Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm
Sửa đổi Điều 371 Bộ luật TTHS 2015
về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo
hướng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án bị kháng nghị khi có
một trong các căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết
định của Tòa án không phù hợp với những
chứng cứ của vụ án, cụ thể là:
- Kết luận của Tòa án không được
khẳng định bằng các chứng cứ được xem xét
tại phiên tòa;
- Hội đồng xét xử đã không cân nhắc
đến những chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản
đến kết luận trong bản án, quyết định;
- Còn tồn tại những chứng cứ đối lập
nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra
phán quyết nhưng Tòa án đã chấp nhận một
trong các chứng cứ đối lập mà không nêu
ra những căn cứ của việc chấp nhận những
chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
- Kết luận đã được nêu trong bản án có
những mâu thuẫn cơ bản và đã ảnh hưởng
hoặc có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết
vấn đề có tội hoặc không có tội của người
bị kết án hoặc người được tuyên vô tội, đến
việc áp dụng đúng pháp luật hình sự hoặc
quyết định mức hình phạt.
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình
sự và Bộ luật Dân sự.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Tóm tắt:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số quy
định về giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
về giám đốc thẩm liên quan đến đối tượng, căn cứ kháng nghị
giám đốc thẩm và thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm vẫn
còn có những hạn chế nhất định. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn đặt ra, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thủ tục giám đốc thẩm là cần thiết.
Nguyễn Trung Kiên*
* ThS. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Abstract
The Criminal Procedure Code of 2015 made improvements to
a number of provisions on cassation formerly in the Criminal
Procedure Code of 2003. However, some provisions of the
Criminal Procedure Code of 2015 on cassation related to the
subjects, the grounds for reviews of the cassation and the
jurisdiction of the cassation review panel still have certain
shortcomings. Therefore, to meet the practical requirements, it is
are necessary for the amendment of a number of provisions of the
criminal procedure law on cassation.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015; giám đốc thẩm; kháng nghị giám
đốc thẩm; hội đồng giám đốc thẩm.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 10/07/2019
Biên tập : 16/08/2019
Duyệt bài : 21/08/2019
Article Infomation:
Keywords: the Criminal Procedure
Code of 2015; cassation; reviews of the
cassation; cassation review panel.
Article History:
Received : 10 Jul. 2019
Edited : 16 Aug. 2019
Approved : 21 Aug. 2019
1. Những hạn chế, bất cập trong quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về
thủ tục giám đốc thẩm
1.1 Đối tượng của giám đốc thẩm trong tố
tụng hình sự
Việc xác định đúng đối tượng giám
đốc thẩm sẽ đảm bảo cho hoạt động giám
đốc thẩm được chính xác, hiệu quả và có giá
trị. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Bộ
1 Điều 370 Bộ luật TTHS năm 2015.
luật TTHS 2015) không có điều luật cụ thể
về đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm mà
chỉ quy định chung về tính chất của giám
đốc thẩm: "giám đốc thẩm là xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật..."1.
Theo quy định của Bộ luật TTHS và các
văn bản hướng dẫn thì các bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bao gồm:
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 16(392) T8/2019
- Bản án, quyết định và những phần
của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án
không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng
cáo, kháng nghị2;
- Toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị nhưng người
kháng cáo và Viện kiểm sát kháng nghị rút
toàn bộ kháng cáo, kháng nghị và Toà án cấp
phúc thẩm (Thẩm phán trước khi mở phiên
toà, Hội đồng xét xử tại phiên toà) ra quyết
định đình chỉ xét xử phúc thẩm, thì bản án
sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà
án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét
xử phúc thẩm3;
- Trong trường hợp người kháng cáo
rút một phần trong kháng cáo của mình hoặc
có nhiều người kháng cáo, nhưng có người
rút kháng cáo, có người không rút kháng
cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị
trong kháng nghị của mình, nếu Toà án
cấp phúc thẩm không xem xét các phần có
kháng cáo, kháng nghị đã bị rút; thì những
phần của bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng
cáo, kháng nghị4;
- Bản án phúc thẩm, quyết định phúc
thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên
án, ra quyết định5;
Đối với các quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật, Bộ luật TTHS và các
văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể
những quyết định nào là đối tượng của thủ
tục giám đốc thẩm.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, từ thời điểm nhận hồ sơ vụ án, bản cáo
trạng và thụ lý vụ án, Tòa án ra nhiều quyết
định tố tụng khác nhau, chẳng hạn, trong
giai đoạn chuẩn bị xét xử là các quyết định
2 Điều 343 Bộ luật TTHS năm 2015.
