Kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật về tội buôn lậu và các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả
Những phân tích trên đây cho thấy,
việc quy định/coi/gọi hàng giả là hàng hóa là
hoàn toàn sai. Điều này làm cho khái niệm
hàng hóa, hàng giả không phản ánh đúng
bản chất của hàng hóa và bản chất của hàng
giả. Chính điều này có thể dẫn đến nhận thức
và áp dụng pháp luật (trong đó có quy định
của BLHS) không được đúng đắn, chính xác
trong thực tiễn. Việc nhận thức các quy định
của BLHS không đúng dẫn đến việc định tội
danh cũng như áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội không đúng trong thực tiễn.
Điều này cũng đặt ra đòi hỏi là các cơ quan
có thẩm quyền, trước hết là cơ quan lập pháp
và các cơ quan hướng dẫn, giải thích pháp
luật cần rà soát các văn bản, hủy bỏ hoặc sửa
đổi các quy định không phù hợp để việc áp
dụng pháp luật nói chung, áp dụng quy định
của BLHS nói riêng được đúng đắn, chính
xác. Cụ thể là:
- Thứ nhất, cần rà soát, sửa đổi các
văn bản luật trong đó có các quy định (có
tính định nghĩa) về “hàng giả”. Cụ thể, cần
sửa đổi khoản 33 và khoản 34 Điều 2 BLHS
theo hướng không coi thuốc giả không phải
là thuốc; dược liệu giả là dược liệu. Theo
đó khoảng 33, 34 Điều 2 BLHS được viết
lại như sau: “Thuốc giả là thứ/những thứ ”
(khoản 33); “Dược liệu giả là thứ/những thứ
không có giá trị sử dụng của dược liệu mà
nó mang tên ” (khoản 34).
Thứ hai, cần rà soát, sửa đổi các văn
bản hướng dẫn áp dụng luật như nghị định,
thông tư trong đó có các quy định (có tính
định nghĩa) về “hàng giả”. Cụ thể, cần sửa
đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 và Nghị định số 124/2015/NĐ-
CP ngày 19/11/2015 (sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ). Theo đó,
thay cụm từ “hàng hóa” tại các điểm a, b, c,
d, đ, e, g khoản 8 Điều bằng cụm từ “thứ/
(hoặc) những thứ”.
Ngoài các văn bản này, các văn bản
khác có quy định liên quan đến hàng giả,
thuốc giả, các sản phẩm giả khác cũng phải
được các cơ quan (đã ban hành văn bản) rà
soát, sửa đổi để bảo đảm sự chính xác của
quy định của pháp luật, qua đó bảo đảm sự
nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất
trong thực tiễn
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật về tội buôn lậu, tội sản xuất, buôn bán hàng giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TỘI BUÔN LẬU, TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
Tóm tắt:
Bài viết phân tích một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng Bộ luật
hình sự xử lý tội buôn lậu và các tội sản xuất, buôn bán hàng giả
trong thực tiễn. Việc nhận thức và áp dụng Bộ luật hình sự trong
một số trường hợp không bảo đảm sự chính xác có thể xuất phát
từ những quy định thiếu chính xác của các văn bản pháp luật khác
nhau. Từ đó, tác giả bài viết đề xuất các giải pháp sửa đổi các quy
định này bảo đảm cho các quy định của Bộ luật hình sự được nhận
thức và áp dụng đúng, chính xác trong thực tiễn.
Nguyễn Văn Hương*
* PGS. TS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Abstract
This article provides analysis of a number of shortcomings,
inadequacies of the Criminal Code to deal with the smuggling
criminal, production and trading criminal of counterfeit goods.
The awareness and application of the Criminal Code in some
cases do not guarantee the accuracy, which might be stem from
the inappropriate provisions in different legal documents. Then,
the author has proposed solutions to amend these regulations
to ensure that the provisions of the Criminal Code are in proper
awareness and applied correctly and accurately in practices.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hàng giả, tội buôn lậu, tội sản
xuất, buôn bán hàng giả
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 17/06/2019
Biên tập : 12/07/2019
Duyệt bài : 17/07/2019
Article Infomation:
Keywords: counterfeit goods; smuggling
criminal; criminal of production and
trading of counterfeit goods.
