Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: Tổng quan chung về trợ giá cho VTHKCC 3 I- Tổng quan về giao thông đô thị 3 1- Hệ thống giao thông đô thị và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội đô thị 3 2- Sự cấu thành của hệ thống giao thông đô thị 3 3- Vận tải hàng khách công cộng và vị trí của nó với phát triển đô thị 5 3.1. Một số khái niệm 5 3.2. Nhu cầu vận tải và sự tất yếu cảu việc phát triển VTHKCC 6 3.3. Đặc điểm khai thác kỹ thuật và vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong hệ thống VTHKCC 10 II- Tổng quan về trợ giá cho VTHKCC ở đô thị 12 1- Trợ giá và sự cần thiết phải trợ giá cho VTHKCC 12 2- Phương thức trợ giá 15 2.1. Các hình thức trợ giá 15 2.2. Các phương pháp tính toán trợ giá 19 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho VTHKCC 20 4- Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến mức trợ giá cho VTHKCC 25 Chương II: Thực trạng của công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 30 I-Tổng quan chung vÒ trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị - Hà 30Nội 1- Nguyên tắc hoạt động 30 2- Nhiệm vụ và quyền hạn 31 3- Cơ cấu tổ chức 32 4- Các mối quan hệ 33 II- Thực trạng hoạt động xe bus công cộng ở Hà Nội 35 1- Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống GTĐT - Hà Nội 35 2- Về mạng lưới tuyến xe bus 37 3- Về phương tiện xe bus Hà Nội 37 4- Về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe bus công cộng 38 5- Về công tác tổ chức quản lý và điều hành vận tải xe bus 40 6- Kết quả hoạt động của xe bus công cộng qua các năm 40 III- Tình hình trợ giá và quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 41 1- Các hình thức trợ giá đang được áp dụng 41 1.1. Trợ giá gián tiếp 41 1.2. Trợ giá trực tiếp 42 2- Phương pháp tính trợ giá 43 2.1. Phương pháp tính toán trợ giá và cách xác định tổng mức trợ giá 43 2.2. Tình hình trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus qua các năm 44 3- Công tác quản lý trợ giá 47 3.1. Kiểm tra về số lượng phục vụ 47 3.2. Nghiệm thu sản phẩm 50 3.3. Cấp phát trợ giá 51 Kết luận qua phân tích hiện trạng 52 Chương III: Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 54 I- Vai trò của quản lý trợ giá 54 1- Mục đích và yêu cầu của trợ giá 54 2- Vai trò của công tác quản lý trợ giá 55 II- Nội dung các phương pháp tính toán trợ giá 55 1- Tính trợ giá theo lượt hàng khách 55 2- Tính trợ giá theo số chuyến xe 56 3- Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy 56 4- Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi 57 5- Tính toán mức trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo lượt khách hàng về số chuyến xe chạy 57 6 - Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 60 III- Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá: 63 1- Trong công tác kiểm tra giám sát 63 1.1. Nội dung kiểm tra 63 1.2. Hình thức kiểm tra 64 2- Trong công tác nghiệm thu sản phẩm 68 2.1. Thiết kế các loại vé 69 2.2. Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC 74 2.3. Xét duyệt và cấp phát trợ giá 75 Kết luận và một số kiến nghị. 78

doc84 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kiểm tra quy chế bên B. - Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất phối hợp A= B. 3.3. Về cấp phát trợ giá Như đã trình bày, việc xác định tổng mức trợ giá cho các tuyến được tính toán theo phương pháp số chuyến lượt và có tính đến hệ số lợi dụng ghế xe. Căn cứ vào số chuyến lượt theo biểu đồ đã được duyệt và mức trợ giá cho một lượt trên tuyến để xác định tổng mức trợ giá cho tuyến Bên B sẽ được cấp 25- 30% trong tổng số tiền trợ giá ngay sau khi ký hợp đồng với bên A 50- 55% khối lượng trợ giá sẽ được tạm ứng thêm khi đã có sản phẩm VTHKCC, còn 20% tiền trợ giá sẽ giữ lại để thanh quyết toán vào quý I của năm sau. Khi thanh toán 20% tiền trợ giá còn lại phải căn cứ vào các văn bản nghiệm thu sản phẩm xe bus công cộng để có sự điều chỉnh phù hợp. Khi thanh toán số tiền trợ giá phải có mặt đại diện của Sở Giao thông công chính, Sở Tài chính vật giá, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị và doanh nghiệp thực hiện VTHKCC. Phải có biên bản họp liên ngành duyệt trợ giá xe bus và có chữ ký, đóng dấu của các bên tham gia. Một số kết luận qua phân tích hiện trạng Mặc dù những năm gần đây Nhà nước, thành phố đã hết sức quan tâm và có chính sách để hỗ trợ nhưng hiện tại xe bus công cộng ở Hà Nội vẫn đang là khâu yếu kém. Việc đi lại hàng ngày của người dân chủ yếu là bằng phương tiện cá nhân và đang phát triển với mức tăng trưởng cao, hiện tượng ách tắc giao thông ngày càng trở nên phổ biến, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường gia tăng, trật tự kỷ cương trong giao thông vận tải đô thị không được tôn trọng. Tình trạng trên diễn ra không hẳn chỉ do khâu VTHKCC yếu kém, nhưng nếu có một mạng lưới VTHKCC tốt bao trùm sẽ làm giảm một phần đáng kể những mặt trái của quá trình đô thị hoá. Qua phần hiện trạng ta có thể thấy VTHKCC ở Hà Nội có những tồn tại và hạn chế sau: a. Về hệ thống VTHKCC bằng xe bus. - Mạng lưới tuyến xe bus còn qúa mỏng và thiếu sự liên thông, xe bus mới chỉ thu hút được những người dân sống ở hai bên đường có tuyến đi qua. - Số lượng xe bus còn quá Ýt, chủng loại xe không phù hợp, chế độ bảo dưỡng sửa chữa chưa đạt tiêu chuẩn nên độ tin cậy không cao - Biểu đồ chạy xe như hiện nay chưa đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, thời gian mở tuyến ngắn, tốc độ chạy xe thấp, hệ thống nhà chờ điểm đỗ chưa được trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn b - Công tác quản lý trợ giá: b1. Về công tác quản lý các yếu tố đầu ra và đầu vào của VTHKCC bằng xe bus - Việc xác định chi phí như hiện nay còn nhiều phần chưa hợp lý bởi 75% phương tiện là xe cũ đã qua sử dụng trên 15 năm trong khi đó vẫn tính khấu hao như giá xe mới, ngoài ra việc xác định chi phí sửa chữa lớn cũng rất khó khăn bởi điều kiện thực tế của Việt Nam khác nhiều so với định ngạch của nước ngoài mà các doanh nghiệp đang áp dụng. - Doanh thu hiện nay chủ yếu căn cứ vào hệ số lợi dụng ghế xe (bởi đây là một hệ số biến động). Việc xác định hệ số lợi dụng ghế xe sẽ rất khó khăn nếu ý thức của lái xe trong việc sử dụng vé kém hoặc thiếu phương tiện hỗ trợ, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp định mức khách trung bình cho mỗi lượt xe hay nói cách khác là khoán doanh thu cho lái phụ xe. b2. Phương pháp tính toán trợ giá: Phương pháp tính toán trợ giá hiện nay như đã biết gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm sao xác định được hệ số ghế xe một cách chính xác, chính vì vậy đồng tiền trợ giá của ngân sách thành phố bị thất thoát và sử dụng sai mục đích. b3. Trong công tác kiểm tra giám sát và nghiệm thu sản phẩm để