Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý,
giám sát thị trường
Pháp luật cần trao cho cơ quan quản lý
các công cụ quản lý hiệu quả và đặc thù, như
tiêu chuẩn hóa thông tin thu thập, quyền thu
thập thông tin từ bất kỳ bên liên quan nào,
nghĩa vụ báo cáo ngay khi thực hiện giao
dịch, hệ thống cập nhật thông tin tự động,
quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát
hiện giao dịch có bất thường. Cơ quan quản
lý có quyền can thiệp hoặc ngăn chặn các
giao dịch hoặc hành vi gây phương hại đến
thị trường. Ví dụ trong quản lý thị trường
phái sinh, cơ quan quản lý có quyền: áp đặt
hạn mức dao động giá, yêu cầu tính thêm
tiền bảo chứng, thanh khoản hoặc chuyển
nhượng vị thế mở, đình chỉ hoặc rút gọn lại
giao dịch, Cơ quan quản lý có quyền áp
dụng các biện pháp chế tài như cảnh cáo,
khiển trách, buộc trả lại các khoản thu bất
chính, phạt vi phạm, áp đặt điều kiện giao
dịch, áp đặt trình trạng nhất định, đình chỉ
giao dịch, cấm giao dịch, đình chỉ hoạt động,
thu hồi giấy phép, đề nghị áp dụng các biện
pháp chế tài hình sự trong trường hợp
nghiêm trọng. Pháp luật cũng cần cho phép
cơ quan quản lý được quyền khởi kiện một
chủ thể nào đó ra tòa để buộc phải chịu trách
nhiệm dân sự. Như vậy, pháp luật cần quy
định chi tiết và đầy đủ các biện pháp chế tài
là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý sử
dụng quản lý và giám sát thị trường. Tuy
nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện
pháp cưỡng chế nhiều khi chưa chắc đã bảo
đảm hiệu quả quản lý. Do vậy, chúng tôi đề
xuất nên đưa thêm cơ chế cảnh báo sớm, tức
là cơ quan quản lý sẽ cảnh báo cho đối tượng
quản lý về những sai phạm, rủi ro hoặc vấn
đề khác để đối tượng quản lý điều chỉnh,
khắc phục. Cơ quan quản lý cũng có quyền
và nghĩa vụ cảnh báo sớm cho toàn bộ thị
trường và áp dụng các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, cần
bổ sung thêm cơ chế tham vấn và đồng
thuận, theo cơ chế này cơ quan quản lý và
đối tượng quản lý sẽ cũng trao đổi và thống
nhất các biện pháp mà đối tượng quản lý
phải thực hiện nhằm tránh, hạn chế hoặc
kiểm soát rủi ro.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản
lý, giám sát TTCK, cần xây dựng cơ chế
pháp lý để các tổ chức tự quản bao gồm sở
giao dịch chứng khoán, hiệp hội ngành nghề
chứng khoán, trung tâm lưu ký và thanh toán
bù trừ chứng khoán tham gia sâu vào hoạt
động quản lý và giám sát TTCK. Theo đó,
các tổ chức tự quản này có quyền được ban
hành quy chế điều chỉnh hoạt động của thành
viên, giám sát hoạt động của các thành viên
tham gia thị trường, điều tra các hành vi bất
thường, và áp dụng một số biện pháp chế tài
dưới sự giám sát của UBCKNN
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Phát triển bền vững thị trường chứng
khoán ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam
(TTCKVN) đã bước qua tuổi 12 với nhiều
thành tựu đáng kể. Từ ngày đầu mới thành
lập, với chỉ hai công ty niêm yết, cho đến
nay đã có trên 800 công ty niêm yết và đăng
ký giao dịch. TTCKVN trở thành kênh dẫn
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế với số
vốn huy động trên 700.000 tỷ đồng1. Tuy
vậy, TTCKVN đang bộc lộ nhiều tồn tại, thể
hiện qua: thứ nhất, hàng hóa trên TTCKVN
chưa đa dạng về thể loại và còn kém về chất
lượng. Thứ hai, cơ cấu nhà đầu tư (NĐT)
chưa hợp lý, chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân
tham gia TTCK. Thứ ba, mặc dù đã có tới
hai Sở giao dịch chứng khoán, nhưng vẫn
chưa có cơ sở pháp lý cho thị trường OTC
hình thành. Thứ tư, các công ty chứng khoán
(CTCK) của Việt Nam rất đông về số lượng
nhưng còn yếu kém về chất lượng. Các
CTCK hiện nay vẫn chủ yếu là nhà môi giới
chứng khoán, không nhiều công ty có khả
năng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường
hay là nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Thứ năm, trên TTCKVN chưa có sự hiện
diện của tổ chức định mức tín nhiệm. Thứ
sáu, TTCKVN chưa bảo đảm tính minh
bạch. Thứ bảy, việc quản lý, giám sát
TTCKVN được thực hiện trực tiếp bởi Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) -
dù trong những năm qua đạt được rất nhiều
thành tựu - nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn
chế nhất định.
Những yếu kém trên tiềm ẩn những rủi
ro hệ thống và nếu không kịp thời hoàn thiện
sẽ gây ra những hậu họa khôn lường cho
TTCKVN và toàn bộ nền kinh tế. Khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008 cho Việt
Nam một bài học kinh nghiệm lớn là cần
phải phát triển bền vững (PTBV) hệ thống
tài chính, trong đó có thị trường chứng
28 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
* PGS,TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
** ThS. Công ty Luật Châu Á
1 Ngọc Quang, TTCK đã hết mang tiếng là “sòng bạc”, /2012/7/293537/,
truy cập ngày 10/7/2012.
LÊ THỊ THU THỦY*
ĐỖ MINH TUẤN* *
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
THÕ TRÛÚÂNG CHÛÁNG KHOAÁN
29NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
khoán (TTCK). Bài học đó là cần phải phát
triển TTCK một cách vững chắc, không
nóng vội với một tầm nhìn lâu dài theo quan
điểm PTBV.
