Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO

LỜI NÓI ĐẦU Một nền kinh tế phát triển cần phải có một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc. Cùng tiến bước với sự phát triển của đất nước trong suốt những năm vừa qua, ngành xây dựng luôn là một ngành quan trọng hàng đầu không những đem lại cơ sở vật chất thiết yếu để phát triển kinh tế mà còn đóng góp giá trị không nhỏ vào GDP cả nước. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng khó khăn, lạm phát tăng cao, mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vững cũng cần phải có những chiến lược kinh doanh, khoa học quản lý của riêng mình, trong đó, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp được rất nhiều công ty lựa chọn. Để làm được điều này, vị trí của hoạt động kế toán là vô cùng quan trọng. Là một trong những phần hành quan trọng của hệ thống kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những góp phần cung cấp, phản ánh thông tin về chi phí của sản phẩm mà còn giúp cho nhà quản trị có những quyết định thích hợp, kịp thời về quản lý chi phí, xem xét sự tiết kiệm hay lãng phí trong sử dụng chi phí tại công ty, xác định giá bán sản phẩm, giá tham gia đấu thầu Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là khâu quan trọng trong hệ thống kế toán nói riêng và toàn bộ công ty nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và nhằm có thêm hiểu biết về quy trình này trong thực tế, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần INDECO, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO” . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là các thành viên phòng kế toán,em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba chương: Chương 1 : Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần INDECO Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần INDECO. Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với Công ty cổ phần INDECO. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô cũng như các cán bộ trong công ty để em hoàn thiện chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Đặng Thị Loan, Giáo trình : Kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2009. 2. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. 3. Tài liệu phòng kế toán Công ty Cổ phần INDECO. 4. Số liệu phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư công ty Cổ phần INDECO 5. Website: www.tapchiketoan.com.vn Định giá xây dựng, quản lý dự án, phần mềm dự toán, thanh quyết toán, tư vấn giám sát DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Công cụ dụng cụ CTCP Công ty cổ phần DDCK Dở dang cuối kỳ DDĐK Dở dang đầu kỳ GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho KL Khối lượng KPCĐ Kinh phí công đoàn LNST Lợi nhuận sau thuế MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NTN Ngô Thì Nhậm NVL Nguyên vật liệu SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TCTN Trợ cấp thất nghiệp TSCĐ Tài sản cố định XL Xây lắp

doc75 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê máy. Sau khi kết thúc hoạt động thuê, hai bên cần lập biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, bảng kê theo dõi máy.. và chấm dứt hợp đồng. Sau đó, người phụ trách bên Đội xây lắp, thường là nhân viên kỹ thuật, sẽ gửi tất cả các chứng từ này cùng các hóa đơn liên quan tới cho kế toán công trường để thực hiện công tác hạch toán. Trên cơ sở tập hợp tất cả các loại chi phí nói trên vào tài khoản 623 và xử lý qua phần mềm, cuối kỳ kế toán trưởng in các sổ chi tiết và lưu lại. Biểu 2.19: Bảng tính và phân bổ khấu hao máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 Tên máy Số lượng Nguyên giá Ngày bắt đầu sử dụng Thời gian KH (tháng) Nơi sử dụng Giá trị khấu hao trong tháng Giá trị khấu hao lũy kế Giá trị còn lại Máy đầm dùi 1 30.510.000 15/10/2007 60 HG-YM 508.500 21.119.700 8.881.800 Máy xúc E201 1 220.032.000 23/12/2006 72 HG-YM 3.056.000 156.570.000 60.406.000 Pa lăng xích 1 144.000.000 01/01/2008 60 HG-YM 2.400.000 93.600.000 48.000.000 Máy khoan đá 1 2.108.750.000 17/11/2005 96 HG-YM 21.966.100 1.415.350.000 671.433.900 Máy trộn bê tông 1 1.975.256.000 23/02/2009 60 HG-YM 32.921.000 832.581.000 1.109.754.000 … ….. …. …. …. Cộng KH 12.653.815.000 115.570.500 8.104.286.400 4.433.958.100 Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.20: Bảng kê hợp đồng thuê máy thi công CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG KÊ HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY THI CÔNG Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Tháng 4 năm 2011 STT Nội dung Số tiền Giá chưa VAT VAT Tổng tiền 1 Thuê máy nghiền đá 7.500.000 750.000 8.250.000 2 Thuê máy phát điện Honda 5.000.000 500.000 5.500.000 3 Thuê máy xúc RUS 412 11.200.000 1.120.000 12.320.000 …… ……. ……. ……. Tổng 56.450.000 5.645.000 62.095.000 Đội trưởng Người phụ trách Kế toán trưởng 2.2.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Tương tự như đối với chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT, chi phí máy thi công cũng được phần mềm xử lý số liệu cập nhật trên sổ nhật ký chung và kết xuất ra sổ cái TK 623 (Biểu 2.22). Sổ cái TK 623 là sổ tổng hợp tập hợp chi phí máy thi công của tất cả các công trình đang thi công trong kỳ kế toán. Biểu 2.21: Sổ chi tiết tài khoản 623 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S36 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 Qúy II năm 2011 Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng ST Chia ra 6231 6232 6233 6234 6237 6238 05/ BK 27/ BPB 10/ BL 04/ BK 616 06/ BK 12/ BL 14/ BL 15/4 28/4 30/4 30/4 02/5 31/5 31/5 30/6 CP thuê ngoài máy thi công tháng 4 CP Khấu hao tháng 4 CP nhân công điều khiển máy tháng 4 CP nhiên liêu, vật liệu tháng 4 ………. Chi phí sửa chữa máy CP thuê ngoài MTC Lương CN điều khiển ………. CP CN lái máy tháng 6 …………. Cộng phát sinh Ghi có TK 623 331 112 214 334 152 111 141 334 334 154 56.450.000 115.570.500 13.950.000 14.320.000 7.300.000 36.140.000 …….. 11.556.120 15.234.000 587.451.500 587.451.500 13.950.000 …….. …….. 11.556.120 15.234.000 45.584.000 14.320.000 ……. …….. 52.018.000 …… ……. 21.154.370 115.570.500 ……. …….. 247.592.130 56.450.000 36.140.000 …….. …….. 185.420.000 … 7.300.000 … …. 35.683.