Hội An - Champa trong mạng lưới thương mại Á Châu (thế kỷ X - XIII)

Mặc dù các nhân tố ngoại sinh đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền thương mại Hội An - Champa nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, những nhân tố nội sinh mới là yếu tố quyết định đến sự triển nở và hưng thịnh của nền thương mại Hội An thời Champa. Đúng như cố GS. Trần Quốc Vượng đã nhận xét, người Champa cổ đã có cái nhìn đúng đắn về biển, đã biết khai thác các nguồn lực từ biển và chủ động dự nhập vào mạng lưới giao thương biển của khu vực. Các thông tin từ cả thư tịch Trung Hoa cũng như văn khắc Champa đều cho thấy rằng triều đình Champa luôn thể hiện một tinh thần cởi mở và tích cực tham gia vào việc trao đổi, buôn bán với các thương nhân quốc tế. Trên cơ sở một tinh thần cởi mở đối với ngoại thương như vậy, các thủ lĩnh Champa đã dày công kiến lập các mạng lưới giao thương nội địa/mạng lưới trao đổi ven sông để thu gom sản vật địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử Champa, mạng lưới trao đổi ven sông Thu Bồn luôn giữ vị thế là mạng lưới trao đổi ven sông quan trọng bậc nhất. Cảng thị Hội An nằm ở cửa sông Thu Bồn không thể tồn tại và phát triển thịnh vượng nếu không có một bệ đỡ về kinh tế nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản và nguồn nhân lực dồi dào của mạng lưới trao đổi sông Thu Bồn. Ngược lại, với Hội An là trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa đã góp phần quan trọng tạo nên bệ đỡ và tiềm lực kinh tế để các thủ lĩnh Amaravati có thể dày công xây dựng nên thánh địa Mỹ Sơn và các trung tâm tôn giáo chính trị khác dọc theo sông Thu Bồn. Nằm trong bối cảnh của nagara Amaravati với trung tâm chính trị nằm ở thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo ở Mỹ Sơn và Đồng Dương, vùng cửa sông và ven biển của xứ Quảng đã trở thành trung tâm giao thương quan trọng bậc nhất của nagara Amaravati nói riêng và mandala Champa nói chung. Có thể thấy rằng ba trung tâm trao đổi thương mại chính đã hình thành ở vùng duyên hải Quảng Nam - Đà Nẵng là cảng thị ở vùng cửa sông Thu Bồn (Hội An), cảng thị ở cửa sông Hàn (Đà Nẵng) và cụm đảo Cù Lao Chàm. Trong đó, Cù Lao Chàm là nơi dừng chân thường xuyên nhất và được nhắc đến nhiều nhất của các đoàn thương thuyền quốc tế, trước khi họ tiến vào cảng thị Hội An hay Đà Nẵng để tiến hành trao đổi buôn bán với cư dân Champa ở các cảng thị này.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội An - Champa trong mạng lưới thương mại Á Châu (thế kỷ X - XIII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
900 - 1300 SCN). Bài viết này chỉ ra rằng, ngoài các yếu tố ngoại sinh, thì các yếu tố sinh thái tự nhiên đã góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng và phát triển liên tục của HỘI AN - CHAMPA TRONG MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI Á CHÂU (THẾ KỶ X - XIII) ? ĐỖ TRưỜNG GIaNG* * Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Hội An và mạng lưới Thu Bồn thời Champa. Ngoài ra, bài viết cũng trao đổi các lý do dẫn đến sự suy vong của mạng lưới này vào thế kỷ XII - XIII, trong đó chỉ ra rằng trước những nhu cầu mới của thị trường quốc tế, một mạng lưới trao đổi truyền thống như Thu Bồn đã bị thay thế bởi một mạng lưới cách tân với không gian mở rộng hơn là mạng lưới sông Côn. Thương mại biển Á châu thế kỷ XII - XIII Giới nghiên cứu đã khá quen thuộc với luận điểm về một “thời đại thương mại” được đề xuất bởi giáo sư