Tập trung cơ cấu lại công nghiệp chế biến
nông sản theo hướng nâng tỷ lệ chế biến sâu, chế
biến tinh có giá trị gia tăng cao và giảm tỷ lệ chế
biến thô có giá trị gia tăng thấp; cân đối hợp lý sản
phẩm chế biến ở 3 cấp (Nhóm sản phẩm chủ lực
quốc gia, Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và
Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương).
Để phát triển được thị trường tiêu thụ một
cách bền vững cần hình thành những tập đoàn
nông sản mạnh. Việc hình thành các tập đoàn
nông sản mạnh là rất cần thiết trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Hình
thành các tập đoàn nông sản mạnh giúp cho nông
sản Việt Nam có thể ổn định và phát triển được thị
trường trong nước cũng như đủ sức cạnh tranh với
nông sản quốc tế. Đặc biệt, trong thời gian gần
đây, rất nhiều loại nông sản của các nước vào thị
trường Việt Nam và cạnh tranh rất mạnh mẽ với
nông sản của Việt Nam.
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trở thành khách
hàng, thị trường của nhau hoặc chia sẻ nguồn
nguyên liệu mới có thể cùng nhau vượt qua được
các khó khăn, bị động của thị trường tiêu thụ nước
ngoài, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn
như hiện nay. Một vấn đề khác phải làm ngay đó
là đẩy mạnh ngành chế biến, đặc biệt là mặt hàng
nông sản. Chính việc xuất khẩu thô, sản phẩm tươi
sống là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ
nông sản gặp khó khăn thời gian qua. Phát triển
chế biến sâu không chỉ giúp người sản xuất
nguyên liệu có nơi tiêu thụ ổn định mà còn làm
gia tăng giá trị sản phẩm và định hình thương hiệu
cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi giá trị nông
nghiệp có chú trọng đặc biệt đến vị trí, vai trò của
người nông dân. Xây dựng chuỗi giá trị cho nông
nghiệp có vai trò quan trọng nhằm nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu
nhập của nông dân, đồng thời đặt ra yêu cầu đối
với người nông dân về tư duy, trình độ
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
27
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Nhung1, Phạm Thị Khánh Ninh2,
Đồng Văn Tuấn3
Tóm tắt
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế, kim ngạch xuất khẩu
nông sản của Việt Nam đã đạt được những con số ấn tượng. Tuy vậy, thực tế hoạt động đầu tư phát triển
ngành nông nghiệp nước nhà còn nhiều hạn chế phần nào chứng tỏ tiềm năng của ngành nông nghiệp chưa
được khai thác hết. Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư vào nông nghiệp trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra những rào cản, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt
động đầu tư vào nông nghiệp trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
Từ khóa: Đầu tư, nông nghiệp, phát triển, hội nhập quốc tế, sản xuất kinh doanh.
INVESTMENT ACTIVITIES IN VIETNAMESE AGRICULTURE IN
THE INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION STRATEGY
Abstract
In recent years, with the trend of deep and broad integration into the international economy, Vietnam's
agricultural export turnover has achieved impressive figures. However, the investment for agricultural
development remains limited, which proves that the potential of the agriculture sector has not been fully
exploited. This paper focuses on the current situation of investment in agriculture in the context of
international economic integration, and points out the barriers and difficulties, thereby proposes some
solutions that contribute to promoting agricultural investment activities in the strategy of international
economic integration in the coming time.
Key words: Investment, agriculture, development, international integration, mamufacturing business.
JEL classification: F, F15, Q.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nhiều lợi thế và tiềm
năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm
2018, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu nông sản
đạt được mốc kỷ lục: 40,2 tỷ USD, cao nhất từ
trước đến nay, đồng thời ghi nhận nhiều mặt hàng
đã chinh phục được các thị trường khó tính [10].
Bước sang năm 2019, trong bối cảnh Hiệp định
Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, kim
ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,3 tỉ
USD, thấp hơn so với mục tiêu 43 tỉ USD đề ra từ
đầu năm [9]. Tuy nhiên, đây cũng được coi là kết
quả khả quan trong bối cảnh thị trường xuất khẩu
nông sản toàn cầu có nhiều biến động và cạnh
tranh gay gắt.
Nông nghiệp mặc dù là lĩnh vực đặc biệt
quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất
lượng sống cho người nông dân, góp phần phát
triển kinh tế đất nước. Sau hơn 10 năm, tổng vốn
đầu tư vào khu vực nông nghiệp tăng gấp đôi (từ
mức hơn 22 nghìn tỷ đồng năm 2008 lên đến hơn
44,5 nghìn tỷ đồng năm 2019) [11], [14]. Tuy
nhiên, về quy mô vốn này cũng chỉ mới chiếm
một lượng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội. Nông nghiệp dù được xem là lợi thế của Việt
Nam nhưng các doanh nghiệp trong Ngành dường
như vẫn rất khó để có thể sống khỏe, còn nhiều
rào cản để doanh nghiệp tham gia và thành công
trong lĩnh vực này. Tính đến đầu năm 2019, sau
gần 35 năm đổi mới, bức tranh thu hút đầu tư vào
nông nghiệp Việt Nam vẫn một màu ảm đạm với
con số vẻn vẹn 44519,48 nghìn tỷ VNĐ chiếm
5,87% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nếu xét về số
doanh nghiệp ngành này có 49600 doanh nghiệp,
chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng số doanh nghiệp
trong cả nước, trong khi tỷ trọng xuất khẩu nông
sản chiếm tỷ trọng 15,67% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (41,3 tỷ $/263,45 tỷ $) [14].
