Đánh giá chung
Thành tựu:
- Số lượng khách du lịch đến tham quan tăng liên tục, tạo ra thu nhập và việc làm,
góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
- Công tác quản lí du lịch ngày càng tiến bộ. Đội ngũ cán bộ quản lí ngày càng trẻ
hóa. Số lượng nhân lực phục vụ du lịch gia tăng về số lượng và chất lượng.
- Sản phẩm du lịch đa dạng, từng bước được khẳng định và ngày càng nâng cao
năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nước.
- Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch nông nghiệp, trang
trại. Mô hình phát triển du lịch biên giới liên tục được khai thác và mở rộng có hiệu quả.
- Công tác quảng bá, tuyên truyền du lịch được duy trì thường xuyên góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.
Hạn chế:
- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực được đào tạo về nghiệp vụ du lịch còn ít,
chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển du lịch.
- Số lượng và chất lượng của hệ thống nhà hàng, khách sạn và các khu, điểm du lịch
chưa đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Điều này tạo ra sức hấp dẫn yếu đối với du khách
trong và ngoài nước. Tiến độ thi công một số công trình tại khu, điểm du lịch còn chậm,
chưa kịp đưa vào phục vụ du khách.
- Phương thức tổ chức kinh doanh du lịch còn mang tính nghiệp dư, nhiều hiện
tượng lừa lọc, chèo kéo, ăn xin. còn diễn ra làm ảnh hưởng đến mĩ quan của điểm du
lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
- Công tác quản lí nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế. Hệ thống văn bản hướng
dẫn hoạt động du lịch chưa đầy đủ và cụ thể.
- Môi trường du lịch ở một số điểm du lịch bị ô nhiễm, cảnh quan một số quần thể
di tích bị xâm hại.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2011 thực trạng và một số giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 108-115
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2001 – 2011
THỰC TRẠNG VÀMỘT SỐ GIẢI PHÁP
Nguyễn Phú Thắng
Khoa Sư phạm, Đại học An Giang
Tóm tắt. Trong những năm gần đây, du lịch An Giang có những khởi sắc nhất định.
Kết quả phân tích cho thấy, số lượng khách du lịch gia tăng nhanh, loại hình du lịch
đa dạng, nhiều mô hình du lịch mới được lựa chọn... Tuy nhiên, trong sự phát triển
du lịch của tỉnh còn nhiều tồn tại: số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, công tác quảng bá du lịch còn yếu... Bài báo đã
sử dụng một số phương pháp: phân tích, tổng hợp, đánh giá nhằm làm nổi bật thực
trạng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2011, từ đó đề xuất một số giải pháp
phát triển.
Từ khóa: Du lịch An Giang, giai đoạn 2001 – 2011, thực trạng, giải pháp phát
triển.
1. Mở đầu
Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Mê Kông, An Giang được biết đến với thế mạnh
hàng đầu về nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời, nơi đây còn tồn tại hệ thống
tài nguyên du lịch đa dạng với cảnh sông nước điển hình của vùng điền trũng cùng hệ
thống núi độc đáo ở miền đồng bằng Tây Nam Bộ, hệ thống tài nguyên nhân văn đa dạng
với nhiều giá trị vật thể và phi vật thể... có sức hấp dẫn đối với du khách [1, 3, 5]. Trong
những năm qua, hoạt động du lịch được chú trọng đầu tư và bước đầu đạt được thành tựu:
số lượng du khách, doanh thu, lao động... đều có sự tăng trưởng, loại hình du lịch ngày
càng đa dạng. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch của tỉnh còn nhiều bất cập và đối mặt với
nhiều thách thức cần giải quyết như hình thức du lịch đơn điệu, nhân lực phục vụ du lịch
còn hạn chế... Bài viết làm nổi bật những nét cơ bản về hoạt động du lịch tỉnh An Giang
trong giai đoạn 2001 – 2011, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch An
Giang trong thời gian tới.
