.346
1.388.134
1.417.877
1.387.707
1.350.315
1.350.315
7
DT từ công tác thanh lý thiết bị
103đ
102.000
102.000
Lãi suất đầu tư
%
12,00%
NGân lưu dòng (NCF sau thuế)
(2.175.519)
605.419
649.822
649.542
645.782
714.718
NPV
161.355
IRR
14,89%
Hệ số hiện tại dòng
1
0,89
0,80
0,71
0,64
0,57
Dòng thu hiện tại
5.039.702
0
1.239.405
1.130.323
987.742
858.149
824.082
Dòng chi hiện tại
4.878.346
2.175.519
698.852
612.288
525.411
447.743
418.532
NPV
161.355
-2.175.519
540.553
518.034
462.331
410.406
405.550
B/C
1,033
Tỷ số thu chi B/C = 1,033 >1.
Giá trị hiện tại thuần NPV: 161,355 triệu đồng >0
Hệ số thu hồi nội bộ IRR: 14,89%.> lãi suất tối thiểu chấp nhận được r = 12% ð Dự án đáng giá.
Đánh giá độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 3%:
Bảng 2.19. Bảng tính toán Shiệu quả dự án khi doanh thu giảm 3%
ĐVT: 1.000 đồng
TT
Nội dung
Đ/vị
Tổng giá trị
0
1
2
3
4
5
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chi phí của dự án
103đ
5.906.582
2.175.519
782.715
768.054
738.165
704.533
737.597
1
Chi phí thiết bị
103đ
2.040.000
2.040.000
-
-
-
-
-
Thiết bị đầu tư mới
103đ
2.000.000
2.000.000
-
Chi phí vận chuyển, lắp đặt ban đầu
103đ
40.000
40.000
2
Chi phí khác
103đ
16.380
16.380
-
Chi phí lập dự án đầu tư
103đ
3.975
3.975
-
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
103đ
4.993
4.993
-
Chi phí giám sát, lắp đặt thiết bị
103đ
7.412
7.412
3
Lãi vay trong thời gian chờ vận chuyển, lắp đặt và chạy thử
103đ
16.320
16.320
4
Chi phí dự phòng (trượt giá...)
103đ
102.819
102.819
5
Chi phí trực tiếp (v/h dự án)
103đ
1.886.353
379.806
387.943
379.689
369.458
369.458
6
Trực tiếp phí khác (thí nghiệm, thông gió, chiếu sáng, bơm nước, vét bùn)
103đ
44.317
8.584
8.666
8.801
8.916
9.351
7
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy và thiết bị
103đ
261.062
21.755
21.755
43.510
65.266
108.776
8
Chi phí khác của máy và thiết bị (bảo hiểm, nhà xưởng, bảo quản máy...)
103đ
108.776
21.755
21.755
21.755
21.755
21.755
9
Chi phí quản lý chung của công ty, chi phí quản lý xí nghiệp, phân xưởng (5% doanh thu).
103đ
279.854
55.525
56.715
55.508
54.013
58.093
10
Chi phí trả lãi vay trong thời gian vận hành dự án.
103đ
626.550
208.850
167.080
125.310
83.540
41.770
11
Chi phí trả lãi vay vốn lưu động
103đ
100.354
20.206
20.639
20.199
19.655
19.655
12
Thuế thu nhập doanh nghiệp
103đ
423.797
66.234
83.502
83.393
81.930
108.739
Doanh thu của dự án
103đ
6.786.456
1.346.490
1.375.340
1.346.076
1.309.805
1.408.745
1
DT từ công tác xúc đá nổ mìn hầm
103đ
6.687.516
1.346.490
1.375.340
1.346.076
1.309.805
1.309.805
7
DT từ công tác thanh lý thiết bị
103đ
98.940
98.940
Lãi suất đầu tư
%
12,00%
NGân lưu dòng (NCF sau thuế)
(2.175.519)
563.775
607.286
607.911
605.273
671.149
NPV
10.164
IRR
12,18%
Hệ số hiện tại dòng
1
0,89
0,80
0,71
0,64
0,57
Dòng thu hiện tại
4.888.511
0
1.202.223
1.096.413
958.110
832.405
799.360
Dòng chi hiện tại
4.878.346
2.175.519
698.852
612.288
525.411
447.743
418.532
NPV
10.164
-2.175.519
503.371
484.125
432.699
384.662
380.828
B/C
1,002
Tỷ số thu chi B/C = 1,002 >1.
Giá trị hiện tại thuần NPV: 10,164 triệu đồng >0
Hệ số thu hồi nội bộ IRR: 12,18%> lãi suất tối thiểu chấp nhận được r = 12% ð Dự án đáng giá.
Đánh giá hiệu quả của dự án qua chỉ số khả năng trả nợ
Bảng 2.20. Tỷ số khả năng trả nợ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Nội dung
1
2
3
4
5
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Lợi nhuận ròng (chưa bao gồm phần trả lãi vay tín dụng)
170.315
214.718
214.438
210.678
279.614
2
Lợi nhuận dùng để trả nợ bằng 85% lợi nhuận ròng
144.768
182.511
182.272
179.076
237.672
3
Khấu hao máy và thiết bị thi công
435.104
435.104
435.104
435.104
435.104
4
Chi phí trả lãi tín dụng
208.850
167.080
125.310
83.540
41.770
5
Nguồn tài chính dùng để trả nợ =2+3+4
788.722
784.694
742.686
697.720
714.546
6
Ngạch số trả nợ A
556.933
515.163
473.393
431.623
389.853
7
Tỷ số khả năng trả nợ
1,42
1,52
1,57
1,62
1,83
Tỷ số khả năng trả nợ trong các năm của dự án đều >1 nên dự án có độ an toàn cao.
Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao (Không xét đến giá trị theo thời gian của tiền)
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư là thời gian cần thiết để thu hồi lại toàn bộ số vốn đầu tư bỏ ra do giá trị dùng để hoàn vốn của dự án bù đắp (gồm lợi nhuận và khấu hao)
Bảng 2.21. Thời hạn thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Nội dung
Năm 0
1
2
3
4
5
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
1
Đầu tư của dự án
2.175.519
2
Lợi nhuận ròng
-
170.315
214.718
214.438
210.678
279.614
3
Khấu hao máy và thiết bị thi công
-
435.104
435.104
435.104
435.104
435.104
4
Lợi nhuận ròng và khấu hao
-
605.419
649.822
649.542
645.782
714.718
5
Lợi nhuận ròng và khấu hao trừ đi đầu tư
(2.175.519)
605.419
649.822
649.542
645.782
714.718
6
Cộng dồn dòng 5
(2.175.519)
(1.570.100)
(920.278)
(270.736)
375.046
1.089.764
Thời hạn thu hồi vốn của dự án là 3,42 năm
1.2.3. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10
1.2.3.1 Đánh giá về công tác lập dự án ” đầu tư mua 6 ô tô chở đá và 4 máy bơm phụ gia”
Qua phân tích” Dự án đầu tư mua 6 ô tô chở đá và 4 máy bơm phụ gia”, có thể thấy rằng đây là dự án đầu tư cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đầu tư của Tông Công ty Sông Đà. Nhìn chung, quy trình soạn thảo dự án này tuân thủ theo đúng quy trình lập dự án tại Công ty.Hầu hết các nội dung cần thiết đều được phân tích và trình bày khá rõ ràng, từ phân tích thị trường đến phân tích kỹ thuật và tài chính dự án. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản thể hiện hiêu quả dự án cũng được phân tích và tính toán cụ thể. Lịch trình thực hiện dự án cũng được sắp xếp khá rõ ràng và có tính đến cả chi phí sơ bộ cho từng giai đoạn cụ thể của dự án.
Tuy nhiên, công tác soạn thảo dự án vẫn còn tồn tại một số vấn đề, cụ thể:
Thứ nhất, trong phần phân tích khía cạnh tài chính dự án không đề cập đến độ an toàn về mặt tài chính của dự án, thể hiện ở một số mặt như: an toàn về nguồn vốn, khả năng thanh toán tài chính ngắn hạn .Đây là cơ sở quan trọng giúp chủ đầu tư và cơ quan thẩm định ra quyết định phê duyệt dự án.
Thứ hai, phần phân tích lợi ích kinh tế- xã hội của dự án chỉ nêu ra những đánh giá tác động của dự án mang tính định tính, gần như không có những tính toán cụ thể về mặt định lượng như: NVA, số việc làm tăng thêm khi dự án đi vào hoạt động, sự phân phối lại thu nhập của lao động làm việc cho dự án,..
1.2.3.2.Đánh giá chung về công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10
a.Những kết quả đạt được:
Công tác đầu tư cơ bản đã được triển khai đúng các quy trình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty. Tất cả các dự án đều có danh sách hồ sơ pháp lý của dự án. Các dự án đầu tư của Công ty đều đã ban hành quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án này góp phần vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung các dự án do Công ty soạn thảo và tiến hành thực hiện đầu tư trong thời gian gần đây bám sát với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp về khả năng về nhân lực, vốn,.. Thực tế cho thấy các dự án của Công ty đi vào hoạt động đem lai hiệu quả khá khả quan cả về mặt tài chính lẫn lợi ích kinh tế- xã hội. Công tác lập dự án của Công ty tuân theo đúng quy trình, tiêu chuẩn ISO 9000:2000 mà Công ty đang áp dụng. Tại Công ty đang áp dụng rất nhiều phương pháp lập dự án khác nhau và các phương pháp này đang được áp dụng khá linh hoạt cho từng dự án cụ thể, giúp cho chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi không ngừng được nâng cao.
-Về quy trình lập dự án tại công ty:
Công ty đã tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc quy trình lập một dự án xây dựng do Nhà nước và các bộ ngành liên quan đến đầu tư quy định. Điều này làm cho công ty tổ chức lập dự án một cách thống nhất hơn, hạn chế được các thiếu sót về phương án thi công, thời gian thi công, cũng như chi phí thi công cho công trình. Đồng thời nó tạo ra sự nhịp nhàng ổn định cho cán bộ công ty, giảm bớt sự lúng túng trước mỗi dự án khác nhau.
-Về phương pháp lập dự án:
Trong thời gian qua, công ty cũng đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp mà các công ty xây dựng thường hay sử dụng. Điều này cũng giúp cho công ty có thể đánh giá một cách khách quan hơn, toàn diện hơn trên nhiều phương diện, góc độ. Một số phương pháp quan trọng không thể thiếu cũng đã được cán bộ công ty sử dụng thành thạo và hiệu quả như: phương pháp dự báo, phương pháp đánh giá dự án trong trường hợp có rủi ro, Đây chính là cơ sở cho việc nâng cao độ an toàn cho quá trình thực hiện các dự án sau này.
- Về nội dung lập:
Trong thời gian qua, nội dung của các dự án được lập ra đều thể hiện tâm huyết và trình độ của các cán bộ lập dự án trong công ty. Đây cũng chính là điều được toàn thể ban lãnh đạo trong công ty quan tâm hàng đầu. Các dự án do công ty lập ra đều thể hiện được sự cần thiết phải đầu tư, những thuận lợi và khó khăn mà công ty có thể gặp phải, khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư có thể thu được sau khi thực hiện, Do có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật lành nghề, vì vậy nội dung phân tích kỹ thuật luôn là một nội dung đạt chất lượng tốt nhất trong các dự án mà công ty thực hiện. Đây chính là một sức hấp dẫn để các nhà đầu tư tìm đến công ty nhờ tư vấn lập dự án. Ngoài ra trong khi tiến hành lập dự án, việc cung cấp và xử lý các thông tin cũng đang được hoàn thiện dần về số lượng cũng như chất lượng.