Article History:
Received : 17 Jun 2019
Edited : 12 Jul. 2019
Approved : 17 Jul. 2019
1. Những bất cấp cập, hạn chế trong quy
định của pháp luật về tội buôn lậu, tội sản
xuất, buôn bán hàng giả
Nghiên cứu các tội buôn lậu và các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả và việc áp dụng
xử lý các tội này trong thực tiễn những năm
gần đây, chúng tôi nhận thấy có một số điểm
bất cập trong quy định của pháp luật dẫn đến
việc áp dụng các tội này không đúng, không
chính xác.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự
(BLHS) năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (BLHS năm 2015), tội buôn lậu
được hiểu là hành vi buôn bán qua biên giới
hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá
từ 100.000.000 đồng (trở lên) hoặc dưới
100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong
các trường hợp (được quy định tại điểm a
hoặc điểm b khoản 1 Điều 188 BLHS).
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
35Số 16(392) T8/2019
Tính trái pháp luật của hành vi buôn
bán (nêu trên) thể hiện bằng việc là hành
vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại (các đối
tượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ)
trái với quy định của pháp luật như không
khai báo, khai báo gian dối hoặc có sự trốn
tránh kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền
(như cơ quan hải quan, biên phòng).
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
hành vi buôn bán (trao đổi) những thứ biết rõ
là hàng giả nhằm thu lợi bất chính (bao gồm
cả hành vi chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo
quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu)1.
Theo quy định của BLHS, dấu hiệu
hành vi phạm tội của 2 tội nêu trên khá rõ,
việc xác định tội phạm (định tội) đối với các
hành vi hành vi phạm tội của các tội này (có
lẽ) không có vấn đề cần phải bàn cãi. Tuy
nhiên, vấn đề phát sinh là việc người phạm
tội có hành vi buôn bán hàng giả qua biên
giới. Hành vi buôn bán hàng giả qua biên giới
sẽ bị xử lý về tội buôn lậu (Điều 188 BLHS)
hay tội sản xuất, buôn bán hàng giả (theo các
Điều 192 đến Điều 195 BLHS, tùy theo đối
tượng hàng giả tương ứng được quy định tại
các điều luật này) với tình tiết định khung
hình phạt tăng nặng “buôn bán qua biên giới”
(điểm l khoản 2 Điều 192 hoặc điểm e khoản
2 Điều 193, 194, 195 BLHS)?
1 Xem thêm:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, sđd, tr.282.
- Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, sđd, tr.388, 389.
2 Xem: Lê Đình, Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma nhập thuốc trị ung thư giả nhận 12 năm tù
vn/phap-dinh/nguyen-tong-giam-doc-vn-pharma-nhap-thuoc-tri-ung-thu-gia-nhan-12-nam-tu-351090.html (truy cập
4/6/2019).
3 Xem: Linh An, Chánh án TAND TP. Hồ Chí Minh: Vụ VN Pharma như tảng băng chìm chưa nổi lên https://vietnamnet.
vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/chanh-an-tand-tp-hcm-vu-vn-pharma-tang-bang-chim-chua-noi-len-396137.html
(truy cập ngày 4/6/2019).
4 Xem: Linh An, tlđd.
5 Xem: Ái Chân, Vụ VN Pharma – Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại,
huy-toan-bo-ban-an-so-tham-de-dieu-tra-lai-478841.html (truy cập 4/6/2019).
- Bùi Phan, Thay đổi toàn bộ tội danh của 12 bị cáo trong vụ VN Pharma,
vu-VN-Pharma-Nong-Thay-doi-toan-bo-toi-danh-cua-12-bi-cao-544193/ (truy cập 4/6/2019).