Ngày nhận bài: 15/8/2013 Ngày nhận đăng: 29/1/2014
Liên hệ: Nguyễn Phú Thắng, e-mail: npthang@agu.edu.vn/ nguyenphuthang@gmail.com
108
Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011 – thực trạng và một số giải pháp
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2011
2.1.1. Sự biến động về nguồn khách du lịch
Về số lượng khách: Số lượng khách đến An Giang có xu hướng tăng trong giai đoạn
2001 – 2011 (Biểu đồ 1):
Biểu đồ 1. Số lượng khách tham quan đến An Giang
giai đoạn 2001-2011 (Đơn vị: nghìn lượt) [3]
Tuy vậy, mức độ gia tăng của khách du lịch không đồng đều qua các giai đoạn. Giai
đoạn 2001 – 2005, số lượng khách có sự gia tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng đạt 6,3%.
Giai đoạn 2005 – 2011, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch đạt 7,0% và năm 2011, An
Giang đón 5,5 triệu lượt khách (tăng 2,1 triệu lượt khách so với 2005). Với chỉ số này, An
Giang là tỉnh có lượng khách du lịch tham quan đông nhất so với các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL).
Bảng 1. Hiện trạng khách du lịch đến một số tỉnh ĐBSCL
(Đơn vị: nghìn lượt khách); Nguồn: [4]
Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
An Giang 3.800 4.100 4.069 4.710 4.765 5.270 5.549
Kiên Giang 2.136 2.561 3.131 3.308 3.853 4.335 5.067
Cần Thơ 462 543 693 817 820 880 972
Cà Mau 353 459 560 670 750 760 800
Bến Tre 312 345 377 415 458 540 610
Đồng Tháp - 720 701 961 1.130 1.184 1.313
Bảng 1 cho thấy, du lịch An Giang vượt trội so với các tỉnh khác về chỉ tiêu tổng
lượng khách tham quan (gấp 1,09 lần Kiên Giang và 9,09 lần Bến Tre năm 2011). Tuy
nhiên, du khách đến An Giang chủ yếu tập trung vào du lịch tâm linh, mà điển hình là
khách du lịch hành hương chủ yếu đến Miếu Bà Chúa Xứ.
Về khách lưu trú: Năm 2001, An Giang thu hút 140.800 lượt khách lưu trú, đến năm
2005 khách lưu trú đạt 243.666 lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001
109
Nguyễn Phú Thắng
– 2005 đạt 13,5%. Đến năm 2011, An Giang đón 371.189 lượt khách, tốc độ tăng trưởng
trong giai đoạn này đạt 9,7%. Khách tham quan chủ yếu là khách viếng Miếu Bà Chúa
Xứ Núi Sam. Khách đi trong ngày nên lượt lưu trú chiếm tỉ trọng không cao so với tổng
lượt khách tham quan. Khách lưu trú chủ yếu là khách công vụ tham gia hội thảo, hội nghị
trong một vài ngày ở An Giang.
Về cơ cấu khách du lịch: Nhìn chung, khách tham quan du lịch đến An Giang chủ
yếu là khách du lịch nội địa. Bước đầu, ngành du lịch của tỉnh đã thu hút được một số
khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Bảng 2. Hiện trạng khách lưu trú ở An Giang
(Đơn vị: nghìn lượt khách); Nguồn: [3, 4]
Chỉ tiêu 2001 2005 2011 Tốc độ tăng bình quân (%)
2001-2005 2006-2011
Khách du lịch 140.800 243.666 371.189 13,4 6,8
Khách nội địa 125.800 200.514 319.373 11,0 7,0
Khách quốc tế 11.000 43.152 51.816 31,2 5,5
Trong hơn 10 năm, số lượng khách du lịch quốc tế đến An Giang có xu hướng tăng
mạnh. Năm 2001, An Giang đón 11.000 lượt khách quốc tế, chiếm 8,5% tổng lượt khách
lưu trú, năm 2005 đón 43.152 lượt, chiếm 17,7% tổng lượt khách lưu trú. Năm 2011, số
lượng khách quốc tế đến An Giang đạt 51.816 lượt, tăng 4 lần so với năm 2001, chiếm
13,9% tổng lượt khách lưu trú. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là khách từ Mỹ, Pháp,
Đức, Úc và một số nước Châu Á như Campuchia, Thái Lan, Singapo.