nổi tiếng Anthony Reid để nói về lịch sử khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ 1400 đến 1680.1 Theo A. Reid, khoảng năm 1400 sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á đã được thúc đẩy bởi nhu cầu về gia vị, hồ tiêu và các sản phẩm khác từ vùng quần đảo. Ông cho rằng, trong suốt thời kỳ này, các cá nhân và các nhà nước ở Đông Nam Á “đã có thể hưởng lợi lớn từ thương mại quốc tế thông qua việc thích ứng trước những nhu cầu đang thay đổi”.2 Thời gian gần đây, Geoff Wade đã sử dụng thuật ngữ kỷ nguyên thương mại sớm (an early age of commerce) để diễn tả một 37Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi bối cảnh chung mang tính phổ quát của lịch sử khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ từ năm 900 đến 1300. Geoff Wade cho rằng, trong suốt thời kỳ này, những sự thay đổi lớn lao về triều đại cùng với các chính sách khuyến khích ngoại thương ở Trung Hoa, Nam Á và vùng Trung Đông (Tây Á) cũng như những phát triển nội tại của khu vực Đông Nam Á đã dẫn tới một môi trường thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động thương mại biển, và hệ quả là đã dẫn tới sự xuất hiện của các cảng thị ven biển mới và một số thay đổi về chính trị và xã hội ở các nước Đông Nam Á.3 Trước đó, J.W. Christie cũng chia sẻ nhiều ý kiến tương đồng với Geoff Wade và đã định danh thời kỳ từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII như là thời đại bùng nổ thương mại Á châu (Boom of Asian maritime trade).4 Theo Geoff Wade thì có ba nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của các hoạt động hải thương trên vùng biển của Đông Nam Á trong giai đoạn này, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh tới những biến chuyển lớn ở các trung tâm kinh tế lớn của khu vực châu Á, bao gồm: (1) Các chính sách khuyến thương (commercial-supported policies) và các tác động của chúng ở Trung Quốc, (2) Sự phát triển của mạng lưới thương nhân Arab trên khắp các vùng biển của châu Á, và (3) Sự mở rộng của cộng đồng thương nhân Tamil ở Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Geoff Wade cho rằng, trong bốn thế kỷ từ 900 đến 1300 CE đã diễn ra “một số những thay đổi về thương mại và tài chính ở Trung Hoa, Nam Á, vùng Trung Đông (Tây Á) và nội vùng Đông Nam Á, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền hải thương, dẫn tới sự hình thành của các thương cảng và các trung tâm đô thị mới, sự chuyển dịch của các kinh đô hành chính về phía các bờ biển, sự gia tăng dân số, gia tăng các mối liên hệ trên biển giữa các cộng đồng cư dân, sự bành trướng/mở rộng của Phật giáo Theravada và Islam, gia tăng việc đúc tiền/lưu hành tiền tệ, các ngành sản xuất mới, hình thức tiêu thụ mới và các tổ chức phụ trách các hoạt động trên biển mới”. Từ đó Geoff Wade đề xuất rằng “thời kỳ từ năm 900 đến năm 1300 có thể được xem như là kỷ nguyên thương mại sớm trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.5 Biểu hiện chính của một kỷ nguyên thương mại sớm đó là sự đột khởi các hoạt động giao thương trên biển diễn ra tại các trung tâm kinh tế lớn, cũng như các tuyến hải thương. Bên cạnh sự gia tăng thương mại, “chúng ta còn thấy sự nổi lên của các thương cảng và/hoặc các chính thể trọng thương mới (new trade-based polities) như là các cảng thị trên đảo Sumatra, các cảng thị mới trên bán đảo [Malay], cảng Thị Nại (Quy Nhơn ngày nay) ở tiểu quốc Vijaya (Champa), thương cảng Vân Đồn của người Việt và các cảng của Java, tất