Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam

- Sửa đổi phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 mà Việt Nam đã tham gia. Về cơ bản, các quy định của Luật TM 2005 là tương thích, phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 vì trong quá trình xây dựng Luật TM 2005, Việt Nam đã tham khảo quy định của Công ước Viên. Đó là một xu thế tất yếu khi xây dựng pháp luật của quốc gia đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên thì phạm vi tác động của Công ước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hơn đến các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam tham gia. Theo đó, về cơ bản Luật TM 2005 cần sửa đổi các nội dung sau: Quy định rõ hơn về các tiêu chí nhận diện vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định chi tiết hơn về cách tính tiền bồi thường thiệt hại hợp đồng; bổ sung thêm trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba; bổ sung quy định về nghĩa vụ bảo quản hàng hóa của các bên trong trường hợp có tranh chấp; quy định về thời hạn kiểm tra hàng hóa và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa11. - Hoàn thiện quy định của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thương mại có liên quan về hợp đồng thương mại Bổ sung những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử: khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử 12, bổ sung quy định về chủ thể hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp đối với các thương vụ mua bán doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 là “luật chung” điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đã sửa đổi một số quy định liên quan đến hợp đồng và việc Việt Nam tham gia các Hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại. Sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại nhằm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và các cam kết quốc tế để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường và tạo tiền đề cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Nguyễn Đức Kiên* * TS. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Abstract In the context of the Civil Code of 2015 as the "general law" covering the civil relations in a broad sense, it was amended with a number of provisions related to contracts and Vietnam's accession to treaties such as the Partnership Agreement Trans-Pacific, Vietnam-EU Free Trade Agreement, the Vienna Convention on Trade in Goods of 1980... It is required to amend the laws on commercial contracts. The amendment of the law on commercial contracts is comply the provisions of the Civil Code of 2015 and international commitments, contributing to improvements of the legal framework for contracts in the market economy and convenient conditions for the enforcement of the international commitments. Thông tin bài viết: Từ khóa: Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng thương mại, pháp luật về hợp đồng thương mại Lịch sử bài viết: Nhận bài : 23/10/2018 Biên tập : 06/11/2018 Duyệt bài : 13/11/2018 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM1 1 Bài viết có sử dụng kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại phù hợp với BLDS năm 2015 - Cơ sở lý luận và thực tiễn” của Viện Nghiên cứu Lập pháp. 1. Bản chất của hợp đồng thương mại Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, hợp đồng và pháp luật về hợp đồng giữ vị trí quan trọng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đề cao quyền tự do ý chí của cá nhân, tổ chức thì hợp đồng là căn cứ pháp lý chủ yếu để ghi nhận việc thiết lập các quan hệ xã hội. Article Infomation: Keywords: Civil Code of 2015; commercial contract; law on commercial contracts. Article History: Received : 23 Oct. 2018 Edited : 06 Nov. 2018 Approved : 13 Nov. 2018 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 38 Số 23(375) T12/2018 Việt Nam xây dựng khái niệm về hợp đồng theo sự ảnh hưởng của dòng pháp luật châu Âu lục địa. Theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện của các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Tất cả các loại hợp đồng đều có bản chất chung là được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận tự do ý chí của các bên giao kết hợp đồng. Một hợp đồng đều phải xuất phát từ yếu tố thỏa thuận nhưng không phải mọi thỏa thuận đều là hợp đồng, mà chỉ những thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mới tạo nên quan hệ hợp đồng. Sự ra đời của Luật Thương mại năm 2005 (Luật TM 2005) là sự khởi đầu hình thành một khái niệm mới trong thực tiễn kinh doanh - khái niệm “hợp đồng thương mại”. Trong khoa học pháp