Phương pháp kết tủa phân đoạn bằng
ammonium sulfate ở các nồng độ bảo hòa
khác nhau có thể sàng lọc được các nhóm
protein có hoạt tính chống oxy hóa cao
từ dịch chiết hải miên. Nghiên cứu này đã
sàng lọc được 2 phân đoạn protein có hoạt
tính chống oxy hóa cao là phân đoạn 1-1 (20%
- 20%) và phân đoạn 2-2 (40% - 30%). Tuy
nhiên, phương pháp này vẫn chưa phân tách
được triệt để các nhóm protein có hoạt tính
chống oxy hóa khác nhau trong dịch chiết hải
miên. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định khối
lượng phân tử của protein trong các phân đoạn
để có cơ sở thiết lập phương pháp tinh sạch thu
protein có hoạt tính chống oxy hóa cao
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt tính chống oxy hóa của các phân đoạn protein chiết tách từ hải miên ircinia mutans - Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN PROTEIN
CHIẾT TÁCH TỪ HẢI MIÊN IRCINIA MUTANS
ANTIOXIDANT ACTIVITY OF PROTEIN FRACTIONS EXTRACTED FROM
MARINE SPONGE IRCINIA MUTANS
Huỳnh Nguyễn Duy Bảo¹, Nguyễn Khắc Bát1
Ngày nhận bài: 8/8/2017; Ngày phản biện thông qua: 28/5/2018; Ngày duyệt đăng: 25/6/2018
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã tiến hành tách phân đoạn các protein chiết tách từ hải miên Ircinia mutans theo phương
pháp kết tủa phân đoạn bằng ammonium sulfate và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của các phân đoạn protein
dựa vào hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp kết tủa
phân đoạn bằng ammonium sulfate ở nồng độ từ 20 – 40% bão hòa đã tách được hơn 99% lượng protein có trong
dịch chiết hải miên. Thực hiện kết tủa phân đoạn lặp lại đã tách được các protein có hoạt tính chống oxy hóa cao
trong 2 phân đoạn kết tủa bằng ammonium sulfate ở nồng độ 20% và 30% bão hòa.
Từ khóa: Hải miên, protein, hoạt tính khử gốc tự do, tổng năng lực khử, kết tủa phân đoạn.
ABSTRACT
This study were conducted to separate protein extracted marine sponge Ircinia mutans into fractions by
a method of fractional precipitation with ammonium sulfate and evaluate antioxidant activity of the fractions
through DPPH free radical scavenging activity and total reducing power. The results shown that fractional
precipitation with 20 – 40% saturated ammonium sulfate recovered more than 99% of protein in the marine
sponge extract. The protein with high antioxidant activity was obtained by reprecipitation of the fractions with
20% and 30% saturated ammonium sulfate.
Keywords: Marine sponge, protein, radical scavenging activity, total reducing power, fractional precipitation.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hải miên là động vật thân lỗ (Porifera)
được xếp đầu danh sách các loài động vật chứa
các hoạt chất sinh học có khả năng ứng dụng
trong y dược do sự đa dạng về cấu trúc hóa
học của các chất chuyển hóa có trong chúng.
Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã
phát hiện ra những hợp chất có hoạt tính sinh
học từ hải miên như chất chống oxy hóa, chất
kháng viêm, kháng khuẩn, chống lao, chống
ung thư, kháng nấm, chống sốt rét, kháng virus
và kháng HIV [11]. Nghiên cứu của Shaaban
và cộng sự [16] báo cáo rằng dịch chiết từ các
loài hải miên ở vùng biển Ai Cập có hoạt tính
chống oxy hóa và ức chế enzyme chuyển hóa
carbohydrate. Một số chất chuyển hóa trong
hải miên có hoạt tính chống oxy hóa cao như
protein, saponin, sterol, fl avonoid, glycoside
và các hợp chất phenol [5][7]. Ngoài ra, Sato
và cộng sự [15] đã tìm thấy các hợp chất
carotenoid, polyphenol, glutathione trong
một số loài hải miên, đây cũng là những hợp
chất có hoạt tính chống oxy hóa cao.
Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi cho các
loài hải miên cùng với các sinh vật ký sinh trên
chúng phát triển. Những nghiên cứu trước đây
đã công bố có khoảng 201 loài hải miên được
tìm thấy ở vùng biển Việt Nam [17], một số
loài đã được nghiên cứu chiết xuất và đánh giá
hoạt tính sinh học các hợp chất steroid, cere-
broside, glycolipid và sesterterpene [3]. Trong
các loài hải miên được tìm thấy ở vùng biển
Việt Nam, Ircinia spp. đã được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu khai thác hoạt chất
sinh học [9]. Nghiên cứu của Orhan và cộng
sự [12] cho thấy dịch chiết từ các loài hải miên
1 Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang
2 Viện Nghiên cứu Hải Sản
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3
I. spinulosa, I. fasciculate và I. variabilis có
hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, khử gốc tự
do 2,2 diphenyl-1picrylhydrazine (DPPH) và
ức chế acetylcholinesterase. Nghiên cứu của
Huỳnh Nguyễn Duy Bảo và Nguyễn Khắc Bát
[1][2] cho thấy dịch chiết từ hải miên I. mu-
tans có hoạt tính chống oxy hóa và hàm lượng
protein trong dịch chiết có tương quan cao với
hoạt tính chống oxy hóa. Vì vậy, nghiên cứu
này đã tiến hành tách phân đoạn các protein
trong dịch chiết từ hải miên I. mutans theo
phương pháp kết tủa phân đoạn bằng ammo-
nium sulfate nhằm sàng lọc các protein có hoạt
tính chống oxy hóa cao để ứng dụng trong y
dược và thực phẩm chức năng.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu và hóa chất
1.1. Nguyên vật liệu
Hải miên I. mutans sử dụng trong nghiên
cứu này được lấy mẫu ở vùng biển Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang. Ngay sau khi lấy mẫu, hải
miên được ướp lạnh trong thùng cách nhiệt
bằng túi gel đá (Gel – Ice Pack) và vận chuyển
ngay về phòng thí nghiệm Trường Đại học
Nha Trang. Tại phòng thí nghiệm, hải miên
được bảo quản đông ở nhiệt độ -20ºC để sử
dụng cho nghiên cứu này. Mẫu hải miên được
định danh bởi nhóm nghiên cứu Đề tài độc
lập cấp Nhà nước “Khảo sát nguồn lợi hải
miên trong hệ sinh thái ven đảo và đánh giá
khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho y
dược”, mã số ĐTĐL.2012 – G/10.
1.2. Hóa chất
2,2 diphenyl–1picrylhydrazine (DPPH),
Bovine serum albumin (BSA), Folin–Ciocal-
teu reagent được mua từ công ty Sigma–Al-
drich, Hoa Kỳ. Các hóa chất còn lại là loại đạt
tiêu chuẩn dùng cho phân tích hóa học, được
mua từ công ty Loba Chemie, Ấn Độ; Công ty
Merck, Đức; công ty Wako, Nhật Bản.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Chiết tách protein từ hải miên
Chiết tách protein từ hải miên theo
phương pháp được mô tả bởi Huỳnh Nguyễn
Duy Bảo và Nguyễn Khắc Bát [2]. Cách tiến
hành như sau: Lấy 100g hải miên đông lạnh
ở -20ºC đưa đi cắt nhỏ đến kích thước 1 – 2
mm rồi đồng hóa với 200 ml nước cất. Sau
đó, bổ sung thêm 400 ml nước cất vào hỗn hợp
đồng hóa rồi đưa đi chiết xuất với sự hỗ trợ của
sóng siêu âm tần số 20KHz trong thời gian 15
phút ở 30ºC. Sau đó đưa đi ly tâm ở 4ºC trong
20 phút với vận tốc 3.000 vòng/phút. Sau khi
ly tâm, tách lấy dịch và lọc qua giấy lọc What-
man số 1. Bã lọc được tiến hành chiết lại 2 lần
nữa với các thông số và cách chiết như lần đầu.
Dịch lọc thu được từ các lần chiết nhập chung
lại rồi tiến hành ly tâm ở 4ºC trong 10 phút với
vận tốc 15.000 vòng/phút. Tách lấy dịch ly tâm
và lọc qua giấy lọc Whatman số 1 thu được
dịch chiết chứa protein từ hải miên.
2.2. Tách phân đoạn các protein từ dịch chiết
hải miên
Tách phân đoạn các protein từ dịch chiết
hải miên được tiến hành 2 lần như sau:
- Lần 1: Các protein trong dịch chiết hải
miên được tiến hành kết tủa phân đoạn bằng
ammonium sulfate ở các nồng độ 20%, 40%,
60% và 80% bão hòa trong 30 phút. Các phân
đoạn protein kết tủa được tách ra bằng cách ly
tâm với tốc độ 3.500 vòng/phút trong 40 phút
ở 4ºC thu được 4 phân đoạn protein bao gồm:
phân đoạn 1 (20%), phân đoạn 2 (40%), phân
đoạn 3 (60%) và phân đoạn 4 (80%).