-Về công tác tổ chức lập dự án:
Do ban quản lý dự án được tạo ra bằng cách lấy người từ nhiều phòng ban khác nhau. Vì vậy, có thể nói quá trình tổ chức lập dự án được công ty thực hiện khá hiệu quả, khai thác được thế mạnh của từng phòng ban riêng rẽ vào công việc chung của toàn công ty. Đồng thời góp phần tạo ra sự chuyên môn hóa và tập trung hóa trong công việc nhờ sự phân công công việc dựa trên khả năng của từng cán bộ. Điều này đã giúp công ty giảm bớt các chi phí cho công tác sonạ thảo, đẩy nhanh tiến độ lập, đồng thời tránh được sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận.
b.Một số vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong công tác lập dự án đầu tư tại Công ty:
Bên cạnh những kết quả đạt được khá khả quan, công tác lập dự án tại Sông Đà 10 còn có một số hạnh chế cần khắc phục.
- Tồn tại
Trong quá trình phát triển của mình, đi kèm với các thành tựu mà công ty gặt hái được, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, vưỡng mắc. Những điều này cần được khắc phục một cách cấp thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đi lên của công ty.
Thứ nhất, trong công tác tổ chức lập dự án: Cách thức tổ chức thu thập thông tin còn chưa hiệu quả. Thông tin phục vụ cho công tác lập dự án còn nghèo nàn về nguồn. Công ty mới chỉ căn cứ trên các sách báo và con số thống kê là chủ yếu. Chưa có độ đi sâu vào thực tế. Chính vì lý do này, mức độ chi tiết của thông tin thu thập được còn chưa thực sự chi tết. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích thông tin và loại bỏ, lựa chọn thông tin. Các phương tiện thu thập thông tin trong công ty còn thiếu thốn nhiều. Việc trang bị máy tính có nối mạng trong công ty chưa nhiều và phổ biến ở các phòng ban.
Bên cạnh đó, công tác soạn thảo đề cương còn chưa được chú trọng vào mức độ chi tiết, gây khó khăn cho việc triển khai soạn thảo chính thức sau này.
Một vấn đề nữa đó là, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thực sự chặt chẽ và nghiêm túc. Điều này gây cho công ty nhiều khó khăn trong việc thống nhất ý kiến trong suốt quá trình lập. Đồng thời, trong phân công công việc giữa các thành viên, còn chưa thực sự gắn công việc với trách nhiệm, và các hình thức kỷ luật còn chưa được áp dụng một cách nghiêm khắc. Chính điều này đã làm giảm tâm huyết của cán bộ với công việc chung.
Thứ hai, về quy trình lập: Do cán bộ công ty tuân thủ quá rập khuôn theo một quy trình chung thống nhất cũng dẫn tới nhiều hạn chế. Đó là làm giảm tính sáng tạo trong từng dự án cụ thể. Công ty cần phải có sự áp dụng các quy trình lập dự án khoa học, hiện đại, có sự điều chỉnh phù hợp trong các dự án cụ thể. Có vậy mới tạo ra được một thành tích vượt bậc cho công ty mình. Bên cạnh đó, trong quá trình lập, công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra của ban giám đốc nhiều khi chưa được chú trọng hợp lý. Đây cũng là một vấn đề công ty nên xem xét lại.
Thứ ba, trong nội dung lập: Có một số chỉ tiêu còn mang tính ước lượng nhiều hơn là phân tích dựa vào các số liệu cụ thể, đã làm giảm tính chính xác của các phương án được đưa ra. Điều này làm cho một số dự án công ty bị thẩm định là chưa đạt tiêu chuẩn, và khi thực hiện còn chưa hiệu quả. Các chỉ tiêu tính toán độ an toàn đôi khi còn chưa được thực hiện đầy đủ, làm tưng tính rủi ro cho dự án.
Thứ tư, trong phương pháp lập dự án: Dù đã sử dụng thành thạo một số phương pháp quan trọng. Song có một số phương pháp lập công ty còn chưa chú trọng sử dụng nhiều, ví dụ: trong tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án, công ty chưa sử dụng nhiều các phương pháp: So sánh, cộng chi phí,
Thứ năm, thời gian lập dự án: Mới chỉ có 75% dự án do công ty lập được đánh giá là đạt yêu cầu tiến độ lập. Một số dự án thời gian lập còn bị kéo dài.
Về chi phí lập, do nỗ lực đẩy nhanh tiến độ lập, vì vậy nhiều dự án do công ty lập ra thường có chi phí lập bị đội lên một khoản so với chi phí được duyệt.
-Nguyên nhân
+. Khách quan
- Do sự thay đổi về các chính sách pháp luật tác động tới dự án: Quy chế huy động vốn, sự thay đổi về chính sách lãi suất, quy định về cho thuê và sử dụng đất, quy chế về thuế, Đã làm cho công ty khó khăn trong việc áp dụng các thay đổi này vào quá trình lập.
- Do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước khác trông khu vực và trên thế giới. Dẫn tới công nghệ sử dụng cho công tác lập dự án còn hạn chế, không tránh khỏi các tụt hậu.
+Chủ quan
- Do bộ máy lập dự án của công ty còn thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp. Các cán bộ của công ty còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn.
- Do công tác phân công công việc còn nhiều điều bất hợp lý, gây chồng chéo trong thực hiện. Sự hợp tác làm việc giữâ các phòng ban còn hạn chế, gây khó khăn trong thống nhất ý kiến. Đồng thời phân công công việc còn chưa gắn với tinh thần trách nhiệm một cách rõ ràng.
- Khả năng, công nghệ thu thập thông tin của công ty còn hạn chế, thiéu nhạy bén. Độ ứng dụng công nghệ internet còn chưa cao.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới quá trình lập dự án tại công ty còn chưa tạo ra sức bật mạnh mẽ. Để có thể đưa công ty tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, công ty cần khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả đới với các hạn chế trên.
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 10
2.2.Kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty cổ phần Sông Đà 10 trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển chung đến năm 2015.
2.2.1. Định hướng phát triển chung của Công ty đến năm 2015
Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty xây lắp chuyên ngành mạnh,có tính chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực xây lắp truyền thống:xây dựng các công trình ngầm,khoan nổ mìn,khoan phun.Xây dựng công trình ngầm trong thành phố.
Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng:giảm dần tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp ,tăng tỷ trọng giá trị sán phẩm công nghiệp nhưng tỷ trọng giá trị sản phẩm xây lắp vẫn giữ giá trị chủ đạo.