lý, cũng có ý kiến cho rằng, không nên sử dụng khái niệm này do lo ngại nó sẽ dẫn đến hệ quả không cần thiết, đó là sự mất công tìm kiếm điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự. Song trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, khái niệm này vẫn được sử dụng khá phổ biến với ý nghĩa là hợp đồng trong hoạt động thương mại (gọi chung là hợp đồng thương mại). Có thể thấy rằng, khái niệm “hợp đồng thương mại” vẫn tồn tại trong đời sống kinh tế, pháp lý với ý nghĩa là hợp đồng hình thành trong lĩnh vực thương mại2. Pháp luật hiện hành của Việt Nam không định nghĩa về hợp đồng thương mại mà chỉ quy định khái niệm chung về hợp đồng tại Bộ luật Dân sự (BLDS). Điều 385 BLDS năm 2015 quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Khái niệm hợp đồng được quy định trong BLDS được xem là khái niệm chung về hợp đồng bao gồm cả hợp đồng trong lĩnh vực 2 Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. thương mại, kinh doanh. Như vậy, hợp đồng thương mại có bản chất chung của hợp đồng là sự thỏa thuận để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại có những đặc điểm đặc thù xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thương mại. Có thể nhận diện những điểm đặc thù của hợp đồng thương mại như sau: Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu và ít nhất một bên là thương nhân. Theo quy định của Luật TM 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Tùy thuộc từng hợp đồng thương mại cụ thể mà các bên chủ thể giao kết hợp đồng phải là thương nhân (như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng khuyến mại hoặc chỉ cần một bên chủ thể hợp đồng là thương nhân (như hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa). Lý do có sự khác biệt này là vì, để thực hiện hoạt động thương mại thì chủ thể hợp đồng cần đáp ứng những yêu cầu nhất định về vốn, về tư cách pháp lý, về một số yêu cầu điều kiện mang tính nghề nghiệp để triển khai hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập trên thị trường. Ảnh hưởng của hoạt động thương mại đối với nền kinh tế - xã hội cũng có sự khác biệt so với các giao dịch dân sự. Do vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động thương mại cũng có những điểm khác biệt. Một trong những yêu cầu thể hiện sự quản lý của Nhà nước là quy định về điều kiện chủ thể tham gia hoạt động thương mại là tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại phải đăng ký kinh doanh với tư cách thương nhân. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 39Số 23(375) T12/2018 Với quy định hiện hành của BLDS, chủ thể của quan hệ dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân. Như vậy, thương nhân dù tồn tại dưới hình thức nào thì khi giao kết hợp đồng thương mại cũng chỉ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Những thương nhân không có tư cách pháp nhân như hộ kinh doanh hoặc tổ hợp tác thì cá nhân các thành viên của hộ kinh doanh, thành viên tổ hợp tác là chủ thể của hợp đồng thương mại. Thứ hai, hợp đồng thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp của thương nhân - hoạt động thương mại, vì vậy mục đích của hợp đồng thương mại chủ yếu gắn với mục đích sinh lợi. Đặc điểm này xuất phát và gắn liền với đặc điểm về chủ thể chủ yếu của hợp đồng thương mại là thương nhân. Theo lý thuyết và trong thực tiễn, thương nhân sẽ thường xuyên thực hiện hoạt động thương mại với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng thương mại không có mục đích sinh lời như hợp đồng được thiết lập giữa thương nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại Quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại bao gồm những nội dung cơ bản: (i) Các quy định về giao kết hợp đồng gồm: nguyên tắc giao kết hợp đồng; các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; (ii) nội dung của hợp đồng; (iii) các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu; (iv) các quy định về thực hiện, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng; (v) các quy định về chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng. Quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam còn tồn tại một số bất cập cơ bản sau: 3 4 Điều 13, Điều 360 BLDS năm 2015. 5 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005. Thứ nhất, nhiều quy định trùng lặp giữa Luật TM 2005 và BLDS như quy định về hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia công Riêng quy định về hợp đồng mua bán trong Luật TM trùng đến 80% quy định về hợp đồng mua bán trong BLDS. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC), chuyên gia Dự án USAID GIG đã đề nghị bãi bỏ nhiều nội dung, nhất là các chế định về hợp đồng, vì nhiều nội dung đã được quy định tại các luật khác, đặc biệt là BLDS. Điều này tạo ra sự chồng chéo không cần thiết trong hệ thống pháp luật và dường như làm phức tạp hơn vấn đề áp dụng luật cho các quan hệ tư. Và đây chính là lý do nhiều quy định của Luật TM 2005 được sử dụng hạn chế trong thực tiễn kinh doanh3. Thứ hai, một số quy định “vênh”, không rõ ràng giữa Luật TM 2005 và BLDS dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. - Quy định khác nhau về chế tài bồi thường thiệt hại giữa BLDS và Luật TM 2005 Hiện nay BLDS quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại và các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ là cho phép các bên thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không có thỏa thuận về mức bồi thường thì thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm4. Trong khi đó, Luật TM 2005 quy định thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế, trực tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm5. Sự không thống nhất giữa hai văn bản luật nêu trên sẽ dẫn đến trường hợp tranh chấp không thể giải quyết được trên thực THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 40 Số 23(375) T12/2018 tiễn. Ví dụ, trong hợp đồng thương mại giữa công ty A và công ty B về việc mua bán hàng hóa có thỏa thuận: “Bên nào vi phạm hợp đồng mà gây ra thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm thì sẽ phải bồi thường cho bên bị vi phạm 1 tỷ đồng.” Vậy thỏa thuận này có hợp pháp không và nếu có hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm khoảng 200 triệu đồng thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu đòi bồi thường 1 tỷ đồng theo thỏa thuận không? Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, có phương án giải quyết vấn đề này như sau: Phương án thứ nhất, trong quan hệ hợp đồng này, Luật TM 2005 là luật chuyên ngành nên áp dụng Luật TM 2005. Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm nên chỉ được bồi thường 200 triệu đồng. Phương án thứ hai, BLDS là luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả hợp đồng thương mại. Một trong những nguyên tắc của BLDS là tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng6. Và trong trường hợp này, việc áp dụng Luật TM 2005 trái với nguyên tắc cơ bản của BLDS về tự do thỏa thuận nên không được áp dụng theo quy định của BLDS. Vì vậy, trường hợp này áp dụng BLDS và bên bị vi phạm được bồi thường 1 tỷ đồng theo thỏa thuận của các bên. - Quy định khác nhau về chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán (nghĩa vụ trả tiền hàng hóa và thù lao dịch vụ) 6 Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015. 7 Xem Điều 306 Luật Thương mại năm 2005. 8 Khoản 2 Điều 357, khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán là hành vi vi phạm tương đối phổ biến trong các hợp đồng thương mại. Chính vì vậy, các bên chủ thể của hợp đồng rất quan tâm đến thỏa thuận lãi suất trong trường hợp chậm thanh toán. Điều 306 Luật TM 2005 cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán trong hợp đồng thương mại mà không bị giới hạn mức tối đa7. Có chăng chỉ là giới hạn để không cấu thành tội cho vay nặng lãi theo Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 là gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất được quy định trong BLDS. Trong khi đó, BLDS quy định các bên có quyền thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán nhưng không được vượt quá 20%/năm8. Như vậy, BLDS được coi là luật gốc điều chỉnh quan hệ hợp đồng có khống chế mức lãi suất các bên được phép thỏa thuận thì việc thỏa thuận vượt quá mức lãi suất này trong hợp đồng thương mại có phù hợp không? - Quy định của Luật TM 2005 về xác định chất lượng của hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng chưa rõ ràng Điều 39 Luật TM 2005 đưa ra những quy định chung chung để xác định chất lượng của hàng hóa/tài sản khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. Với những cụm từ như: mục đích sử dụng thông thường, cách thức thích hợp, cách thức bảo quản thông thường sẽ gây khó khăn trong việc xác định chất lượng của hàng hóa và giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng. BLDS năm 2015 đã khắc phục những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp của Luật TM 2005 khi quy định về việc xác định chất THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 41Số 23(375) T12/2018 lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản. Theo đó, chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thứ ba, một số quy định của Luật TM 2005 chưa phù hợp