Về việc chỉ định người bào chữa cho bị
can, bị cáo chưa thành niên cần phân biệt hai
trường hợp. Trường hợp thứ nhất, bị can, bị
cáo có thể “mời” chính người đại diện hợp
pháp của mình là người bào chữa, khi đó bị
can, bị cáo không còn rơi vào trường hợp cơ
quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người
bào chữa. Trường hợp thứ hai, người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo quyết định
tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa
(tức lựa chọn chính mình) nhưng bị can, bị
cáo chưa thành niên muốn cơ quan tiến hành
tố tụng chỉ định người bào chữa thì cơ quan
tiến hành tố tụng cũng không thể thực hiện
việc chỉ định người bào chữa vì trường hợp
này được xác định là bị can, bị cáo chưa
thành niên đã có người bào chữa. Cơ quan
tiến hành tố tụng không phải thực hiện thủ
tục chỉ định người bào chữa theo quy định
tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS.
Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán TANDTC số 03/2004/NQ-HĐTP ngày
02/10/2004, bị can, bị cáo chưa thành niên
và người đại diện hợp pháp của họ cùng có
quyền lựa chọn người bào chữa. Vì vậy, nếu
một chủ thể đã lựa người bào chữa, chủ thể
khác lại có yêu cầu bào chữa chỉ định thì
theo quan điểm của tác giả, để bảo đảm
quyền lợi cho bị can, bị cáo chưa thành niên
nếu bị can, bị cáo có yêu cầu, cơ quan tiến
hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho
họ. Bị can, bị cáo sẽ có nhiều người cùng
tham gia bào chữa. Cách giải quyết này
không trái với quy định của pháp luật, tránh
được tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng
lợi dụng quy định của pháp luật cấp giấy
chứng nhận bào chữa cho người đại diện hợp
pháp và né tránh luật sư đồng thời cũng bảo
đảm quyền của bị can, bị cáo có thể có nhiều
người bào chữa cho mình.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 41
ThS. NguyÔn H¶i Ninh *
ảo đảm quyền bào chữa là nguyên tắc
quan trọng trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự. Đối với những vụ án mà bị
can, bị cáo chưa thành niên, pháp luật có
những quy định riêng về bào chữa để quyền,
lợi ích hợp pháp của các chủ thể này được
bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, quy định trong
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), Luật luật
sư và một số văn bản hướng dẫn hiện nay
còn có những điểm chưa rõ ràng, thiếu thống
nhất gây khó khăn trong quá trình áp dụng
làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp
của bị can, bị cáo chưa thành niên. Những
vấn đề này cần được sửa đổi, bổ sung hoặc
có giải thích chính thức nhằm tạo thuận lợi
cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá
trình giải quyết vụ án đồng thời là điều kiện
để quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa
thành niên được bảo đảm trên thực tế.
Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung
hoặc giải thích luật bao gồm:
- Bổ sung quy định về việc xác định ai là
người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
chưa thành niên,(1) những trường hợp không
được công nhận là người đại diện hợp pháp
để đảm bảo khi người đại diện hợp pháp “lựa
chọn” chính mình là người bào chữa sẽ
không gây thiệt hại cho bị can, bị cáo chưa
thành niên.
- Việc cấp giấy chứng nhận người bào
chữa (bao gồm cả giấy chứng nhận bào chữa
cho người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo chưa thành niên) thực hiện một lần và
giấy chứng nhận có giá trị trong các giai
đoạn tố tụng trừ trường hợp bị thay đổi hoặc
không được tham gia tố tụng theo quy định
của pháp luật.
- Nếu người đại diện hợp pháp tự mình
bào chữa cho bị can, bị cáo nhưng bị can, bị
cáo vẫn có yêu cầu bào chữa chỉ định thì cơ
quan tiến hành tố tụng sẽ chỉ định người bào
chữa cho họ.
Các đề xuất trên được đưa ra dựa trên
những phân tích cụ thể trong các phần sau.
