Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I:KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 3 1. NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3 1.1.Khái niệm 3 1.2. Vai trò của nhập khẩu .4 1.3. Các phương thức nhập khẩu 7 2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP 9 2.1. Nghiên cứu thị trường, xác định hàng hoá cần nhập khẩu 10 2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và phương án nhập khẩu 12 2.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu .14 2.4.Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 16 2.5. Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng và duy trì quan hệ .25 3. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐỀN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 27 3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp .28 3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .31 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK HÀNG KHÔNG - AIRIMEX 34 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG 34 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .34 1.2. Bộ máy tổ chức của công ty CP XNK Hàng Không .37 1.3. Chức năng của các phòng ban trong công ty 37 1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty .42 1.5. Đặc điểm của Công ty CP XNK Hàng Không .43 1.6. Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của công ty 54 1.7. Tình hình tài chính doanh nghiệp .57 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI AIRIMEX 57 2.1.Tổ chức hoạt động nghiệp vụ nhập khẩu 57 2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu thiết bị và kết quả kinh doanh của AIRMEX .62 2.3. Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không 77 CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 82 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY 82 1.1. Xu hướng phát triển của thị trường 82 1.2. Định hướng phát triển của Công ty 83 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 84 2.1. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty nói chung và bộ phận nhập khẩu thiết bị nói riêng 84 2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ trong nhập khẩu thiết bị .85 2.3. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 88 2.4. Đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra 89 3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP 90 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giải pháp .90 3.2. Những điều kiện để thực hiện giải pháp 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

doc96 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động nghiên cứu thị trường về nhu cầu hàng hoá trong ngành và bị động trong việc tìm kiếm hợp đồng. Nhưng ta cũng có thể thấy kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng ngoài ngành phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động phát triển thị trường và mở rộng lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang có những hiệu quả nhất định. 2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu trong ngành hàng không Hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty bao gồm nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy bay BOEING, AIRBUS, ATR72, Foker và thiết bị mặt đất, thiết bị nhà xưởng. Cơ cấu nhập khẩu thiết bị được cụ thể hoá qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu qua các năm dưới đây. Bảng 7 - CƠ CẤU HÀNG NHẬP KHẨU TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG (Đơn vị: 1000 USD) TT Nội dung chỉ tiêu Doanh thu 2003 2004 2005 2006 11tháng/2007 Nhập khẩu trong ngành HK 32.984 33.995 34.141 41.560 44.377 1 Phụ tùng máy bay Airbus 11.450 9.350 19.600 15.360 17.475 2 Phụ tùng máy bay Boeing 13.635 16.530 6.300 16.860 18.568 3 Phụ tùng máy bay ATR72 1.814 1.783 1.676 1.880 2.013 4 Phụ tùng máy bay Foker 835 842 845 1.020 1.132 5 Dụng cụ phục vụ hành khách 1.100 1.200 1.180 1.360 1.582 6 Thiết bị trạm xưởng 1.050 1.090 1.140 1.440 1.602 7 Thiết bị sân bay 3.100 3.200 3.400 3.640 3.607 Nguồn: Phòng XNK III Qua bảng cơ cấu hàng nhập khẩu ta có thể thấy tỉ trọng của từng mặt hàng trong kim ngạch nhập khẩu thiết bị. Thiết bị phụ tùng nhập khẩu dùng cho máy bay Airbus và Boeing thường chiếm tỉ trọng lớn. Có được điều này bởi vì đối tác lớn nhất của công ty là Hãng Hàng không Việt Nam – VietNam Airlines thường xuyên sử dụng máy bay của hãng Airbus và Boeing trong khi sử dụng những máy bay của hàng khác không nhiều. Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho máy bay Airbus đạt 11,45 triệu USD chiếm 34,88%; kim ngạch nhập khẩu phụ tùng thiết bị cho máy bay Boeing đạt 13,635 triệu USD chiếm 41,45% ; trong khi các trang thiết bị phụ tùng nhập khẩu khác chiếm tỉ trọng rất ít như thiết bị trạm xưởng chiếm 3,19%; thiết bị sân bay chiếm 9,42%; còn các trang thiết bị phụ tùng khác chiếm 8%. Dụng cụ phục vụ hành khách không được tính vào hoạt động nhập khẩu thiết bị. Trong các năm tiếp theo, hoạt động nhập khẩu thiết bị vẫn chủ yếu tập trung vào các thiết bị, phụ tùng cho máy bay Airbus và Boeing. Các thiết bị khác có tăng nhưng không lớn. Trong năm 2004, kim ngạch nhập khẩu thiết bị cho máy bay Airbus đạt 9,35 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu thiết bị cho máy bay Boeing đạt 16,53 triệu USD; nhưng sang năm 2005, kim ngạch nhập khẩu thiết bị , phụ tùng cho Airbus lại tăng rõ rệt đạt 19,6 triệu USD trong khi kim ngạch nhập khẩu phụ tùng cho Boeing lại giảm đáng kế chỉ còn 6,3 triệu USD. Điều này xảy ra do hoạt động nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng này của công ty phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu của Hãng Hàng không Việt Nam và các hãng Hàng không khác như Pacific Airlines. Tuy nhiên trong năm 2006 và một năm sau khi tiến hàng cổ phần hoá, tỉ trọng của hoạt động nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho hai máy bay Airbus và Boeing đã cân bằng trở lại. Điều này chứng tỏ nhu cầu về thiết bị cho hai loại máy bay trên ngày càng tăng do sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động giao thương quốc tế. Kim ngạch nhập khẩu các trang thiết bị khác cũng vì thế mà tăng theo, đặc biệt là thiết bị phục vụ tại sân bay. 2.2.3. