Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 3 1.1.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3 1.1.1Mặt hàng nhập khẩu: 3 1.1.2.Thị trường nhập khẩu: 6 1.1.3.Phương thức thanh toán: 8 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 10 1.2.1.Nghiên cứu thị trường,lựa chọn nguồn cung cấp và xây dựng phương án kinh doanh. 10 1.2.1.1.Nghiên cứu thị trường nhập khẩu: 10 1.2.1.2.Lựa chọn nguồn cung cấp trong nhập khẩu hàng hóa. 10 1.2.1.3.Xây dựng phương án kinh doanh. 11 1.2.2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng 12 1.2.4.1.Xin giấy phép nhập khầu 13 1.2.4.2.Mở L/C 14 1.2.4.3.Làm thủ tục hải quan 15 1.2.4.4.Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu 15 1.2.4.5.Thanh toán 16 1.2.4.6.Khiếu nại 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TỂ VIỆT NAM 18 2.1.THỦ TUC, CHỨNG TỪ 18 2.1.1. Trình tự và và thủ tục nhập khẩu trực tiếp 18 2.1.1.1.Lập phương án kinh doanh 18 2.1.1.2.Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 19 2.1.1.3.Xin giấy phép nhập khẩu 20 2.1.1.4.Mở L/C 21 2.1.1.5.Làm thủ tục hải quan 22 2.1.1.6.Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu. 24 2.1.1.7.Thanh toán tiền hàng 25 2.1.1.8.Khiếu nại (Nếu có) 26 2.1.2. Chứng từ sử dụng 26 2.2.Kế toán chi tiết 40 2.3. Kế toán tổng hợp 44 CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 47 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nhập khẩu tại công ty và phương hướng hoàn thiện 47 3.1.1.Ưu điểm 47 3.1.2. Nhược điểm 48 3.2.các giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam 49 3.2.1.Về công tác quản lý nhập khẩu: 49 3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán: 50 KẾT LUẬN 55

doc68 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng chính phủ công ty phải có nghĩa vụ xin giấy phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu do cục quản lý Dược-Bộ y tế Việt Nam cấp, đây là bộ trực tiếp quản lý việc cấp giấy phép nhập khẩu cho công ty. Theo quy định về hạn sử dụng của Bộ Y tế thì khi nhập khẩu thuốc phải là thuốc mới sản xuất, hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam tối thiểu là 18 tháng. Đối với thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 02 năm thì hạn dùng còn lại khi đến cảng Việt Nam tối thiểu là 12 thỏng. Cũn đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thuốc phải còn hạn dựng trờn 03 năm kể từ ngày đến cảng Việt Nam, đối với nguyên liệu có hạn dùng 3 năm hoặc dưới 3 năm thì ngày về đến cảng Việt Nam không được quá 06 tháng kể từ ngày sản xuất. Công ty thường phải làm thủ tục xin giấy phép theo đúng mẫu do cục quản lý Dược-Bộ y tế cấp. Giấy phép nhập khẩu hàng hóa được coi như giấy thông hành, là công cụ tốt cho cạnh tranh trên thị trường, công ty có thể bán với giá cao hơn do hàng hóa nhập khẩu hạn chế về số lượng. Việc xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa thường do phòng xuất nhập khẩu đảm nhiệm. 1.2.4.2.Mở L/C Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu mà công ty đó kí kết. Khi mở L/C công ty làm đơn xin mở thư tín dụng theo mẫu in sẵn của Ngân hàng. Sau khi hợp đồng được kí kết theo thời gian thảo thuận trong hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu hoặc phòng kế toán thường cử cán bộ đến ngân hàng thông thường là ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) làm đơn xin mở L/C. Trong đơn xin mở L/C,cỏn bộ công ty phải ghi rõ các điều kiên sau: Loại thư tín dụng cần mở Tên và địa chỉ người yêu cầu mở L/C Tên và địa chỉ người hưởng lợi Số tiền trong L/C được ghi bằng cả số và chữ Phần trăm sai lệch số tiền nếu có Điều kiện cơ sở giao hàng hóa Ngày và địa điểm hết hạn của L/C Thời hạn giao hàng Trong quá trình vận chuyển có được chuyển tải hay không và giao hàng từng phần hay không Miêu tả hàng hóa Nhận được đơn xin mở L/C, ngân hàng Vietcombank tiến hành xem xét và lập một thư tín dụng đúng theo yêu cầu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, đồng thời thông báo cho công ty biết việc mở L/C và thông báo cho ngân hàng của người xuất khẩu để chuyển thư tín đến cho người xuất khẩu Người xuất khẩu tiến hành kiểm tra L/C, nếu đúng với hợp đồng thì sau khi giao hàng xong sẽ lập một bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng, xuất trình thông qua ngân hàng của mình để chuyển cho Vietcombank yêu cầu thanh toán. Vietcombank kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với hợp đồng nhập khẩu thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, còn nếu không phù hợp Vietcombank có quyền từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Sau khi thanh toán cho nhà xuất khẩu Vietcombank sẽ đòi tiền thanh toán của công ty và chuyển bộ chứng từ thanh toán cho công ty sau khi nhận được tiền hoặc thế chấp thanh toán tiền. 1.2.4.3.Làm thủ tục hải quan Để chuẩn bị cho việc nhận hàng khi hàng về đến cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài, phòng xuất nhập khẩu sẽ cử người làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng đó. Việc làm thủ tục hải quan được tiến hành theo các bước sau: Khi tiến hành mở tờ khai hải quan thì công ty phải khai đầy đủ, chính xác tên , số lượng, chất lượng của hàng hóa mà công ty nhập khẩu lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục, giấy tờ. Tờ khai hải quan bao gồm những mục như tên hàng, quy cách phẩm chất của hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá trị hàng, tên và hình thức vận tải, xuất xứ của hàng hóa, tên và địa chỉ của người xuất khẩu, người nhập khẩu...Đồng thời, công ty sử dụng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu để kê khai và xác định rõ mã số hàng hóa, thuế suất, giỏ tớnh số thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp cho từng loại thuế và từng loại hàng hóa mà công ty nhập khẩu. Những chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan được lập theo luật hải quan và các quy định hiện hành của tổng cục hải quan bao gồm: - Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ( kèm phụ lục hải quan dùng để khai báo chi tiết hàng hóa khi tờ khai hải quan không thể hiện hết nội dung khai báo ): 02 bản chính - Hợp đồng thương mại (Invoice) 01 bản chính và 02 bản sao - Vận đơn đường biển (B/L) hoặc đường hàng không (AWB):01 bản sao - Bảng kê chi tiết hàng húa(Packing list):01 bản chính và 01 bản sao - Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of orgin): 01 bản chính - Giấy chứng nhận phân tích ( Certificate of anlysis): 01 bản chính - Thư tín dụng :01 bản sao Những chứng từ phải xuất trình: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty phải chịu phí trong quá trình kiểm tra hàng hóa và sau khi kiểm tra xong hải quan sẽ tính lại số thuế mà công ty đã tự tính xem đã đúng với lô hàng hay không và gửi cho công ty “ giấy thông báo thuế, phụ thu “ để thông báo số tiền thuế mà công ty phải nộp. Sau khi hoàn thành các thủ tục, công ty nộp thuế nhập khẩu (Đối với trường hợp phải nộp thuế ngay ) và hàng hóa được giải phóng dưới sự giám sát của hải quan 1.2.4.4.Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu Công ty thường nhận hàng theo đường biển và đường hàng không. Nhận hàng bằng đường biển:Do tính chất của hàng hóa là thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược nên công ty thường nhận hàng theo đường biển tại cảng Hải Phòng. Khi nhận được thông báo của hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, công ty đến để nhận lệnh giao hàng D/O. Hãng tàu sẽ giữ lại vận đơn gốc và giao cho người nhận 3 bản D/O Công ty phải đóng đủ phí lưu kho (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên bản Công ty mang biên bản nộp phí, 3 bản D/O cùng với invoice và packing list đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký nhậm D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu một bản D/O. Công ty mang hai bản D/O còn lại đến bộ phận kho. Bộ phận này giũ một khoản D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho công ty Sau khi làm những thủ tục trên để mở tờ khai hải quan thì công ty tiến hành kiểm tra hàng về chất lượng và chủng loại xem trong quá trình vận chuyển có hỏng hóc hay mất mát gỡ khụng Đối với những hàng hóa quen thuộc và thông thường thì công ty hay có cán bộ nghiệp vụ ở phòng xuất nhập khẩu và cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa. Còn đối với những hàng hóa không đầy một container thì rủi ro trong quá trình là rất lớn nên ngoài ra cũn cú thờm cán bộ cơ quan kiểm định của Việt Nam về hàng hóa nhập khẩu, công ty thường mời giám định của Vinacontrol. Khi xảy ra tổn thất hoặc hỏng hóc thỡ bờn cơ quan giám định sẽ lập biên bản kiểm tra hàng hóa và làm cơ sở pháp lý cho việc khiếu nại nếu xảy ra tranh chấp. Nhận hàng bằng đường hàng không: Nhập khẩu tại đường hàng không tại sân bay Nội Bài. Cán bộ công ty thường là cán bộ của phòng nhập khẩu phải mang theo giấy chứng minh thư, giấy giới thiệu và bộ chứng từ liên quan để nhận hàng tại sân bay. Công ty tiến hành kiểm tra hàng hóa tương tự như khi nhận hàng bằng đường biển. Nhiệm vụ nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu thường do cán bộ nghiệp vụ phòng xuất nhập khẩu và cán bộ bộ phận kho đảm nhiệm. 1.2.4.5.Thanh toán Công ty thường sử dụng hai phương thức thanh toán là điện chuyển tiền(T/T-Telegram Transfer)và phương thức tín dụng chứng từ (T/C-Letter Of Credit). Hình thức thanh toán phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ của công ty với đối tác. Công việc thanh toán này thường do phòng nhập khẩu kết hợp với phòng tài chính kế toán thực hiện. 1.2.4.6.Khiếu nại Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng công ty rất cố gắng để không xảy ra tranh chấp, khiếu nại. Thời hạn khiếu nại thường là 30 ngày kể từ khi tàu cập cảng Việt Nam đối với khiếu nại về số lượng hàng nhập khẩu và 60 ngày đối với khiếu nại về chất lượng sản phẩm. Việc phát hiện ra những trường hợp gây ra những khiếu nại thường do phòng xuất nhập khẩu và bộ phận kho đảm nhiệm. Trong trường hợp có khiếu nại xảy ra thì sẽ do phòng xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế đảm nhiệm chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại bao gồm: Chứng từ giám định tổn thất về số lượng, chất lượng. 01 bộ chứng từ giao hàng bản chính. 01 hóa đơn thương mại, 01 vận đơn, 01 bản kê khai đúng kiờn, 01 chứng nhận phẩm chất nếu cần thiết. Giải quyết khiếu nại công ty có thể yêu cầu bồi thường, giao bù nếu hàng thiếu, giảm giá nếu hàng kém chất lượng nguyên nhân do bên bán. Nếu cỏc bờn là hãng bảo hiểm, vận tải và bên giám định là các bên bị khiếu nại thì công ty sẽ giải quyết tùy trường hợp cụ thể ghi trong hợp đồng với cỏc bờn. Thông thường việc khiếu nại thường được giải quyết ổn thỏa giữa công ty và bên bị khiếu nại mà không phải đưa ra trọng tài hoặc tòa án để xét xử. Trong chương I đó nờu sơ bộ về mặt hàng khẩu, thị trường nhập khẩu cũng như các chức năng nhiệm vụ của các cá nhân bộ phận trong công ty liên quan đến công tác ký kết hợp đồng nhập khẩu, tổ chức giao nhận, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, thanh toán hoàn hóa nhập khẩu,...để thấy được tổng quan của công ty và quy trình nhập khẩu của công ty. Tiếp theo chuyên đề thực tập, chương II em xin trình bày về thực trạng kế toán tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam để thấy rõ hơn về quy trình luân chuyển thủ tục chứng từ cũng như là cách ghi sổ của công ty. Từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm về thực trạng kế toán của công ty và tìm ra phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TỂ VIỆT NAM 2.1.THỦ TUC, CHỨNG TỪ 2.1.1. Trình tự và và thủ tục nhập khẩu trực tiếp Quy trình nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhập khẩu trực tiếp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam được khái quát bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Quy trình nhập khẩu trực tiếp hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX-VN Lập phương án kinh doanh Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng Xin giấy phép nhập khẩu Mở L/C Khiếu nại (nếu có) Thanh toán tiền hàng Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu Làm thủ tục hải quan . Việc lập phương án kinh doanh do phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế của công ty đảm trách để tìm ra thị trường và mặt hàng nhập khẩu tốt. Từ đó, dự kiến kế hoạch kinh doanh cũng như định hướng phát triển cho những năm tiếp theo. Sau khi lập xong phương án kinh doanh, phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế dựa vào đó để giao dịch, đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng. Đây cũng là một khâu quan trọng đòi hỏi sự khéo léo, hiểu biết, thông minh để khâu giao dịch đàm phán thành công để có được một hợp đồng có lợi cho công ty. Sau đó, phòng xuất nhập khẩu cử người đi xin giấy phép nhập khẩu. Tiếp đến, công ty cử người ở phòng kế toán hoặc phòng xuất nhập khẩu đến ngân hàng, thường là ngân hàng ngoại thương Việt Nam để mở L/C. Sau khi mở L/C, để chuẩn bị cho việc nhận