Đầu tư và phát triển hợp tác trong lĩnh vực mới có tiềm năng:sản xuất kinh doanh điện thương phẩm;khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng;khai thác và chế biến khoáng sản;trồng cây công nghiệp;đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp,đo thị...
Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh,nâng cao uy tín chất lượng và thương hiệu Sông Đà 10 ở trong nước và khu vực.
2.2.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2009 và kế hoạch đầu tư các dự án của Công ty trong giai đoạn 2006-2010
2.2.2.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà 10 năm 2009:
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch năm 2009
I
TỔNG GIÁ TRỊ SXKD
106 đ
750.000
-
Quy ra USD
Triệu USD
46,88
-
Tốc độ tăng trưởng
%
10,65%
II
GIÁ TRỊ SXKD CHIA THEO CÁC LĨNH VỰC
1
Giá trị SXKD xây lắp
106 đ
650.000
-
Tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị SXKD
%
86,67%
2
Giá trị SXKD công nghiệp
106 đ
80.000
-
Tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị SXKD
%
10,67%
3
Giá trị SXKD khác
106 đ
20.000
-
Tỷ trọng chiếm trong tổng giá trị SXKD
%
2,67%
III
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
681.818
1
Doanh thu
106 đ
42,61
-
Quy ra USD
68.778
2
Lợi nhuận trước thuế
10,09%
3
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
10,09%
4
Vốn điều lệ
106 đ
140.000
5
Vốn chủ sở hữu
106 đ
418.645
-
Quy ra usd
26,16
6
Tổng tài sản
106 đ
793.636
-
Quy ra usd
49,60
7
Nộp nhà nước
106 đ
58.973
-
Quy ra usd
3,69
IV
LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP
-
Lao động bình quân
Thu nhập bình quân/tháng
Người 106 đ
3,100
4,00
V
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
-
Giá trị đầu tư
106 đ
293.000
-
Quy ra usd
18,31
Nguồn: kế hoạch sxkd 2009 và các biện pháp thực hiện( Công ty cổ phần Sông Đà 10, tháng 01/2009)
2.2.2.2. Kế hoạch đầu tư các dự án trong giai đoạn 2006-2010
Tập trung đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công để hoàn thành tốt các hợp đồng xây lắp.
Tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực mới có tiềm năng như:sản xuất kinh doanh điện thương phẩm, khai thác cà chế biến khoáng sản,xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đô thị,sản xuất vật liệu xây dựng,trồng cây công nghiệp...
*Các biện pháp thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty trong thời gian tới:
Biện pháp tổ chức phát triển doanh nghiệp
Sắp xếp,tổ chức và hoàn thiện bộ máy của công ty.Hoàn thiện các quy định,quy chế quản lý theo hướng phân cấp đảm bảo quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong hoạt động tài chính,đổi mới nâng cao hiệu quả SXKD.
Sắp xếp tổ chức và thành lập mới một số công ty con trên cơ sở của các xí nghiệp trực thuộc hoạt động trong lĩnh vực:Xây lắp và sản xuất công nghiệp...có đủ sức mạnh cạnh tranh và hoạt động trong và ngoài nước.
Biện pháp về thị trường:
- Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt đựơc thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi các dự án sản xuất đi vào hoạt động.
- Xây dựng và duy trì một cơ chế giá hợp lý, điều kiện thanh toán phù hợp, hiệu quả trên cơ sở phân tích tính tón một cách nghiêm túc, cập nhật liên tục thông tin để đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Xây dựng một chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà Công ty tham gia sản xuất kinh doanh, đồng thời củng cố, giữ vững thị phần truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các Tổng Công ty Sông Đa,Tổng Công ty điện lực,..
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Sông Đà 10, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu Công ty trên thị trường, khẳng định vị thế và uy tín của Công ty bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả cạnh tranh.
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài Tổng Công ty trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng thắng thầu và đầu tư những dự án lớn.
- Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm các hồ sơ đấu thầu quốc tế.
- Tiếp thị với các Chủ đầu tư trong nội bộ Tổng Công ty để nhận thi công các phần việc trong các dự án đầu tư của Tổng Công ty như: các dự án khu đo thị, các công trình thuỷ điện do Tổng Công ty làm chủ thầu( Thuỷ điện Sơn La, Nậm Chiến, Huội Quảng,..), các công việc vận tải và gia công cơ khí cho các đơn vị nội bộ Tổng Công ty.
- Đối với các công trình bên ngoài Tổng Công ty, thực hiện việc đấu thầu có chọn lọc và trọng điểm, phù hợp với năng lực và sở trường của từng đơn vị, không đấu thầu các công trình nhỏ lẻ, địa bàn phân tán hiệu quả không cao, giải quyết được ít việc làm cho cán bộ công nhân viên.
- Nắm vững các yêu cầu vật tư và phụ tùng thay thế của các đơn vị trong Tổng Công ty để có kế hoạch tiếp thị và cung ứng kịp thời.
* Biện pháp về đầu tư
-Về đầu tư nâng cao thiết bị thi công để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh:
Kiểm tra, xem xét ,đầu tư bổ sung đồng bộ dây chuyền thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.Dự kiến đến năm 2010 năng lực thi công của đơn vị đảm bảo đạt:
+ Khoan nổ hầm:1-1,2 triệu m3/năm
+ Khoan nổ hở:8-10 triệu m3/năm
+Đổ bê tông:0.3-0.5 triệu m3/năm
+Sản xuất đá dăm:0.3-0.5 triệu m3/năm
+Khoan phun:0.2-0.3 triệu md/năm
Đầu tư có chiều sâu để tăng cường năng lực gia công,sửa chữa thiết bị chuyên ngành và từng bước đảm nhiệm một phần công tác lắp đặ thiết bị cho các dự án điện và sản xuất công nghiệp.
-Về đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp
Tích cực tìm kiếm,lựa chọn các dự án đầu tư mới,có hiệu quả trong và ngoài nước để làm các thủ tục xin phép đầu tư và đưa ra kế hoạch chuẩn bị đầu tư của Công ty trong đó quan tâm tới các dự án khai thác và chế biến khoáng sản,sản xuất vật liệu xây dựng.
