Hoạt động khoa học và công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang
MỞ ĐẦU
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn do tác động cộng hưởng từ nhiều phía, đặc biệt là việc sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm; việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng; quy trình chế biến nhiễm độc từ môi trường, nhiễm khuẩn do khâu bảo quản hoặc trong quá trình kinh doanh đang gay ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, người tiêu dùng và các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng.
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm; tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng Châu âu từng choáng váng vì bệnh bò điên, dioxin trong sữa
4 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động khoa học và công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
TS. Mai Thị nh Tuyết
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn do tác động cộng hưởng từ nhiều phía, đặc biệt là việc sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm; việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng; quy trình chế biến nhiễm độc từ môi trường, nhiễm khuẩn do khâu bảo quản hoặc trong quá trình kinh doanh… đang gay ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, người tiêu dùng và các vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng. Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy sản thực phẩm không nhiễm vi sinh, không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ là vấn nạn của Việt Nam, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải đối phó với thực trạng này. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có gần 76 triệu người bị ngộ độc thực phẩm, khoảng 325.000 người phải nhập viện và 5.000 người tử vong có liên quan đến thực phẩm; tại Nhật Bản và Australia cũng không phải là ít; còn cộng đồng Châu âu từng choáng váng vì bệnh bò điên, dioxin trong sữa... Tuy nhiên, cách quản lý và ngăn chặn vi phạm các nước trên thế giới triển khai từng bước phát huy tốt hiệu quả các giải pháp. Điển hình như trước năm 2001, nông sản Thái Lan gặp phải những vấn đề như xu hướng bệnh do ngộ độc thực phẩm gia tăng; tranh chấp về an toàn thực phẩm và yêu cầu chất lượng trong thương mại thực phẩm; các luật và quy định kiểm soát thực phẩm không đồng bộ... Để đối phó với vấn đề này, Thái Lan đã đề ra chiến lược “Từ đồng ruộng tới bàn ăn”, thực hiện theo dõi các quy trình: nhập khẩu (kiểm tra đầu vào vật liệu thô, thực phẩm chế biến); sản xuất ngoài đồng ruộng (đăng ký, chứng nhận tiêu chuẩn, kiểm tra tại ruộng); thiết bị (kiểm tra, tư vấn, chứng nhận vật liệu thô và cây trồng); đầu ra (kiểm tra, chứng nhận hàng hóa); cuối cùng là thị trường (đàm phán nước ngoài, thận trọng trong nước). Tương tự, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ ngành sản xuất và chế biến trong nước, Nhật Bản áp dụng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối, Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản bao gồm: thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa độc tố; thực phẩm bị thối rữa hoặc hư hỏng; thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức hoặc nguyên liệu chế biến; thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt khác mới được nhập vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến như hamberger, xúc xích..., trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo quy định của Luật Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu Quota nhập khẩu, phải được đồng ý trước của Bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Cũng giống như Nhật Bản, Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ nguồn thực phẩm nhập khẩu. Để có thể đưa thực phẩm vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trên nhãn mác về thành phần dinh dưỡng, nhà sản xuất phải ghi thêm hàm lượng axit béo chuyển hoá (TFA) ngay sau dòng về hàm lượng axít béo no (saturated) và chesterol. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về nhập khẩu thực phẩm, với những quy định chặt chẽ. Ngoài quy định của FDA, còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục Nghề cá Mỹ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông, thủy sản, đồng thời quy định những kháng sinh được phép sử dụng, còn tất cả những kháng sinh khác ngoài danh mục đều bị cấm. Hiện chỉ có 6 loại kháng sinh được Mỹ cho phép sử dụng là chorionic, gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim. Cuối năm 2007, Tổng thống Mỹ còn ký một đạo luật quy định từ ngày 01/7/2012, tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ từ bất kỳ quốc gia nào đều phải được chiếu X quang tại cảng trước khi hàng hóa xuống tàu nhằm đảm bảo VSATTP.
