Việc học tập có tính toán kinh nghiệm
trên thế giới là cần thiết, tuy vậy, để xây dựng
được một mô hình phù hợp, cần nhận thức và
xuất phát từ đặc thù đời sống pháp lý của Việt
Nam. Hiện vị thế của các cơ quan quản lý
nhà nước và các nhà kinh doanh mạng trong
việc đảm bảo nội dung thông tin trên internet
theo pháp luật Việt Nam đang cần có sự hoán
đổi. Cụ thể, các nhà mạng phải là chủ thể trực
tiếp và chủ động xử lý vi phạm, yêu cầu xử
lý có thể đến từ bất cứ ai liên quan đến các
nội dung thông tin đó, mà không cần phải
chờ yêu cầu từ phía Nhà nước. Tức là, trách
nhiệm đảm bảo nội dung thông tin trên mạng
phải thuộc về nhà kinh doanh mạng. Còn
trách nhiệm đảm bảo cho nhà mạng thực hiện
có hiệu quả cơ chế đảm bảo nội dung thông
tin trên mạng phải thuộc về Nhà nước, các cơ
quan quản lý nội dung thông tin trên mạng.
Nhà nước phải giám sát, kiểm tra hoạt động
của nhà mạng trong quá trình xử lý vi phạm.
Muốn nhà mạng và Nhà nước thực hiện được
đúng trách nhiệm của mình, thì phải có quy
định pháp luật cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm
pháp lý tương ứng.
Đây là một giải pháp mang tính
nguyên tắc, nhất là trong bối cảnh ngày
càng có quá nhiều những vi phạm từ việc
"không hành động" của các chủ thể công
quyền trong quá trình thực thi quyền lực nhà
nước. Bởi, ngoài việc quy định trách nhiệm
trực tiếp cho các nhà mạng, thì công quyền
cũng phải trở thành đối tượng chịu sự giám
sát, chịu trách nhiệm về kết quả công tác bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng,
bảo đảm quyền tự do internet của người dân.
Pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả
khi trách nhiệm pháp lý được xác định đến
cùng. Nếu chỉ quy định trách nhiệm thuộc
về chủ thể kinh doanh các trang mạng, thì
mới chỉ được một nửa của vấn đề. Chỉ khi
nào Nhà nước đảm bảo được hiệu quả giải
quyết vi phạm nội dung thông tin trên mạng
của các doanh nghiệp, nhà mạng, khi đó mới
hoàn thành chu trình quản lý nhà nước.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên mạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG1
1 Bài viết là kết quả Đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý thông tin trên mạng - Thực trạng và giải pháp” của Viện
Nghiên cứu Lập pháp, do ThS. Trần Thị Hoa làm Chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Các quy định của pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên
internet hiện đang nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp
luật. Việc pháp điển hóa, xây dựng một hệ thống pháp luật thống
nhất về quản lý nội dung thông tin trên internet phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Phạm Thị Duyên Thảo*
Phan Thị Lan Phương**
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
** TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Abstract
The legal provisions on management of information contents
on internet are scatterly defined in several legal documents.
The legalization and development of a unified legal system for
management of information contents on internet in accordance
with the requirements of practice is very necessary in the current
context.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: pháp luật Việt Nam, quản lý,
nội dung thông tin, internet
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 30/11/2018
Biên tập : 12/12/2018
Duyệt bài : 14/12/2018
Article Infomation:
Keywords: law of Vietnam;
management, information content;
internet
Article History:
Received : 30 Nov. 2018
Edited : 12 Dec. 2018
Approved : 14 Dec. 2018
1. Đánh giá quy định hiện hành về quản
lý nội dung thông tin trên internet
Những ưu điểm
Các quy định về quản lý nội dung
thông tin trên internet tuy chưa mang tính
chuyên biệt, nhưng bước đầu đã định hình
được những khía cạnh cơ bản trong quản
lý nội dung thông tin trên mạng internet
như: nguyên tắc, chủ thể, lĩnh vực quản lý,
những điều cấm, xử lý vi phạm pháp luật
liên quan đến các thao tác với thông tin trên
internet. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý cơ
bản cho hoạt động quản lý thông tin trên
mạng Internet.
Cụ thể, nguyên tắc xử lý sự cố an toàn
thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
38 Số 1(377) T1/2019
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không
xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin
riêng của tổ chức quy định trong Luật An
toàn thông tin 2015; nguyên tắc kết hợp chặt
chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo
vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
hoạt động trên không gian mạng được quy
định trong Luật An ninh mạng năm 2018.
