Quyền bào chữa của người bị buộc
tội là một trong những quyền con người cơ
bản và quyền tố tụng quan trọng nhất của
người bị buộc tội. Việc bảo đảm cho người
bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa là
yêu cầu khách quan của tố tụng hình sự.
Bảo đảm thực hiện quyền bào chữa không
chỉ bảo đảm quyền con người, quyền và
các lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội
mà còn là điều kiện cần thiết để xác định
sự thật của vụ án khách quan, toàn diện,
đầy đủ; góp phần bảo đảm việc giải quyết
vụ án hình sự công bằng, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội. Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm
2015) đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm
tăng cường bảo đảm về mặt pháp luật cho
việc thực hiện quyền bào chữa của người bị
buộc tội. Mặc dù vậy, một số quy định của
BLTTHS năm 2015 về bảo đảm quyền bào
chữa của người bị buộc tội vẫn còn những
hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn
thiện. Qua nghiên cứu, đánh giá những quy
định của BLTTHS năm 2015, chúng tôi kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của
BLTTHS năm 2015 về bảo đảm quyền của
người bị buộc tội nhằm bảo đảm hơn nữa
quyền bào chữa của người bị buộc tội./.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
1. Quyền bào chữa là quyền con người
cơ bản đã được ghi nhận trong các Công
ước quốc tế về quyền con người. Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948
khẳng định mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật và có quyền được pháp
luật bảo vệ, không có bất kỳ sự phân biệt
nào; mọi người đều có quyền được bảo vệ
tại các Toà án có thẩm quyền trong nước
để chống lại các hành động xâm phạm các
quyền cơ bản đã được Hiến pháp và luật
pháp của các nước thừa nhận; không ai
bị bắt, giam hoặc đày ải một cách vô cớ;
được hưởng quyền bình đẳng, được xét
xử công bằng và công khai trước Tòa án
độc lập và không thiên vị; được coi là vô
tội cho đến khi được chứng minh là phạm
tội theo pháp luật; không bị coi là phạm
tội về hành vi mà theo luật quốc gia hoặc
quốc tế không cấu thành tội hình sự.1 Công
ước của Liên hiệp quốc về các quyền dân
sự và chính trị2 đã ghi nhận cụ thể quyền
bào chữa tại điểm b, khoản 3 Điều 14 với
nội dung: Trong quá trình xét xử về một
tội hình sự, mọi người đều có quyền được
“có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để
chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào
1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung
tâm nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện
quốc tế về quyền con người, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.23 (xem các điều từ Điều 7 đến Điều
11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền)
2 Việt Nam gia nhập công ước này ngày 24/9/1982.
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI
PHAN THỊ THANH MAI*
* Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những quyền cơ bản và
quan trọng nhất của người bị buộc tội. Việc bảo đảm cho người bị buộc tội thực
hiện quyền bào chữa là yêu cầu khách quan của tố tụng hình sự. Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm
tăng cường bảo đảm về mặt pháp luật cho việc thực hiện quyền bào chữa của
người bị buộc tội. Mặc dù vậy, một số quy định của BLTTHS năm 2015 về bảo
đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội vẫn còn những hạn chế nhất định,
cần tiếp tục được hoàn thiện.
Từ khóa: Quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa, người bị buộc tội,
BLTTHS năm 2015, những điểm mới, kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Defense right is one of the most basic and important rights of accused
persons. Guarantee for accused persons implementing this right is an
objective requirement in criminal proceedings. The Criminal Procedure Code
in 2015 has been amended and supplemented to strengthen legal guarantee
for the implementation of defense right of accused persons. However, several
provisions in this Code about defense right of accused persons have witnessed
some shortcomings which need to be completed.
Keywords: Defense right, defense right guarantee, accused persons, the
Criminal Procedure Code in 2015, new points, suggestions for amendment and
supplement.
27Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
PHAN THỊ THANH MAI
chữa do chính mình lựa chọn”.3
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán
chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế và
tham gia các điều ước quốc tế về quyền
con người nhằm thúc đẩy và bảo đảm các
quyền và tự do cơ bản cho người dân Việt
Nam theo đúng các chuẩn mực quốc tế.
“Việt Nam luôn nghiêm túc trong thực thi
trách nhiệm, nghĩa vụ của một quốc gia
thành viên các công ước, đặc biệt là nghĩa
vụ nội luật hóa quy định của các công ước.
Nhờ đó, các quyền con người được quy
định ngày càng cụ thể và toàn diện hơn
trong luật pháp quốc gia”.4 Liên quan đến
việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
buộc tội, ngày 2-1-2002, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới, trong đó nêu rõ: “đảm bảo
tranh tụng dân chủ giữa kiểm sát viên tại
phiên tòa với luật sư, người bào chữa và
những người tham gia tố tụng khác”, “các
cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều
kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố
tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu
hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên
tòa...”. Chủ trương này của Đảng tiếp tục
được khẳng định trong các Nghị quyết
số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Hiến pháp năm 2013 cũng đã xác định rõ
quyền bào chữa là quyền con người, quyền
3 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm
nghiên cứu quyền con người, Các văn kiện quốc tế về
quyền con người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.115.