xác định mức trợ giá - Công tác kiểm tra giám sát trên tuyến là một hoạt động mang tính tức thời, trong khi đó biên chế hiện nay của đội kiểm tra giám sát lại quá Ýt (9 người) không có phương tiện hỗ trợ dẫn đến tình trạng chất lượng phục vụ của VTHKCC khó kiểm soát được. - Phương thức nghiệm thu, phương pháp xác định mức trợ giá và quản lý trợ giá cũng còn những tồn tại và sơ hở chưa phát huy được tính tích cực của trợ giá. CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỢ GIÁ CHO VTHKCC BẰNG XE BUS Ở HÀ NỘI I. Vai trò của công tác quản lý trợ giá 1. Mục đích và yêu cầu của trợ giá Trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus nhằm mục đích: - Tạo sức cạnh tranh của xe bus công cộng đối với các loại phương tiện cá nhân, thu hút người dân sử dụng phương tiện VTHKCC, giảm thiểu việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, giảm những thiệt hại do ô nhiễm môi trường, gây ra hạn chế tai nạn giao thông, lập lại trật tự kỷ cương giao thông đô thị. - Việc trợ giá nhằm đảm bảo lợi Ých tài chính cho các doanh nghiệp tham gia VTHKCC, kích thích các đơn vị thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vận chuyển hành khách công cộng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. - Từng bước tạo lòng tin và thói quen của người dân trong việc sử dụng phương tiện VTHKCC. Để những mục đích trên có thể đạt được, việc trợ giá cho VTHKCC phải đáp ứng được các yêu cầu: - Trợ giá phải đúng đối tượng để có các chính sách thích hợp (đối tượng được hưởng trợ giá trước hết là cán bộ công nhân viên đi làm, học sinh sinh viên đi học thường xuyên trên tuyến. - Phải có một mức giá vé hợp lý sao cho thu hút được hành khách (không quá 10% thu nhập bình quân dành cho việc sử dụng phương tiện VTHKCC), phù hợp với ngân sách của thành phố. - Việc tính toán mức trợ giá phải đảm bảo cho các đơn vị vận tải có thể kinh doanh bình thường và tối thiêủ phải bù đắp được chi phí vận hành. - Công tác quản lý trợ giá phải đảm bảo nâng cao được hiệu quả của việc trợ giá, phát huy được tính tích cực của trợ giá và tránh lãng phí cho ngân sách Nhà nước. 2. Vai trò của công tác quản lý trợ giá Trợ giá là một công việc cần thiết nhằm phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe bus. Nhưng chỉ trợ giá không thôi chưa đủ mà còn cần phải có công tác quản lý trợ giá. Thực hiện tốt công tác quản lý trợ giá sẽ đem lại những hiệu quả to lớn cho quá trình phát triển xe bus công cộng nói riêng và sự phát triển của xã hội trong quá trình đô thị hoá nói chung. Quản lý trợ giá sẽ giúp cho đồng tiền trợ giá được sử dụng một cách đúng mục đích, đúng đối tượng đem lại những lợi Ých kinh tế xã hội to lớn. Những mục đích và yêu cầu của công tác trợ giá chỉ có thể đạt được khi có được mô hình tốt trong công tác quản lý trợ giá. II. Nội dung các phương pháp tính trợ giá Như đã trình bày ở phần I, tính toán trợ giá có 5 phương pháp, bây giờ ta sẽ đi vào nội dung cụ thể của từng phương pháp. 1. Tính trợ giá theo lượt hành khách Mức trợ giá cho một hành khách được xác định trên cơ sở so sánh chênh lệch giữa giá đảm bảo kinh tế vơí giá vé quy định. Căn cứ vào số lượt hành khách đi xe (số vé bán ra) và mức trợ giá cho một hành khách để xác định tổng mức trợ giá. - Ưu điểm: Khuyến khích được các đơn vị vận tải tăng năng suất phương tiện, tích cực chạy xe trong giê cao điểm và các tuyến có đông khách để vận chuyển và như vậy sẽ nâng cao được lượng hành khách đi xe bus. - Nhược điểm: Dễ xảy ra trường hợp bỏ chuyến ở những giờ thấp điểm và các tuyến mới mở lượng hành khách Ýt, do đó biểu đồ chạy xe dễ bị phá vỡ. Trong trường hợp này khó đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Phương pháp này thường được áp dụng khi mạng lưới tuyến đã hoạt động mang tính ổn định và cơ quan quản lý Nhà nước có đủ điều kiện giám sát chất lượng phục vụ hành khách. 2. Tính trợ giá theo số chuyến xe Căn cứ vào số chuyến xe theo biểu đồ quy định và mức trợ giá cho 1 chuyến xe để xác định tổng mức trợ giá. - Ưu điểm: Số chuyến xe theo biểu đồ được đảmbảo theo quy định, dù là có Ýt khách xe vẫn chạy, như vậy chất lượng phục vụ hành khách được đảm bảo và khuyến khích các đơn vị VTHKCC mở tuyến mới. - Nhược điểm: Vì mức trợ giá không phụ thuộc vào số lượng hành khách trên 1 chuyến nên đơn vị vận tải sẽ Ýt hoặc không quan tâm đến việc tăng năng suất phương tiện nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện để tận thu cho Nhà nước. Phương pháp này thường được áp dụng tính toán trợ giá cho các tuyến mới, lượng hành khách chưa ổn định hoặc các tuyến có lượng hành khách đi lại Ýt nhưng rất quan trọng cần duy trì hoạt động của nã trong mạng. 3. Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy Theo cách tính này tiền trợ giá được chia làm 2 phần: + Trợ giá theo km xe chạy (tính theo mức khấu hao cơ bản trên 1 km xe chạy) để đưa vào quỹ tái đầu tư phương tiện. + Trợ giá tính theo lượt hành khách (tương tự như phương án tính theo lượt hành khách nhưng trong chi phí không có khấu hao cơ bản) phần này đơn vị vận tải được sử dụng để bù đắp chi phí và lợi Ých tài chính. - Ưu điểm : Việc tính trợ giá và quy định sử dụng tiền trợ giá theo phương pháp này có ưu điểm là Nhà nước sẽ quản lý đuực chỉ tiêu về lượt hành khách vận chuyển và tổng km xe chạy. Khuyến khích các đơn vị vận tải tăng năng suất phương tiện để vận chuyển được nhiều hành khách và chạy đủ số km theo định mức. Số tiền trợ giá đảm bảo duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và trong cả tương lai lâu dài vì luôn có phần tiền trợ giá để dành cho việc mua sắm phương tiện mới. - Nhược điểm: Việc theo dõi thống kê số km xe chạy đòi hỏi phải chính xác, tốn công sức, tránh trường hợp kéo dài km xe chạy mà không có hiệu quả, gây láng phí cho Nhà nước. 4. Tính trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo số lượt hành khách và số chuyến xe chạy. Căn cứ vào giá vé và giá đảm bảo kinh doanh ta xác định được mức trợ giá cho một hành khách và dựa vào tổng lượt hành khách định mức ta xác định được tổng mức trợ giá theo lượt hành khách. Từ tổng lượt hành khách định mức và tổng số chuyến xe theo biểu đồ quy định ta xác định được số lượt hành kách định mức bình quân cho 1 chuyến xe. Trên cơ sở lượt hành khách định mức bình quân cho 1 chuyến xe và mức trợ giá 1 lượt hành khách để xác định . Mức trợ giá cho 1 chuyến xe và với tổng số chuyến xe đã quy định theo biểu đồ ta tính được tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Với cách tính này tổng mức trợ giá theo lượt hành khách bằng tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Sự kết hợp được thể hiện ngay trong quá trình tính toán. Như vậy, đơn vị vận tải phải đảm bảo thực hiện đồng thời cả 2 chỉ tiêu về lượt hành khách và số chuyến