hàng khi hàng về đến cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài, phòng xuất nhập khẩu sẽ cử người làm thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng đó. Đối với những hàng hóa quen thuộc và thông thường thì công ty hay có cán bộ nghiệp vụ ở phòng xuất nhập khẩu và cán bộ hải quan kiểm tra hàng hóa. Còn đối với những hàng hóa không đầy một container thì rủi ro trong quá trình là rất lớn nên ngoài ra cũn cú thờm cán bộ cơ quan kiểm định của Việt Nam về hàng hóa nhập khẩu, công ty thường mời giám định của Vinacontrol. Khi xảy ra tổn thất hoặc hỏng hóc thỡ bờn cơ quan giám định sẽ lập biên bản kiểm tra hàng hóa và làm cơ sở pháp lý cho việc khiếu nại nếu xảy ra tranh chấp. Sau việc nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu, nếu không có vấn đề gì xảy ra với hàng hóa nhập khẩu, công ty sẽ cử cán bộ phòng nhập khẩu kết hợp với phòng tài chính kế toán thực hiện công việc thanh toán tiền hàng. Công ty thường sử dụng hai phương thức thanh toán là điện chuyển tiền(T/T-Telegram Transfer)và phương thức tín dụng chứng từ (T/C-Letter Of Credit). Trong trường hợp có khiếu nại xảy ra thì sẽ do phòng xuất nhập khẩu và phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế đảm nhiệm chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và giải quyết khiếu nại 2.1.2. Chứng từ sử dụng Bộ chứng từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam gồm: Hợp đồng nhập khẩu (Sales contract): Đây là chứng từ xác định mối quan hệ thương mại giữa bên mua và bên bán. Cụ thể hơn tại công ty đây là chứng từ xác định mối quan hệ thương mại giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Đây là một chứng từ quan trọng để xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ các bên trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Hóa đơn thương mại (Comercial invoice) Là hóa đơn do người bán lập sau khi đã gửi hàng nhằm yêu cầu người mua trả tiền theo tổng số hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa, là cơ sở cho việc theo dõi, thực hiện các hợp đồng và khai báo hải quan, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán và phương thức chuyên chở hàng. Hóa đơn thương mại được dùng cho nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền hàng, xuất trình cho cơ quan ngoại hối để xin cấp ngoại tệ, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tớnh phớ bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế. Vì vậy, hóa đơn thương mại được lập thành nhiều bản. Vận đơn (Bill of lading-B/L hoặc Bill of air-B/A) Là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người vận chuyển cung cấp cho chủ hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển với chủ hàng Giấy chứng nhận bảo hiểm Là chứng từ chứng nhận lô hàng, hàng hóa đã được bảo hiểm. Chứng từ này có thể là do người bán cung cấp cho người mua nếu người bán đã mua bảo hiểm trước cho hàng hóa được bán. Chứng từ này cũng có thể là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận phẩm chất Là chứng từ xác nhận chất lượng hàng hóa. Người cấp giấy chứng nhận phẩm chất có thể là người sản xuất cũng có thể là cơ quan chuyên môn như Cục kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu hay công ty giám định. Đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam thì giấy chứng nhận phẩm chất rất quan trọng để trình lên cơ quan hải quan cũng như quyết định việc lưu thông hàng hóa trên thị trường. Giấy chứng nhận khối lượng Là chứng từ xác định số lượng hàng hóa mà người bán giao cho người mua. Giấy này do Cục kiểm nghiệm phẩm chất hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc công ty giám định cấp hoặc do đơn vị xuất khẩu lập và được công ty giám định hay hải quan kiểm nghiệm và xác nhận. Giấy chứng nhận xuất xứ Là chứng từ do phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp cho nhà cung cấp xác nhận nơi sản xuất hoặc nguồn gốc hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ rất quan trọng với hàng hóa nhập khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam vừa để làm thủ tục hải quan, vừa quyết định đến việc lưu thông hàng hóa trên thị trường. Phiếu đóng gói Là một chứng từ hàng hóa do nhà cung cấp lập để liệt kê ra những mặt hàng, những loại hàng được đóng gói theo một kiện hàng nhất định. Chứng từ này do bên cung cấp lập để đưa cho bên mua hàng hóa. Phiếu nhập kho Do doanh nghiệp khi nhập kho sản phẩm hàng hóa lập nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cu, sản phẩm, hàng hóa làm căn cứ ghi sổ và xác định trách nhiệm với những người liên quan. Bảo hiểm đơn Bảo hiểm đơn có tác dụng xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của các hợp đồng đó. Bảo hiểm đơn là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Đây là chứng từ cần thiết để khiếu nại công ty bảo hiểm và để nhận tiền bồi thường bảo hiểm khi gặp rủi ro. Hóa đơn hải quan Hóa đơn này do hải quan cấp cho bên nhập khẩu. Hóa đơn này thuận tiện cho việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa và thuận tiện cho việc thống kê của hải quan nước nhập khẩu. Hóa đơn hải quan cũn dựng để ngăn chặn việc bán phá giá, mặt khác nó cũn xác định chính xác giá của hàng hoá nhằm ngăn chặn việc báo giá giả để trốn thuế. ........................... Trình tự hạch toán nhập khẩu trực tiếp: Công ty sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán, phần chênh lệch, nếu lãi tỷ giá được hạch toán vào TK 515, nếu lỗ tỷ giá thì được hạch toán vào TK 635. Các TK được sử dụng trong nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa: TK111 : Tiền mặt TK112 (Tiền gửi Ngân hàng): tài khoản này được chi tiết theo Việt Nam Đồng, Ngoại tệ và hợp đồng vay. Trong đó: TK1121: Tiền gửi Ngân hàng (Việt Nam Đồng) TK1122: Tiền gửi Ngân hàng (Ngoại tệ) TK112201:USD TK112202:EUR TK133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. Trong đó : TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ TK131 (Phải thu khách hàng): Được mở chi tiết theo từng khách hàng và từng hợp đồng mua bán theo mó riờng. TK131-Nn: Phải thu khách hàng là Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước TK131-NN:Phải thu khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài ........................................... TK156 : Hàng hóa TK333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Trong đó: TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK 3332 : Thuế TTĐB TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu TK 3338: Các loại thuế khác TK331 (Phải trả người bỏn):Được