Học viện tư pháp - 20 năm đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong thời gian tới

Thứ ba, phát triển và chuẩn hóa hệ thống tài liệu dạy học. Tài liệu giảng dạy, học tập là yếu tố gắn liền với chương trình đào tạo. Trong những năm gần đây, hệ thống giáo trình, hồ sơ tình huống đã được đầu tư xây dựng mới và cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì hệ thống giáo trình và hồ sơ tình huống vẫn cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện. Trong đó, các giáo trình cần phải đạt được tiêu chí quan trọng nhất là trang bị đầy đủ kỹ năng, hướng dẫn rõ ràng cụ thể quy trình giải quyết/xử lý công việc để đảm bảo phương châm “cầm tay chỉ việc” trong đào tạo nghề. Hồ sơ tình huống cần được nghiên cứu, biên tập kỹ càng đảm bảo phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng đào tạo và ý đồ sư phạm. Thứ tư, đổi mới hệ thống quản trị đào tạo và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo chức danh tư pháp. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và phục vụ đào tạo cần được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, có tác phong làm việc chuyên nghiệp với tâm thế của người cung cấp dịch vụ, không ngừng chăm sóc, làm hài lòng người học - khách hàng của mình. Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nội bộ cần được xây dựng một cách bài bản và chính thức vận hành trong thời gian sớm nhất. Hệ thống này cần được tiếp cận theo mô hình “Quản lý chất lượng tổng thể”, vừa đảm bảo quản lý chất lượng đầu vào, vừa đảm bảo quản lý chất lượng quá trình, quản lý chất lượng đầu ra và quan trọng hơn cả là phát triển “văn hóa chất lượng” trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học viên của Học viện Tư pháp./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học viện tư pháp - 20 năm đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN TƯ PHÁP - 20 NĂM ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP, BỔ TRỢ TƯ PHÁP VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI Nguyễn Xuân Thu1 Tóm tắt: Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, với hai chức năng đóng vai trò nòng cốt là đào tạo và bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Bài viết sau nhìn nhận, đánh giá lại những thành tựu cơ bản trong 20 năm đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Học viện Tư pháp, qua đó đề ra một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới. Từ khóa: đào tạo, bồi dưỡng, chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, Học viện Tư pháp, 20 năm Nhận bài: 10/12/2017; Hoàn thành biên tập: 15/01/2018; Duyệt đăng: 26/01/2018 Abstract: Judicial Academy is a training and scientific science unit under the management of Ministry of Justice. It has two key functions namely training and coutinning of legal professionals, legal support professionals. The below article reviews, assesses basic achievements for 20 years of training legal professionals, legal support professionals of Judicial Academy to make recommendations of enhancing quality of training, retraining in the coming time. Keywords: training, retraining, legal professionals, legal support professionals, Judicial Academy, 20 years Date of receipt: 10/12/2017; Date of revision: 15/01/2018; Date of approval: 26/01/2018 1. Những thành tựu cơ bản 20 năm đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Học viện Tư pháp Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ (tiền thân là Trường Đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập theo Quyết định số 34/1998/QĐ-TTg ngày 11/02/1998). Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học, có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau: i) Đào tạo nghiệp vụ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; ii) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chấp hành viên, công chứng viên, luật sư và cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp; iii) Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có chức danh tư pháp; iv) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học; v) Tùy theo yêu cầu và đòi hỏi của thực tế, Học viện Tư pháp có thể được cơ quan có thẩm quyền giao thêm nhiệm vụ mới2. Đào tạo nghiệp vụ xét xử là khóa đào tạo đầu tiên được triển khai tại Học viện Tư pháp vào năm 1998. Tiếp sau đó, năm 2000 triển khai đào tạo nghề luật sư, năm 2001 đào tạo nghề công chứng, năm 2002 đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, năm 2004 đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, năm 2010 đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp, năm 2011 đào tạo nghề 1 Tiến sỹ, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp, Tổng biên tập Tạp chí Nghề luật 2 Điều 2, Điều 3 Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg, ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp. 15 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển đấu giá và năm 2016 đào tạo nghề thừa phát lại. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, mặc dù mỗi thời kỳ có những chính sách pháp luật khác nhau về đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp nhưng Học viện Tư pháp vẫn là cơ sở đào tạo có chức năng, nhiệm vụ đào tạo gần như tất cả các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận xây dựng thành Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp của Việt Nam. Điều này chứng tỏ Học viện đã khẳng định được niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và xã hội. Có thể khái quát thành tựu đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, đồng thời cũng là những đóng góp của Học viện Tư pháp cho ngành và cho đất nước trong 20 qua như sau: Thứ nhất, với xuất phát điểm ban đầu chỉ đào tạo một chức danh tư pháp là Thẩm phán, đến nay, Học viện Tư pháp đã và đang đào tạo 9 chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp (Thẩm phán, Thư ký tòa án, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Thừa phát lại, Công chứng viên, Đấu giá viên, Cán bộ lý lịch tư pháp). Từ một chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, sau 20 năm, Học viện Tư pháp đã và đang triển khai 11 chương trình đào tạo nghiệp vụ, đào tạo nghề (Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, Chương trình đào tạo nghiệp vụ thư ký tòa án, Chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, Chương trình đào tạo nghề luật sư, Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án, Chương trình đào tạo nghề thừa phát lại, Chương trình đào tạo nghề công chứng, Chương trình đào tạo nghề đấu giá, Chương trình đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp). Trước đây, các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo hình thức niên chế, gồm 3 phần riêng biệt (kiến thức chung, kỹ năng chung và kỹ năng định hướng chuyên sâu) thì nay các chương trình đào tạo được xây dựng lại theo hình thức tín chỉ nhằm tạo tính liên thông, thuận tiện cho người học và tổ chức quá trình đào tạo, giảm chi phí cho người học và cho xã hội... Các bài học trong chương trình đều được thiết kế theo mô hình xoáy trôn ốc nhằm phát huy tốt nhất khả năng của người học thông qua triết lý “học thông qua thực hành” (Lerning by Doing). Nội dung chương trình đào tạo phân định rõ thành 3 khối kiến thức phải biết, cần biết và nên biết. Khối kiến thức phải biết phải được giảng dạy trong chương trình đào tạo. Khối kiến thức cần biết và nên biết dành cho người học tự nghiên cứu, tự học. Các chương trình đào tạo hiện nay đều công bố rõ ràng chuẩn đầu ra của chương trình mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp. Đây là bước phát triển mới trong các chương trình đào tạo hiện nay so với trước đây. Từ năm 1998 đến năm 2001, hoạt động đào tạo chỉ được triển khai tại thành phố Hà Nội, từ năm 2002 việc đào tạo đồng thời được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, hoạt động này đã mở rộng ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Tây Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Bình, Nghệ An nhờ đó người học dễ dàng tiếp cận với các chương trình đào tạo, đồng thời giảm thiểu đáng kể chi phí cho bản thân và gia đình người học, chi phí cho xã hội. Thứ hai, Học viện Tư pháp đặt nền móng và mở ra mô hình đào tạo mới - đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; hình thành tiêu chuẩn, điều kiện 16 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP luật định về chuyên môn nghiệp vụ khi bổ nhiệm chức danh tư pháp. Tham gia các chương trình đào tạo của Học viện Tư pháp, người học được trang bị một cách hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, qua đó người học nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, kỹ năng nghề một cách chuyên nghiệp, không còn bỡ ngỡ khi bước chân vào nghề, rút ngắn thời gian tự học tập, làm quen với công việc, tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sự thành công của các khóa đào tạo tại Học viện Tư pháp đã khẳng định được sự cần thiết phải đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng trước khi hành nghề đối với các chức danh tư pháp và bổ trợ tư pháp. Trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan (Luật Tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Luật sư, Luật Công chứng, Luật Thi hành án dân sự, Luật đấu giá) Nhà nước đã lần lượt quy định “Tốt nghiệp chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ” là một trong các tiêu chuẩn, điều kiện cứng khi xem xét, bổ nhiệm/công nhận hầu hết các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp ở nước ta hiện nay. Thứ ba, hoạt động đào tạo của Học viện Tư pháp đã góp phần đặc biệt quan trọng tạo nguồn nhân lực tư pháp, bổ trợ tư pháp chất lượng cao cho các ngành liên quan và cho đất nước. Trước đây, đánh giá chung về đội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, các cấp, các ngành đã từng có chung nhận định về số lượng chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, cơ cấu đội ngũ cán bộ trong các ngành tư pháp vẫn còn trong tình trạng mất cân đối, chưa hợp lý giữa các vùng, miền; thiếu hụt số cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng xử lý các vụ án phức tạp, có kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài; một bộ phận không nhỏ các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa; các kiến thức bổ trợ tư pháp, đặc biệt là kiến thức về giám định tư pháp và kỹ thuật điều tra hình sự còn thiếu hụt, dẫn tới những hạn chế trong việc kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Bên cạnh đó, nhiều bất cập, hạn chế kiến thức xã hội, kiến thức hội nhập kinh tế - quốc tế, quản trị hành chính - tư pháp, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật trong hoạt động tư pháp chưa được khắc phục. Qua 20 năm, Học viện Tư pháp đã đào tạo 51.210 học viên, trong đó có 43.049 học viên đã được công nhận tốt nghiệp. Cụ thể như sau: Với kết quả đào tạo như trên, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực tư pháp đã dần được khắc phục. Phần lớn học viên tốt nghiệp từ các chương trình đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp tại Học viện Tư pháp đã được bổ nhiệm/công nhận chức danh tư pháp, bổ trợ 17 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển tư pháp. Nhiều người hiện đảm trách những chức vụ quan trọng trong hệ thống cơ quan toà án, kiểm sát, thi hành án các cấp, tổ chức hành nghề luật sư, công chứng và đấu giá, khẳng định được uy tín trong nghề. Bổ sung được lượng lớn chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đã góp phần giảm thiểu sự thiếu hụt nguồn nhân lực tư pháp nhất là trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng vụ việc mà các ngành, các cấp phải giải quyết năm sau tăng nhiều hơn năm trước, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp thì kết quả đào tạo của Học viện Tư pháp trong 20 năm qua là thành tích đáng trân trọng, được ghi nhận, đồng thời, thông qua đó thể hiện được chính sách xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp là đúng đắn, phù hợp với nhu cầu xã hội. Thứ tư, kết quả đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Học viện Tư pháp đã góp phần quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân, vì nhân dân. Mục tiêu cải cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là:“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Trong thời gian gần đây, cơ bản hoạt động tranh tụng được đảm bảo, chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án tiếp tục được nâng lên, công tác giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự và vụ, việc hành chính cũng có nhiều chuyển biến, tiến bộ cả về tiến độ và chất lượng giải quyết, thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm tranh tụng; tôn trọng quyền con người; bảo đảm để các bên thực hiện đúng và đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ tố tụng của họ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh, xác định sự thật khách quan của vụ án, các vấn đề pháp lý tranh chấp cần giải quyết trong vụ án. Phán quyết của Tòa án nhìn chung đã đảm bảo dựa trên cơ sở pháp luật và các tình tiết, chứng cứ, lập luận đã được kiểm tra, xem xét, kết luận toàn diện, đầy đủ tại phiên tòa. Quá trình hỏi và tranh luận tại phiên tòa cơ bản bảo đảm thực sự khách quan, minh bạch và công bằng, không được thiên vị và định kiến. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ từ đội ngũ cán bộ chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đã qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp tại Học viện Tư pháp. Những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà người học được trang bị từ các chương trình đào tạo của Học viện Tư pháp đã phát huy tác dụng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Thứ năm, Học viện Tư pháp đã tạo dựng được giá trị thương hiệu đào tạo nghề luật của mình thông qua những giá trị cốt lõi của hoạt động đào tạo, lợi thế so sánh của mình trong hoạt động đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Để tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, đã có một số cơ sở đào tạo chức danh tư pháp được Đảng và Nhà nước cho phép thành lập, hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Học viện Tư pháp vẫn là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng được thể hiện thông qua những giá trị cốt lõi về triết lý đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, tư duy quản lý hoạt động đào tạo. 18 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Đây là những vấn đề cốt lõi của cơ sở giáo dục không thể có trong thời gian ngắn mà cần có sự tích lũy, phát triển đến độ nhất định với sự tâm huyết, học tập kinh nghiệm, quyết tâm chính trị mới có thể có được. Trước đây, các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo hình thức niên chế. Việc triển khai chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ, giúp người học chủ động, phát huy tính sáng tạo, tích lũy được nhiều nhất kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng được phát triển không ngừng, đáp ứng yêu cầu về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Phương pháp dạy học được sử dụng đa dạng, trọng tâm là các phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm và phương pháp tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của học viên, như: giải quyết tình huống (Case study), diễn án (Simulation); thực hành đóng vai (Role-play), thực hành nghề tại Trung tâm tư vấn pháp luật (Legal Clinic), làm việc nhóm, đồng giảng (Co-training)... Hệ thống học liệu (Giáo trình, Hồ sơ tình huống, Chương trình môn học) được xây dựng và thường xuyên cập nhật, bổ sung đáp ứng đầy đủ yêu cầu về học liệu của tất cả các chương trình đào tạo3. Hệ thống học liệu của Học viện Tư pháp còn là nguồn tài liệu tham khảo quý cho các cơ sở đào tạo khác, cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong quá trình hành nghề. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện Tư pháp trong thời gian tới Học viện Tư pháp đang bước những bước cuối cùng trên chặng đường đến “Trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Với nhận thức, “Trung tâm lớn” không chỉ là lớn về quy mô đào tạo mà còn là lớn ở chức năng, nhiệm vụ; lớn ở chất lượng đào tạo; lớn ở những hoạt động vì cộng đồng, xã hội cho một nền tư pháp, pháp quyền và hội nhập quốc tế. Vì vậy, sứ mệnh và đích hướng tới của Học viện Tư pháp trong những năm tới sẽ phải trở thành địa chỉ, đối tác tin cậy của xã hội, đồng thời có sức hút cao đối với đối tác hợp tác trong nước và quốc tế về cả ba trụ cột căn bản là đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu ứng dụng nghề luật. Để đạt được mục tiêu đó, Học viện Tư pháp cần đổi mới tư duy về hoạt động đào tạo. Đổi mới không có nghĩa là xóa đi cái cũ, xây cái mới. Đổi mới không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố 3 Tính đến ngày 31/12/2017, Học viện Tư pháp đã biên soạn, xuất bản được 17 Giáo trình và 01 Tập bài giảng phục vụ đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; 28 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghiệp vụ vụ xét xử; 03 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghiệp vụ kiểm sát; 20 Giáo trình phục vụ đào tạo riêng nghề luật sư; 11 Giáo trình phục vụ đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên và thừa phát lại; 07 Giáo trình phục vụ đào tạo nghề công chứng; 02 Tập bài giảng phục vụ đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp; 01 Giáo trình và 01 Tập bài giảng phục vụ đào tạo nghề đấu giá; 02 Sổ tay đào tạo. Hiện tại, Học viện Tư pháp đang sử dụng 77 bộ hồ sơ tình huống đào tạo luật sư; 57 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghề công chứng; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế; 14 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ kiểm sát; 35 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; 40 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghề thừa phát lại; 54 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ xét xử; 19 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghề đấu giá; 45 bộ hồ sơ tình huống đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp. 19 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đào tạo hiện nay của Học viện Tư pháp. Những hạn chế, thách thức của chương trình đào tạo hiện nay phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp đào tạo lên tầm cao mới, nhất là những hạn chế về quy mô lớp; ý thức chấp hành nề nếp, kỷ luật, kỷ cương giờ giấc trên lớp; chất lượng bài giảng, hồ sơ tình huống; sự tương tác trong đào tạo Tư duy mới là tư duy văn hóa chất lượng trên mọi phương diện trong đó đối với hoạt động đào tạo cần phải chuyển hướng phát triển chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu số lượng, phát triển mạnh mẽ các chương trình đào tạo, trọng tâm là các chương trình chuyên sâu theo chuyên ngành và vị trí nghề nghiệp; đa dạng hoá các hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội; theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành hoạt động đào tạo, thu gọn đầu mối quản lý, sử dụng cán bộ linh hoạt, hợp lý, khoa học, phù hợp với yêu cầu phát triển của Học viện Tư pháp trong tình hình mới; đồng thời thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm tra, giám sát đối với chất lượng đào tạo đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới, Học viện Tư pháp cần thực hiện những nhóm giải pháp chính sau đây: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và phát triển chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp. Thời gian vừa qua, Học viện Tư pháp đã đổi mới nhiều chương trình đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, công bố chuẩn đầu ra của từng chương trình. Tuy nhiên, điều quan trọng là chương trình đào cần phải phù hợp với đối tượng đào tạo. Hiện nay, học viên theo học các chương trình đào tạo tại Học viện Tư pháp rất đa dang, phong phú về tuổi đời, tuổi nghề, trình độ chuyên môn, mục tiêu theo khoá đào tạo và vùng miền khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Vì thế, Học viện Tư pháp cần xây dựng các chương trình đào tạo khác nhau phù hợp cho các đối tượng này. Trong năm 2018, Học viện Tư pháp triển khai, xây dựng và thí điểm tổ chức chương trình đào tạo luật sư chất lượng cao. Trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện thí điểm này có thể nhân rộng đến các chương trình đào tạo các chức danh khác. Bên cạnh đó, Học viện Tư pháp cần nhanh chóng triển khai hiệu quả nhiệm vụ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo cử nhân định hướng ứng dụng nghề luật. Khi được đào tạo cử nhân luật định hướng ứng dụng, mô hình đào tạo của Học viện Tư pháp sẽ tiếp bước mô hình Lawschool trong đào tạo nghề luật của những nước phát triển, giúp rút ngắn thời gian đào tạo, tạo tính liên thông, thống nhất, liền mạch từ bậc đại học đến đào tạo nghề, tiết kiệm chi phí đào tạo cho xã hội. Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ mạnh tham gia đào tạo. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định nhất đến chất lượng đào tạo. Chương trình chuẩn, học liệu tốt nhưng không có đội ngũ giảng viên chuẩn thì chất lượng đào tạo cũng không thể đạt được như mong muốn. Mỗi giảng viên cần phải biết được trình độ, năng lực mình thế nào, đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, lấy chương trình đào tạo chuẩn của quốc tế làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xây dựng và nâng cao chất lượng bài giảng. 20 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Xây dựng đội ngũ giảng viên phải chú trọng trên 3 phương diện: Quy hoạch phát triển, sử dụng, nuôi dưỡng môi trường. Về số lượng, thời gian tới, Học viện cần có kế hoạch tuyển dụng đủ số lượng giảng viên cơ hữu còn thiếu. Trong điều kiện tuyển dụng nguồn giảng viên chất lượng đã hành nghề chức danh tư pháp có khó khăn như thời gian vừa qua thì phải khẩn trương tuyển dụng nguồn giảng viên mới chưa có chức danh tư pháp, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên này. Ngoài đội ngũ giảng viên cơ hữu, Học viện Tư pháp cần chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng giàu kinh nghiệm, có uy tín đạo đức nghề nghiệp. Muốn vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ chế chính sách tăng thù lao giảng dạy như vừa qua đã làm thì điều cần thiết là phải thường xuyên quan tâm, chăm lo, đãi ngộ, xây dựng mối quan hệ tốt của nhà trường với giảng viên để giảng viên thỉnh giảng nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người của Học viện Tư pháp. Về chất lượng, quy chế giảng viên hiện nay của Học viện Tư pháp đã quy định chi tiết những nhiệm vụ của giảng viên cơ hữu. Song quy định thôi chưa đủ, quan trọng hơn là các giảng viên phải thực hiện có chất lượng tất cả các nhiệm vụ đó. Cùng với quá trình tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của từng giảng viên, Học viện Tư pháp cần xây dựng kế hoạch để đảm bảo mỗi giảng viên cơ hữu có điều kiện thực hiện đầy đủ và có chất lượng nhiệm vụ của mình. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cũng phải được quan tâm thích đáng. Cùng với việc lựa chọn kỹ càng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, Học viện Tư pháp cần thường xuyên tổ chức tập huấn về phương pháp sư phạm, tổ chức thao giảng để từ đó rút ra những bài học sư phạm tốt, trang bị phương pháp giảng dạy tốt nhất cho đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Thứ ba, phát triển và chuẩn hóa hệ thống tài liệu dạy học. Tài liệu giảng dạy, học tập là yếu tố gắn liền với chương trình đào tạo. Trong những năm gần đây, hệ thống giáo trình, hồ sơ tình huống đã được đầu tư xây dựng mới và cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì hệ thống giáo trình và hồ sơ tình huống vẫn cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện. Trong đó, các giáo trình cần phải đạt được tiêu chí quan trọng nhất là trang bị đầy đủ kỹ năng, hướng dẫn rõ ràng cụ thể quy trình giải quyết/xử lý công việc để đảm bảo phương châm “cầm tay chỉ việc” trong đào tạo nghề. Hồ sơ tình huống cần được nghiên cứu, biên tập kỹ càng đảm bảo phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng đào tạo và ý đồ sư phạm. Thứ tư, đổi mới hệ thống quản trị đào tạo và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo chức danh tư pháp. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và phục vụ đào tạo cần được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, có tác phong làm việc chuyên nghiệp với tâm thế của người cung cấp dịch vụ, không ngừng chăm sóc, làm hài lòng người học - khách hàng của mình. Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo nội bộ cần được xây dựng một cách bài bản và chính thức vận hành trong thời gian sớm nhất. Hệ thống này cần được tiếp cận theo mô hình “Quản lý chất lượng tổng thể”, vừa đảm bảo quản lý chất lượng đầu vào, vừa đảm bảo quản lý chất lượng quá trình, quản lý chất lượng đầu ra và quan trọng hơn cả là phát triển “văn hóa chất lượng” trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và học viên của Học viện Tư pháp./. 21 Số chuyên đề Học viện Tư pháp - 20 năm xây dựng và phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoc_vien_tu_phap_20_nam_dao_tao_cac_chuc_danh_tu_phap_bo_tro.pdf
Tài liệu liên quan