- Lần 2: Sau khi phân tích đã xác định được
kết tủa protein ở phân đoạn 1 (20%) và phân
đoạn 2 (40%) có hoạt tính chống oxy hóa cao
nên các mẫu này được đưa đi phân đoạn lần 2
bằng ammonium sulfate ở các nồng độ 20%,
30%, 40%, 50% và 60% bão hòa trong 30 phút.
Các phân đoạn protein kết tủa được tách ra bằng
cách ly tâm với tốc độ 3.500 vòng/phút trong
40 phút ở 4ºC thu được 10 phân đoạn protein
bao gồm: phân đoạn 1-1 (20% - 20%), phân
đoạn 1-2 (20% - 30%), phân đoạn 1-3 (20% -
40%), phân đoạn 1-4 (20% - 50%), phân đoạn
1-5 (20% - 60%), phân đoạn 2-1 (40% - 20%),
phân đoạn 2-2 (40% - 30%), phân đoạn 2-3
(40% - 40%), phân đoạn 2-4 (40% - 50%),
phân đoạn 2-5 (40% - 60%).
Trước khi phân tích hoạt tính chống oxy
hóa, các phân đoạn protein kết tủa được tiến
hành tách muối và các tạp chất hòa tan có khối
4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
lượng phân tử thấp bằng thiết bị lọc – ly tâm
siêu tốc qua màng Amicon® Ultra-15 (PLBC
Ultracel-PL membrane, 3 kDa, Merck Millipore
Corporation, Darmstadt, Germany) với vận tốc
13.000 vòng/phút trong vòng 20 phút ở 4ºC.
3. Phương pháp phân tích
Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ
hải miên được đánh giá dựa vào khả năng khử
gốc tự do DPPH được phân tích theo phương
pháp của Fu và cộng sự [6] và dựa vào tổng
năng lực khử được phân tích theo phương pháp
của Oyaizu [13]. Hàm lượng protein được phân
tích theo phương pháp Lowry và cộng sự [10].
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu trình bày trong bài báo này là giá
trị trung bình của 3 lần thí nghiệm. Tính giá
trị trung bình và vẽ đồ thị sử dụng phần mềm
Microsoft Excel 2010. Sự khác biệt có ý nghĩa
về mặt thống kê (p < 0,05) của các giá trị trung
bình được phân tích trên phần mềm thống kê R
phiên bản 2.13.1.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
1. Hoạt tính chống oxy và hàm lượng protein
của dịch chiết hải miên và các phân đoạn kết
tủa lần 1
Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng
lực khử của dịch chiết hải miên và các phân
đoạn kết tủa lần 1 bằng ammonium sulfate ở các
nồng độ bão hòa khác nhau từ 20 – 80% được
thể hiện trên Hình 1.
Kết quả ở Hình 1a cho thấy rằng các
protein thu được từ dịch chiết hải miên bằng
phương pháp kết tủa phân đoạn bởi ammonium
Hình 1. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH (a) và tổng năng lực khử (b) của dịch chiết hải miên
và các phân đoạn kết tủa lần 1.
sulfate ở các nồng độ khác nhau từ 20 – 80%
đều có hoạt tính khử gốc tự do DPPH. Hoạt
tính khử gốc tự do DPPH của các phân đoạn
protein được sắp xếp theo thứ tự như sau: phân
đoạn 2 (40%) > Tủa phân đoạn 1 (20%) > Tủa
phân đoạn 3 (60%) > Tủa phân đoạn 4 (80%).
Trong đó, các protein phân đoạn 1 (20%) và
phân đoạn 2 (40%) có hoạt tính khử gốc tự do
DPPH cao hơn gấp 3 lần so với phân đoạn 3
(60%) và cao hơn gấp 8 lần so với phân đoạn
4 (80%). Tương tự như hoạt tính khử gốc tự do
DPPH, Hình 1b cũng cho thấy tổng năng lực
khử của các protein phân đoạn 1 (20%) và
phân đoạn 2 (40%) cao hơn gấp 5 lần so với
phân đoạn 3 (60%) và cao hơn gấp 10 lần so
với phân đoạn 4 (80%).