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Trong những năm qua, cơ cấu mặt hàng cũng như các thị trường xuất nhập khẩu của công ty không ngừng được mở rộng. Từ chỗ đa phần xuất nhập khẩu uỷ thác cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam và các đơn vị trong ngành, đến nay công ty đã tiến hành xuất nhập khẩu cả các mặt hàng ngoài ngành cho nhiều ngành công nghiệp khác. Các đối tác nước ngoài của công ty cũng được mở rộng về diện, trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, EU,… Bảng 8 - KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG (Đơn vị: 1000 USD) Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) EU 16.313,883 40,1 19.432,92 39 20.472,375 38,5 Mỹ 19.934,67 49 24.066,924 48,3 25.240,95 47,4 Nga 895,026 2,2 1.245,7 2,5 1.435,725 2,7 Trung Quốc 813,66 2 1.195,872 2,4 1.382,55 2,6 ASEAN 2.237,565 5,5 2.989,68 6 3.456,375 6,5 Hàn Quốc 284,781 0,7 548,108 1,1 691,275 1,3 Hà Lan 203,415 0,5 348,796 0,7 531,75 1 Tổng 40.683 100 49.828 100 53.175 100 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất nhập khẩu của công ty Thị trường EU: qua bảng số liệu ta có thể thấy thị trường EU là một trong hai thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu thị trường của công ty. Các mặt hàng mà công ty nhập khẩu từ thị trường này bao gồm: phụ tùng máy bay Airbus, máy bay Boeing, máy bay ATR75, máy bay Foker, các thiết bị trạm xưởng và thiết bị sân bay, dụng cụ phục vụ hành khách. Các đối tác thường là bạn hàng lâu năm của công ty nên công ty được hưởng những ưu đãi nhất định. Thị trường Mỹ: cũng như thị trường EU, thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất của công ty trong hoạt động nhập khẩu thiết bị. Điều này có thể hiểu được khi ngành công nghiệp hàng không của Mỹ đã đạt tới trình độ phát triển cao với nhiều hãng sản xuất máy bay, nhất là hãng Boeing. Thị trường Mỹ tập trung nhiều nhà sản xuất đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng các thiết bị mà công ty có nhu cầu cần nhập khẩu. Do đó, công ty cần chú trọng mở rộng quan hệ với các đối tác tại thị trường này nhằm tận dụng tối đa những lợi thế về mẫu mã, chất lượng thiết bị nhập khẩu. Thị trường Nga: Đây là thị trường khá ổn định của công ty với một văn phòng đại diện. Tuy nhiên hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty mới chỉ khai thác được rất ít từ thị trường này. Hàng hoá nhập khẩu từ Nga chỉ có thiết bị phục vụ cho sân bay. Nga có ngành công nghiệp nặng hàng đầu thế giới, do vậy công ty cần mở rộng đối tác tại Nga để khai thác những tiềm năng to lớn của thị trường này. Thị trường Trung Quốc: Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những bước tiến nhảy vọt trong nền kinh tế. Công ty đang chú trọng đến khả năng sản xuất các mặt hàng phục vụ cho hành khách như khăn ăn, ly,… chứ chưa quan tâm đến việc nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho các loại máy bay hay cho sân bay, trạm xưởng. Điều cần lưu ý trong khi làm việc với những đối tác này là phải chặt chẽ trong khâu thanh toán và kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thị trường ASEAN: Tại thị trường này, mặt hàng mà công ty hay nhập từ ASEAN chủ yếu là từ Singapore bao gồm: phụ tùng cho máy bay Airbus, dụng cụ phục vụ hành khách, và thiết bị sân bay. Đây là thị trường tiềm năng cho công ty có thể khai thác nhằm giảm chi phí vận chuyển nhập khẩu phụ tùng cho máy bay Airbus với chất lượng như nhau. Thị trường Hàn Quốc, Hà Lan: Đây là hai thị trường mới của công ty và nó có xu hướng ngày càng mở rộng quan hệ mua bán với công ty. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ các thị trường này ngày càng tăng. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là phương thức vận tải chủ yếu bằng đường biển với chi phí vận chuyển khá cao nhưng đây là hai thị trường này ngày càng giàu tiềm năng cho sự phát triển của công ty. 2.2.4. Phương thức nhập khẩu * Đối với hàng hoá chuyên ngành hàng không Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, phụ tùng của công ty xuất nhập khẩu hàng không, phương thức nhập khẩu chủ yếu mà công ty áp dụng thưòng là nhập khẩu uỷ thác. Tức là, công ty sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng uỷ thác với nhà uỷ thác, có thể là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, các trạm sửa chữa hay các xí nghiệp dịch vụ bay. Sau khi ký hợp đồng uỷ thác, công ty sẽ dựa vào bản hợp đồng đó để lựa chọn nhà cung ứng và tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu. Quá trình nhập khẩu uỷ thác của công ty diễn ra như hoạt động nhập khẩu trực tiếp. Nhưng sau khi tiếp nhận hàng hóa từ nước ngoài về, công ty cần làm những thủ tục cần thiết để tiến hành giao hàng cho nhà uỷ thác. Công ty đã xây dựng quy trình nhập khẩu uỷ thác cho riêng mình. Các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ căn cứ vào đó để tiến hành các bước trong quá trình nhập khẩu uỷ thác. * Đối với hàng hoá ngoài ngành Hoạt động nhập khẩu những hàng hoá ngoài ngành thường được nhập khẩu trực tiếp. Đây là khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ của công ty. Đối với những mặt hàng này, Công ty cũng qui định các bước trong hoạt động kinh doanh hàng hoá của mình. Những hàng hoá ngoài ngành được nhập khẩu bởi sự chủ động của công ty trong việc mở rộng kinh doanh và phát triển của công ty. Dựa vào các thông tin thu thập được từ thị trường trong và ngoài nước, công ty sẽ lập những phương án kinh doanh đem lại lợi nhuận cho mình. 2.2.5. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Trong những năm vừa qua, công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty. Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng mua bán đem lại lợi nhuận cao. Bảng 9 - TỔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ THÁC PHÒNG KINH DOANH 11 THÁNG NĂM 2007 (Đơn vị: VNĐ) STT Số hiệu hợp đồng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 1 03-07/AIR-DTS 7,798,407 3,866,498 3,931,909 2 07-07/AIR-SEC 18,157,322 7,894,510 10,262,812 3 08-07/AIR-FAP 2,866,340 398,618 2,467,722 4 09-07/AIR-FBS 13,489,215 5,007,292 8,481,923 5 10-07/AIR-FBS 7,199,801 607,285 6,592,516 6 11-07/AIR-FBS 12,818,396 4,677,550 8,140,846 7 12-07/AIR-FBS 34,720,753 8,221,337 26,499,416 8 13-07/AIR-FBS 66,455,782 21,030,793 45,424,989 9 14-07/AIR-LES 63,885,611 24,420,930 39,464,681 10 15-07/AIR-LR 21,396,583 12,328,079 9,068,504 11 16-07/AIR-WEP 4,568,342 2,300,205 2,268,137 12 17-07/AIR-WTA 7,431,649 3,825,296 3,606,353 13 18-07/AIR-FAP 8,254,117 5,333,633 2,920,484 14 22-06/AIR-DTS 30,468,680 19,896,920 10,571,760 15 23-06/AIR-COMET 1,176,892 212,595 964,297 16 24-06/AIR-FBS 20,898,601 6,949,189 13,949,412 17 26-07/AIR-DTS 5,558,846 7,462,635 - 1,903,789 18 29-06/AIR-FBS 8,485,562 1,798,684 6,686,878 19 30-06/AIR-WEP 11,360,681 6,453,241 4,907,440 20 30-07/AIR-MEGA 2,512,920 - 2,512,920 21 31-06/AIR-FAP 61,245,598 25,935,776 35,309,822 22 32-06/AIR-MEGA 8,462,655 1,616,525 6,846,130 23 33-06/AIR-WAT 6,703,048 1,205,535 5,497,513 24 34-06/AIR-FBS 13,103,879 5,316,734 7,787,145 25 35-06/AIR-FBS 40,914,765 16,097,763 24,817,002 26 36-06/AIR-FBS 12,721,988 4,301,024 8,420,964 27 37-06/AIR-FBS 23,256,024 6,668,361 16,587,663 28 38-06/AIR-FBS 28,252,223 7,566,961 20,685,262 29 39-06/AIR-FBS 39,242,979 