Hoàn thiện pháp luật đối với trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho khi bên tặng cho đã giao tài sản
Qua việc phân tích các bất cập và
đưa ra kiến nghị hoàn thiện trực tiếp các
bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ
sung toàn diện khoản 3 Điều 462 BLDS
năm 2015 như sau:
“Trường hợp phải thực hiện nghĩa
vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì hợp đồng tặng cho bị
hủy bỏ, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp điều kiện tặng cho không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi
cố ý của bên tặng cho.Nếu bên được tặng
cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi
phí hợp lý cho việc đó.
Trường hợp tài sản tặng cho phát sinh
hoa lợi, lợi tức thì bên được tặng cho được sở
hữu từ thời điểm họ xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản tặng cho. Trường hợp tài sản tặng
cho tăng thêm giá trị do bên được tặng cho
đầu tư thì họ có quyền yêu cầu bên tặng cho
thanh toán phần giá trị tăng thêm.
Bên tặng cho không phải chịu trách
nhiệm đối với nghĩa vụ do bên được tặng cho
xác lập với người thứ ba liên quan đến tài
sản tặng cho.”
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật đối với trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho khi bên tặng cho đã giao tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Đối với trường hợp bên tặng cho đã chuyển giao tài sản tặng cho nhưng bên được tặng cho không
thực hiện điều kiện thì giải quyết như sau:
“bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu
cầu bồi thường thiệt hại” (khoản 3 Điều 462
BLDS năm 2015). Về cơ bản, tác giả đánh
giá đây là quy định tương đối hợp lý bởi
lẽ đối với trường hợp tặng cho tài sản có
điều kiện thì việc thực hiện điều kiện là
cơ sở để bên được tặng cho nhận tài sản
tặng cho; do đó, nếu bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện thì tất yếu họ
cũng không được nhận tài sản tặng cho.
Dưới góc độ là “quyền” nên bên tặng cho
có thể thực thi quyền này bằng cách yêu
cầu bên được tặng cho phải trả lại tài sản
hoặc bên tặng cho không đòi lại tài sản
tặng cho mặc dù bên được tặng cho không
thực hiện điều kiện. Cách thức hành xử
như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào ý
chí của bên tặng cho tài sản. Khoản 3 Điều
462 BLDS năm 2015 đã tạo ra cơ sở pháp
lý trực tiếp để bên tặng cho được bảo vệ
quyền lợi của mình khi bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện. Tuy nhiên, liên
quan đến quy định này còn tồn tại một số
điểm bất cập, vướng mắc cần được hoàn
thiện sau đây:
1. Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
chưa dự liệu phương thức giải quyết
khi bên được tặng cho đã thực hiện một
phần điều kiện.
Thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp
bên được tặng cho có thực hiện điều kiện
nhưng chỉ thực hiện một phần, trong
từng khoảng thời gian, đặc biệt là đối
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học
Luật Hà Nội
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP
BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO KHÔNG THỰC HIỆN ĐIỀU KIỆN TẶNG CHO
KHI BÊN TẶNG CHO ĐÃ GIAO TÀI SẢN
LÊ THỊ GIANG *
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì bên được tặng cho
có thể thực hiện điều kiện trước hoặc sau khi nhận tài sản tặng cho. Bài
viết tập trung phân tích trường hợp bên tặng cho đã chuyển giao tài sản
tặng cho nhưng bên được tặng cho không thực hiện điều kiện (khoản 3 Điều
462 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015); qua đó, chỉ ra những bất cập và định
hướng hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Từ khóa: Điều kiện tặng cho; tặng cho tài sản.
Conditional contracts for gifts of property mean a recipient can perform
one or several civil obligations either prior to or after the giving of a gift. The
article focuses on the cases where a recipient fails to perform an obligation
required to be performed after the giving of a gift (clause 3, Article 462 of
the Civil Code in 2015); at the same time, it points out the inadequacies and
brings about the orientations in favor of perfecting the related laws.
Keywords: Conditions of giving a gift, gifts of property
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP...
