Axit asiatic được chiết tách và tinh chế từ cây
rau má theo tài liệu [7]. Hoạt tính bảo vệ gan được
thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm sinh học, Viện
Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam theo mô hình gây độc gan thực
nghiệm bằng paracetamol [8]. Việc làm tiêu bản vi
thể tế bào gan, quan sát tiêu bản và nhận dạng những
thay đổi được thực hiện tại Bộ môn giải phẫu bệnh,
Bệnh viện 103. Chuột nhắt trắng thuần chủng
BALB/c, không phân biệt giống, khỏe mạnh có khối
lượng 22±2 g được chia thành 5 lô (6 con/lô) như
sau:
Lô 1 (đối chứng sinh lý): uống nước cất (0,2-0,3
ml/con/ngày).
Lô 2 (đối chứng bệnh lý): uống nước cất (0,2-0,3
ml/con/lô ngày) + paracetamol
Lô 3 (đối chứng tham khảo): uống silymarin liều
50 mg/kgP/ngày.
Lô 4 (thử mẫu): uống axit asiatic liều 20 mg
/kgP/ngày.
Lô 5 (thử mẫu): uống axit asiatic liều
4mg/kgP/ngày.
Chuột được uống liên tục 7 ngày trước và 2 ngày
sau khi gây độc cho gan, mỗi ngày uống 1 lần vào
buổi sáng. Ngày thứ 7 sau uống mẫu 1 giờ, chuột
nhịn đói 14-16 giờ trước đó, gây độc gan bằng cách
cho uống paracetamol được pha trong dung dịch
CMC 1 % với thể tích 0,2 ml/kg (chỉ cho các lô
2,3,4,5) với liều 400 mg/kgP một lần duy nhất.
Sau 48 giờ uống paracetamol, lấy máu làm xét
nghiệm hóa sinh chức năng gan qua định lượng
AST, ALT, quan sát đại thể và vi thể mô bệnh học
của gan, xác định khối lượng gan và hàm lượng
MDA (malon dialdehyde) trong gan. Hàm lượng
MDA được xác định bằng phương pháp so màu.
Kết quả được trình bày trong bảng 1, 2 và 3.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy axit asiatic ở liều 20
mg/kgP/ngày và liều 4 mg/kgP/ngày đều có tác dụng
bảo vệ gan. Sự sai khác so với các lô đối chứng là có
ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, ở lô đối chứng bệnh
lý (Lô 2) khối lượng gan là lớn nhất. Ở các lô sửTCHH, 54(5) 2016 Trần Văn Lộc và cộng sự
541
dụng chất bảo vệ (lô 3, 4, 5) khối lượng gan nhỏ
hơn. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê so với lô
đối chứng bệnh lý (P < 0,05).
Kết quả kiểm tra trực quan tổn thương gan cho
thấy, ở lô đối chứng bệnh lý gan nhạt màu, nhu mô
gan to, nổi rõ; ở các lô khác gan bình thường, nhu
mô gan đồng nhất.
2 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 647 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt tính bảo vệ gan của axit asiatic tách từ cây rau má [Centella asiatica (L.) Urban] - Võ Thị Quỳnh Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 540-541, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00361
540
Thông báo ngắn:
Hoạt tính bảo vệ gan của axit asiatic tách từ cây rau má
[Centella asiatica (L.) Urban]
Võ Thị Quỳnh Như1, Lê Thị Thu Hà2, Trần Thị Phương Thảo2, Trần Văn Lộc2*
1Trường Trung học phổ thông Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
2
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 7-9-2016; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
The liver-protective effect of asiatic acid isolated from the aerial parts of Centella asiatica has been evaluated using
the paracetamol model with silymarin as positive control. Asiatic acid showed a significant liver-protective activity on
mices with high level of paracetamol.
Keywords. Centella asiatica, asiatic acid, liver-protective activity.
