Thứ nhất, sửa đổi tên gọi của “quyền
được KCB phù hợp với điều kiện thực tế”
thành “quyền được hưởng dịch vụ KCB có
chất lượng tuân thủ các tiêu chuẩn được
công nhận”. Theo đó người bệnh phải được
khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng KCB đã
được công bố và thừa nhận bởi cơ quan có
thẩm quyền. Các tiêu chuẩn này sẽ không
chỉ bao gồm chất lượng chuyên môn kỹ
thuật mà còn có cả chất lượng phục vụ
người bệnh (chăm sóc khách hàng), chất
lượng quản lý hệ thống KCB.
Thứ hai, người bệnh có quyền được
tôn trọng bí mật thông tin cá nhân. Trước
hết, mọi thông tin trong hồ sơ bệnh án và
thông tin về đời tư cá nhân (mối quan hệ
nhân thân, hình ảnh, lịch sử gia đình ) của
người bệnh phải được giữ bí mật. Chỉ được
phép công bố các thông tin trên khi người
bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin kinh
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn
đoán, chăm sóc điều trị người bệnh trong
nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh và
những trường hợp khác luật định. Ngay cả
khi được sử dụng thông tin của bệnh nhân
thì những thông tin định danh (identify
information) cần giữ bí mật nếu không có
sự cho phép của người bệnh, trừ trường hợp
luật định phải công khai vì lợi ích công hoặc
lợi ích của người đó. Ví dụ, trường hợp sử
dụng hình ảnh hoặc thông tin về tình trạng
bệnh của người bệnh để chia sẻ kinh nghiệm
chuyên môn y khoa, cung cấp thông tin về
dịch bệnh hoặc thống kê y học, các thông
tin hoặc hình ảnh nhận dạng phải được xoá
hoặc che đi nếu không có sự cho phép của
người bệnh.
Quá trình KCB cần được đảm bảo chỉ
có sự tham gia của những người hành nghề
có liên quan, trừ khi bệnh nhân đồng ý hoặc
yêu cầu. Người hành nghề không được tự ý
chia sẻ thông tin về người bệnh cho người
khác, kể cả người thân hoặc bạn bè không
phải là người đại diện của người bệnh, trừ khi
việc thông báo là cần thiết vì lợi ích tốt nhất
cho người bệnh căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định về quyền của người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Khám, chữa bệnh là dịch vụ phục vụ con người được thiết lập trên cơ
sở hợp đồng giữa cơ sở khám, chữa bệnh với tư cách là nhà cung cấp
dịch vụ và người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Bài viết trình bày
về thực trạng quyền của người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh và
đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật mà cụ thể là Luật Khám
bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Đinh Thị Thanh Nga*
Abstract:
The services of medical examination and treatment are the ones for
the human, which is established on the basis of contracts between
the medical examination and treatment establishments as the service
providers and the users of the medical examination and treatment
services. This article presents the status of the rights of users of medical
examination and treatment services and provides recommendations to
improve the law, specifically the Law on medical examination and
treatment of 2009.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quyền của người sử dụng
dịch vụ khám, chữa bệnh; Luật
Khám bệnh, chữa bệnh.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 02/05/2017
Biên tập: 22/08/2017
Duyệt bài: 31/08/2017
Article Infomation:
Keywords: rights of users of medical
examination and treatment services,
Law on medical examination and
treatment
Article History:
Received: 02 May 2017
Edited: 22 Aug. 2017
Appproved: 31 Aug. 2017
* ThS, Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh.