Biểu đồ 2. Thị trường khách du lịch quốc tế năm 2011 [3]
Sự gia tăng của khách du lịch quốc tế là kết quả của quá trình chuyển dịch chính
sách phát triển du lịch mở cửa, chú trọng khai thác các giá trị truyền thống, quy hoạch
và nâng cấp cơ sở hạ tầng... Bên cạnh khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa vẫn là
nguồn chủ yếu trong hoạt động du lịch. Nhìn chung, số lượng khách du lịch nội địa tăng
qua các năm, từ 125.800 lượt khách (2001) đến 200.514 lượt khách (2005) và đạt 319.373
lượt khách (2011), chiếm lần lượt tỉ trọng 91,5% (2001), 83,3% (2005) và 86,1% (2011)
tổng số khách du lịch. Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch nội địa có xu hướng giảm, từ
11% (giai đoạn 2001 – 2005) xuống còn 7% (giai đoạn 2005 – 2011). Nguồn khách nội
110
Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011 – thực trạng và một số giải pháp
địa đến An Giang chủ yếu từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận với mục đích du lịch
tâm linh, du lịch tham quan các địa điểm di tích lịch sử, các lễ hội của người dân tộc...
Về mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân: Nhìn chung, mức độ chi tiêu và
thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch khi đến An Giang còn ở mức thấp (Bảng 3).
Bảng 3. Hiện trạng ngày khách
và ngày lưu trú bình quân giai đoạn 2001 – 2011
(Đơn vị: ngày khách); Nguồn: [3, 4]
Chỉ tiêu 2001 2005 2011 Tốc độ tăng bình quân (%)
Tổng số ngày lưu
trú 155.880 275.229 390.220 12,0 6,0
- Khách quốc tế 13.320 56.156 65.680 33,3 2,6
- Khách nội địa 142.560 219.073 324.540 9,0 6,8
Ngày lưu trú bình
quân 1,20 1,28 1,18 1,30 -1,3
- Khách quốc tế 1,20 1,30 1,26 1,60 - 0,5
- Khách nội địa 1,20 1,27 1,17 1,10 - 1,4
Tổng số ngày lưu trú có xu hướng tăng nhưng chậm, trong đó chủ yếu do sự tăng
lên của ngày lưu trú khách nội địa. Ngày lưu trú bình quân có xu hướng giảm, đạt 1,18
ngày/khách. Điều này chứng tỏ các điểm tham quan, loại hình du lịch còn đơn điệu, dịch
vụ mua sắm vui chơi giải trí chưa phát triển nên chưa thể giữ chân du khách lâu hơn.
2.1.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2001 – 2011 do sự gia tăng
của số lượng khách du lịch đến An Giang. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đồng đều. Năm
2001 doanh thu do ngành du lịch đem lại là 29 tỉ đồng, đến năm 2005, tổng doanh thu
tăng 3,03 lần, đạt 88 tỉ đồng. Năm 2011, doanh thu du lịch đạt con số ấn tượng 236 tỉ
đồng, tăng 2,68 lần so với năm 2005 và tăng 8,1 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu du lịch trong giai đoạn 2005 - 2011 đạt 16,6%, tuy có xu hướng giảm so với
giai đoạn 2001 – 2005 (đạt 26,7%), song vẫn còn cao hơn so với các ngành kinh tế khác.
