Hiện nay, Luật Xử lý VPHC năm
2012 không xem “thu hồi giấy phép trong
hoạt động báo chí” là một hình thức xử
phạt. Do đó, nếu thừa nhận chế tài này thì
chỉ nên xem đây là biện pháp khắc phục hậu
quả và áp dụng đối với trường hợp một chủ
thể VPHC khi “mua bán, chuyển nhượng,
cho thuê, cho mượn Giấy phép trong hoạt
động báo chí trái pháp luật”. Nói cách khác,
việc áp dụng biện pháp này nhằm hướng đến
mục đích khôi phục lại tình trạng ban đầu
chứ không nhằm mục đích chấm dứt hoạt
động của chủ thể sở hữu hợp pháp đối với
giấy phép hoạt động báo chí đó.
Thứ ba, sửa đổi tên của biện pháp
khắc phục hậu quả “buộc xin lỗi” thành
“buộc cải chính, xin lỗi” nhằm bảo đảm về
mặt kỹ thuật lập pháp. Đối với xử phạt hành
chính liên quan đến nội dung thông tin trong
hoạt động báo chí, cần bổ sung vào Điều 8
Nghị định 159 biện pháp khắc phục hậu quả
“buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm
các quy định của pháp luật”.
Thứ tư, cần tiến hành rà soát để
loại bỏ những tiêu chí định tính trong các
hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động
báo chí. Cụ thể, những tiêu chí như “chưa
gây ảnh hưởng nghiêm trọng”, “gây ảnh
hưởng nghiêm trọng” hay “gây ảnh hưởng
rất nghiêm trọng” không rõ ràng, cụ thể và
gây khó khăn cho người có thẩm quyền xử
phạt. Bên cạnh đó, cần mô tả rõ ràng, cụ thể
về hành vi vi phạm để có thể phân biệt các
hành vi vi phạm với nhau, từ đó tạo hành
lang pháp lý vững chắc cho công tác xử phạt
trong thực tiễn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Để bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm
hành chính trong hoạt động báo chí thì xử phạt hành chính được
xem là một giải pháp hữu hiệu. Hiện nay, việc xử phạt hành chính
đối với các vi phạm trong hoạt động báo chí được thực hiện theo
Nghị định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
12/11/2013. Trong bối cảnh Luật Báo chí năm 2016 đã có hiệu lực
pháp luật thì Nghị định số 159/2013/NĐ-CP cần được sửa đổi, bổ
sung nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Cao Vũ Minh*
* TS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract
For further effeciency of the fighting and prevention of
administrative violations in the press activities, the administrative
sanction are considered as an effective method. The administrative
sanction for violations in press activities is currently enforced
under Decree No. 159/2013/ND-CP issued by the Government on
November 12, 2013. In the context of the Press Law of 2016 has
taken its enforcement, the Decree No. 159/2013/ND-CP should be
amended for proper consistence in the legal system.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Báo chí năm 2016, vi
phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành
chính, nội dung thông tin trong hoạt động
báo chí.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 15/08/2018
Biên tập : 22/08/2018
Duyệt bài : 28/09/2018
Article Infomation:
Keywords: Press Law of 2016;
administrative violation;
administrative sanction; information
content in press activities
Article History:
Received : 15 Aug. 2018
Edited : 22 Aug. 2018
Approved : 28 Sep. 2018
1. Tình hình xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động báo chí
Trong các loại hình truyền thông đại
chúng, báo chí là sản phẩm chứa đựng thông
tin mang tính năng động nhất. Báo chí bao
gồm các loại hình báo in, báo nói, báo hình,
báo điện tử. Tính đến tháng 6/2017, theo
thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông,
cả nước có 982 cơ quan báo chí, tạp chí được
cấp phép hoạt động. Cụ thể, số lượng báo in
là 193 (Trung ương 86; địa phương: 107);
Tạp chí (Trung ương: 525, địa phương:
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
38 Số 21(373) T11/2018
114); báo điện tử là 150. Thống kê cho thấy
có 17.297 nhà báo được cấp thẻ1.
Vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt
động báo chí tuy không phổ biến như VPHC
trong các lĩnh vực an ninh trật tự, giao thông
đường bộ nhưng lại gây ra hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Do mang tính truyền thông
rộng rãi nên bất cứ một VPHC nào trong hoạt
động báo chí cũng gây ra những tổn hại sâu
sắc cho xã hội. Chính vì vậy, việc xử phạt
hành chính đối với các vi phạm trong hoạt
động báo chí được xem là một trong những
biện pháp quan trọng và được sử dụng nhiều
nhất nhằm bảo đảm hiệu quả cho hoạt động
quản lý nhà nước về báo chí.