46 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
với những điều kiện có thời gian thực
hiện lâu, không xác định được thời điểm
chấm dứt như điều kiện nuôi dưỡng,
chăm sóc... thì quy định tại khoản 3 Điều
462 BLDS năm 2015 chưa giải quyết
được. Ví dụ như trường hợp cha mẹ tặng
cho quyền sử dụng đất và nhà cho con
trai và con dâu với điều kiện là họ phải
nuôi dưỡng đứa em bị tâm thần cho đến
khi chết. Trong thời gian 8 năm đầu kể
từ khi nhận tài sản họ nuôi dưỡng, chăm
sóc chu đáo nhưng sau đó thì họ bỏ bê,
thậm chí không cho ăn uống... Trong
ví dụ này, người được tặng cho không
thuộc trường hợp “không thực hiện điều
kiện tặng cho” mà họ vẫn thực hiện mặc
dù thực hiện không đầy đủ điều kiện.
Vậy một vấn đề được đặt ra là nếu bên
được tặng cho đã nhận tài sản tặng cho
và họ có thực hiện điều kiện tặng cho
nhưng thực hiện không đầy đủ (mới chỉ
thực hiện một phần) thì bên tặng cho có
quyền đòi lại tài sản hay không? Liên
quan đến nội dung này còn có nhiều
luồng quan điểm trái chiều nhau, cụ thể:
(i) Quan điểm thứ nhất cho rằng,
khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 quy
định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa
vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì bên tặng cho có quyền
đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại”. Theo quy định này, chỉ khi bên
được tặng cho “không thực hiện điều
kiện” thì bên tặng cho mới có quyền
đòi lại tài sản. Không thực hiện điều
kiện được hiểu là bên được tặng cho
không thực hiện bất cứ một phần nào
của nghĩa vụ. Khác với không thực hiện
điều kiện, thực hiện điều kiện không
đầy đủ là trường hợp bên được tặng
cho có thực hiện một phần điều kiện
nhưng không thực hiện toàn bộ điều
kiện như đã cam kết với bên tặng cho.
Ngay tại Điều 351 BLDS năm 2015 cũng
ghi nhận: “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên
có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng
thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
hoặc thực hiện không đúng nội dung của
nghĩa vụ”. Như vậy, Điều luật này đã
quy định trường hợp không thực hiện
nghĩa vụ và trường hợp không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ là hai trường hợp
riêng biệt. Với lập luận này thì những
người theo quan điểm thứ nhất khẳng
định rằng, khoản 3 Điều 462 chỉ quy
định quyền đòi tài sản tặng cho của bên
tặng cho khi bên được tặng cho không
thực hiện toàn bộ điều kiện nên nếu bên
được tặng cho đã thực hiện được một
phần điều kiện thì bên tặng cho không
có quyền đòi lại tài sản.
Quan điểm trên chưa thực sự
thuyết phục bởi lẽ, nếu như thừa nhận
bên tặng cho không được đòi lại tài sản
tặng cho khi bên được tặng cho đã thực
hiện một phần điều kiện thì không thỏa
đáng và không bảo vệ được quyền lợi
của người tặng cho. Luật pháp được ghi
nhận theo hướng thúc đẩy các bên nâng
cao ý thức trong việc thực hiện nghĩa
vụ nên nếu hiểu khoản 3 Điều 462 theo
quan điểm thứ nhất thì quy định này
không những không thúc đẩy bên được
tặng cho thực hiện điều kiện tặng cho;
thậm chí ngược lại còn tạo điều kiện để
bên được tặng cho chỉ thực hiện một
phần nhỏ của điều kiện mà họ không
tự nguyện thực hiện toàn bộ điều kiện.
Bởi lẽ, bên được tặng cho chỉ cần thực
hiện được một phần điều kiện là bên
LÊ THỊ GIANG
47Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
tặng cho đã không đòi lại được tài sản
tặng cho.
(ii) Quan điểm thứ hai cho rằng, vì luật
chỉ quy định chung chung khi bên được
tặng cho không thực hiện điều kiện tặng
cho nên phải hiểu việc không thực hiện
bao gồm hai trường hợp sau đây: một là,
bên được tặng cho không thực hiện toàn
bộ điều kiện; hai là, bên được tặng cho
không thực hiện một phần điều kiện. Do
vậy, theo cách lý giải này thì dù người
được tặng cho không thực hiện toàn bộ
điều kiện hoặc đã thực hiện được một
phần điều kiện nhưng không thực hiện
hết thì người tặng cho luôn có quyền đòi
lại tài sản.
Thực chất quan điểm này cũng chưa
thực sự giải quyết thấu đáo quyền lợi
giữa bên tặng cho và bên được tặng cho.