Theo định nghĩa của World Bank thì
“PTBV thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không
làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của
các thế hệ sau”2. Ban đầu, khái niệm PTBV
chỉ giới hạn trong quan điểm về môi trường,
nhưng cho đến nay, PTBV đã được nhìn
nhận dưới ba khía cạnh là môi trường, kinh
tế và chính trị - xã hội với sự tương tác cả về
không gian và thời gian. PTBV TTCK “có
thể được hiểu là sự phát triển của TTCK mà
ở đó đảm bảo mối quan hệ tương tác lành
mạnh giữa các bộ phận, khu vực của bản
thân TTCK, giữa TTCK với các khu vực
khác của thị trường tài chính và của cả nền
kinh tế. Như vậy, sự PTBV của TTCK
không phải thuần túy chỉ là duy trì một tốc
độ nhanh chóng và ổn định của thị trường,
mà phải là sự phát triển ở đó có sự đảm bảo
tương tác lành mạnh theo thời gian và không
gian”3. Một TTCK PTBV phải bảo đảm
được sự cân bằng lành mạnh giữa các thành
tố (bộ phận, chính sách, định chế trung
gian,) của TTCK và giữa TTCK với các
khu vực khác của hệ thống tài chính và toàn
bộ nền kinh tế. TTCK PTBV cần phải tạo
được niềm tin vững chắc cho NĐT và phòng
chống được rủi ro hệ thống. Ngoài ra, TTCK
PTBV còn phải bảo đảm sự PTBV của môi
trường4. Như vậy, TTCK PTBV được đánh
giá theo những tiêu chí sau đây: (i) Quy mô
của thị trường (mức độ vốn hóa, hệ số vòng
quay, tỷ lệ giữa tổng giao dịch toàn thị
trường so với GDP trong một năm). TTCK
PTBV cần có sự ổn định và tăng tiến theo
thời gian của ba chỉ tiêu này; (ii) Khả năng
tiếp cận thị trường: các doanh nghiệp, cũng
như NĐT dễ dàng nhanh chóng trao đổi vốn
trên thị trường; (iii) TTCK phải hoạt động
hiệu quả: tổng giá trị giao dịch qua thị
trường ngày càng tăng về quy mô, an toàn
với chi phí ổn định hoặc ngày càng thấp đi;
(iv) Có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của
các chủ thể tham gia thị trường; (v) Hiệu quả
trong hoạt động vận hành, quản lý, giám sát
TTCK; (vi) Khả năng dự báo, ngăn ngừa và
phòng chống rủi ro hệ thống; (vii) khung
pháp lý hoàn chỉnh và hiệu quả điều chỉnh
cao; (viii) sự tương tác, cân bằng lành mạnh
và sự đồng bộ giữa các thành tố của TTCK
và giữa TTCK với các khu vực khác của nền
kinh tế; (viiii) TTCK phát triển ổn định.
2. Những yêu cầu đặt ra của việc hoàn
thiện pháp luật nhằm bảo đảm phát triển
bền vững thị trường chứng khoán
Để PTBV TTCK thì việc hoàn thiện
khung pháp lý là điều kiện tiên quyết. TTCK
chỉ có thể phát triển nếu quốc gia đó ban
hành được một hệ thống văn bản pháp lý đầy
đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực
pháp lý cao,ổn định trong thời gian dài5.
Theo IOSCO (Tổ chức các Ủy ban Chứng
khoán quốc tế) thì mục tiêu điều chỉnh pháp
luật đối với thị trường chứng khoán là: “bảo
vệ nhà đầu tư; bảo đảm thị trường công
bằng, hiệu quả và minh bạch; giảm thiểu rủi
ro hệ thống”6. Vì vậy, một hệ thống pháp luật
ổn định đáp ứng những chỉ tiêu dưới đây
mới có thể bảo đảm cho sự PTBV của
TTCK;
2.1. Pháp luật chứng khoán phải đồng bộ
với toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt
Nam, tương thích với chuẩn mực quốc tế
và tiếp thu những nhân tố hợp lý của pháp
luật nước ngoài
Hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa các
quy định của Luật Doanh nghiệp với các quy
định của pháp luật chứng khoán. Ví dụ, theo
2 truy cập ngày 29/10/2012.
3 Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb. Tài chính, năm 2009, tr. 113, 114.
4 Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Sđd., tr. 115.
5 Đinh Văn Sơn, PTBV thị trường chứng khoán Việt Nam, Sđd., tr. 123.
6 Objectives and Principles of Securities Regulation, International Organization of Securities Commissions, June 2010, tr.3.
quy định của Điều 96, Điều 115 của Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Đại hội đồng cổ
đông có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm và bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị
(HĐQT), Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Điều 11
Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 26/7/2012 quy định về quản trị
công ty của công ty đại chúng lại quy định,
HĐQT có quyền bổ nhiệm một người làm
thành viên HĐQT tạm thời. Vì vậy, cần
nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật
theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, không
mâu thuẫn, chồng chéo.
Ngày nay, pháp luật chứng khoán của
các nước khá gần gũi với nhau. Đặc biệt,
ISOCO đã đưa ra nhiều hướng dẫn liên quan
đến các khía cạnh khác nhau của chứng
khoán và TTCK, như các mục tiêu và
nguyên tắc quản lý TTCK, nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của tổ chức định mức tín
nhiệm, nguyên tắc điều chỉnh công cụ phái
sinh... Các nguyên tắc và hướng dẫn này
được nhiều nước trên thế giới vận dụng và
cụ thể hóa trong pháp luật của họ. Do vậy,
để TTCKVN có thể gia nhập TTCK khu vực
và thế giới thuận lợi, thì pháp luật chứng
khoán Việt Nam không nên quá xa lạ với các
hướng dẫn của ISOCO và pháp luật của các
nước.