Cây rau má [Centella asiatica (L.) Urb.;
Hydrocotyle asiatica L.] thuộc họ Hoa tán
(Apiaceae, Umbellifera), là một loài cây vừa được
làm rau ăn, vừa làm thuốc rất quen thuộc ở Việt
Nam và ở một số nước Châu Á [1, 2]. Cây có rất
nhiều tác dụng dược lý như chống ung thư [3],
kháng viêm [4], chữa bệnh về não [5], hoạt tính bảo
vệ gan [6], hiện vẫn đang được các nhà khoa học
trong nước và quốc tế rất quan tâm nghiên cứu.
Trong bài này chúng tôi thông báo kết quả thử
nghiệm hoạt tính bảo vệ gan của thành phần chính
trong cây rau má là triterpen axit asiatic (1).
Axit asiatic được chiết tách và tinh chế từ cây
rau má theo tài liệu [7]. Hoạt tính bảo vệ gan được
thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm sinh học, Viện
Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam theo mô hình gây độc gan thực
nghiệm bằng paracetamol [8]. Việc làm tiêu bản vi
thể tế bào gan, quan sát tiêu bản và nhận dạng những
thay đổi được thực hiện tại Bộ môn giải phẫu bệnh,
Bệnh viện 103. Chuột nhắt trắng thuần chủng
BALB/c, không phân biệt giống, khỏe mạnh có khối
lượng 22±2 g được chia thành 5 lô (6 con/lô) như
sau:
Lô 1 (đối chứng sinh lý): uống nước cất (0,2-0,3
ml/con/ngày).
Lô 2 (đối chứng bệnh lý): uống nước cất (0,2-0,3
ml/con/lô ngày) + paracetamol
Lô 3 (đối chứng tham khảo): uống silymarin liều
50 mg/kgP/ngày.
Lô 4 (thử mẫu): uống axit asiatic liều 20 mg
/kgP/ngày.
Lô 5 (thử mẫu): uống axit asiatic liều
4mg/kgP/ngày.
Chuột được uống liên tục 7 ngày trước và 2 ngày
sau khi gây độc cho gan, mỗi ngày uống 1 lần vào
buổi sáng. Ngày thứ 7 sau uống mẫu 1 giờ, chuột
nhịn đói 14-16 giờ trước đó, gây độc gan bằng cách
cho uống paracetamol được pha trong dung dịch
CMC 1 % với thể tích 0,2 ml/kg (chỉ cho các lô
2,3,4,5) với liều 400 mg/kgP một lần duy nhất.
Sau 48 giờ uống paracetamol, lấy máu làm xét
nghiệm hóa sinh chức năng gan qua định lượng
AST, ALT, quan sát đại thể và vi thể mô bệnh học
của gan, xác định khối lượng gan và hàm lượng
MDA (malon dialdehyde) trong gan. Hàm lượng
MDA được xác định bằng phương pháp so màu.
Kết quả được trình bày trong bảng 1, 2 và 3.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy axit asiatic ở liều 20
mg/kgP/ngày và liều 4 mg/kgP/ngày đều có tác dụng
bảo vệ gan. Sự sai khác so với các lô đối chứng là có
ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, ở lô đối chứng bệnh
lý (Lô 2) khối lượng gan là lớn nhất. Ở các lô sử
TCHH, 54(5) 2016 Trần Văn Lộc và cộng sự
541
dụng chất bảo vệ (lô 3, 4, 5) khối lượng gan nhỏ
hơn. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê so với lô
đối chứng bệnh lý (P < 0,05).
Kết quả kiểm tra trực quan tổn thương gan cho
thấy, ở lô đối chứng bệnh lý gan nhạt màu, nhu mô
gan to, nổi rõ; ở các lô khác gan bình thường, nhu
mô gan đồng nhất.