cả đều diễn ra từ thế kỷ XI đến thế kỷ XII”.6 Một bằng chứng nữa cho thấy sự đa dạng của các loại hàng hóa trao đổi giữa các cảng thị ngày càng trở nên rõ ràng đó là việc khai quật các tàu đắm trên các vùng biển Đông Nam Á. Có năm tàu đắm cung cấp cho chúng ta những thông tin về giao thương Đông Nam Á nằm trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII và theo Geoff Wade thì “tất cả đều được liên hệ với các cảng ở Đông Nam Á, và chuyên chở hàng hóa từ Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung Đông và Nam Á: Tàu đắm Batu Hitam gần đảo Belitung của Indonesia (thế kỷ IX), tàu đắm Cirebon (thế kỷ X), tàu đắm Intan (thế kỷ X), tàu đắm Pulau Buaya (thế kỷ XII/ XIII) và tàu đắm trên biển Java (thế kỷ XIII)”.7 Theo Geoff Wade, sự diễn ra đồng thời của những thay đổi bên ngoài khu vực và những thay đổi nội tại của khu vực Đông Nam Á đã “mang đến một môi trường thuận lợi cho sự bùng nổ của hải thương, và sự bùng nổ của hải thương đã dẫn đến những biến chuyển về chính trị, xã hội và kinh tế trên toàn khu vực”.8 Những chuyển biến mang tính phổ quát (generic changes) mà sự bùng nổ thương mại đã mang đến cho các chính thể, các nền kinh tế và các xã hội Đông Nam Á trong thời kỳ từ thế kỷ X đến XIII bao gồm: Sự chuyển dời của các trung tâm hành chính gần hơn về phía bờ biển nhằm thu lợi và kiểm soát thương mại biển; Sự nổi lên của các cảng thị mới như là những entrepot cho sự bùng nổ về hải thương; Sự gia tăng dân số; Sự gia tăng các mối liên hệ trên biển giữa các cộng đồng cư dân; sự thâm nhập của các tôn giáo mới; sự gia tăng hoạt động đúc/lưu thông tiền tệ; sự phát triển của các trung tâm sản xuất gốm; sự phát triển của ngành sản xuất dệt; các cuộc chiến tranh có liên quan tới thương mại biển; các phương thức tiêu thụ mới; và cuối cùng là sự nổi lên của các tổ chức phụ trách những hoạt động trên biển mới...9 Triều cống và thương mại của champa tới triều đình Trung Hoa Sau khi đế chế Đường sụp đổ vào đầu thế kỷ X, trong nhiều năm Champa đã không có mối liên hệ trực tiếp nào với Trung Hoa, ngoại trừ một lần được nhắc đến là năm 958.10 Đến khi triều Tống được thành lập, Champa đã sớm cử các phái đoàn triều cống tới triều đình phương Bắc để thiết lập lại quan hệ ngoại giao và kinh tế. Năm 960 được ghi nhận là năm Champa gửi đoàn triều cống đầu tiên tới nhà 38 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Tống với cống phẩm là các sản vật địa phương. Sau đó Champa lần lượt gửi các đoàn triều cống tới vào các năm 963, 966, 967, 968, 970, 971, 972, 973, 974, 976, 977, 978 and 980. Theo thống kê của Momoki Shiro thì số lượng các phái đoàn triều cống của Champa đến Trung Hoa thời Tống là 62 lần, Đại Việt có số lần đến triều cống nhiều nhất với 76 lần và đứng thứ ba là các nước Arab với 53 lần. Số lượng phái đoàn triều cống của Champa vượt xa Tam Phật Tề/Srivijaya chỉ có 12 phái đoàn triều cống đến triều đình nhà Tống.11 Trong khi đó số lượng các phái đoàn triều cống từ các vương quốc hải đảo Đông Nam Á khác là rất ít nếu đặt trong tương quan so sánh với Champa, chẳng hạn Butuan (Mindanao - Nam Philippines) chỉ có 4 lần, Poni (Brunei) chỉ có 2 lần và Shepo (Java) chỉ có 2 lần. Dưới đây là hai ví dụ được ghi chép trong chính sử triều Tống về phái đoàn triều cống của Champa tới triều đình Tống: “Năm Thiên Hi thứ 2 (1018) vua Chiêm Thi Hắc Bài Ma Điệp sai sứ là La Bì Đế Gia đem đồ sang cống, gồm 72 cái ngà voi, 86 cái sừng tê, 1.000 miếng đồi mồi, 50 cân nhũ hương, 80 cân hoa đinh hương, 65 cân đậu khấu, 100 cân trầm hương, 200 cân giấy thơm, một xấp giấy đặc biệt nặng 68 cân, 100 cân hồi hương, 1.500 cân cau. La Bì Đế Gia nói rằng người nước tôi đến thẳng Quảng Châu, có lúc thuyền bị gió dạt đến Thạch Đường, nên nhiều năm không đến được. Năm thứ 3 (1019), sứ về, bảo ban cho Thi Hắc Bài Ma Điệp 4.700 lượng bạc cùng với binh khí, yên ngựa.”12 Một phái đoàn triều cống Champa đến triều đình nhà Tống giữa thế kỷ XII đã dâng lên: 150 cân phụ tử trầm hương, 390 cân trầm hương, 2 kiện trầm (tổng cộng là 12 cân), 3.690 cân chiên hương (loại tốt nhất), 120 cân chiên hương (loại tốt thứ hai), 480 cân chiên hương loại kiện, 239 cân chiên hương loại búp, 300 cân hương trầm, 3.450 cân tốc hương (loại thượng hạng), 1.440 cân tốc hương (loại hai), 168 ngà voi, 20 sừng tê, 60 cân mai rùa, 120 cân đàn hương, 180 cân trầm hương nén, 360 lông chim trả, dầu nhập ngoại đủ thắp 10 đèn, 55.020 cân hương trầm vùng Ô Lý.13 Như vậy, các sản phẩm triều cống được Champa đưa tới Trung Hoa bao gồm chủ yếu là các phẩm vật địa phương như sừng tê, ngà goi, gỗ đàn hương, tơ lụa, trầm hương cùng nhiều phẩm vật giá trị cao khác.14 Các sản vật của Champa phần nhiều có nguồn gốc từ các vùng núi và cao nguyên của Champa, và điều này cho thấy rằng Champa đã phải thiết lập và duy trì một mối liên hệ chặt chẽ giữa các trung tâm kinh tế ở vùng miền xuôi với các cộng đồng cư dân vùng cao nguyên. Tống Sử cho biết rằng thời Tống các kho chứa của triều đình được chất đầy với sừng tê, ngà voi, trầm hương và các sản vật giá trị cao khác. Điều này một mặt cho thấy sự hiệu quả của việc duy trì và mở rộng mạng lưới triều cống thương mại của nhà Tống, một mặt cho thấy rằng các chính thể vùng Nam Dương, đặc biệt là Đại Việt thời Lý, Champa và Java đã tích cực dự nhập vào mạng lưới triều cống của Trung Hoa. Cũng giống như giai đoạn thời Đường trước đó,15 ngoài mục tiêu về mặt thiết lập quan hệ ngoại giao và tìm kiếm sự bảo trợ về mặt chính trị, Champa còn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ kinh tế mật thiết với nhà Tống để có thể tận dụng những cơ hội mà thương mại có thể mang lại cho sự thịnh vượng của Champa. Việc dự nhập vào mạng lưới thương mại triều cống với Trung Hoa có tầm quan trọng lớn lao đối với việc duy trì sự thịnh vượng về mặt kinh tế và ổn định chính trị đối với các tiểu quốc của Champa. Các hoạt động trao đổi buôn bán với triều đình Trung Hoa không chỉ thu hút các thương nhân của Champa, mà nó còn có một sức hút rất lớn đối với các thành viên trong triều đình Champa. Sử liệu thời Tống không ít lần đề cập tới sự có mặt của các thành viên hoàng gia Champa trong các phái đoàn triều cống tới kinh đô nhà Tống. Chẳng hạn như một đoàn triều cống từ Champa tới triều đình nhà Tống vào năm 963 39Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi với số lượng lớn các cống phẩm quý giá được gửi tới triều đình bởi vua của Champa, hoàng hậu, hoàng tử và thậm chí của các thành viên khác trong triều đình Champa.16 Các thành viên của phái đoàn triều cống này sau đó đã được hoàng đế nhà Tống ban cho các món quà có giá trị tương đương với vị trí và danh tiếng của họ. con đường tơ lụa trên biển và vị thế của Hội an - champa qua thư tịch Trung Hoa và arab Tuyến đường biển từ Trung Hoa tới các nước ở vùng biển Đông Nam Á và Nam Á đã được ghi chép trong hải trình của các thương nhân và nhà du hành Trung Hoa. Tân Đường Thư đã chép lại vị trí của Cù Lao Chàm