Trong 5 năm, từ 2011-2015, Bộ Thông
tin và Truyền thông đã xử lý 242 lượt cơ
quan báo chí vi phạm. Trong đó, cảnh cáo
11 lượt cơ quan báo chí, phạt tiền 231 lượt
cơ quan báo chí với tổng số tiền hơn 4,6 tỷ
đồng; tước quyền sử dụng 1 tháng và thu hồi
2 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử
trên Internet đối với 2 cơ quan báo chí, tịch
thu một tên miền “.vn”. Các chủ thể có thẩm
quyền cũng đã thu hồi 121 thẻ nhà báo, trong
đó 95 trường hợp thu hồi do cơ quan báo chí
dừng hoạt động, do nhà báo chuyển công
tác; 26 trường hợp bị thu hồi do vi phạm.
Riêng năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã xử lý hành vi hành chính 37 trường
hợp cơ quan báo chí vi phạm, phạt tiền 33
lượt cơ quan báo chí với số tiền phạt hơn 1,5
tỷ đồng, phạt cảnh cáo đối với 4 trường hợp,
phạt tiền gần 800 triệu đồng đối với 18 tổ
chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, cung
cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet2.
Trong năm 2016, các cơ quan quản lý nhà
nước về thông tin và truyền thông đã ban
hành hơn 300 quyết định xử phạt VPHC.
1 Bộ Thông tin và Truyền thông, Báo cáo tổng kết năm 2016 và triển khai công tác năm 2017 của Hội nghị báo chí toàn
quốc, Hà Nội, năm 2016, tr. 3.
2 Bình Minh, Đánh giá toàn cảnh hoạt động báo chí toàn quốc năm 2015, xem tại:
hoat-dong-bao-chi-toan-quoc-nam-2015-post187366.info, cập nhật lúc 10:00 ngày 15/03/2017.
3 Cao Vũ Minh - Bùi Thị Hoài, Xử phạt VPHC về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí - Thực trạng và giải pháp,
Tạp chí Nghề luật số 2, năm 2018.
4 Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Trong đó, đáng chú ý là xử phạt trên 50 cơ
quan báo chí thông tin sai sự thật về nước
mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng
quy định3.
Hiện nay, việc xử phạt VPHC trong
hoạt động báo chí được thực hiện theo Nghị
định số 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 12/11/2013. Đứng trước bối
cảnh Luật Báo chí năm 2016 đã có hiệu lực
pháp luật4 thì Nghị định số 159/2013/NĐ-
CP cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra sự
thống nhất trong hệ thống pháp luật.
2. Những bất cập, hạn chế trong Nghị
định số 159/2013/NĐ-CP
Thứ nhất, Nghị định số 159/2013/NĐ-
CP chưa quy định chế tài xử phạt đối với
một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật
Báo chí năm 2016.
Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 (Luật
Báo chí) liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm
nhưng không quy định chế tài cụ thể đối với
từng hành vi. Như vậy, đối với những hành
vi bị nghiêm cấm này, nếu cấu thành VPHC
thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 159/2013/
NĐ-CP (Nghị định 159). Đối chiếu các hành
vi bị nghiêm cấm trong Luật Báo chí với các
chế tài xử phạt trong Nghị định 159, hành
vi bị cấm nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 9
Luật Báo chí có thể bị xử phạt theo chế tài
quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 159;
hành vi “tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân”
nêu tại khoản 5 Điều 9 Luật Báo chí có thể
bị xử phạt theo chế tài quy định tại khoản
2 Nghị định 159; đối với hành vi “tiết lộ
thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước”
quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Báo chí
thì tùy theo tính chất, mức độ cũng như yếu
tố lỗi có thể bị truy cứu về “Tội cố ý làm lộ
bí mật nhà nước” (Điều 337) hay “Tội vô ý
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 21(373) T11/2018
làm lộ bí mật nhà nước” (Điều 338) trong
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (BLHS); hành vi “Thông tin cổ
súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin
về những chuyện thần bí gây hoang mang
trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an
toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng” và
“Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống
đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động
dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù
hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam” quy
định tại khoản 6, khoản 7 Điều 9 Luật Báo
chí sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định tại
khoản 3, khoản 5 Điều 8 Nghị định 159.
