Trách nhiệm pháp lý của hội đồng thẩm định
Trách nhiệm pháp lý của hội đồng thẩm định dự án
PPP là vấn đề được quan tâm thảo luận trong thời gian
gần đây trước thực trạng thẩm định dự án PPP một
cách sơ sài, hình thức nhưng hội đồng thẩm định lại
vô can khi dự án thất bại. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này khá
khó khăn, vì một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất, đối với Hội đồng thẩm định
nhà nước/ Hội đồng thẩm định liên ngành, hội đồng
này do Thủ tướng Chính phủ thành lập, bao gồm
người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan đến dự án. Có thể nhận thấy rằng mục tiêu của
pháp luật là mong muốn dự án được thẩm định một
cách toàn diện, đa khía cạnh bởi các thành viên có
chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy
nhiên, việc hội đồng được thành lập mang tính lâm
thời, thành viên hội đồng làm việc không phải với tư
cách là cán bộ, công chức của một cơ quan nhà nước
hay người đứng đầu cơ quan nhà nước là một phần
nguyên nhân dẫn đến sự thiếu trách nhiệm trong hoạt
động thẩm định. Bởi lẽ, khi xảy ra sai phạm, hội đồng
đã giải thể và chúng ta không thể quy trách nhiệm cho
cơ quan nào hay người đứng đầu cơ quan nào.
Nguyên nhân thứ hai, đối với đơn vị đầu mối quản lý
hoạt động PPP, việc thành lập hội đồng thẩm định của
đơn vị đầu mối vẫn chưa được pháp luật quy định cụ
thể. Cách thức thành lập cũng như thành phần hội
đồng vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ và được trao toàn
quyền cho đơn vị đầu mối tự quyết. Đây có thể là một
điểm linh hoạt của pháp luật nhưng lại rất khó khăn
khi xác định trách nhiệm pháp lý. Cụ thể, trách nhiệm
sẽ thuộc về hội đồng thẩm định hay thuộc về đơn vị
đầu mối quản lý hoạt động PPP. Đây là một vấn đề
cần được xem xét lại để đảm bảo tính minh bạch của
pháp luật. Mặc dù Luật PPP 2020 có sự điều chỉnh,
trao quyền thẩm định cho Hội đồng thẩm định cấp
cơ sở hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền,
nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về thành phần hội
đồng. Do đó, cũng chưa thể thảo luận sâu về vấn đề
trách nhiệm pháp lý của thành viên hội đồng.
Để giải quyết vấn đề này, ở mục 3.2, tác giả đã đề xuất
hướng thiết kế lại chủ thể thẩm định. Theo đó, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan chủ trì thẩm định tất
cả dự án PPP. Thành phần hội đồng thẩm định sẽ bao
gồm Bộ trưởng/ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Chủ tịch), người đứng đầu/ cấp phó của người đứng
đầu cơ quan mua sắm và các chuyên gia độc lập do
Đơn vị PPP giới thiệu. Nếu chấp thuận đề xuất trên
của tác giả, việc xác định trách nhiệm pháp lý của hội
đồng thẩm định sẽ được thực hiện như sau:
(i) Đối với thành viên hội đồng là cán bộ, công chức
nhà nước (Bộ trưởng/ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, người đứng đầu/ cấp phó của người đứng đầu
cơ quan mua sắm), họ sẽ chịu trách nhiệm trước Thủ
tướng Chính phủ (chủ thể ký quyết định thành lập hội
đồng) với tư cách là người được Thủ tướng Chính phủ
phân công thực hiện nhiệm vụ. Tư cách này được xác
định trong quyết định thành lập hội đồng thẩm định.
Khi đó, trách nhiệm trước hết của họ sẽ là trách nhiệm
kỷ luật. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu tội phạm, đặc biệt
là các tội phạm liên quan đến chức vụ, trách nhiệm
hình sự sẽ tiếp tục được xem xét.
(ii) Đối với thành viên hội đồng là chuyên gia đến từ
khu vực tư nhân (người do Đơn vị PPP giới thiệu), họ
sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là người được Nhà
nước thuê để cung cấp dịch vụ cho Nhà nước. Vi
phạm của họ được xem là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
và họ sẽ chịu chế tài tương ứng theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Để làm được điều này, hợp đồng dịch vụ
phải được ký kết đồng thời/ trước khi có quyết định
thành lập hội đồng thẩm định, trong đó xác định rõ
quyền, nghĩa vụ và chế tài (chủ yếu là chế tài dân sự,
bao gồm phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại) của
thành viên được thuê thực hiện công việc thẩm định.
Bên cạnh đó, thành viên này có thể phải chịu chế tài
hình sự (nếu có dấu hiệu tội phạm) và sẽ không được
tham gia thẩm định bất kỳ dự án PPP nào khác sau
khi có hành vi vi phạm.