Qua đây, phần nào chứng tỏ tiềm năng đầu tư vào
nông nghiệp chưa khai thác hết. Xuất phát từ thực
tiễn trên, tác giả nghiên cứu chủ đề “Hoạt động
đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam trong chiến
lược hội nhập kinh tế quốc” với mục đích phân
tích thực trạng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam
thời gian qua (tập trung giai đoạn 2017 - 2019) để
từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy
hoạt động đầu tư vào nông nghiệp trong chiến
lược hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.
2. Tổng quan nghiên cứu
Bởi vì sản xuất NN là một thế mạnh của Việt
Nam nên đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
28
nghiên cứu này đa dạng về chủ đề, phân tích đánh
giá nhiều khía cạnh của ngành nông nghiệp. Tuy
nhiên, đầu tư vào nông nghiệp vẫn là một chủ đề
khó, phức tạp. Thực vậy, trong cuốn “Agriculture
in the Global Economy” viết về nông nghiệp
trong nền kinh tế toàn cầu của tác giả Julian
M.Alston (2014) đã nghiên cứu về xu hướng phát
triển ngành nông nghiệp, trong đó với các nước
có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Ấn
Độ,...vẫn cần tiếp tục có sự gia tăng phát triển
ngành nông nghiệp, trong khi đó với các nước có
thu nhập cao như Mỹ thì mới cần có sự điều chỉnh
giảm ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế
do vậy, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn
đang cần thiết đầu tư phát triển nông nghiệp.
Trong nghiên nghiên cứu của Vũ Thanh Nguyên
(2017) và Nguyễn Xuân Đương (2015) về chính
sách đầu tư, phát triển nông nghiệp đều nêu lên
những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp
ở các nước đang phát triển nói chung, ở Việt Nam
nói riêng; chỉ ra cần có chính sách thúc đẩy đầu
tư cho phát triển ngành nông nghiệp thông qua
việc nghiên cứu các lý thuyết và khảo cứu thực
tiễn. Các tác giả đã cho rằng trước hết nhà nước
cần có các chính sách thương mại nông sản,
hướng tới đầu tư để chuyển dần sang một nền sản
xuất hàng hóa gắn liền với phát triển thương mại
nông sản trên thế giới... Bên cạnh các sách, luận
án tiến sĩ thì cũng có một số các luận văn nghiên
cứu về tình hình đầu tư vào nông nghiệp nhưng
chỉ trên phạm vi địa bàn một địa phương cụ thể
như ở Hà Nam, Nam Định, Hà Tây (nay là Hà
Nội) ...Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều nghiên cứu
sâu về thực trạng đầu tư vào nông nghiệp thông
qua phân tích qui mô, đặc điểm nguồn vốn, cơ cấu
theo loại hình sản xuất nông nghiệp, phân tích sâu
về các dự án và loại hình doanh nghiệp đầu tư.
Trong thời gian gần đây cũng có khá nhiều bài
báo phân tích về thực trạng đầu tư vào ngành
nông nghiệp. Như trong nghiên cứu của Hoàng
Thị Việt (2019), qua nghiên cứu kinh nghiệm huy
động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở một
số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Thái Lan,
Trung Quốc tác giả đã chỉ ra rằng để khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách ưu đãi
cụ thể về thuế, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn .Ngô Luyện, Ngọc Mai
(2019) với bài viết về thực trạng thu hút đầu tư
vào nông nghiệp đã làm rõ thực trạng thu hút vốn
đầu tư vào ngành nông nghiệp, phân tích những
hạn chế, vướng mắc qua số liệu về số lượng doanh
nghiệp nông nghiệp đang hoạt động. Hạn chế của
nghiên cứu này là chưa có số liệu chi tiết về vốn,
dự án đầu tư qua các năm. Bên cạnh đó có các bài
viết như “Nông nghiệp Việt Nam trong xu thế hội
nhập”, “Một số vấn đề về thu hút đầu tư phát triển
nông nghiệp”,...Các bài viết này cũng gặp hạn chế
về số liệu, các phân tích mang tính thời điểm
thông qua một sự kiện, hội thảo chuyên đề do các
cơ quan chức năng tổ chức. Nhìn chung lại, các
nghiên cứu này gặp hạn chế về số liệu, số liệu còn
thiếu, chưa cập nhật, các tiêu chí phản ánh kết quả
đầu tư còn sơ sài, không đầy đủ.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn số liệu
Bài viết dùng số liệu thứ cấp có liên quan đến
hoạt động đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam
trong giai đoạn 2017 - 2019 được trình bày trong
các bài viết hội thảo, bài báo khoa học trên các tạp
chí, báo điện tử; từ các số liệu đã được Tổng cục
Thống kê công bố.
3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
* Phương pháp tổng hợp số liệu
Thông tin dữ liệu về đầu tư nông nghiệp khá
rời rạc, tác giả phải tổng hợp các số liệu để có tính
hệ thống. Các số liệu sau khi được thu thập được
tác giả sắp xếp, tính toán, phân tổ và trình bày kết
quả tổng hợp qua bảng thống kê, đồ thị thống kê
* Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử
dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá hiện trạng
đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam thời gian
qua thông qua các chỉ tiêu về số bình quân, tỷ
trọng, tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển.