Hành vi “Thông tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” quy
định tại khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí sẽ bị
xử phạt theo chế tài quy định tại khoản 4,
khoản 6 Điều 8 Nghị định 159. Như vậy, còn
các hành vi bị nghiêm cấm “quy kết tội danh
khi chưa có bản án của Tòa án” (khoản 8);
“thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần của trẻ em”
(khoản 9) hoàn toàn không tìm thấy chế tài
trong Nghị định 159. Đối chiếu với BLHS
năm 2015 cũng không thể xác định được tội
danh tương ứng. Theo chúng tôi, sẽ rất khiên
cưỡng nếu truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với cơ quan báo chí thực hiện hành vi đăng,
phát “thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển
bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ
em” và “quy kết tội danh khi chưa có bản
án của Tòa án”. Các hành vi này tuy nguy
hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu xử
phạt VPHC cũng không được vì Nghị định
số 159/2013/NĐ-CP không quy định chế tài
đối với các hành vi này. Như vậy, dẫu biết
“thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần của trẻ em”
và “quy kết tội danh khi chưa có bản án của
Tòa án” là hành vi bị cấm theo Điều 9 Luật
Báo chí nhưng chế tài xử lý thế nào thì lại
không được quy định rõ ràng.
5 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP.
Thứ hai, hình thức xử phạt VPHC
trong Nghị định 159 với chế tài được nêu
trong Luật Báo chí chưa thống nhất với
nhau.
Liên quan đến xử phạt VPHC trong
hoạt động báo chí, Nghị định 159 quy định
bốn hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền,
tịch thu tang vật VPHC, tước quyền sử dụng
giấy phép từ 01 đến 03 tháng. Cảnh cáo thì
quá nhẹ, do đó, hình thức phạt tiền được
xem là hình thức bổ sung trong việc trừng trị
hành vi vi phạm. Do tính biến động của giá
tiền Việt Nam nên chế tài phạt tiền nhanh
chóng trở nên lỗi thời và “bất lực” trong việc
điều chỉnh hành vi vi phạm. Nhiều VPHC
liên quan đến hoạt động báo chí được quy
định trong Nghị định 159 lại có mức tiền
phạt thấp hơn rất nhiều so với Nghị định số
02/2011/NĐ-CP nên không mang tính răn
đe5. Đơn cử, theo Nghị định số 02/2011/NĐ-
CP, hành vi “minh họa, rút tít không phù hợp
nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu
sai nội dung thông tin” sẽ chịu mức tiền phạt
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm
b, khoản 2, Điều 7) thì theo Nghị định 159,
mức tiền phạt đã được giảm xuống chỉ còn
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (điểm
b, khoản 1, Điều 8). Hiện nay, hình thức xử
phạt có ý nghĩa trừng trị, răn đe hiệu quả là
tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03
tháng và tịch thu tang vật VPHC. Tuy nhiên,
hình thức xử phạt này chỉ là hình thức xử
phạt bổ sung và cũng được áp dụng rất hạn
chế trong một số trường hợp cụ thể.
Khoản 1 Điều 59 Luật Báo chí quy
định: “cơ quan báo chí, tổ chức tham gia
hoạt động báo chí vi phạm quy định của Luật
này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị cảnh cáo, phạt tiền và bị áp dụng biện
pháp thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi
âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi
giấy phép trong hoạt động báo chí”. Chế tài
“cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu ấn phẩm, băng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 21(373) T11/2018
đĩa ghi âm, ghi hình” được nêu tại khoản 1
Điều 59 Luật Báo chí chính là hình thức xử
phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật
VPHC được quy định trong Nghị định 159.
Chế tài “thu hồi ấn phẩm, băng đĩa ghi
âm, ghi hình” được nêu tại khoản 1 Điều 59
Luật Báo chí chính là biện pháp khắc phục
hậu quả “buộc thu hồi sản phẩm báo chí, sản
phẩm in, xuất bản phẩm vi phạm các quy
định của pháp luật” được quy định trong
Điều 3 Nghị định 159. Chế tài “đình bản tạm
thời” nêu tại khoản 1 Điều 59 Luật Báo chí
tuy không được nhắc đến trong Nghị định
159 nhưng đây chính là hình thức xử phạt
“tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến
03 tháng” được quy định trong văn bản này.
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam thì
“đình bản” là “dừng lại, không in và phát
hành nữa”6, còn “tạm thời” là “không lâu
dài, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn”
7. Như vậy, chế tài “đình bản tạm thời” có
nghĩa là “không được in và phát hành báo
chí trong một khoảng thời gian ngắn”. Hiểu
theo cách này “đình bản tạm thời” chính là
“tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03
tháng” bởi khi bị tước quyền sử dụng giấy
phép hoạt động báo chí trong một khoảng
thời gian thì chủ thể VPHC không thể tiến
hành các hoạt động ghi trong giấy phép hoạt
động báo chí - tức là không được phát hành
báo chí trong khoảng thời gian này8. Tuy
Luật Xử lý VPHC năm 2012 có quy định
hình thức xử phạt “đình chỉ hoạt động có
thời hạn” nhưng chúng tôi cho rằng, chế tài
“đình bản tạm thời” chính là “tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
6 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 637.