Trên đây là một số quan điểm của tác giả liên quan
đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động
thẩm định dự án PPP. Tóm lại, quy trách nhiệm thẩm
định về cùng một đầu mối và chuyển một phần trách
nhiệm thẩm định sang cho tư nhân theo hướng “thuê
dịch vụ” có thể là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng
cao hiệu quả thẩm định cũng như dễ dàng truy cứu
trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sai phạm liên quan đến
công tác thẩm định. Với những kiến nghị trên, tác giả
cho rằng nhà làm luật cần cân nhắc lại quy định về hội
đồng thẩm định dự án PPP tại Điều 6 Luật PPP 2020.
Đương nhiên, việc sửa đổi, bổ sung Luật chỉ được thực
hiện sau một khoảng thời gian triển khai trên thực tế
nhằm đánh giá chính xác tác động của luật mới.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về hội đồng thẩm định dự án đối tác công tư – Tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Liên hệ
Cao Thị Thùy Như,
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Email: nhuctt@tdmu.edu.vn
Lịch sử
Ngày nhận: 5/8/2020
Ngày chấp nhận: 22/10/2020
Ngày đăng: 08/11/2020
DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.677
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Hoàn thiện pháp luật về hội đồng thẩm định dự án đối tác công tư
– Tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật Hàn Quốc
Cao Thị Thùy Như*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Thẩm định là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị dự án đối tác công tư, có ảnh hưởng
quan trọng đến quyết định đầu tư dự án. Dù vậy, thực tiễn công tác thẩm định thời gian qua vẫn
chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Để cải thiện tình trạng này, trước hết cần hoàn thiện cơ sở pháp
lý về cách thức tổ chức, hoạt động cũng như trách nhiệm của chủ thể được giao nhiệm vụ thẩm
định (hội đồng thẩm định). Chỉ khi địa vị pháp lý của hội đồng thẩm định được thiết kế một cách
độc lập, thành phần hội đồng thẩm định đáp ứng được yêu cầu về chuyênmôn, trách nhiệm pháp
lý của từng thành viên hội đồng thẩm định được xác định rõ ràng, thì công tác thẩm định mới có
thể được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Với định hướng trên, bài viết sẽ làm rõ quy
định pháp luật Việt Nam liên quan đến hội đồng thẩm định dự án đối tác công tư, bao gồm quy
định hiện hành của Nghị định 63/2018/NĐ-CP và quy định sắp có hiệu lực thi hành của Luật Đầu
tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020. Đồng thời, bài viết cũng sẽ so sánh với các quy
định tương tự của pháp luật Hàn Quốc để có cái nhìn đa chiều hơn. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đề
xuất một số quan điểm cá nhân nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về thẩm định dự án đối tác công
tư ở nước ta.
Từ khoá: hội đồng thẩm định, dự án PPP, pháp luật PPP Hàn Quốc
GIỚI THIỆU
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (viết tắt PPP)
là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp
tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân
thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án
PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự
án PPP. Phương thức đầu tư này đã và đang được xem
là một giải pháp hữu hiệu để phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng và dịch vụ công trong điều kiện ngân sách
nhà nước hạn hẹp, đồng thời cũng là một giải pháp
để khai thác tốt nguồn lực của nhà đầu tư vào sự phát
triển chung của đất nước.
Dự án PPP là dự án đặc thù với thời gian thực hiện dự
án dài và trải qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn chuẩn
bị dự án, lựa chọn nhà đầu tư đến ký kết, thực hiện và
chấm dứt hợp đồng dự án. Trong đó, mỗi giai đoạn
đều phải được tiến hành một cách cẩn trọng để đảm
bảo sự thành công của dự án. Bởi chỉ một giai đoạn
thực hiện không tốt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến dự án, gây thiệt hại cho các bên liên quan,
đặc biệt là người sử dụng dịch vụ.
Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, có một hoạt động
giữ vai trò quan trọng, thể hiện sự giám sát của cơ
quan quản lý nhà nước đối với quá trình chuẩn bị dự
án của cơ quan được giao chuẩn bị dự án (cơ quan
mua sắm)a, đánh giá kết quả của quá trình này, làm
cơ sở để quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt
dự án. Hoạt động mà tác giả đang đề cập đó là hoạt
động thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (viết
tắt BCNCTKT) và báo cáo nghiên cứu khả thi (viết
tắt BCNCKT) (sau đây gọi chung là hoạt động thẩm
định).
Khái niệm “thẩm định” không phải là một khái niệm
xa lạ, mà đã tồn tại từ lâu trong pháp luật đầu tư công.
Tương tự, trong pháp luật PPP, thẩm định cũng được
quy định là một bước trong giai đoạn chuẩn bị dự án,
được thực hiện trước khi quyết định chủ trương đầu
tư và phê duyệt dự án. Tinh thần của pháp luật là
muốn sản phẩm dự kiến của dự án (thể hiện trong
BCNCTKT và BCNCKT) được xem xét, đánh giámột
cách thận trọng trước khi quyết định đầu tư. Tuy
aSở dĩ gọi cơ quan được giao chuẩn bị dự án (cũng sẽ là cơ quan ký
kết, thực hiện hợp đồng dự án) là cơ quan mua sắm bởi lẽ, đây là cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư dự án. Với tư
cách đó, cơ quan này sẽ có trách nhiệm đầu tư công trình để phục vụ
mục tiêu quản lý nhà nước của mình. Nói cách khác, công trình dự
án được thực hiện là nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước
của cơ quan ký kết hợp đồng, dù được thực hiện bằng hình thức đầu
tư nào (đầu tư công/ PPP). Thông thường, thuật ngữ “cơ quan mua
sắm” được sử dụng để chỉ cơ quan ký kết hợp đồng trong dự án đầu
tư công. Bởi lẽ, cơ quan ký kết hợp đồng sử dụng tiền từ ngân sách
để mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nhà thầu. Tuy nhiên, thuật ngữ này
cũng có thể được sử dụng để chỉ cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP,
bởi PPP cũng được xem là một hình thức mua sắm của Chính phủ.