Ở Việt Nam để có hành lang pháp lý quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, Quốc hội Khóa XII đã Ban hành Luật An toàn Thực phẩm (ATTP) và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Để thực hiện Luật ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về ATTP. Theo đó Bộ Y tế có trách nhiệm chính là: Thanh, kiểm tra ATTP toàn bộ quy trình quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý và thuộc Bộ/ngành khác khi cần thiết; Xây dựng Quy trình kỹ thuật hợp quy hợp chuẩn về ATTP; Giáo dục truyền thông kiến thức về ATTP cho cộng đồng; là đầu mối điều phối các hoạt động và chính sách về ATTP. Đồng thời quản lý ATTP đối với các sản phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng... Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quản lý ATTP đối với sản xuất ban đầu các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nguồn gốc động vật, nguồn gốc thủy sản, muối, thực pham biến đổi gen... Bộ Công thương quản lý đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột... Trường hợp các nhóm thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có chứa nhiều thành phần mà các thành phần này thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ/ngành khác nhau thì trách nhiệm quản lý thuộc về Bộ quản lý thành phần chính, hoặc thành phần quyết định đặc tính đặc trưng, tên gọi của sản phẩm. Trên thực tế việc phân định rõ những lĩnh vực quản lý Nhà nước của các Bộ/ngành không dễ dàng bởi thực phẩm là một chuỗi giao thoa. Chính vì thế quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các Bộ/ngành trong quản lý Nhà nước về ATTP để tránh chồng chéo trong công việc. Bên cạnh, không chỉ phân cấp cho các Bộ/ngành mà còn nâng cao trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ATTP đối với UBND các cấp ở các địa phương. Từ đó, có thể huy động sức mạnh tổng hợp nhiều lực lượng tham gia quản lý Nhà nước về ATTP sẽ góp phần làm cho lĩnh vực này đi vào nề nếp hơn, truy được đến cùng nguồn gốc gây ra những sai phạm về ATVSTP và ngăn chặn được tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn lưu thông ra thị trường...
Ở tỉnh An Giang để thực hiện vấn đề quản lý ATTP trên địa bàn, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban chỉ đạo và phân định trách nhiệm các Sở ngành liên quan thực hiện. Để thực hiện vấn đề vệ sinh ATTP hoạt động khoa học và công nghệ đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phục tráng các giống lúa đặc sản có phẩm chất cao, xây dựng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn gạo sạch bằng phương pháp hữu cơ sinh học; xây dựng các mô hình sản xuất sử dụng nấm xanh trong trồng trọt. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp và phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Thoại Sơn, hỗ trợ Công ty Antesco (Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp) xây dựng vùng sản xuất đậu nành rau tại huyện Chợ Mới đạt tiêu chuẩn GlobalGAP... Lĩnh vực Chăn nuôi - Thủy sản đã phối hợp cùng Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã tuyển chọn hình thành đàn cá tra bố mẹ nhằm cung cấp con giống đạt tiêu chuẩn quốc tế (trong đó có tiêu chuẩn SQF, GlobalGAP). Triển khai rộng rãi mô hình chuyển giao kỹ thuật quản lý, xử lý chất thải rắn nông thôn, xây dựng mô hình xử lý nước thải cho các trạm y tế xã quy mô nhỏ, hiệu quả… Bên cạnh, hỗ trợ cho huyện xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn; mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y; đồng thời gắn chăn nuôi gia cầm với quản lý công tác giết mổ, chế biến sản phẩm, cung cấp sản phẩm gia cầm an toàn cho thị trường.
Bên cạnh, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong đó quan tâm đến đối tượng nâng cao việc an toàn thực phẩm của đối tượng ứng dụng, chuyển giao công nghệ chế biến nông thủy sản, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, đã góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong tỉnh cũng như chất lượng sản phẩm và ATTP ngày càng cải thiện hơn như đầu tư trang thiết bị sản xuất cá chà bông, sấy khô bò và ép nắp hộp bằng giấy bạc; Cải tiến thiết bị công nghệ để sản xuất đường thốt nốt dạng viên tròn và dạng bột; Đổi mới hệ thống máy nén lạnh để tiết kiệm năng lượng trong chế biến rau quả đông lạnh; đổi mới thiết bị sản xuất bánh phở... Triển khai mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14.000, HACCP... và nâng cao hiệu quả hoạt động TBT, từ đó đã góp phần tích cực trong việc quản lý vấn đề ATTP địa bàn tỉnh, tạo uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Song song hoạt động, đo lường chất lượng, hoạt động thanh tra đã góp phần ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc phạm vi về ATTP, quản lý của ngành ngày càng chặt chẽ hơn.
Để góp phần giải quyết vấn đề ATTP hoạt động khoa học và công nghệ sẽ nâng cao hoạt động nghiên cứu và chuyển giao phát triển công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng và chuyển giao nhiều công nghệ thiết bị xử lý môi trường nước, không khí, rác thải ở nông thôn. Đẩy mạnh việc hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ người dân sản xuất vùng nông thôn ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sản xuất tiểu thủ công nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả. Xây dựng nhiều mô hình sản xuất trong các lĩnh vực theo hướng sạch và bảo vệ vùng sinh thái của nông thôn... Từ đó, góp phần thực hiện vấn đề ATTP và thay đổi bộ mặt nông thôn phù hợp tiến trình phát triển của tỉnh./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2011022.doc