Trong thực tiễn, “có thể” do nhận thức
không đúng nên có trường hợp người phạm
tội có hành vi buôn bán (nhập khẩu) thuốc
chữa bệnh giả qua biên giới mà khi xét xử,
Tòa án đã kết án người phạm tội về tội buôn
lậu2. Tuy nhiên, khi trả lời về những bức xúc
của dư luận về tội danh đối với người phạm
tội trong vụ án này, có ý kiến cho rằng, “về
tội danh, có ý kiến xử là tội “buôn lậu” hay
tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Bây giờ
chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, xử
tội nào cũng phải thiếu một vế. Xử tội “buôn
lậu” thì thiếu vế “hàng giả”, xử tội “hàng
giả” thì thiếu vế “buôn lậu”. Bởi vậy, không
thể nào trọn vẹn hết3. Quan điểm buôn lậu
ở đây là buôn lậu trái phép qua biên giới và
không phụ thuộc hàng giả, hàng kém chất
lượng Còn nếu xử tội hàng giả thì đó là
hành vi buôn bán (trao đổi) những thứ biết rõ
là hàng giả (trong nước) chứ không có yếu tố
buôn lậu qua biên giới. Rõ ràng đây là yếu
tố buôn lậu”4.
Bản án sơ thẩm đối với vụ án (nêu
trên) sau đó đã bị hủy để điều tra xét xử lại
theo hướng xử lý về hành vi buôn bán thuốc
chữa bệnh giả5. Ở đây, vấn đề mấu chốt là
dấu hiệu “hàng hóa” (đối tượng của tội buôn
lậu) được quy định tại Điều 188 BLHS có
bao gồm hàng giả hay không? Nếu “hàng
hóa” không bao gồm “hàng giả” thì việc
nhận thức sai, dẫn đến định tội danh sai của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
36 Số 16(392) T8/2019
Tòa án đã xét xử vụ án nêu trên là không thể
chấp nhận được. Nếu “hàng hóa” bao gồm
cả “hàng giả” thì việc xét xử hành vi buôn
bán “thuốc chữa bệnh giả” qua biên giới về
tội buôn lậu của tòa án đã xét xử vụ án nêu
trên là chấp nhận được.
Vậy, hàng hóa là gì, hàng giả là gì,
pháp luật Việt Nam có quy định “hàng hóa
giả” không?
- Hàng hóa: Hiện nay không có văn
bản nào đưa ra định nghĩa hay khái niệm về
“hàng hóa” mà chỉ có một số quy định liệt kê
các đối tượng hàng hóa. Ví dụ: Điều 3 Luật
Thương mại năm 2005 quy định: “Hàng
hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản,
kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”; khoản 2
Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008
quy định: “Hàng hóa là máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng,
động vật sống và các động sản khác được
vận chuyển bằng phương tiện giao thông
6 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, năm 2000, tr.421.
7 Xem:
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Giáo trình Kinh tế học chính tri Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr.118.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, 2019, tr.131.
8 Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người (trong việc
sử dụng hay tiêu dùng). Giá trị sử dụng là thuộc tính của hàng hóa nhưng không phải là giá trị sử dụng cho người trực
tiếp sản xuất ra hàng hóa mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán. Giá trị sử dụng của hàng hóa
là vật mang giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi của hàng hóa là một quan hệ về số lượng, một tỷ lệ trao đổi giữa những giá
trị sử dụng khác nhau nhưng nó đều có điểm chung là sản phẩm của lao động, được kết tinh từ lao động của con người.
Ví dụ, 1m vải = 5kg thóc, tức là người thợ mất thời gian, công sức trong một ngày để sản xuất ra 1m vải và người nông
dân mất thời gian, công sức tương tự để sản xuất được 5kg thóc. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị; giá
trị sử dụng là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, nên mục đích của họ là giá
trị chứ không phải là giá trị sử dụng. Họ chú ý đến giá trị sử dụng – làm ra sản phẩm tốt cũng chính là để đạt mục đích
là giá trị. Người mua cần giá trị sử dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì trước hết họ phải trả giá trị (của hàng hóa)
cho người sản xuất ra nó. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Chất của giá trị là lao động. Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị
là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. Nhà nước khuyến khích sản xuất hàng
hóa là nhằm làm cho hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, có giá trị cao, thỏa mãn ngày càng nhiều các nhu cầu của con
người và xã hội.
9 Xem thêm:
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
Giáo trình Kinh tế học chính tri Mác – Lênin, sđd, tr.118-122.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sđd, tr.131-133.
đường bộ”...