3 Khoản 1 Điều 348 Bộ luật TTHS; hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.2 mục 7 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần “xét xử phúc thẩm” của Bộ
luật TTHS.
4 Hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 7.2 mục 7 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND
tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần “xét xử phúc thẩm” của Bộ luật TTHS.
5 Khoản 2 Điều 355; khoản 2 Điều 361 Bộ luật TTHS năm 2015.
phân công hoặc thay đổi Thẩm phán, Hội
thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký; quyết định
tạm giam; quyết định bắt, tạm giam; quyết
định thay đổi biện pháp ngăn chặn; quyết
định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc
chữa bệnh; quyết định áp dụng thủ tục rút
gọn, quyết định trưng cầu giám định; quyết
định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, quyết định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định trả
hồ sơ vụ án (để truy tố theo thẩm quyền);
quyết định đình chỉ vụ án; quyết định phục
hồi vụ án; quyết định gia hạn thời hạn chuẩn
bị xét xử, trong quá trình xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm là quyết định hoãn phiên tòa;
quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định
đình chỉ vụ án; quyết định phục hồi vụ án;
quyết định hoãn phiên tòa; quyết định giải
quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với
quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ
án; quyết định về việc giải quyết kháng cáo
quá hạn;... sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc
thẩm, Tòa án có thể ra quyết định kháng
nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định
giám đốc thẩm, tái thẩm. Những quyết định
này do nhiều chủ thể khác nhau ban hành, có
thể là Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án,
Hội đồng xét xử, Hội đồng giám đốc thẩm,
tái thẩm... nhưng đều là những quyết định có
hiệu lực pháp luật. Vì vậy, trong các nghiên
cứu về giám đốc thẩm trong TTHS còn có
nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định
quyết định nào là đối tượng của thủ tục giám
đốc thẩm. Qua thực tiễn công tác giám đốc
thẩm, một số Kiểm sát viên, Thẩm phán khi
báo cáo hoặc trao đổi nghiệp vụ đã cho rằng,
tất cả các quyết định có hiệu lực pháp luật do
Tòa án ban hành đều là đối tượng của thủ tục
giám đốc thẩm.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 16(392) T8/2019
Tuy nhiên, việc coi tất cả các quyết
định của Tòa án đều là đối tượng của giám
đốc thẩm có thể dẫn đến tình trạng kháng
nghị tràn lan, không phù hợp với bản chất và
mục đích của thủ tục giám đốc thẩm. Bởi vì,
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các
cơ quan tiến hành tố tụng gồm cả Tòa án ban
hành nhiều quyết định tố tụng khác nhau để
xác định sự thật vụ án. Có những quyết định
mà tính chất, hiệu lực không khác gì nhau,
mặc dù được ban hành bởi các cơ quan tiến
hành tố tụng khác nhau, chẳng hạn các quyết
định phân công, quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn... Các
quyết định này nếu tách riêng lẻ thì bản thân
từng quyết định không thể giải quyết triệt để
vụ án mà chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo
hoạt động chứng minh của các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đúng
pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ và
xác định tội phạm, xử lý người phạm tội,
pháp nhân phạm tội. Các quyết định này chỉ
là đối tượng của hoạt động kiến nghị, khiếu
nại mà không thể là đối tượng kháng cáo,
kháng nghị trong hoạt động xét xử.
Theo chúng tôi, điều kiện cần để một
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án trở thành đối tượng của giám đốc thẩm
trước hết là quyết định đó phải có tính chất
giải quyết vụ án. Nhưng không phải quyết
định nào có tính chất giải quyết vụ án (tạm
thời hoặc dứt điểm) cũng có thể coi là đối
tượng của thủ tục giám đốc thẩm, chẳng
hạn quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết
định đình chỉ vụ án của Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa; quyết định áp dụng, đình chỉ biện
pháp bắt buộc chữa bệnh của Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án.
Khoản 2 Điều 330 và khoản 2 Điều
453 Bộ luật TTHS 2015 quy định: quyết
định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ
vụ án của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là
đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm; việc kháng cáo, kháng nghị quyết
định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối
với quyết định sơ thẩm. Như vậy, nếu các
quyết định này không bị kháng cáo, kháng
nghị phúc thẩm thì sẽ trở thành quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên,
trong trường hợp chưa có quyết định đưa vụ
án ra xét xử, đối tượng của các quyết định
này đều là bị can. Trong các quyền của bị
can quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật
TTHS 2015 thì bị can không có quyền kháng
cáo. Quy định như hiện nay là có sự mâu
thuẫn giữa các điều luật, không phù hợp với
các nguyên tắc của TTHS và bản chất của
xét xử. Vì vậy, các quyết định này chỉ nên
quy định là đối tượng của khiếu nại như các
quyết định tương tự của Cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát.
Do đó, điều kiện để các quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án trở thành
đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là:
- Phải được quyết định bởi Hội đồng
xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, Hội đồng giám
đốc thẩm, tái thẩm.
- Các quyết định này phải giải quyết
định nội dung thực chất của vụ án.
- Phải là quyết định giải quyết cuối
cùng, dứt điểm đối với vụ án đó.
- Phát sinh hiệu lực pháp luật.
Về giới hạn đối tượng của thủ tục giám
đốc thẩm, quy định của Bộ luật TTHS 2015
có những điểm giống với Bộ luật TTHS
1988, mặc dù không giới hạn đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm nhưng lại bị ràng
buộc bởi khoản 4 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân (TAND) năm 2014, “quyết định
giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm
phán TAND tối cao là quyết định cao nhất,
không bị kháng nghị”. Quy định này của
Luật Tổ chức TAND năm 2014 không phù
hợp với tinh thần của Bộ luật TTHS 2015,
nhất là khi Bộ luật TTHS 2015 đã dành một
chương XXVII để quy định thủ tục xem
xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao. Vì vậy, đối tượng của thủ tục
giám đốc thẩm cần bao gồm cả quyết định
giám đốc thẩm và tái thẩm của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao, đặc biệt trong
trường hợp vì lợi ích pháp luật, cần phải
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 16(392) T8/2019
đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác,
thống nhất hoặc trường hợp minh oan cho
người bị kết án.
1.2 Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm được quy định tại Điều 371 Bộ
luật TTHS 2015. Các bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một
trong ba căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết
định của Tòa án không phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án.
So sánh với quy định trước đây, Bộ
luật TTHS 2015 đã quy định cụ thể chủ thể
của quyết định, bản án bị kháng nghị giám
đốc thẩm là Tòa án. Quy định mới không
làm thay đổi cơ bản nội dung của căn cứ mà
chỉ có tính chất làm rõ hơn đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm. Sự bổ sung này
là cần thiết để xác định cụ thể đối tượng của
kháng nghị giám đốc thẩm phải là các bản
án, quyết định của Tòa án.