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Nông nghiệp Việt Nam trong chiến lược hội
nhập kinh tế quốc tế
Trong thời gian qua, họat động hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất nông sản trong nước, cải
thiện đời sống, tăng phúc lợi cho người tiêu dùng
và phát triển mối quan hệ đa phương, hiệu quả với
nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), kể
từ khi tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế
giới tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có
quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gấp 3 lần so
với thời kỳ trước đó. Các nước nhập khẩu nông
sản Việt Nam ngày càng mở rộng từ Bắc Mỹ,
châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ,
châu Phi và Tây Á; các thị trường nông sản chủ
lực của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU,
ASEAN, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Úc,...
Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thực
thi các Hiệp định mậu dịch tự do đã ký kết, nông
nghiệp Việt Nam ngày càng có cơ hội đa dạng hóa
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
29
các sản phẩm và thị trường. Ngành nông nghiệp
đã nhận được nhiều cơ hội như: Tạo điều kiện
để tăng trưởng thương mại và đa dạng hóa thị
trường, sản phẩm xuất khẩu; tạo cơ hội việc làm,
phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
Điều này được thể hiện rõ qua kim ngạch xuất
khẩu ngành thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn
suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành nông nghiệp
Việt Nam (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) vẫn
duy trì tăng trưởng xuất khẩu ổn định, làm chỗ
dựa cho nền kinh tế quốc dân. Mặc dù tốc độ tăng
GDP nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp trong
tổng GDP quốc gia có xu hướng giảm, nông
nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, tạo thu nhập và việc làm ổn định cho
20,46 triệu lao động nông nghiệp (trong tổng số
36,7 triệu lao động nông thôn). Bên cạnh đó, hội
nhập đã giúp Việt Nam bước đầu vượt qua rào
cản thuế quan đối với một số nông sản mà Việt
Nam có thế mạnh xuất khẩu như gạo, thủy sản,...
Việc gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
cũng giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn nguyên
liệu ổn định hơn cho sản xuất, có chất lượng tốt
và giá cả cạnh tranh, thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa
phục vụ sản xuất để xuất khẩu.
Thêm vào đó, quá trình hội nhập đã tạo điều
kiện cho ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh
ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), nâng cao
năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh nông,
lâm, thủy sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn
kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.2. Thực trạng đầu tư vào nông nghiệp
* Số lượng các doanh nghiệp tăng mạnh sau
một số cơ chế khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp của Nhà nước.
Cùng với sự biến đổi mạnh mẽ trong xu thế
hội nhập, trong những năm gần đây, các cơ chế,
chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta liên
tục được bổ sung, hoàn thiện, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế
nông nghiệp. Nhà nước đã xây dựng khung pháp
lý ngày một thông thoáng và ban hành nhiều
chính sách ưu đãi thu hút đầu tư tư nhân trong và
ngoài nước vào nông nghiệp, nông thôn.
Tháng 6 năm 2020, Quốc hội đã thông qua
Luật Đầu tư (2020) sửa đổi, Luật Doanh nghiệp
(2020) sửa đổi, Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa
(2017). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành nhiều chính sách thu hút các thành phần
kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như
chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn. Trong 5 năm trở lại đây, Chính
phủ đã ban hành 5 nghị quyết về các chính sách
khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đã có nhiều ưu
đãi, hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn; các Nghị định mới tập trung vào các cơ chế
chính sách ưu đãi về sử dụng, thuê đất đai, mặt
bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng,
đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư cơ
sở hạ tầng đến hàng rào DN, ưu tiên hỗ trợ một
số dự án đầu tư vào nông nghiệp nhất là các dự án
về liên kết, chế biến sâu, ứng dụng khoa học công
nghệ cao; Giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phân cấp về
địa phương. Đây là những cơ hội tốt tạo điều kiện
thuận lợi cho DN khi đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn.
Với việc các cơ chế, chính sách liên tục được
Nhà nước bổ sung, hoàn thiện đã giúp ngành nông
nghiệp đạt được kết quả khá toàn diện và ổn định
trong nhiều năm. Trong giai đoạn 2005 - 2016, số
lượng các DN hoạt động trực tiếp sản xuất nông
nghiệp tăng từ trên 2.000 DN lên hơn 4.000 DN.
Tiếp đến, từ năm 2017 đến nay, hiệu quả của các
chính sách của nhà nước đã bắt đầu có những tác
động tích cực, số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực này đã có sự gia tăng mạnh mẽ.
