Hoạt động báo cáo, giải trình tại hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội

Thành phần tham gia hoạt động báo cáo, giải trình Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội quy định các đối tượng mà Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu đến trình bày những vấn đề đang được xem xét, thẩm tra gồm có cả “các tổ chức, cá nhân có liên quan”3. Có thể hiểu “các tổ chức, cá nhân có liên quan” không chỉ trong bộ máy nhà nước mà cả các tổ chức xã hội, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, các trường học, chuyên gia, các cá nhân, công dân có liên quan Để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch với sự tham gia của công chúng thì Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hoàn toàn có thể mời các thành phần khác đến dự phiên họp báo cáo giải trình để có thêm thông tin bên cạnh các thông tin do các cơ quan có trách nhiệm giải trình cung cấp. Hiện nay, các phiên báo cáo, giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã mở rộng thành phần tham dự phiên họp nhưng họ không phải là chủ thể ngang bằng với đại diện các bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin, mà chỉ phát biểu một lần, giống như trong một cuộc hội thảo. Điều này có lẽ xuất phát từ quan niệm về “phiên họp giải trình có nghĩa là bộ, ngành phải giải trình là chính về trách nhiệm của mình”, còn các chủ thể khác chỉ là phụ. Trong khi đó, ở một số quốc gia, hoạt động giải trình được xem như như là một quá trình “điều trần” ở các Ủy ban. Do vậy, tại các phiên họp giải trình, yêu cầu được cung cấp đầy đủ thông tin được đặt lên hàng đầu. Khi đó, các bên đến trình bày đều được coi ngang nhau về mặt cung cấp thông tin, đều được gọi chung là nhân chứng, mỗi nhân chứng nắm giữ thông tin mình trực tiếp biết. Ủy ban mời các nhân chứng phát biểu không phải là đại diện của bộ, ngành để nghe thêm những nguồn thông tin khác, từ đó đối chiếu, đối chứng, kiểm chứng các nguồn thông tin với nhau, nhất là kiểm chứng thông tin của các bộ, ngành.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động báo cáo, giải trình tại hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO, GIẢI TRÌNH TẠI HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI Tóm tắt: Báo cáo, giải trình có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong tổ chức bộ máy nhà nước. Đây cũng là thước đo đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đồng thời là nghĩa vụ và cơ hội để các chủ thể có trách nhiệm báo cáo, giải trình chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quản lý, điều hành khi thực hiện chính sách. Một phiên họp báo cáo, giải trình có hiệu quả cần đáp ứng được các yêu cầu khách quan, chủ quan, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, tâm thế và trách nhiệm của các thành phần tham dự phiên họp. Hoàng Thị Lan* * ThS. Vụ Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội. Abstract Reporting and accountability play an important role to improve the performance efficiency of the public entities in the state apparatus. These activities are also a measuring indicator of the perforcement efficiency of supervision function of the Ethnic Council and the Committees under the National Assembly, and are also the mandates and opportunities for the stakeholders to report and justify the obstacles and problems in their management and administration during the policy implementation. An effective reporting and accountability session needs to meet objective and subjective requirements, with careful preparation of the contents, willingness and responsibility of the participants in the meeting session. Thông tin bài viết: Từ khóa: báo cáo, giải trình; Hội đồng Dân tộc; ủy ban của quốc hội Lịch sử bài viết: Nhận bài : 21/01/2019 Biên tập : 12/05/2019 Duyệt bài : 19/05/2019 Article Infomation: Keywords: Reporting and accountability; Ethnic Council; Committees under the National Assembly Article History: Received : 21 Jan. 2019 