Những nguyên tắc này sẽ là cơ sở cho việc
thiết lập một cơ chế quản lý nhà nước về
thông tin trên mạng Internet.
Hệ thống những quy định cấm liên
quan đến các thao tác với thông tin trên
internet được tiếp cận khá đa diện, là cần
thiết nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại
đến quyền tự do báo chí, an toàn thông tin,
an ninh mạng, trật tự xã hội, quyền con
người, lợi ích chính đáng của cộng đồng.
Những quy định đó, về tổng thể, cũng là sự
giới hạn cần có của Nhà nước với việc đảm
bảo tự do internet trong tương quan với các
lợi ích khác.
Việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo
tính hợp pháp, phù hợp nội dung thông tin
trên mạng của Nhà nước để bảo vệ những
nhóm đối tượng thụ hưởng các thông tin liên
quan đến không gian mạng là hợp lý, điển
hình như quy định cấm đăng, phát thông tin
có nội dung "ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường về thể chất và tinh thần của
trẻ em" trong Luật Báo chí 2016 (Khoản 9
Điều 9), cũng như quy định riêng về việc
bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại Luật
An ninh mạng (Điều 30): “trẻ em có quyền
được bảo vệ, quyền được tiếp cận thông tin
và tham gia hoạt động xã hội, quyền vui
chơi, giải trí, quyền bí mật đời sống riêng
tư và các quyền trẻ em khác khi tham gia
trên môi trường mạng”. Các quy định như:
thông tin trên internet phải được kiểm soát;
"cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người
chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan
có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em"
khi tham gia không gian mạng đã thể trách
nhiệm của nhà nước trong quản lý nội dung
thông tin liên quan đến sự phát triển của thế
hệ tương lai của dân tộc.
Những hạn chế
Thứ nhất, nguyên tắc quản lý nội dung
thông tin trên internet hiện mới được đưa ra
theo dưới dạng quy định chung cho các vấn
đề liên quan, chưa trực tiếp, thống nhất và
đầy đủ. Đơn cử, Nguyên tắc quản lý, cung
cấp, sử dụng thông tin trên mạng (Điều 21
Nghị định 72/2013/NĐ-CP) là một nguyên
tắc tổng hợp, dẫn chiếu đến các nguyên
tắc khác: "việc quản lý, cung cấp, sử dụng
thông tin trên mạng dưới hình thức báo điện
tử, xuất bản điện tử và quảng cáo trên mạng
phải tuân theo các quy định của pháp luật về
báo chí, xuất bản và quảng cáo; việc quản
lý, cung cấp, sử dụng nội dung thông tin
trên trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên
ngành phải tuân theo quy định của pháp luật
chuyên ngành...". Quy định này gây phức
tạp, dễ tạo nên sự thiếu nhất quán, trùng lắp
hoặc mâu thuẫn.
Quản lý nhà nước là hoạt động thể
hiện quyền lực công đặc thù mà không chủ
thể nào khác trong xã hội có được, nó hàm
chứa nguy cơ lạm quyền, xâm phạm đến các
quyền con người trong tương quan với thẩm
quyền của Nhà nước. Một nguyên tắc đặc
biệt quan trọng hiện còn thiếu là nguyên tắc
giới hạn quyền của Nhà nước trong quá trình
quản lý nội dung thông tin trên internet. Đây
là nguyên tắc sẽ đảm bảo hiệu quả của hoạt
động quản lý, liên quan mật thiết đến nguyên
tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Nguyên tắc chủ thể quản lý nội dung
thông tin trên internet phải chịu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm của mình
trong quá trình quản lý cũng chưa được quy
định. Sự khuyết thiếu này sẽ góp phần tạo
nên một "vùng an toàn" lớn cho chủ thể có
thẩm quyền quản lý, ảnh hưởng đến nguyên
tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 1(377) T1/2019
Thứ hai, hình thức quản lý nhà nước
nội dung thông tin trên mạng mới chỉ tập
trung vào: ban hành văn bản quy phạm và áp
dụng pháp luật; hoạt động pháp lý và nghiệp
vụ kỹ thuật liên quan đến thông tin trên
internet. Các hoạt động liên quan đến biện
pháp tổ chức trực tiếp cho việc bảo đảm nội
dung thông tin trên internet như: động viên
các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động
quản lý của các cơ quan nhà nước; phối hợp
hoạt động giữa các cơ quan nhà nước và các
tổ chức xã hội; tiến hành hoạt động tổ chức
quần chúng; giải thích nội dung và mục đích
của các quyết định quản lý; thăm dò, hướng
dẫn dư luận xã hội trong quản lý nội dung
thông tin trên internet thì chưa được quy
định. Điều này dẫn đến việc không đảm bảo
sự phù hợp giữa nội dung, tính chất với mục
đích cụ thể, đặc điểm của đối tượng quản lý.
