Hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em

3.4 Sửa đổi quy định về điều kiện để có thể hạn chế quyền cha mẹ, người chăm sóc trẻ em Nhằm bảo đảm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định về điều kiện để có thể hạn chế quyền cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cần sửa đổi Luật Trẻ em theo hướng: “Trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại đã được hỗ trợ, can thiệp nhưng chưa bảo đảm an toàn; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch” thì áp dụng biện pháp “hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em”; trường hợp “trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em” thì áp dụng biện pháp “tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc hoặc áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.” 3.5 Bổ sung quy định về bảo đảm trẻ em không bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực, bóc lột và bỏ rơi, bỏ mặc Nhằm bảo vệ trẻ em, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đặc biệt trong gia đình, trường học, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc “kiểm tra, giám sát” hoạt động CS,ND trẻ em. Cụ thể, “cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động CS,ND trẻ em và các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại để nhằm phát hiện, hỗ trợ kịp thời và hạn chế trường hợp trẻ em bị xâm hại”

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CỦA TRẺ EM Tóm tắt: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em là một quyền rất quan trọng, được ghi nhận trong Luật Trẻ em năm 2016. Để bảo đảm các quyền nêu trên của trẻ em, cần tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về trẻ em. Huỳnh Thị Cẩm Hồng* * ThS. Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ. Abstract The children’s right to be raised is a very important right, recorded in the Law on Children of 2016. In order to ensure further effeciency of the above right of children, it is necessary to continue reviewing for further improvements of the provisions of the law on children. Thông tin bài viết: Từ khóa: Luật Trẻ em năm 2016, quyền trẻ em, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 13/07/2018 Biên tập : 29/07/2019 Duyệt bài : 01/08/2019 Article Infomation: Keywords: Law on Children of 2016; right of the child; right to be raised. Article History: Received : 13 Jul. 2019 Edited : 29 Jul. 2019 Approved : 01 Aug. 2019 1. Nội dung của quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (CS,ND) của trẻ em là khả năng của trẻ em được hưởng những điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần trong sự săn sóc ân cần, chu đáo để lớn lên bình thường và phát triển toàn diện. Trẻ em phải được bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho trẻ em điều kiện phát triển một thể lực và trí lực bình thường và toàn diện. Đây là một trong những yêu cầu và điều kiện tiên quyết của quyền. Yêu cầu này đòi hỏi, trẻ em phải được thụ hưởng một chế độ ăn uống bảo đảm đủ năng lượng và đủ chất dinh dưỡng dựa trên nhu cầu của từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn đủ năng lượng và dinh dưỡng phải dựa trên sự nghiên cứu về dưỡng chất và hàm lượng kcal chứa trong BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 38 Số 14(390) T7/2019 thức ăn nạp vào cơ thể trẻ em mỗi ngày1, đặc biệt trẻ em phải được bú sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời (đến 24 tháng tuổi). Khoản 2 Điều 98 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi”. Về cơ bản, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em là chủ thể có trách nhiệm đầu tiên, chính yếu. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào phương diện văn hóa, truyền thống, tập quán nơi mà trẻ sinh ra và lớn lên, hơn hết là khả năng kinh tế, ý thức và sự tự giác của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ em phải được bảo đảm chỗ ở phù hợp Yêu cầu này đòi hỏi trẻ em phải được bảo đảm một nơi để sinh sống, phát triển và bảo vệ phẩm giá. Nơi để sống không chỉ đơn thuần được hiểu là một nơi mà trẻ trú ngụ có mái che trên đầu, mà đó là chỗ ở an toàn, bình yên và xứng đáng với phẩm giá trẻ em. Chỗ ở có nhiều loại hình: nhà ở thuê mướn, nhà thuộc sở hữu, nhà tạm thời, nhà tập thể, trại tị nạn, trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em... Chỗ ở phù hợp có nghĩa là, phải có sẵn, đáp ứng cho trẻ em tương ứng theo hoàn cảnh và được chi trả ở mức hợp lý phù hợp với khả năng của gia đình trẻ em. Quyền này không nên hiểu một cách rập khuôn và cứng nhắc là: mọi trẻ em phải có chỗ ở giống nhau, mà tùy theo hoàn cảnh của từng trẻ mà bảo đảm chỗ ở cho phù hợp. Ví dụ, trẻ em phải được cùng ở với cha mẹ trong căn nhà thuộc sở hữu hợp pháp, hoặc được ở chỗ ở khác thay thế khác như: trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em chẳng hạn. Trẻ em phải được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng Nói tới CS, ND trẻ em là nói tới vai trò, trách nhiệm trực tiếp, trước nhất của cha mẹ. Trẻ em được cha mẹ CS,ND được hiểu là trẻ em phải được sống và lớn lên trong 1 Xem Nguyễn Công Khẩn, Phạm Văn Hoan (2006), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nxb. Y học Hà Nội, tr 98. sự yêu thương, nuôi nấng, bao bọc và dạy dỗ của cha mẹ. Vì đó là sự CS, ND tốt nhất. Trong môi trường gia đình, trẻ mới có điều kiện phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể là cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi. Điều này là phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc và chuẩn mực pháp lý quốc tế. Nguyên tắc 6 của Tuyên bố của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989 (CRC) khẳng định: “Vì sự phát triển đầy đủ và đồng bộ về nhân cách, trẻ cần có sự yêu thương và hiểu biết. Ở bất cứ đâu có thể, trẻ sẽ lớn lên trong sự chăm sóc và với trách nhiệm của cha mẹ, và trong bất cứ trường hợp nào phải được chăm sóc trong bầu không khí yêu thương và an toàn về vật chất và tinh thần, trẻ trong thời kỳ được chăm sóc sẽ không, trừ trường hợp đặc biệt, tách khỏi mẹ của trẻ”. Trong mọi trường hợp, trẻ em không bao giờ bị tước bỏ quyền được yêu thương, CS,ND của cha mẹ. Tuy nhiên, quyền được cha mẹ CS,ND không hiểu một cách rập khuôn, máy móc là bắt buộc cha mẹ phải sống chung trẻ em mà bỏ qua lợi ích tốt nhất của trẻ. Tùy theo hoàn cảnh mà yêu cầu này được thực hiện khác nhau. Cụ thể, nếu trẻ em không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không thể, không muốn thực hiện nghĩa vụ CS,ND thì phải tạo điều kiện cho trẻ em được CS,ND thay thế bởi cha mẹ nuôi, người thân khác trong gia đình hoặc sự chăm sóc thay thế. Quyền này còn được hiểu là sự hạn chế quyền của cha mẹ đối với trẻ em, cách ly cha mẹ với trẻ em khi cha mẹ vi phạm nghĩa vụ CS,ND trẻ em, để bảo đảm sự CS,ND của cha mẹ là tốt nhất. Trẻ em không bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực, bóc lột hoặc bỏ rơi, bỏ mặc Yêu cầu này được hiểu là trẻ em được bảo vệ chống lại các hành vi bạo lực, bóc lột hoặc bỏ rơi, bỏ mặc bởi người trực tiếp nuôi dưỡng mình. Hoạt động CS,ND của trẻ em được thực hiện bởi cha mẹ, người chăm BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 39Số 14(390) T7/2019 sóc trẻ em trong môi trường gia đình, trường học nên cha mẹ, người CS,ND là những người có điều kiện nhất để thực hiện hành vi nêu trên. Điều 19 CRC2 quy định “các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp... để bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức bạo lực về thân thể hoặc tinh thần, bị tổn thương hay lạm dụng, bị bỏ mặc hay chăm sóc sao nhãng, bị ngược đãi hay bóc lột gồm cả lạm dụng tình dục ngay khi trẻ em nằm trong vòng chăm sóc của cha mẹ, cha lẫn mẹ, một hoặc nhiều người giám hộ pháp lý hoặc bất cứ ai được giao việc chăm sóc trẻ em”. Bất cứ một sự tổn hại nào từ hành vi bạo lực, bóc lột, bỏ mặc, bỏ rơi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của trẻ, ảnh hưởng chất lượng hoạt động CS,ND trẻ em. 2. Quy định pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em 2.1 Quy định pháp luật về bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho trẻ em Trong những yêu cầu về bảo đảm chế độ dinh dưỡng thì quyền bú sữa mẹ là nội dung quan trọng nhất. Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ em trong giai đoạn đầu đời (đến 24 tháng tuổi). Sữa mẹ bảo đảm cho trẻ nhỏ chế độ dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Điều 3 Nghị định 100/2014/NĐ-CP ngày 6/11/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo yêu cầu: trong chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ cần phải “thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ”. Quy định này nhằm bảo đảm sự tác động đến nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của sữa mẹ cũng như phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ tốt nhất. 2 Convention on the Rights of the Child 1989. 3 Khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2014/NĐ-CP 4 Điều 6 Nghị định 100/2014/NĐ-CP Bên cạnh đó, Nghị định còn yêu cầu các tài liệu thông tin, giáo dục về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải “khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; sự bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ”3 và nghiêm cấm “quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, thức ăn dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức. Việc quảng cáo các loại thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ”4. Chế tài đối với hành vi vi phạm quy định này được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Theo đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có nhiều lý do mà các bà mẹ không cho con bú, trẻ em mồ côi, hoặc các bà mẹ không có sữa mà pháp luật chưa có quy định cách thức, biện pháp hỗ trợ. 2.2 Quy định pháp luật về bảo đảm chỗ ở phù hợp cho trẻ em Pháp luật hiện hành chưa có quy định về biện pháp hỗ trợ hoặc ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân nuôi dưỡng trẻ em được mua nhà ở xã hội. Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 liệt kê các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm: “Người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo ở khu vực nông thôn; người lao động đang làm việc trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ” nhưng không có đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 19/2016/BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 40 Số 14(390) T7/2019 số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về tiêu chí chấm điểm để ưu tiên xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cũng không có tiêu chí chấm điểm cho hộ gia đình, cá nhân có trẻ em. Bên cạnh đó, trường hợp cha mẹ, người CS,ND trẻ em có chỗ ở hợp pháp nhưng thuộc diện phải di dời, thu hồi nhưng pháp luật hiện hành cũng không có quy định biện pháp ưu đãi, hỗ trợ. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau: trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền”; “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân” (điểm c khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013). Như vậy, trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân CS,ND trẻ em có đất bị Nhà nước thu hồi, có đủ điều kiện được bồi thường mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn, chọn phương án bồi thường bằng tiền thì trẻ em sẽ rơi vào cảnh không còn chỗ ở. 2.3 Quy định pháp luật về trách nhiệm cha mẹ CS,ND trẻ em Trẻ em phải được sống chung với cha mẹ - đó không những là quyền của trẻ em mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ, tuy nhiên, được sống chung với cha mẹ không đồng nghĩa là được cha mẹ CS,ND. Vì vậy, Điều 22 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Khoản 3 Điều 52 Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại đã được hỗ trợ, can thiệp nhưng chưa bảo đảm an toàn; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch thì Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện yêu cầu Tòa án cùng cấp ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hoặc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế”. Quy định này không thống nhất, mâu thuẫn với quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (HN&GĐ 2014), bởi lẽ, Điều 86 Luật HN&GĐ 2014 quy định quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên gồm “cha, mẹ, người giám hộ; người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ”. Ngoài ra, điều kiện để hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật HN&GĐ 2014 “Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý” và “có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, CS,ND, giáo dục con” mới đủ điều kiện để hạn chế quyền là điều không thể chấp nhận được, vì khi đó trẻ em sẽ rơi vào hoàn cảnh rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm. Trong khi đó, theo Luật Trẻ em 2016, chỉ cần “trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em” thì cha mẹ đã bị hạn chế quyền. 2.4 Quy định pháp luật bảo đảm trẻ em không bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực, bóc lột hoặc bỏ rơi, bỏ mặc Ở nước ta, để thực thi CRC, tạo cơ sở bảo vệ, ngăn chặn và loại trừ các hành vi xâm hại trẻ em, khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Luật Trẻ em quy định trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em là của “cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 41Số 14(390) T7/2019 thành viên trong gia đình”5. Theo đó, những người này có trách nhiệm “phát hiện, tố giác, thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền các hành vi xâm hại trẻ em”. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em có khả năng bị bóc lột, bạo lực và bỏ rơi, bỏ mặc bởi chính cha mẹ, giáo viên, thành viên gia đình là rất cao. Vì vậy, bên cạnh trách nhiệm của những chủ thể nêu trên, Điều 51 Luật Trẻ em quy định trách nhiệm cung cấp thông tin cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em tại là của “cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền”. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm “tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra”. Những quy định trên đã tạo nên mạng lưới bảo vệ trẻ em từ gia đình, trường học và xã hội. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu quy định về trách nhiệm của chủ thể trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động CS,ND trẻ em để phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em bởi cha mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ em, dù điều này sẽ góp phần hỗ trợ ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em, loại bỏ suy nghĩ “nuôi dạy trẻ em là việc riêng của mỗi gia đình”. 3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em 3.1 Bổ sung “Quyền trẻ em” trong Hiến pháp Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia phê chuẩn và trở thành thành viên của CRC sớm nhất nhưng tới thời điểm này, “Quyền trẻ em” vẫn chưa được ghi nhận trong Hiến pháp như là nghĩa vụ của Nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Quyền trẻ em chính là quyền con người áp dụng cho người dưới 16 tuổi (theo 5 Điều 100 Luật Trẻ em 2016 6 Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 pháp luật Việt Nam). Tuy nhiên, Điều 37 Hiến pháp 2013 chỉ quy định “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”6 mà chưa đề cập đến các quyền căn bản khác của trẻ em. Vì vậy, việc bổ sung quy định “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm cho các quyền trẻ em” trong Hiến pháp là điều hợp lý và phù hợp, thể hiện sự thái độ nghiêm túc của Nhà nước trong việc tôn trọng quyền trẻ em, thể hiện sự cam kết chắc chắn về việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. 