"Kết luận trong bản án hoặc quyết
định của Tòa án không phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án" là trường
hợp Hội đồng xét xử đưa ra những kết luận
không đúng với những gì có thật đã xảy ra
và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã
được kiểm tra tại phiên tòa. Tất cả kết luận
của Tòa án được thể hiện trong bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật. Các kết luận này
bao gồm nội dung vụ án, quan điểm, nhận
định, đánh giá của Tòa án về nội dung vụ
án, các chứng cứ, tài liệu được sử dụng để
chứng minh tội phạm, quyết định về tội
danh, hình phạt, mức bồi thường, án phí
Các kết luận của Tòa án căn cứ vào chứng
cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án và được
kiểm tra tại phiên tòa. Kết luận trong bản án
hoặc quyết định của Tòa án không phù hợp
với những tình tiết khách quan của vụ án
có thể xuất phát từ ý chí chủ quan của Hội
đồng xét xử. Đó là trường hợp mặc dù các
chứng cứ để kết tội bị cáo đã đầy đủ, hợp
pháp nhưng Hội đồng xét xử đánh giá không
đúng về tội danh, khung hình phạt... đối với
bị cáo. Cũng có những trường hợp kết luận
không phải của Tòa án nhưng Hội đồng xét
xử trích dẫn, sử dụng trong bản án thì vẫn
phải coi là kết luận của Tòa án không phù
hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Chẳng hạn trong quá trình điều tra, truy tố,
bị cáo bị bức cung, nhục hình nên khai nhận
tội. Tòa án sử dụng lời khai nhận tội này làm
chứng cứ để buộc tội bị cáo dẫn đến việc kết
án không đúng người.
Kết luận không phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án có thể do lỗi chủ
quan hoặc khách quan. Trường hợp trong
quá trình xác định sự thật của vụ án, các cơ
quan tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật
trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh
tội phạm thì những kết luận trong bản án,
quyết định của Tòa án sẽ không “phù hợp
với các tình tiết khách quan” của vụ án vì
các căn cứ để đi đến kết luận đã bị tác động
bởi ý thức chủ quan của cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng. Việc Tòa
án đưa ra kết luận mà không đủ chứng cứ
hoặc trên cơ sở sử dụng những chứng cứ, tài
liệu không bảo đảm tính hợp pháp, không
được thu thập theo trình tự, thủ tục được
quy định trong luật TTHS mới là căn cứ để
kháng nghị giám đốc thẩm. Ngược lại, nếu
như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng
xét xử không biết được các “tình tiết khách
quan” trong quá trình chứng minh tội phạm
dẫn đến kết luận không đúng sự thật khách
quan của vụ án thì lại là căn cứ để kháng
nghị tái thẩm. Vì vậy, để phân biệt giữa căn
cứ kháng nghị giám đốc thẩm và căn cứ
kháng nghị tái thẩm, nên thay đổi cụm từ
“tình tiết khách quan” bằng “chứng cứ của
vụ án” thì phù hợp và rõ ràng hơn.
Ngoài ra, Bộ luật TTHS hiện hành
chưa quy định cụ thể hoặc hướng dẫn thế
nào là “không phù hợp với tình tiết khách
quan”. Việc đánh giá vi phạm pháp luật trong
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án mang tính chủ quan, phụ thuộc
vào trình độ, kinh nghiệm của các chủ thể có
thẩm quyền. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến việc kháng nghị giám đốc
thẩm phải rút hoặc không được chấp nhận.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 16(392) T8/2019
Tỷ lệ kháng nghị phải rút hoặc không được
Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận trong 10
năm, từ 2009 đến 2018 chiếm 10,2% tổng
số kháng nghị giám đốc thẩm. Nghiêm trọng
hơn, một số quyết định giám đốc thẩm của
Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án cấp dưới bị
Hội đồng giám đốc thẩm TAND tối cao hủy
để điều tra lại (từ năm 2009 đến năm 2018,
có 60/1472 quyết định giám đốc thẩm bị hủy
để điều tra lại hoặc xét xử lại6).
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn
đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải
quyết vụ án.