Thứ ba, ở góc độ tương thích với pháp
luật quốc tế về quyền con người, pháp luật
quản lý nội dung thông tin trên internet chưa
thực sự có độ tương thích cao. Pháp luật
quốc tế khuyến khích đảm bảo quyền tự do
internet, khuyến cáo các quốc gia trong quá
trình giới hạn các quyền con người nhằm
bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư,
cần nhận thức đầy đủ tính mục đích của việc
quản lý internet nói chung và quản lý nội
dung thông tin trên internet nói riêng, đó là:
quản lý để tạo lập một môi trường internet,
mà ở đó, con người được tự do, được tạo
điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu phát
triển bản thân và xã hội, từ đó đẩy mạnh tốc
độ tăng trưởng của quốc gia. Trong khi đó,
pháp luật quản lý nội dung thông tin trên
internet của nước ta chủ yếu thiên về bảo
vệ an ninh mạng, an toàn thông tin, phòng,
chống hoặc xử lý những hành vi có thể gây
mất an ninh, an toàn trên không gian mạng
mà chưa tập trung vào mục tiêu bảo vệ và gia
tăng các quyền tự do cho con người, trong đó
có quyền tự do biểu đạt trên internet, chưa
coi đó là phương tiện để hoàn thành thành
mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ tư, cách tiếp cận của pháp luật
hiện hành về quản lý thông tin trên mạng
chủ yếu xuất phát từ mục tiêu đảm bảo hoạt
động quản lý của nhà nước được diễn ra
suôn sẻ, tạo thuận tiện cho Nhà nước trong
việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên
không gian mạng. Trong khi đó, lại thiếu
vắng các quy định mang tính ràng buộc cơ
quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo
các quyền con người tương ứng, cũng như
hoạt động trong khuôn khổ giới hạn quyền
lực theo nguyên tắc pháp quyền và pháp chế
XHCN.
Các quy định của Luật An ninh mạng
và các Dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành
cho thấy, các chính sách hầu như chỉ ưu tiên
xây dựng lực lượng chuyên trách của Nhà
nước trong bảo vệ an ninh mạng, ưu tiên từ
thẩm quyền, quy mô, đến kinh phí duy trì
hoạt động... trong khi đó, việc bảo vệ các
quyền riêng tư, bảo vệ sự an ninh liên quan
đến tất cả các quyền con người ngoại tuyến
cũng như trực tuyến lại hầu như chưa được
đề cập. Việc bảo vệ an ninh, an toàn cho
công dân trước những bất cập do không gian
kỹ thuật số mang lại gần như để trống. Các
chủ thể có thẩm quyền liên quan đến bảo vệ
an ninh mạng hầu hết là các cơ quan nhà
nước mà không đề cập đến vai trò của các
bên liên quan với vị thế là những chủ thể
tham gia, giám sát và phản biện hữu hiệu
đối với việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con
người trong tương quan với giới hạn tự do
internet để bảo vệ quyền con người như các
quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế.
Thứ năm, trách nhiệm liên quan đến
nội dung thông tin trên internet đang được
quy về cho chủ quản hệ thống thông tin. Điều
này tạo nên sự nửa chừng về trách nhiệm
của cả cơ quan có thẩm quyền trong quản lý
nội dung thông tin trên mạng và các doanh
nghiệp kinh doanh mạng. Các doanh nghiệp
chỉ hành động và có trách nhiệm hành động
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 1(377) T1/2019
bảo vệ, bảo đảm thông tin trên mạng khi có
yêu cầu của chủ thể có thẩm quyền, và ngược
lại, các chủ thể có thẩm quyền chỉ thực hiện
chức năng điều phối việc xử lý các vi phạm
liên quan đến thông tin trên mạng. Thành ra,
không có chủ thể nào phải chịu trách nhiệm
chính và trách nhiệm thực sự trong quá trình
xử lý vi phạm liên quan đến nội dung thông
tin trên mạng. Chủ thể này phải triển khai
biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin
có nội dung vi phạm khi có yêu cầu của lực
lượng chuyên trách. Khi phát hiện thông tin
trên mạng có nội dung vi phạm, lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ
quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công
việc theo thẩm quyền của họ, nhằm ngăn
chặn, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc
thông tin sai sự thật.