Trích dẫn bài báo này: Như C T T.Hoàn thiện pháp luật về hội đồng thẩm định dự án đối tác công tư
– Tham khảo kinh nghiệm từ pháp luật Hàn Quốc. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1043-1049.
1043
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
nhiên, theo đánh giá, trong thời gian qua, cơ sở pháp
lý của hoạt động thẩmđịnh chưa đầy đủ, rõ ràng; đồng
thời công tác thẩm định trên thực tế cũng chưa được
thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Đây là
thực tế mà Chính phủ cũng đã thẳng thắn thừa nhận
khi tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP để làm
cơ sở xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác
công tư 1.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong phạm vi bài viết
này, tác giả sẽ thảo luận một số vấn đề pháp lý liên
quan đến hoạt động thẩm định BCNCTKT và BC-
NCKT trong giai đoạn chuẩn bị dự án PPP (chủ yếu
tập trung vào hội đồng thẩm định) dựa trên quy định
hiện hành của Nghị định 63/2018/NĐ-CP2, có cập
nhật quy địnhmới của Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật PPP
2020) [3]. Đồng thời, tác giả sẽ so sánh với quy định
tương tự của pháp luật Hàn Quốcb để từ đó hình
thành cái nhìn đa chiều về vấn đề này.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Theo lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành
(principal – agent theory)3, người chủ cần giám sát
việc thực hiện nhiệm vụ được giao của người thừa
hành để tránh tình trạng người thừa hành tư lợi cho
bản thân và gây bất lợi cho người chủ. Và để giám sát
tốt, địa vị pháp lý của chủ thể giám sát phải độc lập
với chủ thể bị giám sát. Chỉ khi có vị thế độc lập và
không có xung đột lợi ích, việc giám sát mới đảm bảo
tính khách quan và kết quả giám sát mới có độ tin cậy
cao. Ngoài ra, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của
các chủ thể có liên quan, việc đưa ra chế tài thích đáng
cũng là một yếu tố không thể thiếu. Nội dung của lý
thuyết này sẽ là cơ sở để tác giả luận giải các vấn đề
pháp lý về thẩm định dự án PPP và đề xuất các kiến
nghị.
Sở dĩ lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành
được sử dụng để luận giải các vấn đề pháp lý liên quan
đến thẩm định dự án PPP bởi lẽ, thẩm định thực chất
là một mô-đun trong cơ chế giám sát của Nhà nước
(người chủ) đối với hoạt động chuẩn bị dự án PPP
của cơ quan mua sắm (người thừa hành). Theo đó,
bSở dĩ tác giả lựa chọn pháp luật Hàn Quốc làm cơ sở so sánh với
pháp luật Việt Nam vìmột số lý do sau: (i) Đây là quốc gia thuộc cùng
châu lục với Việt Nam và do đó sẽ có điều kiện kinh tế - xã hội tương
đồng (ở một mức độ nhất định) với Việt Nam; (ii) Cấu trúc pháp luật
về PPP của Hàn Quốc có nhiều điểm tương tự với Việt Nam, nhưng
đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt; (iii) HànQuốc là quốc gia đã
đạt được nhiều thành tựu trong công tác triển khai mô hình PPP để
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Với những lý do trên, kinh nghiệm
lập pháp và kinh nghiệm thực tiễn của nước này có thể sử dụng để
tham khảo trong quá trình triển khai mô hình PPP ở Việt Nam.
Nhà nước (thông qua pháp luật) đã trao quyền cho cơ
quanmua sắm tiến hành chuẩn bị dự án PPP vì lợi ích
chung của xã hội. Để đảm bảo rằng cơ quan mua sắm
thực hiện công việc một cách cẩn trọng và không lợi
dụng quyền hạn được Nhà nước giao để tư lợi, Nhà
nước phải tiến hành giám sát, đánh giá kết quả công
việc của cơ quan mua sắm. Và hội đồng thẩm định
chính là chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ giám
sát đó. Nói cách khác, hội đồng thẩm định sẽ thay
Nhà nước giám sát, đánh giá kết quả chuẩn bị dự án
PPP của cơ quan mua sắm, bằng cách tiến hành thẩm
định BCNCTKT/ BCNCKT.
