Sửa đổi Luật KTNN năm 2015
Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành trung ương khóa XII về Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, Kế hoạch số 07-
KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị
giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xem xét,
sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan để thực
hiện đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy, trong đó có Luật KTNN; thực hiện chỉ
đạo của Bộ Chính trị, ngày 18/01/2018 Đảng
đoàn Quốc hội đã có Kế hoạch số 735-KH/
ĐĐQH đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải sửa
đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 để trình
Quốc hội thông qua trong năm 2019. Để việc
sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 đáp
ứng yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm
của KTNN trong PCTN, chúng tôi đề nghị
bổ sung nhiệm vụ của KTNN trong PCTN vì
Luật KTNN hiện hành chưa quy định nhiệm
vụ này của KTNN. Mặc dù Luật PCTN hiện
hành khẳng định KTNN thuộc nhóm các cơ
quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và
phối hợp xử lý tham nhũng; đồng thời, quy
định rõ trách nhiệm của KTNN trong PCTN
thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ kiểm toán, tuy nhiên, Luật KTNN chưa
quy định nhiệm vụ PCTN của KTNN.
Để bảo đảm tính đồng bộ và tương
thích giữa Luật KTNN với Luật PCTN, đề
nghị bổ sung nhiệm vụ: “PCTN theo quy
định của pháp luật về PCTN” vào Điều 10
của Luật KTNN năm 2015.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật để nâng cao vai trò, trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Kiểm toán Nhà nước có vai trò quan trọng trong phòng, chống
tham nhũng. Thông qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát
hiện và kiến nghị xử lý hàng trăm vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;
phát hiện nhiều tồn tại, bất cập của cơ chế, chính sách gây thất
thoát lớn nguồn lực quốc gia; đồng thời, kiến nghị hoàn thiện cơ
chế, chính sách, góp phần phòng, chống tham nhũng, thất thoát,
nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công. Để nâng cao vai
trò của Kiểm toán Nhà nước trong công tác phòng, chống tham
nhũng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Kiểm toán Nhà nước và
phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Đặng Văn Hải*
Trịnh Văn Tú**
* TS. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước
** ThS. Kiểm toán Nhà nước.
Abstract
The State Audit Office of Vietnam plays an important authority
in preventing and fighting against corruptions. Through its
performance, the State Audit Office of Vietnam detects and provides
relevant recommendations to handle hundreds of cases showing
signs of corruptions; discovering lots of shortcomings appearing in
the institutional mechanism and policies causing significant loss of
the national resources; at the same time, the State Audit Office of
Vietnam also gives recommendations on the further improvement
of institutional mechanism and policies, provides contributions to
the prevention and fighting against corruption, to the prevention of
the loss of public assets; and increase in the efficiency of the use of
public finance and public assets. In order to enhance the authority
of the State Audit Office of Vietnam in prevention and fighting
against corruptions, it is necessary to further improve the law on
the State Audit Office of Vietnam and the law on anti-corruptions.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: phòng, chống tham nhũng;
Vai trò của Kiểm toán Nhà nước
trong phòng, chống tham nhũng;
hoàn thiện pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 31/07/2018
Biên tập : 28/08/2018
Duyệt bài : 06/09/2018
Article Infomation:
Keywords: Prevention and fight against
corruption; the authority of the State
Audit in anti-corruption; improvement
of the anti-corruption law.
Article History:
Received : 31 Jul. 2018
Edited : 28 Aug. 2018
Approved : 06 Sep. 2018
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM
CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 18(370) T9/2018
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về
phòng, chống tham nhũng và vai trò của
Kiểm toán Nhà nước trong công cuộc
phòng, chống tham nhũng
Nhận thức sâu sắc về những tác hại
nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng, Đảng
và Nhà nước luôn luôn chú trọng đến việc
phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:
“Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực
hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách,
vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân từ trung ương đến cơ sở và từng
đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải
gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia
đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN),
lãng phí”1. Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp
tục nêu: “Đẩy mạnh đấu tranh PCTN, lãng
phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng,
đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp,
lâu dài. Các cấp uỷ đảng, trước hết là người
đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, và toàn bộ hệ
thống chính trị phải kiên quyết PCTN, lãng
phí; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra
tham nhũng, lãng phí; xử lý kịp thời, nghiêm
minh các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao
che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi
tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản
việc chống tham nhũng, lãng phí”2.