mở chi tiết cho từng người bán, từng hợp đồng mua bán theo mó riờng. TK331-HQ: Phải trả nhà nhập khẩu Hàn Quốc TK331-ĐL: Phải trả nhà nhập khẩu Đài Loan TK331-TL: Phải trả nhà nhập khẩu Thái Lan TK331-TQ: Phải trả nhà nhập khẩu Trung Quốc TK331-AĐ: Phải trả nhà nhập khẩu Ấn Độ ................................. TK515: Doanh thu hoạt động tài chính TK635: Chi phí tài chính Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa theo phương pháp nhập khẩu trực tiết tại công ty VIMEDIMEX-VN (2) (3) (4) (5) (6) TK 1122 TK 331 TK 156, 632, 157 (1) TK 515 TK 515 TK 635 TK 635 TK 111, 112 TK 3333 TK 33312 TK 133 TK 1331 (1) : Hàng về tới nơi quy định, nhập kho, bán thẳng hoặc gửi bán (2) :Thanh toán tiền hàng cho người bán (3): Thuế nhập khẩu đã nộp tại cửa khẩu (4): Thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nộp tính vào hàng nhập khẩu (5): Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ (6): Chi phí thu mua, vận chuyển , bốc dỡ, bảo quản hàng hóa phát sinh trong quá trình nhập khẩu. Phương pháp tớnh giỏ thực tế hàng nhập khẩu Do công ty áp dụng thuế giá GTGT theo phương pháp khấu trừ nên: Chi phí mua hàng nhập khẩu Giá mua hàng nhập khẩu Thuế TTĐB hàng nhập khẩu Giá thực tế hàng nhập khẩu Thuế nhập khẩu = + + + Để thấy rõ hơn quá trình nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhập khẩu trực tiếp của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, em xin lấy một ví dụ sau. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, ngày 10/8/2009, công ty VIDIMEX-VN đã ký hợp đồng số 366 với công ty Medicine Trading Corp. Korea về nhập khẩu một số mặt hàng sau: Lưu lượng kế giữ ẩm:100 bộ Đơn giá: 63,5 USD Ống dẫn khí oxy:100 cái Đơn giá:48,2 USD Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không là 30 USD. Vậy trị giá của hợp đồng này là 11.200 USD. Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu này, ngày 12/08/2009 nhân viên công ty đến ngân hàng Vietcombank làm thủ tục xin mở L/C. Tỷ giá thực tế ngày 12/08/2009 là 18.700 VNĐ/USD. Tình hình thanh toán của công ty như sau: 80% hợp đồng sẽ được thanh toán vào ngày 20/08/2009 khi hàng về đến sân bay Nội Bài và nhận được bộ chứng từ của lô hàng: Hóa đơn thương mại Phiếu đóng gói chi tiết Giấy chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng ...................................... Còn 20% giá trị hợp đồng còn lại sẽ thanh toán vào ngày 30/08/2009 Ngày 20/08/2009 nhận được thông báo hàng về, công ty cử nhân viên đi làm thủ tục hải quan, kiểm tra biên bản và kiểm nhận. Sau khi hoàn thành xong các thủ tục, hàng được đưa nhập kho. Tỷ giá hôm 20/08/2009 là 18.750 VNĐ/USD. Trị giá lô hàng thực tế ngày 20/08/2009 là: 11.200 x 18.750 = 210.000.000 VNĐ Thuế nhập khẩu phải nộp= 0 (do thuế suất áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu của công ty là 0% ) Công ty thanh toán 80% giá trị hợp đồng cho công ty Medicine Trading Corp là: 11.200 x 80% x 18.750= 168.000.000 VNĐ Thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%, tỷ giá là 18.750 VNĐ/USD là tỷ giá liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ngày 20/08/2009 Thuế GTGT của lô hàng nhập khẩu này là: 11.200 x 18.750 x 5% = 10.500.000 VNĐ Ngày 30/08/2009 thanh toán nốt số tiền còn lại cho công ty Medicine Trading Corp. Tỷ giá là 18.800 USD/VNĐ. Số tiền công ty phải trả công ty Medicine Trading Corp hôm 30/08 là: 11.200 x 20% x 18.800 = 42.112.000 Vậy công ty lỗ tỷ giá hối đoái là: 112.000 VNĐ Biểu số1 : Đơn xin nhập khẩu trang thiết bị y tế CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM Số :01678823/NKTBYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2009 ĐƠN XIN NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gứi: VỤ TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ- BỘ Y TẾ Tên đơn vị: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam Địa chỉ: 318 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 04.8444888 Fax: 04.8459247 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam kính đề nghị vụ trang thiết bị và công trình y tế cấp giấy phép nhập khẩu mặt hàng y tế (hàng mới 100%), sản xuất năm 2008 – 2009 theo danh mục sau: STT Tên thiết bị Model Hãng sản xuất Nước sản xuất Năm sản xuất Tính năng sử dụng 1 Lưu lượng kế giữ ẩm IM700 MTCK Hàn Quốc 2008 2 Ống dẫn khí o xy FH500 MTCK Hàn Quốc 2009 Mục đích nhập khẩu: Phục vụ cho các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám và các tổ chức y tế VỤ TRANG THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH Y TẾ Duyệt cấp giấy phép nhập khẩu, tổng số.......mặt hàng, được đánh trong ..... trang,đúng theo quy định trong công văn số...../YT-TTB ngày...tháng.... năm......của vụ TTB-CTYT. Hà Nội, ngày....tháng.....năm....... T/L BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ VỤ TRƯỞNG VỤ TTB-CTYT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NHẬP KHẨU Biểu số 2: Hóa đơn thương mại August 10,2009 #200, jeil Sang Ga 2nd Floor 246-3 Sinam Dong Dong – Gu, Deagua city, Korea MEDICINE TRADING CORPORATION Tel: +82539500771 Fax: +82539500772 Consignee: VIMEDIMEX-VN JSC No.318, GIANG VO STR, BA DINH DIST, HANOI, VIET NAM Tel:84-4-8444888 Fax: 84-4-8459247 INVOICE (No. W-2345) INVOICE INVOICE of MTCK products Shipped by the undermentioned from Deagu city, Korea to Hanoi, Vietnam Per Aircraft sailing on/or about August 10, 2009 ITEM NO. QUANTITY DESCRIPTION OF GOOD UNIT PRICE AMOUNT 1 2 100 sets 100 pcs MTCK products Flowmeter with humidifier Oxygen outlet IN USD 63,5 6350 48,2 4820 Total FOB Air freight chage 11170 30 Total C & F Hanoi Packing: Export standard packing Quality : Brand new (100%) Total gross weight: 57,6 kgs Total measurement: 0,191 M3 No. Of packages : 2 cartons Freight : Prepaid Biểu số 3: Bảng kê chi tiết hàng hóa August 10,2009 #200, jeil Sang Ga 2nd Floor 246-3 Sinam Dong Dong – Gu, Deagua city, Korea MEDICINE TRADING CORPORATION Tel: +82539500771 Fax: +82539500772 Consignee: VIMEDIMEX-VN JSC No.318, GIANG VO STR, BA DINH DIST, HANOI, VIET NAM Tel:84-4-8444888 Fax: 84-4-8459247 PACKING LIST ( No.W-2345) Shipped per Aircraft Sailing on/ about August 10, 2009 From Deagua city, Korea To Hanoi, Vietnam C/No Description of goods Measurement Gross Weight MTCK products 1 100 sets 52x34x37 cmx1 0.154 M3 23.6kgs 2 100pcs 40x34x27cmx1 0.037M3 34 kgs Total C/No. 1-2 0.191M3 57,6kgs No. of packages : Two (2) cartons only Packing: Export standard packing MEDICINE TRADING CORPARATION KOREA A.Takano Overseas Trade Biểu số 4: Giấy chứng