xe thì mới được duyệt trợ giá theo định mức tính toán. - Ưu điểm: Khắc phục được nhược điểm của cả hai phương pháp tính trợ giá theo các chỉ tiêu riêng biệt, giúp cho công tác trợ giá được chặt chẽ, đảm bảo được chất lượng phục vụ hành khách theo chỉ tiêu đặt ra. - Nhược điểm: Việc khảo sát để đưa ra được một lượng hành khách định mức cho mỗi lượt xe là hết sức tốn kém và mất nhiều thời gian. Nếu đưa ra một lượng hành khách định mức cao sẽ gây cho đơn vị vận tải nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện còn nếu căn cứ vào lượng hành khách định mức do doanh nghiệp đưa ra thì con số này thường rất thấp để nhận nhiều tiền trợ giá. 5 Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi Để nghiên cứu xác định mức trợ giá, ta phân tích biểu đồ quan hệ thu chi của hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải 2 L00 C doanh thu chi phÝ 7 6 5 1 L11 DT10 4 L10 DT0 DT1 DT00 C1 DT11 C0 DT01 Q0 Q1 S¶n l­îng Cc® C doanh thu chi phÝ 7 6 5 1 L11 DT10 4 L10 DT0 DT1 DT00 C1 DT11 C0 DT01 Q0 Q1 S¶n l­îng Cc® L01 3 Hình 3.1. Biểu đồ quan hệ thu chi Chú thích: - G0: Giá đảm bảo kinh doanh (G0 = tga0) - G1: Giá quy định của Nhà nước (G1 = tga1) DG: mức chênh lệhc giá (DG = G0 - G1) - D0T0, D0T1: Doanh thu ứng với sản lượng Q0, Q1 theo giá G0 - - D1T0, D1T1: Doanh thu ứng với sản lượng Q0, Q1 theo giá G1 L00 : là đoạn 1- 2 L01 : là đoạn 2-3 L11 : là đoạn 6-7 L10 : là đoạn 4-6 D L0 là đoạn 1- 3 D L1 là đoạn 5-7 Đoạn 1- 2 = đoạn 5-6 Qua biểu đồ quan hệ thu chi ta thấy: Tổng trợ giá D L0 gồm 2 phần - Phần 1( D L01 ) là phần trợ giá bù đắp cho đủ chi phí - Phần 1 ( D L00 ) là phần trợ giá để bù khoản lợi nhuận cho công ty Như vậy công ty được đảm bảo như 1 đơn vị sản xuất kinh doanh bình thường. Mặt khác trên thực tế khi giảm giá vé thì số lượng hành kháhc đi lại bằng xe bus sẽ tăng (đúng quy luật co giãn của cầu theo giá trong vận tải) một lượng là: G0 - G1 DQ = ----------- x ED x Q0 G0 Trong đó: ED là mức độ co giãn của cầu theo giá trong vận tải xe bus (phần trăm tăng nhu cầu vận tải khi giảm 1% giá vé) Như vậy khi áp dụng mức giá G0 < G1 ta sẽ có sản lượng Q1 = Q0 + D Q Khi đó lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp thu được (L11) ứng với sản lượng Q1 và giá vé G1 sẽ là: L11 = Q1(S1 - G1) = (Q0 + D Q) (S1 - G1) G0 - G1 = Q0 (1 + ----------- x ED) (S1 - G1) G0 Trong đó : S1 là giá thành vận chuyển của doanh nghiệp ứng với sản lượng Q1 (S1 < S0) Vậy mức trợ giá thực tế sẽ là DL1 * Trường hợp 1: Nếu khoản trợ giá bù phần lãi lấy bằng khoản lãi theo giá đảm bảo kinh doanh G0 và sản lượng Q0 thì DL1 = L00 + L11 = Q0(G0 - S0) + Q1(S1 - G1) Ta thấy DL1 cũng gồm 2 phần như DL0 nhưng DL1 < DL0 * Trường hợp 2: Nếu phần trợ giá bù lãi đúng bằng lãi tại sản lượng Q1 ứng với giá G0 (tức L10) thì mức trợ giá DL1 sẽ là : DL1 = L11 + L10 Trong trường hợp này DL1 > DL0 thực chất là phần trợ giá để bù chi phí thì giảm còn phần trợ giá để bù lãi của công ty tăng. Qua phân tích 2 trường hợp trên ta thấy: Trong điều kiện hiện nay, ngân sách Nhà nước còn có những khó khăn nhất định do đó ta chỉ nên trợ giá đủ để bù đắp chi phí và một phần lãi nhất định. Vì vậy ta chọn mức trợ giá theo công thức ở trường hợp 1 là hợp lý Phương pháp tính toán mức trợ giá như trên sẽ đồng thời thoả mãn mục đích của việc trợ giá, ngoài ra vẫn đảm bảo đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ theo giá mà Nhà nước quy định, song tính chất sản xuất kinh doanh của nó vẫn không thay đổi. Tính toán mức trợ giá bằng phương pháp này có ưu điểm là mức trợ giá được xác định khá chính xác và tổng mức trợ giá được phân định thành 2 phần rõ ràng. Phần để bù đắp chi phí và phần để bù lợi nhuận. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng khi độ co giãn của cầu là khác không. Còn nếu ED = 0 thì nó lại chính là phương pháp tính toán mức trợ giá theo lượt hành khách. 6. Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội Đề tài lựa chọn phương pháp tính trợ giá theo lượt hành khách làm phương án tính trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội trong thời gian tới Với phương pháp tính toán trợ giá này, việc định mức hành khách bình quân cho từng lượt sẽ không còn xảy ra. Doanh nghiệp muốn có nhiều tiền trợ giá trực tiếp thì buộc phải bán được nhiều vé hay phải thu hút được nhiều khách đi xe bus, điều đó chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ xe bus công cộng. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của VTHKCC bằng xe bus là tạo một thời gian sử dụng phương tiện VTHKCC trong quá trình đi lại của người dân. Muốn đạt được mục tiêu đó, vận tải xe bus công cộng phải có sự không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Khi có được một hệ thống xe bus công cộng với chất lượng phục vụ tốt sẽ hấp dẫn được đông đảo người dân sử dụng phương tiện công cộng tức doanh nghiệp bán được nhiều vé và thu về nhiều trợ giá. Khi hệ số ghế của xe bus tăng lên, doanh thu từ bán vé ngày càng tiến dần đến chi phí vận hành và như vậy mức trợ giá trực tiếp cho 1 lượt hành khách sẽ giảm Sơ đồ 3.1. Sơ đồ trình tự tính toán trợ giá theo lượt hành khách Môc ®Ých vµ ®èi t­îng trî gi¸ C¬ cÊu gi¸ vÐ thÝch hîp Tæng l­ît HK ®Þnh møc kÕ ho¹ch Tæng doanh thu theo gi¸ vÐ quy ®Þnh Tæng sè tiÒn trî gi¸ theo l­ît HK Tæng doanh thu ®¶m b¶o kinh doanh Gi¸ thµnh hîp lý L·i ®Þnh møc Gi¸ ®¶m b¶o kinh doanh * Công thức tính toán cụ thể của phương pháp tính toán trợ giá theo lượt hành khách - Chênh lệch thu chi TGiáchuyến ịj TgiờHKij = ----------------- Qchuyến ịj Trong đó : Qchuyến ịj: lượng hành khách vận chuyển của 1 chuyến xe loại i trên tuyến j Qchuyến ịj = qi x gđ ij x hHKj qi sức chứa thiết ké của loại xe i gđ ij : Hệ số lợi dụng ghế xe động của xe i trên tuyến j hHKj: Hệ số thay đổi hành khách trên tuyến j + TGiáchuyến ịj: mức chênh lệch thu chi cho 1 chuyến xe loại i trên tuyến j TGiáchuyến ịj= Cchuyến ịj- DT chuyến ịj Cchuyến ịj: Chi phí cho 1 chuyến xe loại i trên tuyến j Cbd/100kmi x LTJ Cchuyến ịj= (CTL/VDi + Ccd/giờ vdi) x Tcj + ------------------- 100 CTL/VDi : chi phí tiền lương cho 1 giê xe vận doanh loại i Ccd/giờ vdi: chi phí cố định cho 1 giê xe vận doanh loại i Cbd/100kmi :chi phí biến đổi cho 100 km xe chạy loại xe i Tcj : Thời gian của một chuyến xe trên tuyến j LTJ: cù ly của tuyến j (km) DTchuyến ij : Doanh thu của một chuyến xe loại i trên tuyến j DTchuyến ij = DTvé tháng + DT vé trên tuyến DT vé trên tuyến = Lượng hành khách đi vé đồng hạng x giá vé đồng hạng = (q x gT - QT/chuyến) ) x giá vé đồng hạng DTvé tháng = QT/chuyến) x giá vé tháng QT/chuyến) : Số lượng hành khách đi lại bằng vé tháng tính cho 1 chuyến QT/chuyến) = Qt/số lượt đi lại trong 1 tháng gT: Hệ số lợi dụng ghế xe tĩnh QT: số lượng hành khách đi lại bằng vé tháng - Mức trợ giá Tgiáchuyến) TgiáHKij = -------------- Qchuyến ịj T*giáchuyến) = Tgiáchuyến) + Lđm chuyến ij Lđm chuyến ij : Lãi định mức cho một chuyến xe i trên tuyến j III. Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá Như đã trình bày ở chương II, công tác quản lý trợ giá trước tiên phải xét đến mức trợ giá. Mức trợ giá hiện nay cho xe bus công cộng được quy định là mức chênh lệch giữa doanh thu đảm bảo kinh doanh và doanh thu từ bán vé theo giá quy định. Do đề tài lựa chọn phương pháp trợ giá theo lượt hành khách vận chuyển làm phương pháp tính trợ giá nên phương pháp quản lý trợ giá mà đề tài nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào công tác kiểm tra giám sát về doanh thu bán vé, và hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm 1. Trong công tác kiểm tra giám sát 1.1. Nội dung kiểm tra Ở các nước có hệ thống VTHKCC phát triển, việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát rất được coi trọng. Tại các điểm đỗ nhà chờ đều được lắp đặt hệ thống máy camera để theo dõi các hoạt động của các tuyến xe bus về số lượng về dừng đỗ đúng điểm, về tuân thủ thời gian theo biểu đồ… Trên các xe có hệ thống thu vé tự động hoặc tại các điểm chung chuyển lớn có hệ thống máy điện tủ để đọc loại vé là caed bằng nhựa. Ngoài ra ở một số nước phát triển còn cho lắp đặt camera trên xe. Các phương pháp kiểm tra trên sẽ giúp cho việc kiểm tra giám sát về cả số lượng xe, lượng hành kháhc, chất lượng phục vụ đều trở nên rất dễ dàng. Ở nước ta hiện nay, do nền kinh tế còn đang trong thời kỳ phát triển nên quá trình đầu tư cho xe bus còn hạn chế. Đội kiểm tra giám sát thuộc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội có biên chế còn quá its, các thiết bị phục vụ cho quá trình kiểm tra giám sát hầu như không có gì, chủ yếu theo dõi bằng thi công, phương tiện thông tin liên lạc còn kém. (do tù trang bị) phương tiện đi lại còn hạn hẹp, tất cả những điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra giám sát. Trong khi đó việc quản lý doanh thu từ bán vé sao cho khớp với thực tế lại phục thuộc rất nhiều vào công tác kiểm tra giám sát. Chính vì vậy, công tác kiểm tra giám sát giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý hoạt động của xe bus nói chung và quản lý trợ giá nói riêng. Nội dung của công tác kiểm tra phải bao gồm 2 phần là kiểm tra về chất lượng và số lượng sản phẩm của VTHKCC bằng xe bus - Số lượng sản phẩm của xe bus công cộng là + Số lượng vé bán ra - Chất lượng của dịch vụ xe bus công cộng bao gồm + Số chuyến lượt xe chạy theo biểu đồ quy định + Xe chạy đúng tuyến, đúng lộ trình + Xe dừng đỗ đón trả khách tại điểm đỗ quy định + Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giá vé và sử dụng vé (bán vé đúng giá, thu tiền phải giao vé cho hành khách, dùng vé đúng lệnh vận chuyển, không quay vòng vé…) + Xe phải đảm bảo vệ sinh, có đầy đủ trang thiết bị trong quá trình vận chuyển + Xe phải được sử dụng đúng mục đích là vận chuyển hành khách, không chở hàng hoá và các vật phẩm trái quy định + Thái độ phục vụ của lái phụ xe phải văn minh lịch sự 1.2. Hình thức kiểm tra Đội kiểm tra giám sát hoạt động xe bus công cộng sẽ kiểm tra bằng ba hình thức là: giám sát thường xuyên, kiểm tra đột xuất và giám sát định kỳ a. Giám sát thường xuyên Việc giám sát thường xuyên hoạt động của xe bus công cộng chủ yếu nhằm mục đích kiểm tra số lượt chuyến lượt. Hiện nay trung tâm sử dụng biện pháp giám sát bằng thi công, tức là sử dụng các giám sát viên đặt tại các điểm đầu cuối hoặc các điểm có nhiều tuyến xe bus đi qua, quá trình giám sát như vậy sẽ tốn rất nhiều nhân lực trong khi biên chế của đội giám sát lại quá Ýt do đó việc giám sát sẽ đạt hiệu quả thấp. Trong thời gian tới việc giám sát thường xuyên nên sử dụng các máy camera. Các máy camera này có thể được đặt tại các điểm đầu cuối của tuyến và các điểm có nhiều tuyến xe bus đi qua. Ngoài các máy camera phải lắp đặt mới, trung tâm có thể phối hợp với đội cảnh sát giao thông công an thành phố Hà Nội để có được các băng hình từ những máy camera đã được lắp đặt trên một số trục đường chính, ngoài ra trung tâm còn có thể sử dụng các máy camera an ninh tại các bến xe, nhà ga. Việc tổng hợp số liệu chuyến lượt thông qua các băng hình của những máy camera sẽ trở nên rất dễ dàng và nhanh chóng, Ýt tốn nhân lực (chỉ cần 1 người cũng có thể thực hiện được) Người tổng hợp số liệu sẽ ghi lại các thông số cần theo dõi là: xuất phát đúng thời gian biểu, số chuyến lượt bỏ (nếu có) các xe chạy sai lộ trình (nếu có) các xe dừng đỗ không đúng điểm (nếu có). Cuối ngày số liệu được kết hợp lại và ghi vào bảng theo dõi. Kết quả này sẽ được đối chiếu với số ghi của các chốt, trạm chung chuyển của các công ty. Sau 10 ngày số liệu sẽ được tổng hợp lại bao gồm số chuyến xe, lượng hành khách ước theo trực quan để kết hợp với công tác kiểm tra giám sát định kỳ của trung tâm đối với lái xe. Ta có thể giám sát theo mẫu sau: TRUNG TÂM QL&ĐH GTVT- HÀ NỘI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ----------o0o-------- Biên bản giám sát hoạt động xe bus Từ giờ…….. đến giờ……… ngày……..tháng………. năm Tên giám sát viên: TT Tại điểm BKS xe bus Số hiệu tuyến Giê xe qua thực tế Giê theo thời gian biểu Dừng đỗ đúng điểm Xe chạy đúng lộ trình ước khách ghi chó Cã Không Có Không Chữ ký của giám sát viên Bảng 3.3. Mẫu giám sát thường xuyên b. Giám sát định kỳ Trên cơ sở số liệu tổng hợp của giám sát thường xuyên, giám sát định kỳ có nhiệm vụ đi sâu kiểm tra những sai phạm, tìm ra nguyên nhân, xử lý sai phạm và điều chỉnh các định mức kinh tế- kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến Công tác giám sát định kỳ là sự kết hợp giữa trung tâm và doanh nghiệp vận tải. Khi giám sát phải có Ýt nhất 2 người của trung tâm, ngoài ra còn có thể có cán bộ phối hợp của công ty . c. Kiểm tra đột xuất Kiểm tra đột xuất phải được tiến hành trực tiếp trên xe bus. Đây là hình thức kiểm tra hết sức quan trọng khi áp dụng phương pháp tính trợ giá theo lượt hành khách. Hình thức kiểm tra này sẽ giúp phát hiện kịp thời những biểu hiện sai phạm về chất lượng phục vụ của xe bus như thu tiền không xé vé, quay vòngvé, chất lượng vệ sinh trên xe, tiếp xúc với hành khách để biết được tháiđộ phục vụ của lái phụ xe… Khi tiến hành kiểm tra đột xuất phải có Ýt nhất 3 người của đội giám sát để mang lại tính khách quan, tránh tình trạng bỏ qua các sai phạm của lái phụ xe. Nếu phát hiện các vi phạm phải lập tức lập biên bản để có hình thức xử lý Do biên chế của đội giám sát hiện nay rất Ýt nên phương pháp tính trợ giá theo lượt hành khách vận chuyển sẽ buộc các đơn vị VTHKCC phải tăng cường phối hợp với đội trong công tác kiểm tra đột xuất nhằm bảo vệ doanh thu từ vé cũng như đảm bảo được hợp đồng giữa