4 Hà Kim Ngọc, Việt Nam tham gia và thực hiện
các cam kết quốc tế về quyền con người, http://
baoquocte.vn/viet-nam-tham-gia-va-thuc-hien-cac-
cam-ket-quoc-te-ve-quyen-con-nguoi-21180.html,
đăng ngày 18/12/2015, truy cập ngày 23/10/2018
công dân nên không chỉ cơ quan xét xử mà
tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã
hội phải có trách nhiệm tôn trọng và được
Nhà nước đảm bảo thực hiện.5
Trong tố tụng hình sự, việc giải quyết
vụ án hình sự không thể tách rời vấn đề
bảo đảm quyền con người, đặc biệt là
quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Người bị buộc tội là người bị các chủ thể
có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật truy cứu trách nhiệm hình sự. “Sự
buộc tội được coi là hiện hữu từ thời điểm
một người được thông báo chính thức bởi
cơ quan có thẩm quyền về những chứng
cứ rõ ràng cho rằng (nghi vấn) anh ta đã
thực hiện hành vi phạm tội, (ví dụ: lệnh
bắt, lệnh khám xét nhà). Và kể từ thời
điểm đó, một người bị coi là người bị buộc
tội trong vụ án hình sự. Sự buộc tội sẽ tồn
tại và kéo dài trong suốt quá trình tố tụng
chứng minh hành vi của người bị cáo buộc
là có tội hay không có tội”.6 Tùy theo quy
định của pháp luật mỗi nước mà phạm vi,
tên gọi của người bị buộc tội có thể khác
nhau. Theo BLTTHS năm 2015, người bị
buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo.7 Quyền bào chữa có thể coi
là quyền quan trọng nhất trong các quyền
tố tụng của người bị buộc tội. Quyền bào
chữa của người bị buộc tội là tất cả những
5 Hà Thái Thơ, Huỳnh Xuân Tình, Đảm bảo quyền
bào chữa theo quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật
Tố tụng hình sự 2013,
vn/home/index.php/dien-dan/item/1902-dam-bao-
quyen-bao-chua-theo-quy-dinh-cua-hien-phap-
2013-va-bo-luat-to-tung-hinh-su-2015.html, đăng
ngày 16/3/2017, truy cập ngày 24/10/2018.
6 Phạm Thị Hồng Đào, Bảo đảm quyền của người bị
buộc tội theo điều 6 - Công ước châu Âu về quyền
con người
cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2089, đăng ngày
1/2/2017, truy cập ngày 23/10/2018
7 Điều 4 BLTTHS năm 2015
28
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
việc họ được làm, được hưởng, được đòi
hỏi nhằm hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội,
chứng minh sự vô tội, giảm nhẹ tội để bảo
vệ những quyền và lợi ích hợp pháp khác
của mình. Mặt khác, việc thực hiện quyền
bào chữa và bảo đảm thực hiện quyền bào
chữa còn là yêu cầu khách quan của tố tụng
hình sự, là điều kiện cần thiết để việc giải
quyết vụ án được khách quan, toàn diện,
đầy đủ; bảo đảm công bằng, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội.
Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo đảm là
làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn
được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết”.8
Như vậy, có thể hiểu bảo đảm quyền bào
chữa của người bị buộc tội là làm cho các
quyền đó chắc chắn thực hiện được, giữ
gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần
thiết để thực hiện được. Muốn vậy, cần
phải có những điều kiện cần thiết có tính
toàn diện và đồng bộ, trong đó có bảo đảm
bằng pháp luật .9 Pháp luật là phương tiện
chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền
con người; các quyền đó được luật hóa và
mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận,
bảo vệ. Quyền con người khi đã được quy
định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành
quyền pháp định, là ý chí chung của toàn
xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng,
được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo
vệ và đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác
động quyền lực của Nhà nước. Biện pháp
bảo đảm bằng pháp luật là điều kiện quan
trọng, tạo căn cứ pháp lý cần thiết cho bảo
đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Trong pháp luật TTHS, cần phải xác định
việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị
8 Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học
(1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 36, 37.