Câu hỏi đặt ra khi thảo luận chủ đề bài viết đó là “Giải
pháp pháp lý nào để hoạt động thẩm định dự án PPP
được tiến hành một cách độc lập, khách quan và hiệu
quả?”. Khảo sát ban đầu, giả thuyết đặt ra đó là, để
hoạt động thẩm định được tiến hành một cách độc
lập, khách quan và hiệu quả thì cần đảm bảo địa vị
pháp lý độc lập của hội đồng thẩm định; tính khách
quan, chuyên nghiệp trong thành phần hội đồng thẩm
định; và cuối cùng là trách nhiệm pháp lý của thành
viên hội đồng thẩm định đối với kết quả thẩm định.
Do vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của bài viết là tìm kiếm
giải pháp pháp lý để đảm bảo các yếu tố trên.
Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, chứng minh giả thuyết
nghiên cứu và thực hiện nhiệmvụnghiên cứu, bài viết
sẽ sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu sau:
(i) phương pháp phân tích để làm rõ cơ sở pháp lý về
hội đồng thẩm định dự án PPP; và (ii) phương pháp
so sánh để làm rõ sự tương đồng và khác biệt về hội
đồng thẩm định dự án PPP giữa pháp luật Việt Nam
với pháp luật HànQuốc, làm cơ sở đánh giá và đề xuất
các quan điểm kiến nghị.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Như đã trình bày, thẩm định vừa là một bước trong
quy trình chuẩn bị dự án PPP, lại vừa là một mô-đun
trong cơ chế giám sát dự án. Kết quả thẩm định có ý
nghĩa quan trọng, tác động không nhỏ đến quyết định
chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án của cấp có thẩm
quyền. Để hoạt động thẩm định được tiến hành một
cách độc lập, khách quan và kết quả thẩm định có độ
tin cậy cao, cần quan tâm đến ba vấn đề, đó là (i) địa vị
pháp lý của hội đồng thẩm định; (ii) thành phần của
hội đồng thẩm định; và (iii) trách nhiệm pháp lý của
hội đồng thẩm định. Kết quả nghiên cứu của bài viết
cũng sẽ được trình bày theo bố cục ba vấn đề trên.
1044
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
Địa vị pháp lý của hội đồng thẩmđịnh
Theo quy định của Nghị định 63/2018/NĐ-CP, thẩm
quyền thẩm định BCNCTKT, BCNCKT dự án PPP
được trao cho Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc
đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP [ 2, Điều 17,
30]. Về Hội đồng thẩm định nhà nước, Nghị định
63/2018/NĐ-CP không có quy định cụ thể mà dẫn
chiếu đến các quy định tương ứng của pháp luật đầu
tư công4. Dù vậy, địa vị pháp lý của Hội đồng thẩm
định nhà nước vẫn độc lập với cơ quan mua sắm và
kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước
vẫn có giá trị tin cậy. Tuy nhiên, đối với đơn vị đầu
mối quản lý hoạt động PPP, tính khách quan của hoạt
động thẩm định làmột vấn đề đáng lo ngại, bởi đơn vị
đầu mối quản lý hoạt động PPP là đơn vị trực thuộc
của cơ quan mua sắm và có thể cũng chính là đơn
vị được giao lập BCNCTKT, BCNCKT. Vậy, với địa
vị pháp lý không độc lập với cơ quan mua sắm, tác
giả cho rằng việc pháp luật trao quyền cho đơn vị này
tổ chức thẩm định BCNCTKT, BCNCKT do cơ quan
mua sắm/ đơn vị trực thuộc của cơ quanmua sắm lập
là không đảm bảo tính khách quan, dẫn đến thiếu độ
tin cậy về tính chính xác của kết quả thẩm định.
Hiện tại, Luật PPP 2020 đã có sự sửa đổi, bổ sung
liên quan đến thẩmquyền thẩmđịnh BCNCTKT, BC-
NCKT. Theo đó, thẩm quyền thẩm định sẽ được trao
cho Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm
định liên ngành, Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc
đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền [5, Điều
6]. Mặc dù chưa thể đánh giá chính xác tính độc
lập, khách quan, chuyên nghiệp của hội đồng thẩm
định bởi chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, nhưng
theo tác giả, vẫn còn một số điểm bất ổn liên quan
đến thẩm quyền thẩm định của Hội đồng thẩm định
cấp cơ sở và đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm
quyền. Theo đó, dù có sự thay đổi về tên gọi nhưng
các đơn vị này vẫn mang bản chất tương tự đơn vị
đầu mối quản lý hoạt động PPP đã được quy định tại
Nghị định 63/2018/NĐ-CP. Bởi lẽ, đây là hội đồng do
người đứng đầu cơ quan mua sắm thành lập hoặc là
một đơn vị trực thuộc của cơ quan mua sắm. Do vậy,
tính độc lập, khách quan của chủ thể thẩm định vẫn
không hoàn toàn được đảm bảo.
Tham khảo quy định của pháp luật Hàn Quốc, cơ
quan thẩm định dự án PPP của nước này là Ủy
ban thẩm định, trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính
(MOEF)c. Thành phần của Ủy ban thẩm định bao
gồm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính (Chủ tịch),
cBộ Kinh tế và Tài chính (Ministry of Economy and Finance -
MOEF) là cơ quan đứng đầu Hàn Quốc về đầu tư và tài chính, chịu
trách nhiệm trong việc thúc đẩy kinh tế. Cơ quan này cũng là cơ quan
đầu mối ban hành chính sách, cung cấp tài chính để thực hiện dự án
PPP.