7 Nguyễn Lân, Tlđd, tr. 1634.
8 Khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định: “tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong
giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ
chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
9 Ngày 16/7/2018, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Lưu Đình Phúc đã ký Quyết định số 140/
QĐ-XPVPHC xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với Báo Tuổi trẻ. Theo đó, Báo Tuổi trẻ bị phạt
220.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử (đình bản) với Báo Tuổi trẻ
online trong thời gian ba tháng.
có thời hạn” chứ không phải “đình chỉ hoạt
động có thời hạn”.
Dưới góc độ pháp lý, “đình chỉ hoạt
động có thời hạn” được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức VPHC trong trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng
thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với
tính mạng, sức khỏe con người, môi trường.
Vi phạm trong hoạt động báo chí tuy nguy
hiểm cho xã hội nhưng không gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây
hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức
khỏe con người, môi trường nên không thể
“đình chỉ hoạt động có thời hạn”. Về thực
tiễn thì hiện nay các vi phạm liên quan đến
hoạt động báo chí chỉ bị áp dụng hình thức
xử phạt “tước quyền sử dụng giấy phép từ
01 đến 03 tháng” chứ không bị “đình chỉ
hoạt động có thời hạn”9.
Các chế tài cảnh cáo; phạt tiền; thu
hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi
hình; đình bản tạm thời đã được định danh
cụ thể. Tuy nhiên, chế tài “thu hồi giấy phép
trong hoạt động báo chí” thì hoàn toàn không
tìm thấy hình thức xử phạt tương ứng trong
Nghị định 159. Có lẽ đây là một chế tài mới
và hoàn toàn độc lập với các hình thức xử
phạt được quy định tại Nghị định này?
Bên cạnh đó, tuy Nghị định 159 có
quy định chế tài “buộc thu hồi giấy phép”,
nhưng đây là biện pháp khắc phục hậu quả
chứ không phải hình thức xử phạt. Khác với
bản chất pháp lý của hình thức xử phạt là
làm thiệt hại đến tình trạng ban đầu vốn có
của người vi phạm về quyền sở hữu tài sản
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 21(373) T11/2018
hay quyền nhân thân10, biện pháp khắc phục
hậu quả được áp dụng nhằm khôi phục lại
tình trạng ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã
làm thay đổi, hoặc khôi phục những quyền,
lợi ích hợp pháp bị VPHC xâm hại.
Theo Nghị định số 06/2016/NĐ-CP
ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản
lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh,
truyền hình thì Giấy phép cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho đơn vị cung cấp dịch
vụ truyền hình trả tiền khi đơn vị này thỏa
mãn tất cả các điều kiện quy định tại Điều
12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP11. Do đó,
đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
không được mua bán, chuyển nhượng, cho
thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch
vụ phát thanh, truyền hình trả tiền dưới mọi
hình thức12. Nếu đơn vị cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền bán, chuyển nhượng,
cho thuê, mượn Giấy phép cung cấp dịch
vụ truyền hình trả tiền dưới mọi hình thức
sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng, đồng thời bị áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả “buộc thu hồi giấy
phép” (khoản 2 và khoản 8 Điều 16 Nghị
định 159). Như vậy, chế tài “buộc thu hồi
giấy phép” được quy định trong Nghị định
159 nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng
ban đầu chứ không nhằm mục đích chấm
dứt hoạt động của đơn vị cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền. Trong khi đó, chế tài
“thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí”
quy định trong Luật Báo chí nếu được áp
dụng sẽ dẫn đến tình trạng là chấm dứt luôn
hoạt động của cơ quan báo chí.
10 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 524.
11 Có thể xem thêm Thông tư số 19/2016/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông quy định biểu mẫu Tờ khai đăng
ký, Đơn đề nghị cấp Giấy phép, Giấy Chứng nhận, Giấy phép và Báo cáo nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số
06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
12 Điểm g khoản 2 Điều 10 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả
tiền là “không được mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
trả tiền dưới mọi hình thức”.
13 Nguyễn Lân, Tlđd, tr. 2088.
14 Nguyễn Lân, Tlđd, tr. 220.
Một điều rất đáng suy ngẫm là Luật
Xử lý VPHC năm 2012 không quy định bất
cứ một hình thức xử phạt hay biện pháp
khắc phục hậu quả nào được áp dụng nhằm
mục đích chấm dứt hoạt động của cơ quan
báo chí. Nghị định 159 cũng không áp dụng
chế tài hành chính nhằm chấm dứt hoạt động
của cơ quan báo chí. Vậy câu hỏi được đặt ra
là chế tài “thu hồi giấy phép trong hoạt động
báo chí” quy định trong Luật Báo chí - một
biện pháp cưỡng chế có mục đích chấm dứt
hoạt động của cơ quan báo chí dựa trên cơ
sở pháp lý nào?
Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả
được quy định trong Nghị định 159 không
chính xác và không bao quát các VPHC xảy
ra trên thực tế.
VPHC có thể gây ra những hậu quả
nhất định với mức độ khác nhau cả về mặt
vật chất lẫn tinh thần. Do đó, việc áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả được xem
là một giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục
các hậu quả do VPHC gây ra. Khoản 3 Điều
3 Nghị định 159 liệt kê “buộc xin lỗi” là một
biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên,
đối với các VPHC cụ thể liên quan đến hoạt
động báo chí, Chính phủ lại quy định áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc
cải chính, xin lỗi” (Điều 8). Nói cách khác,
Điều 3 Nghị định 159 chỉ quy định biện
pháp khắc phục hậu quả “buộc xin lỗi” chứ
không có biện pháp “buộc cải chính, xin lỗi”
như cách quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Dưới góc độ ngôn ngữ, “xin lỗi” là
“nhận khuyết điểm của mình và đề nghị
được miễn thứ”13, còn “cải chính” là “sửa
lại cho đúng”14. Như vậy, áp dụng biện pháp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 21(373) T11/2018
khắc phục hậu quả “buộc xin lỗi” chỉ là việc
yêu cầu người vi phạm phải nhận khuyết
điểm của mình. Trong khi đó, việc áp dụng
biện pháp “buộc cải chính, xin lỗi” không
chỉ nhằm mục đích yêu cầu người vi phạm
phải nhận khuyết điểm mà còn phải chỉnh
sửa nội dung thông tin báo chí lại cho đúng.
Trong trường hợp này, sự thiếu chính xác về
thuật ngữ đã dẫn đến những thay đổi đáng
kể về nội dung, ý nghĩa, mục đích khi áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vào
thực tiễn.
Bên cạnh đó, các biện pháp khắc phục
hậu quả trong Nghị định 159 tuy nhiều
nhưng không bao quát được hết các hành vi
vi phạm. Từ đó dẫn đến thực trạng là nhiều
VPHC lẽ ra phải áp dụng biện khắc phục
hậu quả để khôi phục lại tình trạng ban đầu
do VPHC gây ra nhưng lại không bị áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Đơn cử, những vi phạm như “đăng, phát
thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm
trọng”, “đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu
khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của
tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”,
“đăng, phát thông tin kích động bạo lực, dâm
ô, đồi trụy”, “đăng, phát các tác phẩm đã có
quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu”
thì việc cải chính, xin lỗi là cần thiết. Tuy
nhiên, nếu chỉ cải chính, xin lỗi bằng một
bài viết ngắn và “để mặc” sự tồn tại của các
thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy thì trong
nhiều trường hợp còn lợi bất cập hại. Nhằm
khôi phục lại tình trạng ban đầu mà vi phạm
đã gây ra thì nhà làm luật cần phải quy định
rõ ràng bên cạnh việc cải chính, xin lỗi, còn
phải gỡ bỏ bài viết sai phạm ngay lập tức.
Điều 42 Luật Báo chí rất hợp lý khi quy
định: “đối với báo chí điện tử, ngoài việc
đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ
bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát”.
15 Các thông tin “kích động bạo lực”, “tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó” có thể không phải là
thông tin sai sự thật nhưng việc đăng, phát những thông tin này mang tính tiêu cực cho xã hội nên bị xử phạt. Tuy nhiên,
theo Điều 42 Luật Báo chí năm 2016 thì nếu đó không phải là thông tin sai sự thật thì cơ quan nhà nước không có quyền
yêu cầu chủ thể vi phạm gỡ bỏ thông tin này.
Điều 3 Nghị định 159 quy định biện pháp
khắc phục hậu quả “buộc gỡ bỏ xuất bản
phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp
luật” nhưng đáng tiếc, Điều 8 Nghị định này
lại không quy định áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả này đối với các vi phạm liên
quan đến nội dung thông tin trong hoạt động
báo chí. Bất cập này dẫn đến thực trạng là
người có thẩm quyền xử phạt bị “trói tay”
khi không tìm thấy cơ sở pháp lý vững chắc
để buộc người vi phạm phải gỡ bỏ bài viết
“công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi
chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp
pháp tài liệu, bức thư đó”, “tiết lộ bí mật đời
tư khi chưa được sự đồng ý của người đó”
bởi trong trường hợp này, các thông tin có
thể không sai sự thật nên không thuộc phạm
vi điều chỉnh của Điều 42 Luật Báo chí15.