Bảng 1: Số lượng DN đầu tư SXKD vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Bình quân giai đoạn 2017 - 2019
Lượng tăng
(DN)
Tốc độ tăng
(%)
Số lượng DN trực tiếp SXNN
(DN)
7033 9235 12581 2774 33,7
Số lượng DN ngành NN (DN) 35842 42000 49600 6879 17,6
Tổng số doanh nghiệp (DN) 649997 714755 760132 52798 7,8
Tỷ lệ so với DN chung cả
nước (%)
1,07 1,29 1,66 x x
Tỷ lệ DN ngành NN so với
tổng số DN(%) 5,55 5,87 6,52 x x
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả [1], [4], [5], [8], [12], [13], [14]
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
30
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn được ban hành ngày
17/04/2018 đã tạo bước ngoặt, thu hút doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Tiếp theo xu hướng phát triển từ năm 2017,
số doanh nghiệp nông nghiệp (doanh nghiệp
ngành nông nghiệp nói chung hay doanh nghiệp
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, gọi là DN
NLTS) tiếp tục có xu hướng tăng từ 35.842 doanh
nghiệp năm 2017 lên 49.600 doanh nghiệp năm
2019, so với năm 2017, số doanh nghiệp đầu tư
vào ngành này đã tăng thêm 6.879 doanh nghiệp.
Tính riêng năm 2019, số doanh nghiệp NLTS
thành lập mới là 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3%
so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp NN
lên 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,23% (NLTS là
một trong những lĩnh vực có số doanh nghiệp
quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng
tạm ngừng). Điều đáng nói là trong giai đoạn này,
giai đoạn đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp do
Thủ tướng chính phủ phát động, tốc độ tăng bình
quân của doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông
nghiệp tăng đáng kể, cao hơn rất nhiều so với sự
tăng trưởng của các doanh nghiệp nói chung, tăng
17,6% mỗi năm trong giai đoạn, nếu tính riêng các
doanh nghiêp trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì
tốc độ tăng trong giai đoạn này là 33,7%. các con
số này rất ấn tượng so với tốc độ tăng số doanh
nghiệp nói chung của cả nước về tốc độ tăng bình
quân số lượng các DN là 7,8% trong giai đoạn
(2017 - 2019). Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu thì tỷ
trọng doanh nghiệp trực tiếp SXKD nông nghiệp
nhỏ so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước.
Tỷ trọng này này có xu hướng tăng nhưng chưa
đạt 2% còn nếu xét cơ cấu của các DN SXKD
ngành nông nghiệp so với tổng số các lĩnh vực
khác thì con số này cũng chưa vượt quá 7% trong
khi tỷ trọng xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng
15,67% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
(41,3 tỷ $/263,45 tỷ $). Hơn nữa, thực tế thời gian
qua, vấn đề thiếu hụt về hạ tầng logistic, thiếu sự
liên kết giữa nhà doanh nghiệp và việc ứng dụng
KHCN còn hạn chế nên việc tiêu thụ hàng nông
sản còn gặp khó khăn, vẫn có tình trạng ứ đọng
nông sản, hoặc đa phần mới dừng lại ở tiêu thụ sản
phẩm thô. Qua đây, phần nào chứng tỏ tiềm năng
đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, phát triển hệ
thống logistic, liên doanh, liên kết giữa các doanh
nghiệp, ứng dụng KHCN cao còn rất lớn. Bên
cạnh đó, đây là ngành sở hữu một lực lượng lao
động lớn, điều đó phần nào chứng tỏ ngành nông
nghiệp ở nước ta vẫn theo mô hình thâm dụng lao
động. Vì vậy, cần có nhiều thay đổi từ trong chủ
trương, chính sách thu hút đầu tư, ứng dụng
KHCN mới, chuyển đổi mô hình sản xuất nông
nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp và xây dựng thành
công nông thôn mới.
* Vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh
vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ.
Đầu tư vào nông nghiệp là một hình thức đầu
tư tồn tại nhiều rủi ro vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Do đó, nhiều doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài khá dè dặt khi
đầu tư vào lĩnh vực này nếu như doanh nghiệp
không có thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn
không đủ lớn. Do vậy, tốc độ tăng vốn thời gian
qua khá lớn nhưng xét về quy mô vốn đầu tư thu
hút vào ngành này còn khá khiêm tốn.
Bảng 2: Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Bình quân giai đoạn
2017 - 2019
Số lượng vốn (nghìn tỷ VNĐ) 33.598 39.160 44519,48 39.109,37
Lượng tăng giảm (nghìn tỷ VNĐ) - 5.562 5.359,48 5.460,74
Tốc độ tăng, giảm (%) - 16,55 13,69 15,11
Tỷ lệ so với tổng vốn ĐTXH 5,43 5,69 5,87 5,68
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả [12], [13], [14]
Trong hơn 10 năm, tổng vốn đầu tư vào khu
vực nông nghiệp có sự gia tăng mạnh mẽ. Năm
2008, với 22 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư vào khu vực
nông nghiệp, đến năm 2019 vốn này đã tăng gấp
đôi lên 44,5 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính trong giai
đoạn 2017- 2019, vốn đầu tư vào khu vực nông
nghiệp đã tăng thêm 10921,48 tỷ đồng, bình quân
mỗi năm tăng lên 5460,75 tỷ đồng với tốc độ tăng
trưởng vốn bình quân trong giai đoạn là 15,11%.
Mặc dù vậy, nếu xét về tỷ lệ vốn đầu tư ngành này
so với tổng vốn đầu tư qua các năm trong cả giai
đoạn cũng không vượt qua 6%. Tuy tỷ lệ này có xu
hướng tăng dần qua các năm nhưng tính bình quân
cả giai đoạn cũng chỉ chiếm 5,68%. Điều này cho
thấy lượng vốn đầu tư vào khu vực này còn khá
khiêm tốn. Mặc dù đặc thù ngành nông nghiệp từ
lịch sử để lại là ngành không đòi hỏi chi phí vốn
đầu tư cao cho mỗi doanh nghiệp nhưng trong giai
đoạn tới với xu hướng cần đẩy mạnh phát triển, ứng
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thì nhu cầu
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
31
vốn để phát triển ngành theo hướng hiện đại này
vẫn còn rất lớn.