17,828,752 21,414,227 30 40-06/AIR-LES 23,574,063 12,634,852 10,939,211 31 41-06/AIR-LR 34,120,528 20,200,524 13,920,004 32 42-06/AIR-SELL 9,532,114 7,369,600 2,162,514 33 43-06/AIR-BEA 8,096,791 6,757,524 1,339,267 34 44-06/AIR-WTA 7,263,565 3,786,680 3,476,885 35 49-07/AIR-BEA 5,975,144 - 5,975,144 36 50-07/AIR-SELL 6,484,617 - 6,484,617 37 51-07/AIR-SELL 6,224,266 - 6,224,266 38 S112/MTE-AIRIMEXT 18,636,198 8,495,831 10,140,367 Cộng 703,314,945 288,467,732 414,847,213 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Bảng 10 - TỔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN PHÒNG KINH DOANH 11 THÁNG NĂM 2007 (Đơn vị: VNĐ) STT Tên hàng hoá Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 1 25-06/AIRIMEX 226,924,800 223,076,374 3,848,426 2 26-06/AIRIMEX 2,072,286,345 1,748,330,166 323,956,179 3 27-06/AIRIMEX 3,003,814,232 2,870,621,934 133,192,298 4 28-06/AIRIMEX 2,232,575,038 2,202,563,843 30,011,195 5 42-06/AIRIMEX 3,438,709,240 3,142,364,083 296,345,157 6 01-07/AIRIMEX 7,682,972,739 7,233,365,912 449,606,827 7 19-07/AIRIMEX 426,193,850 412,417,563 13,776,287 8 007/1206/NSFC (PL1) 816,163,160 769,692,018 46,471,142 9 R-256-P-2004 (PL8) 495,111,150 457,868,655 37,242,495 10 0335/06/T-N4/VSP1 432,174,674 411,701,131 20,473,543 11 136PJ-AIR 438,887,813 416,565,876 22,321,937 12 2007-03091/MTHN 521,482,840 506,009,789 15,473,051 13 2007-03089/MTHN 377,526,848 365,439,511 12,087,337 14 R-256-P-2004 (PL9) 1,202,475,000 1,127,935,934 74,539,066 15 04-07/AIRIMEX 1,125,449,300 1,077,582,816 47,866,484 16 01-2006/AIR-FTD 3,721,477,265 3,663,171,003 58,306,262 17 R-256-P-2004 (PL10) 910,715,625 859,767,120 50,948,505 18 02-2007/AIR-FTD 807,157,664 787,223,123 19,934,541 19 01-2007/AIR-FTD 1,172,286,520 1,131,897,900 40,488,620 20 MKT/SU (GV)-1907/07 1,077,405,924 1,056,555,689 20,850,235 21 007/106SSFC (PL6) 1,016,884,396 969,346,939 47,537,457 22 03-2007/AIR-FTD 4,477,785,550 4,350,298,285 127,487,265 23 007/106SSFC (PL4) 2,164,200,520 2,081,419,213 82,781,307 24 007/106SSFC (PL5) 365,843,240 344,660,786 21,182,454 25 23-07/airimex 536,087,649 519,004,164 17,083,485 26 0314/07/T-N1/VSP1 (PL2) 212,604,298 182,899,142 29,705,156 27 0107/H§-BB 4,212,379,242 4,077,750,775 134,628,467 28 21-07/airimex 641,446,270 617,028,019 24,418,251 29 22-07/airimex 1,493,368,047 1,352,464,600 140,903,447 30 Bé phËn b¸n lÎ 4,586,060,592 3,985,883,768 600,176,824 31 Céng 51,888,449,831 48,944,906,131 2,943,453,700 Nguồn: Tổng hợp từ các bản tổng kết hợp đồng thực hiện 11 tháng năm 2007 Công ty đã thực hiện được 70 hợp đồng uỷ thác và 65 hợp đồng mua bán trong 11 tháng đầu năm 2007. Trong đó, phòng XNK I và II thực hiện 32 hợp đồng uỷ thác với doang thu gần 13,8 tỷ đồng và 37 hợp đồng mua bán với doanh thu đạt 44,87 tỷ đồng và lợi nhuận của cả hai phòng 6,6 tỷ đồng. Phòng XNK III hay phòng kinh doanh đã thực hiện 38 hợp đồng uỷ thác đạt hơn 703 triệu đồng và 29 hợp đồng mua bán đạt gần 52 tỷ đồng và lợi nhuận của cả phòng đạt gần 3 tỷ đồng. Các hợp đồng mà công ty đã thực hiện hầu như được hoàn thành đúng thời hạn. Điều này là điểm mạnh mà công ty cần phải phát huy nhằm tạo dựng uy tín với các đối tác trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có những hợp đồng mà công ty chưa hoàn thành đúng thời hạn như hợp đồng với công ty bay dịch vụ Miền Nam được thực hiện từ ngày 4/52007 đến 7/5/2007 với trị giá 134.521 USD khi công ty thực hiện quá thời hạn hợp đồng. 2.2.6.Phương thức thanh toán Công tác thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty thường được sử dụng theo phương thức tín dụng chứng từ. Khi áp dụng phương thức này, công ty không phải đầu từ quá nhiều vào đội ngũ cán bộ nhân viên hay cơ sở hạ tầng. Các nghiệp vụ trong quá trình thanh toán đều được thực hiện bởi Ngân hàng mà công ty chọn nơi ký gửi và mở L/C. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng thời hạn so với hợp đồng nhập khẩu đã ký. Điều này sẽ giúp công ty tạo được uy tín của mình đối với các đối tác nước ngoài. 2.2.7. Phân tích kết quả và hiệu quả nhập khẩu a) Kết quả hoạt động kinh doanh Qua các năm kim ngạch nhập khẩu của công ty đã có những bước tăng trưởng rất mạnh. Đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu thiết bị. Những kết quả đó đã góp một phần rất lớn vào thành tựu trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua. Giai đoạn trước khi cổ phần hoá từ 2002 đến 2004, công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Bảng 11 - BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2002 - 2004 (Đơn vị: 1000 VNĐ) STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 Vốn nhà nước 4.531.799 4.531.799 4.531.799 2 Nguồn vốn kinh doanh 105.660.873 93.689.383 96.235.923 3 Doanh thu 56.759.140 54.884.288 63.560.464 - Bán hàng nhập khẩu 48.176.555 42.703.229 52.522.781 - Hoa hồng bán vé máy bay 716.637 489.867 587.799 - Phí nhập khẩu uỷ thác 6.130.851. 8.719.826 7.357.717 - Tiếp nhận vận chuyển hàng hoá 328.370 652.833 750.429 - Cho thuê văn phòng 1.396.725 2.318.530 2.350.735 4 Lợi nhuận trước thuế 691.013 868.601 2.386.137 5 Lợi nhuận sau thuế 466.177 590.649 1.718.018 6 Số lao động 101 103 108 7 Thu nhập bình quân(người/tháng) 3.088 3.213 3.430 8 Nộp Ngân sách 5.489.520 1.842.073 5.091.514 9 Tỷ suất LNST/Vốn kinh doanh 2,05% 3,36% 9,45% 10 Nợ phải trả 84.854.400 72.616.235 73.741.093 11 Nợ phải thu 57.919.547 51.987.529 32.225.009 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Đến năm 2005, công ty từng bước tiên hành cổ phần hoá và chính thức chuyển sang hình thức công ty cổ phần vào 18/5/2006. Và gần như ngay lập tức, công ty đạt được những thành tựu vượt trội. Bảng 12 - BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 (Đơn vị:1000 VNĐ) Chỉ tiêu 2005 2006 11 tháng năm 2007 A. Doanh thu 61.972.586 69.591.732 120.911.862 1. Thu từ HĐKD 61.432.586 68.730.800 120.862.082 - Phí ủy thác 5.934.662 7.268.332 7.937.456 - Bán hàng XNK 52.340.000 56.900.000 96.861.746 - Hoa hồng bán vé 600.000 800.000 1.410.390 - Dịch vụ vận chuyển 388.000 576.800 6.559.554 - Cho thuê văn phòng kinh doanh 2.169.924 3.185..668 3.050.099 2. Thu hoạt động khác 540.000 860.932 49.780 B. Chi phí 60.099.276 65.995.566 11.935.990 Chi phí hoạt động kinh doanh 59.236.276 63.262.566 96.353.868 - Chi phí cho nhân công 4.786.408 4.937.160 3.534.683 - BHYT, BHXH, KPCĐ 185.599 191.376 326.468 - Chi phí vật tư, vốn hàng 49.455.760 52.597.720 2.046.012 - Khấu hao TSCĐ 1.228.040 1.956.644 982.801 - Chi phí dịch vụ ngoài 2.414.120 3.425.080 1.600.021 - CP khác bằng tiền 1.166.350 1.954.586 5.0920700 - Chi phí hoạt động khác 863.000 933.000 1.000.057 C. Các khoản thuế 244.527 246.996 483.647 D. Lợi nhuận trước thuế 1.873.310 3.596.166 