2.2. Pháp luật chứng khoán phải là công
cụ hữu hiệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của NĐT
NĐT là nhân vật chính trên TTCK,
quyết định sự tồn tại và phát triển của
TTCK. NĐT là người cấp vốn cho các doanh
nghiệp. NĐT bao gồm NĐT cá nhân và
NĐT có tổ chức. Trong đó “thị trường với số
lượng lớn các NĐT có tổ chức có khuynh
hướng khá ổn định và phân bổ nguồn lực và
nguồn vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu
hiệu quả hơn Bằng việc tập hợp tài sản,
NĐT có tổ chức có thể đạt được quy mô kinh
tế nhất định, thuê được những chuyên gia
đầu tư giỏi, xây dựng được chiến lược đầu
tư tốt hơn và xây dựng được hệ thống quản
lý rủi ro vững chắc, tất cả những thứ đó sẽ
mang lại lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn
cho NĐT”7. Như vậy, NĐT có tổ chức là một
thiết chế rất quan trọng để bảo đảm cho
TTCK phát triển ổn định và hiệu quả. Tuy
nhiên, NĐT trên TTCKVN mặc dù đã phát
triển mạnh mẽ về mặt số lượng nhưng tỷ
trọng của các NĐT có tổ chức còn rất khiêm
tốn, chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao
dịch. Thực trạng này là do cơ sở pháp lý cho
hoạt động đầu tư của NĐT cũng như các
thiết chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của NĐT chưa đầy đủ. “Nếu lợi ích hợp
pháp của NĐT không đảm bảo, khả năng thu
hút đầu tư vào thị trường cũng sẽ gặp nhiều
khó khăn”8. Vì vậy pháp luật cần có cơ chế
hiệu quả để thu hút được NĐT tham gia
TTCK.
2.3. Pháp luật cần bảo đảm tính công bằng,
hiệu quả và minh bạch của TTCK
Tính công bằng có mối liên hệ mật thiết
với các cơ chế bảo vệ NĐT và các biện pháp
ngăn ngừa hành vi kinh doanh không lành
mạnh. Một TTCK lành mạnh khi mà các quy
chế và thiết chế vận hành của nó không có
sự phân biệt đối xử đối với các chủ thể tham
gia thị trường. Tính hiệu quả của thị trường
được thể hiện ở chỗ thông tin liên quan luôn
kịp thời và rộng rãi và được phản ánh trong
giá của sản phẩm chứng khoán với chi phí
hợp lý. Tính minh bạch của thị trường là
NĐT và các chủ thể có khả năng tiếp cận
thông tin một cách dễ dàng. Cung cấp thông
tin là nghĩa vụ bắt buộc của nhà phát hành,
công ty chứng khoán và các chủ thể khác.
2.4. Pháp luật phải có khả năng ngăn ngừa
và kiểm soát được rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống được định nghĩa là “Rủi
ro làm rối loạn các hoạt động tài chính mà
(i) bị gây ra bởi sự suy yếu của toàn bộ hoặc
30 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
7 Development and Regulation of Institutional Investors in Emerging Markets, Emerging Markets Committee of the Interna-
tional Organization of Securities Comissions, June 2012, tr.iv
8 TS. Phạm Thị Giang Thu, Luật chứng khoán với việc mở rộng cơ hội đầu tư và khuyến khích đầu tư, Tạp chí Luật học số
8/2006, tr.52
một số bộ phận của hệ thống tài chính; và
(ii) có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực cho
nền kinh tế Cơ sở của định nghĩa này là
quan điểm rằng rủi ro hệ thống không chỉ
gắn với sự đổ vỡ của những bộ phận đáng kể
của hệ thống tài chính mà còn với những tiêu
cực bên ngoài, và cụ thể là nền kinh tế vận
hành trong tình trạng suy yếu”9. Cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008 khởi nguồn từ sự
đổ vỡ của thị trường bất động sản, sau đó lan
sang thị trường ngân hàng và TTCK, ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ là một ví
dụ điển hình cho rủi ro hệ thống. Để ngăn
ngừa rủi ro hệ thống có thể gây ra bởi TTCK
hoặc có thể tác động đến TTCK, pháp luật
cần: (1) xây dựng một cơ chế kiểm soát và
dự báo sớm rủi ro hệ thống. Công tác này
phải gắn liền với thẩm quyền và trách nhiệm
của một cơ quan cụ thể trên cơ sở có sự phối
hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành;
(2) tăng cường phát triển các công cụ ngăn
ngừa rủi ro; (3) tiêu chuẩn hóa các điều kiện
gia nhập thị trường của hàng hóa và các chủ
thể; (4) xây dựng và hoàn thiện các chuẩn
mực hành vi của các chủ thể tham gia thị
trường, nhằm ngăn ngừa và chống các hành
vi kinh doanh không lành mạnh như thao
túng thị trường, nội gián, lừa dối,; (5) tiếp
tục duy trì và nâng cao hợp lý các điều kiện
về chỉ tiêu tài chính đối với các CTCK và
chủ thể hoạt động chuyên nghiệp khác trên
TTCK; (6) xây dựng cơ chế quản trị nội bộ
trong các công ty đại chúng, công ty niêm
yết, các ngân hàng và các định chế tài chính
khác nhằm ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro từ
nội bộ các tổ chức này; (7) xây dựng cơ chế
quản lý đa tầng có sự phối hợp chặt chẽ giữa
cơ quan quản lý với các tổ chức tự quản
trong quản lý và giám sát TTCK; (8) tạo cơ
sở pháp lý cho sự hợp tác quốc tế giữa cơ
quan quản lý của Việt Nam với cơ quan quản
lý của nước ngoài trong việc trao đổi thông
tin, phối hợp giám sát, kiểm soát thị trường.
3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện pháp luật bảo đảm thị trường chứng
khoán phát triển bền vững
3.1. Đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường
Một TTCK sẽ không thể phát triển nếu
như sản phẩm trên thị trường nghèo nàn, đơn
điệu. Vì vậy, điều kiện tiên quyết là cần phải
xây dựng cơ sở pháp lý cho sự hình thành và
phát triển của nhiều sản phẩm chứng khoán
theo những lộ trình phù hợp.
Ngoài cổ phiếu phổ thông, chúng ta cần
bổ sung thêm một số loại cổ phần ưu đãi
nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm trên thị
trường cổ phiếu như: cổ phần ưu đãi tích lũy,
cổ phần ưu đãi không tích lũy, cổ phần ưu
đãi tham dự chia phần, để NĐT có nhiều
lựa chọn theo nhu cầu của mình. Trên cơ sở
cổ phiếu, nên phát triển chứng khoán phái
sinh là quyền mua cổ phần và chứng quyền.