9 Trong bài viết này, tác giả chỉ trình bày biện pháp
bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
bằng pháp luật
buộc tội là nguyên tắc cơ bản của TTHS; có
những quy định pháp lý đầy đủ, hợp lý về
quyền bào chữa của người bị buộc tội và
những quy định pháp luật để bảo đảm và
bảo vệ quyền quyền bào chữa của người
bị buộc tội; quy định về trách nhiệm của
chủ thể tiến hành tố tụng trong việc thực
hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Bảo đảm pháp lý trong tố tụng hình sự còn
là những quy định về thủ tục tố tụng liên
quan đến việc thực hiện quyền bào chữa
và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa
nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của chủ thể tố tụng, chống lại sự tùy tiện,
loại trừ những sai lầm trong hoạt động tư
pháp hình sự. Các quy định về xử lý và
chế tài đối với những hành vi trái pháp
luật xâm hại quyền bào chữa của người bị
buộc tội cũng là đảm bảo cần thiết để thực
hiện quyền con người và bảo vệ quyền
con người, chống lại những hành vi xâm
phạm quyền con người. Tùy tính chất và
mức độ vi phạm mà người có hành vi vi
phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm dân sự hoặc trách
nhiệm hình sự.
2. BLTTHS năm 2015 đã kế thừa, phát
triển các quy định về quyền bào chữa và
bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của
người bị buộc tội. Có nhiều nội dung mới
trong quy định của BLTTHS về bảo đảm
quyền bào chữa của người bị buộc tội.
Cụ thể:
- BLTTH năm 2015 đã sửa đổi nguyên
tắc đảm quyền bào chữa của người bị buộc
tội, mở rộng phạm vi chủ thể có trách
nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người
bị buộc tội không chỉ là cơ quan và người
tiến hành tố tụng mà là cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng (bao gồm cả
những cơ quan khác có thẩm quyền điều
tra). Nguyên tắc này cũng quy định cụ thể
việc cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng
29Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
PHAN THỊ THANH MAI
phải thông báo, giải thích, bảo đảm cho
người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền
bào chữa của họ. 10
- Mở rộng diện người được bảo đảm
quyền bào chữa: ngoài người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo, BLTTHS năm 2015 còn quy định
người bị bắt, người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp cũng có quyền bào chữa và được
bảo đảm quyền bào chữa.11
- Bổ sung quyền cho người bị buộc
tội theo hướng bảo đảm thực hiện tốt hơn
quyền tự bào chữa. Cụ thể là các quyền:
được nhận các quyết định tố tụng liên quan
đến mình; đưa ra chứng cứ; trình bày ý kiến
về tài liệu, chứng cứ, đồ vật liên quan và
yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra,
dánh giá; trình bày lời khai, ý kiến; không
buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính
mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; đề
nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị
thay đổi người định giá tài sản, người dịch
thuật; bị can có quyền đọc ghi chép bản sao
hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến
việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi
kết thúc điều tra; bị cáo có quyền tự mình
hỏi người tham gia phiên tòa nếu chủ tọa
đồng ý.12
- Bổ sung quyền cho người bào chữa:
Quy định thời điểm người bào chữa tham
gia tố tụng sớm hơn, phù hợp với việc quy
định mở rộng phạm vi người bị buộc tội
(thêm người bị bắt) có quyền bào chữa; có
mặt khi lấy lời khai của người bị bắt13; sau
mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có
thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có
thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can; được cơ quan có thẩm quyền tiến hành
10 Điều 13, 16, 26 BLTTHS năm 2015
11 Điều 58, 59, 60, 61 BLTTHS
12 Điều 58, 59, 60, 61 BLTTHS
13 Điều 74 BLTTHS
tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy
lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm
tiến hành hoạt động điều tra khác theo
quy định của Bộ luật này; thu thập, đưa ra
chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra,
đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ,
tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra,
đánh giá; đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám
định bổ sung, giám định lại, định giá lại
tài sản; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp
ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.14 Đồng
thời BLTTHS quy định rõ nghĩa vụ, trách
nhiệm của người bào chữa. Người bào
chữa vi phạm pháp luật thì tùy tính chất,
mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký
bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường
theo quy định của luật.
- Bổ sung quy định về trách nhiệm
của cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng nhằm bảo đảm việc thực
hiện quyền bào chữa của người bị buộc
tội, người bào chữa: Mở rộng các trường
hợp được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ
định người bào chữa. BLTTHS năm 2015
đã mở rộng trường hợp chỉ định người
bào chữa trên cơ sở nhận thức “sự buộc tội
càng cao thì sự bào chữa càng phải lớn, tội
phạm càng nghiêm trọng thì càng phải coi
trọng việc bào chữa, đồng thời bảo đảm
phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt
Nam”.15 Ngoài các trường hợp quy định
trong BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm
2015 bổ sung thêm trường hợp bị can, bị
14 Sđd, trang 83
15 Nguyễn Hòa Bình chủ biên (2016), Những nội dung
mới trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia,
trang 92.