8.975.872 E. Lợi nhuận ròng 1.628.783 3.349.170 8.492.225 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Qua hai bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong hai giai đoạn trước và sau cổ phần hoá ta có thể thấy rõ rệt sự trưởng thành vượt bậc của công ty khi cổ phần hoá, mở rộng quy mô. Doanh thu của công ty không ngừng nâng cao qua từng năm. Năm 2002 đạt 56,759 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 63,560 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ sau 1 năm cổ phần hoá con số này đã lên tới 120,911 tỷ đồng. Sự nhảy vọt đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong công việc kinh doanh của công ty. Hiệu quả kinh doanh không chỉ tính bằng doanh thu vì doanh thu cao nhưng chí phí cũng cao thì lợi nhuận vẫn ở mức thấp. Do đó phải xem xét đến vấn đề lợi nhuận trong kinh doanh của công ty. Năm 2002, lợi nhuận sau thuế là 466,2 triệu đồng và con số này không ngừng tăng theo thời gian. Đến năm 2004, lợi nhuận sau thuế đạt gần 1,72 tỷ đổng. Năm 2005, một năm trước khi chính thức cổ phần hoá, lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được là 1,628 tỷ đồng. Như vậy ta có thể thấy lợi nhuận trong năm 2005 đã giảm một chút so với năm 2004. Cũng có thể hiểu được trong năm 2005, chi phí công ty bỏ ra lớn nhằm chuẩn bị tiến hành chuyển hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Và đến năm 2006, lợi nhuận sau thuế đạt 3, 349 tỷ đồng. Có thể thấy sự khác biệt khi công ty tiến hành cổ phần hoá vào tháng 5 năm 2006. Tác dụng của việc cổ phần hoá thể hiện rất lớn trong doanh thu năm 2006. Điều này cho thấy những bước đi đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2007, sau hơn một năm cổ phần hoá, sự tăng trưởng được thể hiện rất rõ rệt trong bảng kết quả kinh doanh. Doanh thu của 11 tháng đầu năm 2007 đạt gần 121 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 8,5 tỷ đồng. Đây là thành tích đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh của công ty. b) Hiệu quả nhập khẩu thiết bị * Tỷ lệ thực hiện theo kim ngạch nhập khẩu Đánh giá tỷ lệ thực hiện theo kim ngạch nhập khẩu ta dùng chỉ tiêu Hkn. Công thức: Kim ngạch thực hiện Hkn= (1) Kim ngạch kế hoạch Dựa vào công thức này ta có thể tính được tỷ lệ thực hiện của năm 2005 và năm 2006 thông qua kim ngạch nhập khẩu. Bảng 13 - TỈ LỆ THỰC HIỆN THEO KIM NGẠCH NHẬP KHẨU 2005 – 2006 Đơn vị: 1000USD Thực hiện Kế hoạch Tỉ lệ thực hiện (Hkn) 2005 40.683 41.576 0,97 2006 49.828 41.576 1,19 11tháng/2007 53.175 45.000 1,18 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kết quả kinh doanh Trong năm 2005, một năm trước khi cổ phần hoá, tỉ lệ thực hiện là Hkn = 0,97 như vậy công ty tiến hành nhập khẩu thiết bị vẫn có nhược điểm khiến hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Sang năm 2006, hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả cao và vượt chỉ tiêu đề ra khi tỉ lệ thực hiện Hkn= 1,19. Điều này cho thấy việc chuyển sang hình thức công ty cổ phần giúp công ty tiến hành kinh doanh hiệu quả hơn trong hoạt động nhập khẩu. * Tỉ lệ thực hiện theo chi phí Ngoài chỉ tiêu trên, ta có thể dựa vào chỉ tiêu về tỉ lệ thực hiện theo chi phí để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Công thức: Chi phí thực tế Hp= Chi phí kế hoạch Ta có bảng sau: Bảng 14 - TỈ LỆ THỰC HIỆN THEO CHI PHÍ NHẬP KHẨU 2005 - 2006 Thực hiện (triệu đồng) Kê hoạch (triệu đồng) Tỉ lệ thực hiện (Hp) 2005 12.390 8.645 1,43 2006 13.739 7.382 1,86 2007 15.639 9.560 1,63 Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo kinh doanh Qua bảng tỉ lệ thực hiện theo chi phí, chỉ tiêu Hp đều lớn hơn 1. Công ty chưa thể kết luận gì vào thời điểm này. Công ty cần tiến hành tính toán thêm chỉ tiêu tốc độ tăng của chi phí nhập khẩu và đem so sánh chỉ tiêu tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu. Nếu tốc độ tăng chi phí nhập khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu thì có thể kết luận công ty vẫn duy trì chi phí nhập khẩu trong mức hợp lý. Nếu tốc độ tăng chi phí nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, công ty cần xem lại những hoạt động của mình để làm giảm thiểu những chi phí phát sinh không hợp lý. 2.3. Đánh giá chung hoạt động nhập khẩu của Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không 2. 3.1. Những điểm mạnh trong hoạt động nhập khẩu Kể từ khi thành lập đến nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với cơ chế thị trường và sự canh tranh quyết liệt nhưng công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và cải thiện đời sống cán bộ nhân viên. a) Đội ngũ nhân viên có năng lực và tâm huyết Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng, công ty có những thế mạnh mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đầu tiên phải kể đến là yếu tố con người của công ty. Trong tất cả các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của một doanh nghiệp, nguồn lực con người có vai trò quyết định. Đối với công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong kinh doanh với những lãnh đạo dám nghĩ dám làm, quyết đoán, sáng suốt, những quyết định luôn được đưa ra kịp thời và tạo điều kiện cho các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tâm huyết có năng lực là chìa khoá để thu về những thành công trong các thương vụ. Với bộ máy thông nhất từ trên xuống đồng lòng phát triển hoạt động kinh doanh, công ty đã thu được những thành tựu to lớn. b) Có kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu Điểm mạnh thứ 2 là khoảng thời gian và kinh nghiệm mà công ty đã có trong thời gian đã qua trong hoạt động nhập khẩu. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã tham gia về phục vụ kinh doanh. Nhờ những kinh nghiệm quý báu mà trong hoạt động nhập khẩu, công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh. c) Có uy tín cao với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị, phụ tùng hàng không Nhờ thời gian hoạt động lâu năm mà công ty có những mối quan hệ khá tốt với những bạn hàng cả trong và ngoài nước. Uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được khẳng định. Chính yếu tố này đã giúp công ty có những mối hàng quen thuộc, có tính ổn định cao, duy trì hoạt động kinh doanh một cách lâu dài. d) Chuyên môn hoá trong hoạt động nhập khẩu thiết bị Trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, công ty đã phân công nhiệm vụ trong từng phòng kinh doanh, do đó không có sự đan xen giữa các phòng với nhau. Các phòng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động nhập khẩu thiết bị do phòng xuất nhập khẩu I và II đảm nhiệm. Do đó, hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty là khá cao. Tuy nhiên, trong hoạt động nhập khẩu thiết bị của