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.22: Sổ cái tài khoản 623 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI TK 623 – CHI PHÍ MÁY THI CÔNG Quý II năm 2011 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có 05/ BK 27/ BPB 04/ BK 10/ BL 616 06/ BK 14/ BL 15/4 28/4 30/4 30/4 02/5 31/5 30/6 30/6 30/6 CP thuê ngoài MTC HGYM CP khấu hao MTC HGYM CP NL, vật liệu HGYM CP CN điều khiển HGYM ………. CP sửa chữa máy HGYM CP thuê ngoài MTC HGYM ……….. CP CN điều khiển HGYM ………. Kết chuyển CP MTC HGYM ……….. Kết chuyển CP MTC chung cư NTN Cộng phát sinh 292 307 307 307 315 323 324 15 18 21 22 08 15 11 331 214 152 334 111 331 334 154 154 56.450.000 115.5750.500 14.320.000 13.950.000 7.300.000 36.140.000 15.234.000 2.894.176.400 587.451.500 405.230.840 2.894.176.400 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.2.4.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất hay hoạt động thi công máy, không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có vai trò giúp các hoạt động trên cũng như hoạt động của công ty, của Đội được thực hiện có hiệu quả và nhịp nhàng. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục như chi phí NVL, CCDC, chi phí điện nước, chi phí mua ngoài dùng cho quản lý công trường, chi phí tiếp khách, chi phí kiểm nghiệm, chi phí khấu hao của TSCĐ không phải máy thi công, các khoản trích theo lương của công nhân xây lắp, nhân viên quản lý, nhân viên điều khiển MTC..Tuy chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nhưng cũng là yếu tố không thể thiếu, góp phần đảm bảo việc thi công diễn ra thông suốt. Việc kiểm soát tốt chi phí sản xuất chung góp phần giảm giá thành sản phẩm cũng như hiệu quả quản lý của Đội. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, quản lý công trình, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, nhân viên điều khiển máy thi công có biên chế trong công ty. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Bao gồm các chi phí vật tư phục vụ cho quản lý công trình hoặc các loại NVL, CCDC dùng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa máy thi công. Chi phí khấu hao TSCĐ: là những TSCĐ dùng cho công tác quản lý chung tại công trường như xe ô tô, máy tính, ổn áp, máy fax…Bảng tính và phân bổ khấu hao được lập tương tự như với máy thi công. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: các chi phí khác dùng cho quản lý như chi tiếp khách, chi điện nước… 2.2.4.2. Tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627. Tương tự như các TK chi phí đã trình bày ở trên, TK 627 được chi tiết cho từng công trình để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất. Các chi phí dùng chung cho nhiều công trình được phân bổ theo tiêu thức hợp lý, trong đó tiêu thức được sử dụng nhiều nhất là tổng giá trị công trình. 2.2.4.3. Quy trình ghi sổ chi tiết Tương tự các loại chi phí trước đây, việc xử lý số liệu kế toán các chi phí SXC được thực hiện bởi phần mềm kế toán. Nhân viên kế toán chi phí cập nhật số liệu từ các chứng từ. Sổ chi tiết TK 627 (Biểu 2.24) 2.2.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Các số liệu trên chứng từ gốc được cập nhật vào các phần hành tương ứng. Sau quá trình xử lý, dữ liệu từ các sổ chi tiết được tập hợp qua sổ Cái. Sổ Cái TK 627 (Biểu 2.25) tập hợp các chi phí SXC của tất cả các công trình đang thi công trong kỳ kế toán. Biểu 2.23: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Đội Xây lắp số 2 BẢNG PHẨN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 4 năm 2011 STT Ghi có Ghi TK nợ TK TK 334 – Phải trả CNV TK 338- Phải trả, phải nộp khác Tổng Lương Các khoản khác Tổng cộng BHXH (16%) KPCĐ (2%) BHYT (3%) TCTN (1%) Tổng cộng 1 TK 622-Lương và phụ cấp CNXL HGYM 41.152.560 4.115.156 45.267.816 45.267.816 2 TK 623-Lương CN điều khiển MTC 13.950.000 1.395.000 15.345.000 15.345.000 3 TK 627-Lương NV quản lý đội HGYM 15.416.200 1.541.620 16.957.820 2.713.251 339.156 508.735 169.578 3.730.720 20.688.540 4 TK 627-Trích theo lương CNXL HGYM 7.242.851 905.357 1.358.034 452.678 9.958.920 9.958.920 …. ….. TK 622-Lương và phụ cấp CNXL chung cư NTN 56.720.200 5.672.020 62.392.220 ….. TK 642-Lương NV VP 114.590.000 114.590.000 18.334.400 2.291.800 3.437.700 1.145.900 25.209.800 139.799.800 Cộng 461.268.240 35.891.020 497.159.260 61.083.440 7.635.430 11.453.145 3.817.715 83.989.730 581.148.990 Ngày 30 tháng 4 năm 2011 Kế toán trưởng Người lập bảng Biểu 2.24: Sổ chi tiết tài khoản 627 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số S36 – DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 Qúy II năm 2011 Tên kho: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng ST Chia ra 6271 6272 6273 6274 6277 6278 0535 05/XK 07/BPB 08/BL 09/BPB 0589 0601 11/BPB 15/BPB 0658 5/4 19/4 31/4 31/4 31/4 11/5 13/5 5/5 30/6 30/6 CP khác bằng tiền Xuất vật liệu cho quản lý Trích theo lương CNXL CP lương ban quản lý CP KH phân bổ ………. CP điện thoại T10 CP tháng điện nước T10 Trích theo lương CNXL ……. CP Khấu hao phân bổ CP sửa máy tính BQLĐội ……. Cộng phát sinh Ghi có TK 623 111 152 338 334 214 111 331 338 214 111 154 4.520.000 8.406.000 9.958.920 16.957.820 18.430.500 …. 854.500 3.459.030 9.413.630 21.912.300 2.110.000 …….. 202.250.900 202.250.900 9.958.920 16.957.820 … 9.413.630 … 85.584.000 8.406.000 … 21.650.000 … … 16.780.000 18.430.500 … 21.912.300 56.430.500 854.500 3.549.030 … 2.110.000 …….. 10.956.000 4.520.000 … … 10.850.400 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 2.25: Sổ Cái tài khoản 627 Đơn vị: Công ty cổ phần INDECO Địa chỉ: Thôn 4- xã Hải Xuân- Móng Cái- Quảng Ninh Mẫu số: S03b-DN (Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Quý II năm 2011 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu : 627 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trag sổ STT dòng Nợ Có 0535 05/ XK 07/ BPB 08/ BL 09/ BPB 0589 0601 11/ BPB 15/ BPB 0658 5/4 19/4 30/4 30/4 30/4 11/5 13/5 31/5 30/6 30/6 CP khác bằng tiền HGYM VL dùng cho QLý HGYM Trích theo lương CNXL HGYM CP lương ban quản lý HGYM CP KH phân bổ HGYM …. CP điện thoại T10 HGYM CP tháng điện nước T10 HGYM Trích theo lương CNXL HGYM … CP Khấu hao phân bổ HGYM CP sửa máy tính BQL Đội HGYM ….. Kết chuyển chi phí SXC HGYM ….. Kết chuyển chi phí SXC chung cư Ngô Thì Nhậm (NTN) …….. Cộng phát sinh 275 294 296 296 296 …. 314 316 321 335 335 336 336 08 16 20 22 23 15 10 05 17 21 07 10 111 152 338 334 214 111 331 338 214 111 154 154 4.520.00 8.406.000 9.958.920 16.957.820 18.430.500 854.500 3.549.030 9.413.630 … 21.912.300 2.110.000 1.253.486.080 202.250.900 268.632.000 1.253.486.080 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên, đóng dấu) 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 2.2.