Theo Từ điển Tiếng Việt, hàng hóa
được hiểu là: “sản phẩm do lao động làm ra
được mua bán trên thị trường”6.
Tương tự như vậy, một số công trình
khoa học cũng định nghĩa: “Hàng hóa là sản
phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu
cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán”7. Theo đó, hàng hóa có hai
thuộc tính là: giá trị sử dụng và giá trị8. Đây
là thuộc tính không thể thiếu của hàng hóa.
Nói một cách khác, một vật chỉ được coi là
hàng hóa khi nó có giá trị sử dụng và giá trị9.
Nhà nước khuyến khích sản xuất hàng hóa,
bảo vệ việc sản xuất hàng hóa là nhằm làm
cho hàng hóa được sản xuất ra ngày càng
nhiều, có giá trị cao, thỏa mãn ngày càng
nhiều các nhu cầu của con người và xã hội.
Bên cạnh hàng hóa, có nhiều văn bản
pháp luật còn quy định hàng giả. Vậy, hàng
giả là gì và theo quy định của pháp luật Việt
Nam, có “hàng hóa giả” không?
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
37Số 16(392) T8/2019
Từ trước đến nay, trong các văn bản
pháp luật của nước ta (ngoại trừ Nghị định
số 140 ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm
tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả10)
chưa có văn bản pháp luật nào quy định khái
niệm hay định nghĩa về hàng giả, mà chỉ
nêu, liệt kê một số loại hàng giả (như hàng
giả về nội dung, hàng giả về hình thức)11.
Vậy, hàng giả là gì?
“Giả” thì không phải là thật. “Giả” thì
không hợp pháp. “Giả” thì thường gắn với
việc gian dối và không được Nhà nước và
xã hội thừa nhận. Vì vậy, để giải thích khái
niệm hàng giả có lẽ phải đặt hàng giả đối
lập với hàng thật, đối lập với sản phẩm/hàng
hóa được Nhà nước cho phép hay thừa nhận
để giải thích, để định nghĩa. Mặt khác, trong
tiếng Việt rất khó có thể tìm được từ thay thế
cho từ “hàng giả”. Vì vậy, theo Từ điển Giải
thích thuật ngữ luật học, khái niệm hàng giả
được hiểu là: “Thứ không có giá trị sử dụng
của loại hàng mà nó mang tên (hàng giả về
nội dung) hoặc tuy có giá trị sử dụng của
loại hàng mang tên nhưng mang nhãn hiệu
của cơ sở sản xuất khác nhằm lừa dối khách
hàng (hàng giả về hình thức)”12.
Hàng hóa và sản xuất hàng hóa được
Nhà nước bảo hộ và khuyến khích sản xuất.
Ngay cả khi Nhà nước chưa quy định, bảo
hộ thì hàng hóa (sản phẩm được con người
tạo ra theo cách tự nhiên để mua bán, trao
10 Khái niệm hàng giả trong văn bản này cũng không chính xác.
11 Xem:
Điều 5 Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982;
Điều 167 BLHS năm 1985;
Điều 156, 157, 158 BLHS năm 1999;
Điều 192, 193, 194, 195 BLHS năm 2015;
Điều 2 Luật Dược năm 2006;
Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
12 Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.57.
13 Cần chú ý phân biệt hàng giả với những hàng hóa (hàng thật) có tên là “giả” như là răng giả, hoa giả, chân tay giả
Trong thực tế, người ta không thể “làm” được “răng thật”, “chân tay thật” mà chỉ có thể “làm” được răng giả, chân tay
giả hoặc chỉ có thể “trồng” được hoa thật mà thôi.
đổi) cũng đã được xã hội thừa nhận. Hàng
giả - vì gắn với sự gian dối, không trung
thực nên không được Nhà nước cho phép,
bị Nhà nước cấm và xã hội không thừa
nhận (ngay cả khi nó có thể dùng, sử dụng
được)13. Hàng giả - vì không được Nhà nước
cho phép, bị Nhà nước cấm và không được
xã hội thừa nhận nên nó không có giá trị trao
đổi. Nói một cách khác, hàng giả thì không
có giá trị. Như vậy, hàng giả không phải là
hàng hóa. Khi nói đến hàng hóa thì chỉ có
thể là hàng hóa “thật”, hàng hóa “hợp pháp”.
