Trước những bất cập nêu trên, hoàn
thiện các quy định pháp lý tạo hành lang cho
hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học là
cần thiết. Dưới đây là một số kiến nghị cụ thể:
Một là, trong thời gian tới cần quy
định cụ thể về quản lý đa dạng sinh học giữa
Bộ tài nguyên và môi trường với Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong quản
lý loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ. Trong các văn bản luật cần quy định
thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi
trường và thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp phát triển nông thôn trong việc ban
hành tiêu chí và danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Hai là, việc phân loại loài của Bộ Tài
nguyên và môi trường và Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thông nên về loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ cần coi
Luật Đa dạng sinh học là văn bản luật gốc và
các luật khác liên quan đến đa dạng sinh học
phải tuân theo. Như vậy, Luật Lâm nghiệp
quy định về vấn đề quản lý loài thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ thì cần căn cứ vào Luật Đa dạng sinh
học, trường hợp danh mục thiếu thì có thể
bổ sung trong trường hợp còn loài nguy cấp,
quý, hiếm nào chưa nằm trong các Danh mục
theo Luật Đa dạng sinh học.
Ba là, cần tăng cường xây dựng và hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ngăn
ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Cần quy định rõ cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài
nguyên và môi trường với các cơ quan liên
quan như Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn; cơ quan hải quan, các tổ chức khác.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện một số nội dung pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
HOÀN THIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT
VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
COMPLETING A NUMBER OF LEGAL CONTENTS
ON THE BIODIVERSITY IN MY COUNTRY TODAY
Phạm Thị Hương Lan*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/03/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/9/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/9/2019
Tóm tắt: Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học (ĐDSH) phong phú và độc đáo,
với nhiều hệ sinh thái và hàng nghìn loài động, thực vật quý, hiếm và nguy cấp. Tuy nhiên,
với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội cùng với sự quản lý tài nguyên sinh học còn
yếu kém đã làm cho ĐDSH bị suy giảm, suy thoái ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề ĐDSH
hiện nay là đáng lo ngại, nhiều loài động, thực vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng mà
nguyên nhân chủ yếu là do con người sử dụng tài nguyên không hợp lý. Do đó, việc quản lý
đa dạng sinh học là thực sự cần thiết và cấp bách.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, quản lý, chính sách pháp luật, động, thực vật.
Abstract: Vietnam is a country with rich and unique biological diversity (biodiversity),
with many ecosystems and thousands of rare and endangered species of fl ora and fauna.
However, with the rapid development of the socio-economy together with the poor
management of biological resources, the biodiversity has been reduced and increasingly
serious. The current biodiversity problem is worrisome, many species of plants and animals
are threatened and endangered, mainly caused by inappropriate use of human resources.
Therefore, the management of biodiversity is really necessary and urgent.
Keywords: Biodiversity, management, policies, fl ora and fauna.
* Viện Nhà nước và Pháp luật
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 58 (08/2019) 44-51
47Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học là sự phong phú
về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ
sinh thái trong tự nhiên†. Trong ĐDSH sự
phong phú về loài bao gồm toàn bộ các sinh
vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các
loài thực, động vật và các loài nấm. Đa
dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen
giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần
thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống
trong một quần thể. Đa dạng sinh học còn
bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã
mà trong đó các loài sinh sống và các hệ
sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần
xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của
các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Báo cáo Quốc gia ĐDSH năm 2011,
Việ t Nam có khoảng 49.200 loài sinh vật đã
được xác định, bao gồm: khoảng 7.500 loài/
chủng vi sinh vật; khoảng 13.766 loài thực
vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.300
loài động vật trên cạn; khoảng 2.000 loài
động vật không xương sống và cá ở nước
ngọt; dưới biển, có trên 11.000 loài sinh vật
biển. Tuy nhiên, do con người và những thay
đổi của khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến ĐDSH làm suy giảm, thậm trí nhiều loài
có nguy cơ tiệt chủng. Báo cáo quốc gia về
đa dạng sinh học (2005, 2011, 2014, 2015)
cho thấy từ 1980 đến 2016 đa dạng sinh học
ở nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Các
hệ sinh thái bị ảnh hưởng và bị khai thác
quá mức; diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự
nhiên, bị thu hẹp một cách đáng báo động.