1 Xem:
daihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382, truy cập ngày 9/8/2018.
2 Xem
tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-1600, truy cập
ngày 9/8/2018.
3 Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) coi tham nhũng là một trong bốn nguy cơ
đe dọa sự tồn vong của Đảng và Nhà nước, xem truy
cập 09/8/2018. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016 của Đảng, tham nhũng vẫn được nhắc lại là một
trong bốn nguy cơ nêu trên, xem Tiểu mục 2, Mục I Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, xem
uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-
bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-1600, truy cập 9/8/2018.
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Điều 8 Hiến pháp
năm 2013 quy định “Các cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng
Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí
và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa
quyền”. Luật PCTN năm 2005 (được sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2012) đã xác
định các hành vi được coi là tham nhũng; các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý
tham nhũng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân trong PCTN. Bộ luật Hình
sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số
điều năm 2017) và Luật PCTN năm 2005
xác định các hành vi tham nhũng là tội phạm
hình sự và những hình phạt tương ứng.
Trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta coi tham nhũng là một “quốc nạn”3
và công cuộc chống tham nhũng là nhiệm vụ
của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống
chính trị. Với địa vị pháp lý là cơ quan kiểm
tra tài chính công do Quốc hội thành lập, hoạt
động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) là một trong những
cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện
và phối hợp xử lý tham nhũng. Vai trò của
KTNN trong đấu tranh PCTN thể hiện qua
các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, KTNN là công cụ phục vụ
cho minh bạch về tài chính ngân sách thông
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 18(370) T9/2018
qua công khai kết quả kiểm toán báo cáo tài
chính của các tổ chức, các cấp ngân sách.
Đây là cơ sở cho hoạt động giám sát của các
Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND, của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội
và của công dân đối với công tác quản lý tài
chính ngân sách, đặc biệt là các nguồn lực
tài chính nhà nước.
Thứ hai, KTNN là công cụ quan trọng
để phát hiện những hiện tượng, những dấu
hiệu tham ô, lãng phí, không tuân thủ pháp
luật trong quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng
kém hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài sản
nhà nước Trên cơ sở đó, KTNN kiến nghị
với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp
thời phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành
vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của
pháp luật. Trong trường hợp phát hiện hành
vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm ở các
đơn vị được kiểm toán, KTNN lập và chuyển
hồ sơ kiến nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật
xem xét xử lý về hình sự đối với những cá
nhân có liên quan theo quy định của pháp
luật; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách
nhiệm tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo quy
định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Thứ ba, trên cơ sở tính độc lập trong
hoạt động kiểm toán, KTNN chủ động xây
dựng kế hoạch kiểm toán hướng vào những
lĩnh vực có khả năng phát sinh tham nhũng,
lãng phí lớn, những vấn đề bức xúc được dư
luận xã hội quan tâm nhằm giúp ngăn chặn
hành vi tham nhũng. Thông qua kiểm toán,
KTNN kiến nghị xử lý tài chính đối với các
hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài
chính, tài sản công; kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ những văn bản quy
phạm pháp luật không còn phù hợp với thực
tiễn và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp
để góp phần PCTN.
4 Xem
-tham-nhung.html, truy cập ngày 09/8/2018.
