Hoàn thiện điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu dược phẩm

Đề xuất kiến nghị Căn cứ vào những yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của nhãn hiệu dược phẩm, cần sửa đổi quy định của Luật SHTT về thời hạn sử dụng nhãn hiệu theo hướng rút ngắn hơn để đảm bảo tính hiệu quả của nhãn hiệu như là một dấu hiệu gắn lên hàng hoá, dịch vụ của sản phẩm, theo đó: - Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 95 Luật SHTT theo hướng rút ngắn thời gian bảo vệ hiệu quả cho nhãn hiệu: - Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn ba năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Như vậy, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu dược phẩm được cụ thể hơn, đáp ứng các điều kiện của nhãn hiệu thông thường và điều kiện của nhãn hiệu của sản phẩm dược. Ngoài ra, quy định một khoảng thời gian hợp lý về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu là “ba năm” cho phù hợp. Riêng đối với sản phẩm dược cần phải quy định thêm nghĩa vụ thông báo về tình trạng sản phẩm có được sử dụng hay không. Việc đưa ra quy định chặt chẽ về thời hạn chấm dứt nhãn hiệu góp phần giảm thiểu tranh chấp xảy ra, đặc biệt góp phần quản lý tốt hơn sản phẩm dược. Ngoài ra, quy định về nhãn hiệu dược phẩm cũng cần có những cơ chế chặt chẽ hơn để điều chỉnh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và những vi phạm liên quan đến hành vi xâm phạm SHTT về nhãn hiệu

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu dược phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU DƯỢC PHẨM Nguyễn Thái Cường* Nguyễn Lý Ngọc Trân** * TS. GV. Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh ** ThS. GV. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Abstract This article provides analysis of certain protection conditions for trademarks of pharmaceutical products, comparisions with foreign laws and then the author proposes an amendment of the term of validity of protection stipulated in Article 95 of the Law on Intellectual Property of 2005 (amended and supplemented in 2009). Tóm tắt: Bài viết phân tích các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu của dược phẩm, so sánh với pháp luật nước ngoài, từ đó đưa ra đề xuất sửa đổi thời hạn chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thông tin bài viết: Từ khóa: nhãn hiệu dược phẩm, hiệu lực, thuốc, hành vi xâm phạm, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 30/03/2018 Biên tập : 27/04/2018 Duyệt bài : 09/05/2018 Article Infomation: Keywords: pharmaceutical trademark, effect, drug, infringement, obligation to use. Article History: Received : 30 Mar. 2018 Edited : 27 Apr. 2018 Approved : 09 May 2018 1. Điều kiện có hiệu lực của nhãn hiệu dược phẩm Nhãn hiệu dược phẩm phải đáp ứng các tiêu chí của những nhãn hiệu thông thường. Trong đó chức năng chính của nhãn 1 Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, Luật 2009 sửa đổi bổ sung Luật SHTT. 2 Quy định này được cụ thể hoá trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 13//2010/ TT-BKHCN, thông tư số 18/2011/TT-BKHCN nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP. hiệu là dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau1. Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) quy định các điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ2: “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 4(380) T2/2019 dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”. Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng điều kiện nhìn thấy được và có khả năng phân biệt. 1.1 Dấu hiệu có thể nhìn thấy được Trong Bản án số 37/2017/KDTM-PT và Bản án số 52/2013/KDTM-ST3, hai dấu hiệu của sản phẩm thuốc SEFTRA và các sản phẩm thuốc nước đều là những dấu hiệu nhìn thấy được và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm dược. Tuy nhiên trong việc cấp nhãn hiệu này, Cục SHTT không xem xét đến khả năng sử dụng nhãn hiệu trên thực tế có sự tồn tại của sản phẩm này hay không. 