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là một bước rất quan trọng trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do đó việc kiểm kê và đánh giá chính xác khoản mục này là vô cùng cần thiết. Giá trị sản phẩm dở dang được hạch toán qua TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154. Cách đánh giá giá trị sản phẩm dở dang của công ty cổ phần INDECO đã được trình bảy ở phần trên, theo đó có hai trường hợp đánh giá dựa trên yêu cầu của hợp đồng. Trường hợp nếu hợp đồng giao thầu không xác định thời gian thanh toán và chỉ bàn giao khi kết thúc công trình thì chi phí dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí đã phát sinh được tập hợp trên TK 154 ở thời điểm đánh giá. Trường hợp hợp đồng quy định thời điểm bàn giao, thanh toán khi hoàn thành một hạng mục hoặc một phần công trình được hoàn thành thì kế toán phải theo dõi các chi phí phát sinh định kỳ, thực hiện kết chuyển chi phí, tính giá thành cho phần công trình đã được hoàn thành bàn giao. Giá trị dở dang cuối kỳ sẽ là phần còn dư lại trên TK 154 ứng với phần chi phí đã phát sinh nhưng chưa được bàn giao hoặc chưa hoàn thành Như vậy, bản chất giá trị sản phẩm dở dang chính là giá trị của công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành và chưa được nghiệm thu, bàn giao. Giá trị này được phản ánh qua số dư tài khoản 154 ở thời điểm cuối kỳ. Trường hợp công trình Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh của công ty cổ phần INDECO là bàn giao thanh toán từng phần. Cuối kỳ kế toán hoặc khi nghiệm thu công trình, Đội trưởng đội xây lắp hoặc nhân viên kỹ thuật phụ trách ra công trường để thực hiện nghiệm thu phần công trình đã hoàn thành và đánh giá sản phẩm dở dang, lập bảng kiểm kê theo khoản mục và gửi cho kế toán công trường phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm tại phòng kế toán của công ty trên cơ sở biết được giá trị dở dang đầu kỳ, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ . Công thức tính sản phẩm dở dang của công ty: Giá trị SPDDCK = GT SPDD ĐK + CP phát sinh trong kỳ - Giá trị đã nghiệm thu Trong đó: -Giá trị sản phẩm DDĐK là khối lượng công trình đã hoàn thành kì trước nhưng chưa được nghiệm thu chuyển kì này theo dõi. -Chi phí phát sinh trong kỳ là toàn bộ các chi phí NVL trực tiếp, NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ. -Giá trị đã nghiệm thu là phần công trình đã đạt tới điểm dừng kỹ thuật, được bàn giao cho bên chủ đầu tư theo đúng cam kết trong hợp đồng hoặc đã được thanh toán 2.2.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ kế toán, kế toán chi phí sản xuất và giá thành tập hợp tất cả các chi phí sản xuất của các công trình và tính giá thành sản phẩm. Giá thành của mỗi công trình bao gồm bốn loại chi phí đã nghiên cứu ở trên là chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí máy thi công và chi phí SXC. Các số liệu này được xử lý trên phần mềm, số liệu từ các bảng tổng hợp các yếu tố chi phí theo đối tượng công trình được kết chuyển sang bên nợ TK 154 và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất như sau: Biểu 2.26: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Khoản mục chi phí Số tiền Chi phí NVL trực tiếp 3.569.331.200 Chi phí nhân công trực tiếp 327.598.000 Chi phí máy thi công 887.451.500 Chi phí sản xuất chung 139.250.900 Tổng cộng 4.923.631.600 Biểu 2.27: Sổ chi tiết tài khoản 154 SỔ CHI TIẾT TK 154 Quý II năm 2011 Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 489.153.620 158/SCT 30/6 Kết chuyển CP NVL TT 621 3.569.331.200 159/SCT 30/6 Kết chuyển CP NCTT 622 327.598.000 160/ SCT 30/6 Kết chuyển CP MTC 623 887.451.500 161/ SCT 30/6 Kết chuyển CP SXC 627 139.250.900 Cộng phát sinh nợ 4.923.631.600 Ghi có TK 154 155 4.521.260.700 Số dư cuối kỳ 891.524.520 Người ghi sổ Kế toán trưởng 2.3. Tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO 2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty cổ phần INDECO 2.3.1.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Để công tác tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong hạch toán cũng như phản ánh đúng bản chất chi phí phát sinh thì việc lựa chọn đúng đối tượng để tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng. Như đã trình bày ở trên, đối tượng tính giá thành của công ty cổ phần INDECO là các chi phí phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc thi công, cấu thành nên giá thành sản phẩm và được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Điều này là hợp lý bởi với sản phẩm xây lắp có tính chất phức tạp về công nghệ Biểu 2.28: Sổ cái TK 154 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154-CHI PHÍ SXKD DỞ DANG Quý II năm 2011 Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH TK đối ứng Số tiền Số hiệu NT Trang sổ STT dòng Nợ Có Số dư đầu kỳ 3.864.573.200 30/6 K/c CP NVL TT HGYM 337 16 621 3.569.331.200 30/6 K/c CP NCTT HGYM 337 17 622 327.598.000 30/6 K/c CP MTC HGYM 337 18 623 887.451.500 30/6 K/c CP SXCHGYM 337 19 627 139.250.900 30/6 SP HGYM hoàn thành bàn giao 4.521.260.700 …. 30/6 K/c CP NVLTT chung cư NTN 338 07 621 4.213.956.220 30/6 K/c CP NCTT chung cư NTN 338 08 622 349.246.010 30/6 K/c CP MTC chung cư NTN 338 09 623 684.952.300 ….. Cộng p/s tháng 27.895.429.500 28.474.691.830 Số dư cuối kỳ 6.285.310.870 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc yêu cầu kỹ thuật, mang tính đơn chiếc với cấu tạo vật chất riêng biệt, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế riêng và đặc điểm riêng. Việc hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng vừa phục vụ công tác quản lý chi phí sản xuất vừa giúp cho việc tính giá thành chính xác, nhanh chóng. Để việc tính giá thành được diễn ra thuận lợi cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa không chỉ các nhân viên trong bộ phận kế toán mà còn giữa tất cả các phòng ban trong công ty. Do thời gian thi công một công trình thường kéo dài nên công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo quý. 2.3.1.2. Phương pháp tính giá thành của công ty Phương pháp tính giá thành là cách thức để tập hợp, phân loại chi phí từ đó tính toán giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần INDECO lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp cho đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình. Chi phí phát sinh với công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình ấy. Các trường hợp xuất NVL, CCDC hay các chi phí khác dùng cho nhiều công trình thì thực hiện phân bổ theo các tiêu chí thích hợp. Công tác tổng hợp giá thành của một công trình, hạng mục công trình nào đó được thể hiện trên thẻ tính giá thành. 