Hợp tác với các Tập đoàn kinh tế,các Tổng công ty để đầu tư,góp vốn vào các dự án:Khai khoáng mỏ sắt Thạch Khe,Mỏ booxit,Mỏ muối tại LÀO;Các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam và các dự án thủy điện tại Lào,các dự án nhiệt điện,Trồng cao su tại CAMPUCHIA,các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng,các dự án về sản xuất và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,đô thị...
Đẩy mạnh việc thi công các dự án đang thực hiện đầu tư,phát huy hiệu quả vốn đầu tư,nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp,phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản phẩm này chiếm khoảng 10% trong tổng giá trị SXKD của Công ty.
-Về đầu tư các dự án khu công nghiệp và đô thị:
Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đô thị tại khu công nghiệp YÊN PHONG II_Bắc Ninh với diện tích khoảng 87 ha.
-Biện pháp xây dựng và phát triển nguồn lực về tài chính:
Tăng cường tiềm lực tài chính của công ty bằng cách phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.Trong năm 2009,công ty dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ 117 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng.
Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng(ngân hàng nhà nước,Công ty tài chính,ngân hàng nước ngoài...)thông qua các Hợp đông tín dụng,Hợp đồng thỏa thuận hợp tác.
Huy động nguồn vốn từ CBCNV và các Nhà đầu tư khcs để thực hiện các dự án đầu tư mới,nhất là các dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Biện pháp đào tạo và phát triển nguồn lực con người
Tuyển dụng và đào tạo lực lượng lao động có chuyên ngành phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của đơn vị,hợp tác với các cơ sở đào tạo các ngành nghề đặc thù của đơn vị như khaoan hầm,khoan nổ...
Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trên lĩnh vực chuyển giao công nghệ,cử kĩ sư,công nhân có tay nghề đến học tập nâng cao trình độ ,ứng dụng khoa học kỹ thuật,công nghệ thi công phục vụ hoạt động SXKD của công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Xây dựng chính sách thu hút và giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và công nhân có tay nghề cao,đặc biệt chính sách đối với người lao động ở các công trình trọng điểm vùng sâu vùng xa.
Biện pháp ứng dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ trong công tác quản lý,điều hành và thiết kế thi công:
Đẩy mạnh nhanh việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý,điều hành doanh nghiệp trong công ty,công ty con và các đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu,ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong công tác thiết kế và thi công để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất nâng cao lợi nhuận của Công ty.Đặc biệt cần tập trung nghiên cứu công nghệ thi công hầm trong đất,hầm giao thông trong các đô thị lớn:thủ đô Hà Nội,TP Hồ Chí Minh và các đô thị ở ngoài nước.
2.2.2.3.Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 10:
*Một số giải pháp chung
Đầu tư nguồn nhân lực
Con người luôn là trung tâm củamọi hoạt động, là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một công việc. Để chất lượng dự án của công ty trong thời gian tới được cải thiện, công ty cần có kế hoạch đào tạo hơn nữa đội ngũ cán bộ lập dự án. Trong đó, cần nâng cao chuyên môn công tác tư vấn, kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, kỹ năng khai thác và trao đổi thông tin của các cán bộ thông qua các diễn đàn trên internet. Có vậy mới giảm chi phí, nâng cao chất lượng dự án được tạo ra. Trong thời gian vừa qua, với tình trạng chung của nước ta là ngành nghề tư vấn là ngành nghề mới, vì thế trình độ của các cán bộ nói chung trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để có thể nâng cao được trình độ nguồn nhân lực trong công ty, nhất là đội ngũ lập dự án, chúng ta cần quan tâm tới một số biện pháp sau:
- Cử cán bộ lập dự án tham gia các lớp, các khóa huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn về lập, thẩm định, đấu thầu đựa trên trình độ của từng người. Có thể cử một số cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Đây chính là lực lượng nòng cốt của công ty sau này. Đốivới một số cán bộ tư vấn kỹ thuật, dù trình độ đã có phần đảm bảo, song công ty có thể cho đi học hỏi các phương thức kỹ thuật mới để áp dụng trong những công trình sau này. Công ty cần dựa vào nhu cầu và tình hình hiện tại của công ty( thiếu cán bộ thuộc lĩnh vực nào và thiếu bao nhiêu) để có chính sách cắt cử đi học hợp lý.
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công ty cũng cần chú ý nâng cao khả năng tin học và ngoại ngữ cho cán bộ trong công ty, nhất là cán bộ lập dự án. Điều này sẽ giúp ích cho công ty rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi khách hàng cho công ty. Đồng thời tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau, giúp cho việc hoàn thành công tác lập dự án một cách hiệu quả nhất.
- Trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, công ty cần dựa vào nhu cầu và những thiếu hụt cần bổ sung, từ đó đưa ra nhu cầu tuyển dụng hợp lý, tránh thừa thãi. Ưu tiên tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Vì những đối tượng này khi vào công ty không phải đào tạo lại mà có thể thích nghi nhanh. Tuy nhiên, công ty cũng nên có chính sách tuyển dụng sinh viên mới ra trường thuộc các trường đại học như: Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Thủy lợi, ..vào làm việc. Đây là những đối tượng tuy chưa có kinh nghiệm thực tế, song lại có sự tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Họ là những người có khả năng áp dụng các phần mềm chuyên dụng như: Word, Exel, phần mềm Prọect, phần mềm dự toán, một cách thành thục nhất. Đồng thời lại có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cáhc nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả.Đây sẽ là cơn gió mới thổi vào họat động của công ty một sức sống mới.
- Có chính sách thưởng phạt hợp lý cho những cán bộ có sáng kiến mới trong quá trình hoạt động. Đồng thời công ty cũng cần có sự bố trí lao động phù hợp với cơ cấu của công ty, với chuyên môn cán bộ. Việc này sẽ tạo ra một sức mạnh đoàn kết nhất trí cao trong việc thực hiện công việc của dự án.
Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ công tác lập dự án
Máy móc là một bộ phận không thể thiếu, nó giúp các ý tưởng của con người thành hiện thực mà không phải tốn quá nhiều sức lực cơ bắp. Trong hoạt động lập dự án của công ty, máy móc cũng giúp cho công tác lập được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn.