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ KHÁM, CHỮA BỆNH
1. Quyền của người sử dụng dịch vụ
khám, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh,
chữa bệnh
1.1 Quyền được khám, chữa bệnh có
chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế
(Điều 7)
Đây là quyền đầu tiên của người bệnh
được đề cập tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh
(KBCB) năm 2009. Về nội dung, quyền
được khám, chữa bệnh (KCB) phù hợp với
điều kiện thực tế, bao gồm “được tư vấn,
giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương
pháp điều trị và dịch vụ KCB phù hợp với
bệnh; được điều trị bằng phương pháp an
toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy
định về chuyên môn kỹ thuật”.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 18(346) T9/2017
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, khái
niệm “chất lượng phù hợp điều kiện thực
tế” là phạm trù định tính, có thể dễ dàng giải
thích theo hướng có lợi cho cơ sở KCB. Vì
vậy, để bảo đảm quyền của người KBCB,
cần tiếp cận theo hướng quyền được hưởng
thụ dịch vụ KCB đạt tiêu chuẩn hoặc tiêu
chuẩn cao. Quyền về chất lượng dịch vụ y
tế đòi hỏi các tổ chức chăm sóc sức khỏe
và các chuyên gia cung cấp mức độ thỏa
mãn về kỹ thuật, sự an toàn. Theo Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) thì về quyền đối với
sức khoẻ con người, các dịch vụ y tế phải
có sẵn, có thể tiếp cận, được chấp nhận
và chất lượng tốt (available, accessible,
acceptable and good quality)1; cụ thể là
các chuyên gia y tế lành nghề, thuốc và
phương tiện y tế đạt chuẩn về khoa học
và còn hiệu lực, điều kiện vệ sinh đầy đủ
và nước uống an toàn. Quyền đối với chất
lượng KCB còn được giải thích là “quyền
nhận tư vấn y tế và điều trị, đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn được thừa nhận hiện nay
về chất lượng và chăm sóc. Các tiêu chuẩn
được thừa nhận hiện nay là những tiêu
chuẩn được công nhận bởi một cơ quan
chịu trách nhiệm về sự chuyên nghiệp về
hành nghề y đương đại”2.
Như vậy, thay vì đưa ra một khái niệm
chỉ mang giá trị định tính, nếu xác định rõ
quyền được thụ hưởng dịch vụ y tế đảm bảo
các tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố
sẽ đem lại sự an toàn hơn cho người bệnh.
Đồng thời, người bệnh còn cần có quyền
1 World Health Organization- Office of the United Nations High Commissioner for Human rights, The right to health-
Fact sheet No 31, trang 4;
2 NTEC Patient's Relations Office, Patient’s right and responsibilities,
terpamphlet_e.html.
được đảm bảo an toàn trong mọi hoạt động
của toàn bộ quá trình KCB, không nên chỉ
giới hạn ở việc được điều trị bằng phương
pháp an toàn, hợp lý như Luật KBCB đã nêu.
1.2 Quyền được tôn trọng bí mật
riêng tư (Điều 8)
Được tôn trọng bí mật riêng tư là
quyền thứ hai của người bệnh theo Luật
KBCB. Theo đó, người bệnh được giữ bí
mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời
tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Những
thông tin nêu trên chỉ được phép công bố
khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông
tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng
chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh
giữa những người hành nghề trong nhóm
trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trường
hợp khác do pháp luật quy định.
Theo quy định của Điều 59 Luật
KBCB, hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo
các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ
bí mật Nhà nước. Người đứng đầu cơ sở
KCB quyết định việc cho phép khai thác
hồ sơ bệnh án trong các trường hợp: (i)
Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người
hành nghề trong cơ sở KBCB được mượn
hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép
phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác
chuyên môn kỹ thuật; (ii) Đại diện cơ quan
quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý
cơ sở KBCB, cơ quan điều tra, viện kiểm
sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ
quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y,
pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 18(346) T9/2017
bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục
vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền
cho phép. Các đối tượng trên khi sử dụng
thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí
mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích
như đã đề nghị với người đứng đầu cơ
sở KBCB. Quy định này tương đồng với
các quyền người bệnh được các nước phát
triển thừa nhận.
Tuy nhiên, nội hàm quyền được tôn
trọng bí mật riêng tư chưa được Luật thể
hiện đầy đủ vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật
Dân sự (BLDS) năm 2015, cá nhân có
quyền đối với bí mật đời tư và quyền đối
với hình ảnh. Như vậy, mọi thông tin về đời
tư cá nhân, không chỉ là thông tin về tình
trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ
sơ bệnh án, mà còn bao gồm cả các mối
quan hệ với người thân và hình ảnh của
người bệnh phải được bảo mật tuyệt đối.