và Champa trên tuyến đường biển này như sau: “Từ Quảng Châu theo đường biển đi về hướng đông nam hai trăm dặm đến Đồn Môn sơn, cho buồm thuận gió đi theo hướng tây, hai ngày thì đến hòn Cửu Châu [Cửu Châu thạch]. Lại theo hướng nam đi hai ngày đến hòn Tượng [Tượng thạch], lại theo hướng tây nam đi ba ngày thì đến núi Chiêm Bất Lao, núi này ở giữa biển, cách nước Hoàn Vương hai trăm dặm về phía đông. Lại đi về nam hai ngày, đến Lăng sơn. Lại đi một ngày, đến nước Môn Độc. Lại đi một ngày, đến nước Cổ Đát. Lại đi nửa ngày thì đến châu Bôn Đà Lãng. Lại đi hai ngày, đến núi Quân Đột Lộng. Lại đi năm ngày thì đến nơi eo biển, người Phiên gọi [chỗ này] là ‘chất’, nam bắc cách nhau một trăm dặm, bờ phía bắc là nước La Việt, bờ phía nam là nước Phật Thệ.”17 Từ thế kỷ thứ X, các thương nhân Arab đã mở rộng mạng lưới hoạt động của họ trên khắp các vùng biển Đông Nam Á và Nam Trung Hoa (Wink 1997: 1; Salomn 2004). Đến thế kỷ XII, thương mại biển ở Biển Đông về cơ bản là nằm trong tay của các thương nhân Hồi giáo và Tamil (Wade 2009: 234). Với tư cách là người kiểm soát hoạt động thương mại biển ở Biển Đông, các thương nhân và nhà du hành Arab đã có những hiểu biết sâu sắc về các cảng thị biển trên tuyến đường thương mại biển quốc tế. Vào thế kỷ IX, Ibn Khordadbeh đã ghi chép về các cảng thị ở cách xa thế giới Hồi giáo nhất là Luqin (ở phía Bắc Việt Nam, có thể là Long Biên), Khanfu (Quảng Châu), Khanju (Tuyền Châu) với điểm cuối cùng của hệ thống cảng thị đó là Qansu (Giang Châu/Yangzhou) (Wade 2010: 367-368). Với sự trỗi dậy của mạng lưới thương nhân hồi giáo trong khu vực, người Champa đã sớm nhận ra cơ hội và tích cực dự nhập vào các mạng lưới thương mại biển khu vực. Từ thời điểm này, các cảng thị trên bờ biển Champa, đặc biệt là các cảng ở vùng Amaravati/ xứ Quảng trở thành đối thủ cạnh tranh đối với các cảng thị ở Bắc Việt Nam và được ghi nhận thường xuyên trong các hải trình như là một điểm đến ưa thích của các đoàn thương thuyền. Tên gọi SANF đã được sử dụng để chỉ cả đất nước Champa cũng như là cảng thị của Champa, điều này lặp lại trong nhiều tư liệu hành trình được ghi chép bởi Ya’Qubi (thế kỷ IX), Mas’udi (thế kỷ X), Ibn al-Nadim (cuối thế kỷ X), Aja’ib al-Hind (thế kỷ XI), Mukhtasar al-Aja’ib (thế kỷ XI) và Idrisi (giữa thế kỷ XII) (Tibbet 1979, Ferrand 1913 - 1914). Một trong những tư liệu Arab sớm nhất đề cập tới vị trí của Champa trên con đường hải thương Đông Á được ghi chép vào giữa thế kỷ IX bởi Ibn Khurdadhbih trong Kitab al-masalik wa’l-mamalik. Tư liệu này đã mô tả hải trình từ vịnh Ba Tư đến các cảng ở phía Nam Trung Hoa, trong đó bao gồm vị trí của Champa. ... Sau khi rời Ma’it, ở phía bên trái là đảo Tiyuma [...] từ đây có thể đi tới Qmar (Khmer/Chân Lạp) trong 5 ngày [...] từ Qmar tới Sanf (Champa) đi hết ba ngày dọc theo đường bờ biển. Trầm hương của Sanf, được biết đến với tên gọi Sanfi, hơn hẳn [trầm hương] của Qmar... Từ Sanf tới Luqin (Long Biên?) nơi là điểm đầu tiên thuộc Trung Hoa, khoảng 100 parasang bằng cả đường bộ và đường biển. (Tibbet 1979:28-29) Trong khi đó, một tư liệu khác cũng viết vào thế kỷ IX là Akhbar al-Sin wa’l-Hind cũng mô tả Sanf/ Champa là một trong những điểm đến quan trọng 40 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi trong hải trình từ vịnh Ba Tư tới Trung Hoa. Tài liệu này cho biết các đoàn thương thuyền Arab thường dừng chân ở Champa để thu mua trầm hương/aloeswood và nước ngọt cho thủy thủ đoàn. Chính sử