30
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định
mức cao nhất của khung hình phạt là 20
năm tù. “Đây là những trường hợp phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả pháp lý
rất lớn. Do đó, mở rộng diện người thuộc
trường hợp chỉ định bào chữa như trên
không chỉ có ý nghĩa nhân đạo mà còn có
ý nghĩa to lớn trong nỗ lực bảo đảm quyền
con người, quyền công dân trong tố tụng
hình sự”16; điều chỉnh quy định chỉ người
bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà
không thể tự bào chữa mới phải chỉ định
người bào chữa.17
- Để bảo đảm tốt hơn quyền nhờ người
bào chữa, tăng cường hơn nữa trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền
bào chữa của người bị buộc tội, BLTTHS
đã mở rộng diện người bào chữa, bao gồm
cả trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp
người bị buộc tội thuộc đối tượng được
trợ giúp pháp lý.18 Để bảo đảm quyền tiếp
cận người bào chữa của người bị buộc tội,
BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định người
thân thích của người bị buộc tội có quyền
lựa chọn người bào chữa; bổ sung quy định
về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
đang quản lý người bị bắt, tạm giữ, tạm
giam trong thời hạn luật định từ khi nhận
đơn yêu cầu bào chữa của người bị bắt, tạm
giữ, tạm giam phải chuyển cho người bào
chữa, nếu đơn không nêu đích danh người
bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang
quản lý người bị bắt, tạm giữ phải chuyển
cho người đại diện hoặc thân thích của họ
để những người này nhờ người bào chữa.
Trường hợp người đại diện hoặc người
16 Tôn Thiện Phương, Quyền bào chữa của người bị
buộc tội trong BLTTHS năm 2015,
quyen-bao-chua-cua-nguoi-bi-buoc-toi-trong-bo-
luat-to-tung-hinh-su-nam-2015-46006.html, đăng
ngày 21/7/2016, truy cập ngày 24/10/2018.
17 Điều 76 BLTTHS
18 Khoản 1 Điều 72 BLTTHS
thân thích của người bị bắt, người bị tạm
giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ
người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền
có trách nhiệm thông báo ngay cho người
bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam
để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.19
- Để bảo đảm cho người bào chữa có
thể nhanh chóng tham gia tố tụng để bào
chữa cho người bị buộc tội và để tránh
nhận thức không chính xác rằng người bào
chữa tham gia tố tụng hoàn toàn phụ thuộc
vào sự chấp thuận hay không của cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng, BLTTHS
năm 2015 đã quy định đăng kí bào chữa
thay cho quy định cấp giấy chứng nhận
người bào chữa.20 BLTTHS năm 2015 quy
định thời gian giải quyết đăng kí bào chữa
được rút ngắn hơn thời gian cấp giấy chứng
nhận bào chữa trước đây. Trong thời hạn 24
giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản
thông báo người bào chữa cho người đăng
ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ
liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào
hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều
kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và
phải nêu rõ lý do bằng văn bản. Văn bản
thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng
trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ
các trường hợp từ chối người bào chữa.21
- BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy
định về trách nhiệm của Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải báo trước
một thời gian hợp lý cho người bào chữa
về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động
tố tụng mà họ có quyền tham gia theo quy
19 Khoản 2, 3 Điều 75 BLTTHS
20 Khoản 2 Điều 78 BLTTHS năm 2015
21 Khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015
31Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
PHAN THỊ THANH MAI
định.22 Quy định này khắc phục được tình
trạng người bào chữa không thực hiện
được quyền than gia hoạt động hỏi cung và
các hoạt động tố tụng khác vì không được
thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành.
- Nhằm tạo điều kiện để người bào
chữa được tiếp xúc với người bị buộc tội,
BLTTHS năm 2015 quy định rõ thủ tục cho
người bào chữa gặp người bị buộc tội đang
bị tạm giam. Cơ quan quản lý người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị
tạm giam phải phổ biến nội quy, quy chế
của cơ sở giam giữ và yêu cầu người bào
chữa chấp hành nghiêm chỉnh. Và để bảo
đảm cho người bào chữa có thể tiếp cận hồ
sơ chứng cứ liên quan đến việc bào chữa,
BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để
người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài
liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều
tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp
tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến
việc bào chữa.23 Để bảo đảm tranh tụng tại
phiên tòa, BLTTHS cũng quy định rõ trách
nhiệm của Hội đồng xét xử điều khiển việc
tranh tụng, phải lắng nghe, ghi nhận đầy
đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người
bào chữa, người tham gia tranh luận tại
phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn
diện sự thật của vụ án. Trường hợp không
chấp nhận ý kiến của những người tham
gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu
rõ lý do và được ghi trong bản án.