Theo Từ điển Tiếng Việt, thủ tục là
“những việc cụ thể phải làm theo một trật tự
quy định để tiến hành một công việc có tính
chính thức”7. Việc sử dụng thuật ngữ “thủ tục
tố tụng” không bao hàm hết những vi phạm
pháp luật TTHS trong quá trình chứng minh
tội phạm bởi vì ngoài thủ tục tố tụng, luật
TTHS còn quy định khác về những nguyên
tắc của TTHS, những quy định chung, thẩm
quyền. Nếu vi phạm nghiêm trọng các quy
định này cũng có thể bị kháng nghị giám đốc
thẩm, chẳng hạn khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử sai thẩm quyền; khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ
đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật (nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì
một tội phạm)
Mặt khác, căn cứ này chỉ giới hạn
trong việc điều tra, truy tố, xét xử là không
đầy đủ. Hoạt động khởi tố vụ án hình sự nếu
có vi phạm cũng có thể bị kháng nghị giám
đốc thẩm, chẳng hạn: khởi tố vụ án không có
căn cứ; khởi tố vụ án hình sự trong trường
hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
bị hại hoặc người đại diện của bị hại quy
định tại Điều 155 Bộ luật TTHS. Trường
hợp này, mặc dù Cơ quan điều tra khởi tố
không đúng nhưng Viện kiểm sát và Tòa án
không phát hiện ra nên vẫn truy tố, xét xử; vi
phạm các quy định của Bộ luật TTHS trong
6 TAND tối cao, Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân từ năm 2009 đến 2018. Nguồn: Vụ tổng hợp TAND tối cao
7 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb. Đà Nẵng. tr.885-886.
hoạt động chứng minh tội phạm
Bộ luật TTHS 2015 quy định thêm một
điều kiện để kháng nghị giám đốc thẩm đối
với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án có “vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử”
là những vi phạm này “phải dẫn đến sai lầm
nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.
Chúng tôi cho rằng, quy định này là không
hợp lý, không đúng với bản chất, ý nghĩa và
mục đích của thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi
phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình
giải quyết vụ án, còn căn cứ để kháng nghị tái
thẩm liên quan đến việc xác định sự thật của
vụ án. Đây là sự khác nhau cơ bản để phân
biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái
thẩm. Quá trình xác định sự thật của vụ án
hình sự là quá trình tiếp cận chân lý. Khi tiếp
cận được sự thật, chân lý sẽ được thể hiện
trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án. Trước khi tuyên án bằng bản
án, Tòa án phải giải quyết được hai vấn đề
chính: (1) làm sáng tỏ những tình tiết của sự
việc phạm tội trên cơ sở xem xét tất cả các
chứng cứ, tài liệu cần thiết cho việc chứng
minh, đánh giá mức độ tin cậy của các chứng
cứ, tài liệu này và (2) đối chiếu những tình
tiết khách quan đã được làm sáng tỏ với các
quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết
về trách nhiệm của bị cáo. Pháp luật TTHS
đảm bảo các chứng cứ, tài liệu được thu thập
để chứng minh tội phạm khách quan, tin cậy.
Nếu người tiến hành tố tụng vi phạm pháp
luật trong việc giải quyết vụ án thì những
chứng cứ, tài liệu thu thập được không còn
đảm bảo tính khách quan. Có thể vi phạm
không làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết
vụ án nhưng nếu có vi phạm thì bản án, quyết
định của Tòa án cũng không xác định được sự
thật khách quan của vụ án. Mặt khác, nếu vi
phạm không được khắc phục thì cũng không
thể kết luận được vi phạm đó có ảnh hưởng
tới kết quả giải quyết vụ án hay không. Ví dụ:
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 16(392) T8/2019
việc giám định lại không do người giám định
khác tiến hành. Mục đích của giám định lại là
để đánh giá, so sánh kết quả giám định trước
và kết quả giám định sau. Nếu giám định và
giám định lại được thực hiện bởi cùng một
người thì hai kết quả giám định này không
còn đảm bảo tính khách quan, không có giá
trị so sánh, đánh giá bởi vì khi có nghi ngờ
về kết quả giám định trước mới yêu cầu giám
định lại. Việc cho rằng kết quả giám định
lại vẫn phản ánh đúng thực tế là không có
căn cứ. Cũng có thể sau khi điều tra lại, việc
giám định lại lần 2 được tiến hành bởi một
người khác, kết quả cũng không có gì thay
đổi nhưng nếu không kháng nghị giám đốc
thẩm thì cũng không thể xác định được kết
luận giám định chính xác để giải quyết vụ án.