3.2 Bổ sung quy định về bảo đảm nguồn sữa mẹ cho trẻ em Bảo đảm cho trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng, đòi hỏi Nhà nước không những tác động đến cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm dinh dưỡng thay thế sữa mẹ, mà còn phải tác động trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng, gia đình đặc biệt là người mẹ. Chúng tôi cho rằng, pháp luật cần quy định biện pháp, cách thức huy động “nguồn sữa dự trữ” để hỗ trợ khi cần thiết, ví dụ: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi hoặc khi người mẹ không có sữa... 3.3 Bổ sung quy định về bảo đảm chỗ ở cho trẻ em Để bảo đảm quyền được có chỗ ở của trẻ em, cần bổ sung quy định “trẻ em có quyền được có chỗ ở, được bảo đảm chỗ ở an toàn”. Bên cạnh đó, cần bổ sung trách nhiệm của Nhà nước và cha mẹ, người nuôi dưỡng bảo đảm chỗ ở cho trẻ em theo hướng: “Nhà nước và cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm bảo đảm chỗ ở an toàn cho trẻ em” vào Luật Trẻ em. Sửa đổi quy định của điểm c khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai theo hướng “xem xét trường hợp trẻ em thuộc hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nhưng chưa được bố trí tái định cư được xét duyệt học tại trường trên cùng địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi”. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 42 Số 14(390) T7/2019 Sửa đổi Điều 49 Luật Nhà ở về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội theo hướng đề bổ sung thêm “hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em” được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội. 3.4 Sửa đổi quy định về điều kiện để có thể hạn chế quyền cha mẹ, người chăm sóc trẻ em Nhằm bảo đảm tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định về điều kiện để có thể hạn chế quyền cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cần sửa đổi Luật Trẻ em theo hướng: “Trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị xâm hại đã được hỗ trợ, can thiệp nhưng chưa bảo đảm an toàn; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch” thì áp dụng biện pháp “hạn chế quyền của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em”; trường hợp “trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em” thì áp dụng biện pháp “tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc hoặc áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế.” 3.5 Bổ sung quy định về bảo đảm trẻ em không bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực, bóc lột và bỏ rơi, bỏ mặc Nhằm bảo vệ trẻ em, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đặc biệt trong gia đình, trường học, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc “kiểm tra, giám sát” hoạt động CS,ND trẻ em. Cụ thể, “cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động CS,ND trẻ em và các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại để nhằm phát hiện, hỗ trợ kịp thời và hạn chế trường hợp trẻ em bị xâm hại” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tuyên bố Giơnevơ về Quyền trẻ em năm 1924; 2. Tuyên ngôn Đại hội đồng Liên hiệp quốc về các Quyền của trẻ em năm 1959; 3. Công ước quốc tế Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1989; 4. Hiến pháp năm 2013; 5. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Luật số 25/2004/QH11) ngày 15/6/2004; 6. Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13)ngày 29/11/2013; 7. Luật Nhà ở (Luật số 65/2014/QH13) ngày 25/11/2014; 8. Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014; 9. Luật Trẻ em (Luật số 102/2016/QH13) ngày 05/4/2016; 10. Nguyễn Như Ý, Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 1998; 11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lả Khánh Tùng (đồng chủ biên), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009; 12. ALFHILD PETRÉN và ROGER HART, “Quyền được phát triển của trẻ em”, Quyền trẻ em – Biến nguyên tắc thành hành động, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005; 13. Nguyễn Công Khẩn, Phạm Văn Hoan, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội, 2006; 14. Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em; 15. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; 16. Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo; 17. Thông tư số 19/2016/BXD của Bộ Xây dựng ngày 30/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở năm 2014; 18. Quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH ngày 06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Ban hành tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; 19. Báo cáo số 59/BC-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về Tổng kết đánh giá 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2015. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 43Số 14(390) T7/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_phap_luat_ve_quyen_duoc_cham_soc_nuoi_duong_cua_t.pdf
Tài liệu liên quan