Hiện nay, hình ảnh và một số thông tin của
người bệnh cụ thể liên quan đến tình trạng
bệnh thường được một số bác sĩ đưa lên
mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý của
bệnh nhân. Hành vi này đã xâm phạm đến
bí mật đời tư của người bệnh.
Thứ hai, một trong những vấn đề
thường xuyên xuất hiện tại các bệnh viện ở
Việt Nam là việc các thực tập sinh y khoa
thường có mặt tại phòng khám, thậm chí có
thể thực hiện một số công việc dưới sự hướng
dẫn và giám sát của người hành nghề trong
quá trình KCB. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự
hiện diện của các thực tập sinh có cần nhận
3 Dónal P. O’Mathúna- P. Anne Scott-Adam McAuley, Healthcare Rights and Responsibilities- A review of the EU pa-
tient’s rights, Irish Patients’ Association, 4/2005, page 18.
được sự đồng ý của người bệnh hay không
vẫn còn bị bỏ ngỏ trong các quy định về
KCB. Các thông tin và sự riêng tư của người
bệnh đều cần được bảo mật ngay cả đối với
người thân nếu không phải là người đại diện
của người bệnh.
Thứ ba, mỗi người bệnh có quyền
được giữ bí mật thông tin cá nhân, không
chỉ bao gồm thông tin về tình trạng sức khỏe
và các thủ tục chẩn đoán hoặc điều trị mà
còn cần được bảo vệ sự riêng tư của mình
trong suốt quá trình thực hiện chẩn đoán,
điều trị và phẫu thuật nói chung. Tất cả các
hoạt động chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật
phải diễn ra trong một môi trường thích hợp
và trong sự hiện diện của chỉ những người
cần thiết (trừ khi bệnh nhân đã đồng ý hoặc
yêu cầu). Đây cũng là nội dung rất hợp lý và
tiến bộ của quyền bí mật riêng tư trong Hiến
chương Quyền người bệnh của EU3 mà chưa
được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam.
Những hạn chế nêu trên cho thấy sự
cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật KBCB nhằm
bảo đảm quyền tôn trọng bí mật riêng tư của
người KCB phù hợp với BLDS.
1.3 Quyền được tôn trọng danh dự,
bảo vệ sức khoẻ trong KBCB (Điều 9)
Điều 9 Luật KBCB quy định: “(1)
Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc ép
buộc KBCB, trừ trường hợp được quy định
tại khoản 1 Điều 66 của Luật; (2) Được
tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng; (3) Không bị phân biệt giàu nghèo,
địa vị xã hội”.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 18(346) T9/2017
Mặc dù quyền được tôn trọng danh
dự và bảo vệ sức khoẻ bao gồm cả vấn đề
không bị phân biệt đối xử do giàu nghèo
và tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc,
tín ngưỡng nhưng cách thể hiện này chưa
thể hiện được đầy đủ nội hàm của quyền.
Bên cạnh những nội dung trên, lẽ ra quyền
được bảo vệ sức khoẻ còn cần được thể
hiện thông qua việc người bệnh phải được
bảo vệ khỏi nguy cơ tổn hại gây ra bởi
các sai sót, chậm trễ trong chuyên môn
và được tiếp cận với các dịch vụ y tế và
các phương pháp điều trị có thể đáp ứng
tiêu chuẩn an toàn (right to safety). Được
bảo vệ sức khoẻ còn là việc người bệnh
phải được tránh hoặc giảm nhẹ mọi đau
đớn không cần thiết ở tất cả giai đoạn có
thể trong quá trình điều trị của mình (right
to avoid unessecary suffering and pain)4.
Những ý nêu trên đều chưa được thể hiện
trong Luật KBCB hiện hành.
1.4 Quyền được lựa chọn trong
KBCB (Điều 10)
Quyền được lựa chọn trong KCB bao
gồm ba nội dung sau:
Một là, “được cung cấp thông tin,
giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng
bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa
chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị”.