Thứ trưởng Bộ phụ trách lĩnh vực đầu tư dự án (đại
diện cơ quan mua sắm) và tối đa 8 người thuộc khu
vực tư nhân có kiến thức chuyên môn về dự án được
thẩm định. Nếu cần, Chủ tịch Ủy ban thẩm định có
thể thành lập Ban tư vấn dự án PPP, gồm các chuyên
gia trong lĩnh vực đầu tư dự án. Chức năng của Ban
này là tư vấn chuyên ngành và tư vấn kỹ thuật để giúp
Ủy ban thẩm định hoạt động hiệu quả hơn [ 6, Điều 5,
6].
Có thể nhận thấy rằng quy định về Ủy ban thẩm định
trong pháp luật Hàn Quốc có phần tương tự quy định
về Hội đồng thẩm định nhà nước và Hội đồng thẩm
định liên ngành trong pháp luật Việt Nam. Điểm tích
cực của pháp luật Hàn Quốc, theo đánh giá của tác
giả, đó là họ thiết lập một địa vị pháp lý độc lập cho
Ủy ban thẩm định để đảm bảo tính khách quan. Quy
định về Ủy ban thẩm định được áp dụng đối với tất
cả dự án PPP, không riêng dự án quan trọng quốc gia.
Ở mỗi cơ quan mua sắm, nếu cần thiết, Thủ trưởng
cơ quan có thể thành lập Ban thẩm định dự án PPP
(tương tự đơn vị đầumối quản lý hoạt động PPP trong
pháp luật Việt Nam). Tuy nhiên, Ban này chỉ là đơn
vị thẩm định nội bộ, hỗ trợ cơ quan mua sắm trong
quá trình lập dự án trước khi đưa dự án ra thẩm định
ở Ủy ban thẩm định.
Trên cơ sở thực trạng pháp luật Việt Nam và tham
khảo quy định tương tự của pháp luật Hàn Quốc, tác
giả cho rằng nên quy tất cả các dự án PPP về thẩm
định ở cùng một đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(cơ quan quản lý PPP ở trung ương), thay vì phân chia
theo từng loại dự án như hiện nay.
Đề xuất này có thể vấp phải sự phản đối cho rằng
việc giao toàn bộ trách nhiệm thẩm định cho cơ quan
trung ương sẽ làm tăng gánh nặng cho trung ương,
không phù hợp với chủ trương phân cấp, phân quyền
giữa trung ương và địa phương, cũng như không phù
hợp với những dự án PPP quy mô nhỏ. Tuy nhiên,
theo tác giả, quan điểm về việc lựa chọn dự án PPP
ở nước ta hiện nay đã thay đổi so với giai đoạn đầu
triển khai mô hình PPP. Chúng ta không đầu tư tràn
lan vào các dự án quymô nhỏ, dự án cải tạo, nâng cấp,
mà đầu tư có chọn lọc vào những dự án quy mô lớn,
có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế đất nước. Với quan điểm trên, số lượng dự án
PPP trong thời gian tới sẽ không lớn, và do đó việc
quy về một đầu mối thẩm định không hẳn là quá tải.
Thay vào đó, việc quy về cùngmột đầumối sẽ đảmbảo
tính chuyên nghiệp, khách quan, hạn chế tình trạng
địa phương thẩm định, thông qua dự án một cách ồ
ạt như hiện nay.
1045
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
Thành phần của hội đồng thẩmđịnh
Như đã trình bày, Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Luật
PPP 2020 không có quy định cụ thể về thành phần của
hội đồng thẩm định. Hiện tại, đối với chủ thể thẩm
định là Hội đồng thẩm định nhà nước, chúng ta đang
áp dụng quy định tương tự của pháp luật đầu tư công.
Riêng đối với chủ thể thẩm định là đơn vị đầu mối
quản lý hoạt động PPP, pháp luật không có quy định
cụ thể cách thức thành lập hội đồng cũng như thành
phần hội đồng.
So sánh với pháp luật Hàn Quốc, thành phần của Ủy
ban thẩm định bao gồm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài
chính (Chủ tịch), Thứ trưởng Bộ phụ trách lĩnh vực
đầu tư dự án (đại diện cơ quan mua sắm) và tối đa
8 người thuộc khu vực tư nhân có kiến thức chuyên
môn về dự án được thẩm định [ 6, Điều 5, 6].
Có thể nhận thấy rằng thành phần Ủy ban thẩm định
trong pháp luật Hàn Quốc có phần tương tự thành
phầnHội đồng thẩmđịnhnhànước vàHội đồng thẩm
định liên ngành trong pháp luật Việt Nam. Điểmkhác
biệt lớn nhất chính là việc pháp luật Hàn Quốc cho
phép tư nhân tham gia vào hội đồng thẩm định, trong
khi pháp luật Việt Nam không có quy định điều này.