2.3.2. Quy trình tính giá thành Công tác tính giá thành được thực hiện đòi hỏi sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đặc biệt là phòng KH-KT-VT và phòng Hành chính vì đây là một trong những công việc sau cùng trong chuỗi các nghiệp vụ kế toán và đòi hỏi sự am hiểu chuyên sâu về tất cả các phần hành của nhân viên thực hiện. Việc tính giá có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty và công tác quản lý chi phí, để làm được điều này thì tất cả các khâu tập hợp chi phí trước đó đều phải được xử lý chặt chẽ. Phòng KH-KT-VT là phòng hỗ trợ đắc lực nhất cho bộ phận kế toán trong công tác tính giá thành. Bộ phận vật tư của công ty và nhân viên kinh tế của mỗi đội chịu trách nhiệm về NVL cung cấp khối lượng NVL đã dùng để hoàn thành công trình. Bộ phận kỹ thuật lập dự toán kỹ thuật từ khi bắt đầu nhận dự án và kiểm tra công trình khi đang thi công và khi hoàn thành. Bộ phận kỹ thuật cho biết mức vật tư theo định mức cần dùng, đối chiếu sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế, nếu có sự chênh lệch lớn thì cần báo cho ban Giám đốc và bộ phận kế toán, sau đó phải giải trình nếu được yêu cầu. Việc tập hợp các chi phí được thực hiện theo đúng trình tự. Các đơn xin phê duyệt phải được lập theo mẫu và có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền. Việc thực hiện thu mua NVL, thiết bị, dịch vụ mua ngoài… đều cần phải có chứng từ hợp lệ. Các chứng từ lập ra trong nội bộ công ty như Bảng chấm công (Biểu 2.12), bảng thanh toán tiền lương (Biểu 2.13)…phải có đủ chữ ký và phải được tính đúng. Sau khi thực hiện xong công việc, những bộ phận này cần phải chuyển chứng từ cho kế toán công trường và gửi về phòng kế toán công ty để ghi nhận, tập hợp số liệu và bảo quản chứng từ. Các số liệu được nhập vào các phần hành tương ứng do kế toán của phần hành đó thực hiện. Qua quá trình xử lý ở phần mềm, các số liệu sẽ được kết chuyển vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp tương ứng. Giá thành sản phẩm xây lắp được tập hợp từ bốn yếu tố chi phí, và được tính qua tài khoản 154, vì vậy khi số liệu từ các tài khoản 621; 622; 623; 627 được kết chuyển hết vào TK 154 thì kế toán lập thẻ tính giá thành (Biểu 2.29) Biểu 2.29: Thẻ tính giá thành CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO Đội xây lắp số 2 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Công trình: Dự án đường dây 110KV Hà Giang – Yên Minh Quý II năm 2011 Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia theo khoản mục chi phí CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC CP SXKD DD đầu kỳ 489.153.260 312.653.200 40.568.320 99.817.640 36.114.100 CP SXKD p/s trong kỳ 4.923.631.600 3.569.331.200 327.598.000 887.451.500 139.250.900 Giá thành sp hoàn thành 4.521.260.700 3.307.582.100 337.757.420 776.830.020 99.090.800 CPSX DD cuối kỳ 891.524.520 574.402.300 30.408.900 210.439.120 76.274.200 Người lập Kế toán trưởng CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung phức tạp và có vai trò vô cùng quan trọng trong kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung. Nguyên nhân là do giá thành sản xuất là yếu tố tổng hợp cho thấy hiệu quả của việc quản lý chi phí cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Việc hạch toán đúng giá thành sản xuất một phần thể hiện doanh nghiệp đã phản ánh đúng các chi phí đã bỏ ra và hiệu quả đạt được có khả quan hay không. Thực hiện tốt phần hành này trên cơ sở tập hợp đầy đủ chi phí, xử lý và hạch toán kịp thời từ đó tính toán giá thành sản phẩm chính xác góp phần hỗ trợ rất tích cực cho ban Giám đốc trong việc ra quyết định quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nói chung, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí. Trong thời gian ở công ty cồ phần INDECO với tư cách sinh viên thực tập, em đã được tiếp xúc và học hỏi các công việc, phần hành trong bộ phận kế toán của công ty trong đó có phần hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với những trải nghiệm đó và kiến thức được học từ trường lớp, em xin mạnh dạn có ý kiến đóng góp về công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty nói riêng như sau: 3.1.1. Về ưu điểm 3.1.1.1. Về công tác tổ chức phần hành Công ty cổ phần INDECO lựa chọn hạch toán kế toán theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 do bộ trưởng BTC ban hành nên số lượng tài khoản, chứng từ , số sách đều đầy đủ. Tuy quy mô của công ty vẫn nằm trong trường hợp công ty vừa và nhỏ, nhưng đối với sự phong phú và phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc lựa chọn QĐ 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006 là hoàn toàn đúng đắn. Theo đó, các chi phí phát sinh cấu thành nên giá thành sản phẩm sẽ được tập hợp vào các tài khoản 621; 622; 623; 627, đảm bảo cho yêu cầu hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phức tạp. Theo đó, số lượng sổ sách, chứng từ trong công ty cũng đầy đủ và có quy trình luân chuyển hợp lý. Công tác tổ chức ở công ty nhìn chung là hợp lý. Mô hình trực tuyến- chức năng phù hợp với việc các nhân viên trong bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công tác hạch toán, đặc biệt là khi phần hành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần đến sự phối hợp và là kết quả của mọi hoạt động, mọi phần hành khác. Điều này phải xuất phát từ yếu tố đầu tiên là việc phân chia công việc theo các phần hành đều khá chính xác. Các nhân viên kế toán của công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm nên các công việc diễn ra không bị chồng chéo và vẫn đảm bảo chứng từ được cập nhật đầy đủ, hay nói cách khác, công việc ở phòng kế toán được chuyên môn hóa một cách hợp lý. Các chứng từ gốc phát sinh tại công trường được kế toán công trường tập hợp và bảo quản, sau đó gửi về phòng kế toán sớm nhất có thể nên hạn chế việc đình trệ trong hạch toán. Bộ phận kế toán của công ty lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung dưới sự trợ giúp của phần mềm kế toán Fast Accounting. Việc sử dụng phần mềm đã làm giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên kế toán rất nhiều, từ đó nhân viên kế toán có điều kiện tập trung vào chuyên môn cũng như nâng cao hiệu quả công việc. Phần mềm kế toán Fast có cung cấp gần như đầy đủ các loại bảng biểu, sổ sách mà hình thức Nhật ký chung bao gồm và tuân thủ theo đúng mẫu quy định của BTC. Tuy nhiên các nhân viên vẫn luôn chú ý vào việc nhập số liệu để đảm bảo không xảy ra sai sót, hoặc có thể phát hiện các sai sót nếu có một cách kịp thời. Bên cạnh đó, phần mềm Fast cũng cho phép in các loại sổ ra để có thể dễ dàng bảo quản, lưu trữ, đồng thời đảm bảo an toàn hơn về số liệu nếu như máy tính hoặc phần mềm gặp lỗi. Một trong những yếu tố giúp cho công việc kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được diễn ra thuận lợi, đúng hướng là lựa chọn đúng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá. Như đã phân tích ở phần trên, sản phẩm xây lắp là loại sản phẩm có những đặc thù riêng biệt, đơn chiếc nên việc xác định đối tượng tính giá là từng công trình, hạng mục công trình là hoàn toàn hợp lý. Điều này tác động không nhỏ tới việc hạch toán vì giúp tăng hiệu quả trong quản lý chi phí, xử lý số liệu. Bất kỳ chi phí nào phát sinh cho công trình nào thì tập hợp vào giá thành của công trình đó. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cũng góp phần tạo thuận lợi cho công tác tính giá. Công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản, như việc hạch toán chi phí sửa chữa máy thi công nếu như xảy ra bất thường thì chỉ những khoản chi phí nào dưới mười triệu đồng mới được ghi nhận là chi phí sửa chữa thường xuyên. Quy định này là tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng và trọng yếu, nhằm đảm bảo các chi phí phát sinh được ghi nhận đúng bản chất và không làm ảnh hưởng tới kết quả của kỳ báo cáo sau. Phòng kế toán và các phòng ban khác đều có sự hợp tác chặt chẽ nên công tác thu thập chứng từ luôn đảm bảo kịp thời, không bị đình trệ. 3.1.1.2. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hầu hết các chi phí trong quá trình thi công đều đã được bộ phận kỹ thuật và phòng kế toán dự toán từ trước, các khoản chênh lệch đáng kể đều được phát hiện và bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm giải trình trước ban Giám đốc. Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất của công ty được kiểm soát khá chặt chẽ, từ khâu nhận dự án, lập dự toán tới khâu kết thúc, thanh lý hợp đồng. Về tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Chi phí NVL là một yếu tố chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, vì vậy việc kiểm soát chi phí NVL là vấn đề rất được công ty quan tâm. Có thể thấy quy trình luân chuyển chứng từ về NVL rất chặt chẽ, phải đảm bảo có được sự đồng ý của nhiều bên, bắt đầu từ xin cấp NVL, xin tạm ứng mua NVL, xuất kho NVL…đều phải theo một quy trình cụ thể. Tất cả các chứng từ phát sinh liên quan đều được lập, lưu trữ và bảo quản nhanh chóng, và thường được giao cho kế toán công trường ngay khi hoàn thành công việc, các chứng từ cần lập nhiều liên để bộ phận kỹ thuật hoặc người thực hiện giữ cũng được lập đầy đủ. Phương pháp giao khoán thẳng cho Đội xây lắp thực hiện tất cả các công việc có liên quan như mua NVL, thuê nhân công, kiểm soát chi phí cũng phần nào tác động đến tinh thần tự giác của người lao động, giúp hạn chế thất thoát, biển thủ, gian lận trong việc thu mua, bảo quản NVL và kiểm soát tốt chi phí. Công tác dự toán trước khi thi công góp phần làm cho NVL không bị ứ đọng, đồng thời do các công trình xây lắp thường ở xa trụ sở công ty, NVL được mua cũng được thường được chuyển tới ngay chân công trình nên tiết kiệm được chi phí bảo quản, đảm bảo chất liệu vật liệu. Về tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Do tính chất thay đổi địa điểm thường xuyên và phải đi xa của ngành xây lắp nên việc thuê thêm lao động mùa vụ là việc làm hết sức hợp lý. Hiện công ty có hai loại lao động: lao động biên chế của công ty được tính lương theo thời gian và lao động thời vụ tính lương theo sản phẩm, là khối lượng công việc khi ký hợp đồng giao khoán. Điều này dẫn đến việc khác nhau khi tính toán lương của hai nhóm đối tượng này, tuy nhiên cách tính lương của công ty khá đơn giản nên không gây trở ngại cho hoạt động kế toán. Hơn nữa, đây còn là quy định hợp lý nhằm phát huy tối đa tinh thần của người lao động: với nhân viên bên ngoài thì chọn giao khoán để họ có trách nhiệm với công việc của mình, và để tạo điều kiện thuận lợi cho đội xây lắp phân công công việc trong đội. Công ty chỉ đóng BHXH cho những công nhân thuộc biên chế, còn các đối tượng thuê ngoài thì phần trích theo lương được cộng trực tiếp ngay vào tiền lương. Các chứng từ về tiền lương, tiền công, hợp đồng thuê lao động đều được lập đúng mẫu, đúng yêu cầu và hợp lệ sau đó được chuyển đầy đủ đến bộ phận kế toán. Về tập hợp chi phí máy thi công Tương tự như chi phí NCTT, việc sử dụng máy thi công được giao hoàn toàn cho đội xây lắp quyết định sau khi đã được công ty giao khoán hợp đồng. Máy thi công cũng có thể được chuyển đến từ công ty hoặc đội tự tiến hành liên hệ để thuê. Việc kết hợp hai hình thức máy này sẽ giúp giảm bớt những chi phí vận chuyển, bảo quản nếu như công trình ở cách xa công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng máy trong trường hợp việc thuê máy đi kèm với thuê người điều khiển. Các chứng từ phát sinh liên quan đến máy thi công như Nhật trình máy, hợp đồng thuê máy, các hóa đơn mua ngoài…đều được tập hợp đầy đủ để chuyển qua phòng kế toán. Tài khoản 623 được chi tiết thành sáu tài khoản cấp hai tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, phân loại chi phí. Về tập hợp chi phí sản xuất chung: Tương tự như chi phí máy thi công, TK 627 cũng được chi tiết thành sáu tài khoản cấp hai nên việc hạch toán có nhiều thuận lợi. Các loại chứng từ phát sinh cũng được tập hợp đầy đủ và chuyển lên phòng kế toán. Về đánh giá sản phẩm dở dang: Việc làm rõ các trường hợp đánh giá dở dang có ý nghĩa rât lớn trong khâu tính giá thành. Theo trên đã trình bày, sản phẩm dở dang của công ty là giá trị bên nợ TK 154 ở thời điểm cuối kỳ thể hiện phần công trình chưa hoàn thành hoặc chưa được nghiệm thu, bàn giao. Cách đánh giá yếu tố này vừa đơn giản vừa khoa học, tạo nhiều thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm trong kỳ. 3.1.2. Nhược điểm Tuy công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty có nhiều ưu điểm song không thể tránh được những mặt hạn chế. 3.1.2.1. Về công tác tổ chức hạch toán Đặc điểm nổi bật nhất trong việc tổ chức bộ máy kế toán của ngành xây lắp so với các ngành khác là vai trò của kế toán công trường, các kế toán viên là những người thực hiện việc cập nhật chứng từ và ghi sổ chỉ nhận biết được sự phát sinh của nghiệp vụ sau khi nghiệp vụ đã xảy ra một thời gian. Có thể nói kế toán công trường là cầu nối giữa các vấn đề tài chính phát