Đối với nội dung này, pháp luật của một
số nước như Hoa Kỳ và Australia còn quy
định thêm yêu cầu về việc cung cấp toàn bộ
4 Italy: Charter of rights against unnescesrary pain,
carta_dei_diritti_sul_dolore_inutile_en.pdf
5 Thompson Reuter,
sent.html,
6 Điều 32 BLDS 2015, Điều 33 BLDS năm 2015
7 Wolrd Medical Assembly (1981), World Medical association declaration of Lisbon on the rights of the patient, right to
self- determination p2,
các thông tin liên quan trong điều trị người
bệnh bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, đầy
đủ và toàn diện để người bệnh có thể đưa ra
các quyết định5;
Hai là, người bệnh “được chấp nhận
hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh
học”. Nghiên cứu để thử nghiệm các loại
thuốc mới hoặc phương pháp chữa bệnh mới
cần phải được sự đồng ý của người được thử
nghiệm. Nội dung này hoàn toàn phù hợp
với BLDS6 và với Tuyên bố Lisbon 1981 về
Quyền người bệnh7.
Ba là, “được lựa chọn người đại diện
để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của
mình trong KBCB”. Được lựa chọn người
đại diện cho mình trong KCB là quyền rất
có ý nghĩa đã được Luật KBCB ghi nhận.
Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể
lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi. Để có thể bị coi
là mất năng lực hành vi thì phải có quyết
định của Toà án, điều khó khả thi trong
hoàn cảnh đó. Do vậy, việc chỉ định trước
người đại diện cho mình sẽ đem lại cơ hội
tốt hơn để người bệnh thể hiện tự do ý chí
và cơ sở KCB cũng thuận lợi hơn trong
việc thực hiện các quyết định điều trị, vì
không phải mọi trường hợp người bệnh đều
có người đại diện theo pháp luật tham gia
vào việc chăm sóc. Vì thế, các cơ sở KCB
nên đưa nội dung này vào thoả thuận khi
người bệnh tham gia điều trị nội trú. Pháp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 18(346) T9/2017
luật nước Anh còn cho phép người bệnh
thực hiện quyền nêu trước các quyết định
điều trị cho chính mình (future healthcare
dicisions) khi xảy ra những tình huống nhất
định vì họ không còn khả năng tự đưa ra
quyết định vào thời điểm đó8.
Ngoài ra, dịch vụ KCB cần được
nhìn nhận đúng với tư cách là hàng hoá,
người mua phải có quyền lựa chọn ai là
người bán nó cho mình giữa rất nhiều nhà
cung cấp trên cùng thị trường. Do vậy,
bên cạnh những nội dung trên, quyền
được lựa chọn trong KCB cần chứa đựng
cả quyền được lựa chọn cơ sở KCB, bao
gồm việc lựa chọn cơ sở KCB ngay cả
khi sử dụng bảo hiểm y tế. Nội dung này
thực chất hiện nay cũng đã được thể hiện
trong Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm
2014 và các văn bản hướng dẫn có liên
quan. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần
được biết tên toàn bộ người hành nghề
đang thực hiện việc khám chữa bệnh cho
mình vì hoạt động KCB mang tính chuyên
nghiệp phụ thuộc phần lớn vào năng lực
cá nhân và phải do người có chứng chỉ
hành nghề thực hiện.
1.5 Quyền được cung cấp thông tin về
hồ sơ bệnh án và chi phí KBCB (Điều 11)
Điều 11 Luật KBCB quy định
“Người bệnh được cung cấp thông tin tóm
tắt hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn
bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác; được cung cấp thông tin về giá dịch vụ
KCB, giải thích chi tiết các khoản chi trong
hoá đơn thanh toán dịch vụ KCB”.
8 British Columbia Government,
vance-care-planning, 11/2016.
Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và
pháp lý; được bảo quản theo các cấp độ mật
của pháp luật về bí mật Nhà nước. Người
bệnh chỉ có quyền được cung cấp tóm tắt hồ
sơ bệnh án khi có yêu cầu bằng văn bản.