1. Khoản 1 Điều 57 BLTTHS quy định:
“Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo hoặc đại diện hợp pháp của họ
lựa chọn”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều
57 BLTTHS, quyền lựa chọn người bào
chữa thuộc về một trong các chủ thể: người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên
hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Theo khoản 1 Điều 305 BLTTHS: “Người
đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
B
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
42 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009
can, bị cáo là người chưa thành niên có thể
lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào
chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”
và hướng dẫn tại Nghị quyết của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (TANDTC)
số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004:
“Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất thì họ và người đại diện hợp pháp
của họ đều có quyền được lựa chọn người
bào chữa”.
Như vậy, theo Điều 305 BLTTHS và
hướng dẫn trên, quyền lựa chọn người bào
chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên được
quy định đồng thời cho các chủ thể là bị can,
bị cáo chưa thành niên và người đại diện hợp
pháp của họ. Quyền này của các chủ thể là
quyền độc lập. Khi lựa chọn người bào chữa,
nếu giữa các chủ thể có mâu thuẫn thì cách
thức giải quyết như sau:
- Trường hợp người đại diện hợp pháp
lựa chọn người bào chữa nhưng bị can, bị
cáo không đồng ý và muốn lựa chọn người
khác bào chữa cho mình thì hai chủ thể có
thể trao đổi và thống nhất lựa chọn người
bào chữa. Nếu giữa các chủ thể không thống
nhất được với nhau và mỗi người vẫn muốn
mời người mà mình lựa chọn tham gia tố
tụng với tư cách người bào chữa thì bị can,
bị cáo chưa thành niên sẽ có nhiều người bào
chữa. Cơ quan tiến hành tố tụng phải cấp
giấy chứng nhận bào chữa cho các chủ thể
được mời nếu họ không rơi vào trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS vì
“nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho
một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” (khoản
3 Điều 56).
- Trường hợp người đại diện hợp pháp
của bị can, bị cáo “lựa chọn” chính mình là
người bào chữa cho bị can, bị cáo trong khi
bị can, bị cáo lại không muốn người đại
diện hợp pháp tham gia tố tụng với tư cách
người bào chữa cho mình (có thể do không
yên tâm về trình độ pháp luật của người đại
diện hợp pháp, có thể do người đại diện hợp
pháp có những quyền lợi đi ngược lại với
chính lợi ích của bị can, bị cáo) thì cơ quan
tiến hành tố tụng có cấp giấy chứng nhận
bào chữa cho người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo hay không?
Mặc dù không có quy định cụ thể trong
BLTTHS nhưng căn cứ vào các quy định hiện
hành của pháp luật, cơ quan tiến hành tố
tụng vẫn phải cấp giấy chứng nhận bào chữa
cho người đại diện hợp pháp của bị can, bị
cáo chưa thành niên (vì quyền tự mình bào
chữa cho bị can, bị cáo chưa thành niên là
quyền độc lập của họ không phụ thuộc vào ý
chí của bị can, bị cáo chưa thành niên).
Cách thức giải quyết trong tình huống
nêu trên là đúng quy định của pháp luật
nhưng trong một số trường hợp có thể không
bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
bị can, bị cáo chưa thành niên. Đó chính là
trường hợp bị can, bị cáo chưa thành niên
không đồng ý người đại diện hợp pháp bào
chữa cho mình với lí do quyền lợi của họ sẽ
không được bảo đảm vì mâu thuẫn về lợi ích.
Xuất phát từ thực tế có thể người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo tham gia tố
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 43
tụng không vì lợi ích của bị can, bị cáo (do
họ là người đại diện theo pháp luật) mà chỉ
chính bị can, bị cáo mới biết được nên ngoài
trường hợp bị can, bị cáo từ chối người đại
diện hợp pháp tham gia tố tụng với tư cách
người bào chữa còn có thể xảy ra trường hợp
bị can, bị cáo không muốn họ là người đại
diện hợp pháp của mình.