Quan điểm cho rằng có vi phạm thủ
tục tố tụng nhưng nếu vi phạm đó không
làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ
án thì việc kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm cũng không cần thiết là đã có sự
nhầm lẫn giữa mục đích của giám đốc thẩm
và mục đích của tái thẩm. Mục đích của thủ
tục giám đốc thẩm là kiểm tra tính hợp pháp
trong quá trình giải quyết vụ án, phát hiện
những vi phạm pháp luật để khắc phục, bảo
đảm tính hợp pháp của các bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nhằm
tạo ra sự thống nhất trong việc áp dụng pháp
luật. Trong khi đó, thủ tục tái thẩm đánh giá
lại vụ việc thực tế để xác định lại sự thật và
kết quả giải quyết vụ án, từ đó minh oan cho
người vô tội, tiến hành bồi thường (nếu có),
kết án đúng người, đúng tội theo pháp luật.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, nếu
không quy định hậu quả của những sai lầm,
vi phạm là dẫn đến sai lầm nghiêm trọng
trong việc giải quyết vụ án có thể xảy ra
tình trạng kháng nghị tràn lan. Tuy nhiên,
nếu chỉ quan tâm đến hậu quả của những
vi phạm sẽ bỏ qua rất nhiều những vi phạm
nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ
án mà có những vi phạm xâm phạm các
8 Phan Thị Thanh Mai (2017), Một số ý kiến về những điểm mới trong quy định của Bộ luật TTHS 2015 về giám đốc
thẩm, Tạp chí Nghề luật (4), Hà Nội, tr.48.
quyền con người cơ bản được Hiến pháp,
pháp luật hình sự, TTHS bảo vệ như hành vi
bức cung, nhục hình. Ngoài ra, nếu tiếp tục
quy định như trên, mục đích giải quyết vụ án
sẽ được đặt lên trên việc tuân thủ pháp luật,
khi đó pháp luật sẽ không được tôn trọng,
chỉ tồn tại hình thức.
Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng
pháp luật.
Căn cứ "có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng pháp luật" trong Bộ luật TTHS
2015 đã khắc phục được những hạn chế của
Bộ luật TTHS 2003. Tuy nhiên, phạm vi của
căn cứ này là quá rộng vì "quy định của pháp
luật" đã bao hàm tất cả các quy định trong các
bộ luật, các luật, thông tư, hướng dẫn... khác
nhau, bao hàm cả hai căn cứ kháng nghị giám
đốc thẩm nêu trên và các căn cứ kháng nghị
tái thẩm. "Căn cứ này bao gồm tất cả những
sai lầm trong việc xác định đúng sự việc thực
tế đã xảy ra; sai lầm trong việc lựa chọn quy
phạm pháp luật trong trường hợp cụ thể; sai
lầm trong việc ra văn bản áp dụng pháp luật;
sai lầm trong việc tổ chức thực hiện văn bản
áp dụng pháp luật cả về nội dung và hình
thức, thủ tục tố tụng"8.
1.3 Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Theo quy định của Bộ luật TTHS
2015, thẩm quyền của Hội đồng giám đốc
thẩm đã được mở rộng hơn so với Bộ luật
TTHS 2003. Cụ thể, ngoài các thẩm quyền:
không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị; hủy bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử
lại; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật và đình chỉ vụ án, Hội đồng giám
đốc thẩm còn có quyền hủy bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên
bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa
án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm
bị hủy, sửa không đúng pháp luật; sửa bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Mặc dù một
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 16(392) T8/2019
số thẩm quyền mới được quy định nhưng đã
có những bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền “hủy bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều
tra lại hoặc xét xử lại”.