đơn vị và trung tâm từ đó có thể thu được lượng trợ giá theo đúng hợp đồng. Việc giám sát đột xuất phải được ghi theo đúng biểu mẫu và có chữ ký của các giám sát và của phụ xe. Có thể ghi theo biểu mẫu sau Bảng 3.4. mẫu giám sát đột xuất Së giao th«ng c«ng chÝnh Trung t©m QL&§H GTVT- Hµ Néi céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp- Tù do - H¹nh phóc ------------o0o------------ biªn b¶n gi¸m s¸t ho¹t ®éng xe bus Gi¸m s¸t viªn gåm: ¤ng (bµ): ¤ng (bµ): ¤ng (bµ): ¤ng (bµ): Vµo håi……………….. ngµy……….. th¸ng……. n¨m…… Trªn xebus: BKS………………… sè hiÖu tuyÕn………….. Sè lÖnh vËn chuyÓn…………………………………………. Hä vµ tªn phô xe……………………………………………. Sè HK cã trªn xe…………………………………………… Sè HK kh«ng cã vÐ theo quy ®Þnh…………………………. T×nh tr¹ng vÖ sinh trªn xe………………………………….. ý kiÕn cña HK (nÕu cã)…………………………………… …………………………………………………………….. ……………………………………………………………. Ch÷ ký cña gi¸m s¸t Ch÷ ký cña HK (nÕu cã) Ch÷ ký cña phô xe 1) 2) 3) Như vậy công tác kiểm tra giám sát hoạt động xe bus công cộng có thể được mô phỏng theo sơ đồ sau: C«ng t¸c kiÓm tra gi¸m s¸t Gi¸m s¸t th­êng xuyªn Gi¸m s¸t ®ét xuÊt Gi¸m s¸t ®Þnh kú Gi¸m s¸t sè l­îng l­ît hµnh kh¸ch vËn chuyÓn (sè cuèng vÐ) cßn l¹i ph¶i b»ng l­îng hµnh kh¸ch thùc tÕ ®i xe bus Gi¸m s¸t chÊt l­îng - Sè chuyÕn l­ît - Thùc hiÖn viÖc dïng ®å - Thùc hiÖn thêi gian biÓu - B¸n vÐ ®óng giê - Xe ch¹y an toµn, s¹ch sÏ - V¨n minh lÞch sù Sơ đồ 3.5: Mô phỏng công tác kiểm tra giám sát hoạt động xe bus 2. Trong công tác nghiệm thu sản phẩm Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý trợ giá, nó giúp người quản lý tổng hợp được số liệu và cả chất lượng và số lượng thực tế mà doanh nghiệp vận tải đã cung ứng cho nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài việc tổng hợp số liệu của công tác kiểm tra giám sát nhằm kiểm soát chất lượng của dịch vụ . VTHKCC thì hệ thống vé là một công cụ quan trọng của công tác nghiệm thu sản phẩm, nó giúp kiểm soát được số lượng người dân đi lại bằng phương tiện xe bus công cộng, từ đó sẽ đưa ra được một mức trợ giá hợp lý Hiện nay xe bus công cộng ở Hà Nội đang thực hiện hình thức thu tiền bán vé ngay trên xe. Hình thức này có một số nhược điểm sau - Hành khách không trả tiền - Người bán vé không nộp tiền thu được - In Ên vé giả Chính từ những vấn đề trên, việc thiết kế những mẫu vé mới sao cho Nhà nước có thể tận thu là một vấn đề lớn cần được xem xét trong quá trình quản lý trợ giá 2.1. Thiết kế các loại vé. a. Các loại vé trong VTHKCC Vé để sử dụng phương tiện là một phần trong hệ thống VTHKCC. Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 loại vé phổ biến sau: - Hệ thống vé đơn giản và được kiểm soát bằng tay - Hệ thống vé bán tự động: hành khách có thể mua vé từ máy hoặc từ người bán vé để điền những thông tin theo yêu cầu. Người kiểm tra sẽ dán tem với một công cụ dán cầm tay và ghi trên vé tuyến, ngày, thời gian hoặc hành khách có thể ghi tại các máy dập tự động. - Hệ thống vé tự động: hành kháhc mua mét card bằng nhựa, nó sẽ đựơc kiểm tra tại cửa của bến hoặc cửa xe bởi một thiết bị điện nên có thể không cần đến nhân viên bán vé hoặc kiểm tra vé. Tuy nhiên trẻ em hoặc những người thiếu ý thức có thể chèo qua thiết bị kiểm tra, do đó cần bố trí người sau các cửa để tránh các hiện tượng trên. Trong điều kiện kinh tế của Hà Nội hiện nay, việc đưa vào sử dụng hệ thống vé tự động hoặc bán tự động là không phù hợp chính vì vậy việc sử dụng hệ thống vé đơn giản vẫn là một khâu chưa thể thay thế Để phù hợp với tình hình thực tế, đề tài xin đưa ra một số loại vé sao cho hạn chế được thất thu của Nhà nước. Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ xin được đề xuất hình thức và nội dung thể hiện trên mẫu vé mà không đi sâu đi vào thiết kế chi tiết mẫu vé * Thiết kế vé lượt - Vé lượt sử dụng cho một tuyến Loại vé này vẫn do phô xe bán trên xe tuy nhiên vé phải cho phép đánh dấu được ngày, thời gian và địa điểm khi vé được bán cho hành khách. Vé phải có các hoa văn để chống làm giả. Loại vé này sẽ tránh được hiện tượng quay vòng vé của nhân viên bán vé cũng như việc sử dụng vé cũ của hành khách. - Vé lượt sử dụng cho toàn mạng Đối với loại vé này, hành khách có thÓ mua vé tại các điểm bán vé của trung tâm quản lý và điều hành giao thông ĐT, hoặc ngay trên xe từ nhân viên bán vé. Vé cần phải có hoa văn để chống làm giả, vé phải gồm 2 phần là phần vé và phần cuống vé. Cuống vé phần vé sẽ được chia thành các phần nhỏ được ngăn với nhau bằng cách đục lỗ. Số phần nhỏ này sẽ bằng với số đơn vị tham gia vận chuyển hành khách công cộng. Khi lên xe hành khách trình vé cho phô xe, phô xe sẽ tách một phần nhỏ trong vé để giữ lại. Khi hết các phần nhỏ vé không còn giá trị nhưng hành khách phải giữ lại cuống vé để tiện cho việc kiểm tra. Hình thức vé được chia thành các phần nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình phân bổ doanh thu. Với loại vé này, cuống vé sẽ do hành khách giữ chứ không phải do nhân viên bán vé giữ. Điều này giúp tránh được tình trạng thu tiền không trả vé cho khách, quay vòng vé. * Thiết kế vé tháng Vé tháng do Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Hà Nội phát hành và cũng có 2 loại là vé tháng sử dụng trên 1 tuyến và vé tháng sử dụng cho toàn mạng - Vé tháng cho 1 tuyến Đối với vé tháng sử dụng cho 1 tuyến thì vé phải gồm 2 phần là phần cuống vé và cuống vé phải thể hiện được các nội dung sau: mặt trước của cuống vé phải có ảnh của người mua vé, tuyến xe bus phục vụ, số vé, chữ ký và con dấu của Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT- Hà Nội. Mặt sau của cuống vé thể hiện những điều cần chú ý khi sử dụng vé. Phần tem tháng phải có mầu sắc khác nhau giữa các tháng. Tem tháng phải có hoa văn để chống làm giả. Mặt trước của tem tháng phải thể hiện được tháng mà tem có hiệu lực. Mặt sau của tem tháng sẽ thiết kế các ô vuông để khống chế chuyến đi của hành khách trong 1 tháng (60 ô ) Khi lên xe, hành khách xuất trình vé tháng cho nhân viên kiểm tra, (phô xe). Người này sẽ đánh dấu (hoặc sử dụng thiết bị đục lỗ để đục lỗ) vào 1 ô vuông. Khi hết ô vuông vé sẽ không còn giá trị đi lại. Các tem tháng có thể được đính vào phần cuống vé và đóng dấu giáp lai. Khi muốn mua vé tháng loại này, hành khách chỉ việc bỏ phần tem tháng đi và điền các điểm bán vé của trung tâm quản lý và điều hành GTĐT hoặc các điểm bán vé của công ty đã được trung tâm uỷ nhiệm. Nhân viên bán vé sẽ đính tem tháng, đóng dấu giáp lai giữa tem tháng và phần cuống vé (do hành khách mang đến) - Đối với vé tháng sử dụng cho toàn mạng Loại vé tháng này cũng cần phải có 2 phần là phần cuống vé và phần tem tháng Cũng giống như vé tháng sử dụng cho 1 tuyến, cuống của vé tháng cho toàn mạng cũng dùng để dán ảnh người sử dụng, tên, địa chỉ nơi ở, địa chỉ cơ quan (hoặc