Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH kỹ thuật và thương mại Ban Mai

Lời mở đâu Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tạo cho nền kinh tế nước nhà có sự chuyển biến lớn, có những bước đi phù hợp, đúng đắn để tồn tại và phát triển đi lên hội nhập cùng nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, song bên cạnh đó nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách lớn để thích nghi với môi trường mới- môi trường cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới và trong khu vực để giữ cho quốc gia mình tồn tại và phát triển được. Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ giữa các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được lợi nhuận. Mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoá hoặc ổn định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp các chi phí đầu tư, thực hiện giảm chi phí đầu tư theo qui mô và tìm kiếm nguồn nhân lực, lợi thế từ nước ngoài . Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu, tận dụng chi phí lao động rẻ, chi phí năng lượng, nguyên liệu thấp . Cho phép doanh nghiệp có thêm một số chiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinh doanh nội địa không có được. Hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp chủ yếu thông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung sau: Chương I : Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu Chương II : Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Chương III : Một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Mặc dù bài viết này có nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý bổ sung của thầy cô và bạn bè. Nhân đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ công nhân viên phòng xuất nhập khẩu 1 của công ty Ban Mai đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

docx41 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH kỹ thuật và thương mại Ban Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m các nghiệp vụ marketing, tìm kiếm và quan hệ với khách hàng…Qua đó công ty tận dụng khai thác được tối đa năng lực của các trưởng phòng và cán bộ công nhân viên trong phòng. Từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của Ban Mai ngày càng phát triển. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu Đ.vị 2004 2005 2006 2007 Tổng KNXNK USD 5.821.250 6.246.500 6.250.000 6.375.000 Kế hoach xuất khẩu USD 3.000.000 2.550.000 2.625.000 2.625.000 KNXK hoàn thành USD 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 Tỷ trọng KNXK/Tổng KNXNK % 51,95 41,64 45,02 40,97 Hoàn thành/kế hoạch % 100,81 102 107,19 99,51 (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu) Qua bảng trên ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động qua các năm tương đối ổn định. Năm 2005 so với năm 2004 kim ngạch xuất khẩu giảm 423.218 USD tức giảm 0,86 lần. Năm 2006 so với năm 2005 kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên 212.643 USD gấp 1,08 lần, nhưng đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu lại giảm 201.536 USD giảm 0,93 lần so với năm 2006. Sở dĩ có sự tăng giảm như vậy là do có sự thay đổi trong tiêu thụ sản phẩm của công ty với thị trường của nước bạn và các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia có nền khoa học công nghệ hiện đại, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm ra ngày càng đẹp hơn và giá thành cũng rẻ hơn của ta, vì thế khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn của ta dẫn đến các hợp đồng được ký kết giảm đi. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có xu thế giảm đi nhưng công ty vẫn không ngừng cố gắng, thể hiện là việc hoàn thành kim ngạch xuất khẩu vẫn vượt quá chỉ tiêu mà công ty đề ra, không những thu về lượng ngoại tệ kế hoạch công ty đề ra mà còn thu về lớn hơn. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù có sự cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới nhưng toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không nản lòng mà đã có một sự cố gắng, nỗ lực tuyệt vời để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để đạt được kết quả đó, công lớn phải thuộc về sự chỉ đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo công ty sự năng động của các trưởng phòng kinh doanh cùng với lòng hăng say nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty nên các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty ngày càng được mở rộng, chiếm được niềm tin của khách hàng. 3.3.2. Hình thức kinh doanh xuất khẩu của công ty Hiện nay công ty thực hiện ba hình thức kinh doanh xuất khẩu : Liên doanh sản xuất – xuất khẩu : là phương thức mà công ty cùng bỏ vốn ra liên doanh với đơn vị sản xuất, lãi cùng hưởng, lỗ cùng chịu và rủi ro phải được chia theo tỷ lệ vốn đóng góp mỗi bên. Công ty Ban Mai liên kết với các khách hàng nước ngoài với hình thức họ ứng vốn và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm tại nước họ hoặc xuất đi nước thứ ba. Xuất khẩu trực tiếp: - Ủy thác xuất khẩu: Đơn vị có hàng xuất khẩu gọi là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu trực tiếp gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất nhập khẩu một số lô hàng. Toàn bộ hàng hoá và chi phí do bên uỷ thác chịu trách nhiệm. Bên uỷ thác phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoản tiền gọi là phí uỷ thác. Phí uỷ thác thường là 1%. Dưới đây là một vài số liệu về tình hình xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu của công ty qua một số năm. Bảng 4: Uỷ thác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp của Công ty Ban Mai Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 Xuất khẩu uỷ thác USD 1.524.250 1.185.290 913.319 699.008 Tỷ trọng % 50,40 45,57 32,46 26,76 Xuất khẩu trực tiếp USD 1.500.000 1.415.742 1.900.356 1.913.131 Tỷ trọng % 49,60 54,43 67,54 73,24 Tổng KNXK USD 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của Ban Mai Co., LTD) Qua bảng trên ta thấy hình thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác của công ty qua mỗi năm có xu hướng giảm đi thể hiện là năm 2005 giảm so với năm 2004 là 338.960 USD tức 0,78 lần. Năm 2006 so với năm 2005 giảm là 271.971 USD hay giảm 0,77 lần còn năm 2007 giảm 214.311 USD hay 0,77 lần so với năm 2006. Xuất khẩu uỷ thác có tỷ trọng giảm đi qua các năm thì hình thức xuất khẩu trực tiếp lại có chiều hướng tăng lên qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp có giảm một chút nhưng năm 2006 tăng 484.614 USD gấp 1,34 lần so với năm 2005. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 12.775 USD gấp 1,01 lần. Như vậy tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu uỷ thác trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm. Lý do là vì hình thức xuất khẩu uỷ thác ngày càng ít được áp dụng. Trong thời kỳ trước đây phương thức thu mua hàng xuất khẩu gọi là gia công, đơn vị có hàng xuất khẩu cung cấp cho cơ sở sản xuất toàn bộ nguyên vật liệu rồi giao kế hoạch đề tài mẫu mã, giá gia công. Cơ sở chỉ biết làm theo kế hoạnh, người thợ chỉ biết làm công ăn lương. Còn trong thời gian gần đây hình thức xuất khẩu uỷ thác ít được áp dụng thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hình thức chủ yếu là đặt hàng. Sau khi nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng với khách hàng, sau đó công ty sẽ căn cứ để đi liên hệ với các cơ sở sản xuất, thông thường khách hàng nước ngoài đặt hàng rất cụ thể, hoặc có sẵn mẫu mã, hoặc ảnh chụp. Vì vậy, hợp đồng đặt với các cơ sở sản xuất cũng quy định cụ thể và chi tiết. Việc thực hiện huy động hàng xuất khẩu thường được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh. Công ty tập trung hàng để kiểm tra về số lượng, chất lượng sản phẩm, sửa chữa lại bao bì, đóng gói cho phù hợp, tái chế nếu cần thiết, công ty kiểm tra kỹ sản phẩm để phát hiện các khuyết tật, nhất là các loại hàng có giá trị cao trước khi đem hàng đi xuất khẩu. Mặt khác với hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp sẽ đem lại lợi nhuận cho Công ty cao hơn vì không phải trả cho bên nhận uỷ thác một khoản tiền nào, mà công ty trực tiếp thu hồi lợi nhuận. 3.3.3. Cơ cấu xuất khẩu của công ty Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh và nó luôn gắn liền với thị trường. Bất cứ một mặt hàng nào muốn tiêu thụ được thì phải có thị trường quyết định chất lượng, số lượng, giá cả hàng hoá. 3.3.3.1. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ theo mặt hàng : Bảng 4: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Đơn vị: USD Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Trị giá % Mây tre 1.820.000 60,18 1.224.890 47,09 1.350.000 47,98 1.123.000 42,99 Gốm sứ 640.000 21,16 821.200 31,57 783.500 27,85 864.234 33,09 Thảm 564.250 18,66 554.942 21,34 680.175 24,17 624.905 23,92 Tổng 3.024.250 100 2.601.032 100 2.813.675 100 2.612.139 100 (Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty Ban Mai) Hàng thủ công mỹ nghệ cuả Công ty xuất khẩu tập chung vào 3 nhóm chính bao gồm hàng mây tre, hàng thảm và hàng gốm sứ. Trong đó xuất khẩu hàng mây tre vượt trội so với hai mặt hàng còn lại. Năm 2004, riêng mặt hàng này đã xuất được 1.820.000 USD trong khi đó hàng gốm sứ đạt 640.000 và hàng thảm chi đạt 564.000 USD. Sang các năm sau, hàng mây tre vẫn chiếm tỷ trọng từ 42,99 – 47,98%. Hàng mây tre xuất được nhiều hơn hẳn hai mặt hàng kia, trước hết là do chủng loại sản phẩm. Nếu như hàng thảm của Công ty chỉ gồm hai loại thảm len và thảm đay, còn hàng gốm sứ bao gồm chậu, bình lọ, đèn bằng gốm và tượng sứ thì hàng mây tre, lá đan, bao gồm mũ lá, các loại rổ rá, lẵng giỏ, mành, đồ vật trang trí hình con giống, cũng như các loại bàn ghế... Không chỉ nhiều hơn về chủng loại sản phẩm, chất liệu kiểu dáng của từng loại cũng thường phong phú hơn. Ngoài ra, sản phẩm mây tre lá với mức giá không lớn lại dễ phù hợp với nhiều quốc gia, vùng điạ lý khác nhau nên khả năng tiêu thụ nhiều hơn. Do đó, ta có thể thấy hàng mây tre được sử dụng ở rất nhiều quốc gia có nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Anh, Italia, Nga... Cũng chính vì khả năng tiêu thụ của hàng mây tre mà Công ty vẫn xác định đây là mặt hàng chủ lực của nhóm hàng thủ công mỹ nghệ trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài năm tới. Vì lẽ đó, Công ty đang tìm cách phát triển thị trường để khôi phục và tăng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Cho dù giá trị xuất khẩu còn nhỏ nhưng hàng gốm sứ đang cho thấy tiềm năng phát triển lớn. Xuất khẩu gốm sứ trong năm 2005 tăng tới 149,19% so với năm 2004 và mức độ tăng trong năm 2006 là 30%. Sự suy giảm nhất thời trong năm 2007 không quá phải lo ngại vì nhu cầu cho mặt hàng này rất lớn. Ngoài ra, các sản phẩm được Công ty thu mua từ Bát Tràng, Đồng Nai, Vĩnh Long và Bình Dương... có chất lượng không thua kém gì các sản phẩm của Malaixia, Trung Quốc. Công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh bằng sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì lẽ đó, Công ty đã duy trì được thị trường Nga, Đức, Trung Quốc và phát triển mặt hàng này sang các thị trường mới như Anh, Uc,Mỹ... Hàng thảm với thị trường tập trung vào khu vực Đông Âu như Hungari hầu như không phát triển lên được. Giá trị xuất khẩu nhỏ chỉ chiếm 6 - 11% tỉ trọng với mức cao nhất là 1.923 USD trong năm 2005. Do hàng xuất chủ yếu là thảm đay (chiếm khoảng 70% ) mà mặt hàng này lại ít thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, sản phẩm lại không đa dạng như thảm len, giá trị lại thấp. Bởi vậy, số lượng sản phẩm tiêu thụ không tăng lên được và giá trị xuất cũng không cao. Tóm lại qua nhiều năm kinh doanh, chủng loại mặt hàng của Công ty vẫn chỉ tập chung vào 3 loại trong khi hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn rất nhiều loại khác có tiềm năng lớn như đồ gỗ mỹ nghệ, các sản phẩm chạm khắc, thêu ren... Trong thời gian tới Công ty nên xem xét khả năng chuyển đổi sang kinh doanh những mặt hàng có hiệu quả hơn cũng như mở rộng mặt hàng kinh doanh thủ công mỹ nghệ. 3.3.3.2 Thị trường xuất khẩu theo khu vuc: Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Đối với thị trường này thì các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan.... Đặc biệt là Đài Loan và Trung Quốc trong những năm gần đây họ đã nhập một số lượng tương đối lớn sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Ban Mai, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty cũng gặp một số khó khăn đó là sự cạnh tranh gay gắt của một số sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan.... Do đó phần nào cũng làm giảm đáng kể kim nghạch xuất khẩu của công ty. Qua bảng số liệu 5 ta thấy rằng thị trường của Ban Mai sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương là tương đối lớn, ngoài các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc là thị trường khá vững chắc và ổn định của Ban Mai, thì các nước như Indonoxia, Philipin, Triều Tiên hai năm gần đây hầu như không nhập sản phẩm của Ban Mai nữa, làm công ty mất đi một vùng thị trường do đó làm giảm kim nghạch xuất khẩu của công ty . Ngoài ra công ty cũng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở khu vực này ví như Hàn Quốc chẳng hạn, những năm trước thì hầu như nước này không nhập sản phẩm của Ban Mai nhưng 2 năm gần đây thì nước này cũng nhập 1 số lượng sản phẩm khá lớn làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Bảng 