Liên quan đến vấn đề này, trong Công
văn của TANDTC số 117/2004/KHXX ngày
22/7/2004 lưu ý: “Cần nghiên cứu nắm chắc
các quy định tại các điều 56 và 57 BLTTHS
và những văn bản có liên quan để xác định
đúng trường hợp nào thì được công nhận là
người đại diện hợp pháp của bị cáo và được
tham gia tố tụng với tư cách là người bào
chữa cho bị cáo”. Như vậy, Công văn mới
chỉ lưu ý để xác định “đúng” người đại diện
hợp pháp của bị cáo còn chưa có giải thích,
hướng dẫn cụ thể để đảm bảo khi tham gia
tố tụng người đại diện hợp pháp sẽ vì lợi ích
của người mà mình đại diện. Về vấn đề này
có thể tham khảo pháp luật tố tụng hình sự
nước ngoài.
Khoản 1 Điều 49 BLTTHS Cộng hoà
Liên bang Nga(2) quy định: “Luật sư được
tham gia tố tụng với tư cách của người bào
chữa. Theo quyết định của toà án, bên cạnh
luật sư thì một trong số những người họ
hàng thân thích của bị can hoặc người khác
theo yêu cầu của bị can có thể được chấp
nhận là người bào chữa”; Điều 426 quy
định: “1. Những người đại diện hợp pháp
của người bị tình nghi, bị can là người chưa
thành niên được tham gia vụ án trên cơ sở
quyết định của kiểm sát viên, dự thẩm viên,
nhân viên điều tra ban đầu từ thời điểm lấy
lời khai người bị tình nghi lần đầu tiên với
tư cách người bị tình nghi hoặc bị can 4.
Người đại diện hợp pháp có thể bị từ chối
tham gia vào vụ án nếu có căn cứ cho rằng
hành vi của họ gây thiệt hại cho lợi ích của
người bị tình nghi, bị can là người chưa
thành niên”; khoản 2 Điều 428 quy định:
“Theo quyết định của toà án, người đại
diện hợp pháp có thể bị từ chối tham gia
vào quá trình xét xử nếu có căn cứ cho rằng
hành vi của họ gây thiệt hại cho lợi ích của
người bị tình nghi, bị can là người chưa
thành niên”.
Việc xác định người không được công
nhận là người đại diện hợp pháp được quy
định trực tiếp trong BLTTHS tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng khi
áp dụng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi
ích hợp pháp của bị can, bị cáo chưa thành
niên trong vụ án hình sự.
Cũng có ý kiến cho rằng “không nên quy
định người bào chữa là người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”(3)
vì cho rằng những người này không hiểu
phải vận dụng những quy định nào của pháp
luật để thực hiện quyền bào chữa đồng thời
các cơ quan tiến hành tố tụng cũng lợi dụng
quy định này để cấp giấy chứng nhận tuỳ
tiện cho người đại diện hợp pháp và là cái cớ
để cơ quan tiến hành tố tụng né tránh luật sư.
Tác giả không đồng ý với ý kiến trên bởi
những lí do sau: Trong trường hợp cơ quan
tiến hành tố tụng tuỳ tiện cấp giấy chứng
nghiªn cøu - trao ®æi
44 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009
nhận bào chữa cho người đại diện hợp pháp
với mục đích né tránh luật sư thì cần phải
nâng cao ý thức trách nhiệm của người tiến
hành tố tụng bằng việc giáo dục ý thức trách
nhiệm, bằng các biện pháp chế tài... và thậm
chí cần phải sửa đổi, bổ sung thêm một số
quy định pháp luật.(4) Còn lí do không nên
quy định người đại diện hợp pháp là người
bào chữa do họ không có kiến thức cần thiết
về pháp luật không có sức thuyết phục.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể mời
người khác là luật sư bào chữa cho mình
cùng với người đại diện hợp pháp. Trong
nhiều trường hợp, họ muốn người đại diện
hợp pháp bào chữa cho mình vì đó có thể là
người hiểu họ nhất, sự tham gia của người
đại diện hợp pháp tạo tâm lí tốt cho họ
trong quá trình tố tụng. Mặt khác, tư cách
đại diện của người đại diện hợp pháp sẽ
chấm dứt khi người mà họ đại diện thành
niên, khi đó họ vẫn tham gia tố tụng cùng
người họ bảo vệ quyền lợi hợp pháp với tư
cách là người bào chữa. Vì vậy để bảo vệ
được người chưa thành niên, giúp cơ quan
tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự
đúng đắn vẫn nên quy định người bào chữa
có thể là người đại diện hợp pháp của người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Như vậy, để bảo đảm người đại diện hợp
pháp tham gia tố tụng với tư cách người bào
chữa, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp
của bị can, bị cáo chưa thành niên cần bổ
sung quy định về việc xác định ai là người
đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo chưa
thành niên. Trong đó cần quy định rõ những
trường hợp không được công nhận là người
đại diện hợp pháp để trường hợp người đại
diện hợp pháp “lựa chọn” chính mình là
người bào chữa sẽ không gây thiệt hại cho bị
can, bị cáo chưa thành niên.