Cùng với đó, các quy định về xử lý
vi phạm pháp luật liên quan đến nội dung
thông tin trên internet mới chỉ dừng ở việc
xử lý các hành vi vi phạm với các đối tượng
thuộc phạm vi quản lý, như người sử dụng,
người kinh doanh mà không có quy định về
xử lý vi phạm với chủ thể có thẩm quyền
nếu như thực hiện không đúng hoặc không
hiệu quả thẩm quyền quản lý của mình.
Luật An ninh mạng quy định chủ yếu là
các ứng xử của Nhà nước khi có nguy cơ về
an toàn, an ninh thông tin trên mạng internet,
gồm hàng loạt các biện pháp nghiệp vụ an
ninh mạng, trong đó có những biện pháp hạn
chế, giới hạn tự do internet, có khả năng ảnh
hưởng tới quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân như giám sát, kiểm
tra an ninh mạng, ngăn chặn, hạn chế thông
tin mạng với tất cả các chủ thể khác ngoài
công quyền. Việc xử lý các vi phạm an ninh
mạng chủ yếu được quy định cho các trường
hợp chống phá Nhà nước, đi ngược lại với
Nhà nước. Trong tương quan với việc bảo vệ
tự do biểu đạt trên internet, hay quyền riêng
tư trong thời đại kỹ thuật số, thì cơ chế xử lý
vi phạm này là thiếu tương thích.
Thứ sáu, pháp luật hiện hành mới
điều chỉnh nhóm thông tin trên loại mạng
xã hội do doanh nghiệp trong nước (được
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt
động), mà chưa điều chỉnh đối với các mạng
xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp
mang tính đa và xuyên quốc gia. Đây là một
khoảng trống lớn ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý.
Pháp luật cũng mới quy định trách
nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trên không gian mạng dưới góc độ đảm
bảo về kỹ thuật để an toàn cho người sử
dụng chứ chưa có một cơ chế pháp lý đồng
bộ để đảm bảo an toàn nội dung thông tin
trên mạng cho người sử dụng, thụ hưởng.
Quy định về quản lý nội dung thông
tin trên internet trong Luật An toàn thông tin
mạng chủ yếu nặng về quản lý kỹ thuật, đảm
bảo nội dung thông tin gốc không bị xuyên
tạc chứ chưa quy định đến tận cùng việc xử
lý thông tin có trung thực, đúng sự thực và
hợp pháp hay không.
Thứ bảy, quy định về xử lý hình sự với
trường hợp đưa thông tin trái quy định, mua
bán, trao đổi, tặng cho, thay đổi hoặc tự ý
công khai thông tin riêng hợp pháp của các
chủ thể khác trong Bộ luật Hình sự 2015,
hiện chỉ đặt ra khi có hành vi "thu lợi bất
chính" với những mức tiền cụ thể là thiếu
tính toàn diện và thực tế, dẫn đến bỏ lọt vi
phạm pháp luật. Bởi, việc vi phạm không
phải lúc nào cũng nhằm thu lợi bất chính,
mà còn xuất phát từ nhiều động cơ khác như
thù tức, đê hèn.
Bên cạnh đó, trong các quy định cấm
liên quan đến các thao tác với thông tin trên
mạng, có quy định mang tính trừu tượng như
quy định về các hành vi bị cấm (tại khoản 1,
điểm d Điều 8) Luật An ninh mạng liên quan
đến phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, đạo đức xã hội. Hay quy định về các
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 1(377) T1/2019
trường hợp thuộc phạm vi hoạt động phòng
ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng
có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước
Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối
an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục,
vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế... Nếu không có sự giải thích, quy định
chi tiết, thì dễ tạo sự lạm quyền trong quá
trình thực thi nhiệm vụ của các chủ thể quản
lý khi xác định nội hàm của các khái niệm
đó và các trường hợp liên quan.