5: KNXK hàng Thủ công mỹ nghệ sang thị trường Châu Á - Thái Bình Dương ( Đơn vị: USD) Năm 2004 2005 2006 2007 Thái Lan 138.374 138.409 58.974 82.859 Đài Loan 394.034 370.749 183.884 79.709 Trung Quốc 69.934 300.858 58.974 256.212 Triều Tiên 214.520 131.210 0 0 Singapo 56.388 33.635 16.815 61.241 Malaysia 32.906 40 36.676 0 Indonexia 175.500 0 0 0 Hàn Quốc 0 0 575.816 206.013 Philipin 20.073 0 0 0 Tổng cộng 1.101.728 974.899 931.138 686.033 Tổng KNXK 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 Tỷ trọng % 36,43 37,48 33,09 26,26 (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của Ban Mai) Thị trường Đông Âu Là một thị trường lớn với số dân 400 triệu người có nhu cầu rất lớn về mặt hàng mỹ nghệ và là thị trường truyền thống tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bảng 6: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Đông Âu (Đơn vị tính USD) Nớc 2003 2004 2005 2006 Ba Lan 43.672 47.233 13.992 13.796 Nga 478.564 30.124 60.259 53.089 Hungari 0 1.923 0 0 Séc 20.822 3.502 0 22.193 Tổng cộng 543.057 82.781 74.251 89.078 Tổng KNXK 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 Tỷ trọng % 17,96 3,18 2,64 3,41 (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty) Nhìn vào bảng trên ta thấy được lượng hàng thủ công mỹ nghệ được xuất sang các nước như Ba Lan, Nga, Séc nhưng không mạnh, những thị trường khác của công ty vẫn giảm một cách đáng kể như Hungari hầu như công ty không còn xuất sang được thị trường ở nước này nữa. Qua bảng 6 ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường Đông Âu có giảm sút rất mạnh. Điều này cho thấy nếu công ty muốn giữ được khu vực thị trường này thì công ty phải có những giải pháp nhất định để giữ vững thị trường và khách hàng đặc biệt là CHLB Nga và Ba Lan đồng thời công ty phải chú trọng vào chất lượng và giá thành sản phẩm, các khâu nghiên cứu thị trường, marketing... trong những năm tới. Thị trường Tây Âu Thị trường Tây Âu là khu vực thị trường đã thu hút được nhiều hợp đồng đặt mua theo những mẫu mã đặt trước từ Đan Mạch, Đức, Pháp... thị trường này được công ty thực sự chú trọng do mức thu nhập đầu người thuộc loại cao nhất thế giới. Với số dân hơn 600 triệu người, thu nhập trên dưới 15.000USD/năm và thị hiếu luôn thay đổi, thị trường Tây Âu mở ra cho công ty một phương hướng mới nhằm tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Nghiên cứu bảng số liệu dưới đây thì khu vực thị trường có yêu cầu chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ khá cao, chẳng hạn như hàng sơn mài, khách hàng qui định từng kích thước, mầu sắc, hoa văn, thường là mầu sắc hoa văn và phải mang tính cách Châu Âu. Bảng 7: KNXK hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Tây Bắc Âu (Đơn vị tính USD) Năm 2004 2005 2006 2007 Đức 384.858 338.255 358.352 364.288 Pháp 353.167 278.697 282.346 279.792 Anh 46.471 197.271 222.541 250.027 Thụy Sỹ 45.753 0 0 0 Ý 231.620 164.562 255.288 262.809 Hà Lan 148.435 135.408 171.251 160.571 Úc 22.673 55.438 67.976 39.669 Thụy Điển 14.517 22.285 35.399 30.298 Tây Ban Nha 47.684 92.117 107.197 69.775 Phần Lan 24.767 55.767 84.270 15.496 Bỉ 21.544 47.255 28.673 178.905 Tổng cộng 1.341.486 1.387.052 1.613.290 1.651.627 Tổng KNXK 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 Tỷ trọng % 44,36 53,33 57,34 63,23 (Nguồ: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường này là khá lớn, chiếm gần 50% tổng kim mgạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên các thị trường lớn như Đức, Pháp đang có xu hướng giảm đi, còn một số thị trường như Anh, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Ý… Tuy kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ nhưng những thị trường này đang có xu hướng mở rộng và kim ngạch xuất khẩu của công ty đang tăng dần lên ở những thị trường này... Vì vậy thị trường Tây Âu là thị trường công ty cần chú trọng nhất, công ty cần phải phát triển thị trường này một cách mạnh hơn nữa, cần quan tâm, nghiên cứu để phát triển các thị trường tiềm năng, mặt khác cần chú trọng để giữ vững thị trường và khách hàng ở các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp. Thị trường Bắc Mỹ Đây là thị trường mới mà công ty đã tìm kiếm trong những năm vừa qua, tuy lượng nhập của các nước này không cao nhưng hiện nay nứơc ta đã kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO nên công ty có rất nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Bắc Mỹ (Đơn vị tính USD) Năm 2004 2005 2006 2007 Mỹ 22.382 50.708 94.122 109.846 Canada 15.598 105.593 100.875 75.556 Tổng cộng 37.980 156.301 194.997 185.401 Tổng KNXK 3.024.250 2.601.032 2.813.675 2.612.139 Tỷ trọng % 1,26 6,01 6,93 7,10 (Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu) Theo số lượng trên ta thấy thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đây là thị trường tiềm năng của các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, vì hiện nay Mỹ đã có hình thức xoá bỏ thuế quan cho mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong thời gian vừa qua(2004 - 2007) Với nền kinh tế thị trường, chính sách mở rộng của nhà nước đã phát huy được những ưu điểm của nó đối với nền kinh tế thị trường nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Nhà nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, kinh tế không ngừng phát triển, với quan hệ quốc tế được ủng hộ và mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện. Hoà vào xu thế đó công ty Ban Mai cũng ngày một phát triển và vững mạnh hơn. Công ty đã có cái nhìn đúng đắn về xu hướng biến động của thị trường với sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty, phạm vi kinh doanh của công ty ngày một đa dạng. Chính vì vậy trong những năm qua công ty đã có những thành công đáng kể đặc biệt trong 2 năm gần đây. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD Ban Mai Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Kim ngạch xuất nhập khẩu 6,25 triệu USD 6,375 triệu USD Doanh thu 31,25 tỷ VND 40 tỷ VND Lợi nhuận 0,5 tỷ VND 0,55 tỷ VND Nộp ngân sách 3,6 tỷ VND 3,86 tỷ VND Thu nhập bình quân/tháng 2.300.000 đồng/người 2.500.000 đồng/người Đầu tư xây dựng xưởng, kho tại 2 khu vực: Hải Phòng, Bát Tràng. Tổng số: 0.5 tỷ VND (Nguồn: Báo cáo tại đại hội CNVC) Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp tư nhân cũng như là công ty Ban Mai hoạt động trong điều kiện khó khăn đó là đồng vốn ít, cán bộ thiếu kinh nghiệm nhạy bén. Bên cạnh đó thị trường cũng bất ổn định. Đứng trước khó khăn đó, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty Ban Mai đã không chịu bó tay, tự khắc phục và tìm cho mình hướng đi phù hợp đưa công ty từng bước di lên. Diều đó được thể hiện qua bảng 9, kết quả đạt được của công ty trong 2 năm qua so với mục tiêu nhiệm vụ đề ra đều đạt và vượt yêu cầu đề ra cụ thể như sau: Mục tiêu doanh thu: + Năm 2006 là 30 tỷ, đạt: 31,25 tỷ VND + Năm 2007 là 35 tỷ, đạt: 40 tỷ VND Thu nhập bình quân: + Năm 2006 là 2 triệu VND/người đạt: 2,3 triệu đồng/người + Năm 2007 là 2,4 triệu đồng/người đạt: 2,5 triệu đồng/người Để đạt được những yêu cầu trên là sự cố gắng rất lớn từ lãnh đạo công ty tới toàn thể công nhân viên chức trong điều kiện khó khăn phức tạp về thị trường cả trong và ngoài nước, khẳng định công ty đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty đề ra. 5. Đánh giá chung về công tác hoạt động xuất khẩu của công ty 5.1. Những điểm mạnh mà công ty đã đạt đựơc trong thời gian vừa qua Về công tác thị trường: Qua mấy năm gần đây, công ty luôn chủ trương phải cố gắng hết sức mình và công ty đã dần dần mở rộng được thị trường, giữ được khách hàng, đồng thời đã tạo được những điều kiện cần thiết về mối quan hệ, hành lang pháp lí, tài chính, hoa hồng, môi giới với mức cao để các đơn vị trong công ty tìm kiếm khách hàng và thị trường mới thông qua các hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm, cử các đoàn ra nước ngoài chủ động tiếp xúc và làm việc với khách hàng, tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo, đầu tư cho công tác sáng tác mẫu mã hàng mới... Hơn thế nữa công ty còn mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Hiện nay công ty đã có quan hệ với hơn 20 nước trên thế giới, trong đó các nước thuộc Tây Âu là thị trường chiếm tỷ trọng lớn của công ty. Công ty cố gắng củng cố thị trường và không ngừng mở rộng hoạt động để thăm dò và tìm kiếm thị trường mới. Về công tác sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Công ty đã tập trung công sức, trí tuệ để xây dựng mặt hàng xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh và phần nào đáp ứng được nhu cầu về hàng hoá có tiêu chuẩn cao với tiêu chuẩn hợp lí, chất lượng ổn định và giao hàng đúng hạn, đồng thời giữ được chữ tín nên công ty đã giữ được khách hàng cũ, tìm được khách hàng mới. Mặt khác công ty đã thực hiện tốt việc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp nên đã tạo ra hiệu quả kinh doanh cao và ổn định. - Về công tác tài chính: Trong những năm vừa qua, công tác tài chính đã đảm bảo kịp thời đầy đủ các nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu quả số vốn của công ty – công tác quản lý tài chính đã hạch toán chính xác, quyết đoán kịp thời, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đơn vị kinh doanh, thực hiện tốt việc công khai kết quả kinh doanh và dịch vụ của các đơn vị và của toàn công ty hàng quý, 6 tháng và cả năm. Công ty đã hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, không để bị phạt nộp chậm thuế hoặc bị cưỡng chế thuế. Thực hiện tốt chế độ báo cáo chính xác và đúng kỳ hạn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Về công tác quản lý và tổ chức cán bộ: Trong lúc tập trung trí tuệ, công sức và thời gian cho công tác kinh doanh, lãnh đạo công ty đã luôn quan tâm củng cố hoàn thiện bộ máy làm việc và công tác cán bộ để đáp ứng ngày càng tốt hơn theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào năng lực điều hành của cán bộ và kết quả thực tế trong sản xuất kinh doanh lãnh đạo công ty đã có phương án xắp xếp, điều chỉnh hợp lí về tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm các đơn vị yếu kém, chú ý bồi dưỡng, đề bạt sử dụng cán bộ có năng lực trong công ty , đồng thời chuẩn bị cán bộ thay thế những người không đạt yêu cầu hoặc chuyển công tác được kịp thời và chu đáo. - Về quản lý: Công ty đã tiến hành cắt giảm lực lượng quản lý, tăng cường lực lượng kinh doanh xuất khẩu thông qua tăng thêm cán bộ công nhân viên cho các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, tạo sự cạnh tranh tích cực trong nội bộ công ty . Trong thời gian vừa qua công ty đã có được nguồn hàng lớn và ổn định bởi công ty có mối quan hệ rất gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nhiều tỉnh và một số đơn vị ở ngoài đảm bảo duy trì nguồn hàng ổn định, kịp thời phục vụ cho xuất khẩu . 5.2. Những điểm còn hạn chế (điểm yếu) của công ty Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công ty còn tồn tại những vấn đề sau: Về sản phẩm: Mặc dù đã có sự cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu thị trường nước ngoài nhưng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chưa thực sự đạt được tiêu chuẩn quốc tế, chất lượng mặt hàng của công ty so với chất lượng cùng loại của các nước khác còn thấp do đó sức cạnh tranh chưa cao trên thị trường quốc tế. Về thị trường: Thị trường khách hàng là khó khăn chủ yếu, đặc biệt đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ cạnh tranh lại càng quyết liệt. Công ty chưa có thị trường lớn và ổn định lâu dài, phần lớn các thị trường ở thời điểm thăm dò lẫn nhau cho nên có những khách hàng chỉ tìm đến công ty một lần rồi lại thôi. Do đó công ty phải tạo niềm tin với khách hàng nước ngoài là nhiệm vụ cần đạt được trong năm tới. Về con người: Công tác tổ chức cán bộ của công ty vẫn còn nhiều bất cập, tư tưởng dựa dẫm ỷ lại vẫn còn ở một số CBCNV, cách làm việc thụ động, đổ tại cho khó khăn khách quan, chưa tích cực tạo ra việc làm dẫn đến kinh doanh yếu kém. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY BAN MAI I. NHIỆM VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. Năm 2008 và những năm tiếp theo, Công ty Ban Mai tiếp tục đẩy mạnh công tác kinh doanh xuất nhập khẩu, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Để thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, công ty phải thấy hết những khó khăn phức tạp trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Hiện nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, tới đây còn nhiều cơ sở hơn nữa, kể cả các công ty nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực hơn công ty, nhà nước tiếp tục có chính sách cởi mở thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tất cả các yếu tố trên tạo sức cạnh tranh quyết liệt trên thương trường. Không có con đường nào khác, buộc công ty phải có quyết sách phù hợp để giảm thiểu thách thức, tăng cơ hội để phát triển công ty, công ty cũng cần khác phục những bất hợp lý, những yếu kém để có bước phát triển ngày càng vững chắc hơn. 1. Về chỉ tiêu kế hoạch Để thực hiện được các chỉ tiêu và nhiệm vụ của công ty tương lai thì trước hết công ty phải đề ra các chỉ tiêu, kế hoạch của mình. Chỉ tiêu kế hoạch của công ty năm 2008 và những năm tiếp theo là: - Kế hoạch xuất nhập khẩu năm 2008 là: 7 triệu USD Trong đó: + Xuất khẩu: 3 triệu USD + Nhập khẩu: 4 triệu USD - Doanh thu đạt 50 tỷ VNĐ - Lợi nhuận đạt 0,7 tỷ VNĐ - Thu nhập bình quân/người/tháng 2,7 triệu VNĐ - Thực hiện đầy đủ đối với nhà nước . Còn mục tiêu của những năm tiếp theo là: lấy chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 làm mốc thì năm sau tăng so với năm trước khoảng 7-10%. 