- Công ty cần đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị thăm dò, khảo sát có chất lượng tốt. Có như vậy thì công tác khảo sát thăm dò mới không vấp phải các sai sót. Đồng thời thông tin cung cấp cho quá trình soạn thảo mới đạt độ chính xác cao. Trong những năm tới, nếu khả năng tài chính của công ty chưa cho phép, vì các máy móc này đều có giá thành rất cao, thì công ty có thể thực hiện thuê mua máy tại chỗ hoặc trực tiếp sản xuất phục vụ nhu cầu của mình.
- Công ty cũng cần khuyến khích đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Cần trang bị lại hệ thống máy tính có nối mạng internet và có thể sử dụng các phần mềm phục vụ công tác soạn thảo hiệu quả. Đây sẽ là biện pháp giúp củng cố lại các khâu phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật rất khả thi.
- Do vai trò quan trọng của thông tin, là nguyên liệu đầu vào cho quá trình lập dự án. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng thông tin của mình. Cụ thể, công ty cần có hệ thống cơ sở dữ liệu của riêng mình, phục vụ cho công tác lập dự án. Nó phải phản ánh được tình hình kinh tế xã hội từng vùng, từng ngành nghề; các định hướng chung và cụ thể của từng vùng và từng ngành khác nhau. Đồng thời cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án phải được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này đặt ra cho công ty trong việc xây dựng cho riêng mình một mạng lưới cung cấp thông tin đầy đủ và có tính xác thực cao.
Đầu tư nâng cao công tác quản lý, kiểm tra quá trình lập dự án
Quản lý chất lượng công trình xây dựng luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong đầu tư xây dựng công trình. Nếu tổ chức quản lý tốt thì có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy, chúng ta phải tập trung quản lý ngay từ khâu lập dự án. Trước hết là việc tổ chức phân công công việc một cách hợp lý, tận dụng tối đa khả năng của từng cán bộ, bộ phận để phát huy hiêu quả một cách tối đa nhất. Cần lập ra một ban chuyên trách kiểm tra và quản lý các nội dung cũng như cán bộ lập dự án, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa ba mục tiêu: nâng cao chất lượng lập, giảm chi phí và giảm thời gian. Bộ phận này phải am hiểu đầy đủ về quy trình cũng như cách thức tổ chức thực hiện công việc.
Khi kiểm tra chất lượng các dự án được lập, chúng ta cần phải tiến hành so sánh, đánh giá công trình được lập với các công trình khác, đồng thời so với các tiêu chuẩn chất lượng do Bộ xây dựng đưa ra để biết được hiệu quả của công trình đó đến đâu. Trong thời gian trước mắt, công ty nên áp dụng đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, để có một quy trình chuẩn, phân tách kiểm soát toàn bộ quá trình lập theo đúng chất lượn, tiến độ và phân định rõ ràng trách nhiệm của từng các nhân, bộ phận tham gia lập dự án. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra cho mình một bảng tiêu chuẩn riêng dựa trên các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, để đảm bảo không bị lạc hậu so với công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Công ty cũng cần kiểm tra, quản lý cả khía cạnh chi phí trong khi lập dự án. Tránh việc tính toán sai lệch, làm thất thoát lãng phí về mặt nhân lực cũng như tài chính trong quá trình lập và quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính.
Đi kèm với kiểm tra chất lượng và kiểm tra chi phí, công ty cũng cần kiểm tra cả tiến độ lập dự án. Đảm bảo sao cho quá trình lập dự án được thực hiện theo đúng hoặc sớm hơn đề cương được duyệt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Tuy nhiên, trong thực tế, để đảm bảo được tiến độ và chất lượng thì luôn luôn vướng phải một vấn đề, đó là chi phí sẽ bị đội lên một khoản nào đó. Mặc dù vậy, trong thi công một công trình xây dnựg, nên điều chỉnh chi phí tăng một cách hợp lý vừa phải, trong một giới hạn chấp nhận được, theo tầm quan trọng trong việc đánh đổi các mục tiêu cần đạt được.
Công ty cần tổ chức kiểm tra một cách thường xuyên đối với các dự án lớn, và kiểm tra định kỳ đối với các dự án vừa và nhỏ. Trong đó, tăng cường nhất là khâu kiểm tra nội bộ và kiểm tra chéo giữa các bộ phận, để làm giảm gánh nặng cho việc kiểm tra của ban giám đốc và bộ phận chuyên trách kiểm tra kỹ thuật trong công ty. Đồng thời đây là một trong những biện pháp nhằm làm giảm thời gian thẩm định của các cơ quan chuyên ngành đối với các dự án, giúp cho dự án nhanh chóng được đưa vào thi công.
Công ty cần có biên pháp gắn kết tráhc nhiệm cán bộ lập dự án với chất lượng của dự án. Đồng thời gắn kết trách nhiệm của công ty tư vấn với dự án, tránh hiện tượng làm xong là hết trách nhiệm.
2.2.2.4.Một số giải pháp cụ thể cho từng khâu, từng nội dung của lập dự án
*Hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án
Do trong thời gian qua, công tác tổ chức lập dự án tại công ty vẫn còn chứa đựng nhiều điều bất hợp lý, tổ chức lưa có tính khoa học. Vì vậy, hoàn thiện công tác này cũng là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án trong thời gian tới. Nó có vai trò như một loại dầu bôi trơn toàn bộ hệ thống lập, khiến cho hệ thống hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng và khoa học.
Ngay từ khi phân chia công việc cho các thành viên, công ty cần phải phân chia dựa trên năng lực chuyên môn và lĩnh vực hiểu biết của từng người mà đưa ra các bố trí hợp lý.