Quan điểm củaHànQuốc, họ chỉ cầnmột người đứng
đầu Bộ quản lý dự án PPP (Bộ Kinh tế và Tài chính)
làm Chủ tịch, giữ vai trò điều phối, chỉ đạo hoạt động
của hội đồng; một người đại diện cho phía cơ quan
mua sắm (Bộ phụ trách lĩnh vực đầu tư dự án) giữ vai
trò là người làm rõ những thông tin về dự án phục vụ
cho hoạt động thẩm định; còn lại những thành viên
khác đều đến từ khu vực tư nhân.
Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều liên
quan đến việc nên hay không nên cho phép tư nhân
tham gia hội đồng thẩm định. Quan điểm đồng tình
thì cho rằng khu vực tư nhân – những người đã có
kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đầu tư dự án hoặc
những người đến từ các cơ sở nghiên cứu lý luận,
chính sách về PPP – sẽ có cái nhìn khác hơn về dự
án so với công chức nhà nước. Điều này sẽ giúp Nhà
nước thu thập được nhiều ý kiến đa dạng để cân nhắc
giải pháp tốt nhất cho dự án. Ngược lại, quan điểm
phản đối thì lại lo ngại rằng tư nhân thiếu trách nhiệm
trong quá trình thẩm định, bởi họ không phải là cán
bộ, công chức nhà nước, không chịu sự quản lý của
Nhà nước nên không có lý do gì để họ làm việc một
cách nghiêm túc. Hơn nữa, khi dự án thất bại do kết
quả thẩm định không chính xác, rất khó để xác định
trách nhiệm pháp lý đối với thành viên hội đồng, đặc
biệt là trách nhiệm kỷ luật.
Đương nhiên, mỗi quan điểm lập pháp đều có những
ưu, nhược điểm riêng. Theo quan điểm của tác giả,
trước hết, tác giả ủng hộ việc thành lập hội đồng thẩm
định mang tính lâm thời theo từng dự án. Việc thành
lập một hội đồng với từng thành viên cụ thể, xác định
rõ vai trò, quyền, nghĩa vụ của từng thành viên sẽ tạo
điều kiện cho từng thành viên thể hiện quan điểm cá
nhân củamình, đồng thời là cơ sở để quy trách nhiệm
pháp lý khi cần thiết, từ đó nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong quá trình làm việc của mỗi thành viên.
Ngược lại, nếu giao trách nhiệm thẩm định cho một
cơ quan chung chung, quyền và nghĩa vụ của các cá
nhân không rõ ràng thì sẽ rất khó để đạt được hiệu
quả trong công tác thẩm định.
Về thành phần hội đồng, tác giả có phần thiên về
hướng quy định linh hoạt của pháp luật Hàn Quốc.
Theo đó, Bộ trưởng/Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư sẽ giữ vai trò Chủ tịch hội đồng. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư sẽ mời đại diện cơ quan mua sắm và các Bộ
quản lý chuyên ngành có liên quan đến dự án, chẳng
hạn BộTài chính, BộXây dựng, BộTài nguyên vàMôi
trường. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ mời thêm
các chuyên gia đến từ khu vực tư nhân (nhà đầu tư,
nhà nghiên cứu) tham gia vào hội đồng thẩm định
dự ánd. Riêng đối với thành viên là chuyên gia đến
từ khu vực tư nhân, theo tác giả, để đảm bảo tính
chuyên môn và thống nhất, danh sách các chuyên gia
này nên được cung cấp bởi đơn vị PPP độc lậpe 7. Nói
cách khác, đơn vị PPP sẽ tuyển dụng/ cộng tác với các
chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm và cử/ giới thiệu
cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi Bộ này cần thành lập
hội đồng thẩm định. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính
khách quan, khi lựa chọn thành viên thuộc khu vực tư
nhân, cũng cần đảm bảo rằng họ không được là người
đã tham gia tư vấn xây dựng BCNCTKT/ BCNCKT
của dự án đó.
Trách nhiệm pháp lý của hội đồng thẩmđịnh
Trách nhiệm pháp lý của hội đồng thẩm định dự án
PPP là vấn đề được quan tâm thảo luận trong thời gian
gần đây trước thực trạng thẩm định dự án PPP một
cách sơ sài, hình thức nhưng hội đồng thẩm định lại
vô can khi dự án thất bại. Tuy nhiên, trên thực tế, việc
dĐể đảm bảo tính thống nhất và thuận tiện trong việc xác định
trách nhiệm kỷ luật của thành viên hội đồng thẩm định (đại diện các
Bộ, ngành), hội đồng thẩm định có thể do Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định thành lập trên cơ sở sự giới thiệu của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
eHiện nay, trên thế giới có nhiềumô hìnhĐơn vị PPP (PPPUnit),
được thành lập nhằmmục tiêu hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong
việc triển khai mô hình PPP, trong đó có cả chức năng hỗ trợ giám
sát dự án. Do phạm vi bài viết có giới hạn, tác giả không đi sâu vào
việc phân tích chức năng, cách thức tổ chức và hoạt động của Đơn vị
PPP. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, chúng ta nên cân nhắc
thành lập một Đơn vị PPP có địa vị pháp lý độc lập (đặc biệt là với
cơ quan mua sắm), đồng thời có quyền tự chủ nhất định (về chính
trị, tài chính). Với xu hướng hiện nay, Đơn vị PPP nên được tổ chức
như một loại hình doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ hỗ trợ dự án PPP,
trong đó có dịch vụ hỗ trợ thẩm định BCNCTKT/ BCNCKT.