2. Về công tác thị trường Trong những năm tới, lãnh đạo công ty phải chủ trương đầu tư thích đáng và có những biện pháp thích hợp cho việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường bằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những mặt hàng mới, sáng tạo những mẫu mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các đơn vị có định hướng thị trường và thường xuyên tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài một cách có hiệu quả. Công ty đầu tư xây dựng phòng mới có thật nhiều mẫu mới, khang trang, ấn tượng để thu hút khách hàng. Công tác tuyên truyền quảng cáo, khai thác thông tin, mở rộng mối quan hệ để giải quyết tốt công tác thị trường, giúp Công ty có được mặt hàng, khách hàng và thị trường ổn định. Đối với các thị trường quen thuộc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước châu Âu, Công ty cần giữ vững ổn định và phát triển. Đối với thị trường mới, đặc biệt là thị trường Mỹ Công ty cần phải quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách và thị hiếu tiêu dùng một cách tích cực nhất để sớm tiếp cận và khai thác thị trường tiềm năng này. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY BAN MAI 1. Một số giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại đã khó khăn nhưng để phát triển được lại càng khó khăn hơn. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một hướng đi phù hợp có hiệu quả. Dù theo hướng kinh doanh nào, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn có chung một mục tiêu là “đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng đi ưu tiên, trọng điểm cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp”. Nhà nước cần giải quyết vấn đề vay vốn cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp lớn, cần có chính sách cho vay thích hợp, không cần thiết cứ phải thế chấp nhà xưởng, hợp đồng kinh tế.... Vì điều này đã không còn phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện nay. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ nên đưa quỹ xoá đói giảm nghèo vào đây vì hầu hết những người làm thủ công mỹ nghệ đều nghèo. Nhà nước cần phải cải thiện những bất hợp lý trong lĩnh vực thuế như khấu trừ, hoàn thuế GTGT... cho doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống để doanh nghiệp có điều kiện thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ. Đa số doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần có chính sách tăng cường cả về vật chất và những điều kiện hỗ trợ khác cho xúc tiến thương mại, mà vai trò giúp đỡ của tham tán thương mại, cục xúc tiến thương mại thực sự quan trọng. Cần tổ chức các trung tâm trưng bầy hàng hoá tại một số thị trường khu vực xuất khẩu chủ yếu và tiềm năng, tổ chức định kỳ hội trợ hàng thủ công mỹ nghệ mỗi năm hai lần và nên vào tháng ba, tháng chín hàng năm, thành lập tổ chức hiệp hội ngành hàng để doanh nghiệp có một nơi trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ nhau và thống nhất giá cả khi chào hàng, tránh tình trạng chào hàng tùm lum gây thiệt hại cho nền kinh tế... 2. Một số giải pháp vi mô từ phía công ty 2.1. Giải pháp về thị trường a. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, bạn hàng và đối thủ cạnh tranh Thị trường có ảnh hưởng quyết định đến doanh nghiệp, do vậy cần phải nghiên cứu kỹ thị trường. Trước khi một sản phẩm mới được sản xuất ra thì cần phải biết thị trường có cần không và cần có chính sách quyết định sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu xác định rõ: Nhu cầu hiện tại của thị trường Dự báo nhu cầu của thị trường Khả năng chiếm lĩnh thị trường Khả năng cạnh tranh trên thị trường Để thu hút được những thông tin chính xác, nhanh chóng kịp thời trong nghiên cứu thị trường, công ty cần chú trọng thiết lập các mối quan hệ thường xuyên với các cơ quan, sứ quán thương vụ, văn phòng đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Đồng thời thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị đại diện của nước ngoài tại Việt Nam. Qua các tổ chức này công ty có thể được giới thiệu với các khách hàng nước ngoài và có được thông tin nhanh về đối tác. Mặt khác công ty cũng cần cử cán bộ sang nước ngoài trực tiếp khảo sát thị trường đàm phán trực tiếp với doanh nhân nước ngoài. Tăng cường cử các đoàn đi dự hội chợ và đi ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường. Củng cố và duy trì các thị trường khách hàng cũ, nơi đã tiêu thụ khối lượng lớn hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của công ty như ở khu vực thị trường Châu á, Châu Âu, Trung Quốc... mở rộng sang thị trường mới ở Đông Âu, Bắc Mỹ và các nước ASEAN để hưởng chế độ ưu đãi. Công ty cần tổ chức việc kiểm tra nghiên cứu nhu cầu thị trường các nước để có thể cải tiến mặt hàng xuất khẩu phù hợp với từng thị trường. Cần tập trung vào các mặt hàng đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, những mặt hàng đang thường xuyên có nhu cầu lớn và giá bán phù hợp. Đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài, nhận bao tiêu sản phẩm. Mở rộng các hình thức gia công sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng bằng nguyên liệu của chính công ty hoặc của khách hàng. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, để công ty có thể đứng vững và phát triển thì công ty phải tự tìm bạn hàng, tự giao dịch. Khi thị trường cũ biến động thì cần tìm và mở rộng thêm thị trường, phải nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra được những thuận lợi: Tạo được hình ảnh tốt đẹp của công ty với khách hàng và cả cơ sở sản xuất cung ứng hàng cho công ty. Tác động đến cả khách hàng chưa quen biết, khách hàng tiềm năng. Đạt được sự tin tưởng của khách hàng. Gợi mở được nhu cầu của khách hàng. Hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh trong việc tổ chức hoạt động của họ, từ đó có biện pháp, kế hoạch kịp thời dành lấy những hợp đồng mới. Xác định được các chiến lược của mình cần quan tâm như: + Nhận biết được thị trường xuất khẩu có triển vọng từ đó xem xét, cắt giảm những thị trường kém hấp dẫn để tập trung vào thị trường mục tiêu. + Sắp xếp có thứ tự các thị trường để có thể có chế độ ưu tiên hợp lý. Điều tra được sản phẩm, người điều tra thị trường cần phải nắm được rõ: + Ai là khách hàng đối với sản phẩm của mình. + Mục đích của họ mua để làm gì. + Số lượng khách hàng có thể mua là bao nhiêu, có thể chấp nhận ở mức giá nào. + Đối