- Quy định về thủ tục tố tụng liên quan
đến việc thực hiện quyền bào chữa, đặc biệt
là thủ tục tố tụng tại phiên tòa có những
thay đổi phù hợp với những quy định mới
về địa vị pháp lý của người bị buộc tội,
người bào chữa và các chủ thể, theo đúng
22 Điều 79 BLTTHS năm 2015
23 Điều 80, 82 BLTTHS năm 2015
định hướng của nguyên tắc bảo đảm quyền
bào chữa của người bị buộc tội, nguyên tắc
tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội và
những nguyên tắc cơ bản khác. Cụ thể như
quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam
giữ hoặc trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan
có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm,
ghi hình có âm thanh (Điều 183); trình bày
ý kiến về kết quả định giá, yêu cầu định
giá lại (Điều 222); thủ tục tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo có
quyền hỏi bị cáo khác, hỏi bị hại, đương sự
và đại diện của họ, hỏi người làm chứng
về những vấn đề liên quan, đưa chứng cứ
và lập luận, đối đáp tại tòa; quy định mới
về sự có mặt của người bào chữa tại phiên
tòa theo hướng bảo đảm hơn sự có mặt của
người bào chữa tại phiên tòa, tôn trọng yêu
cầu hoãn phiên tòa của bị cáo khi người bào
chữa vắng mặt, theo đó trường hợp người
bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất
khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì
Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp
bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào
chữa v.v.24
3. Để bảo đảm hơn nữa quyền bào chữa
của người bị buộc tội, qua nghiên cứu, đánh
giá những quy định của BLTTHS năm 2015,
chúng tôi nhận thấy ngoài những thay đổi
bổ sung rất tích cực nhằm bảo đảm quyền
bào chữa, vẫn cần sửa đổi, bổ sung, tiếp tục
hoàn thiện hơn nữa quy định của BLTTHS
năm 2015 về bảo đảm quyền của người bị
buộc tội, cụ thể là những nội dung sau:
- Bổ sung khái niệm người bị buộc tội
quy định tại điểm đ Điều 4 BLTTHS năm
2015 để xác định đầy đủ hơn diện người
được coi là người bị buộc tội và thống
nhất với quy định tại Điều 58 BLTTHS
năm 2015 với nội dung “người bị buộc tội
24 Mục V Chương 21 BLTTHS; Điều 354 BLTTHS
năm 2018
32
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
là người bị bắt, người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo”. Cụ thể:
Điều 4. Giải thích thuật ngữ
1. Trong bộ luật này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
...
đ) Người bị buộc tội là người bị bắt,
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo
.
- Bổ sung quy định về trình tự xét hỏi tại
phiên tòa cho thống nhất với quyền của bị
cáo. Theo điểm i khoản 2 Điều 61 BLTTHS
năm 2015, bị cáo có quyền đề nghị Chủ tọa
phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham
gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý;
tranh luận tại phiên tòa. Tuy nhiên Điều 307
BLTTHS năm 2015về thủ tục xét hỏi không
quy định thủ tục cho bị cáo được hỏi, vì
vậy chúng tôi kiến nghị bổ sung Điều 307
BLTTHS năm 2015 cụ thể như sau:
Điều 307. Trình tự xét hỏi
1. (giữ nguyên)
2.
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có
quyền đề nghị Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm
về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Bị cáo
được hỏi người tham gia phiên tòa nếu được
Chủ tọa đồng ý.
3. (giữ nguyên)
- Để bảo đảm quyền “có đủ thời gian và
điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và
liên hệ với người bào chữa do chính mình
lựa chọn”25 của người bị buộc tội, theo
chúng tôi cần bổ sung quy định người bị
buộc tội trong các vụ án áp dụng thủ tục
25 Điểm b khoản 2 Điều 14 Công ước về quyền dân
sự và chính trị năm 1966
rút gọn phải được cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa.
Theo quy định của BLTTHS năm 2015, việc
áp dụng thủ tục rút gọn thuộc quyền chủ
động của cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc
dù thủ tục này góp phần giải quyết nhanh
gọn vụ án hình sự, hạn chế tình trạng tồn
đọng án nhưng ở góc độ bảo đảm quyền
con người của người bị buộc tội, quy định
về thủ tục rút gọn ở Việt Nam khó bảo đảm
quyền bào chữa cho người bị buộc tội. Với
thời gian rất ngắn và thường bị áp dụng
biện pháp tạm giữ, tạm giam để việc giải
quyết vụ án được nhanh chóng, người bị
buộc tội không có được thời gian và điều
kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên
hệ nhờ người bào chữa. Do đó, theo chúng
tôi, để vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án
nhanh chóng, kịp thời, vừa bảo đảm quyền
bào chữa của người bị buộc tội, cần quy
định cơ quan có thẩm quyền tố tụng phải
chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo
trong các vụ án áp dụng thủ tục rút gọn.
Chúng tôi kiến nghị bổ sung khoản 1 Điều
76 chỉ định bào chữa, cụ thể như sau:
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây, nếu
người bị buộc tội, người đại diện hoặc
người thân thích của họ không mời người
bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa
cho họ:
a) (giữ nguyên)
b) (giữ nguyên)
c). Người bị áp dụng thủ tục rút gọn.