Bổ sung quy định về tư cách tố tụng của
người đại diện hợp pháp của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên tại
Chương IV BLTTHS(5) đồng thời bổ sung
quy định về trường hợp không được tham
gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp
pháp, cụ thể như sau:
“Điều
1. Người đại diện hợp pháp của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất có thể là
2. Người đại diện hợp pháp của của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất tham gia tố tụng theo quyết
định của các cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Người đại diện hợp pháp có thể bị từ
chối tham gia tố tụng trong vụ án với tư
cách này khi có căn cứ cho rằng việc họ
tham gia tố tụng sẽ gây thiệt hại cho lợi ích
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa
thành niên hoặc người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất.
4. Quyền của người đại diện hợp pháp”
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là
người chưa thành niên có thể yêu cầu người
đại diện hợp pháp tham gia tố tụng với tư
cách người bào chữa hoặc người đại diện
hợp pháp quyết định tự mình tham gia bào
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 45
chữa. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm cấp giấy chứng nhận bào chữa cho họ
để họ thực hiện quyền bào chữa của mình.
Nếu được cấp giấy chứng nhận, họ sẽ tham
gia tố tụng với hai tư cách: người đại diện
hợp pháp và người bào chữa.
Hiện nay, các luật sư được mời tham
gia bào chữa gặp nhiều khó khăn khi xin
cấp giấy chứng nhận. Vì vậy có ý kiến cho
rằng nên bỏ quy định về việc phải có giấy
chứng nhận bào chữa. Về ý kiến này, quan
điểm của tác giả như sau: Nếu luật quy
định chỉ có luật sư tham gia tố tụng với tư
cách người bào chữa thì việc bỏ thủ tục cấp
giấy chứng nhận bào chữa là cần thiết nhằm
tạo thuận lợi cho các luật sư khi tham gia
tố tụng. Tuy nhiên, ngoài luật sư còn có
người đại diện hợp pháp, bào chữa viên
nhân dân cũng được luật quy định có thể
tham gia tố tụng với tư cách người bào
chữa, nếu không có giấy chứng nhận bào
chữa, việc tham gia tố tụng của các chủ thể
này sẽ gặp rất nhiều khó khăn (khi muốn
gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam nếu
không có giấy chứng nhận bào chữa thì
phải có giấy tờ nào để họ có thể thực hiện
được quyền này đồng thời không làm ảnh
hưởng đến quá trình giải quyết vụ án). Vì
vậy, việc cấp giấy chứng nhận bào chữa là
bắt buộc trong mọi trường hợp.
Người đại diện hợp pháp đã được cấp
giấy chứng nhận bào chữa cho bị can, bị cáo
chưa thành niên có phải xin cấp lại giấy
chứng nhận bào chữa khi vụ án chuyển sang
giai đoạn tố tụng khác hay không? Vấn đề
này không chỉ được đặt ra đối với người bào
chữa là người đại diện hợp pháp của bị can,
bị cáo chưa thành niên mà còn được đặt ra
trong cả trường hợp người bào chữa là luật
sư, bào chữa viên nhân dân.