1.2 Dấu hiệu có khả năng phân biệt Điều 74 Luật SHTT quy định, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nhãn hiệu SEFTRA và các sản phẩm thuốc nước đều thỏa mãn hai tiêu chí có khả năng phân biệt 3 Bản án số 37/2017/KDTM-PT ngày 27/02/2017 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và Bản án số 52/2013/KDTM- ST ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh. 4 Điều 73 Luật SHTT năm 2005, luật sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: 1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; 2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép []”. 5 Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT năm 2005, luật sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu, theo đó, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến []”. với các hàng hoá của các sản phẩm khác. Và các nhãn hiệu này không thuộc trường hợp các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu (Điều 73 Luật SHTT)4 và các nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt (Điều 74 Luật SHTT)5. Như vậy, theo các quy định trên, các nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của sản phẩm nhưng chưa có một tiêu chí đặc thù nào cho nhãn hiệu dược phẩm. Nhãn hiệu đối với dược phẩm là một hàng hoá đặc biệt nên phải có những điều kiện riêng so với nhãn hiệu của hàng hoá thông thường. Điều kiện có khả năng phân biệt phải được thể hiện rõ ràng, không được trùng nhau. Trong Quyết định số 08/2003/ HĐTP-DS ngày 26/02/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về tranh chấp nhãn hiệu “Phù Đổng Thiên Vương” và nhãn hiệu “Nhà Hàng Phù Đổng”, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã buộc Công ty Phù Đổng Thiên Vương không được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mang biển hiệu Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương và sử dụng logo có hình người cưỡi ngựa và dòng chữ Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở bao bì đũa ăn và bao bì giấy ăn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 4(380) T2/2019 khát. Điều này cho thấy các dấu hiệu của nhãn hiệu thông thường phải có khả năng phân biệt rõ ràng. Điều kiện có khả năng phân biệt được nhãn hiệu trong thực tế có thể được lý giải dựa trên các căn cứ khác nhau. Tiêu chí dựa vào trình độ hiểu biết của người tiêu dùng có khả năng phân biệt được nhãn hiệu hay không, khác với tiêu chí mà những bác sĩ, dược sĩ có thể nhầm lẫn về nhãn hiệu thuốc. 1.3 Điều kiện về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu Để một nhãn hiệu có hiệu lực, không chỉ nhãn hiệu đó đáp ứng các điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu thông thường mà chủ thể nắm giữ nhãn hiệu phải có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đó, vì mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu là để sử dụng nhãn hiệu đó trên thị trường, tránh tình trạng đầu cơ nhãn hiệu. Thêm vào đó, việc sử dụng nhãn hiệu của sản phẩm dược có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc lưu hành thuốc ra thị trường. Khoản 2 Điều 136 Luật SHTT quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng6 liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này. Điều khoản này đã quy định một khoảng thời gian nhất định. Khoản 1d Điều 95 Luật SHTT quy định không rõ ràng về việc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 6 Khoản 5 Điều 124 Luật SHTT quy định sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Quy định này được cụ thể hoá tại Điều 21 Nghị định số 103/2006/CP. hàng hóa. Trong Bản án SEFTRA, theo ý kiến của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được