với bản chất của hoạt động thương mại Một là: Khái niệm thương nhân tại Điều 6, Điều 7 Luật TM 2005 chưa hợp lý Khái niệm thương nhân được quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật TM 2005 là các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật. Khái niệm thương nhân của Luật TM 2005 chưa hợp lý vì lý do: Luật TM 2005 không bao quát được giao dịch hợp đồng thương mại của các cá tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại nhưng không thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Quy định của Luật TM 2005 đã không phản ánh được bản chất của hoạt động thương mại là có hoạt động sinh lợi thường xuyên. Ngoài ra, hai quy định của Luật TM 2005 có sự mâu thuẫn: Theo Điều 6, một trong những điều kiện trở thành thương nhân là phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên Điều 7 quy định: Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật là không có logic. Bởi lẽ, khi chưa đăng ký kinh doanh thì tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại chưa được coi là thương nhân. Phải chăng, quy định tại Điều 7 Luật TM 2005 hướng sự điều chỉnh tới các “thương nhân” thực tế là những thương nhân có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh? Hai là: Tên gọi và nội hàm khái niệm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn chưa chính xác Khái niệm hợp đồng kỳ hạn chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa trong tương lai được giao dịch bên ngoài Sở giao dịch; khái niệm hợp đồng tương lai chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai qua Sở giao dịch hàng hóa. Do vậy, Luật TM 2005 quy định hợp đồng kỳ hạn là một trong hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (cùng với hợp đồng quyền chọn) là không thực sự chính xác về tên gọi và có thể gây nhầm lẫn. Mặt khác, khái niệm hợp đồng quyền chọn chưa ghi nhận hoạt động đầu tư tài chính mua đi bán lại các hợp đồng đã được thiết lập nhằm mục đích thu lợi nhuận hưởng chênh lệch giá hợp đồng được mua đi bán lại. Thứ tư, pháp luật trong lĩnh vực thương mại chưa dự liệu đầy đủ quy định để điều chỉnh các giao dịch hợp đồng thương mại: - Pháp luật chưa có quy định về bên mua doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp (đối với các thương vụ mua bán doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù). Trường hợp mua doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì đã quy định về đối tượng có quyền mua doanh THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 42 Số 23(375) T12/2018 nghiệp. Với quy định tại Nghị định trên thì đối tượng có quyền mua doanh nghiệp đã được xác định rõ ràng. Theo đó, một số đối tượng không có quyền mua doanh nghiệp hoặc chỉ được mua một phần doanh nghiệp theo các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh nhằm để đảm bảo sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh trong một số lĩnh vực đặc thù (ví dụ như trong lĩnh vực tín dụng), pháp luật chưa có quy định cụ thể về đối tượng nào được quyền mua doanh nghiệp. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là: Những đối tượng không được quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Luật Doanh nghiệp có quyền mua doanh nghiệp không? Từ đó dẫn đến các quan điểm khác nhau và có thể dẫn đến rủi ro pháp lý trong hoạt động mua bán doanh nghiệp. - Pháp luật chưa có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù là bằng văn bản hay các hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương văn bản. 3. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam - Sửa đổi khái niệm về thương nhân theo hướng xác định thương nhân là chủ thể hoạt động thương mại hợp pháp thường xuyên, độc lập nhằm mục đích sinh lời. Giải pháp để hoàn thiện khái niệm thương nhân và hoàn thiện Luật TM 2005 9 Cách gọi tên thương gia đương nhiên và thương gia do đăng ký vào danh bạ thương mại theo quan điểm của các tác giả công trình khoa học cấp trường: Xây dựng nội dung học phần pháp luật thương mại của một số quốc gia trên thế giới, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013. là sửa lại khái niệm thương nhân là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên; thương nhân sẽ bao gồm hai loại thương nhân đăng ký kinh doanh và thương nhân thực tế (không đăng ký kinh doanh nhưng thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên trên thị trường). Sửa đổi khái niệm thương nhân theo hướng đó cũng phù hợp với quan niệm về thương nhân của CHLB Đức, một đại diện cùng dòng họ pháp luật với Việt Nam. Cụ thể: Theo Bộ luật Thương mại Đức, thương gia (thương nhân) được chia thành các loại: Thương gia đương nhiên do thực hiện