Sự đầu tư, phát triển của các DN nông nghiệp
còn có vai trò quan trọng và đóng góp nhiều trong
việc thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo
việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn và
góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tổng số lao
động thường xuyên làm việc trong các DN nông
nghiệp năm 2017 là hơn 300 nghìn người, chiếm
2,3% tổng số lao động trong khu vực DN cả nước.
Bình quân mỗi DN nông nghiệp sử dụng 30 lao
động, cao hơn so với số lao động bình quân trong
DN chung cả nước là 28 lao động/DN. Tuy nhiên,
nếu xét về vốn đầu tư bình quân cho mỗi DN thì
vốn đầu tư bình quân cho doanh nghiệp ngành
nông nghiệp chưa bằng 1/10 vốn đầu tư bình quân
cho doanh nghiệp nói chung, điều này nói lên rằng
các trang thiết bị ở các doanh nghiệp nông nghiệp
vẫn nghèo nàn, thô sơ, lạc hậu và đa phần đã khấu
hao nhiều. Chính vì vốn đầu tư cho lĩnh vực này
còn nhiều hạn chế nên nhìn chung, trình độ công
nghệ chế biến của các DNNN mới chỉ đạt mức
trung bình của thế giới; nhiều cơ sở chế biến của
một số ngành hàng có tuổi đời hơn 15 năm với
thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp.
Bên cạnh đó, do thiếu cơ sở vật chất bảo quản đủ
chất lượng nên tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu
hoạch của nước ta còn khá lớn, khoảng 10 - 20%.
Sản phẩm chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng
thấp, chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 85%; còn sản phẩm
chế biến có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm khoảng
15 - 30%. Đây là nguyên nhân không nhỏ làm cho
hiệu quả SXKD ngành nông nghiệp không cao.
Bảng 3: Quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng vốn (nghìn tỷ VNĐ) 33598 39160 44519
Số lượng DN ngành NN (DN) 35842 42000 49600
Vốn bình quân trên DNNN (tỷ VNĐ) 0,937 0,942 0,897
Vốn Bq DN nói chung (tỷ VNĐ) 10,2 11,3 12,5
Vốn bq DN/Vốn bq DNNN (lần) 10,88 11,99 13,93
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả [1], [12], [13], [14]
Vốn đầu tư vào nông nghiệp còn hạn chế do
hạn chế cả đầu tư công và vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Với các nhà đầu tư nước ngoài, khu
vực nông nghiệp của Việt Nam tuy được đánh giá
là có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn rất khó thu hút
vốn FDI, vẫn dừng lại ở mức manh mún và nhỏ
lẻ. Và chính điều này làm nông nghiệp Việt Nam
lại rơi vào vòng luẩn quẩn, vì manh mún, nhỏ lẻ
nên khó trong thu hút vốn FDI. Với 38 tỷ $ vốn
FDI năm 2019 là một điểm sáng nhưng đáng ngại
khi nhìn vào cơ cấu đầu tư, vốn FDI cho nông
nghiệp không những không tăng mà còn giảm từ
bình quân gần 1% những năm trước còn hơn
0,26% trong năm 2019. Năm 2018, cả nước có
25.339 dự án đầu tư, trong đó, chỉ có 522 dự án
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực
nông nghiệp với tổng lượng vốn gần 3.577 triệu
USD, chiếm 1.22% trong tổng vốn đầu tư. Nhật
Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2
của Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà
đầu tư tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng
tính tới hiện tại giá trị đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản vào nông nghiệp ở Việt Nam mới đạt 240
triệu USD, tương đương với 0,04% tổng vốn đầu
tư của Nhật Bản tại Việt Nam (57 tỷ USD) [5].
Theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu ở
quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 92,35%, tiếp đến
là doanh nghiệp có quy mô lớn với 5,59% và
doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06%.
Đây là lĩnh vực khó thu hút đầu tư nước ngoài
nhưng với vốn đầu tư công cũng không có dấu
hiệu khả quan hơn. Nguồn lực đầu tư công phân
bổ cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 -
2020 chỉ tăng 1,26 lần so với 5 năm trước (2001 -
2015), chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu cho các
dự án thực hiện tái cơ cấu ngành, khắc phục và
ứng phó thiên tai đã được chuẩn bị nhưng không
có nguồn vốn để thực hiện. Năm 2019, tổng kế
hoạch vốn đầu tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn được giao là 14.606 tỷ đồng; trong đó
vốn trong nước 1.246 tỷ đồng, vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) 2.360 tỷ đồng, vốn trái
phiếu chính phủ 11.000 tỷ đồng [8], [14]. Nông
nghiệp là ngành kinh tế có tỷ suất lợi nhận đầu tư
không cao lại chịu nhiều rủi ro nên vốn dĩ không
thu hút được các nguồn lực đầu tư. Song, điều này
cũng xảy ra tương tự trong lĩnh vực đầu tư công.
Do vậy, rất cần tiếp tục có những chính sách mạnh
hơn nữa của Chính phủ để thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư
cho nông nghiệp trong thời gian tới.