thủ cạnh tranh là ai, mức độ đến đâu. Vấn đề mở rộng mối quan hệ với khách hàng nó không chỉ đơn thuần là việc xây dựng thêm các mối quan hệ với các bạn hàng thuộc hoặc không thuộc ngành hàng thủ công mỹ nghệ, mà hơn nữa là mở rộng quan hệ với nhau về mặt hàng, về những lĩnh vực cụ thể công ty có thể phối hợp đầu tư với các bạn hàng. b. Tổ chức hợp lý, hiệu quả hoạt động Marketing-Mix: Một doanh nghiệp muốn tăng cường và phát triển tiềm lực của mình không thể thiếu khả năng Marketing mạnh. Để khẳng định vị thế, uy tín của mình trên thị trường, công ty cần phải có hệ thống Marketing mạnh mẽ để khéo léo hấp dẫn khách hàng đến công ty. Với tầm quan trọng như vậy, công ty Ban Mai không nên chỉ có hướng chung trong hoạt động Marketing mà điều cần thiết là phải cụ thể, hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động Marketing ở công ty. Công ty cần tuyên truyền giáo dục cho cán bộ công nhân viên của mình biết và thấy được tầm quan trọng của công tác này đồng thời chú trọng tới công tác nâng cao nghiệp vụ Marketing cho các nhân viên thông qua các lớp học ngắn hạn và dài hạn dưới bất kỳ hình thức nào. Một chiến lược Marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp đạt được cả ba mục tiêu: Lợi nhuận, uy tín và sự an toàn trong kinh doanh qua đó nâng cao lợi nhuận của mình ở cả thời điểm trước mắt và trong tương lai. Hiện nay công ty Ban Mai không có một phòng Marketing riêng, mà trong mỗi phòng kinh doanh, cán bộ công nhân viên tự làm công tác này, tự tìm hiểu khách hàng và thị trường để ký kết hợp đồng. Như vậy cần phải nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ Marketing cho các cán bộ công nhân viên này vì cơ bản họ chưa có trình độ Marketing chuyên môn. Nói tóm lại hoạt động Marketing là một hoạt động không thể thiếu được trong các doanh nghiệp ở nền kinh tế thị trường. Để có hiệu quả tốt thì công ty phải xây dựng và hoạch định các chiến lược Marketing tổ chức thực thi sát với thực tế và nhu cầu của thị trường thì mới đáp ứng được mục tiêu mà công ty đề ra. c. Đổi mới hình thức xuất khẩu: Hiện nay công ty đang chủ yếu áp dụng hai hình thức xuất khẩu: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Trong thời gian tới công ty cần có biện pháp tăng cường xuất khẩu trực tiếp cũng như cần thu hút khách hàng nội địa để uỷ thác. Công ty phải lựa chọn hình thức thanh toán có lợi nhất. Công ty cần có đầy đủ thông tin về khách hàng, bên uỷ thác để kịp thời giải quyết các vấn đề khiếu nại để bảo đảm quyền lợi cho các bên, giữ chữ tín cho công ty. d. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Một kinh nghiệm quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu là thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, thu thập và nghiên cứu thông tin về thị trường ngoài nước, bố trí triển lãm giao lưu quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển các mặt hàng mới hoặc ngành nghề sản xuất cụ thể. Hỗ trợ thực hiện các chương trình nằm trong chính sách xuất khẩu của Nhà nước và các tổ chức hợp tác kinh tế đối ngoại. Việt Nam nên có một tổ chức xúc tiến thương mại đủ mạnh để chuyên làm các nhiệm vụ trên. Việc thành lập tổ chức cho phép mở rộng khả năng phối hợp giữa các Bộ, các cơ quan cũng như khả năng được cung cấp thông tin và khả năng tham gia vào thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, một mặt ta không bỏ qua những nhu cầu, những lô hàng nhỏ lẻ, miễn là bán được hàng, phát triển được sản xuất và có hiệu quả kinh tế xã hội. Mặt khác cần hết sức quan tâm có định hướng chiến lược, chính sách và biện pháp khai thác những thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu thường xuyên và phong phú về các chủng loại hàng hoá mà ta có khả năng phát triển, từng bước tạo sức cạnh tranh mới để thâm nhập các thị trường này với quy mô ngày càng lớn. Trên thị trường thế giới trong xuất khẩu những loại hàng hóa này công ty đang phải đương đầu với những đối thủ cạnh tranh có nhiều tiềm năng và có kinh nghiệm lớn. Để thắng trong cạnh tranh, về cơ bản công ty phải tìm hiểu phải nghiên cứu sâu và cần học hỏi những kinh nghiệm, thủ pháp kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và chính sách của Nhà nước, đồng thời với những chất liệu và kỹ thuật riêng của mình phải tạo ra những mẫu mã hàng hoá đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. 2.2. Giải pháp về sản phẩm a. Giải pháp về giá cả và quản lý hoạt động xuất khẩu: Phát huy những thành tích đã đạt được, Ban Mai đã rút ra kinh nghiệm thực hiện kế hoạch và vượt qua kế hoạch, tăng cường khả năng của đơn vị, không ngừng tăng kim ngạch. Ổn định và phát triển những mặt hàng mỹ nghệ chủ lực nhằm ổn định kim ngạch của công ty, củng cố những thị trường đã và đang xuất khẩu. Nhanh chóng điều chỉnh giá cả cho phù hợp với lợi ích của người sản xuất, nâng cao chất lượng và tạo quan hệ kinh tế tốt đẹp. Mặt khác công ty vẫn thu được lợi nhuận và đảm bảo có nguồn huy động hàng ổn định. Thường xuyên nâng cao chất lượng chào bán, kiên quyết xoá bỏ kiểu làm ăn chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Nghiên cứu đề xuất một số chính sách giá cả, chính sách đối với các nghệ nhân, trích thưởng phần trăm cho người môi giới ký kết hợp đồng... nhằm tạo một bước chuyển biến căn bản với sản xuất hàng mỹ nghệ. Khách hàng mua nhiều loại hàng một lần công ty có thể đưa ra những mức giảm giá hoặc trích thưởng thích hợp hoặc có thể cho phép thanh toán từng phần trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Tăng cường các hoạt động bán sản phẩm tại các trung tâm du lịch, các địa điểm của khách nước ngoài nhằm mục đích xuất khẩu tai chỗ. b. Giải pháp về tạo nguồn hàng, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: * Giải pháp về tạo nguồn hàng cho xuất khẩu Công ty chú trọng hơn đến việc xây dựng mối quan hệ với những nhà cung cấp nguyên vật liệu, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, rất cần có sự ổn định của nguồn cung cấp nhằm đảm bảo thực hiện tốt quá trình xuất khẩu. Điều quan trọng nhất là phải có các chính sách về thu mua giá vận tải, lưu kho nhằm hỗ trợ duy trì làm ăn với người dân vùng chuyên canh. Công ty nên tiếp tục vận dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác, gia công. Đối với các mặt hàng có hạn ngạch cần thực hiện xuất khẩu trực tiếp, công ty cần cố gắng một cách tối đa trong việc xin cấp hạn ngạch. Trong điều kiện hiện nay việc tìm kiếm khách hàng uỷ thác không phải là dễ. Nhằm thu hút khách hàng uỷ thác công ty phải tạo ra sự hấp dẫn về tỷ lệ thu phí uỷ thác, hỗ trợ khách hàng về vốn và phục vụ tốt các yêu cầu uỷ thác của hãng. Tất nhiên vẫn đảm bảo thu hút mức chi phí hợp lý và lãi trong kinh doanh. Phương