công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại. e) Kim ngạch nhập khẩu thiết bị và kết quả kinh doanh đều ở mức cao và tăng đều qua các năm Điểm mạnh thứ tư của công ty đó chính là kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Những con số doanh thu, hiệu quả ngày càng tăng nhanh. Điều này chứng tỏ sự ổn định đi lên trong kinh doanh của công ty. Đóng góp trong kết quả kinh doanh là kim ngạch nhập khẩu tăng cao, thị trường và mặt hàng nhập khẩu ngày một mở rộng. Đây là tiền đề cho việc mở rộng quy mô của công ty trong thời gian tới, là thế mạnh mà công ty cần tận dụng để phát triển hơn nữa. 2.3.2. Điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu thiết bị a) Thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh Điểm yếu đầu tiên cần nói tới đó chính là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp còn khá nhỏ, do đó trong hoạt động nhập khẩu thiết bị công ty thường xuyên phải đi vay từ các ngân hàng hay từ Tổng Công ty. Điều này dẫn đến chỉ những hợp đồng nhỏ công ty mới có khả năng ký kết , khai thác và thực hiện. Còn những hợp đồng lớn thì phải bỏ qua nếu không vay được vốn. Cũng do việc đi vay ngân hàng hay tổng công ty nên phát sinh chi phí trả vốn vay cho ngân hàng. Dẫn đến lợi nhuận trong kinh doanh bị giảm sút. Vì vậy công ty cần chú trọng đến việc tăng lượng vốn kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong công ty diễn ra ổn định. b) Một số nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng kinh doanh của công ty Một trong những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu đó là còn một số nhân viên có trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty, điều này khiến cho quy trình đôi lúc bị gián đoạn, thiếu hiệu quả. Đề khắc phục điều này, công ty cần chú trọng bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ nhân viên cho phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn phát triển của công ty. c) Thiếu hệ thống Marketing Công ty chưa có hệ thống riêng biệt cho hoạt động marketing, các hoạt động marketing của công ty trong thời điểm này còn nhỏ lẻ và manh mún nhất thời. Công ty chưa xây dựng chiến lược marketing cụ thể và lập một kế hoạch lâu dài cho việc nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu. Điều này làm cho hoạt động của Airimex chưa được khuếch trương rộng rãi, khách hàng chưa biết nhiều về công ty ngoại trừ các bạn hàng trong ngành. Với chiến lược phát triển công ty thành công ty đa ngành, xây dựng hệ thống marketing là việc làm hết sức cần thiết. d) Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng Công ty luôn bị động trong việc tìm kiếm bạn hàng. Đa số các hợp đồng nhập khẩu của công ty là nhập khẩu uỷ thác nên phụ thuộc khá nhiều vào nhu cầu của thị trường trong nước. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có qui trình nghiên cứu thị trường cụ thể để mở rộng lĩnh vực kinh doanh và tận dụng những cơ hội trên thị trường. Đây là một trong những hạn chế khiến công ty chưa thể phát triển như mong muốn. Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh như: Petechim, Machino, Tecnoimort,… và thực tế công ty đã mất đi một phần thị trường bởi các đối thủ trên. Đây là vấn đề công ty cần giải quyết nếu muốn phát triển công ty thành công ty hàng đầu trong hoạt động cung cấp thiết bị phụ tùng máy móc cho VietNamAirlines và các đơn vị kinh doanh. 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại a) Nguyên nhân chủ quan Những điểm tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do một số nhân viên còn chưa ý thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty giao cho. Trong công việc còn chưa chủ động và sáng tạo. Nguyên nhân thứ hai là do ở một số bộ phận còn mang tâm lý hành chính sự nghiệp của kinh doanh nhà nước. Tâm lý này tạo sức ì trong công việc, không dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình. Đây là điều rất nguy hiểm đối với công ty. Do đó công ty cần phải khắc phục tình trạng này để có hiệu quả trong kinh doanh. Nguyên nhân thứ ba là khả năng huy động vốn của công ty chưa cao. Nguồn vốn của công ty trước khi cổ phần hoá thường là vốn vay, vì vậy công ty chuyển hình thức kinh doanh sang cổ phần hoá là xu hướng của thị trường và là cách tốt nhất để công ty có thể huy động vốn từ bên ngoài thông qua bán cổ phiếu. b) Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan là do hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động có nghiệp vụ phức tạp. Để nắm bắt và thực hiện đúng cần phải mnất rất nhiều thời gian và công sức. Những kiến thức này không phải lúc nào cũng có thể học hỏi và tích luỹ được vì hiện nay những lớp học bồi dưỡng kiến thức còn chưa được mở rộng rãi ở công ty. Một điều nữa cũng tác động tiêu cực đó là sự thay đổi của môi trường kinh doanh, của pháp luật và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ làm cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, thiết bị hàng không là hàng hoá mà Việt Nam chưa sản xuất được nên công ty cần chú trọng đến những thông tin về mặt hàng này trên thị trường thế giới. CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY 1.1. Xu hướng phát triển của thị trường 1.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường đầu ra Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về tiêu dùng hàng hoá đang ngày càng tăng về hàng hoá tiêu dùng hàng ngày hay hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho từng ngành hàng riêng biệt. Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng khả năng sản xuất ở trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, những mặt hàng chuyên dụng hầu hết trong nước chưa thể sản xuất hoặc có thể những chất lượng không cao. Do đó nhu cầu nhập khẩu hàng từ nước ngoài là rất lớn. Đặc biệt là những thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực hàng không. Hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, và ngành hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài và quá trình vận chuyển hàng hoá. Do đó nhu cầu đảm bảo các chuyến bay được an toàn và diễn ra theo đúng lịch trình đã định sẵn là yêu cầu không thể thiếu. Nhưng hiện nay, đội ngũ máy bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Airlines đã qua nhiều năm sử dụng nên các trang thiết bị máy móc không còn đủ tiêu chuẩn đảm bảo độ an toàn cho mỗi chuyến bay. Vì vậy, quá trình nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng cho máy bay là hoạt động rất cần thiết. Quá trình nhập khẩu này sẽ ngày càng phát triển do nhu cầu về hàng hoá này rất lớn khi mà trong nước chưa thể sản xuất và mỗi loại thiết bị chỉ dùng cho một hãng máy bay. Với xu hướng phát triển của thị trường ngành hàng không như bây giờ, ban lãnh đạo AIRIMEX cần có những định hướng cụ thể cho sự phát triển lâu dài của công ty. 1.