Trung Hoa cũng đã cung cấp những thông tin cho biết về mối quan hệ khá chặt chẽ giữa các thương nhân Champa với các đoàn triều cống đến từ Tây Á khi họ đồng thời xuất hiện trong các phái đoàn triều cống đến triều đình nhà Tống. Bên cạnh đó, các sản phẩm triều cống từ Champa cũng thường xuyên bao gồm những hiện vật rất giá trị có nguồn gốc từ Tây Á, điều này gợi ý rằng Champa đã có mối liên hệ mật thiết với mạng lưới thương nhân Hồi giáo để có thể sở hữu được những mặt hàng xa xỉ phẩm như vậy. Biên niên sử Trung Quốc thời kỳ Bắc Tống (960 - 1127) cũng đã chỉ ra rằng vào cuối thế kỷ X, đã hình thành những tuyến đường biển nối liền những địa điểm cư trú vùng biển ở quần đảo Philippines, bờ biển Bắc đảo Borneo và Champa. Tống sử cho biết vào năm 977, nhà cầm quyền Brunei đã gửi quà biếu đến Trung Hoa và sứ giả của phái đoàn thông báo với triều đình rằng Mayi (có thể là đảo Midoro) cách Borneo khoảng 30 ngày đi thuyền. Năm 1003, phái đoàn được ghi lại sớm nhất mang quà biếu của Philippines đến Trung Quốc từ Butuan. Tống sử mô tả chính thể ở Bắc Mindanao này như là “một đất nước nhỏ trong biển ở phía Đông của Champa, xa hơn Mayi, có quan hệ thường xuyên với Champa nhưng rất hiếm khi với Trung Quốc”. Năm 1007 Tống Sử cho biết Butuan đã thỉnh cầu với Hoàng đế Trung Hoa để được nhận một vị trí tương tự như Champa [trong quan hệ triều cống], nhưng lời thỉnh cầu bị từ chối với lý do là Butuan ở dưới trướng của Champa. Nhiều thế kỷ sau, hàng hóa thương mại được chuyên chở từ miền trung Việt Nam dọc theo tuyến phía Bắc Borneo được chứng minh bởi con tàu đắm Pandanan ở ngoài khơi đảo Palawan, phía tây nam Philippines. Cho đến trước thời nhà Minh, dường như chưa có tư liệu lịch sử nào chứng minh mối quan hệ trực 41Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi tiếp giữa Philippines với Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, dường như Champa đã đóng vai trò độc quyền trong quan hệ với Philippines một thời gian dài (thế kỷ X đến XIII). Do đó, thương mại và cống nạp của Philippines đến được Trung Quốc là thông qua Champa. “Con đường của đồ gốm thương mại Quảng Đông có lẽ từ Trung Quốc tới Champa rồi tới Butuan”.18 Phải đến thế kỷ XIII thì con đường liên hệ trực tiếp giữa Luzon và Phúc Kiến mới trở nên phổ biến, trước đó tất cả những việc buôn bán của Trung Quốc đều đi bằng con đường của Champa.19 Như thế, Champa đóng vai trò như là trạm trung chuyển đồ gốm sứ giữa Trung Quốc với những cộng đồng cư dân trên vùng quần đảo Philipines và Indonesia như Mayi, đảo Borneo và Butuan.20 Hội an - champa qua tư liệu văn khắc cổ và khảo cổ học Thương cảng Hội An và mạng lưới trao đổi ven sông Thu Bồn có vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng trong nhiều thế kỷ của nagara Amaravati (bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Với những nguồn lợi lớn mang đến từ thương mại, nagara Amaravati trong lịch sử luôn được ghi nhận là một trong những tiểu quốc hùng mạnh nhất của Champa và các vua của Amaravati luôn thể hiện tham vọng trở thành “vua của các vua/rajadhiraja” thông qua việc tấn công và thu phục các tiểu quốc khác. Cùng với đó, thánh địa Mỹ Sơn luôn được coi là trung tâm tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất trong nhiều thế kỷ của Champa, là nơi diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo lớn có quy mô hoàng gia và cũng là nơi để lại nhiều dấu tích đền tháp, kiến trúc và văn khắc nhất của Champa. Trà Kiệu, Đồng