sinh giữa đội xây lắp và phòng kế toán của công ty. Tuy nhiên không phải lúc nào kế toán công trường cũng làm tốt phần việc của mình. Theo quy định, kế toán công trường thường phải ở lại ngay tại công trường. Tuy nhiên với những công trình trong địa bàn tỉnh, đôi khi kế toán công trường chi đến để lấy chứng từ, còn với những công trình ở xa thì việc gửi chứng từ về phòng kế toán lại chậm trễ gây gián đoạn đến công tác hạch toán. Chứng từ trong công ty được luân chuyển theo quy định, tuy nhiên có những trường hợp các nhân viên dựa trên mối quan hệ cá nhân mà bỏ qua một số thủ tục cần thiết, sau này mới bổ sung thêm, ví dụ giấy xin tạm ứng không có đủ chữ ký… Một số nhân viên ở các bộ phận đi thực hiện nhiệm vụ có phát sinh chi phí nhưng quên không lấy hóa đơn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty. Tại công trường không có sự xác định rõ ràng vai trò của thủ kho. Người quản lý kho, hay quản lý vật liệu ở công trường thường là một thành viên trong đội được cử thực hiện nhiệm vụ này, và cũng có thể được thay đổi thường xuyên. Do đó, sự phân công phân nhiệm không được đảm bảo dễ dẫn đến gian lận, thất thoát NVL. Công ty cổ phần INDECO có thực hiện giao khoán cho đội xây lắp sau khi kí kết hợp đồng và các bản dự toán kỹ thuật, dự toán chi phí được duyệt. Tuy nhiên, tính chất khoán gọn ở đây chưa được khai thác triệt để. Công ty mới dừng lại đơn thuẩn ở việc phân công công việc cho các đội mà không trao cho Đội xây dựng toàn bộ quyền hạn và nghĩa vụ, vì vậy không khai thác hết được sự độc lập, tính chịu trách nhiệm trong công nhân. Có thể thấy, Đội xây dựng không được khuyến khích hay chịu áp lực về việc phải tiết kiệm chi phí và làm tốt các công việc một cách tối đa, vì trách nhiệm và lợi ích chính từ công trình vẫn nằm ở công ty. Điều này kéo theo việc tổ chức hạch toán không có nhiều khác biệt so với việc nếu công ty không giao khoán. 3.1.2.2. Về công tác tập hợp các khoản chi phí Các khoản chi phí phát sinh luôn được cập nhật và xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời..là do công tác tổ chức tập hợp chi phí được thực hiện bài bản, khoa học. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định: Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Việc tính giá NVL xuất kho theo giá bình quân tháng đôi khi rất gây ảnh hưởng tới tốc độ hạch toán chi phí do kế toán phải chờ tới cuối tháng mới có thể tính được giá xuất kho bình quân. Việc công ty thực hiện giao khoán dự án cho đội xây lắp một phần làm tăng ý thức tiết kiệm, tự chủ của đội, nhưng cũng có thế khiến cho công nhân giảm bớt NVL hoặc dùng các NVL kém phẩm chất hơn nhằm hưởng lợi từ chênh lệch giá mua và giá giao khoán gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Các loại NVL như cát, đá, xi măng..nếu dùng không hết rất ít khi được mang nhập lại kho, và thực tế là việc nhập lại là rất khó do đặc điểm vật lý và kho bãi của loại vật liệu này. Điều này vừa gây lãng phí, vừa làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không đúng giá trị, do lượng NVL dùng thực tế ít hơn lượng xuất dùng. Đối với những trường hợp NVL được chuyển tới chân công trình, theo nguyên tắc của công ty, kế toán vẫn phải lập phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để thuận tiện cho công tác hạch toán. Tuy nhiên, do sự vắng mặt hoặc do chờ đến cuối ngày để cộng dồn NVL nên đôi khi kế toán công trường đã bỏ sót việc ghi nhận số NVL trong ngày. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc tính lương của công nhân và quản lý công trường được dựa trên bảng chấm công nên đến ngày cuối tháng mới có thể có được, vì vậy việc tính lương của tháng này thường bị dồn sang tháng sau. Kế toán công trường đôi lúc không có mặt ở công trường gây ảnh hưởng tới công tác chấm công cho bộ phận quản lý công trường, đồng thời làm giảm tính kỷ luật trong công nhân. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công đôi khi được hạch toán ngay vào TK chi phí NCTT, tuy không làm ảnh hưởng đến tổng chi phí nhưng các khoản mục đã bị phản ánh sai bản chất. Nhân viên kế toán tiền lương chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nên việc lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vẫn gặp nhầm lẫn, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp của công ty vẫn được đưa vào chi phí NCTT. Chưa có các chính sách khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm NVL, bảo vệ tài sản công ty. Về hạch toán chi phí MTC: Đối với chi phí khấu hao MTC, công ty có quy định nếu như trong tháng mà MTC đó chỉ sử dụng cho một công trình thì toàn bộ chi phí khấu hao trong tháng đó đều được tính hết vào chi phí MTC của công trình này. Tuy nhiên trên thực tế, có thể số giờ chạy máy rất ít nhưng lại phải chịu một khoản chi phí lớn, điều này làm tăng chi phí cũng như không phản ánh đúng bản chất chi phí của sản phẩm. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: Vấn đề rõ ràng là khi NVL, CCDC được xuất dùng chung cho nhiều công trình thì chi phí SXC cần phải được phân bổ. Tiêu thức phân bổ hợp lý là giá trị công trình, hoặc giá trị phần công trình mà NVL, CCDC đó tham gia hoạt động. Kế toán viên đôi khi đã sử dụng những tiêu thức không hợp lý như chi phí NVL TT… Kế toán công ty cũng không quan tâm nhiều đến việc hạch toán các chi phí bảo hành công trình. Thường loại chi phí này được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ, nhưng nếu xảy ra việc sửa chữa, bảo hành công trình thì sẽ gây khó khăn cho việc hạch toán vì khoản bảo hành này đã được xử lý. Các vấn đề về thiệt hại chưa được quan tâm đúng mức, Khi có phát sinh thiệt hại, kế toán thường ghi nhận ngay vào chi phí chung của công trình đó. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao cũng như chủ động có được các cơ hội trong tương lai và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng thì rất cần thiết phát triển phân hệ kế toán quản trị, tuy nhiên công ty chưa chú trọng vấn đề này, các hợp đồng của công ty chủ yếu có được dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ, và được bộ phận kế toán hạch toán, ghi sổ mà không có chiến lược cũng như phân tích. Công ty nên chú trọng đến kế toán quản trị hơn. 