Tốc độ tuyệt chủng của một số loài đang
† Khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học
ngày càng tăng. Các nguyên nhân chính gây
suy giảm ĐDSH bao gồm: mất rừng, chia
cắt phân mảnh rừng và thay đổi mục đích sử
dụng đất, đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ
tầng, khai thác gỗ rừng, đào ao nuôi trồng
thủy sản; suy thoái hệ sinh thái từ khai thác
quá mức như thu hái lâm sản ngoài gỗ tự
nhiên, săn trộm và buôn bán động vật hoang
dã, đánh bắt thủy sản quá mức; và ô nhiễm.
2. Quan điểm, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát
triển bền vững đa dạng sinh học
Trước nguy cơ cạn kiệt, suy thoái
ĐDSH Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI
đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về
“Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường”. Quan điểm về bảo vệ môi
trường được khẳng định “Môi trường là
vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là
mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của
phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi
trường phải theo phương châm ứng xử hài
hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên,
phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát,
khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường,
bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu
hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng”. Nhằm thực hiện mục tiêu
đặt ra “bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học” Nghị quyết đã giao nhiệm vụ cho các
cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện các nội
dung cụ thể: 1) Bảo vệ, phục hồi, tái sinh
rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất
48 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển,
rừng đầu nguồn. Ngăn chặn có hiệu quả nạn
phá rừng, cháy rừng. Sớm dừng khai thác gỗ
rừng tự nhiên; 2) Tăng cường quản lý, mở
rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên
hiện có tại những nơi có đủ điều kiện và đẩy
nhanh việc thành lập các khu bảo tồn thiên
nhiên mới. Ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ
cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên; 3)
Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang
dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật
nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Ngăn chặn sự xâm nhập, phát
triển của sinh vật ngoại lai xâm hại; 4) Tăng
cường quản lý rủi ro từ sinh vật biến đổi
gen. Đây chính là quan điểm của Đảng về
bảo vệ ĐDSH cho thấy Đảng ta rất quan tâm
và chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển
bền vững ĐDSH. Quan điểm trong Nghị
quyết cũng là kim chỉ nam để Nhà nước ban
hành các chính sách, pháp luật bảo vệ môi
trường nói chung và ĐDSH nói riêng.
Tại Đại hội XII của Đảng chỉ rõ:
“Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ
môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chính sách
thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm chưa nghiêm (...). Tình trạng
ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện; ô
nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêm
trọng, nhất là tại một số làng nghề, lưu
vực sông; xử lý vi phạm môi trường chưa
nghiêm. Ý thức bảo vệ môi trường của một
bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa
cao. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ
‡ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016,
tr258-259.
sinh thái rừng, đất ngập nước, thảm thực
vật biển giảm cả về diện tích và chất lượng.
Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng
chặt phá và cháy rừng còn xảy ra. Nhiều loài
sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về
ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại
còn nhiều khó khăn... Sử dụng năng lượng
tái tạo (điện sinh khối, điện gió, điện mặt
trời,...) còn ít”‡. Như vậy, công tác quản lý
nhà nước về tài nguyên nói chung và ĐDSH
nói riêng có nhiều vướng mắc trong cả việc
ban hành chính sách, pháp luật và cả việc
thực hiện trong quá trình triển khai.
Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của
Đảng Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều
các văn bản quy phạm pháp luật trong đó
phải kể đến như: Luật Lâm nghiệp; Luật
Đất đai; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Tài
nguyên nước; luật Thủy sản; Luật Đa dạng
sinh học... Trong đó có Luật Đa dạng sinh
học được đánh giá là rất tiến bộ, có tầm
nhìn, hệ thống và tiếp cận đầy đủ các cam
kết và chuẩn mực quốc tế về bảo tồn đa
dạng sinh học. Đây là khung luật đầu tiên
của Việt Nam quy định về bảo tồn và phát
triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
trong bảo tồn và phát triển bền vững đa
dạng sinh học.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành các văn bản chỉ đạo về bảo tồn
ĐDSH như: Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày
8/1/2014 về Phê duyệ t quy hoạch tổng thể
bảo tồn ĐDSH của cả nước đến năm 2020,
49Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
định hướng đến năm 2030; Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 phê duyệ t
chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030...và các văn bản
Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan
đến ĐDSH.
Nhằm giảm những nguy cơ, đe dọa
đến cân bằng hệ sinh thái, bảo tồn ĐDSH
được Đảng và Nhà nước ta đã và đang
từ ng bước triển khai đồng bộ nhiều giải
pháp, trong đó, đẩy mạnh công tác quản lý
và hoàn thiệ n hành lang pháp lý bảo tồn
ĐDSH được quan tâm đặ c biệ t.Trong thời
gian qua Nhà nước đã ban hành khung pháp
lý tương đối đầy đủ liên quan đến bảo tồn
ĐDSH là cơ sở pháp lý để quản lý, bảo tồn
và phát triển ĐDSH.