cấp năm 2007 và được cấp lại lần đầu tiên vào năm 2013. Như vậy đã có sự kiểm tra thông tin về hiệu lực của nhãn hiệu hàng hoá này có được sử dụng hay không của Cục SHTT. Tuy nhiên, vào năm 2016, Cục SHTT lại ra quyết định chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với lý do là nhãn hiệu hàng hoá này không được sử dụng tại Việt Nam. Như vậy, sau 9 năm, Cục SHTT mới phát hiện ra việc nhãn hiệu này không được sử dụng trên thực tế, việc này thể hiện sự mất kiểm soát trong việc quản lý các nhãn hiệu dược phẩm. Cho đến khi Cục Quản lý dược phát hiện ra từ năm 2007 đến năm 2015 đã không cấp số lưu hành cho hàng hoá dược phẩm mang nhãn hiệu này thì Cục SHTT mới có cơ sở để xác nhận chấm dứt hiệu lực. Vấn đề này thể hiện sự không chặt chẽ trong việc quản lý sản phẩm dược. 1.4 Điều kiện về cấp phép lưu hành sản phẩm thuốc Một sản phẩm thuốc sau khi được đưa ra thị trường phải đáp ứng những nhiều điều kiện nhất định, khắt khe hơn nhãn hiệu hàng hoá thông thường, trong đó có việc các sản phẩm thuốc này phải thỏa mãn các điều kiện nhất định. Trong Bản án số 37/2017/ KDTM-PT, từ ngày 22/8/2013, Công ty Kim Đồng là chủ Giấy chứng nhận số 81173 cấp theo Quyết định số 1921/QĐ-SHTT ngày 12/8/2013 chứng nhận Công ty Square là chủ Giấy chứng nhận cấp theo Quyết định THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 50 Số 4(380) T2/2019 số 4446/QĐ-SHTT ngày 14/6/2007 đăng ký mẫu nhãn hiệu SEFTRA; loại nhãn hiệu: thông thường; nhóm 5: Dược phẩm, chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho Công ty Kim Đồng theo Quyết định số 2035/QĐ SHTT ngày 22/8/2013. Văn bản số 651/QLD-DK ngày 24/01/2017 Cục Quản lý dược xác định: từ ngày 16/4/2007 đến ngày 17/07/2015 không cấp số đăng ký lưu hành cho sản phẩm hàng hoá dược phẩm thuốc mang nhãn hiệu SEFTRA. Từ năm 2010 đến nay chưa cấp phép nhập khẩu thuốc nào có tên thuốc là SEFTRA, nên ngày 07/3/2016, Cục SHTT đã ra Quyết định số 811/QĐ-SHTT chấm dứt hiệu lực đối với Giấy chứng nhận đăng ký số 81173 của Công ty Kim Đồng. Các cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra việc chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu khi có xảy ra tranh chấp mà không có một cơ chế kiểm soát cho thích hợp. Điều 95 Luật SHTT quy định thời hạn là năm năm để xác định một nhãn hiệu có hiệu lực hay không. Thời hạn này cũng trùng với thời hạn mà chủ sở hữu phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, thời hạn năm năm là quá dài để làm căn cứ xác định một nhãn hiệu có hiệu lực hay không. Một mặt, quy định này thuận lợi cho các cơ quan quản lý vì có thể đồng nhất hai khoảng thời gian nộp phí duy trì và kiểm tra tình trạng sử dụng nhãn hiệu. Mặt khác, quy định này lại gây thiệt hại cho người tiêu dùng vì để xảy ra tình trạng đầu cơ nhãn hiệu ảnh hưởng đến cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thực tế xảy ra trường hợp hết thời hạn sử dụng nhãn hiệu mà người đăng ký nhãn hiệu không muốn duy trì nhãn hiệu nữa, một người khác sản xuất sản phẩm cùng loại có gắn nhãn hiệu này, thì không thể xử lý trường hợp này là hành vi xâm phạm nhãn hiệu vì nhãn hiệu này không còn 7 Xem thêm:Tưởng Duy Lượng, Xử lý xâm phạm hàng giả và SHTT, Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2018. thời gian bảo hộ7. Trong bản án thứ nhất, việc chấm dứt sử dụng nhãn hiệu do Cục SHTT phát hiện. Bản án thứ hai, việc chấm dứt sử dụng do việc phát hiện không còn sản phẩm này trên thị trường. Tại sao hậu quả của việc chấm dứt nhãn hiệu không phải là thu hồi, đình chỉ hay huỷ bỏ nhãn hiệu đó? Có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên theo cách tiếp cận của chúng tôi, có thể quy định theo hướng chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do không còn đáp ứng các điều kiện bảo hộ là hợp lý. 