Bảng 4. Doanh thu du lịch giai đoạn 2001 – 2011 [3]
Hạng mục 2001 2009 2011
Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %
Tổng doanh thu 29 100 88 100 236 100
- Lưu trú 10 34,5 30 34,1 68 28,8
- Ăn uống 12 41,4 33 37,5 93 39,4
- Vận chuyển 0,5 1,7 4 4,5 9,5 4.0
- Lữ hành 1,0 3,4 9 10,2 24 10.2
- Mua sắm 0,5 1,7 6 6,8 7 3,0
- Khác 5,0 17,2 6 6,8 34,5 14,6
111
Nguyễn Phú Thắng
Về doanh thu du lịch xã hội, năm 2006 tổng doanh thu xã hội ngành du lịch đạt 226
tỉ đồng, đến năm 2011 tăng lên 753 tỉ đồng. Thời kì 2006 – 2011, tỉ lệ tăng trưởng bình
quân khá cao, đạt gần 19%/năm.
Về cơ cấu chi tiêu, trong giai đoạn 2001 – 2011, hoạt động chi tiêu của khách du
lịch tập trung vào hoạt động lưu trú và ăn uống. Các hoạt động lữ hành, mua sắm bước
đầu có sự khởi sắc.
Bảng 4 cho thấy tổng doanh thu từ du lịch có sự tăng trưởng khá lớn trong giai đoạn
2001 - 2011. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động lưu trú và ăn uống vẫn là những hoạt
động đem đến nhiều lợi nhuận khi chiếm 68,2% tổng doanh thu (2011). Doanh thu từ các
hoạt động vận chuyển, lữ hành, mua sắm tuy có xu hướng tăng, song còn chiếm tỉ trọng
khiêm tốn trong tổng doanh thu du lịch của tỉnh (6,8% năm 2001 và 17,2% năm 2011).
Điều này cho thấy, hoạt động lữ hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, sản phẩm du lịch còn đơn
điệu, dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí chưa phát triển mạnh nên chưa kích thích mức độ
chi tiêu của khách du lịch.
Tuy có số lượng khách du lịch tham quan cao, song doanh thu du lịch ở An Giang
còn hạn chế. Điều này xuất phát từ thực trạng khách du lịch chủ yếu là khách hành hương,
đi trong ngày, ít mua sắm và sử dụng dịch vụ du lịch khác.
Về tỉ trọng đóng góp GDP du lịch: do chú trọng đầu tư hoạt động du lịch nên GDP
của ngành du lịch tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2006 – 2011, GDP du lịch tăng 3,3
lần (từ 266 tỉ đồng đến 753 tỉ đồng). Tỉ trọng đóng góp vào GDP ngành du lịch ngày càng
lớn, song còn hạn chế. Năm 2006, du lịch chiếm tỉ trọng 1,2% trong GDP của toàn nền
kinh tế, đến năm 2011 đạt 1,4
2.1.3. Lao động trong dịch vụ du lịch
Số lao động và chất lượng đội ngũ lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
dịch vụ. Lao động trong ngành du lịch bao gồm lực lượng phục vụ trực tiếp như lữ hành,
khách sạn, các khu du lịch và lực lượng lao động gián tiếp tham gia vào lĩnh vực như
ngành thủ công, mĩ nghệ, dịch vụ bổ trợ như y tế, viễn thông, ngân hàng, hàng không...
Bảng 5. Lao động trực tiếp trong ngành du lịch [3]
Loại hình 2001 2005 2011
Người % Người % Người %
Tổng số lao động 779 100 1000 100 1600 100
- Đại học và trên đại học 86 11,0 110 11,0 300 18.8
- Cao đẳng, trung cấp 94 12,1 120 12.0 350 21.9
- Đào tạo nghiệp vụ 119 15,3 152 15,2 650 40.6
- Chưa qua đào tạo 480 61,6 618 61,8 300 18.8
Bảng 5 cho thấy số lượng lao động trong ngành qua các năm tương đối ổn định. Lực
lượng lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng nhanh từ 38% năm 2001
lên 81% năm 2011. Đội ngũ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm mạnh, từ 61%
năm 2005 xuống còn 18,7% năm 2011. Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành du lịch
112
Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011 – thực trạng và một số giải pháp
còn rất khiêm tốn so với các ngành kinh tế khác và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu lao
động của nền kinh tế (chiếm 0,12% năm 2011) [1].