1046
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này khá
khó khăn, vì một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất, đối với Hội đồng thẩm định
nhà nước/ Hội đồng thẩm định liên ngành, hội đồng
này do Thủ tướng Chính phủ thành lập, bao gồm
người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên
quan đến dự án. Có thể nhận thấy rằng mục tiêu của
pháp luật là mong muốn dự án được thẩm định một
cách toàn diện, đa khía cạnh bởi các thành viên có
chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy
nhiên, việc hội đồng được thành lập mang tính lâm
thời, thành viên hội đồng làm việc không phải với tư
cách là cán bộ, công chức của một cơ quan nhà nước
hay người đứng đầu cơ quan nhà nước là một phần
nguyên nhân dẫn đến sự thiếu trách nhiệm trong hoạt
động thẩm định. Bởi lẽ, khi xảy ra sai phạm, hội đồng
đã giải thể và chúng ta không thể quy trách nhiệm cho
cơ quan nào hay người đứng đầu cơ quan nào.
Nguyên nhân thứ hai, đối với đơn vị đầu mối quản lý
hoạt động PPP, việc thành lập hội đồng thẩmđịnh của
đơn vị đầu mối vẫn chưa được pháp luật quy định cụ
thể. Cách thức thành lập cũng như thành phần hội
đồng vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ và được trao toàn
quyền cho đơn vị đầumối tự quyết. Đây có thể là một
điểm linh hoạt của pháp luật nhưng lại rất khó khăn
khi xác định trách nhiệmpháp lý. Cụ thể, trách nhiệm
sẽ thuộc về hội đồng thẩm định hay thuộc về đơn vị
đầu mối quản lý hoạt động PPP. Đây là một vấn đề
cần được xem xét lại để đảm bảo tính minh bạch của
pháp luật. Mặc dù Luật PPP 2020 có sự điều chỉnh,
trao quyền thẩm định cho Hội đồng thẩm định cấp
cơ sở hoặc đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền,
nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về thành phần hội
đồng. Do đó, cũng chưa thể thảo luận sâu về vấn đề
trách nhiệm pháp lý của thành viên hội đồng.
Để giải quyết vấn đề này, ở mục 3.2, tác giả đã đề xuất
hướng thiết kế lại chủ thể thẩm định. Theo đó, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan chủ trì thẩm định tất
cả dự án PPP.Thành phần hội đồng thẩm định sẽ bao
gồm Bộ trưởng/ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Chủ tịch), người đứng đầu/ cấp phó của người đứng
đầu cơ quan mua sắm và các chuyên gia độc lập do
Đơn vị PPP giới thiệu. Nếu chấp thuận đề xuất trên
của tác giả, việc xác định trách nhiệm pháp lý của hội
đồng thẩm định sẽ được thực hiện như sau:
(i) Đối với thành viên hội đồng là cán bộ, công chức
nhà nước (Bộ trưởng/ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, người đứng đầu/ cấp phó của người đứng đầu
cơ quan mua sắm), họ sẽ chịu trách nhiệm trướcThủ
tướngChính phủ (chủ thể ký quyết định thành lập hội
đồng) với tư cách là người đượcThủ tướngChính phủ
phân công thực hiện nhiệm vụ. Tư cách này được xác
định trong quyết định thành lập hội đồng thẩm định.
Khi đó, trách nhiệm trước hết của họ sẽ là trách nhiệm
kỷ luật. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu tội phạm, đặc biệt
là các tội phạm liên quan đến chức vụ, trách nhiệm
hình sự sẽ tiếp tục được xem xét.
(ii) Đối với thành viên hội đồng là chuyên gia đến từ
khu vực tư nhân (người do Đơn vị PPP giới thiệu), họ
sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là người được Nhà
nước thuê để cung cấp dịch vụ cho Nhà nước. Vi
phạm của họ được xem là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
và họ sẽ chịu chế tài tương ứng theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Để làm được điều này, hợp đồng dịch vụ
phải được ký kết đồng thời/ trước khi có quyết định
thành lập hội đồng thẩm định, trong đó xác định rõ
quyền, nghĩa vụ và chế tài (chủ yếu là chế tài dân sự,
bao gồm phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại) của
thành viên được thuê thực hiện công việc thẩm định.
Bên cạnh đó, thành viên này có thể phải chịu chế tài
hình sự (nếu có dấu hiệu tội phạm) và sẽ không được
tham gia thẩm định bất kỳ dự án PPP nào khác sau
khi có hành vi vi phạm.