Công ty cũng phải biết gắn kết chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm với công việc. Tạo ra sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa đúng mức giữâ các thành viên và giữa các phòng ban trong công ty để cùng giải quyết vấn đề chung. Đồng thời đưa ra các chỉ tiêu và kết quả cần đạt được khi thực hiện công việc. Nhằm cho các cá nhân biết mục đích cần đạt được mà có hướng phấn đấu hợp lý. Điều này không phải là dễ thực hiện, vì mỗi cá nhân, mỗi phòng ban đều cómotj ý kiến riêng dựa trên hiểu biết và năng lực của mình. Chính vì thế có thể sẽ dẫn đến tăng chi phí và thời gian lập. Vì vậy công ty cần tạo ra một ê kíp làm việc thực sự hiệu quả, thông hiểu lẫn nhau nhận định theo cùng một hướng. Đây chính là yếu tố cơ bản tạo sự thành công cho công việc.
*Hoàn thiện quy trình lập dự án
Mặc dù đã thực hiện khá tốt theo đúng quy trình chung do BỘ xây dựng đưa ra. Nhưng trong thực tế, quy trình lập dựa án của công ty vẫn còn gặp nhiều vướng mắc: Cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu đồng bộ. Vì vậy, công ty cần căn cứ vào các loại dự án, quy mô từng dự án mà điều chỉnh quy trình cho phù hợp. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật không quá phức tạp, công ty nên bỏ qua một số bước trong quy trình như bỏ bớt và chỉ làm định kỳ với các khâu kiểm tra nội bộ và kiểm tra chéo. Đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công ty cần thực hiện đầy đủ, chi tiết rõ ràng đối với từng bước lập. Phải thực hiện trên nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau. Đồng thời phải có kiểm tra lại kết quả đạt được sau mỗi bước lập.
*Hoàn thiện khâu phân tích thị trường
Các dự báo về thị trường thực ra là các ước tính nhằm đưa ra các dự báo một cách chính xác nhất về các vấn đề cần thu thập. Ví dụ, khi xây dựng nhà ở để bán ra, công ty cần xác định nhu cầu của người dân trên thị trường để từ đó có sự chọn lựa quy mô hợp lý.
Trong thời gian tới, để thu thập thông tin về thị trường, công ty cần phải có một số phương pháp thực hiện kết hợp nhau, nhằm tạo ra một kết quả đồng bộ và đầy đủ, chính xác nhất. Công ty nên chú ý tới viêc phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng để lấy ý kiến, xác định lượng khách hàng tiềm năng cho công ty. Đồng thời cũng nên thu thập thông tin từ các báo, tạp chí, internet, để tránh tình trạng quá tốn kém khi phỏng vấn trực tiếp khách hàng.
*Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật từ trước tới nay luôn được đánh giá là khâu quan trọng bậc nhất trong các dự án về mặt xây dựng công trình dân dụng, giao thông vận tải. Nó là nội dung quyết định chất lượng lâu dài của công trình, đồng thời là cơ sở cho các tính toán về mặt tài chính của dự án. Từ trước tới nay, đây là khâu được coi là phân tích tốt nhất tại công ty. Tuy nhiên, để không bị lạc hậu trước trình độ ngày càng tiên tiến trên thế giới, công ty cũng cần chú ỹ để nội dung này luôn đạt được kết quả xuất sắc nhất.
- Công ty nên tăng cường số lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật cho phòng dự án đầu tư và cho ban quản lý dự án. Hiện nay, số cán bộ kỹ thuật trong công ty giỏi về lĩnh vực này vẫn chỉ dừng lại ở một con số khiêm tốn. Điều đó khiến cho các cán bộ này phải gánh giữ một trách nhiệm và gánh nặng quá lớn, dễ dẫn tới hiệu suất công việc không cao. Trong thời gian tới, công ty nên cắt cử và tạo điều kiện cho các cán bộ được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Ngoài ra công ty cũng cần có chính sách tuyển dụng thêm các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Có vậy trình độ kỹ thuật của công ty mới luôn được nâng cao, giữ vững vị thế là một trong những người đi đầu về kỹ thuật.
- Trong các nội dung kỹ thuật mà công ty phân tích, công ty cần chú trọng việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại thiết bị thi công đap ứng với nhu cầu công việ đặc thù có công suất cao, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng công trình sau này. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật hiện đại, mặc dù làm vậy chi phí cũng như vốn đầu tư cũng tăng lên, nhưng hiệu quả kinh tế và xã hội sẽ cao hơn nhiều. Tránh tình trạng sử dụng phương pháp kĩ thuật thô sơ, lạc hậu và đưa tới phải suy tu, bổ dưỡng sau một thời gian vận hành
- Công ty nên đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để chọn lựa. Khi đưa ra các phương án kỹ thuật, cán bộ công ty cần phải tính toán một cách cụ thể ảnh hưởng của các yếu tố khách quan có thể xẩy ra cho từng phương án. Từ đó, có đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục , phòng ngừa. Đây chính là một yếu tố làm tăng thêm uy tín cho công ty, tạo điều kiện công ty mở rộng thị phần, tăng cao lợi nhuận.
- Trong thời gian tới, công ty cũng cần tiến hành trang bị thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho công tác phân tích kỹ thuật. Cụ thể, công ty nên trang bị lại hệ thống máy tính đời mới có truy cập các chương trình phần mềm kỹ thuật như: autocard, vẽ kỹ thuật, các chương trình độ họa khác. Điều này sẽ làm giảm thời gian và công sức cho khâu phân tích kỹ thuật, góp phần giảm tiến độ dự án nói chung mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm yêu cầu.
* Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính
Trong thời gian qua, công ty đã tuyển dụng thêm một số cán bộ phục vụ cho khâu phân tích tài chính. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kâhu mà công ty có thế mạnh thực sự nổi trội. Vì vậy, đây cũng là một trong những vấn đề công ty cần lưu ý khắc phục trong thời gian tới.
- Công ty cần có chính sách tạo điều kiện cho các cán bộ lập dự án của công ty được tham gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ, các lớp bổ sung kiến thức mới. Tạo điều kiện cho họ tham gia các diễn đàn tài chính và diễn đàn doanh nghiệp trên mạng internet và các buổi thảo luận với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Đây chính là biện pháp tốt nhất học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia một cách hiệu quả nhất. Công ty cần cho các cán bộ phân tích tài chính đi học thêm các lớp nghiệp vụ về phần mềm dự án, phần mềm dự toán, để tiết kiệm thời gain lập đồng thời tăng tính hiệu quả cho dự án được lập ra. Ngoài ra, công ty cần chú ý tới công tác tuyển dụng, nhằm thu hút thêm các nhân lực có kiến thức hiện đại và tiên tiến. Công ty cso thể tuyển dụng nhân sự các trường như đại học Kinh tế quốc dân, đại học Tài chính, để bổ sung vào đội ngũ cán bộ soạn thảo của mình.