nơi học tập) và số vé, chữ ký và dấu của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị, mặt sau của cuống vé có những điều cần chú ý khi sử dụng vé Phần tem tháng phải có màu sắc khác nhau giữa các tháng. Tem tháng cũng cần phải có hoa văn để chống làm giả. Mặt trước của tem tháng phải thể hiện được tháng mà tem có hiệu lực. Mặt sau của tem tháng được bố trí từ 120- 150 ô vuông và chia đều thành các mầu sắc khác nhau (số mầu sắc sẽ bằng với số đơn vị phục vụ VTHKCC ví dụ như có 120 ô thì 40 ô mầu vàng cho công ty xe bus Hà Nội, 40 ô màu xanh cho công ty xe khách nam, 40 ô màu đỏ cho công ty xe điện) khi lên xe bus, hành khách sẽ trình vé cho phô xe, phô xe sẽ đánh dấu (hoặc đục lỗ) vào 1 ô vuông có mầu sắc là mầu biểu trưng cho công ty có tuyến mà hành khách đang sử dụng. Khi hết số ô vuông có mầu là mầu đại diện cho công ty nào thì hành khách không thể sử dụng xe bus trên các tuyến mà công ty đó phục vụ, và khi hết tất cả các ô vuông thì tem tháng sẽ hết giá trị sử dụng nhân viên kiểm tra khi đánh dấu vào ô cuối cùng sẽ giữ lại phần tem tháng để nộp cho trung tâm. Nếu hành khách muốn mua loại vé tháng này chỉ cần mang theo vé cũ đến các điểm bán vé của trung tâm để mua tem tháng người bán vé sẽ đính tem mới vào phần cuống vé sau đó đóng dấu giáp lai Việc phân chia ô vuông thành các màu sắc khác nhau sẽ giúp tạo thuận lợi cho việc phân chia doanh thu Căn cứ vào số dấu đánh trên các ô vuông thuộc các màu sắc khác nhau, trung tâm sẽ biết được số lượt đi lại của 1 hành khách mua vé tháng toàn mạng đối với một đơn vị vận tải, từ đó trung tâm sẽ phân bổ doanh thu cho từng doanh nghiệp vận tải theo tỉ lệ số lượt hành khách sử dụng phương tienẹ xe bus của mỗi đơn vị đó Mức giá vé cho các loại vé trên có thể được dự kiến như sau Loại vé Sử dông cho 1 tuyến Sử dông cho toàn mạng Vé lượt 2000 đ 3000 đ Tem tháng cho HS-SV 15.000 đ 30.000 đ Tem tháng cho CBCNV 30.000 đ 50.000 đ Tem tháng cho mọi đối tượng 60.000 đ 100.000đ b. Vé mới với việc đảm bảo tận thu Như đã biết, hiện nay việc vi phạm các quyết định về sử dụng vé là rất phổ biến như thu tiền không giao vÐ, quay vòng vé, sử dụng vé giả vé cũ… nhưng từ số vé bán ra ta có thể xác định được doanh thu của đơn vị vận tải công cộng làm cơ sở cho công tác trợ giá. Chính vìvậy việc đưa ra một loại vé mới nhằm hạn chế các gian lận trong sử dụng vé cũng như tận thu cho Nhà nước, giảm tiền trợ giá trực tiếp là một quá trình tất yếu Với những loại vé mà đề tài đưa ra, sẽ đảm bảo được một tỷ lệ rất lớn chức năng của một chiếc vé xe bus Vé mới sẽ giúp hành khách kiểm soát được việc trả tiền cho chuyến đi của họ, vé mới sẽ đặt hành khách vào vị trí là người kiểm tra lại giá vé được quy định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra vé mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp, trung tâm quản lý và điều hành GTĐT, và các nhân viên bán vé có thể kiểm soát được việc phân chia doanh thu cho các đơn vị vận tải Các loại vé mới đề tài đưa ra tuy có nhiều ưu điểm nhưng chúng vẫn còn có những nhược điểm mà đề tài chưa thể khắc phục được: - Đối với vé lượt sử dụng trên 1 tuyến Tình trạng thu tiền không xé vé là chưa được cải thiện, bởi quá trình bán vé vẫn diễn ra bằng thủ công trên xe trực tiếp giữa nhân viên bán vé (phụ xe) và hành khách. Nhân viên bán vé vẫn có thể quay vòng vé nếu hành khách không yêu cầu vé có giá trị hoặc công tác kiểm tra giám sát đột xuất không thường xuyên - Đối với vé lượt sử dụng cho toàn mạng trong trường hợp xe có đông khách phụ xe khó kiểm soát mà hành khách giữ lại cuống vé nên họ có thể tiếp tục sử dụng nó cho lượt đi tiếp theo trong ngày - Với cả 2 loại vé tháng Trong trường hợp trên xe có đông hành khách, phô xe sẽ rất khó khăn trong việc đánh dấu vào ô vuông trên tem tháng Ngoài những nhược điểm trên của các loại vé mới, sự thiếu trách nhiệm của người quản lý, sự tránh bất đồng giữa các cá nhân trong công ty, giữa hành khách và phụ xe cũng là những nguyên nhân gây nên sự thất thu trong VTHKCC. Một hệ thống kiểm tra sẽ là cơ sở cho việc quản lý doanh thu một cách chặt chẽ Hệ thống có thể gồm 3 phạm vi như sau - Phân công một cách rõ ràng công việc ở các bước có liên quan tới tiền và vé - Kiểm tra thường xuyên ở các bước có liên quan tới tiền và vé Thường xuyên phân tích các báo cáo sẽ cho nhà quản lý có được sự cảm nhận nơi nào có thất thoát doanh thu từ đó tăng cường kiểm tra và có các biện pháp xử lý - Kiểm tra thường xuyên trên tuyến mà chủ yếu nhằm vào công tác quản lý bán vé trên xe, từ đó tìm ra được trong khâu nào của quy trình bán vé đang thiếu sự kiểm tra để bổ sung kịp thời Tuy nhiên để có thể bảo vệ được doanh thu, công tác kiểm tra mới chỉ là một phần mà còn cần phải có các chế tài để xử lý những sai phạm khi bị phát hiện. Các chế tài này phải được quy định rõ ràng cho mỗi cá nhân, tập thể thuộc các khâu có liên quan tới vé và kiểm soát vé - Đối với hành khách: khi kiểm tra hành khách không thể xuất trình vé có giá trị thì người đó sẽ bị phạt gấp 10 lần giá trị của vé lượt trên tuyến đó, nếu hành khách đó không chịu nộp phạt sẽ bị đưa ra cơ quan công an để xử lý. - Đối với nhân viên bán vé: Nhân viên bán vé của Công ty nhận 1 tập vé có đánh số sêri, trong xe chỉ được bán duuy nhất vé của của tệp đó và vé phải có giá trị (tức không quay vòng vé). Khi phát hiện trên xe có khách hàng không có vé quay vòng vé hoặc không có giá trị thì phụ xe (hay nhân viên bán vé phải chịu trách nhiệm và chịu khiển trách. Sau 3 lần bị khiển trách sẽ bị phạt nghỉ việc trong một thời gian nhất định. Nếu một người bị phạt 3 lần trong một năm sẽ bị buộc thôi việc- Đối với cá nhân, tập thể thực hiện việc kiểm tra. Những cá nhân tập thể có trách nhiệm kiểm tra giám sát nếu phát hiện có sự gian lận do bao che cho các lái phụ xe hoặc cho người khác sẽ bị sử phạt như đối với phụ xe. 2.2. Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC. Việc nghiệm thu sản phẩm xe bus công cộng sẽ được tiến hành 10 ngày 1 lần. Cán bộ nghiệm thu của trung tâm quản lý và điều hành GTĐT sẽ đến các Công ty VTHXCC nghiệm thu kết quả hoạt động xe bus thông qua chỉ tiêu lượng hành khách vận chuyển trên cơ sở số liệu mà Công ty đã tổng hợp. Số liệu về lượng hành khách vận chuyển sẽ được đối chiếu két quả kiểm tra giám sát của đội kiểm tra giám sát thuộc trung tâm. Nếu phát hiện có sự bất hợp lý giữa số liệu nghiệm thu của Công ty với số liệu của trung tâm được từ hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát đột xuất, cán bộ nghiệm thu sẽ không nghiệm thu những số lượng hành khách bất hợp lý đó và lập birrn bản chờ xử lý. Ngoài việc nghiệm thu số lượng hành khách vận chuyển, cán bộ nghiệm thu còn tiến hành nghiệm thu chất lượng xe bus như: Số chuyến, lượt dừng đỗ đúng điểm xuất phát đúng giờ….Thông qua các biên bản giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Kết quả nghiệm thu sản phẩm VTHKCC bằng xe bus của từng đơn vị vận tải và hợp đồng đã được ký kết giữa trung tâm quản lý và điều hành GTĐT sẽ là cơ sở để xét duyệt và cấp phát trợ giá. 2.3. Xét duyệt và cấp phát trợ giá . a. Quá trình xét duyệt trợ giá Những tuyến được trợ giá sẽ được trung tâm quản lý và ĐHGTĐT cùng các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trợ giá theo đúng quy định. Tuy nhiên việc xét duyệt mức trợ giá phải căn cứ vào hợp đồng ký kết và kết quả của công tác nghiệm thu về số lượng, chất lượng sản phẩm vận tải xe bus như. - Kết quả thực hiện kế hoạch về số lượng hành khách vận chuyển. - kết quả thực hiện kế hoạch về chất lượng dịch vụ VTHKCC: số chuyến lượt, việc thực hiện thời gian biểu, chạy xe an toàn, bán vé theo giá quy định, việc, thái độ phục vụ văn minh lịch sù, xe sạch … Nếu tất cả các chỉ tiêu trên đầu được Công ty thực hiện tốt, thì Công ty sẽ được duyệt thanh toán mức trợ giá theo đúng số lượng hành khách mà Công ty đã vận chuyển.Nếu như có sự vi phạm 1 trong những các điều kiện của hợp đồng (cả về chất lượng và số lượng) thì tuỳ thuộc vào mức độ và số lượng vi phạm Công ty sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hợp đồng.( Trừ vào tiền trợ giá ) Riêng đối với chỉ tiêu lượng hành khách vận chuyển, nếu đơn vị không đạt được như theo kế hoạch mà lý do vi phạm đưa ra là không hợp lý thiếu tính thuyết phục thì Công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hợp đồng. Nếu các lý do vi phạm được Công ty đưa ra là do các yếu tố khách quan có tính thuyết phục thì Công ty sẽ được hưởng mức trợ giá theo đúng khối lượng hành khách thực tế mà Công ty đã vận chuyển b- Cấp phát trợ giá: Chóng ta đều biết, yếu tố thời gian có tác động không nhỏ đến nhu cầu vận tải. Nhu cầu vận tải có thể thay đổi theo từng tháng, từng quý, từng mùa trong một năm và nhu cầu đi lại bằng xe bus công cộng cũng không nằm ngoài sự tác động của yếu tố thời gian, Chính vì vậy lượng hành khách đi lại trong mỗi quý là khách nhau nên tổng khối lượng trị giá trong mỗi quỹ cũng có sự khác nhau. Từ căn cứ trên đề tài lựa chọn quy trình cấp phát trợ giá cho các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe bus như sau: Tổng khối lượng trợc giá sẽ được cấp làm 4 lần trong một năm cụ thể là: 50% tiền trợ giá của quúy I sẽ được cấp cho Công ty vận tải ngay sau khi ký kết hợp đồng với trung tâm. 30% số tiền trợ giá của quý I. vào ngày 15/6 sẽ được cung cấp với 50% số tiền trợ giá của quý II. 20% số tiền trợ giá còn lại của quý I sẽ được giữ lại để thanh quyết toán vào ngày 15/1 năm sau. Cứ như vậy, 50% tiền trợ giá của quý trước sẽ được cấp vào ngày 15 của tháng đầu quý đó, 30% tiền trợ giá của quý trước sẽ được cấp cùng với 50% tiền trợ giá của quý sau. 20% tiền trợ giá của mỗi quý trong năm sẽ được thanh quyết toán vào ngày 15/1 năm sau. Việc cấp 50% tiền trợ giá của mỗi quý cho Công ty vận tải xe bus công cộng vào đầu mỗi quý sẽ giúp cho các Công ty có thểm vốn để đầu tư nâng cao chát lượng dịch vụ VTHK bằng xe bus tạo tiền đề cho quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đã ký kết với trung tâm. Khi tiến hàng thanh quyết toán trợ giá Công ty phải có mặt đầy đủ đại diện của Sở GTVT, Sở Tài chÝnh vật giá, Trung tâm quản lý và Điều hành GTĐT, Giám đốc đơn vị VTHKCC bằng xe bus. Biên bản họp liên ngành thanh quyết toán trợ giá phải có chữ ký và đóng dấu của các cơ quan có liên quan tham gia. Quy trình cấp phát trợ giá như trên sẽ đạt được độ chính xác cao cho cập nhật được số liệu của từng quý, tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm cũng như các đơn vị VTHKCC có thể căn cứ vào quý trước để điều chỉnh lai lượng hành khách cho hợp đồng của quý sau. Như vậy, việc xác định thời gian thời gian cấp phát trợ giá và thanh quyết toán trợ giá cho các Công ty hoạt động VTHKCC cùng là một trong những yếu tố thúc dẩy quá trình phát triển của hệ thống VTHKCC . Ngoài ta việc thực hiện chế độ thưởng, phạt khi các đơn vị thực hiện vượt mức kế hoạch hoặc thông đạt kế hoạch sẽ giúp kích thích hoặc loại bỏ những điểm mạnh và điểm yếu của cả hệ thống VTHKCC bằng xe bus. Qu¶n lý trî gi¸ Lùa chän vµ qu¶n lý ph­¬ng ph¸p tÝnh to¸n møc ®é trî gi¸ KiÓm tra gi¸m s¸t c¸c s¶n phÈm cña VTHKCC b»ng xe bus NghiÖm thu s¶n phÈm VTHKCC th«ng qua hÖ thèng vÐ vµ quy tr×nh nghiÖm thu chÊt l­îng Qu¶n lý, xÐt duyÖt vµ cÊp ph¸t trî gi¸ C¬ së xÐt duyÖt vµ cÊp ph¸t trî gi¸ KÕt qu¶ thùc hiÖn chØ tiªu åQ KÕt qu¶ thùc hiÖn c¸c chØ tiªu chÕt l­îng. åZc, ®óng tuyÕn §ç ®óng ®iÓm, b¸n xÐ ®óng gi¸, ch¹y xe an toµn, xe s¹ch th¸i ®é v¨n minh lÞch sù Kh«ng ®¹t §¹t V­ît møc XÐt duyÖt thanh to¸n møc trî gi¸ theo kÕ ho¹ch XÐt duyÖt thanh to¸n trî gi¸ vµ ®­îc th­ëng Tèt Ch­a tèt §iÒu chØnh møc trî gi¸ theo l­îng HK thùc hiÖn hoÆc ph¹t vi ph¹m hîp ®ång vµ tiÒn trî gi¸ Sơ đồ 3: Phương án hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội. Kết luận và một số kiến nghị Kết luận * Vận tải HKCC là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống giao thông vận tải đô thị, nó không phải là một ngành kinh doanh thuần tuý mà là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở đô thị, bộ mặt của một đo thị có thể được đánh giá thông qua hệ thống VTHKCC, VTHKCC sẽ giúp các đô thị hạn chế được tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn và giảm ô nhiễm môi trường… Trợ giá cho VTHKCC là một trong các giải pháp nhằm phát triển hệ thống VTHKCC do đó nó có tính chất như một chính sách về phúc lợi công cộng. Công tác trợ giá không chỉ có tính toán mức trợ giá mà còn phải quản lý trợ giá. Công tác quản lý trợ giá là một khâu hết sức phức tạp, nó không những phải đạt được mục tiêu đề ra là thu hút người dân sử dụng VTHKCC, khuyến khích nã huy động được nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình vận chuyển HKCC mà còn phải quản lý làm sao để số tiền trợ giá trực tiếp mà Nhà nước phải chi trả hàng năm giảm dần. Trên cơ cở nghiên cứu một số tài liệu lý luận chung về trợ giá cho VTHKCC, kết hợp với tình hình thực tế quản lý trợ giá ở Hà Nội và những kiến thức có được trên ghế nhà trường đề tài đã giải quyết một số vấn đề sau: - Đánh giá thực trạng công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội về: + Phương pháp tính trợ giá + Kiểm tra giám sát hoạt động xe bus công cộng + Nghiệm thu sản phẩm xe bus công cộng - Phân tích các phương pháp tính toán trợ giá trên cơ Ó các ưu nhược điểm và đề xuất phương án tính toán trợ giá mới cho VTHKCC ở Hà Nội - Khẳng định tính thực tiễn của phương pháp tính trợ giá theo lượt hàng khách vận chuyển - Đưa ra nội dung và phương pháp kiểm tra giám sát sản phẩm vận tải xe bus - Xây dựng hệ thống vé làm cơ sở cho việc nghiệm thu sản phẩm xe bus.