Tương tự như vậy, nói đến hàng giả thì chỉ
có thể là hàng giả/thứ hàng không hợp pháp,
không có giá trị mà không thể nói là “hàng
hóa giả” hay không thể giải thích hay định
nghĩa “hàng giả là hàng hóa”. Nếu nhận
thức như vậy thì hành vi buôn bán, nhập
khẩu thuốc chữa bệnh giả qua biên giới
(nêu ở phần trên) sẽ không thể bị nhầm lẫn,
không thể bị kết án về tội buôn lậu (vì dấu
hiệu cấu thành tội buôn lậu được BLHS quy
định là “ hàng hóa”.
Trong thực tế, (có thể do sự hạn chế
bởi ngôn ngữ) mà nhà lập pháp cũng như
nhà giải thích pháp luật đã quy định hoặc
giải thích không đúng về hàng giả, thậm
chí là có sự đồng nhất “hàng giả” với “hàng
hóa”. Sự nhầm lẫn này không xảy ra đối
với các quy định của BLHS nhưng đã xảy
ra trong nhiều văn bản pháp luật khác có
liên quan đến quy định của BLHS. Ví dụ,
khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2006 quy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
38 Số 16(392) T8/2019
định: “Thuốc giả là thuốc được sản xuất
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược chất, dược liệu; b) Có
dược chất không đúng với dược chất ghi
trên nhãn...”14. Tương tự như vậy, khoản 8
Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định: “Hàng
giả” gồm: a) Hàng hóa không có giá trị sử
dụng, công dụng;b) Hàng hóa có hàm
lượng định lượng chất chính hoặc tổng các
chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ
bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so
với tiêu chuẩn chất lượng15”. Trong nhiều
văn bản pháp luật khác (từ trước đến này)
cũng có quy định tương tự16.
Như vậy, theo cách quy định của các
văn bản nêu trên: “thuốc giả là thuốc”, “hàng
giả là hàng hóa”, thì các văn bản này đã
“vô tình” coi hàng giả là hàng hóa và điều
này dẫn đến những nhận thức không đúng
khi áp dụng luật. Chúng tôi cho rằng, trong
tiếng Việt rất khó có thể tìm được từ thay
thế tương đương cho cụm từ “hàng giả” để
định nghĩa hay giải thích khái niệm cho cụm
từ hàng giả, nhưng không thể coi/giải thích
“hàng giả là hàng hóa” hay “thuốc giả là
thuốc”. Có thể coi/quan niệm hay giải thích
hàng giả là thứ/những thứ (có đặc điểm cụ
thể) như thế nào đó nhưng không thể coi/
nói hoặc giải thích hàng giả là hàng hóa hay
thuốc giả là thuốc. Việc coi, quy định như
vậy đã đánh đồng, làm mờ nhạt, thậm chí
làm mất đi bản chất thực và tính trái pháp
luật của hàng giả. Bản chất của hàng giả là
thứ/những thứ không có giá trị sử dụng của
14 Xem: Khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2006.
15 Xem: Khoản 8 Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (tlđd).
16 Xem:
Điều 3 Nghị định số 140-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất,
buôn bán hàng giả.
Mục III Thông tư số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và
Bộ Khoa học Công nghệ ngày 27/4/2000 hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
17 Xem thêm:
Khoản 4 các Điều 12, 13, 14, 15 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ (tlđd);
Tiểu mục 6.3 tại mục V Thông tư số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT (tlđd);
loại hàng mà nó mang tên hoặc tuy có giá
trị sử dụng của loại hàng mang tên nhưng
mang nhãn hiệu của cơ sở sản xuất khác
nhằm lừa dối khách hàng (gian dối, trái
pháp luật). Vì vậy, hàng giả (khi bị xử lý
dưới góc độ hành chính hoặc hình sự) đều bị
tịch thu tiêu hủy (đối với hàng giả gây nguy
hại cho xã hội hoặc không có giá trị sự dụng)
hoặc (có thể) được cơ quan có thẩm quyền
cho phép đưa vào lưu thông khi đáp ứng
điều kiện nhất định như “bị buộc loại bỏ các
yếu tố vi phạm trên nhãn mác, bao bì hoặc
gia công, chế biến lại để hàng hoá đảm bảo
tính hợp pháp khi lưu thông hoặc tận dụng
làm nguyên liệu”17. Ví dụ, đường kính giả có
thể được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà
máy đường, nguyên liệu cho sản xuất bánh
kẹo, rượu cồn; xăng dầu giả nếu không
thể chiết xuất, tách bỏ phụ gia, tạp chất thì
có thể sử dụng cho các nhà máy sản xuất
sơn, chất tẩy rửa Trường hợp này hàng giả
có thể và chỉ trở thành hàng hóa khi có sự
cho phép (quyết định bằng văn bản) của cơ
quan có thẩm quyền và khi nó đáp ứng được
những điều kiện nhất định (đã nêu trên).
Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định:
hàng giả không phải là hàng hóa. Trong thực
tế chỉ có hàng hóa (sản phẩm được sản xuất
ra hợp pháp, được Nhà nước và xã hội thừa
nhận) và hàng giả (thứ/những thứ được làm/
tạo ra một cách bất hợp pháp, bị Nhà nước
cấm). Hàng hóa và hàng giả là hai khái niệm
khác nhau. Trong thực tế chỉ có khái niệm
hàng hóa và khái niệm hàng giả mà không
thể có khái niệm “hàng hóa giả”.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 16(392) T8/2019
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật về tội buôn lậu và các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả
Những phân tích trên đây cho thấy,
việc quy định/coi/gọi hàng giả là hàng hóa là
hoàn toàn sai. Điều này làm cho khái niệm
hàng hóa, hàng giả không phản ánh đúng
bản chất của hàng hóa và bản chất của hàng
giả. Chính điều này có thể dẫn đến nhận thức
và áp dụng pháp luật (trong đó có quy định
của BLHS) không được đúng đắn, chính xác
trong thực tiễn. Việc nhận thức các quy định
của BLHS không đúng dẫn đến việc định tội
danh cũng như áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội không đúng trong thực tiễn.
Điều này cũng đặt ra đòi hỏi là các cơ quan
có thẩm quyền, trước hết là cơ quan lập pháp
và các cơ quan hướng dẫn, giải thích pháp
luật cần rà soát các văn bản, hủy bỏ hoặc sửa
đổi các quy định không phù hợp để việc áp
dụng pháp luật nói chung, áp dụng quy định
của BLHS nói riêng được đúng đắn, chính
xác. Cụ thể là:
- Thứ nhất, cần rà soát, sửa đổi các
văn bản luật trong đó có các quy định (có
tính định nghĩa) về “hàng giả”. Cụ thể, cần
sửa đổi khoản 33 và khoản 34 Điều 2 BLHS
theo hướng không coi thuốc giả không phải
là thuốc; dược liệu giả là dược liệu. Theo
đó khoảng 33, 34 Điều 2 BLHS được viết
lại như sau: “Thuốc giả là thứ/những thứ”
(khoản 33); “Dược liệu giả là thứ/những thứ
không có giá trị sử dụng của dược liệu mà
nó mang tên” (khoản 34).
Thứ hai, cần rà soát, sửa đổi các văn
bản hướng dẫn áp dụng luật như nghị định,
thông tư trong đó có các quy định (có tính
định nghĩa) về “hàng giả”. Cụ thể, cần sửa
đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 và Nghị định số 124/2015/NĐ-
CP ngày 19/11/2015 (sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15/11/2013 của Chính phủ). Theo đó,
thay cụm từ “hàng hóa” tại các điểm a, b, c,
d, đ, e, g khoản 8 Điều bằng cụm từ “thứ/
(hoặc) những thứ”.
Ngoài các văn bản này, các văn bản
khác có quy định liên quan đến hàng giả,
thuốc giả, các sản phẩm giả khác cũng phải
được các cơ quan (đã ban hành văn bản) rà
soát, sửa đổi để bảo đảm sự chính xác của
quy định của pháp luật, qua đó bảo đảm sự
nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất
trong thực tiễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Hòa, Bình luận khoa học BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần các tội
phạm), Quyển 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2018.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nxb Lý luận chính trị, 2019.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính: Những vấn
đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, 2019.
4. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.
5. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, (Quyển 1), Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2018.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999.
7. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Đà Nẵng và TT Từ điển học, năm 2000.
8. Linh An, Chánh án TAND TP.HCM: 'Vụ VN Pharma như tảng băng chìm chưa nổi lên https://vietnamnet.
vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/chanh-an-tand-tp-hcm-vu-vn-pharma-tang-bang-chim-chua-noi-len-396137.
html, truy cập ngày 4/6/2019.
9. Ái Chân, Vụ VN Pharma – Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại,
pharma-huy-toan-bo-ban-an-so-tham-de-dieu-tra-lai-478841.html truy cập 4/6/2019.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 16(392) T8/2019
10. Lê Đình, Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma nhập thuốc trị ung thư giả nhận 12 năm tù http://
baophapluat.vn/phap-dinh/nguyen-tong-giam-doc-vn-pharma-nhap-thuoc-tri-ung-thu-gia-nhan-12-nam-
tu-351090.html; truy cập 4/6/2019.
11. Bùi Phan, Thay đổi toàn bộ tội danh của 12 bị cáo trong vụ VN Pharma,
Xung-quanh-vu-VN-Pharma-Nong-Thay-doi-toan-bo-toi-danh-cua-12-bi-cao-544193/; truy cập 4/6/2019.
12. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng;
xii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2011-2015-va-phuong-
huong-1599; truy cập 7/6/2019.
13. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng,
thu-vii/chien-luoc-on-dinh-va-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-den-nam-2000-1559; truy cập ngày 7/6/2019.
14. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng,
hoi-dang/lan-thu-vii/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-1558; truy cập
ngày 7/6/2019.
15. Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 – 1990, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
hoi-dang/lan-thu-vi/phuong-huong-muc-tieu-chu-yeu-phat-trien-kt-xh-trong-5-nam-1986-1990-1492; truy cập
ngày 7/6/2019.
- Về kỹ thuật lập pháp, có thể quy
định theo hướng nguyên tắc hoặc viện dẫn
tùy theo việc Cơ quan soạn thảo và Cơ quan
thẩm tra quyết định Luật Thanh niên là luật
khung hay luật quy định chi tiết về chính
sách, pháp luật đối với thanh niên.
Thứ ba, quy định về nghĩa vụ của
thanh niên
- Cần nghiên cứu, rà soát để quy định
nghĩa vụ của thanh niên trong các hoạt động
đặc thù của thanh niên như khi tham gia tổ
chức: Thanh niên xung phong thực hiện các
nhiệm vụ đột xuất, cấp bách có khó khăn,
gian khổ; Thanh niên tình nguyện hoạt động
vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội...
- Nghiên cứu để quy định cụ thể nội
dụng cần điều chỉnh, không quy định chung
chung để bảo đảm tính khả thi của Luật.
5. Kiến nghị
- Thứ nhất, việc xây dựng Luật Thanh
niên phải xuất phát từ việc nghiên cứu về
thanh niên trên các phương diện thanh niên
là chủ thể quan hệ pháp luật; là đối
tượng thụ hưởng chính sách, pháp luật về
thanh niên; và là chủ thể thực hiện chính
sách, pháp luật về thanh niên.
- Thứ hai, về hình thức, vai trò của
thanh niên được thể hiện thông qua các tổ
chức và hoạt động của các tổ chức của thanh
niên. Theo nghĩa này, chính sách, pháp luật
về thanh niên chính là chính sách, pháp luật
về tổ chức và hoạt động của các tổ chức của
thanh niên với tư cách là một loại chủ thể
quan hệ pháp luật đặc biệt.
- Thứ ba, về nội dung, Luật Thanh niên
phải đề cập tới các nhóm nội dung: i) chính
sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động
của các tổ chức của thanh niên, ii) quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức thanh niên khi
tham gia hoạt động xây dựng kinh tế, bảo vệ
Tổ quốc hoặc thực hiện các nhiệm vụ chính
trị mang tính chất phong trào
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ...
(Tiếp theo trang 22)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 16(392) T8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_toi_buon_lau_toi_san_xu.pdf