Bảng 1: Sự thay đổi các chỉ số AST (UI/L) và ALT (UI/L) ở các lô thí nghiệm
Lô TN
Chỉ tiêu
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
AST 84,25 ±9,53 508,25 ±6,99 272,83 ±15,31 320,50±14,97 337,00±19,44
ALT 47,52 ±11,77 325,25 ±4,92 201,35±8,42 232,75±12,45 242,50±13,38
Bảng 2: Khối lượng gan chuột (g/10 g cơ thể) ở các lô thí nghiệm
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
0,86±0,17 1,55±0,17 0,92±0,11 1,18±0,17 1,18±0,15
Bảng 3: Hàm lượng MDA trong gan chuột thí nghiệm
Lô TN Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5
MDA (nmol/ml đồng thể) 304,77±6,66 420,31±27,36 330,27±7,45 397,78±24,78 400,69±8,15
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hàm lượng MDA ở
các lô có sử dụng chất bảo vệ đều thấp hơn lô đối
chứng bệnh lý.
KẾT LUẬN
Axit asiatic chiết tách từ cây rau má đã thể hiện
tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây độc gan bằng
paracetamol. Sự sai khác về các giá trị ở lô thử mẫu
so với lô đối chứng bệnh lý là có ý nghĩa thống kê (P
< 0,05) đối với AST, ALT và khối lượng gan chuột.
Lời cám ơn. Công trình này được tài trợ bởi Quỹ
phát triển KHCN Quốc gia (NAFOSTED), mã số
104.01-2012.33.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 791
(1995).
2. Đỗ Huy Bích (chủ biên) và cộng sự, Viện Dược liệu.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tập 2, trang 582-593
(2003).
3. Ren L., Cao Q. X., Zhai F. R., Yang S. Q., Zhang H.
X.. Asiatic acid exerts anticancer potential in human
ovarian cancer cells via suppression of PI3K/Akt/
mTOR signalling, Pharmaceutical Biology, 1-4
(2016).
4. Ratz-Łyko A., Arct J., Pytkowska K. Moisturizing
and Antiinflammatory Properties of Cosmetic
Formulations Containing Centella asiatica Extract,
Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, 78(1), 27-
33 (2016).
5. Kavitha C. V., Jain A. K., Agarwal C., Pierce A.,
Keating A., Huber K. M., Serkova N. J., Wempe M.
F., Agarwal R., Deep G.. Asiatic Acid Induces
Endoplasmic Reticulum Stress and Apoptotic Death
in Glioblastoma Multiforme Cells Both In invitro and
In Vivo, Molecular Carcinogenesis, 54, 1417-1429
(2015).
6. Yan S. L., Yang H. T., Lee Y. L., Lin C. C., Chang
M. H., Yin M. C. Asiatic Acid Ameliorates Hepatic
Lipid Accumulation and Insulin Resistance in Mice
Consuming a High-Fat Diet, J. Agricultural and Food
Chemistry, 62, 4625-4631 (2014).
7. Võ Thị Quỳnh Như, Trần Văn Lộc, Trần Thị Phương
Thảo, Nguyễn Tuấn Thành, Lê Thị Thu Hà, Trần
Văn Sung. Thành phần hóa học của cây rau má
Centella asiatica (L.) Urban thu hái tại thành phố Hồ
Chí Minh, Tạp chí Hóa học, 54(3), 373-376 (2016).
8. Blazka M. E., Germolec D. R., Simeonava P. P.,
Bruccoleri A., Pennypacker K. R., Luster M. I..
Acetaminophen-induced hepatoxicity is associated
with early changes in NF-kB and NF-IL6 DNA
binding activity, J. Inflammation, 47, 138-150 (1996).
Liên hệ: Trần Văn Lộc
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: tvloc@ich.vast.vn; Điện thoại: 0983992498.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_tinh_bao_ve_gan_cua_axit_asiatic_tach_tu_cay_rau_ma_centella_asiatica_l_urban_2498_2084296.pdf