Khoản 2 Điều 27 Luật luật sư năm 2006
quy định: “Luật sư được cơ quan tiến hành
tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào
chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền
lợi của đương sự trong vụ án hình sự (sau
đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia
tố tụng của luật sư)”. Tại khoản 4 Điều 27
quy định: “Giấy chứng nhận tham gia tố
tụng của luật sư có giá trị trong các giai
đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi, luật
sư bị thay đổi hoặc không được tham gia tố
tụng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, theo quy định của Luật luật sư
năm 2006, nếu người bào chữa là luật sư,
giấy chứng nhận được cấp một lần và không
cần cấp lại trừ trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 27 Luật luật sư.
Tuy nhiên, tại điểm b mục 1 phần II
(về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị
can, bị cáo) Nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán TANDTC số 03/2004/NQ-HĐTP ngày
02/10/2004 hướng dẫn: “Trường hợp trong
các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị
cáo, người đại diện hợp pháp của họ đã có
nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục
nhờ người đó bào chữa thì cấp giấy
chứng nhận người bào chữa cho người
được nhờ bào chữa đó”. Mặc dù đã được
cấp giấy chứng nhận bào chữa ở các giai
đoạn tố tụng trước đó nhưng khi toà án thụ
nghiªn cøu - trao ®æi
46 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009
lí hồ sơ vụ án toà án lại xét để cấp giấy
chứng nhận khác.
Trên thực tế ở mỗi giai đoạn điều tra,
truy tố, xét xử để gặp được bị can, bị cáo
luật sư phải được từng cơ quan điều tra, viện
kiểm sát, toà án cấp giấy chứng nhận riêng
mới thực hiện được các quyền quy định cho
người bào chữa.(6) Cấp giấy chứng nhận
nhiều lần với một người bào chữa trong một
vụ án hình sự làm mất nhiều thời gian, là thủ
tục không cần thiết, mâu thuẫn giữa Luật
luật sư và Nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán TANDTC số 03/2004/NQ-HĐTP ngày
02/10/2004 cần phải tháo gỡ. Bên cạnh đó,
cũng cần phải có quy định cụ thể vì nếu
người bào chữa là người đại diện hợp pháp
của bị can, bị cáo chưa thành niên việc cấp
giấy chứng nhận nhiều lần sẽ còn gây nhiều
phiền hà hơn nữa cho họ.
Liên quan đến thời điểm xác định tư
cách người bào chữa cần chỉnh sửa nội dung
quy định tại khoản 4 Điều 56 trong BLTTHS.
Khoản 4 Điều 56 quy định: “Trong thời hạn
3 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của
người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan
đến việc bào chữa, cơ quan điều tra, viện
kiểm sát, toà án phải xem xét, cấp giấy
chứng nhận bào chữa để họ thực hiện việc
bào chữa”. Cần thay cụm từ “người bào
chữa” trong quy định trên thành cụm từ
“những người quy định tại khoản 1 của Điều
này” mới chính xác vì thời điểm xin cấp giấy
chứng nhận họ chưa phải là người bào chữa.
3. Theo quy định tại Điều 57 BLTTHS,
trong trường hợp bị can, bị cáo là người
chưa thành niên, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thể chất, nếu bị can, bị cáo hoặc
đại diện hợp pháp của họ không mời người
bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng phải
chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Khoản 2 Điều 305 BLTTHS cũng quy
định: “Trong trường hợp bị can, bị cáo là
người chưa thành niên hoặc người đại diện
hợp pháp của họ không lựa chọn được
người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện
kiểm sát, toà án phải yêu cầu đoàn luật sư
phân công văn phòng luật sư cử người bào
chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của
Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên
của tổ chức mình”.
Căn cứ vào các quy định trên, cơ quan
tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa
đối với bị can, bị cáo chưa thành niên khi
một trong các chủ thể: bị can, bị cáo chưa
thành niên hoặc người đại diện hợp pháp
không mời người bào chữa.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số
03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 “trường
hợp bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp
của họ không mời người bào chữa và theo
yêu cầu của toà án, văn phòng luật sư đã cử
người bào chữa cho họ” thì cũng có thể
hiểu cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định
người bào chữa khi cả bị can, bị cáo chưa
thành niên và người đại diện hợp pháp
không mời người bào chữa hay nói cách
khác cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định
người bào chữa khi bị can, bị cáo chưa thành
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2009 47
niên không có người bào chữa.
