Hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế

Pháp luật ngân hàng Thứ nhất, cần ban hành: (i) Quy định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới; (ii) Quy định về dịch vụ tài chính mới; (iii) Chính sách về thanh toán liên quan đến dịch vụ thanh toán điện tử đối với giao dịch thẻ quốc tế, chính sách liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử phù hợp với cam kết của TPP. Thứ hai, cần có lộ trình ban hành các quy định nhằm thực hiện đúng các cam kết đã ký trong AEC blueprint; thực hiện các chỉ tiêu tự do hóa lĩnh vực như tiền gửi, cho vay, thanh toán dịch vụ ngân hàng, cam kết và bảo lãnh. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành và áp dụng các quy định hướng dẫn cụ thể liên quan đến chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, đồng thời rà soát vốn thực có của các tổ chức tín dụng để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II. Thứ tư, hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt là cam kết trong WTO, TPP và AEC

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Bài viết đề xuất quan điểm chỉ đạo, cách tiếp cận, phương pháp hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể trên một số lĩnh vực ở Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ Lê Hồng Hạnh* Abstract: This article presents the steering thoughts and proposals for the approach, methodology for finalization of the legal regulations on economics, commerce and investment, and recommendations for improvements of a number of particular laws in Vietnam for the new requirements of the international integration. Thông tin bài viết: Từ khóa: quan điểm chỉ đạo hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư; cách tiếp cận việc hoàn thiện pháp luật; phương thức hoàn thiện các văn bản luật. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 28/04/2017 Biên tập: 15/06/2017 Duyệt bài: 22/06/2017 Article Infomation: Keywords: steering thoughts for finalization of the legal regulations on economics, commerce and investment; methods for law improvements Article History: Received: 28 Apr. 2017 Edited: 15 Jun 2017 Appproved: 22 Jun 2017 * GS,TS, Hội Luật gia Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đã ký gia nhập TPP, một định chế được coi là hình mẫu của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Việt Nam cũng đang cùng các nước thành viên ASEAN tiến hành nhiều chương 1 Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề tài “Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế” (Mã số ĐTCB-CT.2015-2016) do Viện Nghiên cứu Lập pháp chủ trì. ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ1 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 14(342) T7/2017 trình chung để thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). So với giai đoạn trước đây, Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu mới sau đây: Thứ nhất, việc gia nhập TTP đòi hỏi phải có nhiều thay đổi lớn hơn trong thể chế thương mại của đất nước so với lúc gia nhập WTO. Thứ hai, nhiều bảo lưu mà Việt Nam được hưởng với tư cách là nước có nền kinh tế chuyển đổi, nền kinh tế đang phát triển sắp hết thời hạn. Thứ ba, Cộng đồng ASEAN đã chính thức bắt đầu lịch sử phát triển của mình vào năm 2015. Thứ tư, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013. Điều 50 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Qua nghiên cứu yêu cầu mới của hội nhập quốc tế, thực trạng pháp luật kinh tế, thương mại và đầu tư của nước ta, chúng tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: 1. Quan điểm chỉ đạo cho việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư Một là, tất cả các lĩnh vực pháp luật về kinh tế, thương mại, đầu tư cần được hoàn thiện theo hướng loại bỏ mọi rào cản hành chính đối với việc gia nhập thị trường, rời khỏi thị trường, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Pháp luật Việt Nam chỉ trở nên phù hợp hơn với pháp luật và thực tiễn thương mại, đầu tư quốc tế khi thực hiện được những đòi hỏi này. Hai là, các quy định của pháp luật về kinh tế, thương mại, đầu tư cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền một cách thực sự thì mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế với những xu hướng đẩy mạnh khu vực hóa thương mại toàn diện thông qua các FTA thế hệ mới. Ba là, áp dụng trực tiếp các công ước và các thỏa thuận quốc tế về kinh tế, thương mại và đầu tư mà Việt Nam đã tham gia là phương pháp tốt nhất để hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam. Những quy định, những nguyên tắc của WTO, AEC, FTA thế hệ mới đều dựa trên những nguyên lý của kinh tế, thị trường, pháp luật quốc tế hiện đại nên việc áp dụng chúng một cách trực tiếp chính là cơ hội lớn cho Việt Nam hoàn thiện thể chế. Với việc áp dụng trực tiếp các cam kết quốc tế, Việt Nam có thể vượt lên chính những rào cản nội bộ để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 đề ra. Bốn là, các yếu tố mới của hội nhập quốc tế tác động toàn diện và mang tính dây chuyền lên thể chế kinh tế, thương mại và đầu tư. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực này cũng như trong toàn bộ thể chế của đất nước phải được đặt trong cách tiếp cận toàn diện, khắc phục triệt để các điểm nghẽn do lợi ích cục bộ hoặc cách tiếp cận một chiều. Ví dụ, nếu hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế mà chỉ đánh giá chúng ở các khía cạnh là nguồn thu ngân sách thì chưa đủ. Các kế hoạch, chỉ tiêu về thu ngân sách thường dẫn Bộ Tài chính đến việc đề xuất các quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, điều cần phải làm là đánh giá toàn diện tác động của các quy định này đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của đất nước. Năm là, cách thức xây dựng thể chế hiện hành ở Việt Nam chưa cho phép đánh giá toàn diện và đầy đủ khi tiến hành hoàn thiện thể chế. Việc giao cho các bộ chủ quản xây dựng pháp luật dẫn đến sự hiện diện của NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 14(342) T7/2017 cách tiếp cận và xử lý cục bộ các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư cần thể chế hóa vẫn đang là một hạn chế cần được khắc phục bằng việc triệt để sử dụng quyền lập pháp của Quốc hội. Sáu là, tác động của những chính sách, pháp luật mà các bộ, ngành ban hành rất rộng, liên quan đến nhiều chủ thể nên cần có những đánh giá mang tính tham vấn thực sự chứ không thể là việc lấy ý kiến mang tính hình thức. Cơ quan soạn thảo các thể chế kinh tế, thương mại và đầu tư cần giải trình trước công chúng những ý kiến trái chiều mà các cơ quan, tổ chức và cá nhân đưa ra đối với các thể chế mà họ muốn ban hành, xây dựng. Trong thực tế, các cơ quan nhà nước soạn thảo và xây dựng thể chế thường bảo vệ lợi ích của cơ quan mình trước những vấn đề có những ý kiến khác hoặc trái chiều, các kiến nghị của công chúng thường ít được xem xét một cách thỏa đáng. Vì vậy, các cơ quan của Quốc hội khi thẩm tra các dự án luật cần lưu ý một cách khách quan, toàn diện những chính sách được đưa ra trong dự thảo luật. 2. Cách tiếp cận việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại và đầu tư Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư phải được thực hiện với sự rà soát rất sâu và toàn diện các quy định trong các Hiệp định của WTO, các cam kết trong khuôn khổ AEC, TPP và các FTAs thế hệ mới. Trong các luật về kinh tế, thương mại, đầu tư, Quốc hội cần quy định không chỉ việc ưu tiên áp dụng mà còn là trực tiếp áp dụng các quy định trong các hiệp định, công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm thời gian tránh sa đà vào việc nghiên cứu và định nghĩa các khái niệm tuy mới với Việt Nam nhưng đã có sẵn trong các công ước và hiệp định đó. Song song đó, việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư phải đặt trong mối liên hệ với thể chế, tức là toàn bộ các yếu tố tạo nên môi trường cho các hoạt động này. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, pháp luật chỉ là một thành tố dù là thành tố quan trọng nhất. Nói cách khác, trong quá trình hoàn thiện pháp luật thương mại, kinh tế, đầu tư, cần hoàn thiện các yếu tố khác như chính sách, các thiết chế thực thi, cơ chế vận hành. Thực tế cho thấy, kết quả thực thi nhiều văn bản luật chưa mang lại kết quả như kỳ vọng do thiếu sự phù hợp với các yếu tố khác của thể chế. Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư phải được thực hiện đồng bộ với sự phân tích tác động chéo của từng quy định trong mỗi lĩnh vực. Câu hỏi luôn phải được đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật kinh tế, thương mại, đầu tư chính là tác động của pháp luật đến các quan hệ thương mại và đầu tư sẽ diễn ra như thế nào? Hệ lụy của chúng là gì? Chúng cản trở hay thúc đẩy sự phát triển kinh tế và liệu có cần thiết phải ban hành chúng thì giải pháp khắc phục các hệ lụy đó sẽ là gì. Do tính chất năng động và tác động đa chiều của các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư đối với sự bền vững của môi trường kinh doanh, sự phát triển kinh tế - xã hội, các luật về lĩnh vực này cần được ban hành với việc giảm thiểu tối đa tình trạng ủy quyền cho Chính phủ quy định các vấn đề mà luật chưa đề cập. Nghịch lý “cái gì chưa quy định được trong luật thì để cho Chính phủ quy định” cần được loại bỏ. Việc Quốc hội ban hành luật là quá trình