2. Kiến nghị
Nhìn tổng thể, cơ sở pháp lý về quản
lý nội dung thông tin trên internet đang nằm
rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
một số được quy định trực tiếp, phần lớn
được quy định chung trong các khía cạnh
quản lý liên quan. Thực trạng này đã dẫn tới
sự phức tạp, trùng lặp, vừa thiếu lại vừa thừa
các quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của
lĩnh vực pháp luật này.
Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản
lý nội dung thông tin trên internet là yêu cầu
khách quan, bởi đây còn là lĩnh vực pháp
luật có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định
mục tiêu, hiệu quả quản lý nhà nước, năng
lực phát triển và hiện thực hóa các quyền
con người liên quan đến không gian mạng.
Chúng tôi cho rằng, để tiếp tục hoàn thiện
quy định của pháp luật về quản lý thông tin
mạng, trong thời gian tới chúng ta cần tiếp
tục triển khai pháp điển hóa các quy định
pháp luật về quản lý nội dung thông tin trên
internet để tạo sự thống nhất, hiệu lực, hiệu
quả của hệ thống pháp luật này; cần xem
xét để ban hành một đạo luật riêng về đảm
bảo nội dung thông tin trên internet, trong
đó quy định từ nguyên tắc, mục tiêu, phạm
vi, chủ thể, đối tượng quản lý, cơ chế xử lý
vi phạm, hệ thống quyền, nghĩa vụ cùng các
vấn đề liên quan khác. Nội dung các quy
phạm pháp luật trong đạo luật này có thể
theo cách dẫn chiếu đến các quy phạm pháp
luật hiện hành liên quan cùng với việc bổ
sung những quy định còn thiếu để có được
một sự nhất quán, hợp lý các quy định pháp
luật hiện hành. Tất nhiên, giải pháp này phải
được đặt trong tương quan với lộ trình pháp
điển hóa hệ thống pháp luật khi hiện có khá
nhiều văn bản quy phạm pháp luật đang
cùng điều chỉnh vấn đề này.
Để khắc phục được những bất cập
trong quy định về chủ thể có trách nhiệm
xử lý vi phạm liên quan đến nội dung thông
tin trên mạng, Việt Nam có thể chọn lọc để
học tập các quy định pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới như Đức, Anh. Pháp
luật những nước này đều quy định các
doanh nghiệp kinh doanh mạng phải chịu
trách nhiệm chính về nội dung của thông tin
trên internet. Khi có vi phạm, họ phải là chủ
thể chủ động phát hiện, xử lý và khắc phục
hậu quả.
CHLB Đức đã ban hành một đạo luật
có tên là Luật Cải tiến Chấp pháp trên mạng
(viết tắt là NetzDG) vào tháng 6/2017. Luật
NetzDG được ban hành nhằm thúc đẩy thực
thi những quy định sẵn có của pháp luật
Đức liên quan đến thi hành pháp luật trên
không gian mạng, còn những nội dung cụ
thể đã được quy định tại Bộ luật Hình sự
Đức hoặc Luật Truyền thông Điện tử. Luật
NetzDG chỉ liệt kê theo cách dẫn chiếu chứ
không quy định thêm một vi phạm mới nào.
Luật hướng đến mục tiêu hạn chế hậu quả
mà nội dung vi phạm pháp luật bị phát tán
trên mạng xã hội có thể gây ra. Luật quy
định bên bị hại có thể khiếu nại trực tiếp với
nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội, để có thể
ngăn chặn sớm hơn các tác hại nảy sinh do
thời gian xử lý được rút ngắn. Một điểm đặc
biệt ở Luật NetzDG là tập trung bảo vệ bên
bị hại, tức là khi nội dung vi phạm pháp luật
đã được xóa xong hoặc ngăn chặn, thì coi
như việc điều chỉnh của Luật đã hoàn thành.
Luật NetzDG cũng giới hạn phạm vi điều
chỉnh về nội dung thông tin trên mạng chỉ
đặt ra với những mạng xã hội. Các quy định
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 1(377) T1/2019
trong luật chủ yếu thiết lập cơ chế cho việc
xử lý vi phạm của các doanh nghiệp hoặc
nhà mạng, cơ chế báo cáo việc xử lý vi phạm,
không có sự can thiệp của chính quyền vào
quy trình báo cáo và xử lý báo cáo khiếu nại.