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường đầu vào Với chính sách mở cửa, hội nhập và đặc biệt là Việt Nam gia nhập vào WTO trong năm 2006, thị trường đầu vào của công ty sẽ ngày một phát triển. Những mối quan hệ được mở rộng, những rào cản về thuế quan dần dần được bãi bỏ, hoạt động nhập khẩu được đơn giản hoá thủ tục. Khi đó, công ty sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn trong kinh doanh hàng hóa thiết bị nhập khẩu và kinh doanh hàng hoá dịch vụ khác. Theo Ngân hàng thế giới -World Bank, Việt Nam là một trong hai nước có nền kinh tế có tốc độ phát triển nhất khu vực Đông Nam Á (cùng với Trung Quốc). Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế có mức độ hấp dẫn đầu từ khá cao, cơ hội kinh doanh nhiều và khả năng sinh lợi lớn. Cùng với yếu tố chính trị ổn định, những yếu tố trên khiến các doanh nghiệp nước ngoài rất muốn hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Tận dụng lợi thế đó, công ty có thể mở rộng quan hệ, tìm kiếm các đối tác mới để phục vụ mục đích mở rộng ngành nghề kinh doanh và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động nhập khẩu thiết bị hàng không. 1.2. Định hướng phát triển của Công ty 1.2.1. Tầm nhìn của Công ty AIRIMEX đã đưa ra mục tiêu và tầm nhìn trong hoạt động kinh doanh của mình ngày từ ngày đầu tiên thành lập: “Phấn đấu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp, phân phối thiết bị, vật tư phụ tùng, và dịch vụ xuất nhậpn khẩu cho ngành hàng không. Đồng thời là nhà cung ứng thiết bị hàng đầu cho các ngành công nghiệp khác.” 1.2.2. Chiến lược phát triển đến năm 2010 Trong thời gian tới, công ty tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh trên các ngành hàng truyền thống, đồng thời mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành hàng khác, xúc tiến các hoạt động thương mại trong và ngoài nước để tăng doanh thu. Mở rộng các hình thức sản xuất kinh doanh như làm đại lý, đại diện phân phối hàng hoá, dịch vụ của các hãng sản xuất nước ngoài tại thị trường Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê văn phòng, triển khai các dự án đầu tư có sản xuất kinh doanh dịch vụ. Hoạt động đầu tư ngày càng được quan tâm, các dự án đầu tư có tính khả thi cao cho việc sản xuất hàng hoá, xây dựng thương hiệu đang được công ty tiến hành triển khai nhằm tăng cường hoạt động trao đổi hàng hoá nội địa và xuất khẩu. Chuyển đổi chức năng từ một công ty đơn thuần xuất nhập khẩu thành nhà cung cấp, đại lý, tổng đại lý độc quyền, qua đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trong hoạt động thương mại, đấu thầu, đầu tư,.. Mở rộng sang các hoạt động kinh doanh như khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Đầu tư sản xuất các mặt hàng đến ngành hàng không như nước đóng chai, khăn lạnh, quà lưu niệm,… 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY 2.1. Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty nói chung và bộ phận nhập khẩu thiết bị nói riêng Một trong những giải pháp đầu tiên được đề cập là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì trong những yếu tố quyết định thành công của một công ty, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có chất lượng có thể hiểu là những con người có chuyên môn giỏi, có lòng yêu nghề và quyết tâm gắn bó với công ty, đưa công ty đạt được những kết quả cao trong kinh doanh. Tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ cao, nắm rõ những yêu cầu nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu. Đội ngũ này còn đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao. Việc tuyển dụng diễn ra hàng năm nhằm bổ sung nguồn nhân lực và tạo không khí cạnh tranh lành mạnh trong công ty. Ngoài ra, việc tạo môi trường làm việc cạnh tranh trong công ty cũng thúc đẩy sự tiến bộ trong từng cá nhân. Môi trường làm việc lành mạnh có tính cạnh tranh sẽ giúp cán bộ công nhân viên cảm thấy hưng phấn trong công việc. Điều này rất có lợi cho chính cá nhân họ và cao hơn là cho chính công ty. Bên cạnh tuyển dụng mới, công tác huấn luyện đào tạo cũng cần được coi trọng và đây làm một giải pháp hữu hiệu cho công ty. Công ty trực tiếp mở các lớp bồi dưỡng và đào tạo lại cho về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên trong công ty. Những lớp đào tạo hay các buổi nói chuyện chuyên đề sẽ đem lại nhiều kiến thức cần thiết cho nhân viên. Cuối cùng là thưòng xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học bàn về những cách thức nâng cao hiệu của kinh doanh, khuyến khích nhân viên phát huy tính sáng tạo của mình. 2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện nghiệp vụ trong nhập khẩu thiết bị Giải pháp này nhằm tạo ra một qui trình thực hiện hoạt động nhập khẩu thiết bị có độ chuẩn hoá cao. Những quy trình, qui phạm được mô tả chặt chẽ, chính xác sẽ giúp nhân viên xác định được ró nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, qua đó sẽ tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện nhập khẩu. 2.2.1. Hoàn thiện nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng mới Khi đề cập đến hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty, ta đã nhận thấy một bất cập trong vấn đề này. Đó là những hoạt động nghiên cứu mang tinh đơn lẻ, không theo một qui trình cụ thể. Những hoạt động tìm kiêm thường là do các cá nhân tiến hành thông qua Internet. Để khắc phục tình trang này, công việc nghiên cứu cần được tiến hành một cách quy mô, theo đúng những trình tự khoa học và nên có một bộ phận đảm nhiệm. Nghiên cứu thị trường theo hai mảng theo những phương pháp khác nhau, thị trường nước ngoài thì dùng phương pháp điều tra gián tiếp. Thị trường trong nước dùng phương pháp trực tiếp để xác định thông số như nhu cầu, sô lượng, giá cả… Chỉ khi làm tốt công tác này, việc lập kế hoạch kinh doanh mới tiến hành thuận lợi, chính xác. Ngoài làm tốt công việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường còn nhằm mang đến những mối quan hệ làm ăn mới cho công ty. Từ trước đến nay, công ty thường xuyên bị động trong việc tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng. Điều này hạn chế khả năng mở rộng thị trường của công ty và bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh khác. 2.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu Khi hoạt động nghiên cứu thị trường được chuẩn hoá thì bước tiếp theo của quy trình nhập khẩu cũng cần được hoàn thiện. Công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu của công ty thời gian qua cũng chưa được tiến hành một cách đúng mức. Công việc tiến hành dựa trên sự đánh giá cá nhân và cân nhắc trong đầu khả năng sinh lợi, phưong thức tiến hành và những chỉ tiêu chủ yếu. Để hoạt động này diễn ra đúng với vai trò của nó, AIRIMEX cần chú trọng tới những điểm sau. Cần xác định những chỉ tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu và khả năng cho phép của công ty. Những mục tiêu không chồng chéo và mâu thuẫn , không cản trở nhau trong quá trình thực hiện. Công tác lập kế hoạch cần có sự tham gia của các thành viên trong phòng ban của mình để đảm bảo tính khả thi cho phương án kinh doanh. 