* Lĩnh vực nhiều rủi ro nhưng hiệu quả đầu
tư thấp.
Đầu tư vào nông nghiệp thực sự không dễ
dàng vì tỷ suất lợi nhuận thấp và tương đối rủi ro
nên kén nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đây là hình thức
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
32
đầu tư dài hạn, trong khi doanh nghiệp tiếp cận
nguồn vốn với các khoản vay có thời hạn ngắn, lãi
suất biến động. Việc thống kê số liệu về hiệu quả
SXKD của các DNNVV đã khó và đăc biệt với
lĩnh vực SXKD nông nghiệp còn khó hơn nhiều
do vậy các số liệu này không được cập nhật
thường xuyên. Tuy vậy, theo một cuộc điều tra
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) theo số liệu công bố năm 2017 thực hiện
trên 685 doanh nghiệp đã cho thấy, đầu tư vào
nông nghiệp trong xu hướng hiện đại là lĩnh vực
cần vốn lớn, rủi ro cao nhưng lợi nhuận lại không
được như kỳ vọng. Theo đó, có tới 22% số doanh
nghiệp trả lời bị thua lỗ, 13% hòa vốn và 4% thua
lỗ nặng. Như vậy, có tới gần 40% doanh nghiệp
nông nghiệp kinh doanh thua lỗ và hòa vốn. Chỉ
9% doanh nghiệp có lãi như kỳ vọng; còn lại hơn
50% lãi rất thấp [16]. Trong đó, có khá nhiều
DNNN có kết quả SXKD không hiệu quả bởi biến
động rủi ro của cả thị trường nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ, đây rào cản không nhỏ tác động
tới hoạt động thu hút dầu tư vào lĩnh vực này.
Đồ thị 01: Hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ nguồn số liệu của VCCI
4.3. Khó khăn, thách thức và nguyên nhân
Một là, thiếu vùng nguyên liệu nên việc đầu
tư SXKD vào nông nghiệp gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp chưa chủ
động được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về số
lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, khả năng chế
biến đối với không ít ngành hàng còn yếu, chưa
đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm mùa
vụ như rau quả, gây tổn thất sau thu hoạch.
Nguyên nhân do những hạn chế, yếu kém nội tại
của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu chậm
được khắc phục thời gian qua sẽ vẫn là thách thức
lớn, không những vậy, khả năng hiểu biết về hội
nhập của doanh nghiệp nông nghiệp cũng rất thấp.
Cũng chính vì thế mà khả năng nâng cao năng lực
cạnh tranh và liên kết sản xuất theo chuỗi sản
phẩm nông nghiệp cũng như khả năng áp dụng
KHCN của các doanh nghiệp thấp.
Hai là, thiếu hụt hạ tầng gây rủi ro trong
SXKD lĩnh vực nông nghiệp.
Các hạ tầng về logistics, hạ tầng công nghệ,
công nghiệp cơ khí và bảo hiểm ...thiếu hụt đã ảnh
hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của các
doanh nghiệp trong mảng tiêu thụ nông sản.
Nguyên nhân, do lĩnh vực này sản phẩm có tính
đặc thù, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu thời
tiết, dịch bệnh.
Ba là, các nguồn lực cho tăng trưởng ngày
càng khan hiếm và sẽ phải cạnh tranh gay gắt với
các lĩnh vực khác.
Bốn là, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước ngày
càng cạnh tranh gay gắt hơn trong khi các mối
quan hệ trong sản xuất chưa bắt kịp.
Thị trường tiêu thụ không bền vững, chuỗi
liên kết nếu có thường chưa đủ chặt chẽ, các nhà
phân phối bán lẻ lỏng lẻo; chưa có tổ chức, cơ
quan hỗ trợ doanh nghiệp về việc hỗ trợ các doanh
nghiệp về phân tích, dự báo thị trường, khuyến
nghị về sản lượng và giá bán.
5. Đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy
hoạt động đầu tư vào nông nghiệp
* Mục tiêu đầu tư phát triển các DNNN đến
năm 2030.
- Mục tiêu chung:
Phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện
đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng
khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh
tranh; cải thiện và ngày càng nâng cao đời sống
nông dân; xây dựng nông thôn văn minh hiện đại.
- Mục tiêu cụ thể:
Đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng
trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó
ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước
Tỷ lệ %
Thua lỗ nặng Thua lỗ Hòa vốn Có lãi rất thấp Có lãi như kỳ vọng
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
33
hàng đầu thế giới. Về số lượng doanh nghiệp: Việt
Nam có 80.000 đến 100.000 doanh nghiệp có hoạt
động đầu tư SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp
hiệu quả, trong đó khoảng 3.000 đến 4.000 doanh
nghiệp có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 doanh
nghiệp quy mô vừa [7].
* Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy
hoạt động đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam trong
thời gian tới.
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức về khởi nghiệp và hội nhập quốc tế
nhằm thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thay
cho kinh tế nông nghiệp. Đây được xác định là
giải pháp đầu tiên, rất quan trọng để tạo sự thống
nhất về tính tất yếu và tầm quan trọng của thực
hiện cơ cấu lại nông nghiệp đến các cấp, ngành,
địa phương và người dân và về xây dựng nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh quốc tế và
thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường vai trò,
trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, địa
phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức
xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức
thực hiện hiệu quả chủ trương này.