Ngoài ra, pháp luật cần quy định cụ thể hơn
về tách, gộp cổ phần để tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà phát hành có công cụ để đáp ứng
những đòi hỏi của thị trường trong từng thời
kỳ. “Việc tách cổ phần nhằm điều chỉnh cho
giá thị trường của cổ phiếu hạ xuống, còn
việc gộp cổ phần nhằm điều chỉnh cho giá
thị trường của cổ phiếu tăng lên”10.
Hiện nay thị trường bất động sản đang
đóng băng. Một trong những nguyên nhân là
người có nhu cầu mua nhà không có nguồn
tài chính. Một trong những giải pháp dài hạn
là phát triển các kênh hỗ trợ vốn cho người
mua nhà. Trong đó, chứng khoán hóa là một
phương án hiệu quả. “Chứng khoán hóa là
nghiệp vụ phổ biến trên thị trường vốn vay
toàn cầu, theo đó một tổ chức bán tài sản
phát sinh ra dòng tiền mặt cho một công ty
khác được thành lập vì mục đích này, công
ty này sẽ phát hành ra một trái phiếu. Trái
phiếu này được bảo đảm bằng dòng tiền mặt
31NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
9 Sebastian Schich and Byoung – Hwan Kim, Systemic Financial Crises: How to fund resolution, OECD Journal: Financial
Market Trends, volume 2010, issue 2, tr.4
10 Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngân hàng, PGS,TS. Bùi Thị Kim Yến-TS. Thân Thị Thu Thủy, Thị
trường chứng khoán, Nxb. Thống kê, năm 2009, tr.84
phát sinh từ tài sản gốc”11. Trong nghiệp vụ
chứng khoán hóa sẽ có hai giao dịch chính.
Giao dịch thứ nhất là chủ sở hữu gốc sẽ bán
đứt (chuyển nhượng quyền sở hữu) tài sản
phát sinh ra dòng tiền mặt (ví dụ như quyền
đòi nợ từ hợp đồng vay, quyền yêu cầu thanh
toán phí li-xăng,) cho một công ty có
nghiệp vụ chứng khoán hóa (gọi tắt là SPV).
Giao dịch thứ hai là SPV sẽ phát hành trái
phiếu được bảo đảm bằng tài sản được
chuyển nhượng, cụ thể là dòng tiền mặt phát
sinh từ tài sản này. Như vậy, bằng nghiệp vụ
chứng khoán hóa, một lượng vốn khổng lồ
được huy động và rủi ro được phân tán.
Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa kênh
phân phối chứng khoán. Ngoài phát hành
riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công
chúng, chúng tôi đề xuất pháp luật cần bổ
sung thêm các phương thức phát hành linh
hoạt khác đáp ứng yêu cầu thực tế của thị
trường. Ví dụ, phát hành cho NĐT có tổ
chức, phương thức phát hành đăng ký linh
hoạt, Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện pháp luật về thị trường OTC để
bảo đảm thị trường OTC là một thị trường
giao dịch chính thức ở Việt Nam với những
quy tắc đầy đủ và toàn diện.
3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm chứng
khoán trên TTCK
Chất lượng của chứng khoán được thể
hiện ở năng lực của nhà phát hành, độ tin cậy
của chứng khoán, các cơ chế bảo vệ quyền
và lợi ích của NĐT mà chứng khoán mang
lại và những tiêu chí khác.
Hiện nay, cơ sở pháp lý để xác định giá
cổ phiếu chưa đầy đủ, do vậy, việc xác định
giá trị cổ phiều nhiều khi còn cảm tính và
không có độ tin cậy cao. Để khắc phục điều
này, chúng ta cần sớm hoàn thiện các quy
định pháp luật về định giá tài sản doanh
nghiệp phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
hiện hành (nhất là các hướng dẫn của Ủy ban
Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế). Tiếp đến,
chất lượng của cổ phiếu còn được thể hiện ở
quyền và lợi ích của cổ đông, đặc biệt là cổ
đông thiểu số. Để bảo đảm được điều này,
cần hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp liên
quan đến quản trị doanh nghiệp theo hướng
bảo đảm tính minh bạch, nâng cao vai trò
của ban kiểm soát, xây dựng cơ chế ủy
quyền (các cổ đông nhỏ ủy quyền cho một
tổ chức chuyên nghiệp hoặc cổ đông lớn đại
diện cho tiếng nói của mình trong công ty cổ
phần).
Thị trường trái phiếu hiện nay vẫn chủ
yếu là trái phiếu chính phủ. Trái phiếu doanh
nghiệp chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trên
thị trường, chỉ chiếm 3% GDP. Một trong
những nguyên nhân này là chất lượng trái
phiếu doanh nghiệp chưa cao. Trước hết lãi
suất và giá của trái phiếu chưa có độ tin cậy
cao vì chưa được xác định trên cơ sở vững
chắc. Do vậy, theo chúng tôi, cần quy định
lãi suất trái phiếu được tính trên cơ sở lãi
suất trái phiếu kho bạc nhà nước cộng/trừ
một tham số nhất định và nhanh chóng hoàn
thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành
đường cong lợi suất chuẩn. Đồng thời, cần
quy định điều kiện bắt buộc phải được định
mức tín nhiệm đối với phát hành trái phiếu
với quy mô vốn lớn hoặc có thời hạn vay dài
hạn. Mặc dù là chủ nợ, nhưng thông thường,
NĐT luôn luôn có vị trí bất lợi hơn nhà phát
hành xuất phát từ sự bất cân xứng thông tin
và thiếu cơ chế giám sát nhà phát hành sử
dụng vốn. Do vậy, cần phải hoàn thiện các
quy định pháp luật về minh bạch hóa thông
tin và các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích
của NĐT. Để bảo vệ NĐT ở Mỹ có cơ chế
“cam kết kiểm soát rủi ro sự kiện”. Cam kết
kiểm soát rủi ro sự kiện là bộ phận cấu thành
của khế ước vay được ký kết giữa tổ chức
phát hành trái phiếu với NĐT. Các cam kết
kiểm soát rủi ro sự kiện ở Mỹ chủ yếu là các
cam kết về lập và sử dụng quỹ dự phòng trả
nợ, chia cổ tức, hạn chế vay, không cầm
32 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
11 Moorad Choudlhry, Corporate bonds and structured financial products, Elsevier Butterworth Heineman, 2004, tr. 296.
cố Tổ chức phát hành có nghĩa vụ tuân thủ
và báo cáo việc tuân thủ các cam kết này
theo quy định của luật hợp đồng vay tín thác
năm 1939 của Mỹ. Ngoài ra, pháp luật cần
hoàn thiện theo hướng quy định cụ thể
quyền và trách nhiệm của đại diện người sở
hữu trái phiếu nhằm bảo đảm đại diện người
sở hữu trái phiếu có nhiều quyền năng trong
việc giám sát việc sử dụng vốn của nhà phát
hành, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của
trái chủ.