2.1.4. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật
- Về cơ sở lưu trú: Số cơ sở lưu trú đang ngày càng gia tăng về số lượng và chất
lượng. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 80 khách sạn với 2.255 phòng, trong đó có 39 khách
sạn được xếp sao (29 khách sạn 1 sao, 06 khách sạn 2 sao, 03 khách sạn 3 sao, 1 khách
sạn 4 sao) với 1.271 phòng. Số khách sạn phân bố không đồng đều: TP. Long Xuyên 44
khách sạn với 1064 phòng, chiếm gần 53%, TP. Châu Đốc 36 khách sạn với 749 phòng,
chiếm 37% [3].
- Hệ thống cơ sở lưu trú khác: Toàn tỉnh có tổng số 40 cơ sở bao gồm nhà hàng
thuộc khách sạn và nhà hàng hoạt động độc lập. Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị
trên toàn địa bàn tỉnh An Giang gồm trung tâm thương mại Long Xuyên và 6 siêu thị lớn
có thể đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân và du khách.
Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Số lượng cơ sở lưu trú chung đứng thứ 3 toàn vùng [4], chất lượng một số cơ sở lưu trú
xuống cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp.
2.1.5. Một số sản phẩm du lịch tỉnh An Giang
Với lợi thế của vùng đồng bằng sông nước cùng hệ thống các giá trị nhân văn đặc
trưng, du lịch An Giang đã bước đầu hình thành được các sản phẩm du lịch đặc trưng, thu
hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
- Du lịch sinh thái: Với mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng hệ thống cù lao và địa
hình ven sông cùng thảm thực vật phong phú, An Giang đã phát triển loại hình du lịch
sinh thái, tham quan như tour tham quan Làng Bè, Cù Lao Giêng, tham quan rừng tràm
Trà Sư, tour tham quan Thất Sơn, tour Homestay đồng quê tại cù lao Ông Hổ...
- Du lịch tín ngưỡng và lễ hội: Loại hình này gồm các sản phẩm du lịch như tour
hành hương Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Châu Đốc, lễ hội Đua bò Bảy Núi, lễ hội Búng
Bình Thiên, lễ hội văn hóa Chăm.
- Du lịch gắn với di tích lịch sử văn hóa: Loại hình này gồm các sản phẩm du lịch:
tham quan khu lưu niệm Bác Tôn, khu di tích khảo cổ Óc Eo, khu di tích lịch sử đồi Tức
Dụp, nhà mồ Ba Chúc...
- Du lịch cộng đồng: An Giang là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng người Kinh,
Hoa, Chăm, Khơ Me với những nét văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nhiều loại hình du
lịch xuất hiện dựa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa và cộng đồng như du lịch tìm
hiểu đời sống văn hóa dân tộc Chăm, Khơ Me...
- Du lịch hội chợ, thương mại: Do đặc điểm tiếp giáp với Campuchia qua nhiều cửa
khẩu, An Giang thu hút một lượng lớn khách du lịch tham quan mua sắm. Điển hình là
tour du lịch mua sắm đặc sản Châu Đốc và siêu thị miễn thuế cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.
- Du lịch gắn với thể thao truyền thống và hiện đại: Loại hình này bao gồm các sản
phẩm du lịch tham quan đua thuyền tại Búng Bình Thiên, đua bò giải trí tại Châu Đốc, dù
113
Nguyễn Phú Thắng
lượn trên núi Cấm...
2.2. Đánh giá chung
Thành tựu:
- Số lượng khách du lịch đến tham quan tăng liên tục, tạo ra thu nhập và việc làm,
góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
- Công tác quản lí du lịch ngày càng tiến bộ. Đội ngũ cán bộ quản lí ngày càng trẻ
hóa. Số lượng nhân lực phục vụ du lịch gia tăng về số lượng và chất lượng.
- Sản phẩm du lịch đa dạng, từng bước được khẳng định và ngày càng nâng cao
năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nước.