Về lý thuyết có thể cho rằng, hồ sơ
bệnh án có những thuật ngữ chuyên môn
người bệnh không cần thiết phải tiếp cận,
trong quá trình KCB họ đã được giải thích
đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả cũng như
phương pháp chữa trị nên chỉ cần cung
cấp tóm tắt hồ sơ bệnh án là đủ. Tuy nhiên,
bệnh án chứa đựng những thông tin nhân
thân liên quan trực tiếp đến người bệnh và
họ phải có quyền tiếp cận đến toàn bộ những
gì thuộc về chính mình. Không được tiếp
cận hồ sơ bệnh án, họ hoàn toàn có thể nghi
ngờ bản tóm tắt không đúng sự thật và bên
cung cấp che giấu thông tin. Họ cũng khó có
thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia y khoa
khác nếu không có hồ sơ bệnh án với đầy
đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, y lệnh nên
dễ nảy sinh nguy cơ tranh chấp khi có tai
biến. Khi muốn yêu cầu bảo vệ quyền lợi
cho mình trong tranh chấp, người bệnh cũng
gặp khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ
để chứng minh có sai sót chuyên môn trong
KCB. Việc khiếu kiện của người bệnh chỉ
dựa vào cảm nhận chủ quan và những thông
tin trong bản tóm tắt bệnh án do cơ sở KCB
cung cấp mà họ có thể cho rằng không khách
quan. Việc không cho người bệnh được biết
toàn bộ hồ sơ bệnh án không chỉ tạo nguy cơ
tranh chấp cao hơn mà còn có thể làm trầm
trọng hơn tranh chấp khi đã xảy ra.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 18(346) T9/2017
Chưa kể đến việc trên thực tế, nhiều
cơ sở KCB còn giữ lại cả những kết quả xét
nghiệm, thăm dò chức năng trong quá trình
điều trị nội trú mặc dù người bệnh đã trả chi
phí cho những kết quả này của họ. Do vậy
người bệnh hầu như phải làm lại toàn bộ các
chỉ định cận lâm sàng khi chuyển từ cơ sở
KCB này sang cơ sở KCB khác. Điều này
vừa gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc
cho người bệnh, vừa dẫn đến nguy cơ không
theo dõi được đầy đủ diễn tiến của bệnh để
điều trị hiệu quả.
Trong khi đó, pháp luật về quyền
người bệnh của Australia và của Cộng hoà
Lithuania, Tuyên bố (mở rộng) về quyền
người bệnh của Châu Âu đều cho phép
người bệnh được xem hồ sơ bệnh án và được
cung cấp bản sao lục hồ sơ nếu có yêu cầu9.
Người bệnh còn có quyền yêu cầu chỉnh
sửa những thông tin không chính xác trong
hồ sơ bệnh án của mình. Người bệnh cũng
có quyền tham khảo ý kiến từ một chuyên
gia y tế khác trong quá trình KCB (Tuyên
bố Lisbon 1981 về Quyền người bệnh)10.
Theo Luật của South Calorina (section 44-
115-60), chỉ trong một số trường hợp luật
định, cơ sở KCB mới được phép cung cấp
bản tóm tắt hoặc một phần hồ sơ bệnh án
thay cho toàn bộ hồ sơ bệnh án, như khi
9 Patient’s rights of South Australia, Legal services commission,
Article 7 (Right of Access to Entries in one's Medical Records), Law on the right of patients and compensation for
the damage to their heath of The Republic of Lithuania, 10/1996,
THE%20RIGHTS%20OF%20PATIENTS%20AND%20COMPENSATION%20FOR%20THE%20DAMAGE%20
TO%20THEIR%20HEALTH.pdf.
Article 4 (Confidentality and privacy) Adeclaration on the promotion of patients’ rights in Europe, European consulta-
tion on the rights of patients Amsterdam 3/1994 –WHO, ICP/HLE 121.
10 Điểm b, Điều 2 (Right to ask for the opinion of another physician at any stage) Tuyên bố Lisbon về Quyền người bệnh
11 South Calorina Code of Law, Chapter 115, Physicans’Patient Record Act, SECTION 44-115-60. Physician's release of
summary or portion in lieu of full record,
có căn cứ hợp lý cho rằng việc cung cấp
toàn bộ hồ sơ bệnh án sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến tâm lý hoặc tình trạng tinh thần của
người bệnh hoặc các trường hợp khác bị
luật cấm11.