- Sửa đổi một số quy định tại các
điều 77, 78, 291, 422 BLTTHS năm 2015
theo hướng người bị buộc tội và người đại
diện của họ đều có các quyền đăng kí bào
chữa; lựa chọn, thay đổi, từ chối người bào
chữa vì người bị buộc tội và người đại diện
của họ tham gia tố tụng không phải do
33Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
PHAN THỊ THANH MAI
ủy quyền mà tham gia với tư cách tố tụng
riêng, có các quyền độc lập, không phụ
thuộc nhau. Cụ thể:
+ Điều 77 BLTTHS năm 2015 quy định
mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa đều phải có sự đồng ý của người
bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào
hồ sơ vụ án, trừ trường hợp người bị buộc
tội có nhược điểm về thể chất mà không thể
tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm
thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Theo quy
định này, nếu thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa của người bị buộc tội có nhược
điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;
người có nhược điểm về tâm thần hoặc là
người dưới 18 tuổi thì không cần sự đồng ý
của người bị buộc tội là hạn chế quyền bào
chữa của người bị buộc tội. Vì vậy chúng
tôi kiến nghị sửa Điều 77 BLTTHS như sau:
Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ
chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị
buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối
người bào chữa đều phải có sự đồng ý của
người bị buộc tội và được lập biên bản đưa
vào hồ sơ vụ án. (bỏ đoạn “trừ trường hợp
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ
luật này”).
+ Khoản 5 Điều 78 BLTTHS năm 2015
về đăng kí bào chữa quy định Cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc
đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các
trường hợp không được bào chữa theo quy
định tại khoản 4 Điều 72 của BLTTHS và
trường hợp người bị buộc tội thuộc trường
hợp chỉ định người bào chữa từ chối người
bào chữa. Điều khoản này không quy định
cần ý kiến của đại diện của người bị buộc
tội là người có nhược điểm về thể chất mà
không thể tự bào chữa; người có nhược
điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18.
Quy định này hạn chế việc người đại diện,
người thân thích của người bị buộc tội thực
hiện quyền bào chữa dẫn đến không bảo
đảm quyền bào chữa của người bị buộc
tội. Khoản 6 Điều 78 BLTTHS năm 2015
quy định “văn bản thông báo người bào
chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá
trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:
người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay
đổi người bào chữa; người đại diện hoặc
người thân thích của người bị buộc tội
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của
Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi
người bào chữa”. Theo quy định này, trong
trường hợp người bị buộc tội là người có
nhược điểm về thể chất mà không thể tự
bào chữa; người có nhược điểm về tâm
thần hoặc là người dưới 18 (quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này)
thì chỉ cần người đại diện hoặc người thân
thích của họ từ chối hoặc đề nghị thay đổi
người bào chữa thì văn bản thông báo
người bào chữa không còn giá trị sử dụng,
đồng nghĩa với việc chấm dứt tham gia tố
tụng của người bào chữa mà không cần ý
kiến của người bị buộc tội. Quy định này là
không tôn trọng lựa chọn, thay đổi, từ chối
người bào chữa của người bị buộc tội, và
nếu như người đại diện hoặc người thân
thích của người bị buộc tội vì những lí do
khác nhau mà không bảo vệ quyền và lợi
ích của người bị buộc tội thì quy định này
có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho
người bị buộc tội.
Vì vậy chúng tôi kiến nghị bổ sung
Điều 78 BLTTHS như sau:
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Khoản 1, 2, 3, 4. (giữ nguyên)
34
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi
thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 72 của Bộ luật này;
b) Người bị buộc tội từ chối người bào
chữa; người bị buộc tội quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và người đại
diện hoặc người thân thích của họ từ chối người
bào chữa.
6. Văn bản thông báo người bào chữa
có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham
gia tố tụng, trừ các trường hợp:
a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề
nghị thay đổi người bào chữa;
b) Người bị buộc tội quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và người đại
diện hoặc người thân thích của họ từ chối người
bào chữa.