Thứ tư, Nghị định 159 vẫn còn chứa
đựng nhiều tiêu chí định tính trong việc xác
định hành vi vi phạm, chưa mô tả rõ ràng,
cụ thể về hành vi vi phạm để có thể phân biệt
các hành vi vi phạm với nhau.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 159 quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Xử lý VPHC (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017) đưa
ra các yêu cầu cần phải tuân thủ khi quy định
về VPHC. Một trong các yêu cầu cần được
tuân thủ là “VPHC phải được mô tả rõ ràng,
cụ thể để có thể xác định và xử phạt được
trong thực tiễn”. Tuy nhiên, yêu cầu này vẫn
chưa được nghiêm chỉnh tuân thủ trong Nghị
định 159. Đơn cử, Nghị định vẫn dùng những
quy định tùy nghi làm căn cứ để xác định
tính chất, mức độ của hành vi vi phạm. Theo
đó, hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật
nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng”
(khoản 2, Điều 8) sẽ có mức phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tương
tự, cũng hành vi trên nhưng “gây ảnh hưởng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 21(373) T11/2018
nghiêm trọng” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 3, Điều
8), còn ở mức độ “gây ảnh hưởng rất nghiêm
trọng” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng (khoản 5, Điều 8). Bất cập
phát sinh là trong Nghị định 159 không có bất
kỳ quy định nào đưa ra căn cứ để xác định
đâu là hành vi chưa gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay gây
ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Quy định tùy
nghi như vậy sẽ tạo ra cách áp dụng pháp luật
không thống nhất.
Điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định
quy định: “phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi miêu tả tỉ
mỉ hành động dâm ô trong các tin, bài, ảnh”.
Tuy nhiên, điểm b khoản 5 Điều 8 Nghị định
cũng quy định xử phạt hành vi “đăng, phát
thông tin kích động dâm ô, đồi trụy” với
mức chế tài nặng hơn rất nhiều (phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).
Thực tế, hành vi miêu tả tỉ mỉ hành động
dâm ô trong các tin, bài, ảnh hoàn toàn có
thể mang tính chất kích động dâm ô, đồi
trụy. Ngược lại, các thông tin kích động dâm
ô, đồi trụy vẫn có thể là những tin, bài, ảnh
miêu tả tỉ mỉ về hành động dâm ô. Tuy nhiên,
theo quy định của Nghị định 159, “miêu tả tỉ
mỉ hành động dâm ô trong các tin, bài, ảnh”
và “đăng, phát thông tin kích động dâm ô,
đồi trụy” là hai hành vi có mức phạt khác
nhau. Trong khi đó, nếu đây là hai hành vi
khác nhau thì cũng không có cơ sở để phân
biệt, còn nếu giống nhau thì mức phạt tiền
lại khác nhau.
Tương tự, điểm h khoản 3 Điều 8
Nghị định quy định: “hành vi sử dụng hình
ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện
hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc
gia” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng. Trong khi đó, điểm a
khoản 4 Điều 8 Nghị định lại quy định xử
phạt hành vi “đăng, phát bản đồ Việt Nam
nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không
16 Nguyễn Cửu Việt, Một luật hay hai luật?, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số chủ đề Hiến kế Lập pháp) số 24, 2007.
đúng chủ quyền quốc gia” với mức tiền phạt
từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Theo chúng tôi, hai hành vi này có tính chất
giao thoa với nhau và rất khó có cơ sở phân
biệt một cách rõ ràng trong mọi trường hợp.
Điều 8 Nghị định quy định xử phạt nội dung
thông tin trong hoạt động báo chí. Do đó,
muốn xử phạt hành vi “sử dụng hình ảnh
bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc
thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia” thì
trước hết việc sử dụng hình ảnh bản đồ Việt
Nam (không thể hiện hoặc thể hiện không
đúng chủ quyền quốc gia) này phải được thể
hiện trên một ấn phẩm báo chí. Nghịch lý ở
chỗ là khi đã được thể hiện trên ấn phẩm báo
chí cụ thể thì người có thẩm quyền có thể xử
phạt về hành vi “đăng, phát bản đồ Việt Nam
nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không
đúng chủ quyền quốc gia” với mức tiền phạt
nặng hơn rất nhiều.
Thứ năm, “điều khoản chuyển tiếp”
trong Nghị định 159 được quy định không
rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau.