Edited : 12 May 2019 Approved : 19 May 2019 Trong những năm gần đây, thuật ngữ trách nhiệm “báo cáo, giải trình” xuất hiện và được sử dụng ngày càng nhiều trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và của các cơ quan của Quốc hội nói riêng. Theo cách hiểu thông thường, “báo cáo” là việc làm để trình bày rõ tình hình, sự việc, còn “giải trình” là giải thích, trình bày, thuyết phục nhằm sáng rõ hoặc để nhận được sự đồng tình về một sự việc, một vấn đề. Trong tiếng Anh accountability (trách nhiệm giải trình) có nguồn gốc từ tiếng latin là accomptare (giải thích). Theo UNDP và Tổ chức Hợp tác NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 9(385) T5/2019 phát triển kinh tế (OECD), trách nhiệm giải trình là nghĩa vụ (i) chứng minh rằng công việc đã được thực hiện phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn đã đồng thuận và (ii) báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch theo nhiệm kỳ. Trong hoạt động của bộ máy công quyền, trách nhiệm giải trình luôn gắn liền với việc công khai, minh bạch để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân đối với các hoạt động bộ máy nhà nước. Xuất phát từ thực tế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định “báo cáo, giải trình” thành một trong những hình thức giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Điều 77 Hiến pháp 2013 quy định: “1. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. 2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội”. Trình tự của hoạt động báo cáo, giải trình được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội (Điều 82) và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) năm 2015 (Điều 43). Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát hàng năm của Quốc hội đều dành một điều quy định việc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của mình và tổ chức hoạt 1 Điều 2 Nghị quyết số 59/2018/QH14 quy định: Căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội xây dựng, triển khai thực hiện chương trình giám sát của mình và tổ chức hoạt động giải trình tại Hội đồng, Ủy ban. động giải trình tại Hội đồng, Ủy ban (ví dụ: Nghị quyết số 59/2018/QH14 về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019)1. 1. Yêu cầu của hoạt động báo cáo, giải trình Hoạt động báo cáo, giải trình trước hết là một phiên họp của Hội đồng Dân tộc, hoặc Ủy ban của Quốc hội được tổ chức. Thành viên Chính phủ, hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoặc Tổng Kiểm toán nhà nước hay cá nhân hữu quan đến trình bày, cung cấp, giải trình thông tin về vấn đề mà Hội đồng Dân tộc hay Ủy ban quan tâm. Để đáp ứng được mục tiêu đề ra, hoạt động báo cáo, giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Yêu cầu về nội dung và thời điểm Thực tế hiện nay, phiên họp giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội mới chỉ được thực hiện từ 1 đến 2 buổi. Do thời gian có hạn, nên vấn đề lựa chọn nội dung là hết sức quan trọng để hoạt động báo cáo giải trình có hiệu quả. Trong điều kiện hoạt động báo cáo giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội diễn ra chưa được thường xuyên và kéo dài thì cần chọn lọc nội dung then chốt, phạm vi không quá rộng, nằm trong khả năng thực hiện của các Ủy ban. Nội dung được lựa chọn phải là những vấn đề thời sự “nóng”, được dư luận quan tâm tại thời điểm dự kiến tiến hành giải trình. Với thời lượng từ 1 đến 2 buổi, nếu chọn nội dung có phạm vi rộng, các thành viên và chủ tọa sẽ không đủ thời gian để nêu những câu hỏi sâu, kỹ lưỡng. Do vậy, yêu cầu về nội dung báo cáo giải trình, thời điểm diễn ra giải trình là yêu cầu trước tiên, là quan trọng để hoạt động giải trình có hiệu quả. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Số 9(385) T5/2019 b. Yêu cầu đối với chủ tọa phiên họp báo cáo giải trình Để hoạt động báo cáo giải trình có hiệu quả, chủ tọa phiên họp phải giữ vai trò chủ trì để tạo được không khí cần có để vừa đảm bảo dân chủ, tuần tự, logic trong giải quyết từng vấn đề của nội dung cần báo cáo, giải trình. Chủ tọa chỉ định ai được phát biểu và thời điểm thích hợp để phát biểu, bảo đảm phiên giải trình diễn ra theo chương trình và thời gian dự kiến. Chủ tọa cần thể hiện thái độ công bằng, khích lệ tinh thần tham gia và không khí thân thiện, các câu hỏi dành cho các thành phần tham dự phiên giải trình được đặt ra theo đúng quy trình thủ tục đã được thống nhất. Tùy thuộc vào nội dung, thành phần phiên giải trình có thể được mở rộng. Khi đó, chủ tọa phiên họp cần giữ vai trò điều hành để cân bằng giữa quyền, nghĩa vụ của các thành phần tham dự. c. Yêu cầu đối với các cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề báo cáo, giải trình Báo cáo, giải trình là một phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành để người đứng đầu các bộ, ngành có nghĩa vụ và cơ hội để báo cáo, giải thích những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình đối với vấn đề được yêu cầu báo cáo, giải trình. Do vậy, thái độ, sự hợp tác của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo, giải trình là một trong những yêu cầu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động giải trình. Các cơ quan, tổ chức đó phải có sự chuẩn bị tốt các báo cáo, tài liệu và thông tin liên quan đến nội dung báo cáo, giải trình. Các tài liệu cần được gửi tới các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong khoảng thời gian phù hợp để các thành viên kịp nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề và đặt ra những câu hỏi, nội dung còn vướng mắc trong quá trình thực hiện2. Tiếp theo, đại diện của các cơ quan có trách nhiệm giải trình cần chuẩn bị tốt phần trình bày báo cáo, đảm bảo ngắn ngọn, súc 2 Hiện nay, chưa có quy định về việc các cơ quan có trách nhiệm báo cáo, giải trình phải gửi tài liệu đến các thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trước bao nhiêu ngày diễn ra phiên họp. tích và rõ ràng, để thành viên tham dự phiên họp hiểu rõ những gì cơ quan đó đã làm. Trong phần hỏi - đáp, đại diện cho cơ quan có trách nhiệm giải trình trả lời phải đúng và đủ các câu hỏi được đặt ra trong phiên giải trình. d. Yêu cầu đối với các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình tham gia phiên họp báo cáo, giải trình Các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình tham gia phiên họp báo cáo, giải trình cần chuẩn bị và bám sát vấn đề từ trước, trong và sau phiên họp. Sự hiểu biết, bám sát và tâm huyết của các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban với nội dung giải trình ảnh hưởng trực tiếp đến phần hỏi - đáp, nội dung cốt lõi của hoạt động giải trình. Bên cạnh việc chủ động nghiên cứu tài liệu, phản biện thực trạng quản lý thì các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng cần có kỹ thuật trong việc đặt câu hỏi, tránh trùng lặp, hạn chế những phát biểu mang tính bình luận. e. Yêu cầu đối với các thành phần khác tham dự trong phiên họp báo cáo, giải trình Muốn có một phiên giải trình có chất lượng, có thông tin đa chiều từ nhiều đối tượng, cần phải có sự tham gia tích cực của các thành phần khác tham dự như: các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân, các đối tượng chịu tác động trực tiếp từ các chính sách đang được đưa ra để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền báo cáo, giải trình. g. Yêu cầu đối với kết luận phiên báo cáo, giải trình Kết quả phiên giải trình và các diễn biến tiếp theo sẽ thực hiện như thế nào cần căn cứ vào kết luận của chủ tọa phiên họp. Do vậy, chủ tọa phiên họp cần cân nhắc lựa chọn những thông tin và những quyết định quan trọng, chủ chốt để nhấn mạnh, tổng kết trước khi kết thúc phiên báo cáo, giải trình. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11Số 9(385) T5/2019 h. Yêu cầu đối với cơ quan báo chí trong quá trình truyền thông các nội dung liên quan đến hoạt động báo cáo, giải trình Truyền thông đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động báo cáo, giải trình. Yêu cầu công khai, minh bạch, giải trình nhằm làm sáng rõ hoặc để nhận được sự đồng tình về một sự việc, một vấn đề có ý nghĩa thiết thực giúp nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội. Các nội dung, diễn biến và hiệu quả của hoạt động của phiên họp giải trình cần được các cơ quan báo chí truyền thông đến toàn thể xã hội. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giúp cho các bên vượt qua sự e dè ban đầu, hiểu rõ tính chất, mục đích của báo cáo giải trình, từ đó cùng hợp tác trong các quá trình thực hiện. Để hoạt động truyền thông kịp thời, có hiệu quả, các cơ quan báo chí cần đưa tin một cách trung thực, ngắn ngọn và đầy đủ nội dung và mục đích, tính chất lợi ích của hoạt động báo cáo, giải trình. 2. Trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động báo cáo, giải trình a. Quá trình chuẩn bị Một phiên họp báo cáo, giải trình cần thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, có thể từ 2 đến 4 tháng tùy thuộc vào nội dung, phạm vi vấn đề được yêu cầu báo cáo, giải trình. Quá trình chuẩn bị gồm các bước: lựa chọn vấn đề, lên kế hoạch, kinh phí, xác định thành phần, liên hệ và mời các thành phần liên quan, chuẩn bị kịch bản, bộ câu hỏi. Lựa chọn vấn đề là một bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của phiên báo cáo, giải trình. Các yêu cầu đặt ra đối với việc lựa chọn vấn đề là: vấn đề đó có bức xúc không, có cần thiết phải điều chỉnh ngay không, thời gian nào để đưa vấn đề đó ra để có hiệu ứng tốt nhất. Theo kinh nghiệm, trong hoạt động báo cáo, giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, nên chọn những vấn đề có tính thời sự, hoặc mới phát sinh hoặc tồn đọng lâu dài nhưng chưa có chính sách thỏa đáng, hoặc chính sách mang tính chất cấp thiết mà cử tri bức xúc cần được xử lý kịp thời. Xác định thành phần: thực tế hiện nay cho thấy, các phiên họp giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hầu như chỉ mời đại diện của các bộ, ngành liên quan đến vấn đề đưa ra giải trình. Để hoạt động báo cáo, giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đạt hiệu quả cao, cần mở rộng thành phần tham gia phiên giải trình (xem thêm mục 3). Chuẩn bị bộ tài liệu, bộ câu hỏi: sau khi xác định được nội dung vấn đề, thời gian, thành phần để tiến hành giải trình, việc làm tiếp theo là phải xây dựng được bộ tài liệu, bộ câu hỏi để các thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ vào đó yêu cầu các đối tượng phải báo cáo, giải trình. Theo mô hình của Quốc hội Việt Nam, cơ quan giúp việc của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội là các vụ chuyên môn giúp việc tương ứng. Hiện nay, nhiệm vụ chuẩn bị bộ tài liệu, bộ câu hỏi sẽ do các vụ chuyên môn giúp việc của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban chuẩn bị để phát hành tại phiên họp giải trình, trong đó, cơ bản là các tài liệu do các bộ, ngành gửi đến theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc và Ủy ban. Để bộ câu hỏi có chất lượng, các vụ chuyên môn cần chuẩn bị và nghiên cứu kỹ cách thức tiếp cận vấn đề, có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoặc các trung tâm nghiên cứu chính sách, dư luận xã hội để xây dựng bộ câu hỏi phù hợp. Để đạt được các mục đích và bảo đảm các yêu cầu của một phiên giải trình có chất lượng, công tác chuẩn bị phải được thực hiện kỹ. Ngoài các công việc cơ bản trên, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thể tổ chức Hội thảo bên lề để cùng đưa ra một kết luận thống nhất trong lựa chọn nội dung báo cáo, giải trình, có sự trao đổi với các bộ ngành nêu rõ nội dung cần giải trình và thời gian đề nghị các bộ, ngành gửi báo cáo. Đồng thời tập hợp, chọn lọc các nguồn thông tin, mời và đặt bài các chuyên gia để xây dựng các các bộ tài liệu cung cấp cho các thành viên của Hội đồng, Ủy ban. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Số 9(385) T5/2019 b. Tiến hành báo cáo, giải trình Tùy thuộc vào nội dung, vấn đề được yêu cầu báo cáo, giải trình, phiên họp báo cáo, giải trình được diễn ra theo trình tự sau: Phần khai mạc của Chủ tọa: Nêu yêu cầu, mục đích và phương pháp tiến hành phiên họp giải trình. Chủ tọa cần đưa ra những thông tin cơ bản về tình trạng của vấn đề để những người tham gia biết. Phần báo cáo tóm tắt của đại diện bộ, ngành về lĩnh vực được yêu cầu báo cáo, giải trình. Các phiên báo cáo, giải trình thông thường dành từ 15 đến 20 phút để cho các thành viên Chính phủ báo cáo, giải trình. Tuy nhiên, với cách tiến hành như hiện nay, đây là khoảng thời gian quá dài trong tổng số thời lượng của cả phiên. Do vậy, cần nghiên cứu việc đề nghị các thành viên Chính phủ chỉ báo cáo tóm tắt những nội dung chính và những khó khăn vướng mắc về chính sách trong quá trình thực thi và quản lý . Phần hỏi - đáp của các đại biểu là thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đặt câu hỏi để đại diện các bộ, ngành trả lời, đại biểu Quốc hội hỏi thêm, hỏi lại. Đây là khâu quan trọng, có vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của phiên giải trình. Thực tế hiện nay, thời lượng dành cho phần hỏi đáp của đại biểu là thành viên của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đối với người đại diện cho các cơ quan có trách nhiệm giải trình chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của phiên báo cáo, giải trình. Từ thực tiễn đó, có thể cải tiến quá trình này để đạt hiệu quả cao hơn. Thứ nhất, để tăng thời gian hỏi - đáp: Sau phần khai mạc, có thể bắt đầu ngay phần hỏi - đáp, đại diện bộ, ngành phụ trách chính không báo cáo mà chỉ cần gửi báo cáo trước phiên họp giải trình trong khoảng thời gian nhất định để các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu. Thứ hai, để phần hỏi - đáp sâu hơn, cần cung cấp cho các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thông tin bổ sung ngoài việc cung cấp bộ câu hỏi chính. Về lâu dài, nên phân công cho tiểu ban hoặc nhóm đại biểu Quốc hội có chuyên môn sâu phụ trách chuẩn bị và chủ trì điều hành phiên giải trình cùng với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Thứ ba, có thể tiến hành nhiều phiên giải trình về một vấn đề để có sự báo cáo tiến triển sau mỗi lần giải trình chứ không chỉ giới hạn một phiên giải trình về một vấn đề. Hiện nay, phần hỏi - đáp được tiến hành theo phương thức: nhiều câu hỏi được nêu lên một lượt, sau đó người có trách nhiệm giải trình trả lời. Cách thức này gây ra khó khăn cho người trả lời vì phải ghi chép và nhớ nhiều câu hỏi, đồng thời hạn chế việc các đại biểu phản hồi lại ngay khi câu trả lời có nhiều thông tin thú vị hoặc muốn làm rõ. Phần trả lời ngay sau từng câu hỏi giúp đại biểu có thể theo dõi từng phần trả lời và phản hồi ngay nếu thấy chưa xác đáng, thuyết phục. Trong trường hợp các câu hỏi được nêu rồi mới đến phần trả lời sẽ gây khó khăn cho người tham dự theo dõi vì không biết được liệu người trả lời có bỏ sót câu hỏi và liệu câu hỏi có được trả lời một cách thỏa đáng hay không. Ngoài ra, việc đặt nhiều câu hỏi cùng một lúc sẽ dẫn đến tình trạng số lượng câu hỏi nhận được quá nhiều trong một lượt hỏi, người trả lời có thể nói không thể trả lời hết được và sẽ gửi trả lời bằng văn bản. Đây là một cách xử lý khôn khéo đối với những vấn đề mà người trả lời chưa nắm rõ. Với câu trả lời chưa đúng, chưa đủ và chưa sát sẽ khiến cho các đại biểu Quốc hội không nhận được những thông tin, những câu trả lời mình thực sự quan tâm và mong muốn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của phiên họp giải trình. Phần phát biểu ý kiến nhằm cung cấp thêm thông tin của các chuyên gia, các nhân chứng tham dự phiên họp báo cáo, giải trình (nếu có). Trong một số phiên báo cáo, giải trình, chủ tọa cần bố trí lượng thời gian hợp lý để các nhân chứng (các chuyên nhà và các cá nhân, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13Số 9(385) T5/2019 thực thi chính sách). Việc tham gia ý kiến của các nhân chứng này là một kênh thông tin quan trọng