thức ra công xuất khẩu cần phải khai thác tối đa để giải quyết các nhu cầu việc làm cho người lao động. Công ty tích cực tìm kiếm khách hàng, kết hợp chặt chẽ trong việc giao nhận và thanh toán. Như vậy để ổn định cho nguồn hàng có chất lượng ổn định đồng thời có thái độ tôn trọng, bình đẳng hợp pháp tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi giữa công ty và nguồn hàng. Công ty phải có biện pháp cung ứng vốn cần thiết cho đơn vị nguồn hàng. Có chế độ thu mua hợp lý để tạo nguồn động lực khuyến khích người lao động sản xuất nhưng cũng đảm bảo có lãi cho công ty. * Lựa chọn mặt hàng chiến lược, đa dạng hoá hình thức xuất khẩu Ngày nay, một xu hướng kinh doanh được coi có hiệu quả nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp đó là đa dạng hoá các mặt hàng trên cơ sở tập trung chuyên môn hoá và một số mặt hàng mũi nhọn, nó sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác mọi lợi thế về mặt hàng cũng như về số lượng, giá cả. Đa dạng hoá cho phép doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro khi có biến động về mặt hàng. Với chiến lược kinh doanh nay, doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao. Để xây dựng được các mặt hàng chiến lược, phải dựa trên những thế mạnh đó là nguồn nguyên liệu, nguồn lao động và phải có thị trường. Như vậy hiện nay các mặt hàng cần phải chú trọng của công ty Ban Mai đó là hàng: gốm sứ, hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ vì đối với những mặt hàng này hiện nay có thị trường tiêu thụ rất lớn, nguồn nguyên liệu sẵn có và có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. Trên cơ sở các mặt hàng chính đã được xác định là việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hình thức mẫu mã để thoả mãn một cách tối ưu nhất nhu cầu thị trường quốc tế. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào chất lượng và việc xử lý nguyên vật liệu. Thực tế cho thấy sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng độc đáo, mang tính kỹ thuật cao nhưng do điều kiện dịa lý và thiếu phương tiện kỹ thuật cao nên hàng hoá bị xuống cấp, mặt khác mẫu mã của sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do đó công ty phải có kế hoạch cụ thể để sản phẩm của mình có thể sánh vai cùng với hàng thủ công mỹ nghệ của các nước trên thế giới. Ngoài việc lựa chọn mặt hàng chiến lược công ty cần phải mở rộng danh mục mặt hàng của mình, vì đây là bước đi hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay. Công ty cần loại bỏ những mạt hàng không sinh lời, không có khả năng phát triển hoặc không tiêu thụ được. Việc đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh sẽ tạo được nhiều cơ hội thâm nhập thị trường hơn, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh nhưng công ty không được để dẫn đến việc phân tán làm giảm sức mạnh trong kinh doanh, dẫn đến giảm khả năng về vốn. Bên cạnh đó công ty cần phải có các biện pháp cụ thể để khai thác sử dụng triệt để các nguyên liệu sẵn có trên cơ sở tạo diều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các loại nguyên liệu ta còn thiếu không thể khôi phục được. c. Không ngừng cải tiến, đổi mới mẫu mã đề tài, nâng cao chất lượng sản phẩm Hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn là hàng trang trí, nên ngoài những đòi hỏi về tính tiện dụng, còn có yếu tố rất cao về tính thẩm mỹ, độc đáo trong kiểu dáng và mẫu mã. Trong khi đó, do phần lớn hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại nông thôn, sản phẩm hết sức đơn điệu, chất lượng kém và không đồng đều. Nguyên liệu còn chưa được xử lý tốt, thường biến dạng khi có thay đổi về thời tiết, thậm chí phát sinh mối mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng làm cho sản phẩm tốt, xấu lẫn lộn. Vì vậy muốn đảm bảo được uy tín đối với khách hàng, công ty Ban Mai cần chú trọng đa dạng hoá mẫu mã, đề tài và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần nghiên cứu việc thuê chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều thiết kế mẫu mã. Tiền thiết kế sẽ được tính vào tiền bán sản phẩm theo tỷ lệ phần trăm, nếu bán được nhà sản xuất sẽ trích tỷ lệ % trả cho nhà thiết kế. Do nắm bắt được thị hiếu của từng năm, từng quý của thị trường, nhà thiết kế sẽ giúp ích không nhỏ cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng không thiệt vì chỉ phải trả tiền thiết kế khi bán được sản phẩm. Tuy nhiên vì do thuê chuyên gia thiết kế sẽ mất đi một khoản chi phí đáng kể, do đó chỉ thuê chuyên gia khi đó là những sản phẩm có giá trị cao, khối lượng lớn và thị trường ổn định. 2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,nó góp phần chiến thắng trong cạnh tranh và mạng lại lợi nhuận lớn cho công ty. Muốn sử dụng vốn có hiệu quả thì ngoài việc công ty phải biết tiết kiệm chi tiêu, phí hành chính, phí kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty phải giải quyết tốt các công việc: Thu hồi công nợ, giải phóng hàng tồn kho, hạn chế sự phát sinh công nợ mới và hàng tồn kho mới. Khi đầu tư cần phải có trọng điểm và chiều sâu nhằm đem lại những sản phẩm có chất lượng cao, đẩy nhanh khâu tiêu thụ hàng hoá, để tránh hàng tồn và góp phần củng cố uy tín của công ty trên thị trường thế giới. 2.4. Nâng cao trình độ nhiệp vụ kinh doanh, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vì vậy giải quyết vấn đề con người là tạo động lực cho sự phát triển của công ty. Đặc biệt trong cơ chế thị trường công tác cán bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lại càng quan trọng bởi đối tác có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm hơn hẳn ta. Do đó, công ty cần có giải pháp đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với công viêc được giao. Mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào cũng là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, chúng ta có thể nói rằng: “Chiến lược về con người là chiến lược của tất cả các chiến lược, giải quyết vấn đề con người thực chất là tạo động lực cho sự phát triển”. Như vậy cái quý nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào, một đơn vị kinh tế nào cũng đều là nhân tố con người. Tuy đội ngũ cán bộ của công ty hầu hết đã có trình độ kinh tế và ngoại ngữ nhưng do thời gian và cơ hội va chạm trực tiếp trên thương trường chưa dài và nhiều, đặc biệt là thị trường quốc tế. Mặc dù tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm nhưng để đối phó các đối tác nhiều khi còn bị động nên bị đối phương lấn át làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh đặc biệt là khi quan hệ làm ăn với các nước lớn như Mỹ, Nhật,... nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Trong cơ chế thị trường hiện nay, thành công chỉ đến với