Mặt trái của nghiệp vụ chứng khoán
hóa, như đã thể hiện ở cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới năm 2008, là rất khủng khiếp
nếu không kiểm soát chặt chẽ. Do vậy,
chúng tôi cho rằng, để có thể triển khai được
nghiệp vụ chứng khoán hóa, trước hết phải
xây dựng cơ sở pháp lý để hình thành và cho
đi vào hoạt động các SPV. SPV có tư cách
pháp nhân. Tiếp đến là tiêu chuẩn hóa các tài
sản được chứng khoán hóa, chủ thể được
phép bán tài sản cho công ty nghiệp vụ
chứng khoán hóa. Theo chúng tôi, các khoản
vay dưới chuẩn12 không được phép chứng
khoán hóa, ngoài ra cần buộc nhà phát hành
phải giữ lại ít nhất 5% tổng giá trị tài sản gốc
như là một nguồn quỹ phòng ngừa rủi ro cho
NĐT13. Quy trình nghiệp vụ chứng khoán
hóa phải minh bạch rõ ràng, nhà phát hành
phải công bố đầy đủ thông tin cho NĐT, các
bên có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan
quản lý và thực hiện các thủ tục khác sao cho
cơ quan quản lý có thể tiếp cận thông tin,
hoặc can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất
thường. Trái phiếu hình thành từ nghiệp vụ
chứng khoán hóa phải được xếp hạng tín
nhiệm ở mức đầu tư trở lên mới được phát
hành. Ngoài ra chủ sở hữu gốc phải có nghĩa
vụ thông tin đầy đủ về bản chất, tình trạng
của tài sản gốc. Trong trường hợp chủ sở
hữu gốc cố ý che giấu thông tin, đưa thông
tin sai sự thật về tài sản gốc thì phải mua lại
tài sản gốc và bồi thường thiệt hại cho các
bên liên quan.
3.3. Duy trì hạn mức đầu tư và xây dựng
cơ chế tự đánh giá rủi ro trong nội bộ NĐT
có tổ chức
NĐT có tổ chức là các định chế không
thể thiếu trên TTCK, do vậy cần cho phép
các NĐT từ ngân hàng thương mại, công ty
bảo hiểm, quỹ đầu tư tham gia vào TTCK.
Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro cho các tổ chức
này và ngăn chặn rủi ro lây lan sang các chủ
thể khác, cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện
các quy định về hạn mức đầu tư vào TTCK
của các tổ chức này. Ngoài ra, các NĐT có
tổ chức phải tự xây dựng bộ máy hoặc cơ
chế ngăn ngừa rủi ro bao gồm cả cơ chế tự
soát xét thông tin liên quan đến chứng khoán
mục tiêu mà không được lệ thuộc hoàn toàn
vào thông tin, tư vấn của bên thứ ba.
3.4. Hình thành và phát triển các công cụ
phòng ngừa rủi ro
Các công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến
là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng tương lai (hợp đồng giao sau), hợp
đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ và các chứng
khoán tổng hợp. Các công cụ này được sử
dụng để phòng ngừa rủi ro giá cả. Các công
cụ phái sinh có thể được giao dịch trên
TTCK và chủ yếu là trên thị trường OTC.
Trong đó, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng
tương lai rất phổ biến trên thị trường. Trong
33NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
12 Theo tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ, vay dưới chuẩn được hiểu là “(1) Có 2 hoặc nhiều lần chậm thanh toán
30 ngày trong 12 tháng gần nhất hoặc một hoặc nhiều lần chậm thanh toán 60 ngày trong 24 tháng gần nhất; (2) bị phán
quyết bởi tòa án hoặc bị xử lý tài sản bảo đảm trước đó 24 tháng; (3) bị phá sản trong 5 năm gần nhất; (4) có chứng cứ
về khả năng vỡ nợ cao, ví dụ xếp hạng tín dụng dưới 660 điểm theo thang điểm của FICO; (5) tỷ lệ nợ trên thu nhập trên
50%”. (Interagency “Expanded guidance for subprime lending programs, (31/12/2001), at 3 hoặc xem thêm United States
Senate – Permanent Subcommittee on investigations – Committee on Homeland security and governmental affairs – Wall
Street and the Financial crisis: Anatomy of a financial collapse – April 13, 2011, source:
tr.19).
13 Ở Châu Âu, quy định về khoản giữ lại để ngăn ngừa rủi ro có hiệu lực tháng 01/2011 theo Điều 122a của Chỉ thị về nhu
cầu vốn (CRD II) và yêu cầu nhà phát hành giữ lại một tỷ phần ròng không thấp hơn 5% của tài sản cơ sở. (Xem Hans
J. Blommestein, Ahmet Keskinler and Carrick Lucas, Outlook for the Securitisation Market, OECD Journal: Financial Market
Trends, Volume 2011 – Issue 1, OECD 2011, tr.9)
giai đoạn đầu, Việt Nam nên tập trung xây
dựng và phát triển hai công cụ này.
“Quyền chọn là một hợp đồng cho phép
người mua quyền được phép lựa chọn việc
thực hiện hay không thực hiện việc mua hay
bán một số lượng chứng khoán nhất định
trước hoặc trong một khoảng thời gian xác
định với một mức giá được xác định trước.
Các hàng hóa cơ sở của hợp đồng quyền
chọn có thể là cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ,
hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hay
chỉ số chứng khoán”14. Quyền chọn gồm
có quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán.