Trên thực tế, “điều khoản chuyển tiếp”
là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Điều hiển nhiên là khi ban hành một văn bản
quy phạm pháp luật mới, phải xử lý những
quan hệ phát sinh trong khi áp dụng văn bản
quy phạm pháp luật cũ còn chưa kết thúc,
còn kéo dài sang tận lúc văn bản quy phạm
pháp luật mới có hiệu lực16. Nếu không có
“điều khoản chuyển tiếp” sẽ dẫn đến tình
trạng “luật của quốc gia” để trống, tạo cơ
hội cho “luật địa phương”, thậm chí là “lệ”
phát huy tác dụng và như thế thì “luật địa
phương” sẽ như “trăm hoa đua nở”, gây rối
loạn hệ thống pháp luật. Với tư duy đó, Điều
37 Nghị định 159 quy định về điều khoản
chuyển tiếp như sau: “đối với hành vi VPHC
trong hoạt động báo chí, xuất bản xảy ra
trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi
hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang
xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định
có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm”.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 21(373) T11/2018
Như đã trình bày, so với Nghị định số
02/2011/NĐ-CP (Nghị định 02), Nghị định
159 đã giảm mức tiền phạt đối với nhiều
hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đối với một số
hành vi vi phạm, Nghị định 159 lại tăng thời
gian áp dụng hình thức xử phạt tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Điều này dẫn đến thực trạng là một VPHC
nếu xử phạt theo Nghị định 159 thì mức tiền
phạt thấp hơn nhưng thời gian bị tước quyền
sử dụng giấy phép lại dài hơn so với xử phạt
theo Nghị định 02. Ngược lại, một VPHC
nếu xử phạt theo Nghị định 02 thì mức tiền
phạt cao hơn nhưng thời gian bị tước quyền
sử dụng giấy phép lại ngắn hơn so với xử
phạt theo Nghị định 159.
Ví dụ, theo Nghị định 02 thì hành vi
“đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định
cấm lưu hành hoặc tịch thu” bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị
tước quyền sử dụng giấy phép báo chí từ 90
ngày đến 180 ngày, tương đương 03 tháng
đến 06 tháng (khoản 5, khoản 6 Điều 7). Theo
Nghị định 159 thì hành vi “đăng, phát các tác
phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc
tịch thu” bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng
giấy phép báo chí từ 01 tháng đến 03 tháng
(khoản 6, khoản 7 Điều 8). Trong trường hợp
này thì quy định nào được xem là có lợi khi
áp dụng cho tổ chức, cá nhân vi phạm?
Có quan điểm cho rằng, phạt tiền là
hình thức xử phạt chính nên người có thẩm
quyền lựa chọn xử phạt theo mức tiền phạt
thấp hơn thì chính là “áp dụng các quy định
có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm”. Quan
17 Khảo sát 30 nhà báo thì có đến 28/30 (chiếm tỷ lệ 93%) cho rằng người có thẩm quyền áp dụng thời gian tước quyền
sử dụng giấy phép báo chí ngắn hơn thì sẽ có lợi hơn cho người vi phạm.
18 Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định: “VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết
thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Nghị định số 159/2013/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở Luật Báo
chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999). Khi Luật Báo chí năm 2016 có hiệu lực và thay thế Luật Báo chí năm 1989
(sửa đổi, bổ sung năm 1999) thì lẽ ra Chính phủ phải ban hành nghị định mới nhằm sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định
số 159/2013/NĐ-CP.
điểm khác lại cho rằng, việc áp dụng hình
thức phạt chính như phạt tiền lại không gây
nên nhiều ảnh hưởng đến đời sống của cá
nhân, tổ chức bằng tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề. Do đó, người
có thẩm quyền lựa chọn xử phạt theo chế
tài mà có thời gian tước quyền sử dụng giấy
phép ít hơn thì chính là “áp dụng các quy
định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm”.
Rõ ràng, việc xem xét để đánh giá “áp dụng
các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi
phạm” không phải là đơn giản và chắc chắn
sẽ tạo ra cách hiểu cũng như áp dụng pháp
luật không thống nhất. Chúng tôi đồng ý với
quan điểm thứ hai và cho rằng thời gian tước
quyền sử dụng giấy phép báo chí càng dài thì
càng gây bất lợi cho người vi phạm bởi tước
quyền sử dụng giấy phép báo chí có thể gây
ra thiệt hại về vật chất còn lớn hơn gấp nhiều
lần so với số tiền phạt chính17. Tuy nhiên,
đây chỉ là những quan điểm mang tính học
thuật, nghiên cứu chứ không phải quy định
chính thức của Nhà nước nên không mang
tính khuôn mẫu. Những người làm công
tác thực tiễn rất cần các quy định rõ ràng từ
phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
“điều khoản chuyển tiếp” nhằm tạo ra cách
áp dụng pháp luật thống nhất.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện
Trong bối cảnh Luật Báo chí đã có hiệu
lực thì việc tiếp tục duy trì Nghị định 159
là điều không hợp lý lẫn không hợp pháp18.