doanh nghiệp khi có đủ khả năng, kinh nghiệm, trình độ ngiệp vụ đặc biệt là phải năng động. Cho nên công ty phải không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Muốn vậy công ty cần phải thực hiện các vấn đề sau: - Không ngừng nâng cao trình độ, sự hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại và đào tạo bổ sung cũng như bồi dưỡng lực lượng công tác nghiệp vụ, công việc đào tạo phải được tiến hành một cách từng bước thận trọng phù hợp với tình hình của công ty. Công việc đào tạo phải đem lại chất lượng và sử dụng đúng với khả năng của họ, bố trí cho họ vào những vị trí mà họ có tiềm năng nhất để đem lại sự say mê cho công việc, có như vậy mới đem lại hiệu quả cho hoạt động của công ty. - Công ty phải có chế độ ưu đãi, thưởng phạt phân minh phải quan tâm đến đội ngũ trẻ vì đây là lực lương có vai trò quan trọng đối với những hoạt động kinh doanh có hay không có hiệu quả của công ty. Công ty cần phải có những biện pháp để khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa công ty với thành viên để tạo sự đoàn kết làm cho họ toàn tâm toàn lực với công việc chung. Đây là việc làm hết sức cần thiết và phải tiến hành kịp thời, công ty có thể tiến hành các hình thức như biểu dương, khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất, có chế độ thưởng phạt phân minh đối với công sức của mỗi người cần có chế độ ưu đãi đối với cán bộ công nhân viên lâu năm, cần tạo điều kiện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty có cơ hội hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. Thực tế, trong những năm qua công ty đã giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ tạo bầu không khí gần gũi, hiểu biết lẫn nhau trong toàn công ty cũng như sử dụng hài hoà giữu hai thế hệ. Điều này góp phần tạo nên sức mạnh đưa công ty từng bước đi lên. 5. Tổ chức sản xuất hiệu quả gắn với sản xuất xuất khẩu Để kim ngạch xuất khẩu nâng cao công ty nên kết hợp sản xuất với xuất khẩu nhưng thông qua việc hình thành các xí nghiệp, các xưởng sản xuất. Sự kết hợp này cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì công ty có thể thu lợi từ hai phía: sản xuất –xuất khẩu vì: Đáp ứng tốt, kịp thời nhu cầu của thị trường: qua hoạt động xuất khẩu, công ty có thể nắm được nhu cầu thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng để từ đó đưa ra quyết định chính xác khi sản xuất hàng gì. Chủ động về mặt hàng, số lượng và giá cả. Tạo được nguồn hàng chất lượng, ổn định, mẫu mã hợp lý. Giải quyết được việc làm cho người lao động. Khi quyết định hình thành xưởng sản xuất cần phải xác định rõ các yếu tố sau: Chi phí đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, chi phí đào tạo nghề không quá cao. Phải nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều mẫu hàng mới. Quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm Đồng thời khi xây dựng xưởng sản xuất phải đảm bảo được công tác sau: Nghiên cứu, sáng chế để thử chế ra các sản phẩm mẫu mã đạt chất lương cao. Tổ chức thu gom, đóng gói và giao hàng phải tuân thủ mọi qui chế quản lý kinh tế của Nhà nước, qui định của công ty và xưởng sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng hàng hoá sau khi đã thu gom. Như vậy kết hợp giữa sản xuất và xuất khẩu là điều quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và nó vừa tạo được nguồn hàng cho xuất khẩu, vừa tìm được thị trường cho hàng hoá tiêu thụ dẫn đến tăng lợi nhuận cho công ty. 6. Hoàn thiện hơn công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu và bộ máy tổ chức của công ty Việc xây dựng lại hệ thống tổ chức quản lý, phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận đã được công ty thực hiện, nhưng công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa để khai thác triệt để năng lực của cán bộ công nhân viên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Phân công hợp lý, đúng người, đúng công việc phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của mỗi người. Ban lãnh đạo phải thực hiện nghiêm túc những việc đề ra. Vì quản lý là phải nghệ thuật và có khoa học điều đầu tiên trong hoạt động này là Ban lãnh đạo phải giữ chữ tín trong hoạt động, vì điều đó làm cho các nhân viên tự giác nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong hoạt động chung của công ty, làm cho các bộ phận hoạt động có hiệu quả hơn. Mặt khác công ty càng phải quan tâm hơn nữa tới việc phân bổ các chức năng, nhiệm vụ cho các phòng ban một cách hợp lý hơn tránh chồng chéo không cần thiết trong viềc điều hành. Bộ phận lãnh đạo là khâu nối giữa các cá nhân, yếu tố của sản xuất và các thông tin thị trường bên ngoài thành một khối. Họ phải lường trước tình thế có thể xảy ra cho hệ thống họ phải có trách nhiệm dẫn dắt đưa hệ thống tới các mục tiêu thea thứ tự đặt ra trong suốt nhiệm kỳ mà họ đảm nhận trách nhiệm. Trong thời gian tới công ty cần phải tinh giảm gọn nhẹ bộ máy tạo điều kiện tập trung quản lý về một mối. Công ty thực hiện triệt để cơ chế khoán quản để các phòng ban có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Đồng thời có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng thành viên qua đó có chế độ thưởng phạt, đảm bảo chế độ bình đẳng công bằng giữa các bộ phận, cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong hoạt động kinh doanh của công ty. KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Kỹ thuật và Thương Mại Ban Mai vừa qua đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích và hiểu biết được về tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là loại thị trường vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, do đó việc phát triển thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đang được công ty đặt lên hàng đầu trong những vấn đề mà công ty quan tâm. Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã và đang là hoạt động có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường xuất khẩu... nhưng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vẫn sôi động và đầy triển vọng. Với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn. Vì vậy qua sự kết hợp lí luận và thực tế em mong muốn được góp sức nhỏ bé của mình để phát triển thị trường mỹ nghệ của công ty và mong muốn công ty Ban Mai sẽ vững bước đi lên cùng sự phát triển của đất nước. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới Thạc sỹ. Nguyễn Lương Long đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thiện bài viết này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công ty Ban Mai, đặc biệt là phòng Xuất Nhập Khẩu 1 tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết luận văn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT07.docx
Tài liệu liên quan