chuẩn bị công phu, đòi hỏi nhiều trí tuệ và thời gian. Nếu luật không xử lý được vấn đề cụ thể nào đó thì văn bản của Chính phủ khó có thể làm tốt hơn. Hơn nữa, nhiều vấn đề giao cho Chính phủ quy định có thể vượt quá thẩm quyền hành pháp của Chính phủ. 3. Phương thức hoàn thiện các văn bản luật về kinh tế, thương mại và đầu tư Cho đến nay, việc soạn thảo các dự án luật vẫn được giao cho các bộ, ngành hoặc NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 14(342) T7/2017 một số tổ chức chính trị - xã hội thực hiện. Nếu tiếp tục duy trì phương thức này thì khó có thể tạo ra hệ thống pháp luật về kinh tế, thương mại và đầu tư đáp ứng được yêu cầu mới của hội nhập quốc tế. Do các luật thuộc hệ thống pháp luật này liên quan đến nhiều lĩnh vực không chỉ do một bộ, ngành phụ trách nên cần được giao cho Ban soạn thảo do Quốc hội thành lập. Theo chúng tôi, thành phần Ban soạn thảo dự án luật cần mở rộng hơn để thu hút các chuyên gia về hội nhập quốc tế, chuyên gia pháp luật có trình độ để ngay từ đầu dự thảo đã có những cân nhắc đầy đủ về các cam kết quốc tế theo các hiệp định, công ước mà Việt Nam đã tham gia. Trước khi trình Quốc hội, dự thảo luật nên được một hội đồng thẩm định độc lập do Quốc hội thành lập để phân tích và đánh giá toàn diện bao gồm các lĩnh vực liên quan đến nội dung của dự thảo và từ những yêu cầu mới của hội nhập quốc tế. Hội đồng gồm các chuyên gia luật, chuyên gia kinh tế và đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các Ủy ban của Quốc hội cần phát huy chức năng của mình là giúp cơ quan lập pháp thẩm tra các dự thảo luật kinh tế, thương mại, đầu tư có phù hợp hay không phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước mà các dự án luật cần thực hiện. Các Ủy ban của Quốc hội không nên làm thay Ban soạn thảo dự án luật. Điều này dễ dẫn đến sự ỷ lại và sự hòa tan trách nhiệm của Ban soạn thảo dự án luật. Các Ủy ban của Quốc hội sau khi thẩm tra chỉ nêu những quan điểm của mình về Dự thảo và yêu cầu Ban soạn thảo xử lý những vấn đề đặt ra. 4. Một số đề xuất cụ thể cho các lĩnh vực Luật Doanh nghiệp năm 2014 Cần sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp năm 2014 ở một số điểm sau: Thứ nhất, cần bổ sung vào Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cơ quan chức năng trong việc áp mã ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn, theo đó nếu doanh nghiệp đã chọn một ngành nghề mà không có trong mã ngành hiện hành thì cơ quan chức năng phải áp mã ngành theo nguyên tắc tìm mã ngành tương tự hoặc áp dụng các mã ngành có trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký. Thứ hai, hoàn thiện các quy định về nhóm công ty phù hợp với thông lệ quốc tế về liên kết kinh tế, làm rõ hơn sự khác nhau giữa tập đoàn kinh tế và tổng công ty, phân biệt rõ giữa quyền kiểm soát với việc sở hữu cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp này. Thứ ba, cần bỏ quy định về yêu cầu những người thành lập doanh nghiệp xuất trình phiếu lý lịch tư pháp, thực hiện giả định “người thành lập doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập” tương tự với giả định vô tội áp dụng trong lĩnh vực tư pháp. Thứ tư, cần phải trả lại thẩm quyền đăng ký kinh doanh quy định trong một số luật chuyên ngành khác cho Luật Doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký kinh doanh, giải thể cho doanh nghiệp. Các cơ quan khác chỉ có chức năng kiểm soát điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực mình phụ trách. Luật Đầu tư năm 2014 Thứ nhất, cân nhắc bỏ các quy định về xin chủ trương đầu tư. Thứ hai, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư cần thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia để phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương. Thứ ba, cần gấp rút xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư năm 2014 và đảm bảo các văn bản này không tạo ra những rào cản dưới hình thức các điều kiện về đầu tư. Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Đầu tư. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 14(342) T7/2017 Luật Cạnh tranh Thứ nhất, xem xét triển khai áp dụng chính sách ân xá/khoan hồng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, xem xét điều chỉnh ngưỡng thông báo trong kiểm soát tập trung kinh tế, cụ thể, nếu thị phần kết hợp dưới 30% thì không cần thông báo, từ 30% đến 50% thì phải thông báo, và từ 50% trở lên thì bị cấm. Thứ ba, tăng cường việc đánh giá tập trung kinh tế thông qua cơ quan có năng lực điều tra tập trung kinh tế; đồng thời tăng cường hợp tác với các nhà kinh tế, các chuyên gia bên ngoài tham gia phân tích các vụ phức tạp. Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong thực thi Luật Cạnh tranh. Đẩy mạnh hợp tác giữa cơ quan cạnh tranh của Việt Nam với các cơ quan cạnh tranh các nước nhằm chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, điều tiết môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các luật về thuế Thứ nhất, bãi bỏ các quy định trong các luật thuế nội địa dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Thứ hai, không nên coi Thuế nhà thầu là một sắc thuế riêng mà áp dụng giống với quy định chung trong Luật Thuế giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập doanh nghiệp, phù hợp với phương thức quản lý thu và nộp thuế từ hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Thứ ba, rà soát tổng thể đối với hệ thống thuế, những tác động của việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong khu vực lên từng loại thuế, ảnh hưởng đến năng lực tạo lập nguồn thu. Thứ tư, duy trì và ổn định mức thuế thu nhập doanh nghiệp và đảm bảo tính hiệu quả của mức thuế suất cạnh tranh này bằng các giải pháp đồng bộ khác tạo cơ chế thuận lợi cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Luật Thương mại Thứ nhất, cần hoàn thiện quy định về hành vi thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO và TPP theo hướng cả hai tiêu chí hành vi thương mại và thương nhân, bỏ những hành vi thương mại trong Bộ luật Dân sự vì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Thứ hai, cần sửa đổi hoặc ban hành mới Luật Thương mại năm 2005 nhằm khắc phục những bất cập với sự tham gia thiết thực hơn của các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trực tiếp, ví dụ như thương nhân, hiệp hội thương mại. Luật Thương mại chỉ tập trung điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa, dành những lĩnh vực thương mại khác cho các luật cụ thể. Thứ ba, hoàn thiện quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của TPP, WTO và Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Pháp luật về trợ cấp và chống bán phá giá Thứ nhất, cần xây dựng các chương trình trợ cấp trên nguyên tắc ghi nhận và đưa ra đảm bảo đối với nguyên tắc bãi bỏ, không duy trì, không ban hành mới, không thực thi và không tổ chức thực hiện các chính sách hay quy định của pháp luật về trợ cấp thuộc diện bị WTO và TPP cấm. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp và bán phá giá chi tiết, rõ ràng và đảm bảo tuân thủ quy định của WTO và TPP. Pháp luật về phòng vệ thương mại Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ với những bổ sung sau: - Quy định về ngoại lệ áp dụng biện pháp tự vệ. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 14(342) T7/2017 - Sửa đổi quy định về đối tượng không áp dụng biện pháp tự vệ theo hướng các biện pháp tự vệ có thể không được áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển, thay vì các nước kém phát triển như hiện nay. - Thể chế hóa quy định của TPP về loại trừ hàng hóa nhập khẩu từ một nước thành viên TPP khác trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia đó không phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Thứ hai, hoàn thiện quy định về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ. - Quy định rõ mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là điều kiện độc lập để áp dụng các biện pháp tự vệ. - Bổ sung quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Hiệp định TPP và có hướng dẫn cụ thể liên quan đến điều kiện áp dụng biện pháp này. Thứ ba, hoàn thiện quy định về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa, tách chức năng thực thi chính sách phòng vệ thương mại ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh. Thứ tư, hoàn thiện quy định về thủ tục, trình tự điều tra, rà soát, tái áp dụng biện pháp tự vệ, cụ thể: nới lỏng quy định về việc xác định tỷ lệ tổ chức, cá nhân có lượng hàng hóa sản xuất trên tổng sản lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước để phù hợp hơn với đặc thù phát triển của nền kinh tế Việt Nam và đảm bảo hữu hiệu hơn việc bảo hộ ngành sản xuất trong nước; bổ sung quy định về gửi thông báo công khai việc tiến hành quy trình điều tra tự vệ cho các nước thành viên TPP; bổ sung quy định về thu thập thông tin từ những nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được lựa chọn; rà soát và bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành điều tra áp dụng, rà soát biện pháp tự vệ để đảm bảo thực thi một cách dễ dàng, hiệu quả trên thực tế. Thứ năm, sửa đổi quy định về các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng theo hướng giới hạn việc chỉ áp dụng hoặc duy trì một biện pháp tự vệ đối với cùng một mặt hàng tại một thời điểm. Pháp luật về chống bán phá giá Thứ nhất, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá cần được đặt trong mối quan hệ tương thích với các quy định của WTO, cụ thể: pháp luật cần được sửa đổi để đảm bảo tuân thủ triệt để các nguyên tắc và các quy định trong WTO; việc xây dựng và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá luôn được đặt trong quá trình vận động và phát triển của pháp luật WTO điều chỉnh trong lĩnh vực này. Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá cần được đặt trong một giải pháp tổng thể để hoàn thiện các chế định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hải quan bao gồm: - Bãi bỏ hoặc sửa đổi những quy định không phù hợp hoặc mâu thuẫn với các quy định và cam kết về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO. - Bổ sung một số quy định mà WTO cho phép (quy định mở) để tăng cường khả năng thực thi và tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn điều tra của Việt Nam. - Bổ sung quy định về lẩn tránh thuế để tăng tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. - Xây dựng và ban hành Luật về Chống bán phá giá hàng nhập khẩu hoặc kết hợp điều chỉnh cùng các biện pháp phòng vệ thương mại khác. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 14(342) T7/2017 Pháp luật về bất động sản Thứ nhất, bãi bỏ những hạn chế đối với chủ thể nước ngoài trong việc mua bán và thuê bất động sản để cho thuê lại. Những hạn chế này đã tạo ra sự không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia thị trường bất động sản. Thứ hai, bỏ quy định hạn chế người sử dụng đất là nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước vẫn chưa được thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài. Thứ ba, thành lập hệ thống các tổ chức tư vấn xác định giá đất, để giúp xác định giá cho các giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Pháp luật sở hữu trí tuệ Thứ nhất, yêu cầu mở rộng phạm vi dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu bao gồm cả những dấu hiệu không nhìn thấy được. Thứ hai, hoàn thiện các quy định bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hướng cân nhắc quy định sau đây trong Hiệp định TRIPS: Quy định tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với chỉ dẫn địa lý cho mọi loại hàng hóa, đưa ra hai tiêu chí để xác định một hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý: (i) có sự thể hiện trên hàng hóa nhằm chỉ dẫn, gợi ý về xuất xứ của hàng hóa đó: (ii) sự chỉ dẫn đó gây ra sự nhận thức sai lệch hoặc nhầm lẫn về xuất xứ thật của hàng hóa. Thứ ba, nội luật hóa các yêu cầu của TRIPS đối với thành viên trong việc đảm bảo các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo cách thức tránh tạo ra các rào cản cho hoạt động thương mại hợp pháp và bảo đảm chống lại việc lạm dụng. Thứ tư, thể chế hóa các yêu cầu của Hiệp định TRIPS đưa ra yêu cầu cụ thể cho các thành viên về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm thẩm quyền liên quan đến chứng cứ, ban hành án lệ, buộc bồi thường thiệt hại và ban hành các biện pháp khắc phục hậu quả. Thứ năm, hoàn thiện các quy định về kiểm soát biên giới phù hợp với Điều 51, 52 và Điều 56 Hiệp định TRIPS. Thứ sáu, quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại theo Điều 61 của TRIPS. Pháp luật ngân hàng Thứ nhất, cần ban hành: (i) Quy định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới; (ii) Quy định về dịch vụ tài chính mới; (iii) Chính sách về thanh toán liên quan đến dịch vụ thanh toán điện tử đối với giao dịch thẻ quốc tế, chính sách liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử phù hợp với cam kết của TPP. Thứ hai, cần có lộ trình ban hành các quy định nhằm thực hiện đúng các cam kết đã ký trong AEC blueprint; thực hiện các chỉ tiêu tự do hóa lĩnh vực như tiền gửi, cho vay, thanh toán dịch vụ ngân hàng, cam kết và bảo lãnh. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành và áp dụng các quy định hướng dẫn cụ thể liên quan đến chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, đồng thời rà soát vốn thực có của các tổ chức tín dụng để giám sát tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II. Thứ tư, hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, các quy định về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước theo lộ trình tự do hóa thương mại dịch vụ tài chính và mở cửa thị trường tài chính theo các cam kết song phương và đa phương, đặc biệt là cam kết trong WTO, TPP và AEC NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 14(342) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_phap_luat_kinh_te_thuong_mai_dau_tu_dap_ung_yeu_c.pdf
Tài liệu liên quan