Trong hợp đồng quyền chọn người mua
quyền chọn có nghĩa vụ trả phí quyền chọn
cho người bán quyền chọn. Phí quyền chọn
là mức giới hạn tối đa thiệt hại của người
mua quyền chọn. Nghĩa là, giả sử nếu người
mua quyền chọn mua xét thấy giá chứng
khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện quyền
mua giảm rất nhiều so với giá thực hiện
quyền chọn nên không thực hiện quyền chọn
thì sẽ mất phí quyền chọn. Người bán quyền
chọn phải thực hiện nghĩa vụ bán hàng hoặc
mua hàng tùy thuộc vào loại hợp đồng quyền
chọn khi người mua quyền chọn thực hiện
quyền chọn.
“Hợp đồng tương lai là một hợp đồng
mua hoặc bán hàng hóa được giao trong
tương lai mà (1) theo giá tại thời điểm giao
kết hợp đồng; (2) các bên có nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng bao gồm giao hàng và thanh
toán theo giá xác định; (3) được thiết kế để
chấp nhận hoặc chuyển rủi ro; (4) được
thanh toán bù trừ thông qua tổ chức thanh
toán bù trừ trung gian; (5) hợp đồng được
hoàn thành bằng việc giao hàng và thanh
toán thực tế hoặc cân đối lời lỗ trước thời
điểm giao hàng”15. Không phải hàng hóa nào
cũng có thể trở thành hàng hóa cơ sở cho
hợp đồng tương lai. Chỉ có những hàng hóa
thỏa mãn những điều kiện luật định mới
được giao dịch theo hợp đồng tương lai,
thông thường là các hàng hóa có tính thanh
khoản cao như cổ phiếu phổ thông, trái phiếu
chính phủ, chứng chỉ quỹ,và khối lượng
giao dịch của chứng khoán cơ sở phải đạt
được mức tối thiểu nhất định. Bên mua và
bên bán trong hợp đồng tương lai buộc phải
đóng tiền bảo chứng (tiền ký quỹ) vào tổ
chức thanh toán bù trừ. Nếu xảy ra lỗ cho
một hợp đồng tương lai thì tổ chức thanh
toán bù trừ sẽ chuyển tiền từ tài khoản bảo
chứng để bù đáp khoản lỗ, nếu số dư tiền bảo
chứng không đủ đạt mức tối thiểu thì khách
hàng phải nộp bổ sung cho đủ. Nếu một hợp
đồng tương lai có lãi, số tiền lãi sẽ được
chuyển vào tài khoản bảo chứng của khách
hàng. Khách hàng có quyền rút số tiền này
ra nhưng phải bảo đảm mức bảo chứng tối
thiểu. Hợp đồng tương lai có thể chấm dứt
khi đáo hạn và các bên hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng và thanh toán trên thực tế hoặc
trước thời điểm giao hàng, một vị thế mở
được đóng lại bằng cách ký một hợp đồng ở
vị thế ngược lại. Trong trường hợp này, số
tiền bảo chứng còn lại không còn cần thiết
và khách hàng có thể rút lại số tiền này.
Nội dung của hợp đồng quyền chọn và
hợp đồng tương lai phải phù hợp với những
quy tắc kinh doanh chung về loại hàng hóa
cơ sở nếu không thị trường hàng hóa cơ sở
có nguy cơ bị bóp méo. Vì vậy, pháp luật về
chứng khoán phái sinh cần phải quy định rõ
nguyên tắc này và trao cho cơ quan quản lý
hoặc sở giao dịch có quyền buộc các bên
phải sửa đổi nội dung của hợp đồng hoặc
phải giao kết hợp đồng theo mẫu chuẩn do
cơ quản lý hoặc sở giao dịch phát hành. Tùy
từng loại hợp đồng (quyền chọn hay tương
lai) mà phải có những nội dung bắt buộc
theo luật định. Các hợp đồng này phải phản
ánh được hoạt động của thị trường cơ sở và
không được có các điều khoản ngăn cản việc
34 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
14 Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Ngân hàng, PGS,TS. Bùi Thị Kim Yến- TS. Thân Thị Thu Thủy, Thị
trường chứng khoán, Nxb. Thống kê, năm 2009, tr.212.
15 Principles for the Regulation and Supervision of Commodity Derivatives Markets – Final Report, Technical Committee of
International Organisation of Securities Commission, September 2011
35NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
giao hàng và thanh toán hoặc các điều khoản
trái với luật hoặc tập quán kinh doanh thông
thường liên quan đến hàng hóa cơ sở. Ví dụ,
giá của hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo
hạn phải phản ánh được giá thị trường của
hàng hóa cơ sở.
3.5. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của
các CTCK
CTCK là một trong những trụ cột chính
của TTCK, là một định chế tài chính trung
gian kết nối NĐT với các chủ thể khác trên
thị trường. Pháp luật chứng khoán Việt Nam
có khá đầy đủ các quy định điểu chỉnh tổ
chức và hoạt động của CTCK. Tuy nhiên,
thực tiễn hoạt động của các CTCK trên thị
trường đã bộc lộ nhiều vấn đề trong tổ chức
và hoạt động của CTCK, không những gây
thiệt hại trực tiếp cho NĐT mà còn có nguy
cơ gây ra rủi ro hệ thống. Do vậy, việc hoàn
thiện pháp luật theo hướng nâng cao năng lực
và trách nhiệm của CTCK là rất cần thiết.