Vì nếu trong trường hợp bên được tặng
cho đã thực hiện một phần điều kiện
nhưng vẫn phải trả lại toàn bộ tài sản
cho bên tặng cho thì điều này làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên
được tặng cho, đặc biệt đối với những
trường hợp bên được tặng cho đã thực
hiện được phần lớn điều kiện tặng cho
(thực hiện gần xong điều kiện tặng cho).
Ví dụ: A thỏa thuận tặng cho B căn nhà với
điều kiện B phải nuôi em trai là C học 4 năm
Đại học. B đã chu cấp đầy đủ tiền ăn, học
cho em trai trong vòng 3,5 năm; còn nửa
năm cuối cùng vì anh em xảy ra mâu thuẫn,
B không thực hiện điều kiện nữa. Nếu giải
quyết vụ việc này theo quan điểm thứ hai,
mặc dù B đã thực hiện được phần lớn điều
kiện nhưng A vẫn có quyền đòi B phải trả
lại căn nhà.
Qua việc phân tích hai quan điểm
trên thì có thể thấy quan điểm thứ nhất
và quan điểm thứ hai có cách giải quyết
hoàn toàn trái ngược nhau đối với cùng
một vấn đề; trong khi quan điểm thứ nhất
thiên về bảo vệ quyền cho bên được tặng
cho thì quan điểm thứ hai lại tuyệt đối
hóa quyền đòi lại tài sản của người tặng
cho. Do vậy, cả hai luồng quan điểm trên
đều chưa phù hợp, chưa giải quyết hài
hòa được quyền lợi giữa bên tặng cho và
bên được tặng cho.
Để hài hòa lợi ích và đảm bảo sự công
bằng giữa bên tặng cho và bên được tặng
cho thì vấn đề này nên được giải quyết
theo hai trường hợp như sau:
Một là, trường hợp bên được tặng
cho đã nhận tài sản nhưng không thực
hiện toàn bộ điều kiện thì bên tặng cho có
quyền đòi lại tài sản tặng cho (trường hợp
này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều
462 BLDS năm 2015);
Hai là, trường hợp bên được tặng cho
đã nhận tài sản nhưng mới thực hiện một
phần điều kiện tặng cho thì giải quyết
như sau: Bên được tặng cho tính toán chi
phí (chi phí trực tiếp và chi phí cho công
sức) đã bỏ ra để thực hiện một phần điều
kiện và yêu cầu bên tặng cho chi trả khi
bên tặng cho lấy lại tài sản tặng cho.
Để đảm bảo cách hiểu và phương
thức giải quyết thống nhất cho các Tòa
án, khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 cần
ghi nhận cụ thể về trường hợp bên được
tặng cho đã thực hiện một phần điều kiện
tặng cho. Qua các phân tích trên, tác giả
kiến nghị bổ sung thêm nội dung này vào
khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 như
sau: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau
khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực
hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP...
48 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu bên được
tặng cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi phí
hợp lý cho việc đó”.
2. Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
chưa dự liệu hậu quả pháp lý khi người
được tặng cho không thực hiện điều kiện
do sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của
người tặng cho.
Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
chỉ ghi nhận chung chung khi bên được
tặng cho không thực hiện điều kiện thì
bên tặng cho được quyền đòi lại tài sản
mà không quan tâm đến lý do bên được
tặng cho không thực hiện điều kiện. Xét
về mặt kết cấu thì khoản 3 Điều 462 không
ghi nhận ngoại lệ của quyền đòi lại tài sản
tặng cho của bên tặng cho tài sản.
Đối với trường hợp bên được tặng
cho có đủ khả năng để thực hiện điều
kiện nhưng cố tình không thực hiện thì
trường hợp này bên tặng cho tài sản
hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản tặng
cho. Tuy nhiên, với những trường hợp
bên được tặng cho không thực hiện được
điều kiện nhưng không phải do lỗi của
bên được tặng cho mà do các nguyên
nhân khác như bất khả kháng hoặc do
chính lỗi của người tặng cho tài sản thì
bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản tặng
cho hay không cần phải được nghiên cứu
một cách khách quan:
Một là, người được tặng cho không thực
hiện được điều kiện tặng cho do sự kiện bất
khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy
ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được
mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết và khả năng cho phép (khoản 1 Điều