7. (giữ nguyên)
+ Khoản 2 Điều 291 BLTTHS năm 2015
quy định về sự có mặt của người bào chữa
tại phiên tòa sơ thẩm hình sự như sau:
“Trường hợp chỉ định người bào chữa quy
định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này
mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng
xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp
bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa”. Theo
quy định này, chỉ cần một trong hai người,
hoặc bị cáo, hoặc người đại diện của bị cáo
đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa
là Hội đồng xét xử có thể tiếp tục xét xử
không phải hoãn phiên tòa. Quy định như
vậy là không hợp lý, người đại diện của bị
cáo tham gia phiên tòa với tư cách độc lập
để trợ giúp cho bị cáo là người có nhược
điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;
người có nhược điểm về tâm thần hoặc là
người dưới 18, quyền của những người này
và của bị cáo độc lập với nhau, không phải
bị cáo ủy quyền cho người đại diện. Vì vậy,
chỉ khi cả bị cáo và người đại diện đồng
ý xét xử vắng mặt người bào chữa thì Hội
đồng xét xử mới có thể tiếp tục xét xử, còn
nếu bị cáo hoặc người đại diện của họ yêu
cầu hoãn phiên tòa khi vắng mặt người bào
chữa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên
tòa. Vấn đề này trước đây đã được hướng
dẫn cụ thể tại mục d.2 khoản 3 mục II Nghị
quyết 03/2004/ NQ-HĐTP ngày 2/10/2004
của Hội đồng thẩm phán TANDTC Hướng
dẫn thi hành một số quy định trong phần
thứ nhất “Những quy định chung” của
BLTTHS năm 2003 với những nội dung
bảo đảm phù hợp được quyền bào chữa
của bị cáo cũng như quyền của người đại
diện của bị cáo.26 Chúng tôi cho rằng, cần
sửa đổi khoản 2 Điều 291 theo hướng Hội
đồng xét xử chỉ tiếp tục xét xử khi cả bị cáo
và người đại diện đồng ý xét xử vắng mặt
người bào chữa.
26 Mục d.2 khoản 3 mục II Nghị quyết 03/2004/ NQ-
HĐTP ngày 2/10/2004 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC Hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của
BLTTHS năm 2003:
d.2) Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa
(kể cả trường hợp đã có yêu cầu từ chối người bào
chữa trước khi mở phiên tòa), thì Hội đồng xét xử
cần phải giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ
giúp bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp cho bị cáo và chi phí cho người bào
chữa do Tòa án thanh toán.
Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà
cả bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo vẫn
giữ nguyên ý kiến từ chối người bào chữa thì cần
phải ghi vào biên bản phiên tòa và tiến hành xét
xử vụ án theo thủ tục chung mà không có sự tham
gia của người bào chữa đã dược cử. Nếu chỉ có bị
cáo từ chối người bào chữa, còn người đại diện hợp
pháp của bị cáo không từ chối người bào chữa hoặc
chỉ có người đại diện hợp pháp của bị cáo từ chối
người bào chữa, còn bị cáo không từ chối người bào
chữa, thì tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chung,
có sự tham gia của người bào chữa đã được cử.
35Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019
PHAN THỊ THANH MAI
Điều 291. Sự có mặt của người bào chữa
1. (giữ nguyên)
2. Trường hợp chỉ định người bào
chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ
luật này mà người bào chữa vắng mặt thì
Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ
trường hợp bị cáo và (thay từ hoặc bằng từ
và) người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử
vắng mặt người bào chữa.
+ Khoản 1 Điều 422 BLTTHS quy định
“người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có
quyền tự bào chữa hoặc nhờ người người
khác bào chữa” là không hợp lý, không
thống nhất với nguyên tắc bảo đảm quyền
bào chữa của người bị buộc tội quy định
tại Điều 16 BLTTHS năm 2015 với nội dung
người bị buộc tội đồng thời có cả quyền
tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào
chữa, họ có thể thực hiện cả quyền tự bào
chữa và quyền nhờ người khác bào chữa;
cũng có thể không nhờ người khác bào
chữa. Khoản 2 của Điều 422 BLTTHS năm
2015 quy định trách nhiệm chỉ định người
bào chữa cho người bị buộc tội dưới 18 tuổi
thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án là chưa bao hàm hết các chủ thể có
trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa theo
quy định tại Điều 16 BLTTHS. Vì vậy, cần
sửa đổi quy định tại khoản 1 và 2 Điều 422
BLTTHS năm 2015 cho phù hợp với quy
định tại Điều 16 BLTTHS năm 2015. Trên
cơ sở phân tích trên, chúng tôi kiến nghị
sửa đổi Điều 422 BLTTHS năm 2015 cụ thể
như sau:
Ðiều 422. Bào chữa
1. Người bị buộc tội là người dưới 18
tuổi có quyền tự bào chữa, (bỏ chữ hoặc, thay
bằng dấu phẩy) nhờ người khác bào chữa.
2. (Giữ nguyên)
3. Trường hợp người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi không có người bào
chữa hoặc người đại diện của họ không lựa
chọn người bào chữa thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người
bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ
luật này.
- Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 81
BLTTHS năm 2015 về trách nhiệm của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
thực hiện đề nghị thu thập chứng cứ của
người bào chữa.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81
BLTTHS năm 2015, trường hợp không thể
thu thập được chứng cứ, tài liệu, đồ vật
liên quan đến việc bào chữa thì người bào
chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thu thập. Tuy nhiên điều
luật không quy định về trách nhiệm của cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
thực hiện đề nghị thu thập chứng cứ của
người bào chữa, điều đó làm cho điều luật
thiếu tính chặt chẽ, không bảo đảm quyền
của người bào chữa. Vì vậy chúng tôi kiến
nghị bổ sung khoản 3 Điều 81 như sau:
Điều 81. Thu thập, giao chứng cứ, tài
liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa
1. (giữ nguyên)
2. (giữ nguyên)
3. Trường hợp không thể thu thập được
chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc
bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
thu thập. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng phải thực hiện yêu cầu của người bào
chữa, nếu không thực hiện được phải trả lời và
nói rõ lý do.