nhận xuất xứAugust 10,2009 #200, jeil Sang Ga 2nd Floor 246-3 Sinam Dong Dong – Gu, Deagua city, Korea MEDICINE TRADING CORPORATION Tel: +82539500771 Fax: +82539500772 Consignee: VIMEDIMEX-VN JSC No.318, GIANG VO STR, BA DINH DIST, HANOI, VIET NAM Tel:84-4-8444888 Fax: 84-4-8459247 CERTIFICATE-OF-ORIGIN ( No.W-2345) We hereby certify that the following goods are manufactured in Korea Description of goods TWO CARTONS OF MTCK PRODUCTS 1 100 sets Flowmeter with humidifier 2 100 pcs Oxygen outlet Country of origin: Korea Total gross weight: 57,6 kgs Total measurement: 0,191 M MEDICINE TRADING CORPARATION KOREA A.Takano Overseas Trade Biểu số 5: giấy chứng nhận số lượng và chất lượngAugust 10,2009 #200, jeil Sang Ga 2nd Floor 246-3 Sinam Dong Dong – Gu, Deagua city, Korea MEDICINE TRADING CORPORATION Tel: +82539500771 Fax: +82539500772 TO WHOM IT MAY CONCERN CERTIFICATE OF QUALITY AND QUANTITY We hereby certify that following goods are high quality and quantity in conformity with order confirmation no.201207 VIDIMEX-VN.,JSC- MEDICINE TRADING CORPARATION KOREA date 10/08/2009 Invoice no: W-2345 dated 10th August 2009 No. of packages: 02 COMMODITY: MEDICIAL AIR SYSTEM FOR HOSPITAL, PRODUCT DESCRIPTION, UNIT PRICE, QUANTITY, TOTAL PRICE AND OTHER TERMS AND CONDITION AS PER ODER CONFIRMATION NO 201207 VIDIMEX-VN.,JSC-MEDICINE TRADING CORPARATION KOREA DATE 10/08/2009 Description of goods Flowmeter with humidifier Oxygen outlet MEDICINE TRADING CORPARATION KOREA A.Takano Overseas Trade n Biểu số 6: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu TỜ KHAI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Bản lưu người khai hải quan HẢI QUAN VIỆT NAM TỔNG CỤC HẢI QUAN Cục hải quan:TP. Hà Nội Chi cục hải quan: Sân bay Hà Nội Tờ khai số: 1765/NK/D Ngày đăng ký: 20/08/2009 Số lượng phụ lục tò khai Cán bộ đăng ký ( ký, ghi rõ họ tên ) A-PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ 0 1 6 2 5 7 9 5 7 8 Người nhập khẩu CÔNG TY CP XNK Y TẾ VIỆT NAM 318 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội 6.Loại hình 6.Giấy phép (Nếu có) Số Ngày Ngày hết hạn 7. Hợp đồng Số Ngày Ngày hết hạn Người xuất khẩu MEDICINE TRADING CORP KOREA 8.Hóa đơn thương mại Số: Ngày: 9.Phương tiện vận tảỉ Tên, số hiệu Ngày đến 10.Vận tải đơn Số Ngày Người ủy thác 11.Người xuất khẩu 12.Cảng,địa điểm xếp hàng 13.Cảng,địa điểm giữ hàng Đại lý làm thủ Tục hải quan 14.Điều kiện giao hàng CIF 15. Đồng tiền thanh toán: USD Giá tínhthuế:18.700 16.Phương thức thanh toán: L/C 23.TRỊ GIÁ NGUYÊNTỆ 22.ĐƠN GIÁ NGUYÊN TỆ 20.ĐƠN VỊ TÍNH 20.LƯỢNG 19.XUẤT XỨ 18.MÃ SỐ HÀNG HÓA 17.TÊN HÀNG, QUY CÁCH, PHẨM CHẤT STT Lưu lượng kế giữ ẩm 90189200 Korea 100 Bộ 63,5 63.50 Ống dẫn khí oxy 90189201 Korea 100 Cái 48,2 48.20 F =30 11200 STT 24.THUẾ NHẬP KHẨU 25.THUẾ GTGT (HOẶC TTĐB ) 26. THU KHÁC Trị giá tính thuế Thuế suất Tiến thuế Trị giá tính thuế Thuế suất(%) Tiền thuế Tỷ lệ(%) Số tiền 27.Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 24+25+26 ): Bằng số Bằng chữ 210.000.000 0% 0 210.000.000 5% 10.500.000 Bản chính 01 01 01 28. Chứng từ kèm Hợp đồng thương mại Hóa đơn thương mại Bảng kê chi tiết Vận tải đơn Bản sao 01 01 01 29. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này Ngày 20 tháng 08 năm 2009 (Người khai báo ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên, đóng dấu) Biểu số 7: Biên lai thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Cơ quan thu .................................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mẫu CCT 52 Ký hiệu AM/2009 Số 0036679 BIÊN LAI THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ THUẾ GTGT HÀNG NHẬP KHẨU Họ tên người nộp thuế: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam Địa chỉ :318 Giảng Võ Thuộc đơn vị: Theo tờ khai hàng hóa xuất/ nhập khẩu số: 1765/NK/D ngày 27 tháng 08 năm 2009 Và thông báo số Nộp tại cửa khẩu: Sân bay Nội Bài STT Tên hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế GTGT Trị giá tính thuế (đồng) Thuế suất (%) Tiền thuế (đồng) Thuế suất (%) Tiền thuế (đồng) 1 2 3 4 5=3.4 6 7=(5+3).6 Lô hàng nhậpkhẩu 210.000.000 5% 10.500.000 Cộng 210.000.000 10.500.000 Tổng số thuế phải nộp (Cột 5 + 7): 10.500.000 Tổng số tiền phải nộp bằng chữ : Mười triệu năm trăm nghìn đồngNgày 27 tháng 08 năm 2009 Người thu tiền (ký, ghi rõ họ tên) Người viết biên lai (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu đồ 8: Phiếu nhập kho Đơn vị:Cụng ty VIMEDIMEX-VN Mẫu số: 01-VT Bộ phận: 318 Giảng Võ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 27 tháng 08 năm 2009 Số:4729 Họ và tên người giao: Nguyến Văn Hải Theo: Hợp đồng nhập khẩu số 366 ngày 10 tháng 08 năm 2009 Nhập tại kho :Giỏp Bỏt STT Tờn, nhãn hiệu,quy cách, phẩm chất vật tư,dụng cụ sản phẩm hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 Lưu lượng kế giữ ẩm Ống dẫn khí oxy Bộ Bộ 100 100 100 100 210.00000 Tổng số tiền(Viết bằng chữ):Hai trăm mười triệu đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo: Ngày 27 tháng 08 năm 2009 Người lập Người giao Thủ kho Kế toán trưởng phiếu hàng (Ký, họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.Kế toán chi tiết Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc như hóa đơn hải quan, biên lai thu thuế, phiếu nhập kho,... kế toán ghi vào sổ chi tiết các TK156, TK331, TK111, TK112,...Cuối tháng, cộng sổ chi tiết các TK156, TK331, TK111, TK112,...,kế toán ghi vào sổ bảng tổng hợp chi tiết các TK156, TK331,...Cuối tháng, cộng bảng tổng hợp chi tiết các TK156, TK331,...kế toán đối chiếu với sổ cái TK156, TK331,... Việc hạch toán chi tiết quá trình này được diễn ra theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2:Trình tự hạch toán chi tiết nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX-VN Hóa đơn hải quan,biên lai thu thuế, chứng từ gốc,... Sổ kế toán chi tiết các TK156,TK331,.... Bảng tổng hợp chi tiết các TK156, TK331,... Sổ cái TK156, TK331,... Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Biểu sô 9: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( sản phẩm, hàng hóa Đơn vị: VIMEDIMEX-VN Địa chỉ: 318 Giảng Võ Mẫu số S10-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Năm 2009 Tài khoản: 156 Tên kho: Giáp bát Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá):..hàng hóa theo hợp đồng số 366. Đơn vị tính VNĐ. Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chó Số hiệu Ngày, tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A B C D 1 2 3=1x2 4 5=(1x4) 6 7=(1x6) 8 Số dư đầu kỳ 0 0 4729 27/08 Lưu lượng kế giữ ẩm. 100 bộ 119.382.274 4729 27/08 Ống dấn khí o xy 100cái 90.617.726 5873 29/08 Lưu lượng kế giữ ẩm 100 bộ 119.382.274 5873 29/08 Ống dẫn khí o xy 100cái 90.617.726 Cộng tháng X X 210.000.000 210.000.000 0 0 - Sổ này có .500.. trang, đánh số từ trang 01 - Ngày mở sổ: 01/07/2009 Ngày27 tháng 08 năm 2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 10: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Đơn vị: VIMEDIMEX-VN Địa chỉ: 318 Giảng Võ Mẫu số S11-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Tài khoản: 156 Tháng 08 năm 2009 Tên, qui cách vật liệu, Số tiền STT dụng cụ, sản phẩm Tồn Nhập Xuất Tồn hàng hoá đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ A B 1 2 3 4 1 Hợp đồng số 302 6.000.000 0 3.600.000 2.400.000 2 Hợp đồng số 303 12.000.000 0 0 12.000.000 .... .... .... .... .... .... 12 Hợp đồng số 333 60.000.000 0 48.000.000 12.000.000 13 Hợp đồng số 334 1.000.000 2.000.000 2.500.000 500.000 14 Hợp đồng số 335 20.000.000 0 13.500.000 6.500.000 15 Hợp đồng số 336 0 210.000.000 210.000.000 0 Cộng 159.000.000 322.000.000 382.600.000 98.400.000 Người lập (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 08 năm 2009 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.3. Kế toán tổng hợp Hằng ngày, căn cứ vào hóa đơn hải quan,phiếu nhập kho,...kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó, căn cứ vào sổ Nhật ký chung để vào sổ cỏi các TK156, TK331,...Cuối tháng, lập bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, lập các báo cáo tài chính. Trình tự hạch toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam được diễn ra theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX Hóa đơn hải quan, phiếu nhập kho,các chứng từ gốc khác,... Nhật ký chung Sổ chi tiết TK156, TK331,... Sổ cái TK156,TK331,... Bảng tổng hợp chi tiết TK156, TK331,.. Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Đơn vị: VIMEDIMEX Địa chỉ: 318 Giảng Võ Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Biểu sô 11: Sổ nhật ký chung SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm :2009 Đơn vị tính: VNĐ Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi STT Số hiệu Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Sổ Cái dòng TK đối ứng Nợ Có A B C D E G H 1 2 Số trang trước chuyển sang 27/8 27/8 4729 36679 27/8 27/8 Hàng hóa nhập khẩu Phải trả người bán Thuế GTGT hàng nhập khẩu Tiền mặt 156-NK 331-HQ 33312 111 210.000.000 10.500.000 210.000.000 10.500.000 27/8 366 27/8 Phải trả nguời bán Tiền gửi ngân hàng 331-HQ 11201 168.000.000 168.000.000 ..... ..... ........... .............. ........... 29/8 30/8 456 29/08 Giá vốn hàng bán Hàng hóa nhập khẩu Phải thu của người mua Doanh thu bán hàng Thuể VAT phải nộp Phải trả người bán Chi phí tài chính Tiền gửi ngân hàng 632 156-NK 131 511 3331 331-HQ 635 11201 210.000.000 241.500.000 42.000.000 112.000 210.000.000 230.000.000 11.500.000 42.112.000 ...... ........ ..... ...... ........ Cộng chuyển sang trang sau x x x - Sổ này có .500 trang, đánh số từ trang số 52 đến trang 551 - Ngày mở sổ: 1/7/2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày31 tháng 08 năm2009 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Biểu số 12: Sổ Cái Đơn vị: VIMEDIMEX Địa chỉ: 318 Giảng Võ Mẫu số S03b-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm 2009 Tên tài khoản :156 Số hiệu......... Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu Số tiền Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng TK đối ứng Nợ Có A B C D E G H 1 2 - Số dư đầu tháng 159.000.000 - Số phát sinh trong tháng ....... ....... 27/8 4729 27/8 Mua hàng hóa nhập kho 331 210.000.000 28/8 ..... ....... ....................... ........ .......... ....... ............ ................ 29/8 5873 29/8 Bán hàng hóa trong kho 632 210.000.000 ...... ....... ........... .............. ........... ............. - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng - Cộng luỹ kế từ đầu quý 322.000.000 98.400.000 382.600.000 - Sổ này có 500 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang 500. - Ngày mở sổ: 1/8/2009 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày31 tháng08 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) CHƯƠNG 3:HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nhập khẩu tại công ty và phương hướng hoàn thiện 3.1.1.Ưu điểm Một là : hầu như các nghiệp vụ hạch toán, các quy trình ghi sổ chi tiết, tổng hợp, các mẫu sổ, công ty đều áp dụng đúng theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành. Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Các chứng từ công ty sử dụng cho hoạt động nhập khẩu rất đầy đủ. Các thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh một cách đầy đủ, chính xác trờn cỏc chứng từ, phù hợp về số lượng và nguyên tắc ghi chép. Quy trình luân chuyển chứng từ đúng theo quy định, phản ỏnh chớnh xỏc các thông tin kế toán, đảm bảo tính minh bạch và trung thực của thông tin. Các sổ chi tiết, tổng hợp đều làm theo đúng mẫu sổ của Bộ tài chính. Sổ chi tiết được kế toán các phần hành lập khá cụ thể và đầy đủ, giúp cho việc theo dõi kiểm tra các nghiệp vụ nhập khẩu phát sinh được chính xác, dễ dàng hơn, đồng thời đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Quy trình ghi sổ được thực hiện theo đúng quy định, đơn giản, phù hợp với mọi trình độ quản lý. Hai là: Công tác quản lý và tổ chức hoạt động nhập khẩu tại công ty đều hết sức chặt chẽ, cũng có sự tham gia và phối hợp của nhiều phòng ban góp phần khích lệ hoạt động nhập khẩu, mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ba là: hệ thống tài khoản kế toán của công ty đã chi tiết TK 1122 theo ngoại tệ, điều này thuận lợi cho việc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu thêm rõ ràng, chính xác. Ngoài ra, công ty còn chi tiết các TK 131, 331theo khách hàng và nhà cung cấp vì số lượng khách hàng và nhà cung cấp của công ty rất đa dạng. Công ty còn lập sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa cho từng hợp đồng nhập khẩu cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho việc kiểm tra, phản ánh chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bốn là :việc tính giá hàng hóa nhập khẩu rất hợp lý và tuân theo các quy định của Bộ tài chính. Đối với hàng hóa nhập khẩu thì kế toán sẽ tập hợp tất cả các chi phí bao gồm trị giá hàng mua, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chi phí vận chuyển, lắp đặt, bốc dỡ hàng hóa, chi phí nhân viên nhận hàng, lệ phí hải quan, thuê kho, bến bãi,... vào TK156, để tình ra giá thực tế hàng nhập khẩu. Việc tớnh giỏ này nhằm làm đơn giản hơn trong việc tớnh giỏ thực tế hàng nhập khẩu mà vẫn cung cấp được những thông tin chính xác cho ban quản trị công ty. 3.1.2. Nhược điểm Một là: về công tác quản lý nhập khẩu, thì việc nghiên cức thị trường và lựa chọn đối tác có quá nhiều phòng ban tham dự , như vậy chưa thực sự cú phũng ban riêng đảm trách công việc này, nên chưa có sự liên kết giữa thông tin giữa các phòng ban với nhau dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc gây mất nhiều thời gian và chi phí. Về việc thanh toán, công ty chỉ có 2 hình thức thanh toán là điện chuyển tiền và L/C mà chủ yếu công ty dùng hình thức thanh toán L/C là chủ yếu, gõy lờn nhiều chi phí. Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế tham gia vào khá nhiều khâu trong công tác nhập khẩu hàng hóa, gây ra sự mệt mỏi cho nhân viên do lao động quá nhiều, dẫn đến hiệu quả lao động có thể thấp. Hai là: về hệ thống tài khoản và phương pháp kế toán của Công ty không chi tiết TK 156 gây cho kế toán hạch toán khó khăn và phức tạp trong việc tớnh giỏ thực tế của hàng nhập khẩu, của hàng tồn kho, giá bán hàng...đồng thời cũng gây khó khăn trong quá trình kiểm soát và quản lý, dễ dẫn đến những sai phạm lờn cỏc báo cáo tài chính. Công ty không sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đường. Khi hàng hóa nhập khẩu về đến cảng, sân bay, làm xong thủ tục hải quan, lúc này hàng hóa đã là tài sản của công ty. Tuy nhiên, kế toán chỉ tiến hành hạch toán khi nhàng nhập khẩu đã về kho. Thông thường, hàng từ bến cảng, sân bay về đến kho của công ty cũng chỉ trong một thời gian ngắn nên không ảnh hưởng nhiều tới quá trình hạch toán khi công ty không sử dụng TK151. Nhưng đến cuối kỳ hàng nhập khẩu chưa về đến kho, công ty không hạch toán vào TK 151 không phản ánh chính xác tình trạng hàng hóa, dẫn đến chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán được phản ánh không chính xác, khó khăn trong việc quản lý hàng nhập khẩu. Công ty không sử dụng TK 007( TK007: Nguyên tệ và các loại ghi đơn) gây ra sự khó khăn và phức tạp cho việc kiểm soát tình hình tăng giảm ngoại tệ. Ba là: về hệ thống sổ sách của công ty tương đối cụ thể và đầy đủ, tuy nhiên việc theo dõi tình hình tăng giảm ngoại tệ còn khó khăn do công ty không mở sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ, gây ra không ít trở ngại đối với việc kiểm soát ngoại tệ của công ty. 3.2.Các giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam 3.2.1.Về công tác quản lý nhập khẩu: Công ty nên thành lập riêng một phòng marketing để thực hiện việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác. Đây là công việc quan trọng trong quá trình nhập khẩu nên công ty phải chú trọng bài bản và cụ thể, phải tìm những cán bộ có năng lực trong lĩnh vực này để thành lập phòng marketing, điều này sẽ làm giảm chi phí của công việc nghiên cứu thị trường, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn. Do vậy, công việc nghiên cứu thị trường sẽ đạt được hiệu quả cao hơn do được chuyên môn hóa hơn, ảnh hưởng lớn làm tăng lợi nhuận công ty. Đồng thời, việc lập ra phòng marketing cũng làm cho khối lượng công việc của phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế giảm bớt, không gây ra áp lực công việc cho nhân viên phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế. Ngoài ra, công ty cũng nên tuyển thêm nhân viên vào phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế để giảm được sự mệt mỏi cho từng nhân viên, như vậy hiệu quả lao động cũng sẽ tăng lên, tạo được môi trường thoải mái cho nhân viên. Công ty cũng cần tạo dựng nhiều mối quan hệ thân thiết, tin cậy với nhà xuất khẩu để lượng thanh toán bằng L/C. Thay vào đó đàm phàn để thanh toán bằng những phương thức thanh toán khỏc, cỏc phương thức thanh toán có lợi hơn như mở tài khoản ( Open account ), phương thức chuyển tiền (Remitance), phương thức nhờ thu (Collection of payment),... nếu sử dụng da dạng các phương thức thanh toán thích hợp ,công ty chỉ phải trả chi phí cho thanh toán thấp hơn mà có lợi hơn cho nhà nhập khẩu 3.2.2.Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán: Công ty nên chi tiết TK 156 thành hai tiểu khoản là: TK 1561: Giá mua hàng hóa TK 1562: Chi phí thu mua hàng hóa Việc mở thêm hai tài khoản này cũng ảnh hưởng chút ít đến việc tớnh giỏ thực tế hàng nhập khẩu và phương pháp hạch toán. Khi đó, giá mua hàng hóa chỉ bao gồm giá thanh toán cho người bán ( CIF ), thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ (nếu có). Khi đú, cỏc chi phí kể trên sẽ được định khoản vào TK 1561. Chi phí thu mua hàng hóa bao gồm tất cả các chi phí khác phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa như: chi phí mở L/C, lệ phí hải quan, thuê kho, thuờ bói, chi phí vận chuyển lắp đặt, bốc dỡ hàng hóa,.. Việc chi tiết TK 156 thành hai tiểu khoản như trên không những phù hợp với chế độ kế toán mà còn giúp kế toán xác định giá thực tế hàng nhập khẩu đơn giản hơn, khó bị nhầm lẫn, do vậy, độ chính xác cao hơn, việc phân tích kết quả tiêu thụ rõ ràng hơn, cụ thể hơn, đồng thời có thể kiểm tra được chi phí thu mua, có biện pháp giảm thiểu và điều chỉnh kịp thời. Công ty nên sử dụng TK 151 để phản ánh hàng mua đang đi dường. Như vậy, hàng đang chờ thông quan, hàng đang trên đường về kho của công ty,...sẽ đựơc hạch toán ngay vào TK151, phản ánh chính xác tình trạng của hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán được phản ánh một cách chính xác chính xác, dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng nhập khẩu. Công ty nên sử dụng TK 007: Nguyên tệ các loại. Khi xuất ngọai tệ thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán ghi đơn TK 007: Có TK 007 Việc sử dụng TK 007 giúp cho công ty kiểm soát tụt hơn lượng tăng giảm nguyên tệ. Về hệ thống sổ sách: hệ thống sổ sách của công ty tương đối cụ thể và đầy đủ, để việc theo dõi tình hình tăng giảm ngoại tệ được dễ dàng hơn, công ty nên mở thêm sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ. Ngoài ra,nếu công ty muốn phản ánh chính xác tình trạng của hàng hóa nhập khẩu,cỏc chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán được phản ánh một cách chính xác chính xác và dễ dàng hơn trong việc quản lý hàng nhập khẩu công ty có thể mở thêm sổ kế toán chi tiết TK151 Biểu số 13: Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoài tệ Đơn vị:…………………… Địa chỉ:………………….. Mẫu số S33-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ THEO DÕI THANH TOÁN BẰNG NGOẠI TỆ Tài khoản:........................ Đối tượng:........................ Loại ngoại tệ:.................. Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tỷ giá hối đoái Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Sè dư đầu kỳ - Sè phát sinh ...... - Cộng số phát sinh x x X x x x - Sè dư cuối kỳ x x x x x x - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: ... Ngày ..... tháng ..... năm ..... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Mục đích: Sổ này dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán (ngoài TK 131, 331) theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán và theo từng loại ngoại tệ. Phương pháp ghi sổ: Sổ chi tiết theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ. - Cột A: Ghi ngày, tháng kế toán ghi sổ; - Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ; - Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; - Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng; - Cột 1: Ghi tỷ giá ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam; - Cột 2: Ghi số tiền ngoại tệ (Nguyên tệ) phát sinh bên Nợ; - Cột 3: Ghi số tiền ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam; - Cột 4: Ghi số tiền phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ; - Cột 5: Ghi số phát sinh bên Có: Số tiền bằng ngoại tệ đã quy đổi ra đồng Việt Nam; - Cột 6, 8: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ sau mỗi nghiệp vụ thanh toán; - Cột 7,9: Ghi số dư Nợ (hoặc dư Có) bằng ngoại tệ đã được quy đổi ra đồng Việt Nam sau mỗi nghiệp vụ thanh toán. Biểu số 14: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa TK 151 Đơn vị:…………………… Địa chỉ:………………….. Mẫu số S10-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ (SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ) Năm...... Tài khoản: 151 Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (sản phẩm, hàng hoá)........................................... Đơn vị tính:........................ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chó Số hiệu Ngày, tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiiền A B C D 1 2 3=1x2 4 5=(1x4) 6 7=(1x6) 8 Số dư đầu kỳ Cộng tháng x X - Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ... - Ngày mở sổ: ... Ngày ..... tháng ..... năm ..... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) KẾT LUẬN Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt tháng 11 năm 2006 khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Hoà mình vào xu thế đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã không ngừng cố gắng vươn lên về mọi mặt. Mặc dù có không ít những khó khăn nhưng công ty đã nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu, góp phần phục vụ cho nhu cầu của đất nước ngày một tốt hơn. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần y tế Việt Nam, em đã tìm hiểu về bộ máy kế toán, cách làm việc của các nhân viên kế toán trong quá trình nhập khẩu, cách luân chuyển chứng từ, hạch toán và cách ghi sổ. Qua đó, em nhận thấy những thành quả đạt được của công ty, ưu điểm những mặt tồn tại và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình kế toán nhập khẩu hàng hóa tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nội dung nghiên cứu đề tài rộng, kinh nghiệm hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Qua đây em mong được nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài chuyên đề thực tập chuyên ngành được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS Lê Kim Ngọc và Ban lãnh đạo công ty, các anh chị tại phòng kế toán Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢNG 1:CÁC MẶT HÀNG DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU 3 BẢNG 2:CÁC MẶT HÀNG TÂN DƯỢC NHẬP KHẨU 4 BẢNG 3:CÁC MẶT HÀNG DƯỢC LIỆU, HÓA CHẤT NHẬP KHẨU 5 BẢNG 4:CÁC MẶT HÀNG ĐÔNG DƯỢC NHẬP KHẨU 5 Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2007 đến năm 2009 6 Sơ đồ 1: Quy trình nhập khẩu trực tiếp hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX-VN 18 Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa theo phương phấp nhập khẩu trực tiếptại công ty VIMEDIMEX-VN 29 Biểu số1 : Đơn xin nhập khẩu trang thiết bị y tế 32 Biểu số 2: Hóa đơn thương mại 33 Biểu số 3: Bảng kê chi tiết hàng hóa 34 Biểu số 4: Giấy chứng nhận xuất xứ 35 Biểu số 5: giấy chứng nhận số lượng và chất lượng 36 Biểu số 6: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu 37 Biểu số 7: Biên lai thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu 38 Biểu đồ 8: Phiếu nhập kho 39 Sơ đồ 2:Trình tự hạch toán chi tiết nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX-VN 40 Biểu sô 9: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ ( sản phẩm, hàng hóa 41 Biểu số 10: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa 43 Sơ đồ 3: Trình tự hạch toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty VIMEDIMEX 44 Biểu sô 11: Sổ nhật ký chung 45 Biờủ số 12: Sổ Cái 46 Biểu số 13: Sổ theo dõi thanh toán bằng ngoài tệ 53 Biểu số 14: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa TK 151 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lý thuyết và thực hành kế toán tài chớnh-PGS.TS Nguyễn Văn Công(2004)NXB Tài chính 2.Số liệu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam 3.Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. 4.Trang web 5.Tạp chí kế toán 6.Trang web kế toán 7.Chế độ kế toán doanh nghiệp-Bộ Tài chớnh-NXB Thống kê 8.Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp-PGS.TS Đặng Thị Loan-NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - tự do - hạnh phúc -----o0o----- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : Kế toán 48A Khoa : Kế toán Trường : Đại học Kinh Tế Quốc Dân T Trong thời gian thực tập tại công ty sinh viên đã tuân thủ mọi nội quy, quy chế của công ty và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập. Sinh viên đã tham gia tích cực vào các hoạt động cựng cỏc cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn như hạch toán các nghiệp vụ và ghi sổ kế toán. Đề tài “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam” là vấn đề mà công ty đang quan tâm. Các số liệu đánh giá và phân tích trong chuyên đề thể hiện kết quả nghiêm túc của sinh viên, phần nào đóng góp ý kiến thiết thực vào việc hoàn thiện vấn đề đánh giá thực hiện công việc tại công ty. Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 105.doc
Tài liệu liên quan