156 BLDS năm 2015).
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản nói
chung và tặng cho tài sản có điều kiện nói
riêng, sự kiện bất khả kháng là sự kiện
nằm ngoài khả năng dự liệu cả của bên
tặng cho và bên được tặng cho. Sự kiện bất
khả kháng là nguyên nhân dẫn đến việc
bên được tặng cho không thực hiện được
điều kiện. Bởi khoản 3 Điều 462 BLDS
năm 2015 chưa dự liệu phương thức giải
quyết trong trường hợp này; do đó, liên
quan đến vấn đề này, một số phương thức
giải quyết được đưa ra như sau:
- Phương thức thứ nhất: Bởi khoản 3
Điều 462 BLDS năm 2015 không quy định
bất cứ một ngoại lệ nào về quyền đòi lại
tài sản của người tặng cho; do đó, khi bên
được tặng cho không thực hiện điều kiện
tặng cho thì bên tặng cho luôn có quyền
đòi lại tài sản mà không cần phải tìm hiểu
lý do dẫn đến việc người được tặng cho
không thực hiện điều kiện. Nhằm củng
cố vững chắc hơn cho phương thức giải
quyết này, nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định việc ghi nhận cho bên tặng cho được
đòi lại tài sản tặng cho khi bên được tặng
cho không thực hiện điều kiện dù vì bất
cứ lý do gì là điều hoàn toàn hợp lý. Bởi,
hợp đồng tặng cho là hợp đồng không
có đền bù; do đó, khi bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện thì họ phải trả
lại tài sản cho bên tặng cho và việc trả lại
tài sản cũng không suy giảm đến lợi ích
kinh tế của bên được tặng cho.
- Phương thức thứ hai: Mặc dù khoản 2
Điều 462 BLDS năm 2015 không ghi nhận
các trường hợp bên tặng cho không được
đòi lại tài sản khi bên được tặng cho không
thực hiện. Khoản 2 Điều 351 BLDS năm
LÊ THỊ GIANG
49Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự,
trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác”. Vậy theo quy định
này, sự kiện bất khả kháng là căn cứ để
loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm.
Áp dụng quy định này để giải thích
cho trường hợp bên được tặng cho không
thực hiện được điều kiện tặng cho do sự
kiện bất khả kháng thì những người theo
phương thức thứ hai cho rằng bên tặng
cho không có quyền đòi lại tài sản tặng
cho. Theo tác giả, cách thức giải quyết
hậu quả pháp lý khi bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện tặng cho do
sự kiện bất khả kháng theo phương thức
thứ hai hợp lý hơn bởi không thể giải
quyết hậu quả giống nhau trong trường
hợp bên được tặng cho cố ý không thực
hiện điều kiện và trường hợp bên được
tặng cho không thể thực hiện được điều
kiện do sự kiện bất khả kháng. Hơn thế
nữa, trong cả BLDS năm 2015 và trong
cả truyền thống của khoa học pháp
lý từ trước đến hiện tại thì sự kiện bất
khả kháng luôn được thừa nhận là căn
cứ miễn trừ nghĩa vụ cho bên vi phạm
nghĩa vụ. Do vậy, khi bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện tặng cho do sự
kiện bất khả kháng thì bên được tặng cho
không phải thực hiện trách nhiệm trả lại
tài sản tặng cho bên tặng cho.
Hai là, người được tặng cho không thực
hiện điều kiện do lỗi cố ý của người tặng cho
Đối với trường hợp tặng cho có điều
kiện mà việc thực hiện điều kiện phụ
thuộc vào sự hợp tác của bên tặng cho
thì có thể xảy ra khả năng sau: sau khi
giao kết hợp đồng tặng cho có điều kiện,
bên tặng cho không muốn tặng cho tài
sản nữa nên họ cố tình gây khó khăn cho
bên được tặng cho trong việc thực hiện
điều kiện (đối với các điều kiện mà việc
thực hiện cần sự hợp tác, phối hợp của
bên tặng cho). Đây là một vấn đề hoàn
toàn có khả năng xảy ra trên thực tế,
tuy nhiên, Điều 462 BLDS năm 2015 lại
không dự liệu phương thức giải quyết
vấn đề này. Chính vì lý do đó, việc giải
quyết các vụ việc với các tình tiết tương
tự như đã phân tích ở trên hiện còn chưa
thống nhất. Theo quan điểm tác giả, với
các trường hợp bên được tặng cho không
thể thực hiện được điều kiện tặng cho do
lỗi cố ý của bên tặng cho tài sản thì cần
quy trách nhiệm cho bên tặng cho; bởi lẽ,
đối với các điều kiện mà việc thực hiện
cần sự hợp tác của bên tặng cho thì bên
tặng cho có nghĩa vụ phối hợp cùng với
bên được tặng cho trong việc thực hiện
điều kiện. Hơn thế nữa, khoản 3 Điều 351
BLDS năm 2015 cũng đã ghi nhận: “Bên
có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân
sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không
thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên
có quyền”.