Hiện nay, Chính phủ đang gấp rút soạn thảo
Nghị định quy định xử phạt vi phạm trong
hoạt động báo chí nhằm sửa đổi, bổ sung
Nghị định 159. Tuy nhiên, sau bản Dự thảo
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 21(373) T11/2018
Nghị định lần 2 ngày 5/6/201719 thì từ đó
đến nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị
định sửa đổi, bổ sung Nghị định 159. Trên
cơ sở đó, chúng tôi có một số ý kiến nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt
VPHC trong hoạt động báo chí:
Thứ nhất, bổ sung chế tài xử phạt đối
với hành vi bị cấm “thông tin ảnh hưởng đến
sự phát triển bình thường về thể chất và tinh
thần của trẻ em” và “quy kết tội danh khi
chưa có bản án của Tòa án”. Theo chúng tôi,
nếu không quy định chế tài đối với các hành
vi này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình
áp dụng pháp luật, đồng thời cũng không đạt
hiệu quả trong việc ngăn chặn, phòng ngừa
những hành vi vi phạm trên thực tế.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các chế tài
xử phạt VPHC liên quan đến nội dung thông
tin trong hoạt động báo chí.
Đối với hình thức phạt tiền, cần sửa
đổi theo hướng tăng mức xử phạt đối với các
hành vi vi phạm.
Đối với hình thức xử phạt đình bản tạm
thời, như đã trình bày, “đình bản tạm thời”
chính là “tước quyền sử dụng giấy phép có
thời hạn”. Tuy tên gọi khác nhau nhưng bản
chất hoàn toàn trùng khớp với nhau. Vì vậy,
cần lưu ý thời hạn tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề đối với hành vi
vi phạm phải được quy định thành khung
thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian
tước tối thiểu và tối đa không quá lớn20.
Hiện nay, Luật Xử lý VPHC năm
2012 không xem “thu hồi giấy phép trong
hoạt động báo chí” là một hình thức xử
phạt. Do đó, nếu thừa nhận chế tài này thì
chỉ nên xem đây là biện pháp khắc phục hậu
quả và áp dụng đối với trường hợp một chủ
thể VPHC khi “mua bán, chuyển nhượng,
cho thuê, cho mượn Giấy phép trong hoạt
động báo chí trái pháp luật”. Nói cách khác,
19 Xem thêm Dự thảo Nghị định quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực báo chí, xuất bản (Dự thảo lần 2 ngày 5/6/2017)
tại website: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hoat-
dong-bao-chi-xuat-ban-2017-357207.aspx.
20 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
21 Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/05/2017 xử phạt VPHC trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; Nghị
định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/05/2018 xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
việc áp dụng biện pháp này nhằm hướng đến
mục đích khôi phục lại tình trạng ban đầu
chứ không nhằm mục đích chấm dứt hoạt
động của chủ thể sở hữu hợp pháp đối với
giấy phép hoạt động báo chí đó.
Thứ ba, sửa đổi tên của biện pháp
khắc phục hậu quả “buộc xin lỗi” thành
“buộc cải chính, xin lỗi” nhằm bảo đảm về
mặt kỹ thuật lập pháp. Đối với xử phạt hành
chính liên quan đến nội dung thông tin trong
hoạt động báo chí, cần bổ sung vào Điều 8
Nghị định 159 biện pháp khắc phục hậu quả
“buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm
các quy định của pháp luật”.
Thứ tư, cần tiến hành rà soát để
loại bỏ những tiêu chí định tính trong các
hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động
báo chí. Cụ thể, những tiêu chí như “chưa
gây ảnh hưởng nghiêm trọng”, “gây ảnh
hưởng nghiêm trọng” hay “gây ảnh hưởng
rất nghiêm trọng” không rõ ràng, cụ thể và
gây khó khăn cho người có thẩm quyền xử
phạt. Bên cạnh đó, cần mô tả rõ ràng, cụ thể
về hành vi vi phạm để có thể phân biệt các
hành vi vi phạm với nhau, từ đó tạo hành
lang pháp lý vững chắc cho công tác xử phạt
trong thực tiễn.
Cuối cùng, cần tiếp thu cách quy định
về “Điều khoản chuyển tiếp”21 trong một số
nghị định về xử phạt VPHC. Cụ thể, có thể
quy định “Điều khoản chuyển tiếp” như sau:
“Điều Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm đã lập biên bản
VPHC trước ngày Nghị định này có hiệu lực
thì áp dụng Nghị định số 159/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 của Chính phủ để xử phạt.
2. Các hành vi vi phạm được lập biên
bản VPHC từ ngày Nghị định này có hiệu
lực thì áp dụng Nghị định này để xử phạt”■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 21(373) T11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_phap_luat_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh.pdf