Hệ thống tư pháp nhà nước chỉ vào cuộc khi
tranh chấp giữa doanh nghiệp và người dùng
mạng xã hội trong quá trình xử lý khiếu nại
cần đến sự phân xử của tòa án.
Ở Anh, Chính phủ dự định thành lập
một cơ quan quản lý nội dung trên mạng
Internet. Cơ quan nhà nước này sẽ giám sát
hoạt động của các hãng phát thanh, truyền
hình, bưu chính, viễn thông, đồng thời buộc
các doanh nghiệp, các mạng xã hội phải
chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trên
internet do người dùng đăng tải trên trang
thông tin của họ. Các chủ thể này phải gỡ bỏ
nhanh chóng trong thời gian ngắn nhất (có
thể chỉ là vài giờ) những phát biểu gây thù
địch hoặc nội dung bất hợp pháp, nếu không,
các công ty này sẽ bị xử phạt vi phạm.
Việc học tập có tính toán kinh nghiệm
trên thế giới là cần thiết, tuy vậy, để xây dựng
được một mô hình phù hợp, cần nhận thức và
xuất phát từ đặc thù đời sống pháp lý của Việt
Nam. Hiện vị thế của các cơ quan quản lý
nhà nước và các nhà kinh doanh mạng trong
việc đảm bảo nội dung thông tin trên internet
theo pháp luật Việt Nam đang cần có sự hoán
đổi. Cụ thể, các nhà mạng phải là chủ thể trực
tiếp và chủ động xử lý vi phạm, yêu cầu xử
lý có thể đến từ bất cứ ai liên quan đến các
nội dung thông tin đó, mà không cần phải
chờ yêu cầu từ phía Nhà nước. Tức là, trách
nhiệm đảm bảo nội dung thông tin trên mạng
phải thuộc về nhà kinh doanh mạng. Còn
trách nhiệm đảm bảo cho nhà mạng thực hiện
có hiệu quả cơ chế đảm bảo nội dung thông
tin trên mạng phải thuộc về Nhà nước, các cơ
quan quản lý nội dung thông tin trên mạng.
Nhà nước phải giám sát, kiểm tra hoạt động
của nhà mạng trong quá trình xử lý vi phạm.
Muốn nhà mạng và Nhà nước thực hiện được
đúng trách nhiệm của mình, thì phải có quy
định pháp luật cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm
pháp lý tương ứng.
Đây là một giải pháp mang tính
nguyên tắc, nhất là trong bối cảnh ngày
càng có quá nhiều những vi phạm từ việc
"không hành động" của các chủ thể công
quyền trong quá trình thực thi quyền lực nhà
nước. Bởi, ngoài việc quy định trách nhiệm
trực tiếp cho các nhà mạng, thì công quyền
cũng phải trở thành đối tượng chịu sự giám
sát, chịu trách nhiệm về kết quả công tác bảo
đảm an toàn, an ninh thông tin trên mạng,
bảo đảm quyền tự do internet của người dân.
Pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả
khi trách nhiệm pháp lý được xác định đến
cùng. Nếu chỉ quy định trách nhiệm thuộc
về chủ thể kinh doanh các trang mạng, thì
mới chỉ được một nửa của vấn đề. Chỉ khi
nào Nhà nước đảm bảo được hiệu quả giải
quyết vi phạm nội dung thông tin trên mạng
của các doanh nghiệp, nhà mạng, khi đó mới
hoàn thành chu trình quản lý nhà nước.
Mặc dù, pháp luật về quản lý nội dung
thông tin trên internet còn có những hạn chế
và đánh giá khác nhau, nhưng phải khẳng
định rằng, sự hiện diện của các quy định
pháp luật này là cần thiết, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam đang đứng trước những thách
thức của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Vấn
đề là, trong quá trình thực hiện cũng như
tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật,
cần có nhận thức và ứng xử phù hợp: "an
ninh thông tin, an ninh mạng chỉ là phương
tiện, không phải là đích đến" để có thể đạt
đến sự hài hòa giữa việc đảm bảo an ninh
mạng với đảm bảo quyền tự do biểu đạt trên
iternet của con người, và, hơn cả là đạt đến
các ưu tiên quan trọng nhất của đất nước:
"phát triển kinh tế, khai phóng con người,
bảo vệ môi trường sống và nâng cao chất
lượng cuộc sống"■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 1(377) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_ve_quan_ly_noi_dung_thong_tin_tren_mang.pdf