Thực chất với vấn đề này, Điều 944
BLDS Pháp đã ghi nhận: “Việc tặng cho kèm
theo điều kiện sẽ vô hiệu nếu việc thực hiện
điều kiện đó hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào ý chí
của người tặng cho”. Quy định này nhằm
bảo đảm tính khách quan trong việc thực
hiện điều kiện tặng cho. Nếu bên tặng cho
đưa ra điều kiện mà việc thực hiện hay
không thực hiện điều kiện này hoàn toàn
do bên tặng cho quyết định thì bên được
tặng cho được hay không được nhận tài
sản hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bên
tặng cho (mặc dù hợp đồng tặng cho đã
LÊ THỊ GIANG
51Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
cho đối với các trường hợp luật không có
quy định cụ thể. Ví dụ: A thỏa thuận tặng cho
B một chiếc xe đạp với điều kiện B phải biết đi
xe. Hai bên thỏa thuận sau khi A chuyển giao
tài sản cho B thì B là chủ sở hữu của chiếc xe.
+ Trường hợp luật không quy định và
các bên không có thỏa thuận thì thời điểm
xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản là thời điểm tài sản được chuyển
giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao
là thời điểm bên có quyền hoặc người đại
diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.
Dựa trên thời điểm xác lập quyền sở
hữu của bên được tặng cho đối với tài sản
tặng cho mà vấn đề đòi lại tài sản tặng cho
từ người thứ ba (người đã xác lập giao
dịch với người được tặng cho) được giải
quyết như sau:
(i) Nếu tại thời điểm bên được tặng
cho chuyển giao tài sản cho người thứ ba
mà bên được tặng cho đã là chủ sở hữu
của tài sản tặng cho thì bên tặng cho không
được đòi lại tài sản. Lúc này bên tặng cho
chỉ có quyền yêu cầu bên được tặng cho
phải thanh toán số tiền tương đương với
giá trị tài sản tặng cho.
(ii) Nếu tại thời điểm bên được tặng
cho chuyển giao tài sản cho người thứ
ba mà bên được tặng cho chưa là chủ sở
hữu của tài sản thì bên tặng cho có quyền
yêu cầu người thứ ba đã giao dịch với bên
được tặng cho phải trả lại tài sản tặng cho.
Sau đó, người thứ ba đã giao dịch với bên
được tặng cho có quyền yêu cầu bên được
tặng cho phải hoàn trả cho họ số tiền mà
họ đã trao đổi để có được tài sản tặng cho.
Ngược lại với ý kiến trên, có quan
điểm cho rằng người tặng cho luôn có
quyền đòi lại tài sản tặng cho nếu người
được tặng cho không hoàn thành điều
kiện kể cả trong trường hợp bên được
tặng cho đã chuyển giao hay chưa chuyển
giao tài sản tặng cho cho người thứ ba.