Những nghiên cứu trước đây báo cáo rằng
protein từ thủy sản có hoạt tính chống oxy hóa
[8], các phân đoạn kết tủa protein bởi ammonium
sulfate ở nồng từ 20 – 40% bão hòa có hoạt tính
chống oxy hóa cao [4]. Kết quả nghiên cứu này
cũng cho thấy các phân đoạn kết tủa protein từ
hải miên I. mutans bởi ammonium sulfate ở nồng
20% và 40% bảo hòa có hoạt tính khử gốc tự do
DPPH và tổng năng lực khử cao.
Kết quả phân tích hàm lượng protein của
dịch chiết hải miên và các phân đoạn kết tủa
lần 1 bằng ammonium sulfate ở các nồng độ
bão hòa khác nhau từ 20 – 80% được thể hiện
trên Hình 2.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5
Hàm lượng protein trong phân đoạn 1 (20%)
thu được là 14,17 ± 2,12 mg/ml, chiếm khoảng
42,43% lượng protein có trong dịch chiết hải
miên lúc ban đầu (chưa phân đoạn). Hàm lượng
protein trong phân đoạn 2 (40%) thu được là
19,36 ± 0,84 mg/ml, chiếm khoảng 57,96%
lượng protein có trong dịch chiết hải miên lúc
ban đầu. Phân đoạn 3 (60%) và phân đoạn 4
(80%) có hàm lượng protein rất thấp, tương
ứng là 0,10 ± 0,02 mg/ml và 0,09 ± 0,02
mg/ml. Kết quả này đã khẳng định phương
pháp kết tủa phân đoạn bằng ammonium sulfate
ở các nồng độ bão hòa khác nhau có thể tách
được hơn 99% các protein có hoạt tính chống
oxy hóa trong dịch chiết hải miên và các protein
này tập trung chủ yếu trong 2 phân đoạn kết tủa
bằng ammonium sulfate ở nồng độ 20% và 40%
Hình 2. Hàm lượng protein của dịch chiết hải miên và các phân đoạn kết tủa lần 1.
bão hòa. Nghiên cứu của Salehi và cộng sự [14]
cũng cho thấy dịch chiết bằng nước từ 4 loài
hải miên ở vùng biển Indonesia có hàm lượng
protein dao động từ 4.0 – 1.4 mg/ml, tương ứng
1,7 – 4,4 g protein/g hải miên và các protein có
hoạt tính sinh học cao tập trung chủ yếu trong
phân đoạn kết tủa ở nồng độ ammonium sulfate
từ 20 – 40% bão hòa.
2. Hoạt tính chống oxy và hàm lượng protein
của các phân đoạn kết tủa lần 2
Hai phân đoạn protein có hoạt tính chống
oxy hóa cao thu được từ kết tủa phân đoạn
lần 1 là phân đoạn 1 (20%) và phân đoạn 2
(40%) được tiến hành kết tủa phân đoạn lần
2 bằng ammonium sulfate ở các nồng độ bão
hòa khác nhau từ 20 – 60% thu được 10 phân
đoạn protein có hoạt tính khử gốc tự do DPPH
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
và tổng năng lực khử như trên Hình 3.
Từ kết quả ở Hình 3a và 3b nhận thấy các
phân đoạn có hoạt tính khử gốc tự do DPPH
đáng kể gồm: phân đoạn 1-1 (20% - 20%),
phân đoạn 1-2 (20% - 30%), phân đoạn 1-3
(20% - 40%), phân đoạn 2-1 (40% - 20%),
phân đoạn 2-2 (40% - 30%) và phân đoạn 2-3
(40% - 40%). Trong đó, phân đoạn 1-1 (20% -
20%) và phân đoạn 2-2 (40% - 30%) có hoạt
tính khử gốc tự do DPPH cao nhất.
Tương tự như hoạt tính khử gốc tự do
DPPH, các phân đoạn có tổng năng lực khử
bao gồm: phân đoạn 1-1 (20% - 20%), phân
đoạn 1-2 (20% - 30%), phân đoạn 1-3 (20% -
40%), phân đoạn 2-1 (40% - 20%), phân đoạn
2-2 (40% - 30%) và phân đoạn 2-3 (40% -
40%). Hai phân đoạn có tổng năng lực khử cao
nhất là phân đoạn 1-1 (20% - 20%) và phân
đoạn 2-2 (40% - 30%).
Kết quả phân tích hàm lượng protein của
các phân đoạn kết tủa lần 2 bằng ammonium
sulfate ở các nồng độ bão hòa khác nhau từ 20
– 60% được thể hiện trên Hình 4.