2.2.3. Hoàn thiện công tác giao dịch đàm phán và ký kết Đề công tác giao dịch đàm phán và ký hợp đồng có hiệu quả, hoàn thiện hơn nữa công ty cần thực hiện những giải pháp: Thực hiện tốt những công việc của khâu chuẩn bị đàm phán như: chọn thành viên đoàn đàm phán là những chuyên gia kỹ thuật tài chính, luật pháp,.. để có thể đánh giá một cách chính xác nhất khả năng sinh lợi và tính hợp pháp của phương án kinh doanh sắp được ký kết; choọn địa điểm đàm phán phù hợp với mục đích cuộc giao dịch; lên phương án đàm phán từ trước với những mục tiêu cốt lõi. Tiết kiệm những khoản chi phí không hợp lý nhưng không có nghĩa là cắt hết những khoản cần phải chi. Những hoạt động nhằm gây ấn tượng, tạo sự thân mật cần được quan tâm đúng mức. 2.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xin giấy phép và làm thủ tục nhập khẩu thiết bị Công tác xin giấy phép, làm thủ tục nhập khẩu trong thực tế đôi khi gây cản trở cho hoạt động nhập khẩu của công ty. Đây là yếu tố khách quan phụ thuộc vào chính sách Nhà nước và quan hệ công ty với ngành Hải quan. Để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động này, cách khả quan nhất là áp dụng “thông quan điện tử”. Công ty sẽ không phải đến tận Hải quan của khu vực hàng nhập về mà vẫn có thể làm đúng thủ tục, nghĩa vụ. Thông quan điện tử sẽ giúp công ty giảm được rất nhiều chi phí và công sức. Tuy nhiên, để áp dụng hình thức này công ty cũng cần phải đầu từ đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, nghiệp vụ trên máy tính cho các cán bộ công nhân viên tại các bô phận có liên quan. Bên cạnh đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của thông quan điện tử. 2.2.5. Hoàn thiện quy trình, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán Công tác thanh toán tiền hàng được phòng xuất nhập khẩu thực hiện sau đó chuyển chứng từ sang phòng Tài chính - kế toán. Công ty chỉ mới quan tâm đến vấn đề lưu trữ chứng từ trong hoạt động khẩu chứ chưa quan tâm đến quy trình thanh toán. Đề có quy trình thanh toán hợp lý trong hoạt động thanh toán, nên để chính phòng Tài chính - Kế toán đảm nhiệm. Sự chuyên môn hoá như vậy sẽ giúp hoạt động thanh toán nhanh chóng, tránh sai sót. Để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán, công ty nên thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Nhưng trước hết cần thu thập những thông tin về tư cách pháp lý của đối tác để tránh bị lợi dụng. Bên cạnh đó còn lựa chọn ngân hàng có đủ năng lực và độ tin cậy trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 2.2.6. Tổ chức tốt công tác vận chuyển hàng hoá Khi tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá, công ty cần có sự tổ chức hợp lý. Phương thức tiếp nhận, vận chuyển cần được nghiên cứu từ trước để giảm thiểu chi phí phát sinh. Nhìn chung, việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu thiết bị nói riêng và hàng hoá nói chung của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, cách tốt nhất là hoàn thiện từng khâu trong quá trình đó. Các khâu trong quá trình được tiêu chuẩn hoá sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. 2.3. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả Nguồn vốn của công ty còn khá nhỏ nên gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Để có số vốn lớn hợp pháp và sử dụng hiệu quả, công ty cần tiến hành: Ưu tiên phân bổ lợi nhuận sau thuế của công ty vào bổ sung mở rộng nguồn vốn. Hàng năm, lợi nhuận của công ty khá lớn và sẽ rất hữu ích khi nó được ưu tiên trích voà nguồn vốn kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng nên phát hàng thêm cổ phiếu. Hiện nay công ty niêm yết trên Công ty Chứng khoán Bảo Việt. Đây là bước đi đúng đắn của lãnh đạo công ty để có thể huy động vốn. Ngoài ra, việc duy trì mối quan hệ với các Ngân hàng hay Tổng công ty là điều kiện để có thể huy động vốn một cách nhanh nhất. Khi đã có một nguồn vốn phong phú, công ty cần áp dụng những phương pháp quản lý vốn có hiệu quả. Các bộ phận cần tuân thủ nghiêm ngặt nội quy sử dụng vốn, tránh sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu qua gây lãng phí tiền của. Phòng Tài chính - Kế toán cần tính toán những chỉ tiêu và kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học. Đồng thời cũng tiến hành theo dõi và đánh giá tình hình sử dụng vốn tại các bộ phận, báo cáo xử lý kịp thời. 2.4. Đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra Đa phần các hợp đồng nhập khẩu của AIRIMEX thường là nhập khẩu uỷ thác của Vietnam Airlines, Pacific Airlines và các trạm sửa chữa hay các công ty dịch vụ bay. Nhưng công ty vẫn cần đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra để tìm kiếm thêm các bạn hàng mới trong ngành cũng như ngoài ngành, từ đó mới hoàn thành mục tiêu trở thành nhà cung cấp thiết bị, phụ tùng hàng không đứng đầu Việt Nam. Để có thể đẩy mạnh thương mại đầu ra, công ty cần chú ý những điểm sau: Bên cạnh đó, công ty cần tìm kiếm những đối tác mới để tăng số lượng hợp đồng uỷ thác, qua đó tăng doanh thu cho công ty. Thông qua các mối quan hệ trên thị trường, qua các bản điều tra, công ty có thể đánh giá được những bạn hàng tiềm năng của mình. Duy trì các mối quan hệ đã có trong hoạt động kinh doanh trước đây. Những bạn hàng truyền thống cần có những biện pháp đặc biệt để có thể chiếm được các hơp đồng uỷ thác từ các đối tác này, tránh để rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Việc đẩy mạnh hoạt động thương mại đầu ra sẽ củng cố uy tín và thương hiệu của công ty. Qua đó, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và có khả năng mở rộng sang kinh doanh hàng hoá phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nữa. Tuy nhiên để có thực hiện các giải pháp trên, công ty cần có sự giúp đỡ từ các sở ban ngành liên quan và phát huy những tiềm năng sẵn có trong công ty. 3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHỮNG GIẢI PHÁP 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giải pháp 3.1.1. Thuận lợi Hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp rất nhiều thuận lợi. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và được đánh giá là là môi trường đầu tư hấp dẫn nhất ASEAN. Xu thế hội nhâp với nền kinh tế khu vực và thế giới cũng tạo cho hoạt động nhập khẩu của công ty nhiều thuận lợi. Ngoài ra, Nhà nước đang áp dụng chính sách thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Công ty cũng định hướng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị cũng như mặt hàng ngoài ngành. Đây là cơ sở để công ty có thể hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của mình. Khoa học kỹ thuật đang phát triển, việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh đang ngày càng chiểm tỉ lệ lớn. Công ty cần tận dụng những thành tựu khoa học đó áp dụng vào hệ thống cơ sở hạn tầng của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Một điểm thuận lợi nữa là công ty đã kinh doanh xuất nhập khẩu từ ngày đầu tiên thành lập, nên quan hệ với các bạn hàng, với đối tác là rất tốt. Hơn nữa, công ty cũng đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đây là ưu thế mà ít doanh nghiệp có được. 3.1.2. Khó khăn Đầu tiên, khó khăn mà công ty gặp phải cần nói đến ở đây là tình hình bất ổn chung của nền kinh tế thế giới. Những vấn đề chính trị, kinh tế đã có những ảnh hưởng lớn đến xu thế phát triển, hội nhập kinh tế bị chậm lại. Thứ hai, đó là sự yếu kém về hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải. Những loại hình thông tin chưa đa dạng, phong phú. Mạng lưới giao thong xuống cấp nghiêm trọng, gây quá tải và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng của công ty. Những chi phí dành cho thông tin liên lạc và vận tải tăng theo, làm cản trở việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. Khó khăn thứ ba là thủ tục hành chính, pháp luật của nước ta còn quá rắc rối, chồng chéo. Tuy gần đây, Quốc hội đã thông qua một số văn bản pháp luật, và các ngành các cấp quản lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của các công ty nhưng nhìn chung cản trở từ phía các cơ quan này vẫn còn khá lớn. Điều này khiến khả năng đổi mới và hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Khó khăn thứ tư là môi trường kinh doanh thiếu thông tin định hướng từ nhà quản lý. Các doanh nghiệp cứ mò mẫm thông tin. Bên cạnh đó, công ty cò gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía những công ty cùng kinh doanh trên thị trường đó. Khó khăn tiếp theo là thủ tục cho vay ngân hàng còn nhiều phức tạp, chưa thân thiện với doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn. Bản thân các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần rất nhiều vốn để có thể ký kết, thanh toán những lô hàng có giá trị lớn, nhưng ngân hàng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Điều này càng bó buộc công ty trong việc hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. Cuối cùng là ý thức của những nhân viên trong công ty. Nhiều người vân có tư tưởng là công ăn lương, hành chính sự nghiệp của doanh nghiệp nhà nước. Đây là khó khăn mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải và nó thực sự cản trở rất nhiều khi công ty muốn đổi mới hay mở rộng quy mô kinh daonh. 3.2. Những điều kiện để thực hiện giải pháp 2.1. Điều kiện từ phía Nhà nước Đẩu tiên Nhà nước phải duy trì một nền kinh tế lành mạnh với môi trường cạnh tranh, đầu tư, vốn và lao động không tiêu cực. Để làm được điều này, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý trong mọi mặt, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước còn phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành chính,… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh được thuận lợi. Thứ hại, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Thong qua các ưu đãi như vay vốn, tạo điều kiện về thủ tục, cho thuê mặt bằng kinh doanh,…Những điều kiện này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh một cách tích cực hơn. Thứ ba, đó là Nhà nước phải hoàn thiện chính sách thuế. Việc ban hành các biểu thuế chi tiết đối với các mặt hàng là rất cần thiết. Nó giúp công ty tránh được những tranh chấp không đáng có giữa công ty với cơ quan thuế. 2.2. Những điều kiện bên trong công ty Đầu tiên, muốn hoàn thiện hoạt động nhập khẩu cần có sự quyết tâm của toàn thể ban lãnh đạo bên trong công ty. Chỉ có sự đồng lòng và tâm huyết mới có thể đổi mới một cách toàn diện được. Ban lãnh đạo công ty thực hiện những biện pháp khuyến khích sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh của công ty. Những khuyến khích này được thể hiện qua những bản kế hoạch, định hướng, cơ chế quản lý của công ty. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật sẽ giúp cho nhân viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của mình khi được gia nhiệm vụ. Hoạt động quản lý nhân sự trong công ty cũng cần có sự thay đổi nhằm tạo sự thoải mái và hưng phấn trong mỗi cá nhân. Làm được điều này, công ty sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên thực sự tâm huyết với công ty. Ban lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi và đánh giá các dự án đang triển khai nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời. Qua đó sẽ nhìn nhận những điểm còn yếu kém để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. KẾT LUẬN Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để có được thành công đó là nỗ lực, cố gắng của cán bộ nhân viên cũng như toàn thể ban lãnh đạo của công ty. Bên cạnh đó là sự quan tâm và chỉ đạo về mọi mặt của các cơ quan lãnh đạo và sự giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành thành phố. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh nhưng công ty vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Vì vậy để có thể đưa Công ty thành công ty đa ngành và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị máy móc phụ tùng cho ngành hàng không, AIRIMEX cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm khắc phục những khuyết điểm của mình và phát huy những ưu thế để tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã nhận được những sự giúp đỡ hết sức quý báu từ giáo viên hướng dẫn cũng như các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu III. Một lần nữa em xin cảm ơn những sự giúp đỡ hết sức quý báu đó. Tuy kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nhưng qua đề tài này em muốn đóng góp tâm huyết của mình vào quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập Khẩu Hàng không – AIRIMEX. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương – NXB Giáo dục 2002 Luật Thương mại sửa đổi 2005 Tạp chí kinh tế phát triển Giáo trình Kỹ thuật Ngoại thương – NXB Thống kê 2002 Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu – NXB Thống kê 2000 Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - NXB Thống kê 1998 Các báo cáo, kế hoạch của công ty qua các năm 2003 – 2007 Bản công bố thông tin của Công ty năm 2005 Giáo trình Thanh toán Quốc tế - NXB Thống kê 2006 Các tài liệu khác có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 57.DOC