Trên đây là một số quan điểm của tác giả liên quan
đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động
thẩm định dự án PPP. Tóm lại, quy trách nhiệm thẩm
định về cùng một đầu mối và chuyển một phần trách
nhiệm thẩm định sang cho tư nhân theo hướng “thuê
dịch vụ” có thể là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng
cao hiệu quả thẩm định cũng như dễ dàng truy cứu
trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sai phạm liên quan đến
công tác thẩm định. Với những kiến nghị trên, tác giả
cho rằng nhà làm luật cần cân nhắc lại quy định về hội
đồng thẩm định dự án PPP tại Điều 6 Luật PPP 2020.
Đươngnhiên, việc sửa đổi, bổ sung Luật chỉ được thực
hiện sau một khoảng thời gian triển khai trên thực tế
nhằm đánh giá chính xác tác động của luật mới.
KẾT LUẬN
PPP là mô hình phù hợp để phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng và dịch vụ công ở nước ta. Tuy nhiên, nếu
trước đây chúng ta xem mô hình này như “đũa thần”
thì đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có sự cẩn trọng
nhất định. Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần thảo luận
xung quanh mô hình PPP và thực tiễn áp dụng mô
hình này ở nước ta. Giám sát dự án là một trong số
đó. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi mỗi giai đoạn
của dự án đều phải được thiết kế phù hợp, bao gồm
trình tự, cách thức thực hiện công việc và cơ chế giám
sát, đánh giá kết quả công việc. Trong phạm vi hẹp
của bài viết này, tác giả chỉ phân tích và thảo luậnmột
mô-đun rất nhỏ trong cơ chế giám sát giai đoạn chuẩn
bị đầu tư dự án PPP. Dù vậy, đây có thể được xem là
mô-đun quan trọng nhất. Nếu khung pháp lý về thẩm
định dự án (bao gồm thẩm quyền thẩm định, thành
phần hội đồng thẩm định và trách nhiệm pháp lý đối
1047
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1043-1049
với thành viên hội đồng thẩm định) được thiết kế tốt
và được thực thi một cách nghiêm túc thì sẽ góp phần
không nhỏ vào hiệu quả của giai đoạn chuẩn bị dự án,
tạo nền tảng tốt để triển khai các giai đoạn tiếp theo
của dự án.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
PPP:Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Luật PPP 2020: Luật Đầu tư theo phương thức đối
tác công tư năm 2020
BCNCTKT: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
BCNCKT: Báo cáo nghiên cứu khả thi
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột
lợi ích nào trong công bố bài báo.
ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Tờ trình số 354/TTr-CP của Chính phủ ngày 27/8/2019 về Dự án
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;.
2. Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về
đầu tư theo hình thức đối tác công tư;.
3. Gauld R. Principal - Agent Theory of Organizations. [Online].
2016;PMID: 26598397. Available from: https://doi.org/10.1007/
978-3-319-31816-5_72-1;https://link.springer.com/content/
pdf/10.1007/978-3-319-31816-5_72-1.pdf.
4. Nghị định 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ
hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia (sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định 02/2020/NĐ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ);.
5. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số
64/2020/QH14, được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 18/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2021;.
6. Act on Public-Private Partnerships in Infrastructure. [On-
line]. 2016;Available from: https://ppp.worldbank.org/public-
private-partnership/library/act-public-private-partnerships-
infrastructure.
7. Casady CB, Geddes RR. Private Participation in US Infras-
tructure: The Role of PPP Units. [Online]. 2016;Available
from: https://doi.org/10.2139/ssrn.3306259;https://papers.ssrn.
com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3306259.
1048
Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(4):1043-1049
Open Access Full Text Article Research Article
Thu Dau Mot University
Correspondence
Cao Thi Thuy Nhu, Thu Dau Mot
University
Email: nhuctt@tdmu.edu.vn
History
Received: 5/8/2020
Accepted: 22/10/2020
Published: 08/11/2020
DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.677
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Improving laws on Public-Private Partnership projects appraisal
council – Experiences from Korean laws
Cao Thi Thuy Nhu*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Appraisal is an important stage in the preparation of Public-Private Partnership projects, which has
an important influence on the project investment decision. However, the reality of the appraisal
work over the past time has not been as effective as expected. To improve this situation, first of all,
it is necessary to improve the legal basis of the organization, operation as well as the responsibility
of the subject assigned to the appraisal task (the appraisal council). Only when the legal status of
the appraisal council is independently designed, the composition of the appraisal council meets
the professional requirements and the legal responsibility of each member of the appraisal council
are clearly defined, thus the appraisal work can be done seriously and effectively. With the above
orientation, this article will clarify Vietnamese legal regulations related to the appraisal council for
Public-Private Partnership projects, including the current provisions of Decree 63/2018/ND-CP and
the upcoming provisions of the Law on Public-Private Partnership Investment 2020. At the same
time, this article will also compare with similar provisions of the Korean laws to have multidimen-
sional views. On that basis, this article will propose a number of personal views to complete the
legal basis for the appraisal of Public-Private Partnership projects in our country.
Key words: appraisal council, PPP projects, Korean PPP laws
Cite this article : Nhu C T T. Improving laws on Public-Private Partnership projects appraisal council
– Experiences from Korean laws. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1043-1049.
1049
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_ve_hoi_dong_tham_dinh_du_an_doi_tac_con.pdf