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Mục tiêu của công ty là trở thành đơn vị có uy tín trong mắt các chủ đầu tư không những trên địa bàn tỉnh, địa bàn các tỉnh phía Bắc mà còn là trên địa bàn cả nước, trên cơ sở đó mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Vì vậy, công ty càng cần chú trọng khắc phục những nhược điểm trong hoạt động để có được hiệu quả kinh doanh tốt hơn, trước hết là hướng đến hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cơ sở để quản lý tốt chi phí là phải tính đúng, nhờ vậy giá thành mới được phản ánh đúng, nhờ đó việc phân tích hoạt động kinh doanh và các thông tin mà nó đem lại mới đáng tin cậy, đây cũng là tiền đề cho việc thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Điều này cũng hỗ trợ đắc lực cho việc tham gia đấu thầu sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, có như vậy mới nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do đó, việc hoàn thiện công tác kế toán trong hoạt động kinh doanh của công ty là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó cần phải chủ động xem xét toàn diện các mặt, không những chỉ trong bộ phận kế toán mà còn phải có các biện pháp lâu dài trên quy mô toàn công ty, như tiết kiệm vật tư, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công, tiết kiệm các chi phí sản xuất chung…Bên cạnh đó, công tác kế toán cũng cần phải đảm bảo: Các chi phí được phản ánh đầy đủ, kịp thời, tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Giá thành công trình là hợp lý trên cơ sở các chi phí dự toán, qua đó đánh giá được chất lượng công trình, hiệu quả công việc.. Em xin đề xuất một số giải pháp trong phần dưới đây. Công tác hoàn thiện này trước hết phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý của công ty, tuân thủ các quy định của Nhà nước, các văn bản pháp luật cũng như hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của công ty. 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần INDECO. 3.2.1. Về xác định đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 3.2.1.1. Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất Công ty cổ phần INDECO xác định đối tượng để hạch toán chi phí là công trình, hạng mục công trình rất hiệu quả cho việc xác định và tập hợp chi phí. Công ty cũng thực hiện hình thức khoán gọn cho các đội xây lắp, nghĩa là việc quản lý chi phí, thu mua, thuê ngoài máy móc, thiết bị, nhân công, NVL .. đều thuộc quyền hạn của đội, không liên quan tới các hoạt động khác của công ty. Do đó, trong trường hợp một đội có thể cùng lúc thi công hai hay nhiều công trình, trên cơ sở giao khoán thì có thể chọn đối tượng hạch toán chi phí là các đội xây lắp, trong đó lại tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Tuy trong trường hợp mỗi đội chỉ nhận khoán một công trình thì việc lựa chọn đối tượng kế toán là từng công trình hay từng đội xây lắp không có nhiều khác biệt, nhưng khi quy mô mở rộng, mỗi đội chịu trách nhiệm nhiều công trình thì việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí là đội xây lắp sẽ có nhiều thuận lợi. 3.2.1.2. Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong trường hợp đối tượng kế toán chi phí là từng công trình, hạng mục công trình thì phương pháp xác định chi phí trực tiếp là hoàn toàn phù hợp, công việc tập hợp chi phí cũng không quá khó khăn cho nhân viên thực hiện. Tuy nhiên cách tính này mới chỉ là cách tính sau khi các yếu tố chi phí đã thực sự phát sinh,và giá thành được tính từ phương pháp này là giá thành thực tế. Kế toán viên nên xem xét tới nhiều phương pháp tính giá thành khác trong giai đoạn lập dự toán như tính bằng giá trị dự toán sản phẩm xây lắp trừ đi lãi định mức hay lãi mong muốn…Việc này không liên quan trực tiếp đến công tác hạch toán kế toán tài chính, nhưng giúp ích rất lớn trong việc lập giá, đối chiếu, đánh giá kết quả thực hiện và mở rộng sang phân hệ kế toán quản trị. Có thể thấy giá thành theo phương pháp thực tế có chức năng bù đắp các chi phí phát sinh, trong khi giá thành dự toán có vai trò trong lập giá và đánh giá hiệu quả. Việc xem xét nhiều phương pháp tính giá thành giúp cho nhà quản lý có được cái nhìn rõ nét hơn về các mặt của dự án, đồng thời hỗ trợ quá trình ra quyết định. Công ty nên triệt để sử dụng hình thức khoán gọn xây lắp, nghĩa là trao toàn quyền quyết định cho Đội xây lắp và chỉ giữa lại giá trị phần trăm công trình. Điều này khiến cho lợi ích của cả Đội gắn liền với kết quả công trình nên hiệu quả công việc đạt cao hơn, nhân công tiết kiệm tối đa chi phí để nâng cao lợi nhuận, tinh thần trách nhiệm của công nhân được củng cố. Theo đó, công tác hạch toán đối với loại hình khoán gọn cũng giảm bớt được một phần công việc. Trong trường hợp này, tài khoản chính được sử dụng là TK 141 – Tạm ứng. Cụ thể, khi tạm ứng chi phí để thực hiện khối lượng công việc giao khoán, kế toán hạch toán: Nợ TK 141 Có TK 111, 112, 152…. Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, hạch toán: Nợ TK 621, 622, 623, 627 Nợ TK 133 Có TK 141 Như vậy, công việc kế toán có thể giảm bớt tình trạng dồn ứ vào cuối kỳ kế toán. 3.2.2. Về tài khoản, chứng từ và luân chuyển chứng từ. Với đặc điểm nơi diễn ra hoạt động xây lắp cách xa công ty, việc chứng từ được chuyển tới công ty chậm vài ngày là không thể tránh khỏi. Đặc biệt các nghiệp vụ liên quan đến xuất NVL và tính lương cũng dồn vào cuối tháng nên khối lượng công việc bị dồn ép nhiều. Công ty nên có chính sách quy định cụ thể số ngày phải chuyển chứng từ về, vừa đảm bảo an toàn, không bị thất lạc, vừa đáp ứng được yêu cầu cập nhật số liệu của kế toán. Sắp xếp để nhận chứng từ từ các công trình trong các ngày so le nhau để nâng cao hiệu quả công việc. Yêu cầu tất cả các nhân viên trong các bộ phận của công ty đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định về lập, xét duyệt chứng từ. Lập các chứng từ phải đúng theo mẫu của BTC quy định hoặc mẫu do công ty hướng dẫn, phải thật sự có được sự phê duyệt của những người có thẩm quyền, tránh làm đại khái. Khi các nhân viên thực hiện công việc của công ty ở bên ngoài công ty mà phát sinh chi phí thì phải lấy hóa đơn về làm căn cứ ghi sổ. Hệ thống tài khoản của công ty là tương đối đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu ghi chép, hạch toán của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc mở các tài khoản chi tiết được thực hiện linh động, hợp lý và được nhập vào khai báo trong phần mềm máy tính. Đối với TK 623, 627 nên theo dõi trên các TK cấp hai trước khi mở chi tiết cho đối tượng là các công trình, hạng mục công trình vì đối tượng chi phí của khoản mục này khá rộng. 3.2.3. Về hạch toán chi tiết Hạch toán chi tiết NVL: Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá NVL xuất kho. Có thể chuyển từ bình quân tháng sang giá thực tế đích danh. Vì hầu như NVL được mua trên cơ sở dự toán trước đó, NVL được chuyển đến công trường là sẽ được sử dụng ngay, hoặc thời gian chờ đợi rất ngắn, thời gian lưu kho không nhiều. Vì vậy, sử dụng phương pháp nhập trước-xuất trước hay nhập sau-xuất trước đều có nhiều bất cập. Việc lập các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho trong trường hợp NVL được vận chuyển đến chân công trình là cần thiết. Đây là công việc do phòng kế toán làm, nhưng kế toán công trường phải có nhiệm vụ cập nhật, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh để theo dõi đúng số NVL mua, xuất dùng. Có thể đợi đến cuối ngày để tập hợp các NVL cùng loại, nhưng vẫn cần phải ghi chép đầy đủ mỗi khi phát sinh nghiệp vụ. Lưu giữ hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận..để làm căn cứ lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho khi về công ty. Ngoài ra công ty nên sử dụng các loại NVL có thể sử dụng được ở địa phương nơi diễn ra hoạt động xây lắp, giảm tối đa các hao hụt trong quá trình vận chuyển. Khi lập dự toán cần chú ý tới biến động giá cả trên thị trường để tránh dự toán và thực tế bị sai lệch nhiều, đồng thời phải chọn nhà cung ứng chất lượng đạt yêu cầu và giá bán hợp lý. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Cần phải xác định rõ các yếu tố cấu thành nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, tránh hạch toán lương của bộ phận quản lý, lương công nhân điều khiển máy và các khoản trích theo lương của bộ phận lao động này vào tài khoản 622. Đặc biệt là các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp cũng không được hạch toán vào TK 622. Việc thay đổi cách tính lương theo hệ số như hiện nay đã tạo ra nhiều thuận lợi trong hạch toán, đặc biệt là trong trường hợp tính các khoản trích theo lương theo đúng quy định. Đối với trường hợp giao khoán gọn, công ty có thể căn cứ vào dự toán để giao khoán trực tiếp cho Đội số tiền lương nhân công, theo đó đơn giá tiền công có thể tính bằng = Tổng số tiền giao khoán / tổng số công của đội ; Lương công nhân = Đơn giá x số ngày công. Cách tính này đơn giản và thuận lợi trong trường hợp giao nhận khoán gọn. Công ty cần nhanh chóng khai báo thêm khoản mục trợ cấp thất nghiệp trong các khoản trích theo lương trong phần mềm kế toán, hạn chế các bảng tính lương phải làm trên Micosoft Excel như hiện nay để đảm bảo hệ thống kế toán luôn hoạt động thông suốt. Tại ngày cuối cùng của tháng, sau khi có kết quả chấm công nên nhanh chóng gửi các giấy tờ này về phòng kế toán của công ty ngay khi có thể, tránh tình trạng dồn việc hoặc đình trệ trong công tác kế toán. Nên có chính sách khen thưởng với những người có ý thức làm việc tốt hoặc xử phạt hợp lý đối với những người tự ý nghỉ, không có tinh thần làm việc… để củng cố tinh thần làm việc của công nhân. Về hạch toán chi phí máy thi công Cần xác định rõ các chi phí phát sinh và phân loại vào đúng các đối tượng cấu thành chi phí máy thi công. Tránh tình trạng hạch toán chi phí lương công nhân điều khiển máy vào TK 622. Chi phí khấu hao MTC cần được phân bổ hợp lý, góp phần phản ánh đúng bản chất chi phí của sản phẩm. Có chế độ sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công hợp lý, đặc biệt là sau mỗi lần tham gia hoạt động ở công trình. Về hạch toán chi phí sản xuất chung Cần lựa chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình, có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ là giá trị của công trình. Xác định, làm rõ các thiệt hại trong xây lắp và truy cứu trách nhiệm nếu có trước khi hạch toán vào chi phí trong kỳ. Các biện pháp trên đây tuy tương đối đơn giản nhưng cần phải được thực hiện đồng bộ. Trên cơ sở hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, cần phải hoàn thiện công tác quản lý nói chung ở công ty. Chủ trương thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động và có sự đồng lòng nhất trí của các cá nhân, bộ phận trong công ty. Thực hiện đồng bộ những việc này sẽ có tác động tích cực tới công tác kế toán và hoạt động kinh doanh của công ty. KẾT LUẬN Hạch toán kế toán là một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, trong đó việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng bởi nó không những cung cấp thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mà còn thể hiện kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng chi phí trong công tác quản lý của công ty, điều này càng có ý nghĩa hơn với loại sản phẩm có tính chất đặc thù như ngành xây lắp. Để công việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện đúng cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả các phần hành trước đó, đảm bảo các số liệu được cập nhật phải chính xác và ghi nhận đúng bản chất. Đây có thể xem như khâu quan trọng tạo ra sản phẩm của hệ thống nghiệp vụ kế toán. Trong thời gian thực tập, tìm hiểu tại công cổ phần INDECO, em đã được tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Em nhận thấy công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán theo đúng quy định tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế do đặc thù của hoạt động xây lắp. Với những kiến thức đã được học và phân tích thực tế, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến của mình nhằm góp phần tăng cường hiệu quả trong bộ phận kế toán cũng như hiệu quả quản lý của công ty với mong muốn đóng góp một phần kiến thức đã được học vào thực tiễn. Do thời gian tìm hiểu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của cô và các anh chị phòng Tài chính – Kế toán của công ty để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên công ty cổ phần INDECO đã giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Đặng Thị Loan, Giáo trình : Kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2009. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. Tài liệu phòng kế toán Công ty Cổ phần INDECO. Số liệu phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư công ty Cổ phần INDECO Website: www.tapchiketoan.com.vn www.giaxaydung.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Công cụ dụng cụ CTCP Công ty cổ phần DDCK Dở dang cuối kỳ DDĐK Dở dang đầu kỳ GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho KL Khối lượng KPCĐ Kinh phí công đoàn LNST Lợi nhuận sau thuế MTC Máy thi công NCTT Nhân công trực tiếp NTN Ngô Thì Nhậm NVL Nguyên vật liệu SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TCTN Trợ cấp thất nghiệp TSCĐ Tài sản cố định XL Xây lắp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo65 .doc
Tài liệu liên quan