Thực tiễn hoạt động KTNN những
năm qua cho thấy, hàng năm, KTNN xây
dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào
những lĩnh vực trọng tâm dễ xảy ra thất
thoát, tham nhũng, lãng phí như: đầu tư
xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu - chi
ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống
ngân hàng thương mại với phương châm
phòng là chính. Tăng cường kiểm tra việc
thực hiện các kiến nghị kiểm toán, đôn đốc
thu hồi nhanh chóng, dứt điểm tiền, tài sản
của Nhà nước bị thất thoát. Thực hiện Luật
PCTN, những năm qua, đặc biệt là sau hai
năm thực hiện Luật KTNN năm 2015, việc
thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của KTNN đã
có bước chuyển biến tích cực, đổi mới mạnh
mẽ toàn diện về nội dung, phương pháp và
cách thức thực hiện nên hiệu lực, hiệu quả,
chất lượng kiểm toán không ngừng được
nâng cao, góp phần quan trọng trong việc
tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, sử
dụng hiệu quả nguồn lực quốc gia; đồng thời
góp phần tích cực vào công tác PCTN, lãng
phí. Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Luật
KTNN năm 2015, KTNN đã kiến nghị xử
lý tài chính 38.776 tỷ đồng, cao nhất trong
22 năm hoạt động của KTNN và tăng gấp
hai lần so với năm 2015; kiến nghị sửa đổi
bổ sung, thay thế, hủy bỏ 150 văn bản pháp
luật không còn phù hợp; kiến nghị giảm thời
gian thu phí hoàn vốn của 27 Dự án giao
thông theo hình thức hợp đồng BOT so với
phương án tài chính ban đầu 107,4 năm;
kết quả kiểm toán định giá doanh nghiệp và
xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính
thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần
hóa, xác định tăng giá trị vốn nhà nước tại
07 doanh nghiệp trên 20.818 tỷ đồng4. Năm
2017, KTNN tiến hành kiểm toán 229 cuộc
kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 90.907
tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay (trong đó
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 18(370) T9/2018
tăng thu 19.110 tỷ đồng, giảm chi ngân sách
nhà nước (NSNN) 17.787 tỷ đồng); kiến
nghị sửa đổi, hủy bỏ 159 văn bản pháp luật
nhằm bịt lỗ hổng, tránh thất thoát, lãng phí;
kiểm toán chuyên đề công tác quản lý biên
chế công chức, viên chức, người lao động,
phát hiện thừa 57.175 người và có kiến nghị
chấn chỉnh siết chặt công tác quản lý; kết
quả kiểm toán định giá doanh nghiệp và xử
lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức
công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa,
xác định tăng giá trị vốn nhà nước tại 06
doanh nghiệp trên 8.688 tỷ đồng5...
Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm
toán, KTNN phát hiện và kiến nghị xử lý
trách nhiệm tập thể, cá nhân hàng trăm vụ
việc. Trong đó, riêng năm 2017, KTNN kiến
nghị chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 6 vụ
việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cung
cấp 12 bộ hồ sơ, tài liệu cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để phục vụ công tác
giám sát, kiểm tra, tố tụng và gửi một số báo
cáo chuyên đề cung cấp thông tin phục vụ
kịp thời các phiên họp của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, các đoàn giám sát
của Quốc hội6. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu
năm 2018, KTNN cung cấp 08 bộ hồ sơ
kiểm toán cho Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy
ban kiểm tra Trung ương, Tòa án, Cơ quan
điều tra và các cơ quan nhà nước khác có
thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra,
kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng; tổng
hợp các vụ việc chuyển điều tra, kiến nghị
điều tra từ kết quả kiểm toán năm 2017 gửi
Bộ Công an để chỉ đạo điều tra; cung cấp các
5 Xem https://sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?ItemID=36300&l=TinTucSuKien, truy cập ngày 09/8/2018.
6 Xem
html, truy cập ngày 09/8/2018.
7 Xem
-ty-dong/341197.vgp, truy cập ngày 09/8/2018.
8 xem: noidungvan kien-
daihoidang ?categoryId=10000716&articleId=10038382, truy cập ngày 9/8/2018.