Thứ nhất, cần nâng mức vốn pháp định
của CTCK: Hiện nay mức vốn pháp định
của CTCK được quy định tại Điều 18 Nghị
định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán: Môi giới chứng
khoán mức vốn pháp định là 25 tỷ đồng; tự
doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng; bảo lãnh
phát hành chứng khoán là 165 tỷ đồng và tư
vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng. Mức
vốn pháp định quá thấp dẫn đến một thực
trạng là khi TTCK gặp khó khăn, một loạt
các CTCK làm ăn thua lỗ và có nguy cơ lâm
vào tình trạng phá sản. “Theo công bố của
UBCKNN, tính đến hết năm 2011, cả nước
có 65/105 CTCK báo lỗ, 71/105 CTCK có
lỗ lũy kế. Chủ tịch UBCKNN cho biết, hoạt
động của các CTCK đạt hiệu quả kém, chỉ
tiêu an toàn tài chính thấp, do đó, nếu không
thực hiện tái cấu trúc triệt để (trong đó mấu
chốt là tái cấu trúc hoạt động tài chính) thì
các CTCK - trụ cột chính của TTCK - sẽ
không thể trụ vững và thực hiện được vai trò,
vị trí, nhiệm vụ được giao”16. Như vậy, việc
tăng mức vốn pháp định là bắt buộc nhằm
nâng cao năng lực tài chính của CTCK, đặc
biệt đối với CTCK tự doanh và thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Theo kinh
nghiệm của Trung Quốc, CTCK đa năng
phải có mức vốn đăng ký thấp nhất là 500
triệu nhân dân tệ, công ty môi giới chứng
khoán phải có mức vốn đăng ký thấp nhất là
50 triệu nhân dân tệ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp
luật liên quan đến hoạt động môi giới của
CTCK: Hoạt động môi giới chứng khoán là
hoạt động chủ yếu của các CTCK của Việt
Nam. Hoạt động môi giới cũng được hầu hết
các nước trên thế giới quan tâm và có những
quy định rất chi tiết tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho nghiệp vụ này. “Tuy nhiên những
quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động môi giới chứng khoán còn khá mờ nhạt
và quá ít, thực tế chưa tạo được một cơ sở
pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới
phát triển”17. Thực trạng hoạt động môi giới
chứng khoán hiện nay cho thấy, các CTCK
xâm phạm quyền và lợi ích của NĐT là rất
phổ biến. “Các sai phạm chủ yếu mà NĐT
hay tố nhân viên hành nghề chứng khoán là
tự ý sử dụng tiền và chứng khoán của khách
hàng, gây thua lỗ nghiêm trọng cho khách;
tự ý rút tiền, chuyển chứng khoán từ tài
khoản này sang tài khoản khác; tự ý dùng tài
sản của khách hàng để cầm cố, thế chấp vay
tiền; tư vấn cho khách một đằng, hành động
một nẻo Khi vấn đề bung vỡ (NĐT có đơn
kiện đến cơ quan chức năng và gửi báo chí),
các CTCK nơi sử dụng lao động thường có
thái độ đổ hết lỗi cho nhân viên, quá trình xử
lý vì thế thường nghiêng về phần thiệt cho
NĐT là chính”18. Sở dĩ xảy ra thực trạng này
16 Báo Nhân dân điện tử, Tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo lộ trình phù hợp, nhandan-
dientu/thoisu/kinh-te/ kinh-t-tin-chung/tai-c-u-truc-th-tr-ng-ch-ng-khoan-theo-l-trinh-phu-h-p-1.339330, cập nhật ngày 20/3/2012
17 PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, năm 2011, tr. 222
18 Tường Vi, Nhân sự chứng khoán 50% không chứng chỉ hành nghề, tại sao?,
GL/N/CIFCCA/nhan-su-chung-khoan-50--khong-chung-chi-hanh-nghe-tai-sao.html, cập nhật ngày 2010
36 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
CHÑNH SAÁCH
cũng xuất phát từ việc chưa có bộ quy tắc
hành nghề kinh doanh chứng khoán với
những chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa những
hành vi méo mó nêu trên. Do vậy, theo
chúng tôi, cần sớm ban hành bộ quy tắc hành
nghề kinh doanh chứng khoán là cơ sở pháp
lý cho việc điều chỉnh hoạt động môi giới
chứng khoán, trong đó phân định rõ trách
nhiệm của CTCK, người môi giới chứng
khoán, nhân viên của CTCK. Đồng thời, cần
phải tách bạch tài khoản của khách hàng để
tránh tình trạng lạm dụng tài khoản của khách
hàng để trục lợi. “Các cơ quan quản lý cần
ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề
này, theo đó yêu cầu CTCK quản lý tách bạch
từng tài khoản của khách hàng, tạo cơ sở bảo
vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích của NĐT
chứng khoán.”19 Ngoài ra, các quy định của
pháp luật về việc nhận lệnh và chuyển lệnh
trên thị trường, mở tài khoản giao dịch và thời
gian thanh toán, về phí và lệ phí trong hoạt
động môi giới chứng khoán cần phải được
tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định của
pháp luật về tự doanh chứng khoán. Hoạt
động tự doanh chứng khoán cũng là một
nghiệp vụ quan trọng của CTCK. Các công
ty tự doanh chứng khoán sẽ đóng vai trò là
nhà tạo lập thị trường giúp cho chứng khoán
có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, hiện nay
hoạt động tự doanh của CTCK còn rất hạn
chế. Để phát triển hoạt động tự doanh trên
thị trường, ngoài việc phải tăng vốn pháp
định như đã nêu ở trên, cần phải giải quyết
được những vấn đề sau: Tách biệt rõ ràng
giữa nghiệp vụ môi giới chứng khoán và
nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; pháp luật
cần quy định rõ ràng và cụ thể những chuẩn
mực ứng xử của CTCK hoạt động tự doanh
như: nghĩa vụ ưu tiên khách hàng; không
được xung đột lợi ích với khách hàng,
Đồng thời cần phải có những chế tài nghiêm
khắc và cụ thể xử lý các hành vi vi phạm
trong hoạt động tự doanh.
Ngoài ra, pháp luật liên quan đến các
nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư
chứng khoán của CTCK cũng cần được tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện nhằm bảo đảm
nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của
CTCK, bảo đảm cho TTCK PTBV.