3. Một số nội dung pháp luật cần
hoàn thiện trong quản lý đa dạng sinh học
ở nước ta hiện nay
Thể chế các quan điểm, chính sách của
Đảng Nhà nước ta đã bản hành các văn bản
quan trọng để bảo vệ ĐDSH trong đó phải
kể đến là Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm
nghiệp, Luật Thủy sản... và các văn bản pháp
lý hướng dẫn thi hành khác.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về
gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự
nhiên thuộc quản lý của nhiều Bộ ban ngành
khác nhau và cả cộng đồng dân cư. Bộ Tài
nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa
dạng sinh học. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ
§ Khoản 20 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học
chức thực thi pháp luật về lâm nghiệp trong
phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn cũng là cơ quan đầu mối giúp
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
thủy sản và có trách nhiệm quản lý nhà nước
về hoạt động thủy sản trong phạm vi cả nước;
xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, đề án về hoạt động thủy
sản... Tuy nhiên, trong quá trình quản lý cần
hoàn thiện một số quy định về Luật Đa dạng
sinh học. Cụ thể:
Việc phân loại loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ có sự khác nhau giữa
Luật Đa dạng sinh học và các Luật khác
Trong quá trình quản lý đa dạng sinh
học về phân loại loài giữa Luật Đa dạng sinh
học và Luật Lâm nghiệp đưa ra tiêu chí và
ban hành danh mục về loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ khác nhau nên việc
thống nhất quản lý giữa Bộ Tài nguyên và
môi trường với Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn có nhiều khó khăn.
Theo quy định của Luật Đa dạng sinh
học thì loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng,
giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu,
có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế,
sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn
hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe
dọa tuyệt chủng§. Theo đó thì tiêu chí xác
định loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng yêu
cầu sau:
50 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thứ nhất là số lượng cá thể còn ít hoặc
đang bị đe dọa tuyệt chủng được xác định cụ
thể như sau:
- Đối với loài động vật hoang dã, thực
vật hoang đã được xác định là loài có số lượng
cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi
có một trong các điều kiện sau:
a) Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo
quan sát hoặc ước tính trong mười (10) năm
gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến
thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy
giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03)
thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
b) Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính
dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm
trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân
bố, nơi cư trú;
c) Quần thể loài ước tính dưới 2.500
cá thể trưởng thành và có một trong các điều
kiện: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc
ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong
năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ
cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm
liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu
trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có
tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể
trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể
duy nhất;
d) Quần thể loài ước tính có dưới 250
cá thể trưởng thành;
đ) Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự
nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20
năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo
tính từ thời điểm lập hồ sơ.
- Đối với giống cây trồng được xác
định là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc
bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các
điều kiện sau:
a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống
thấp hơn 0,25;
b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ
trồng tại nơi xuất xứ;
c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối
với nhóm cây lương thực, thực phẩm; dưới
0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp
hàng năm; dưới 0,1 héc ta đối với nhóm
cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá
thể đối với nhóm cây công nghiệp lâu năm;
dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả,
cây cảnh.
- Đối với giống vật nuôi được xác định
là giống có số lượng cá thể còn ít hoặc bị
đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống
thuần chủng dưới 100 cá thể cái giống và
dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn
có số lượng cá thể dưới 120.
- Đối với loài vi sinh vật, nấm được xác
định là loài có số lượng còn ít hoặc bị đe dọa
tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít
nhất 50% trong thời gian mười (10) năm tính
tới thời điểm đánh giá và đang sống trong
môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
Thứ hai là loài đặc hữu hoặc có một
trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế;
kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và
văn hóa - lịch sử. Cụ thể bao gồm:
- Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là
loài mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và
chọn tạo giống.
51Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
- Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài
mang các hợp chất có hoạt tính sinh học
quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm
nguyên liệu điều chế các sản phẩm y dược.
- Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là
loài có khả năng sinh lợi cao khi được thương
mại hóa.
- Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái,
cảnh quan và môi trường là loài giữ vai trò
quyết định trong việc duy trì sự cân bằng
của các loài khác trong quần xã; hoặc có
tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực
địa lý tự nhiên.
- Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa -
lịch sử là loài có quá trình gắn với lịch sử,
truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán
của cộng đồng dân cư¶. Các tiêu chí xác định
loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
đưa ra cho thấy khá bao quát gồm cả trong
nông nghiệp và lâm nghiệp.
Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn
Luật Lâm nghiệp thì có sự phân chia theo
danh mục các loài thực vật rừng, động vật
rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng và các loài
thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa
tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa**.
Việc phân loại căn cứ theo loại “bị đe dọa
tuyệt chủng” và “chưa bị đe dọa tuyệt chủng
nhưng có nguy cơ bị đe dọa” mà không đưa
¶ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy đinh về tiêu chí xác
định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
** Điều 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn án quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
ra tiêu chí cụ thể thì rất khó thực hiện. Như
vậy, việc phân chia và các tiêu chí xác định
trong lĩnh vực lâm nghiệp không thống nhất
với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa
dạng sinh học dẫn đến khó khăn trong quản
lý đa dạng sinh học giữa Bộ Tài nguyên và
môi trường với Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Việc phân loại loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ không thống nhất,
có sự chồng chéo sẽ gây khó khăn trong việc
áp dụng văn bản đối với các cơ quan thực thi
khác như: cơ quan hải quan; các cơ quan có
thẩm quyền tại cửa khẩu; các cơ quan thông
tin đại chúng khi đưa tin, tuyên truyền về
loài này.
Các quy định về quản lý loài
ngoại lai xâm hại thiếu quy định cụ thể để
thực hiện trên thực tiễn
Các quy định về loài ngoại lai xâm
hại cũng đang có nhiều quy định bất cập, loài
ngoại lai xâm hại được hiểu là loài lấn chiếm
nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài
sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái
tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ví dụ
như: Tôm hùm đỏ, cây mai dương, ốc bươu
vàng, cây trinh nữ móc...
Luật Đa dạng sinh học đã có những quy
định về quản lý loài ngoại lai xâm hại, nhưng
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
triển khai trong thực tế rất khó do chưa có sự
thống nhất giữa hai Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn về trách nhiệm của các Bộ trong việc
khảo nghiệm loài ngoại lai có nguy cơ xâm
hại. Việc khảo nghiệm loài ngoại lai có nguy
cơ xâm hại rất quan trọng nhưng trách nhiệm
thực hiện lại không rõ ví dụ về ốc bươu vàng
có thời gian chúng ta để nhập vào nước ta và
nhân rộng ở phạm vi cả nước nếu chúng ta
làm tốt việc khảo nghiệm thì sẽ không để xảy
ra những tác hại không đáng có đối với sản
xuất nông nghiệp trong cả thời gian dài.
Đối với hoạt động kiểm soát việc nuôi
trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại để
ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan, giảm
đến mức thấp nhất tác hại của chúng. Hoạt
động kiểm soát do Bộ Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang
bộ có liên quan quy định việc khảo nghiệm
và việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài
ngoại lai. Tuy nhiên, hiện nay thiếu các văn
bản hướng dẫn quy định về chức năng, nhiệm
vụ cụ thể của Bộ Tài nguyên và môi trường
cũng như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn trong việc kiểm soát việc nuôi trồng loài
ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Bộ Tài nguyên
và môi trường với vai trò là cơ quan trường
chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, bộ, cơ quan ngang bộ có liên
quan nhưng cơ chế phối hợp thi hành chưa
được quy định rõ nên việc triển khai trên thực
tế còn nhiều bất cập. Ví dụ về việc kiểm soát
Tôm hùm đỏ thời gian qua rất lúng túng vì
trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các Bộ
ban ngành chưa rõ ràng.
Hơn nữa, để hoạt động kiểm soát việc
nuôi trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại
hiệu quả không thể không nói đến vai trò tham
gia của cộng đồng dân cư, tổ chức trong việc
phát hiện, ngăn ngừa và diệt trừ nhưng Luật
Đa dạng sinh học lại thiếu các quy định cụ
thể về vấn đề nay nên hầu như không khuyến
khích được người dân thực hiện.
Việc thiếu nhân lực cơ quan trong
cơ quan quản lý đa dạng sinh học dẫn đến
quản lý chưa hiệu quả mong muốn nhưng
việc kết hợp và phát huy vai trò của cộng
đồng dân cư, tổ chức trong quản lý đa dạng
sinh học cũng chưa được chú trọng
Trong công tác quản lý hiện nay năng
lực quản lý về công tác đa dạng sinh học
của các ngành còn yếu do thiếu nhân lực.