9 Xem
lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-lang-phi.htm, truy cập ngày 09/8/2018.
kiến nghị khởi tố của KTNN trong giai đoạn
2015-2017 theo đề nghị của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao; KTNN cung cấp cho Ban
Nội chính Trung ương thông tin về 17 vụ
việc KTNN chuyển hồ sơ sang cơ quan điều
tra từ kết quả kiểm toán trong giai đoạn từ
2012-20177
2. Hoàn thiện pháp luật nâng cao vai trò
của Kiểm toán Nhà nước trong hoạt động
phòng, chống tham nhũng
KTNN đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động PCTN, tuy nhiên, khuôn khổ pháp
lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN chưa
đầy đủ và đồng bộ; việc khai thác, sử dụng
kết quả kiểm toán phục vụ cho công tác quản
lý, điều hành, kiểm tra, giám sát nhìn chung
còn hạn chế; cơ chế phối hợp công tác giữa
các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
giám sát chưa thật hiệu quả, đôi khi còn
trùng lặp, chồng chéo ảnh hưởng đến hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của KTNN, đặc biệt
là hiệu lực, hiệu quả PCTN.
Để phát huy vai trò, trách nhiệm của
KTNN trong PCTN, Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tăng
cường công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm
tra, giám sát của các cơ quan chức năng”8;
Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác PCTN, lãng phí nhấn mạnh: "Tiếp tục hoàn
thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để
nâng cao hiệu quả công tác PCTN, lãng phí"9 .
Để thể chế hóa các Nghị quyết của
Đảng thành các quy định của Nhà nước,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 18(370) T9/2018
tạo cơ sở pháp lý phát huy đầy đủ hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của KTNN trong PCTN,
chúng tôi có ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung
một số luật có liên quan như sau:
2.1 Về Dự thảo Luật PCTN10
Khoản 1 Điều 66 Dự thảo Luật PCTN
(Dự thảo luật) quy định: “Trường hợp
phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng
thì người ra quyết định thanh tra, người ra
quyết định kiểm toán phải chỉ đạo xác minh,
làm rõ tính chất, mức độ của hành vi tham
nhũng; Trường hợp kết luận hành vi tham
nhũng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự thì người ra quyết định thanh tra,
người ra quyết định kiểm toán yêu cầu hoặc
kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
có thẩm quyền xử lý kỷ luật người có hành
vi tham nhũng”; khoản 6 Điều 80 quy định:
“4. Kết luận thanh tra, báo cáo kết quả
kiểm toán vụ việc tham nhũng; kết luận
điều tra, bản án về vụ án tham nhũng phải
nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi
tham nhũng và kiến nghị các biện pháp xử
lý trách nhiệm theo các mức độ sau đây: a)
Yếu kém về năng lực quản lý; b) Thiếu trách
nhiệm trong quản lý; c) Bao che cho người
có hành vi tham nhũng”.
Theo quy định của Luật KTNN,
KTNN có chức năng đánh giá, xác nhận, kết
luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử
dụng tài chính công, tài sản công. Để thực
hiện các chức năng này, KTNN thực hiện
cả ba loại hình kiểm toán là kiểm toán tài
chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt
động. Kết quả kiểm toán không thuần túy
là các sai phạm được phát hiện mà là sự
đánh giá, xác nhận về tính đúng đắn, trung
thực của các thông tin tài chính (kiểm toán
tài chính); đánh giá và xác nhận việc tuân
thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị
10 Dự thảo ngày 09/7/2018.
được kiểm toán phải thực hiện (kiểm toán
tuân thủ); đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và
hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính
công, tài sản công (kiểm toán hoạt động) và
những kiến nghị nhằm tăng cường kỷ luật,
kỷ cương tài chính, tư vấn cho Quốc hội,
Chính phủ những vấn đề thuộc cơ chế, chính
sách. Chính vì vậy, KTNN là công cụ quản
lý vĩ mô giúp Quốc hội, Chính phủ quản lý,
điều hành nền kinh tế. Báo cáo kiểm toán
của KTNN có giá trị pháp lý, là căn cứ để:
(a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem
xét, quyết định và giám sát việc thực hiện:
mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ
bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và
hằng năm của đất nước; chủ trương đầu
tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về
tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia
các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương; mức giới
hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính
phủ; dự toán NSNN và phân bổ ngân sách
trung ương; phê chuẩn quyết toán NSNN; (b)
Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ
chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng
trong công tác quản lý, điều hành và thực thi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình; (c) Hội đồng
Nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét,
quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa
phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa
phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài
chính công, tài sản công và thực thi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình; (khoản 2 Điều 7
Luật KTNN năm 2015)
Như vậy, KTNN không có chức năng
và thẩm quyền điều tra tội phạm, kiểm toán
viên nhà nước không có nghiệp vụ điều tra
hành vi phạm tội như điều tra viên, nên việc
họ phải xác minh, làm rõ tính chất, mức độ
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 18(370) T9/2018
của hành vi tham nhũng là thiếu tính khả thi.