Quan điểm này xuất phát từ các lý lẽ sau
đây: Một là, khác với hợp đồng tặng cho
tài sản thông thường, đối với tặng cho tài
sản có điều kiện thì việc thực hiện điều
kiện là tiền đề để bên được tặng cho được
nhận tài sản và được xác lập quyền sở
hữu đối với tài sản. Do đó, nếu bên tặng
cho giao tài sản cho bên được tặng cho
trước khi bên được tặng cho thực hiện
điều kiện thì quyền sở hữu của bên được
tặng cho với tài sản tặng cho vẫn đang
trong tình trạng “treo” cho đến khi thực
hiện xong điều kiện và thực hiện xong
thủ tục đăng kí (nếu pháp luật có quy
định). Bởi vậy, bên được tặng cho không
được phép chuyển quyền sở hữu hay xác
lập các giao dịch bảo đảm với tài sản tặng
cho; Hai là, theo quan điểm thứ nhất, bên
tặng cho không được đòi lại tài sản tặng
cho từ người thứ ba nếu tại thời điểm
xác lập giao dịch với người thứ ba, người
được tặng cho đã được xác lập sở hữu
với tài sản – quy định này tạo ra khoảng
trống để bên được tặng cho lợi dụng
nhằm được hưởng lợi từ phía người tặng
cho. Người được tặng cho sẽ cố tình xác
lập “giao dịch ảo” với người thứ ba như
mua bán, trao đổi, tặng cho để nhằm
trốn tránh việc thực hiện điều kiện mà
họ không phải trả lại tài sản cho bên tặng
cho. Từ những lập luận trên, tác giả nhận
định dù bên được tặng cho đã xác lập
giao dịch chuyển quyền sở hữu hay giao
dịch bảo đảm đối với tài sản tặng cho mà
chưa thực hiện điều kiện tặng cho thì bên
tặng cho vẫn được quyền đòi lại tài sản
từ người thứ ba.
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP...
52 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
Quan điểm giải quyết của tác giả
cũng trùng khớp với quy định tại Điều
954 của BLDS Pháp: “Trong trường hợp
việc tặng cho bị hủy bỏ vì các điều kiện kèm
theo không được thực hiện, người tặng cho
được trả lại các tài sản đã tặng cho và không
bị ràng buộc bởi bất kì nghĩa vụ và hợp
đồng thế chấp nào; người tặng cho có mọi
quyền đối với người thứ ba đang chiếm giữ
bất động sản tặng cho như đối với người
được tặng cho”. Quy định này đã bảo vệ
tuyệt đối quyền được đòi lại tài sản của
bên tặng cho trong trường hợp bên được
tặng cho không hoàn thành nghĩa vụ.
Với thời gian được xây dựng cách đây
hơn 200 năm nhưng các luật gia Pháp
đã dự liệu những tình huống có thể xảy
ra đối với tài sản tặng cho; trong khi đó,
đây là một lỗ hổng của pháp luật Việt
Nam tồn tại từ BLDS năm 1995, BLDS
năm 2005 và vẫn chưa được khắc phục
trong BLDS năm 2015.
Nhằm giải quyết vướng mắc liên
quan đến vấn đề này, khoản 3 Điều 462
BLDS năm 2015 cần bổ sung thêm quy
định như sau: “Bên tặng cho không phải chịu
trách nhiệm đối với nghĩa vụ do bên được tặng
cho xác lập với người thứ ba liên quan đến tài
sản tặng cho”. Việc bổ sung nội dung này
sẽ giải quyết triệt để, thống nhất trường
hợp khi bên tặng cho đòi tài sản tặng cho
(do bên được tặng cho không thực hiện
điều kiện) nhưng tài sản tặng cho đã bị
bên tặng cho bán, trao đổi, tặng cho lại,
thế chấpcho người thứ ba.
4. Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
chưa dự liệu cách thức giải quyết đối với
hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời gian
bên được tặng cho chiếm hữu tài sản và tài
sản tặng cho được đầu tư tăng thêm giá trị
- Đối với trường hợp tài sản tặng cho
phát sinh hoa lợi, lợi tức
Khi bên tặng cho đòi tài sản tặng
cho thì có hai khả năng xảy ra: Một là,
tài sản tặng cho không phát sinh hoa lợi,
lợi tức trong thời gian bên được tặng
cho chiếm hữu; Hai là, trong thời gian
bên được tặng cho chiếm hữu tài sản
thì tài sản tặng cho phát sinh hoa lợi,
lợi tức. Đối với trường hợp đầu tiên thì
không thể xảy ra tranh chấp với hoa lợi,
lợi tức; nhưng trong trường hợp thứ hai
thì cần giải quyết vấn đề hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản tặng cho thuộc sở