- Phát triển các mô hình du lịch cộng đồng, sinh thái, du lịch nông nghiệp, trang
trại. Mô hình phát triển du lịch biên giới liên tục được khai thác và mở rộng có hiệu quả.
- Công tác quảng bá, tuyên truyền du lịch được duy trì thường xuyên góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.
Hạn chế:
- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực được đào tạo về nghiệp vụ du lịch còn ít,
chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển du lịch.
- Số lượng và chất lượng của hệ thống nhà hàng, khách sạn và các khu, điểm du lịch
chưa đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Điều này tạo ra sức hấp dẫn yếu đối với du khách
trong và ngoài nước. Tiến độ thi công một số công trình tại khu, điểm du lịch còn chậm,
chưa kịp đưa vào phục vụ du khách.
- Phương thức tổ chức kinh doanh du lịch còn mang tính nghiệp dư, nhiều hiện
tượng lừa lọc, chèo kéo, ăn xin... còn diễn ra làm ảnh hưởng đến mĩ quan của điểm du
lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.
- Công tác quản lí nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế. Hệ thống văn bản hướng
dẫn hoạt động du lịch chưa đầy đủ và cụ thể.
- Môi trường du lịch ở một số điểm du lịch bị ô nhiễm, cảnh quan một số quần thể
di tích bị xâm hại.
2.3. Đề xuất một số khuyến nghị cho phát triển du lịch tỉnh An Giang
- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lí nhà nước về du lịch, thực hiện công tác hoạch
định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch.
- Xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch du lịch đặc thù như du lịch
sinh thái gắn với văn hóa tín ngưỡng, lễ hội; du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề...
- Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, xây dựng chương trình quảng bá có trọng
điểm, đặc biệt là đối với du khách quốc tế.
- Thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực thông qua việc hoàn thiện cơ sở đào tạo giáo dục trong tỉnh.
- Tổ chức lập quy hoạch và quản lí theo quy hoạch du lịch đối với các dạng tài
114
Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001-2011 – thực trạng và một số giải pháp
nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm kiểm
soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo môi trường cạnh tranh du lịch lành
mạnh.
3. Kết luận
Qua phân tích thực trạng hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2011,
có thể nhận thấy, hoạt động du lịch của tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định. Số
lượng khách du lịch gia tăng nhanh, loại hình du lịch, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng,
nhiều mô hình du lịch mới được ứng dụng. Tuy nhiên, hoạt động du lịch còn nhiều hạn
chế về cơ sở hạ tầng, nhân lực, chính sách du lịch. Để đưa An Giang trở thành một trung
tâm du lịch nổi bật của vùng, ngành du lịch tỉnh cần đánh giá lại những nguồn lực và thực
trạng, xây dựng các chính sách chiến lược mang tính lâu dài về quảng bá, đào tạo nhân
lực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển du lịch trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh An Giang, 2006, 2011, 2013. Niên giám thống kê tỉnh An Giang
2005, 2010, 2012. An Giang.
[2] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), 2010. Địa lí du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch An Giang, 2012. Quy hoạch phát triển ngành du lịch
An Giang đến 2020, định hướng đến 2030. An Giang.
[4] Tổng cục du lịch, Trung tâm thông tin du lịch, 2013. Số liệu thống kê chủ yếu ngành
du lịch giai đoạn 2000 – 2012. Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[5] UBND tỉnh An Giang, 2012. Địa chí tỉnh An Giang. An Giang.
ABSTRACT
An Giang tourism activity from 2001–2011: Reality and solutions
In recent years, An Giang tourism has flourished. with an increase in number of
tourists and a diversification of type of tourism. However, obstacles to tourism develop-
ment include poor labor quality, inadequate infrastructure and a lack of realistic advertis-
ing. We have analyzed, summarized and evaluated in order to assess tourism development
in An Giang Province from 2001–2011 and make recommendations to overcome specific
problems.
115
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_du_lich_tinh_an_giang_giai_doan_2001_2011_thuc_tra.pdf