4. Ngoài những kiến nghị sửa đổi bổ
sung cụ thể nêu trên, chúng tôi nêu hướng
kiến nghị một số vấn đề sau:
- Để bảo đảm thời gian cho người bị
buộc tội tiếp xúc với người bào chữa, bảo
đảm thời gian để người bào chữa nghiên
cứu vụ án, thực hiện việc bào chữa, tránh
36
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015...
Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019
tình trạng người bào chữa tham gia vào tố
tụng hình sự mà không đủ thời gian để tiếp
xúc với người bị buộc tội cũng như không
đủ thời gian để chuẩn bị cho việc bào chữa,
cần bổ sung quy định về thời gian người
bào chữa nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc với bị
can, bị cáo, bổ sung quy định người bào
chữa có quyền đề nghị tạm ngừng hoặc
hoãn phiên tòa vì lí do kiểm tra chứng
cứ mới. Tuy nhiên, để tránh việc gây khó
khăn cho điều tra, truy tố, xét xử, việc bảo
đảm về thời gian này sẽ không được đáp
ứng nếu sự chậm chễ tham gia tố tụng của
người bào chữa do nguyên nhân chủ quan
của người bị buộc tội và người bào chữa.
- Để đảm bảo tốt nhất cho yêu cầu lựa
chọn người bào chữa của người bị buộc
tội, đặc biệt là người bị buộc tội đang bị
bắt, tạm giữ được nhanh chóng và thuận
lợi, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng cần
phải có danh sách luật sư và trợ giúp viên
pháp lí, cung cấp thông tin cho người bị
buộc tội để họ lựa chọn người bào chữa. Để
thực hiện điều này, các Đoàn luật sư, Trung
tâm trợ giúp pháp lý cần có danh sách các
luật sư và trợ giúp viên pháp lý gửi đến các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Điểm a khoản 3 Điều 14 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm
1966 quy định người bị buộc tội “được
thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng
một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản
chất và lý do buộc tội mình”. BLTTHS năm
2015 đã có quy định về quyền của người
bị buộc tội và trách nhiệm của cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông
báo, giải thích quyền và nghĩa vụ cho
người bị buộc tội. Tuy nhiên, để tăng tính
minh bạch và để thực hiện nghiêm chỉnh
hoạt động này, chúng tôi đồng ý với ý kiến
cho rằng cần phải có quy định về việc phải
lập biên bản về việc giải thích quyền và ng-
hĩa vụ của người bị buộc tội, trong đó có
quyền bào chữa, người bị buộc tội phải ký
xác nhận là đã được giải thích các quyền và
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Các
biên bản này phải được lưu tại hồ sơ vụ án
như một quy định bắt buộc.27
5. Quyền bào chữa của người bị buộc
tội là một trong những quyền con người cơ
bản và quyền tố tụng quan trọng nhất của
người bị buộc tội. Việc bảo đảm cho người
bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa là
yêu cầu khách quan của tố tụng hình sự.
Bảo đảm thực hiện quyền bào chữa không
chỉ bảo đảm quyền con người, quyền và
các lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội
mà còn là điều kiện cần thiết để xác định
sự thật của vụ án khách quan, toàn diện,
đầy đủ; góp phần bảo đảm việc giải quyết
vụ án hình sự công bằng, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội
phạm, không làm oan người vô tội. Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm
2015) đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm
tăng cường bảo đảm về mặt pháp luật cho
việc thực hiện quyền bào chữa của người bị
buộc tội. Mặc dù vậy, một số quy định của
BLTTHS năm 2015 về bảo đảm quyền bào
chữa của người bị buộc tội vẫn còn những
hạn chế nhất định, cần tiếp tục được hoàn
thiện. Qua nghiên cứu, đánh giá những quy
định của BLTTHS năm 2015, chúng tôi kiến
nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của
BLTTHS năm 2015 về bảo đảm quyền của
người bị buộc tội nhằm bảo đảm hơn nữa
quyền bào chữa của người bị buộc tội./.
27 Hà Thái Thơ, Huỳnh Xuân Tình, Đảm bảo
quyền bào chữa theo quy định của Hiến pháp
2013 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2013,
lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/
item/1902-dam-bao-quyen-bao-chua-theo-quy-
dinh-cua-hien-phap-2013-va-bo-luat-to-tung-hinh-
su-2015.html, đăng ngày 16/3/2017, truy cập ngày
24/10/2018.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_bo_luat_to_tung_hinh_su_nam_2015_ve.pdf