1.5 Các quy định về điều kiện quản lý SHTT về dược phẩm Bên cạnh những điều kiện chung về nhãn hiệu đối với hàng hoá thông thường còn có các điều kiện về đăng ký sản phẩm dược do Bộ Y tế quy định. Điều 13 Thông tư số 44/2014/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định việc đăng ký thuốc quy định mối liên hệ giữa việc đăng ký thuốc và lưu hành: “1. Cơ sở đăng ký thuốc chịu trách nhiệm về SHTT đối với thuốc đăng ký lưu hành. 2. Các cơ sở đăng ký thuốc xác lập quyền về SHTT hoặc tiến hành tra cứu các đối tượng SHTT có liên quan trước khi đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. 3. Trường hợp có tranh chấp về SHTT trong khi xem xét cấp số đăng ký, bên phản đối việc cấp số đăng ký cho thuốc có tranh chấp về SHTT phải cung cấp kết luận của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT hoặc cơ quan có chức năng thực thi quyền SHTT về hành vi xâm phạm quyền SHTT. Bộ Y tế không cấp số đăng ký lưu hành cho thuốc đó nếu có đủ cơ sở để khẳng định thuốc khi được cấp số đăng ký lưu hành sẽ xâm phạm quyền SHTT đang được bảo hộ của cá nhân, tổ chức khác”. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 51Số 4(380) T2/2019 Như vậy, đăng ký xác lập quyền SHTT là điều kiện tiên quyết trước khi đăng ký lưu hành. Như vậy Cục Quản lý dược và Cục SHTT phải có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc bảo hộ quyền SHTT của sản phẩm thuốc. 2. Một số bất cập của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu dược phẩm Dược phẩm là một đối tượng đặc biệt được điều chỉnh với nhiều quy định khác nhau. Các nhãn hiệu dược phẩm phải được bảo hộ thông qua các quy trình khác nhau. Ngoài việc nhãn hiệu của sản phẩm dược thể hiện tên sản phẩm hoặc tên công ty sản xuất, ở châu Âu, một sản phẩm muốn được lưu hành trên thị trường phải thông qua Cơ quan quản lý thuốc (European Medicines Agency EMA), theo đó, những nhãn hiệu này phải thoả mãn những điều kiện được quy định tại Điều 1(20) của Chỉ thị 2001/83/EC8 về việc quản lý các sản phẩm dược phẩm được sử dụng trên người. Tên của dược phẩm là tên của sáng chế sản phẩm thuốc, tên chung hoặc tên khoa học, kết hợp với tên của nhãn hiệu hoặc tên của doanh nghiệp. Tại Việt Nam nhãn hiệu của các sản phẩm dược chưa được quản lý lưu hành thật sự chặt chẽ, vì trên thực tế, Luật SHTT năm 2005 quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu, áp dụng cho sản phẩm dược nhưng không có cơ chế kiểm 8 Directive 2001/83/EC of the European parliament and of the Council of 6 november 2001 on the community Code relating to medicinal products for human use (OJ l 311, 28.11.2001, p. 67). 9 Nội dung bản án “Ngày 19/02/2014, Cty Kim Đồng khởi kiện cho rằng từ tháng 12/2012, Cty CVS đã sử dụng các dấu hiệu “SEXTRA”, “SEXtra và hình” gắn trên bao bì sản phẩm, giấy tờ giao dịch và quảng cáo gây nhầm lẫn và xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “SEFTRA” của Cty Kim Đồng đang được bảo hộ theo Điều 129.1c Luật Sở hữu trí tuệ. Yêu cầu Cty CVS chấm dứt hành vi xâm phạm, cải chính xin lỗi đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng (đăng báo) và phải bồi thường 2.230.595.000 đồng.” 10 Nội dung bản án, “Tại đơn khởi kiện ngày 18/7/2011 của ông Lâm Tòng Thanh, chủ cơ sở Hinh Hòa cũng như trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm hôm nay, phía nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp của Cở sở Hinh Hòa đối với những dòng sản phẩm sau: Thuốc nước: Hạnh Đức Khu Phong Tê Thấp Thủy. Thuốc nước: Hạnh Đức Mát Gan Bổ Thận Thủy. Thuốc nước: Hạnh Đức Khang Nhi Bửu. Thuốc nước: Hạnh Đức An Phế Thủy”. tra, mãi đến khi có tranh chấp mới phát hiện sự việc. Bản án số 37/2017/KDTM-PT ngày 27/02/2017 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội 9, liên quan đến việc xem xét các điều kiện của