Từ kết quả ở Hình 4 nhận thấy hàm lượng
protein của phân đoạn 1-1 (20% - 20%) thu
được là 12,59 ± 0,25 mg/ml, chiếm khoảng
88,85% lượng protein có trong phân đoạn 1
(20%) lần 1. Hàm lượng protein của phân đoạn
2-2 (40% - 30%) thu được là 12,71 ± 0,29 mg/ml,
chiếm khoảng 65,65% lượng protein có trong
phân đoạn 2 (40%) lần 1.
Kết quả ở Hình 3 và 4 cũng cho thấy các
phân đoạn kết tủa lần 2 bằng ammonium sulfate
ở các nồng độ 50% và 60% bão hòa có hàm
lượng protein nhỏ hơn 1mg/ml, hoạt tính khử
gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử rất thấp.
Hình 3. Hoạt tính khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử của các phân đoạn kết tủa lần 2 bằng
ammonium sulfate ở các nồng độ bão hòa khác nhau từ 20 – 60%: (a) Hoạt tính khử gốc tự do DPPH
của các phân đoạn lần 2 từ phân đoạn 1 (20%) lần 1; (b) Hoạt tính khử gốc tự do DPPH của các phân
đoạn lần 2 từ phân đoạn 2 (40%) lần 1; (c) Tổng năng lực khử của các phân đoạn lần 2 từ phân đoạn 1
(20%) lần 1; (d) Tổng năng lực khử của các phân đoạn lần 2 từ phân đoạn 2 (40%) lần 1.
Hình 4. Hàm lượng protein của các phân đoạn kết tủa lần 2 bằng ammonium sulfate ở các nồng độ
bão hòa khác nhau từ 20 – 60%: (a) Hàm lượng protein của các phân đoạn lần 2 từ phân đoạn 1
(20%) lần 1; (b) Hàm lượng protein của các phân đoạn lần 2 từ phân đoạn 2 (40%) lần 1.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7
Kết quả phân tích tương quan giữa hàm
lượng protein với hoạt tính khử gốc tự do
DPPH và tổng năng lực khử của các phân đoạn
kết tủa lần 2 được thể hiện trên Hình 5.
Kết quả ở Hình 5 cho thấy hàm lượng pro-
tein có tương quan cao với hoạt tính khử gốc
tự do DPPH và tổng năng lực khử của các phân
đoạn kết tủa lần 2 bằng ammonium sulfate ở
nồng độ 20%, 30% và 40% bão hòa. Kết quả
này đã xác định được các protein của phân
đoạn kết tủa bằng ammonium sulfate ở nồng
độ 20% bão hòa có hoạt tính chống oxy hóa
cao nhất, 1 mg protein của phân đoạn này có
khả năng khử được 0,41 mM gốc tự do DPPH
và có tổng năng lực khử tương đương 0,17
mg vitamin C. Các protein của phân đoạn kết
tủa bằng ammonium sulfate ở nồng độ 30%
bão hòa có hoạt tính chống oxy hóa thấp hơn,
1 mg protein của phân đoạn này có khả năng
khử được 0,39 mM gốc tự do DPPH và có tổng
năng lực khử tương đương 0,14 mg vitamin
C. Các protein của phân đoạn kết tủa bằng
ammonium sulfate ở nồng độ 40% bão hòa có
hoạt tính chống oxy hóa thấp nhất, 1 mg protein
Hình 5. Tương quan giữa hàm lượng protein với hoạt tính khử gốc tự do DPPH của các phân đoạn kết
tủa lần 2 bằng ammonium sulfate ở nồng độ 20% bão hòa (a), 30% bão hòa (c), 40% bão hòa (e), và với
tổng năng lực khử của các phân đoạn kết tủa lần 2 bằng ammonium sulfate ở nồng độ 20% bão hòa (b),
30% bão hòa (d), 40% bão hòa (f).
8 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018
của phân đoạn này có khả năng khử được 0,32
mM gốc tự do DPPH và có tổng năng lực khử
tương đương 0,11 mg vitamin C.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phương pháp kết tủa phân đoạn bằng
ammonium sulfate ở các nồng độ bảo hòa
khác nhau có thể sàng lọc được các nhóm
protein có hoạt tính chống oxy hóa cao
từ dịch chiết hải miên. Nghiên cứu này đã
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Khắc Bát, 2015. Ảnh hưởng của loại dung môi chiết và siêu âm đến hoạt
tính chống oxy hóa và hàm lượng protein của dịch chiết từ hải miên (Ircinia mutans). Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Thủy sản, số 4/2015: 11–17.
2. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Khắc Bát, 2016. Ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất bằng nước với sự hỗ
trợ siêu âm đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ hải miên Ircinia mutans. Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Thủy sản, số 2/2016: 3–10.
3. Châu Văn Minh, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Phương Thảo, Trần Hồng Quang,
Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Hùng, Phan Văn Kiệm, 2012. Điểm lại các nghiên cứu
hóa học và hoạt tính sinh học một số loài sinh vật biển việt nam trong giai đoạn 2006-2012. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, 50(6): 825–837.
Tiếng Anh:
4. Ahmad, A., Usman, H., Natsir, H., Karim, A., 2014. Isolation and characterization of bioactive protein from
green algae Halimeda macrobola acting as antioxidant and anticancer agent. American Journal of Biomedical
and Life Sciences, 2(5): 134–140.
5. Chairman, K., Singh, A. J. A. R., Alagumuthu, G., 2012. Cytotoxic and antioxidant activity of selected ma-
rine sponges. Asian Pacifi c Journal of Tropical Disease, 2(3): 234–238.
6. Fu. H., Shieh D., Ho C., 2002. Antioxidant and free radieal scavenging activities of edible mushrooms. Food
Lipids, 9: 35–46.
7. Halliwell, B., 1994. Free radicals, antioxidants, and human disease: curiosity, cause or consequence?. The
Lancet, 344: 721–724.
8. Kim, S. K., 2013. Marine proteins and peptides: Biological activities and applications. Wiley-Blackwell,
Pp. 792.
9. Kumar, M. S., Pal, A. K., 2012. Investigation of bioactivity of extracts of Marine Sponge, Spongosorites
halichondrioides (Dendy, 1905) from western coastal areas of India. Asian Pacifi c Journal of Tropical Bio-
medicine, S1784–S1789.
10. Lowry, O. H., Rosebrough, N. J., Farr, A. L., Randall, R. J., 1951. Protein measurement with the folin phe-
nol reagent. The Journal of Biological Chemistry, 193: 265–275.
11. Mehbub, M. F., Lei, J., Franco, C., Zhang, W., 2014. Marine sponge derived natural products between 2001
and 2010: Trends and opportunities for discovery of bioactives. Marine Drugs, 12(8): 4539–4577.
12. Orhan, I. E., Ozcelik, B., Konuklugil, B., Putz, A., Kaban, U. G., Proksch, P., 2012. Bioactivity screening
of the selected turkish marine sponges and three compounds from Agelas oroides. Record of Natural Products,
6(4): 356–367.
13. Oyaizu, M., 1986. Studies on products of browning reations: Antioxidative activities of products of brown-
ing reaction prepared from glucosamine. Japanese Journal of Nutrition, 44: 307–315.
14. Salehi, A., Patong, R., Ahmad, A., 2014. Isolation and characterization of some kind bioactive proteins
sponge as antibacterial agent. International Journal of Scientifi c & Technology Research, 3(2): 233–236.
15. Sato, S., Kuramoto, M., Ono, N., Ircinamine, B., 2006. Bioactive alkaloid from marine sponge. Dactylia sp.
Tetrahedron Letters, 47: 7871–7873.
16. Shaaban, M., Abd-Alla, H. I., Hassan, A. Z., Aly, H. F., Ghani, M. A., 2012. Chemical characterization, an-
tioxidant and inhibitory effects of some marine sponges against carbohydrate metabolizing enzymes. Organic
and Medicinal Chemistry Letters, 2:30.
17. Thai Minh Quang, 2013. A review of the diversity of sponges (porifera) in Vietnam. The 2nd inter-
national workshop on marine bioresources of Vietnam, Hanoi 5–6/6/2013, 109–115.
sàng lọc được 2 phân đoạn protein có hoạt
tính chống oxy hóa cao là phân đoạn 1-1 (20%
- 20%) và phân đoạn 2-2 (40% - 30%). Tuy
nhiên, phương pháp này vẫn chưa phân tách
được triệt để các nhóm protein có hoạt tính
chống oxy hóa khác nhau trong dịch chiết hải
miên. Vì vậy, cần nghiên cứu xác định khối
lượng phân tử của protein trong các phân đoạn
để có cơ sở thiết lập phương pháp tinh sạch thu
protein có hoạt tính chống oxy hóa cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_huynh_nguyen_duy_bao_1018_2094381.pdf