3.6. Thành lập tổ chức định mức tín nhiệm
ở Việt Nam
Theo định nghĩa của ISOCO thì: “Định
mức tín nhiệm là sự đánh giá được hiển thị
bằng hệ thống hệ số tín nhiệm đã được thiết
lập và xác định về khả năng thanh toán nợ
của một chủ thể, một khoản nợ, một chứng
khoán nợ hoặc của người phát hành các
nghĩa vụ này”20. Với quy tắc “nhà phát hành
thanh toán” và “công khai kết quả định mức
tín nhiệm”, NĐT có thể đánh giá được khả
năng trả nợ của người đi vay hoặc rủi ro tín
dụng của chứng khoán nợ mà ra quyết định
đầu tư mà không phải mất chi phí. Xác định
được hệ số định mức tín nhiệm còn giúp nhà
phát hành xác định được mức lãi suất vay
hợp lý, vừa phản ánh được mức độ rủi ro,
vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ của nhà
phát hành. Vì vậy, để thị trường trái phiếu
Việt Nam phát triển, việc thành lập và cho
đi vào hoạt động của tổ chức định mức tín
nhiệm là điều kiện tiên quyết.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có một văn
bản quy phạm pháp luật nào quy định một
cách chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ
chức định mức tín nhiệm. Do vậy, theo
chúng tôi, cần nghiên cứu và sớm ban hành
một văn bản điều chỉnh về tổ chức hoạt động
của tổ chức định mức tín nhiệm theo hướng:
(1) Tổ chức định mức tín nhiệm có tư cách
pháp nhân và được tổ chức theo loại hình
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty
cổ phần; (2) Khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ
phần có quyền biểu quyết hoặc tỷ lệ vốn góp
trong tổ chức định mức tín nhiệm; (3) Quy
định cụ thể về điều kiện thành lập tổ chức
định mức tín nhiệm, chú trọng đến điều kiện
19 PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, năm 2011, tr. 232.
20 Code of Conduct Fundamentals for Credit Rating Agencies, the Technical Committee of IOSCO, 2008, tr. 3.
37NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
vốn pháp định và nhân lực; (4) Có cơ chế
kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa xung đột
lợi ích phát sinh từ hoạt động của tổ chức
định mức tín nhiệm. Ví dụ, cấm hoặc kiểm
soát mối quan hệ kinh tế giữa tổ chức định
mức tín nhiệm và/hoặc người có liên quan
của tổ chức này với chủ thể được định mức
tín nhiệm và/hoặc bên có liên quan của chủ
thể này; (5) công khai, minh bạch về phương
pháp, quy trình, kết quả định mức tín nhiệm;
(6) tổ chức định mức tín nhiệm phải chịu
trách nhiệm về các hành vi vi phạm và phải
bồi thường thiệt hại cho NĐT. Cần phải quy
định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của tổ
chức định mức tín nhiệm nhằm kiểm soát và
hạn chế những rủi ro mà tổ chức này có thể
gây ra cho NĐT và toàn bộ thị trường. “Hệ
số xếp hạng tín nhiệm không chính xác gây
ra rủi ro hệ thống cho thị trường tài chính
của Mỹ và là một trong những nguyên nhân
chính gây ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ”21.
3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý,
giám sát thị trường
Pháp luật cần trao cho cơ quan quản lý
các công cụ quản lý hiệu quả và đặc thù, như
tiêu chuẩn hóa thông tin thu thập, quyền thu
thập thông tin từ bất kỳ bên liên quan nào,
nghĩa vụ báo cáo ngay khi thực hiện giao
dịch, hệ thống cập nhật thông tin tự động,
quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra khi phát
hiện giao dịch có bất thường. Cơ quan quản
lý có quyền can thiệp hoặc ngăn chặn các
giao dịch hoặc hành vi gây phương hại đến
thị trường. Ví dụ trong quản lý thị trường
phái sinh, cơ quan quản lý có quyền: áp đặt
hạn mức dao động giá, yêu cầu tính thêm
tiền bảo chứng, thanh khoản hoặc chuyển
nhượng vị thế mở, đình chỉ hoặc rút gọn lại
giao dịch, Cơ quan quản lý có quyền áp
dụng các biện pháp chế tài như cảnh cáo,
khiển trách, buộc trả lại các khoản thu bất
chính, phạt vi phạm, áp đặt điều kiện giao
dịch, áp đặt trình trạng nhất định, đình chỉ
giao dịch, cấm giao dịch, đình chỉ hoạt động,
thu hồi giấy phép, đề nghị áp dụng các biện
pháp chế tài hình sự trong trường hợp
nghiêm trọng. Pháp luật cũng cần cho phép
cơ quan quản lý được quyền khởi kiện một
chủ thể nào đó ra tòa để buộc phải chịu trách
nhiệm dân sự. Như vậy, pháp luật cần quy
định chi tiết và đầy đủ các biện pháp chế tài
là công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý sử
dụng quản lý và giám sát thị trường. Tuy
nhiên, nếu chỉ đơn thuần sử dụng các biện
pháp cưỡng chế nhiều khi chưa chắc đã bảo
đảm hiệu quả quản lý. Do vậy, chúng tôi đề
xuất nên đưa thêm cơ chế cảnh báo sớm, tức
là cơ quan quản lý sẽ cảnh báo cho đối tượng
quản lý về những sai phạm, rủi ro hoặc vấn
đề khác để đối tượng quản lý điều chỉnh,
khắc phục. Cơ quan quản lý cũng có quyền
và nghĩa vụ cảnh báo sớm cho toàn bộ thị
trường và áp dụng các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, cần
bổ sung thêm cơ chế tham vấn và đồng
thuận, theo cơ chế này cơ quan quản lý và
đối tượng quản lý sẽ cũng trao đổi và thống
nhất các biện pháp mà đối tượng quản lý
phải thực hiện nhằm tránh, hạn chế hoặc
kiểm soát rủi ro.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho hoạt động quản
lý, giám sát TTCK, cần xây dựng cơ chế
pháp lý để các tổ chức tự quản bao gồm sở
giao dịch chứng khoán, hiệp hội ngành nghề
chứng khoán, trung tâm lưu ký và thanh toán
bù trừ chứng khoán tham gia sâu vào hoạt
động quản lý và giám sát TTCK. Theo đó,
các tổ chức tự quản này có quyền được ban
hành quy chế điều chỉnh hoạt động của thành
viên, giám sát hoạt động của các thành viên
tham gia thị trường, điều tra các hành vi bất
thường, và áp dụng một số biện pháp chế tài
dưới sự giám sát của UBCKNN n
CHÑNH SAÁCH
21 Đỗ Minh Tuấn, Một số vấn đề về thực tiễn chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
06/2012, tr. 13.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_de_phat_trien_ben_vung_thi_truong_chung.pdf