Theo chúng tôi, không quy định việc
hủy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án để truy tố lại là chưa phù hợp. Có
ý kiến cho rằng, truy tố là phần kết thúc của
giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nên
quy định hủy bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật để điều tra lại đã bao gồm cả truy
tố lại. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, truy
tố là một giai đoạn độc lập trong TTHS. Về
bản chất, quá trình điều tra để phục vụ cho
việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật. Giai đoạn này vừa kiểm tra, đánh giá
tính đúng đắn, hợp pháp của các chứng cứ,
tài liệu thu thập được trong quá trình điều
tra, vừa quyết định có truy tố bị can ra trước
Tòa án hay không. Vụ án chỉ được đưa ra xét
xử khi Viện kiểm sát quyết định truy tố. Cáo
trạng hay quyết định truy tố bị can là cơ sở
để Tòa án đưa vụ án ra xét xử và ban hành
bản án, quyết định có liệu lực pháp luật.
Trên thực tế, có những trường hợp, kháng
nghị giám đốc thẩm là do vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong giai đoạn truy tố như
truy tố sai thẩm quyền nhưng Tòa án không
phát hiện ra, vẫn xét xử và ra bản án, quyết
định. Trường hợp này, mặc dù quyết định
hủy bản án, quyết định của Tòa án để điều
tra lại cũng có thể dẫn đến việc truy tố lại
(trừ trường hợp đình chỉ điều tra hoặc đình
chỉ vụ án) nhưng việc quyết định điều tra lại
không xác định chính xác giai đoạn có vi
phạm, sai lầm nghiêm trọng. Mặt khác, thời
hạn điều tra luôn dài hơn thời hạn truy tố.
Nếu sai lầm ở giai đoạn truy tố mà phải điều
tra lại sẽ dẫn đến việc kéo dài thời gian giải
quyết vụ án, cơ quan điều tra phải thực hiện
lại những việc đáng lẽ không cần phải làm.
Thứ hai, thẩm quyền “sửa bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật”.
Chúng tôi cho rằng, quy định Hội
9 Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi), tr.19.
đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền sửa
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật là không hợp lý, không đúng
với bản chất “phá án” của giám đốc thẩm.
Bởi vì giám đốc thẩm không phải một cấp
xét xử. Đối tượng của giám đốc thẩm là các
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án. Khi có kháng nghị, Hội đồng
giám đốc thẩm sẽ xem xét, đánh giá các bản
án, quyết định này có vi phạm pháp luật hay
không, mức độ vi phạm như thế nào để đưa
ra cách thức giải quyết. Việc khắc phục vi
phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án cấp dưới không phải
là mục đích chính của giám đốc thẩm bởi
vì có những trường hợp sai lầm của Tòa án
cấp dưới là không thể khắc phục vì hết thời
hiệu. Chẳng hạn, trong bản án phúc thẩm
của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bị cáo bị
xử phạt quá nhẹ và cho hưởng án treo không
đúng quy định; ngoài ra, Tòa án cấp phúc
thẩm còn sai lầm trong việc xác định trách
nhiệm dân sự của bị cáo. Hết thời hạn 01
năm, những vi phạm này mới bị phát hiện.
Trường hợp này, vi phạm về áp dụng hình
phạt của Tòa án là không thể khắc phục.