các hoạt động kinh doanh theo khoản 1 Điều 1 Bộ luật Thương mại Đức, theo đó thương gia phải thực hiện việc kinh doanh thương mại. Điều này có nghĩa là thương gia phải thực hiện hoạt động này độc lập, có kế hoạch và lâu dài, thường xuyên với mục đích thu lợi nhuận9. Thương gia do đăng ký vào danh bạ thương mại theo Điều 2 và Điều 3 Bộ luật Thương mại. Thương gia theo nhóm này có nghĩa vụ phải đăng ký vào danh bạ thương mại. - Bổ sung quy định của Luật TM 2005 hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định chất lượng hàng hóa khi các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa Luật TM 2005 cần được sửa đổi theo hướng quy định cụ thể hơn về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng; hoặc không quy định về cách thức xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trong hợp đồng mà mặc nhiên áp dụng quy định của BLDS. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 43Số 23(375) T12/2018 - Sửa đổi các quy định về chế tài thương mại Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, nên sửa đổi theo hướng cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về số tiền bồi thường thiệt hại. Đối với quyền yêu cầu đòi tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán sửa đổi theo hướng các bên có quyền thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất được quy định trong BLDS. - Sửa đổi tên gọi và bổ sung nội hàm khái niệm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn. Luật TM 2005 cần sửa theo hướng: (i) Đặt lại tên hợp đồng là hợp đồng tương lai; (ii) quy định rõ hơn về nội hàm của các hợp đồng quyền chọn theo đó các bên mua quyền chọn có thể thực hiện hợp đồng hoặc có quyền kinh doanh hợp đồng (mua bán hợp đồng quyền chọn) đầu cơ về giá hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư dùng hợp đồng tương lai để tìm kiếm lợi nhuận, kể cả nhà đầu tư có hay không có nhu cầu thực về hàng hóa, qua đó mang lại cơ hội đầu tư cho nhiều chủ thể tiềm năng10. - Sửa đổi phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 mà Việt Nam đã tham gia. Về cơ bản, các quy định của Luật TM 2005 là tương thích, phù hợp với quy định của Công ước Viên năm 1980 vì trong quá trình xây dựng Luật TM 2005, Việt Nam đã tham khảo quy định của Công ước Viên. Đó 10 Nguyễn Thị Yến, Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, Luận án TS, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011. 11 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng - Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; Khác biệt giữa CISG và Luật Thương mại, 12 Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử, Nxb Lao động - Xã hội, năm 2006. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 06/05/2013 về thương mại điện tử đã quy định một số nội dung về giao kết hợp đồng thương mại điện tử nhưng để nâng cao hiệu lực pháp lý thì các quy định cụ thể về nguyên tắc, cách thức giao kết hợp đồng thương mại điện tử cần được thể hiện trong đạo luật về giao dịch điện tử. 13 Trần Thị Bảo Ánh, Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án TS, Trường Đại học Luật Hà Nội 2014. là một xu thế tất yếu khi xây dựng pháp luật của quốc gia đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên thì phạm vi tác động của Công ước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hơn đến các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam tham gia. Theo đó, về cơ bản Luật TM 2005 cần sửa đổi các nội dung sau: Quy định rõ hơn về các tiêu chí nhận diện vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa; quy định chi tiết hơn về cách tính tiền bồi thường thiệt hại hợp đồng; bổ sung thêm trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do lỗi của bên thứ ba; bổ sung quy định về nghĩa vụ bảo quản hàng hóa của các bên trong trường hợp có tranh chấp; quy định về thời hạn kiểm tra hàng hóa và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa11. - Hoàn thiện quy định của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thương mại có liên quan về hợp đồng thương mại Bổ sung những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử: khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử, về thời hạn hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng điện tử12, bổ sung quy định về chủ thể hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp đối với các thương vụ mua bán doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải là doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù13■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 23(375) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_hop_dong_thuong_mai_o_v.pdf