sản phẩm thuộc nhóm đối tượng dược phẩm được cấp nhãn hiệu của sản phẩm dược SEFTRA. Việc cấp nhãn hiệu dược phẩm này không xem xét đến việc sản phẩm này có được sử dụng trên thị trường hay không là một thiếu sót trong việc phối hợp quản lý. Hậu quả là những nhãn hiệu này không được sử dụng trên thực tế nên bị chấm dứt hiệu lực. Trong bản án sơ thẩm, Toà án đã xét xử vụ án theo hướng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là Công ty Kim Đồng yêu cầu Công ty CVS phải bồi thường cho nguyên đơn vì vi phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên, trong bản án phúc thẩm, do Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chấm dứt hiệu lực, Toà án lại chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn và thay đổi mức bồi thường tổn thất về cơ hội kinh doanh do Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chấm dứt hiệu lực. Bản án số 52/2013/KDTM-ST ngày 14/01/2013 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh10: Cơ sở Hinh Hoà khởi kiện Công ty Huỳnh Ký yêu cầu chấm dứt hành vi xâm THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 52 Số 4(380) T2/2019 phạm nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp đối với các sản phẩm thuốc nước. Tuy nhiên, những sản phẩm thuốc này không còn sản xuất trên thực tế. Cả hai bản án này đều liên quan đến điều kiện có hiệu lực của nhãn hiệu hàng hoá dược phẩm. Trong đó xuất hiện tình trạng nhãn hiệu về dược phẩm đã đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nhưng không sản xuất, lưu thông thuốc hoặc không còn sản xuất sản phẩm dược mang nhãn hiệu này nữa mà không bị chấm dứt hay huỷ bỏ hiệu lực, cho đến khi có xác nhận của Cục Quản lý dược thì Cục SHTT mới có căn cứ để chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm dược này. Điều này thể hiện sự không chặt chẽ của quy định về điều kiện chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu hàng hóa, gây ra sự lúng túng của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu dược phẩm. 3. Đề xuất kiến nghị Căn cứ vào những yêu cầu về điều kiện có hiệu lực của nhãn hiệu dược phẩm, cần sửa đổi quy định của Luật SHTT về thời hạn sử dụng nhãn hiệu theo hướng rút ngắn hơn để đảm bảo tính hiệu quả của nhãn hiệu như là một dấu hiệu gắn lên hàng hoá, dịch vụ của sản phẩm, theo đó: - Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 95 Luật SHTT theo hướng rút ngắn thời gian bảo vệ hiệu quả cho nhãn hiệu: - Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn ba năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Như vậy, điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu dược phẩm được cụ thể hơn, đáp ứng các điều kiện của nhãn hiệu thông thường và điều kiện của nhãn hiệu của sản phẩm dược. Ngoài ra, quy định một khoảng thời gian hợp lý về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu là “ba năm” cho phù hợp. Riêng đối với sản phẩm dược cần phải quy định thêm nghĩa vụ thông báo về tình trạng sản phẩm có được sử dụng hay không. Việc đưa ra quy định chặt chẽ về thời hạn chấm dứt nhãn hiệu góp phần giảm thiểu tranh chấp xảy ra, đặc biệt góp phần quản lý tốt hơn sản phẩm dược. Ngoài ra, quy định về nhãn hiệu dược phẩm cũng cần có những cơ chế chặt chẽ hơn để điều chỉnh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và những vi phạm liên quan đến hành vi xâm phạm SHTT về nhãn hiệu■ TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Luật Dược 2016 2. Luật SHTT 2005, Luật sửa đổi năm 2009. 3. Thông tư số 08/2004/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng. 4. Thông tư số 44/2014/TT-BYT Quy định việc đăng ký thuốc. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 53Số 4(380) T2/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_dieu_kien_bao_ho_doi_voi_nhan_hieu_duoc_pham.pdf
Tài liệu liên quan