Tuy nhiên, thông qua kiểm toán, nếu phát
hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, vi phạm
pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
KTNN có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và
cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền
xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung này đã được ghi nhận tại Khoản 12
Điều 10 Luật KTNN năm 2015 về nhiệm vụ
của KTNN là: “Chuyển hồ sơ cho cơ quan
điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan
khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét,
xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội
phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua
hoạt động kiểm toán”.
Với những phân tích nêu trên, chúng
tôi đề nghị sửa đổi lại quy định của khoản 1
Điều 66 theo hướng không trao cho KTNN
chức năng và thẩm quyền “xác minh, làm rõ
tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng”;
loại bỏ quy định “báo cáo kết quả kiểm toán
vụ việc tham nhũng” khỏi khoản 6 Điều 80
của Dự thảo luật.
2.2 Sửa đổi Luật KTNN năm 2015
Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW
ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban
chấp hành trung ương khóa XII về Một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, Kế hoạch số 07-
KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị
giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xem xét,
sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan để thực
hiện đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ
máy, trong đó có Luật KTNN; thực hiện chỉ
đạo của Bộ Chính trị, ngày 18/01/2018 Đảng
đoàn Quốc hội đã có Kế hoạch số 735-KH/
ĐĐQH đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phải sửa
đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 để trình
Quốc hội thông qua trong năm 2019. Để việc
sửa đổi, bổ sung Luật KTNN năm 2015 đáp
ứng yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm
của KTNN trong PCTN, chúng tôi đề nghị
bổ sung nhiệm vụ của KTNN trong PCTN vì
Luật KTNN hiện hành chưa quy định nhiệm
vụ này của KTNN. Mặc dù Luật PCTN hiện
hành khẳng định KTNN thuộc nhóm các cơ
quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và
phối hợp xử lý tham nhũng; đồng thời, quy
định rõ trách nhiệm của KTNN trong PCTN
thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ kiểm toán, tuy nhiên, Luật KTNN chưa
quy định nhiệm vụ PCTN của KTNN.
Để bảo đảm tính đồng bộ và tương
thích giữa Luật KTNN với Luật PCTN, đề
nghị bổ sung nhiệm vụ: “PCTN theo quy
định của pháp luật về PCTN” vào Điều 10
của Luật KTNN năm 2015.
2.3 Hoàn thiện các quy định thuộc thẩm
quyền của Tổng KTNN
Trên cơ sở quy định của Luật PCTN
(sửa đổi), Tổng KTNN xây dựng và hoàn
thiện các văn bản thuộc thẩm quyền để triển
khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của KTNN trong PCTN, cụ
thể là: Tổng KTNN ban hành quy tắc ứng
xử của kiểm toán viên nhà nước và những
người làm việc trong cơ quan KTNN; Tổng
KTNN quy định chi tiết vị trí công tác phải
chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi
vị trí công tác thuộc thẩm quyền quản lý của
mình; quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu
nhập nếu trong quá trình kiểm toán xét thấy
cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan
đến hành vi vi phạm pháp luật; kiểm toán
vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; quy định
báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
được phát hiện trong hoạt động kiểm toán;
tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên
chức, thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn
chặn hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ,
quyền hạn, vi phạm pháp luật khác của cán
bộ, công chức, viên chức trong hoạt động
kiểm toán■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 18(370) T9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_de_nang_cao_vai_tro_trach_nhiem_cua_kie.pdf