Việc quy định Hội đồng giám đốc
thẩm có thể sửa bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật, Tòa án có thẩm quyền
giám đốc thẩm không chỉ kiểm tra tính hợp
pháp của các bán án, quyết định của Tòa án
cấp dưới mà còn trực tiếp xét xử về nội dung
vụ án, biến giám đốc thẩm thành một cấp xét
xử thứ ba, có những đặc điểm gần giống như
xét xử phúc thẩm. Báo cáo đánh giá tác động
của dự thảo Bộ luật TTHS sửa đổi của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho rằng quy
định này “không phù hợp với nguyên tắc chế
độ hai cấp xét xử; thậm chí, có thể sẽ làm
cho Hội đồng giám đốc thẩm trở thành cấp
xét xử thứ ba. Như vậy là không phù hợp với
tính chất của xét xử giám đốc thẩm”9.
Mặt khác, Tòa án cấp phúc thẩm có
quyền sửa bản án sơ thẩm bởi vì khi xét xử
phúc thẩm, bản án sơ thẩm bị kháng cáo,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 16(392) T8/2019
kháng nghị nên chưa có hiệu lực pháp luật.
Các bản án, quyết định của Tòa án được
xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là
các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật. Các bản án, quyết định này
mang tính quyền lực Nhà nước sâu sắc, thể
hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với
tội phạm và người phạm tội. Bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có
tính bắt buộc đối với các bên có liên quan
và với mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
xã hội. Các hành vi cố ý không thi hành án
hay cản trở việc thi hành án có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Việc quy định Hội
đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật là trái với nguyên tắc không ai bị kết án
hai lần vì một tội phạm của Bộ luật TTHS
và các quy định về bảo đảm hiệu lực của các
bản án, quyết định của Tòa án.
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục
giám đốc thẩm
2.1 Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm
trong TTHS
Sửa đổi Bộ luật TTHS 2015 theo
hướng bổ sung quy định về đối tượng của
thủ tục giám đốc thẩm:
Thứ nhất, bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật, trong đó bao gồm:
- Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Những bản án phúc thẩm.
Thứ hai, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, trong đó bao gồm:
- Quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm của TAND cấp cao;
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao trong trường hợp vì lợi ích pháp luật
hoặc minh oan người bị kết án.
2.2 Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm
Sửa đổi Điều 371 Bộ luật TTHS 2015
về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo
hướng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án bị kháng nghị khi có
một trong các căn cứ sau:
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết
định của Tòa án không phù hợp với những
chứng cứ của vụ án, cụ thể là:
- Kết luận của Tòa án không được
khẳng định bằng các chứng cứ được xem xét
tại phiên tòa;
- Hội đồng xét xử đã không cân nhắc
đến những chứng cứ có ảnh hưởng cơ bản
đến kết luận trong bản án, quyết định;
- Còn tồn tại những chứng cứ đối lập
nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra
phán quyết nhưng Tòa án đã chấp nhận một
trong các chứng cứ đối lập mà không nêu
ra những căn cứ của việc chấp nhận những
chứng cứ này và bác bỏ chứng cứ khác;
- Kết luận đã được nêu trong bản án có
những mâu thuẫn cơ bản và đã ảnh hưởng
hoặc có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết
vấn đề có tội hoặc không có tội của người
bị kết án hoặc người được tuyên vô tội, đến
việc áp dụng đúng pháp luật hình sự hoặc
quyết định mức hình phạt.
Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử.
Thứ ba, có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình
sự và Bộ luật Dân sự.
2.3 Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
Để đảm bảo nguyên tắc xét xử hai cấp,
đồng thời thể hiện tính chất đặc biệt của thủ
tục giám đốc thẩm trong TTHS, nên bỏ quy
định tại khoản 5 Điều 388 và Điều 393 Bộ
luật TTHS 2015 về thẩm quyền sửa bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội
đồng giám đốc thẩm.
Đối với căn cứ để Hội đồng giám đốc
thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại, quy
định tại Điều 391 Bộ luật TTHS 2015 cần
được bổ sung theo hướng: hủy bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại,
truy tố lại hoặc xét xử lại”
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 16(392) T8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_ve_thu_tuc_giam_doc_tham_trong_phap_luat.pdf