- Các thức thanh quyết toán tiền trợ giá. Một vài kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của công tác trợ giá cho VTHKCC vằng xe bus ở Hà Nội * Kiến nghị đối với Nhà nước - Nguồn trợ giá hàng năm từ ngân sách còn quá Ýt mới chỉ đủ bù đắp phần chênh lệch giữa doanh thu đảm bảo kinh doanh và doanh thu từ bán vé mà chưa có phần lợi Ých tài chính cho các đơn vị VTHKCC, nên chưa thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia vào hệ thống xe bus công cộng. Nay kiến nghị với Nhà nước để tăng nguồn trợ giá, nguồn trợ giá này có thể lấy từ: + Thuế đánh vào phương tiện cá nhân + Thuế thu nhập + Từ lộ phí bến bãi cầu phà + Thuế từ việc kinh doanh bất động sản + Trích một phần doanh thu từ xổ số - Trong một tương lai không xa, xu thế tất yếu của trợ giá là giảm dần trợ trực tiÕp và trợ giá gián tiếp sẽ tăng. Chính vì vậy đề tài xin kiến nghị đối với một sóo chính sách của Nhà nước nhằm đưa VTHKCC phải kiến nghị và trở thành một loại phương tiện đi lại thông dụng ở Hà Nội + Miễn giảm thuế sử dụng đất cho các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe bus + Miễn các khoản nộ phí qua cầu và bến bãi cho xe bus + Đưa ra các chế tái nhằm hạn chế phương tiện cá nhân + Thiết lập những tuyến đường dành riêng cho xe bus * Kiến nghị đối với cơ quan quản lý trợ giá - Như đã biết, công tác kiểm tra giám sát là một khâu không thể thiếu và giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý trợ giá bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các định mức kinh tế - kỹ thuật của xe bus cũng như quá trình xác định mức trợ giá cho các đơn vị vận tải sao cho sát với thực tế. Từ đó đề tài có một số kiến nghị sau: - Trước mắt cần bổ sung nhân lực cho đội kiểm tra giám sát thuộc trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị. - Từng bước đưa trang thiết bị kỹ thuật vào công tác kiểm tra giám sát để thay thế dần sức người. - Hiện nay ý thức khách hàng trong khâu sử dụng vé còn kém, cần có sự tuyên truyền để người dân thấy được lợi Ých của việc nhận vé khi trả tiền nhằm đảm bảo doanh thu giúp việc xác định đúng đối tượng và khối lượng trợ giá. Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội ". Như đã trình bầy quản lý trợ giá là một lĩnh vực rất phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong có được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể những cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Thạc sĩ . Nguyễn Thị Thực cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa vận tải - kinh tế cũng như các bộ của Trung tâm Quản lý và Điều hành GTĐT - Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản đồ án này. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Chương I: Tổng quan chung về trợ giá cho VTHKCC 3 I- Tổng quan về giao thông đô thị 3 1- Hệ thống giao thông đô thị và vị trí của nó trong đời sống kinh tế - xã hội đô thị 3 2- Sự cấu thành của hệ thống giao thông đô thị 3 3- Vận tải hàng khách công cộng và vị trí của nó với phát triển đô thị 5 3.1. Một số khái niệm 5 3.2. Nhu cầu vận tải và sự tất yếu cảu việc phát triển VTHKCC 6 3.3. Đặc điểm khai thác kỹ thuật và vai trò của VTHKCC bằng xe bus trong hệ thống VTHKCC 10 II- Tổng quan về trợ giá cho VTHKCC ở đô thị 12 1- Trợ giá và sự cần thiết phải trợ giá cho VTHKCC 12 2- Phương thức trợ giá 15 2.1. Các hình thức trợ giá 15 2.2. Các phương pháp tính toán trợ giá 19 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho VTHKCC 20 4- Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến mức trợ giá cho VTHKCC 25 Chương II: Thực trạng của công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 30 I-Tổng quan chung vÒ trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị - Hà 30Nội 1- Nguyên tắc hoạt động 30 2- Nhiệm vụ và quyền hạn 31 3- Cơ cấu tổ chức 32 4- Các mối quan hệ 33 II- Thực trạng hoạt động xe bus công cộng ở Hà Nội 35 1- Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống GTĐT - Hà Nội 35 2- Về mạng lưới tuyến xe bus 37 3- Về phương tiện xe bus Hà Nội 37 4- Về cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe bus công cộng 38 5- Về công tác tổ chức quản lý và điều hành vận tải xe bus 40 6- Kết quả hoạt động của xe bus công cộng qua các năm 40 III- Tình hình trợ giá và quản lý trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 41 1- Các hình thức trợ giá đang được áp dụng 41 1.1. Trợ giá gián tiếp 41 1.2. Trợ giá trực tiếp 42 2- Phương pháp tính trợ giá 43 2.1. Phương pháp tính toán trợ giá và cách xác định tổng mức trợ giá 43 2.2. Tình hình trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus qua các năm 44 3- Công tác quản lý trợ giá 47 3.1. Kiểm tra về số lượng phục vụ 47 3.2. Nghiệm thu sản phẩm 50 3.3. Cấp phát trợ giá 51 Kết luận qua phân tích hiện trạng 52 Chương III: Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội 54 I- Vai trò của quản lý trợ giá 54 1- Mục đích và yêu cầu của trợ giá 54 2- Vai trò của công tác quản lý trợ giá 55 II- Nội dung các phương pháp tính toán trợ giá 55 1- Tính trợ giá theo lượt hàng khách 55 2- Tính trợ giá theo số chuyến xe 56 3- Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy 56 4- Tính toán mức trợ giá dựa trên phân tích biểu đồ quan hệ thu chi 57 5- Tính toán mức trợ giá theo phương pháp tổng hợp theo lượt khách hàng về số chuyến xe chạy 57 6 - Đề xuất phương pháp tính trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội 60 III- Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá: 63 1- Trong công tác kiểm tra giám sát 63 1.1. Nội dung kiểm tra 63 1.2. Hình thức kiểm tra 64 2- Trong công tác nghiệm thu sản phẩm 68 2.1. Thiết kế các loại vé 69 2.2. Nghiệm thu sản phẩm VTHKCC 74 2.3. Xét duyệt và cấp phát trợ giá 75 Kết luận và một số kiến nghị. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Quyết định số 108/ 1998/QĐ- TTg ra ngày 20 - 6- 1998 của thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ Đô Hà Nội đến năm 2020. 2. Xây dựng chỉ tiêu KINH Tế - KINH Tế và đơn giá phục vụ tính toán trợ giá cho xe bus công cộng ở Hà Nội - Sở giao thông công chính - Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT Hà Nội . 3. Công trình khoa học báo cáo tại hội nghị KHCN lần thứ XIII trường Đại Học giao thông vận tải. 4. Dự án phát triển giao thông công cộng TP Hà Nội - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội - Sở GTCC. 5. Các quyết định của bộ giao thông vận tải và sở giao thông công cộng trong việc phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe bus. 6. các báo cáo của trung tâm quản lý và điều hành GTĐT. 7. Các kế hoạch phát ttriển VTGTCC bằng xe bus của trung tâm quản lý và điều hành GTĐT. Cùng một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100537.doc