Trong xu thế hội nhập, để nông nghiệp Việt
Nam phát triển, cần phải xóa bỏ những mặt hạn
chế trong tâm lý tiểu nông thường có của người
Việt Nam thì mới xóa bỏ được tình trạng phá vỡ
các hợp đồng kinh tế, tùy tiện hạ giá sản phẩm
nông sản trên thị trường, không quan tâm đến lợi
ích chung, không thích làm ăn lớn, duy trì lối sản
xuất theo kinh nghiệm, không có đổi mới sáng tạo
trong sản xuất dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu
quả trong nông nghiệp còn thấp. Các cơ quan
chức năng, nhất là các chính quyền địa phương
cần có sự tuyên truyền vận động tích cực; thường
xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân tại các
địa phương, làm cho nông dân thay đổi nhận thức
và bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu
nông. Giáo dục ý thức chấp hành luật pháp cho
nông dân, để xóa bỏ tư tưởng “phép vua thua lệ
làng”, trọng tình hơn lý, xóa bỏ tâm lý trọng họ
hàng, cục bộ. Chính quyền địa phương cần mở các
lớp tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân,
làm cho nông dân mở mang tầm nhìn, sáng tạo và
dám nghĩ, dám làm lớn để thay đổi tư duy manh
mún nhỏ lẻ. Lúc đầu có thể chỉ tổ chức lớp học
cho một số nông dân tiêu biểu, sau đó nhân rộng
ra, nếu thấy việc học tập đó mang lại hiệu quả tốt.
Thêm nữa, phải hướng dẫn nông dân sản xuất theo
hướng kinh tế thị trường, tức là sản xuất “cái thị
trường cần” chứ không sản xuất “cái mình muốn
có”, như vậy sản phẩm của người nông dân làm ra
mới bán được và thu được lợi nhuận.
Thứ hai, có các chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp tăng cường nghiên cứu, chuyển giao
và ứng dụng khoa học, công nghệ, tập trung giải
quyết các vấn đề căn cốt trong chuỗi sản xuất, nhất
là công nghệ giống, quy trình sản xuất và chế biến,
tiêu thụ; phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ
cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây
trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả
của ngành. Đặc biệt là có các hoạt động đổi mới,
sáng tạo để có thể ứng phó với những ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu, dịch bệnh.
Thứ ba, tiếp tục huy động các nguồn lực xã
hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình thức đối
tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng
yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
hội nhập quốc tế; tăng cường năng lực phòng
chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi
khí hậu và xây dựng nông thôn mới. Thúc đẩy lĩnh
vực công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa
nông nghiệp phát triển mạnh. Theo đó, cần đẩy
mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tổ
chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với lợi thế từng
vùng và theo nhu cầu của thị trường. Đầu tư cơ
giới hóa theo chuỗi giá trị và tập trung vào những
sản phẩm chủ lực. Trong bối cảnh thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và
nâng cao giá trị gia tăng, thu hút được nguồn vốn
FDI với số lượng, chất lượng và quy mô phù hợp
có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thứ tư, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,
phát triển thị trường. Tăng cường năng lực hội
nhập quốc tế; tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác
động của hội nhập quốc tế đem lại, tuyên truyền
phổ biến để các địa phương, doanh nghiệp và
người dân có phương án SXKD phù hợp; đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;
hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong
giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi
ro trong hội nhập quốc tế.
Tổ chức lại hệ thống thương mại nông sản
nội địa; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
và xây dựng thương hiệu, truy suất nguồn gốc
hàng nông sản.
Nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo
cung cầu nông sản, cung cấp kịp thời cho các địa
phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh
sản xuất phù hợp; tổ chức các hoạt động kết nối
cung cầu, kết nối giữa vùng sản xuất với hệ thống
phân phối; kết nối thị trường trong nước với thị
trường toàn cầu.
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
34
Phát triển các cụm liên kết sản xuất – chế biến
– tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền
có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao
động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực
tăng trưởng cho cả khu vực. Lựa chọn các doanh
nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực (vốn, khoa học
công nghệ, thị trường) để dẫn dắt chuỗi liên kết vận
hành một cách thông suốt, hiệu quả.
Tập trung cơ cấu lại công nghiệp chế biến
nông sản theo hướng nâng tỷ lệ chế biến sâu, chế
biến tinh có giá trị gia tăng cao và giảm tỷ lệ chế
biến thô có giá trị gia tăng thấp; cân đối hợp lý sản
phẩm chế biến ở 3 cấp (Nhóm sản phẩm chủ lực
quốc gia, Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và
Nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương).
Để phát triển được thị trường tiêu thụ một
cách bền vững cần hình thành những tập đoàn
nông sản mạnh. Việc hình thành các tập đoàn
nông sản mạnh là rất cần thiết trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Hình
thành các tập đoàn nông sản mạnh giúp cho nông
sản Việt Nam có thể ổn định và phát triển được thị
trường trong nước cũng như đủ sức cạnh tranh với
nông sản quốc tế. Đặc biệt, trong thời gian gần
đây, rất nhiều loại nông sản của các nước vào thị
trường Việt Nam và cạnh tranh rất mạnh mẽ với
nông sản của Việt Nam.
Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trở thành khách
hàng, thị trường của nhau hoặc chia sẻ nguồn
nguyên liệu mới có thể cùng nhau vượt qua được
các khó khăn, bị động của thị trường tiêu thụ nước
ngoài, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn
như hiện nay. Một vấn đề khác phải làm ngay đó
là đẩy mạnh ngành chế biến, đặc biệt là mặt hàng
nông sản. Chính việc xuất khẩu thô, sản phẩm tươi
sống là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ
nông sản gặp khó khăn thời gian qua. Phát triển
chế biến sâu không chỉ giúp người sản xuất
nguyên liệu có nơi tiêu thụ ổn định mà còn làm
gia tăng giá trị sản phẩm và định hình thương hiệu
cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi giá trị nông
nghiệp có chú trọng đặc biệt đến vị trí, vai trò của
người nông dân. Xây dựng chuỗi giá trị cho nông
nghiệp có vai trò quan trọng nhằm nâng cao giá trị
gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu
nhập của nông dân, đồng thời đặt ra yêu cầu đối
với người nông dân về tư duy, trình độ.
6. Kết luận và các khuyến nghị
Với mục tiêu phấn đấu nông nghiệp Việt
Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế
giới; là một trung tâm chế biến sâu của nông
nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương
mại nông sản toàn cầu vào năm 2030. Doanh
nghiệp nông nghiệp Việt Nam được xác định có
vai trò “trụ cột” trong thúc đẩy phát triển sản xuất
nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng
hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản
Việt. Ngành nông nghiệp cần thu hút được lượng
vốn đầu tư lớn để các doanh nghiệp có đủ sức
mạnh cạnh tranh trong xu hướng hội nhập. Nhà
nước cần có các giải pháp tạo môi trường hoạt
động SXKD có hiệu quả, tạo lực hút các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới
thông qua: (1) đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức về khởi nghiệp và hội nhập quốc tế
nhằm thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp thay
cho kinh tế nông nghiệp; (2) có các chính sách
khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường
nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học,
công nghệ mới; (3) tiếp tục huy động các nguồn
lực xã hội, thúc đẩy hoạt động đầu tư theo hình
thức đối tác công tư; (4) đẩy mạnh hội nhập kinh
tế quốc tế, phát triển thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019). Báo cáo hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, 27/7/2019, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Xuân Đương. (2015). Thu hút đầu tư của nước ngoài vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh, LATS,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[3]. Julin M.Alston. (2014). Agriculture in the Global Economy. University of California
[4]. Ngô Luyện, Ngọc Mai. (2019). Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Website:
ngày truy cập 14/03/2020
[5]. Phương Linh. (2020). Cuộc đua đầu tư của các “ông lớn” vào nông nghiệp. Tạp chí Nhà đầu tư, Số
1/2020, Hà Nội.
[6]. Vũ Thanh Nguyên. (2017). Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại ở tỉnh Hải Dương.
LATS Kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
[7]. Nghị quyết số 53/NQ-CP-2019, Nghị quyết của Chính phủ ngày 17/07/2019.
[8]. Tổng cục Thống kê. (2019). Nông nghiệp Việt Nam, 5 năm phát triển toàn diện. Tổng cục Thống kê,
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019.
Chuyên mục: Quản trị - Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 13 (2020)
35
[9] Thanh Trà. (2020). Năm 2020, ngành Nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hơn 40 tỷ USD.
Website:https://nhandan.com.vn/kinhte/item/42776402-nam-2020-nganh-nong-nghiep-phan-dau-dat-
kim-ngach-xuat-khau-hon-42-ty-usd.html, ngày truy cập 10/3/2020
[10]. Thanh Tâm. (2019). Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 đạt kỷ lục hơn 40 tỷ USD. Website:
https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/40818902-kim-ngach-xuat-khau-nong-san-2018-dat-ky-luc-
hon-40-ty-usd.html, ngày truy cập 10/3/2020
[11]. Lê Thị Trang. (2018). Một số vấn đề về thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí
Tài chính, kỳ 2 - tháng 12 năm 2018.
[12]. Tổng cục Thống kê. (2017). Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.
Website: Truy cập 11/03/2020
[13]. Tổng cục Thống kê. (2018). Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018.
website: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19036&fbclid=IwAR2138KqtFBo-
toarlOhUYWjLgIRLmAkJ6C2VtRb9V_IK1-XFxPytUkw63U Truy cập 14/03/2020
[14]. Tổng cục Thống kê. (2019). Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019.
Website: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID.
[15]. Hoàng Thị Việt. (2019). Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở một số quốc
gia. Tạp chí tài chính, tháng 4 năm 2019.
[16]. VCCI. (2017. Nhiều rào cản trong đầu tư vào nông nghiệp. Website: https://vcci.com.vn/nhieu-
rao-can-trong-dau-tu-vao-nong-nghiep, ngày truy cập: 02/04/2020.
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Thị Nhung
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: nhungnt@tueba.edu.vn
2. Phạm Thị Khánh Ninh
- Đơn vị công tác: K13 - KTĐT - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
3. Đồng Văn Tuấn
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Ngày nhận bài: 24/04/2020
Ngày nhận bản sửa: 13/05/2020
Ngày duyệt đăng: 30/06/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_dau_tu_vao_nong_nghiep_viet_nam_trong_chien_luoc_h.pdf