hữu của chủ thể nào. Đây là một vấn đề
gây lúng túng cả khía cạnh lý luận cũng
như thực tiễn do BLDS năm 2015 không
ghi nhận. Có quan điểm cho rằng,
trường hợp bên được tặng cho phải
trả lại tài sản cho bên tặng cho thì bên
được tặng cho được quyền giữ lại các
hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời gian
họ chiếm hữu tài sản. Quan điểm khác
thì lại trái ngược lại như sau, trường
hợp bên được tặng cho phải trả lại tài
sản cho bên tặng cho thì bên được tặng
cho phải trả cả hoa lợi, lợi tức phát sinh
trong thời gian họ chiếm hữu tài sản
tặng cho. Thực chất cả hai quan điểm
đưa ra đều chưa thực sự thỏa đáng vì
mỗi quan điểm lại tuyệt hóa hóa quyền
của một bên chủ thể mà chưa giải quyết
một cách khách quan quyền lợi giữa
bên tặng cho và bên được tặng cho. Vì
lẽ đó, trường hợp bên tặng cho đòi lại
tài sản tặng cho mà tài sản tặng cho
đã phát sinh hoa lợi thì cần phải căn
cứ vào thời điểm xác lập quyền sở hữu
của bên được tặng cho đối với tài sản
tặng cho để xác định chủ thể được xác
LÊ THỊ GIANG
53Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
lập sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát
sinh trong thời gian bên được tặng cho
chiếm hữu tài sản, cụ thể:
(i) Nếu tại thời điểm tài sản tặng cho
phát sinh hoa lợi mà bên được tặng cho đã
được xác lập sở hữu đối với tài sản tặng
cho thì bên được tặng cho được quyền giữ
lại hoa lợi mà không phải trả lại cho bên
tặng cho kèm với tài sản gốc;
(ii) Nếu tại thời điểm tài sản tặng cho
phát sinh hoa lợi mà bên được tặng cho
chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
tặng cho thì bên được tặng cho phải trả
hoa lợi, lợi tức kèm theo tài sản gốc cho
bên tặng cho.
Phương thức giải quyết trên được
căn cứ vào quy định tại Điều 224 BLDS
năm 2015, về nguyên tắc chung, chủ sở
hữu tài sản là người được quyền xác lập
đối với hoa lợi, lợi tức do tài sản gốc của
họ mang lại.
- Đối với trường hợp tài sản tặng cho
được đầu tư tăng thêm giá trị
Trên thực tế tồn tại nhiều trường hợp,
sau khi được bên tặng cho chuyển giao tài
sản thì bên tặng cho đầu tư làm tăng thêm
giá trị tài sản tặng cho. Với những tình
huống này, khi bên tặng cho đòi lại tài sản
tặng cho thì cần phải giải quyết giá trị tài
sản tăng thêm.
Đối với trường hợp giữa tài sản tặng
cho ban đầu và phần tài sản được đầu tư
tăng thêm có thể tách ra mà không làm
ảnh hưởng đến tài sản tặng cho thì khi
bên tặng cho đòi lại tài sản tặng cho thì các
bên chỉ cần tách khối tài sản được đầu tư
thêm ra khỏi tài sản tặng cho. Ví dụ:A tặng
cho B một sợi dây chuyền vàng với điều kiện
B không được cắt tóc ngắn; tuy nhiên, sau khi
nhận tài sản tặng cho từ A thì B vẫn đi cắt tóc
ngắn. Tại thời điểm A đòi lại sợi dây chuyền
thì B đã mua thêm một mặt đá xỏ vào sợi dây
chuyền. Trường hợp này giữa tài sản tặng cho
ban đầu và phần đầu tư tăng thêm hoàn toàn
tách ra được mà không gây ảnh hưởng đến cả
tài sản tặng cho và cả tài sản đầu tư tăng thêm
nên khi A đòi sợi dây chuyền từ B thì các bên
chỉ cần tách tài sản.
Đối với trường hợp giữa tài sản tặng
cho ban đầu và tài sản đầu tư tăng thêm
không thể tách rời thì việc giải quyết hậu
quả khi bên tặng cho đòi lại tài sản phức
tạp hơn. Do pháp luật chưa ghi nhận vấn
đề này nên đây được coi là điểm thiếu sót
cần được khắc phục, bổ sung để việc áp
dụng pháp luật được thống nhất.
Dựa trên các lập luận trên, tác giả kiến
nghị bổ sung thêm quy định khoản 3 Điều
462 BLDS năm 2015 như sau: “Trường hợp
tài sản tặng cho phát sinh hoa lợi, lợi tức thì
bên được tặng cho được sở hữu từ thời điểm
họ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản tặng
cho. Trường hợp tài sản tặng cho tăng thêm
giá trị do bên được tặng cho đầu tư thì họ có
quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán phần
giá trị tăng thêm”.
5. Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
chưa quy định triệt để hiệu lực của tặng
cho có điều kiện khi bên được tặng cho
không thực hiện điều kiện tặng cho.
Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 quy
định: “Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ
sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không
thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài
sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Cùng vấn đề này, Điều 953 BLDS
Pháp quy định: “Việc tặng cho chỉ bị hủy bỏ
trong trường hợp các điều kiện kèm theo việc
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP...
54 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
tặng cho không được thực hiện...”. Qua quy
định này có thể thấy, khi bên được tặng
cho không thực hiện điều kiện tặng cho
thì bên tặng cho có quyền hủy bỏ tài sản
tặng cho để đòi lại tài sản. Như vậy, quyền
đòi lại tài sản tặng cho xuất phát từ căn cứ
hợp đồng tặng cho bị hủy bỏ.
Đối chiếu quy định của BLDS Pháp
với quy định tại khoản 3 Điều 462 BLDS
năm 2015 thì có thể thấy BLDS năm 2015
chưa ghi nhận hiệu lực của tặng cho có
điều kiện khi bên được tặng cho không
thực hiện điều kiện triệt để như BLDS
Pháp. Chính vì lẽ đó, hiện nay rất nhiều
học giả băn khoăn rằng, quyền đòi lại
tài sản tặng cho và yêu cầu bồi thường
thiệt hại của bên tặng cho xuất phát từ
lý do hợp đồng tặng cho vô hiệu, bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng, bị hủy bỏ
hay vì nguyên do giải trừ khế ước?
Nếu xét theo hậu quả pháp lý khi
bên được tặng cho không thực hiện điều
kiện tặng cho thì bên tặng cho được
đòi lại tài sản tặng cho và yêu cầu bồi
thường thiệt hại thì thực chất đây là
cách thức giải quyết của việc hủy bỏ hợp
đồng. Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
không ghi nhận hiệu lực của tặng cho có
điều kiện mà chỉ quy định cách thức giải
quyết là chưa triệt để. Do vậy, đây là nội
dung cần nghiên cứu thêm để bổ sung
vào quy định khoản 3 Điều 462 BLDS
năm 2015. Với cách thức lý giải ở trên,
tác giả kiến nghị bổ sung vấn đề này vào
khoản 3 Điều 462 như sau: “Trường hợp
phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà
bên được tặng cho không thực hiện thì hợp
đồng tặng cho bị hủy bỏ, bên tặng cho có
quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường
thiệt hại...”.
Khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015
được quy định ngắn gọn, hàm súc trong
một câu duy nhất. Tuy nhiên, khi phân
tích, bình luận, đối chiếu quy định của
nước ta với vấn đề cùng tương thích trong
BLDS Pháp thì có thể thấy rất nhiều nội
dung các nhà lập pháp Việt Nam có thể
học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh
đó, khi áp dụng quy định khoản 3 Điều
462 BLDS năm 2015 vào thực hiện thì vẫn
còn bộc lộ nhiều lỗ hổng cần được bổ
sung, hoàn thiện.
Qua việc phân tích các bất cập và
đưa ra kiến nghị hoàn thiện trực tiếp các
bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ
sung toàn diện khoản 3 Điều 462 BLDS
năm 2015 như sau:
“Trường hợp phải thực hiện nghĩa
vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho
không thực hiện thì hợp đồng tặng cho bị
hủy bỏ, bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản
và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường
hợp điều kiện tặng cho không thể thực hiện
được do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi
cố ý của bên tặng cho.Nếu bên được tặng
cho đã thực hiện một phần nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu bên tặng cho thanh toán chi
phí hợp lý cho việc đó.
Trường hợp tài sản tặng cho phát sinh
hoa lợi, lợi tức thì bên được tặng cho được sở
hữu từ thời điểm họ xác lập quyền sở hữu đối
với tài sản tặng cho. Trường hợp tài sản tặng
cho tăng thêm giá trị do bên được tặng cho
đầu tư thì họ có quyền yêu cầu bên tặng cho
thanh toán phần giá trị tăng thêm.
Bên tặng cho không phải chịu trách
nhiệm đối với nghĩa vụ do bên được tặng cho
xác lập với người thứ ba liên quan đến tài
sản tặng cho.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_doi_voi_truong_hop_ben_duoc_tang_cho_kh.pdf