Như vậy có thể nhận thấy sự thiếu thống
nhất giữa quy định của BLTTHS và văn bản
hướng dẫn của TANDTC trong việc thực thi
quy định về chỉ định người bào chữa.
Về việc chỉ định người bào chữa cho bị
can, bị cáo chưa thành niên cần phân biệt hai
trường hợp. Trường hợp thứ nhất, bị can, bị
cáo có thể “mời” chính người đại diện hợp
pháp của mình là người bào chữa, khi đó bị
can, bị cáo không còn rơi vào trường hợp cơ
quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người
bào chữa. Trường hợp thứ hai, người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo quyết định
tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa
(tức lựa chọn chính mình) nhưng bị can, bị
cáo chưa thành niên muốn cơ quan tiến hành
tố tụng chỉ định người bào chữa thì cơ quan
tiến hành tố tụng cũng không thể thực hiện
việc chỉ định người bào chữa vì trường hợp
này được xác định là bị can, bị cáo chưa
thành niên đã có người bào chữa. Cơ quan
tiến hành tố tụng không phải thực hiện thủ
tục chỉ định người bào chữa theo quy định
tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS.
Theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán TANDTC số 03/2004/NQ-HĐTP ngày
02/10/2004, bị can, bị cáo chưa thành niên
và người đại diện hợp pháp của họ cùng có
quyền lựa chọn người bào chữa. Vì vậy, nếu
một chủ thể đã lựa người bào chữa, chủ thể
khác lại có yêu cầu bào chữa chỉ định thì
theo quan điểm của tác giả, để bảo đảm
quyền lợi cho bị can, bị cáo chưa thành niên
nếu bị can, bị cáo có yêu cầu, cơ quan tiến
hành tố tụng sẽ chỉ định người bào chữa cho
họ. Bị can, bị cáo sẽ có nhiều người cùng
tham gia bào chữa. Cách giải quyết này
không trái với quy định của pháp luật, tránh
được tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng
lợi dụng quy định của pháp luật cấp giấy
chứng nhận bào chữa cho người đại diện hợp
pháp và né tránh luật sư đồng thời cũng bảo
đảm quyền của bị can, bị cáo có thể có nhiều
người bào chữa cho mình./.
(1). Về vấn đề xác định ai là người đại diện hợp pháp
của bị can, bị cáo chưa thành niên có thể tham khảo
Đỗ Thị Phượng, “Kiến nghị bổ sung quy định về tư
cách tố tụng của người đại diện hợp pháp và người bị
kết án vào BLTTHS năm 2003”, Tạp chí luật học, số
7/2008. Tuy nhiên trong bài viết này, tác giả chỉ thuần
tuý đề cập việc bổ sung tư cách tố tụng của chủ thể
này, chưa đề cập việc không thừa nhận tư cách đại
diện hợp pháp để đảm bảo quyền bào chữa cho bị can,
bị cáo chưa thành niên.
(2). Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC, Bộ luật tố
tụng hình sự Liên bang Nga (dịch từ nguyên bản tiếng
Nga), Hà Nội, 2002.
(3).Xem: Phạm Minh Tuyên “Một số vần đề về bảo
đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo trong luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí
Toà án nhân dân, số 21/2007.
(4). Tác giả đề cập cụ thể trong phần (3) của bài viết.
(5).Xem: Đỗ Thị Phượng, Thủ tục tố tụng đối với vụ
án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, Luận
án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2009.
(6). Thực tế hiện nay các luật sư phải xin cấp lại giấy
chứng nhận bào chữa khi vụ án chuyển từ giai đoạn
này sang giai đoạn khác, làm mất nhiều thời gian. Xem:
(Luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra, chuyện
cũ như mới, tháng 10/2006);
com/tintuc/view.asp? Trần Công Ly Tao, Sự phối hợp
về trợ giúp pháp lí trong hoạt động tố tụng, tháng
3/2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_nham_bao_dam_quyen_bao_chu.pdf