- Đối với các phương pháp phân tích tài chính một dự án, mặc dù hiện nay công ty đã sử dụng thành thạo một số phương pháp như suất đầu tư trên sản phẩm(khi tính tổng vốn đầu tư). Nhưng thời gain tới công ty cần áp dụng thêm một số phương pháp mới. Cụ thể, công ty có thể áp dụng phương pháp so sánh để tính toán tổng mức đầu tư, đồng thời để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của dự án so với các dự án khác trong quá trình tính toán và so sánh các phương án tài chính. Trong khi tính toán tổng mức đầu tư, công ty có thể áp dụng thêm một số phương pháp như: phương pháp cộng chi phí,
- Trong thời gian qua, công ty chưa tính đến việc phân tích dự án trong điều kiện có lạm phát và trượt giá. Tuy nhiên, trong thực tế đây lại là hai hiện tượng xảy ra rất thường xuyên và có những ảnh hưởng không phải là nhỏ tới các dự án. Những ảnh hưởng này có thể sau một thời gian mới thấy rõ. Mặc dù vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong hai tình huống trên là rất cần thiết. Nó nâng cao độ chính xác và tin cậy cho một dự án khi đưa vào thực tế. Đồng thời giúp chủ đầu tư biết và ứng phó kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Về các chỉ tiêu phân tích, trong thời gian qua công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu như: NPV< B/C, IRR. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để đảm bảo đầy đủ hiệu quả của công trình, công ty cần tính toán thêm một số chỉ tiêu khác như: Doanh thu tại điểm hòa vốn, điểm hòa vốn, thời gian hòa hốn, Bởi vì mỗi chỉ tiêu này đều có một ưu nhược điểm riêng, vì vậy cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên mới có thể đánh giá chính xác các kết quả tài chính.
Ngoài ra, trong tính toán các chỉ tiêu, công ty cũng nên tăng cường hơn nữa việc tính toán cẩn thận và đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh khả năng an toàn về tài chính của dự án đầu tư: An toàn về vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án (Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm bao gồm cả gốc lẫn lãi; Tỷ lệ vốn tự có/ tổng vốn đầu tư > 50% thì dự án được chấp nhận; Tỷ lệ vốn tự có/ vốn vay > 1 thì dự án được chấp nhận). Có tính toán đến các chỉ tiêu này, thì nhà đầu tư mới nhận thây s rõ được độ an toàn về tài chính của dự án, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
- Một vấn đề nữa mà công ty cần chú ý, đó là các thông tin tài chính phục vụ cho quá trình phân tích hiện nay mới chỉ thống kê và xử lý ở mức độ sơ sài. Điều này làm cho công tác phân tích tài chính rất khó khăn và chậm. Chính vì thế công ty cần thu thập và xử lý các thông tin này một cách chính xác và toàn diện, sâu sắc.
*Hoàn thiện khâu phân tích kinh tế xã hội
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt so với các dự án công nghiệp đơn thuần. Tuy nhiên, khâu phân tích kinh tế xã hội cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong xây dựng các công trình dân dụng, giao thông vận tải. Trong thời gian tới, công ty cần tính taón một cách đầy đủ các lợi ích mà một dự án đem lại cho xã hội. Để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về dự án trên góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế.
2.2.2.5.Kiến nghị
* Về phía nhà nước:
- Trong thời gian tới, nhà nước cần có chính sách khuyến khích hơn nữa tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tư vấn _ là một lĩnh vực được xem là khá mới mẻ với nước ta. Đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng ưu tiên một số doanh nghiệp thực hiện các công trình lớn, quan trọng.
- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp quy về lĩnh vực đầu tư dự án. Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết
- Hoàn thiện quy chế đấu thầu, thẩm định, lựa chọn tư vấn thêm phần minh bạch và công khai hơn.
* Về phía công ty
- Công ty cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực thực hiện lập dự án cả về chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ. Đồng thời chú trọng tới các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, .
- Hoạt động theo một mô hình chuẩn, theo các hệ thống chất lượng hiện đại.
KẾT LUẬN
Qua giai đoạn thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 10, được sự hướng dẫn của thầy giáo và sự chỉ bảo của các cô, chú, anh, chị trong phòng Kinh tế-kế hoạch em đã có được cơ hội học tập và rèn luyện trong môi trường làm việc thực tế. Nhờ đó em không chỉ ứng dụng được kiến thức đã học trong nhà trường mà còn tìm hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình tìm hiểu để hoàn thiện chuyên đề, em nhận thấy công tác đầu tư cơ bản đã được triển khai đúng các quy trình đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cũng như của Tổng Công ty. Tất cả các dự án đều có danh sách hồ sơ pháp lý của dự án. Các dự án đầu tư của Công ty đều đã ban hành quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án này góp phần vào thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được, kết quả đầu tư còn có nhiều hạn chế, cần khắc phục như: trình độ cán bộ làm công tác lập dự án chưa cao, nội dung công tác lập dự án chưa được hoàn thiện, thiếu vốn đầu tư cho dự án,.. Do vậy, trong nội dung chuyên đề bên cạnh những phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty, em đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty.
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đồng thời thời gian thực tập tại Công ty không được nhiều, nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được thầy bổ sung, góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “ Lập dự án đầu tư ” PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, NXB Thống kê -2007.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Sông Đà 10 giai đoạn 2005-2010.
Báo cáo của Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 10: Tình hình thực hiện và kế hoạch triển khai các dự án đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 10 giai đoạn 2006-2010.
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 và các biện pháp thực hiện ( Công ty cổ phần Sông Đà 10, tháng 01/2008).
Báo cáo đầu tư “” đầu tư mua 6 ô tô chở đá và 4 máy bơm phụ gia”
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2177.doc