Bên cạnh đó, theo Luật KBCB, người
đại diện hợp pháp của người bệnh bị mất
năng lực hành vi dân sự, không có năng lực
hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ
6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi quyết định việc
KCB. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ của người bệnh, nếu không
có mặt người đại diện hợp pháp của người
bệnh thì người đứng đầu cơ sở KCB quyết
định việc KCB.
1.6 Quyền được từ chối chữa bệnh và
ra khỏi cơ sở KBCB (Điều 12)
Quyền được từ chối chữa bệnh và ra
khỏi cơ sở KBCB bao gồm: (1) Được từ chối
xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật
hoặc phương pháp điều trị, nhưng phải cam
kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc
từ chối của mình, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 1 Điều 66; (2) Được ra khỏi
cơ sở KCB khi chưa kết thúc điều trị, nhưng
phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn
bản về việc ra khỏi cơ sở KCB trái với quy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 18(346) T9/2017
định của người hành nghề, trừ trường hợp
được quy định tại khoản 1 Điều 66.
Quyền được ra khỏi cơ sở KCB là biểu
hiện cụ thể của quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng áp dụng cho hợp đồng dịch vụ
KCB, trong đó bao hàm cả việc người bệnh
được ra khỏi cơ sở KCB này để chuyển sang
cơ sở KCB khác theo yêu cầu của họ. Nội
dung này cũng đã được đề cập trong Điều 58
Luật KBCB về các trường hợp phải chuyển
cơ sở KCB, và khi được ghi nhận là quyền
của người bệnh thể hiện sự thống nhất, đầy
đủ trong pháp luật về KCB.
Tuy nhiên, bản chất của hợp đồng là
sự tự do ý chí, tự nguyện, bình đẳng. Người
bệnh, với tư cách là người sử dụng dịch vụ,
phải có quyền quyết định việc phát sinh,
thay đổi và chấm dứt quan hệ hợp đồng.
Cả hai quyền nêu trên đều có liên quan đến
quyền tự quyết định của người bệnh với tư
cách là một bên trong hợp đồng, thiết nghĩ
không cần phải tách làm quyền độc lập bên
cạnh quyền được lựa chọn trong KCB.
2. Một số quyền của người bệnh chưa
được đề cập trong Luật Khám bệnh, chữa
bệnh
Thứ nhất, về quyền khiếu nại của
người KCB trong hợp đồng dịch vụ KCB.
Luật KBCB lại chưa đề cập đến quyền này
với tư cách là quyền của người KCB, mà chỉ
quy định: việc khiếu nại và giải quyết khiếu
nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính về KBCB; việc tố cáo và giải
quyết tố cáo vi phạm pháp luật về KBCB
được thực hiện theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo (Điều 79). Điều 80 quy
định, các tranh chấp về KCB do các bên tự
hòa giải, trong trường hợp hòa giải không
thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi
kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Xét về khía cạnh dân sự, hợp đồng
dịch vụ KCB là hợp đồng dân sự, vì vậy, bên
sử dụng dịch vụ phải có quyền khiếu nại về
chất lượng, về những sai sót trong quá trình
cung cấp dịch vụ của bên cung cấp dịch vụ.
Nếu khiếu nại không được giải quyết thoả
đáng, bên sử dụng dịch vụ có quyền khởi
kiện tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Vì vậy, để bảo quyền lợi của người KCB,
cần bổ sung quy định về quyền khiếu nại của
KCB đối với bên cung cấp dịch vụ KCB.
Thứ hai, về quyền đòi bồi thường của
người bệnh. Quyền được bồi thường về vật
chất, tinh thần là quyền con người đã được
hiến định (Điều 30 Hiến pháp năm 2013).
Bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại khi dịch vụ được cung ứng
không đạt được như thoả thuận hoặc công
việc không được hoàn thành đúng thời hạn;
bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ (Điều 516 và Điều 520 BLDS năm
2015). Trong quá trình KCB, có thể xảy
ra những thiệt hại do lỗi của bên cung cấp
dịch vụ như: cẩu thả, không tuân thủ quy
định chuyên môn kỹ thuật gây ra. Thiệt hại
mà bên sử dụng dịch vụ phải gánh chịu do
những vi phạm từ phía bên cung cấp liên
quan đến sức khoẻ, tính mạng, những giá trị
quan trọng nhất của con người. Mặc dù trách
nhiệm bồi thường của người hành nghề, cơ
sở KCB khi xảy ra tai biến đã được đề cập
tại Điều 76 Luật KBCB, thiết nghĩ quyền
được yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng cần
được ghi nhận với tư cách là quyền người
bệnh để mang tính đồng bộ, nâng cao trách
nhiệm của cơ sở KCB trong quan hệ này.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 18(346) T9/2017
3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định về quyền người bệnh trong Luật
Khám bệnh, chữa bệnh
Thứ nhất, sửa đổi tên gọi của “quyền
được KCB phù hợp với điều kiện thực tế”
thành “quyền được hưởng dịch vụ KCB có
chất lượng tuân thủ các tiêu chuẩn được
công nhận”. Theo đó người bệnh phải được
khám, tư vấn, điều trị, chăm sóc đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng KCB đã
được công bố và thừa nhận bởi cơ quan có
thẩm quyền. Các tiêu chuẩn này sẽ không
chỉ bao gồm chất lượng chuyên môn kỹ
thuật mà còn có cả chất lượng phục vụ
người bệnh (chăm sóc khách hàng), chất
lượng quản lý hệ thống KCB.
Thứ hai, người bệnh có quyền được
tôn trọng bí mật thông tin cá nhân. Trước
hết, mọi thông tin trong hồ sơ bệnh án và
thông tin về đời tư cá nhân (mối quan hệ
nhân thân, hình ảnh, lịch sử gia đình) của
người bệnh phải được giữ bí mật. Chỉ được
phép công bố các thông tin trên khi người
bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin kinh
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn
đoán, chăm sóc điều trị người bệnh trong
nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh và
những trường hợp khác luật định. Ngay cả
khi được sử dụng thông tin của bệnh nhân
thì những thông tin định danh (identify
information) cần giữ bí mật nếu không có
sự cho phép của người bệnh, trừ trường hợp
luật định phải công khai vì lợi ích công hoặc
lợi ích của người đó. Ví dụ, trường hợp sử
dụng hình ảnh hoặc thông tin về tình trạng
bệnh của người bệnh để chia sẻ kinh nghiệm
chuyên môn y khoa, cung cấp thông tin về
dịch bệnh hoặc thống kê y học, các thông
tin hoặc hình ảnh nhận dạng phải được xoá
hoặc che đi nếu không có sự cho phép của
người bệnh.
Quá trình KCB cần được đảm bảo chỉ
có sự tham gia của những người hành nghề
có liên quan, trừ khi bệnh nhân đồng ý hoặc
yêu cầu. Người hành nghề không được tự ý
chia sẻ thông tin về người bệnh cho người
khác, kể cả người thân hoặc bạn bè không
phải là người đại diện của người bệnh, trừ khi
việc thông báo là cần thiết vì lợi ích tốt nhất
cho người bệnh căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung nội dung
quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức
khoẻ trong KCB như sau: (i) Không bị kỳ
thị, phân biệt đối xử vì giàu nghèo, địa vị
xã hội, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng hoặc
bất cứ lý do nào. Không bị ép buộc KCB trừ
trường hợp bắt buộc chữa bệnh do luật định;
(ii) Được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và
các quyền nhân thân khác trong KCB; (iii)
Được sử dụng các dịch vụ KCB và phương
pháp điều trị đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn,
được tránh hoặc giảm nhẹ mọi đau đớn
không cần thiết trong quá trình điều trị.
Thứ tư, bổ sung một số nội dung của
quyền được cung cấp thông tin trong KCB.
Theo đó, người bệnh có quyền: 1. Được
cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy
đủ và rõ ràng về quá trình KCB bao gồm
tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và
kết quả rủi ro có thể xảy ra, giá dịch vụ và
từng khoản chi phí trong KCB; 2. Được đọc,
xem và được cung cấp sao lục hồ sơ bệnh
án khi có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường
hợp luật định người bệnh chỉ được cung cấp
một phần hoặc thông tin tóm tắt về hồ sơ
(Xem tiếp trang 64)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 18(346) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_ve_quyen_cua_nguoi_su_dung_dich_vu_kham.pdf