Các tỉnh hiện nay có Sở tài nguyên và môi
trường chịu trách nhiệm quản lý chung về
quản lý đa dạng sinh học, Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn quản lý đa dạng sinh
học liên quan đến lĩnh vực ngành như lâm
nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, nhân lực
quản lý còn rất ít biên chế chỉ có từ 2 đến 3
người còn đến cấp xã thì vẫn kiêm nghiệm
dẫn đến công tác quản lý đa dạng sinh học
còn hạn chế do đó rất cần có sự tham gia
của cộng đồng dân cư, tổ chức là rất cấp
thiết. Thực tiễn người dân địa phương đã
thực hiện quản lý và bảo tồn đa dạng sinh
học qua nhiều thế kỷ và các tập quán truyền
thống của các nhóm dân tộc thiểu số là rất
quý đối với việc quản lý bảo tồn đa dạng
sinh học. Hiện nay, Luật Đa dạng sinh học
lại thiếu những quy định cụ thể để phát huy
vai trò của cộng đồng dân cư, tổ chức. Việc
53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
quy định vai trò và trách nhiệm quản lý của
công đồng dân cư, tổ chức trong bảo tồn đa
dạng sinh học là công nhận cộng đồng thôn
bản có thể được giao quản lý các loài động
vật quý hiếm, các khu bảo tồn...
4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác quản lý đa dạng sinh học
Trước những bất cập nêu trên, hoàn
thiện các quy định pháp lý tạo hành lang cho
hoạt động quản lý bảo tồn đa dạng sinh học là
cần thiết. Dưới đây là một số kiến nghị cụ thể:
Một là, trong thời gian tới cần quy
định cụ thể về quản lý đa dạng sinh học giữa
Bộ tài nguyên và môi trường với Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn trong quản
lý loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ. Trong các văn bản luật cần quy định
thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi
trường và thẩm quyền quản lý của Bộ Nông
nghiệp phát triển nông thôn trong việc ban
hành tiêu chí và danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Hai là, việc phân loại loài của Bộ Tài
nguyên và môi trường và Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thông nên về loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ cần coi
Luật Đa dạng sinh học là văn bản luật gốc và
các luật khác liên quan đến đa dạng sinh học
phải tuân theo. Như vậy, Luật Lâm nghiệp
quy định về vấn đề quản lý loài thuộc danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ thì cần căn cứ vào Luật Đa dạng sinh
học, trường hợp danh mục thiếu thì có thể
bổ sung trong trường hợp còn loài nguy cấp,
quý, hiếm nào chưa nằm trong các Danh mục
theo Luật Đa dạng sinh học.
Ba là, cần tăng cường xây dựng và hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ngăn
ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
Cần quy định rõ cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài
nguyên và môi trường với các cơ quan liên
quan như Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn; cơ quan hải quan, các tổ chức khác.
Bốn là, bổ sung các quy định cụ thể
nhằm kết hợp và phát huy vai trò của cộng
đồng dân cư, tổ chức trong quản lý đa dạng
sinh học. Việc xây dựng, ban hành các chính
sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng
đồng dân cư, tổ chức tham gia quản lý đa
dạng sinh học cũng nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng về tầm quan trọng của đa dạng
sinh học. Việc xây dựng các quy định pháp
luật cần theo cộng đồng dân cư vừa trực tiếp
tham gia quản lý nhưng đồng thời cũng được
chia sẻ lợi ích, tăng nguồn thu từ khai thác
giá trị đa dạng sinh học.
Việc thể chế đúng và đầy đủ theo quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước là một
đòi hỏi cấp bách nhằm bảo vệ môi trường nói
chung và đa dạng sinh học nói riêng ở nước
ta hiện nay. Việc xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật cần đảm bảo sự thống nhất
và tính khả thi trong thực tiễn là yếu tố quan
trọng. Để đạt được điều đó, cần phải rà soát
lại các văn bản giữa các bộ, ngành về quản lý
đa dạng sinh học nhằm đảm bảo tính hiệu quả
trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
2. Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
3. Luật Bảo vệ môi trường 2014 và các văn bản
dưới luật kèm theo.
4. Luật Đa dạng sinh học 2008 và các văn bản
dưới luật kèm theo.
5. Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 07/02/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quản
lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu
bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Nghị định sô 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng
11 năm 2013 của Chính phủ về quy định tiêu chí
xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
7. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng
01 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và thực thi Công ước về buôn án quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
8. Quyết định số 1896/2012/QĐ-TTg ngày 17
tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật
ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến 2020
9. Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-
BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN-PTNT quy
định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và
ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại
Địa chỉ tác giả: Viện Nhà nước và Pháp luật
Email: lanhlgvn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_mot_so_noi_dung_phap_luat_ve_da_dang_sinh_hoc_o_v.pdf