giúp Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên Chính phủ hiểu rõ hơn những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách. Về quy trình của phiên họp báo cáo, giải trình Hiện nay, phiên họp báo cáo, giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đang được tiến hành theo thông lệ của một phiên họp có sự tham gia của các cơ quan hữu quan, mà chưa có một quy định trình tự, thủ tục cụ thể, đặc biệt nào. Do vậy, trong thời gian tới, để hoạt động báo cáo, giải trình có hiệu quả và thực sự là một kênh hoạt động có chất lượng của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban thì cần xây dựng và hoàn thiện trình tự, thủ tục tiến hành một phiên họp báo cáo, giải trình dựa trên những quy định đã có. Trước mắt, có thể đưa quy trình, thủ tục tiến hành phiên họp báo cáo, giải trình vào Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. 3. Thành phần tham gia hoạt động báo cáo, giải trình Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội quy định các đối tượng mà Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu đến trình bày những vấn đề đang được xem xét, thẩm tra gồm có cả “các tổ chức, cá nhân có liên quan”3. Có thể hiểu “các tổ chức, cá nhân có liên quan” không chỉ trong bộ máy nhà nước mà cả các tổ chức xã hội, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, các trường học, chuyên gia, các cá nhân, công dân có liên quan Để đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch với sự tham gia của công chúng thì Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hoàn toàn có thể mời các thành 3 Điều 27 Nghị quyết số 27/2004/NQ-UBTVQH11 quy định: Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan khác hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu hoặc đến trình bày những vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban đang xem xét, thẩm tra. Người nhận được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện. phần khác đến dự phiên họp báo cáo giải trình để có thêm thông tin bên cạnh các thông tin do các cơ quan có trách nhiệm giải trình cung cấp. Hiện nay, các phiên báo cáo, giải trình của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã mở rộng thành phần tham dự phiên họp nhưng họ không phải là chủ thể ngang bằng với đại diện các bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin, mà chỉ phát biểu một lần, giống như trong một cuộc hội thảo. Điều này có lẽ xuất phát từ quan niệm về “phiên họp giải trình có nghĩa là bộ, ngành phải giải trình là chính về trách nhiệm của mình”, còn các chủ thể khác chỉ là phụ. Trong khi đó, ở một số quốc gia, hoạt động giải trình được xem như như là một quá trình “điều trần” ở các Ủy ban. Do vậy, tại các phiên họp giải trình, yêu cầu được cung cấp đầy đủ thông tin được đặt lên hàng đầu. Khi đó, các bên đến trình bày đều được coi ngang nhau về mặt cung cấp thông tin, đều được gọi chung là nhân chứng, mỗi nhân chứng nắm giữ thông tin mình trực tiếp biết. Ủy ban mời các nhân chứng phát biểu không phải là đại diện của bộ, ngành để nghe thêm những nguồn thông tin khác, từ đó đối chiếu, đối chứng, kiểm chứng các nguồn thông tin với nhau, nhất là kiểm chứng thông tin của các bộ, ngành. Để hoạt động báo cáo, giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đạt hiệu quả cao, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải quy định thành phần tham dự đa dạng và linh hoạt có thể được mời đến cung cấp thông tin tại các phiên giải trình. Tùy thuộc vào từng vấn đề cần đưa ra giám sát hoặc dự án luật, pháp lệnh cụ thể cần đưa ra thẩm tra. Có thể mời đại diện của các nhóm trong xã hội như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội, cá nhân công dân phát biểu về vấn đề thực hiện chính sách hoặc dự luật bên cạnh các ý kiến của các bộ, ngành. (Xem tiếp trang 32) NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 9(385) T5/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_bao_cao_giai_trinh_tai_hoi_dong_dan_toc_cac_uy_ban.pdf
Tài liệu liên quan