Dương cũng được ghi nhận như là những trung tâm chính trị lớn không chỉ của tiểu quốc Amaravati và còn là của cả Mandala Champa. Trong suốt kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á, Hội An và hệ thống các thương cảng vùng Amaravati (bao gồm cả thương cảng vùng cửa sông Hàn - Đà Nẵng, bến cảng trên đảo Cù Lao Chàm và đảo Lý Sơn, cảng Cổ Lũy vùng cửa sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi) đã dự nhập một cách tích cực vào mạng lưới giao thương biển của khu vực, và được ghi nhận như là những điểm đến thường xuyên của các đoàn thuyền buôn và thương nhân Trung Hoa, Arab và Đông Nam Á. Giai đoạn từ thế kỷ IX đến XIII có thể được coi như là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất của nagara Amaravati cả về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của giao thương biển quốc tế với vai trò quan trọng của cảng thị Hội An. Đây chính là giai đoạn mà vương triều Đồng Dương được thành lập với sự hưng thịnh của một trung tâm Phật giáo quan trọng bậc nhất trong lịch sử Champa nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Cùng với đó là sự ra đời của phong cách nghệ thuật Đồng Dương. Bên cạnh đó, giai đoạn này chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có số lượng các văn khắc cổ của Champa tại Mỹ Sơn, Đồng Dương và nhiều địa điểm quan trọng khác trên khắp vùng Amaravati. Trong đó đặc biệt là các văn khắc tại những trung tâm trao đổi buôn bán như: Khuê Trung, Bằng An, Chiên Đàn Cuối cùng là sự hưng thịnh của nền ngoại thương và các cảng thị vùng Amaravati cũng là minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của tiểu quốc Amaravati. Các văn khắc của Champa giai đoạn này cung cấp cho chúng ta những cứ liệu vô cùng quan trọng cho thấy sự hội nhập một cách tích cực, chủ động và liên tục của Champa vào nền thương mại khu vực và quốc tế; Champa đã thiết lập và mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực. Bia Nhan Biều (niên đại 911/912) cho chúng ta biết về nhân vật Pov Klun Rajadvarah, một người cháu trai của hoàng hậu Champa đương thời, đã được vua Jayasimhavarman cử đến Java để thiết lập quan hệ ngoại giao với vùng quần đảo Nam Dương. Một nhân vật khác đó là Pilih Rajadvarah sau đó cũng được cử đi Java cho những mục đích ngoại giao. Văn khắc Bò Mưng cũng cung cấp cho chúng ta thông tin về một phái đoàn ngoại giao của Champa được cử đến Java.21 Trong khi đó, văn khắc Bằng An, một địa điểm cách không xa Hội An cho biết rằng vào thế kỷ X, đã có rất nhiều phái đoàn quốc tế đến Amaravati cho những mục đích ngoại giao và thương mại. Như thế, có thể thấy rằng vào thế kỷ X, mandala Champa nói chung và tiểu quốc Amaravati nói riêng đã tích cực mở rộng quan hệ bang giao với các quốc gia trong khu vực, và được ghi nhận trên tầm quốc tế như là một chính thể và trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực.22 Sự năng động và phát triển kinh tế của Champa trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII ngoài những yếu tố khu vực và quốc tế thuận lợi, đó là sự gia tăng các hoạt động thương mại trên khắp các vùng biển, thì còn có sự đóng góp của những nhân tố nội tại trong xã hội Champa. Văn khắc Champa cho chúng ta biết về sự hình thành của một nhóm các dòng họ tinh 42 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi hoa ở Champa từ thế kỷ X, những người có mối liên hệ mật thiết với triều đình Champa và cũng là những người điều hành các hoạt động kinh tế của Champa, trực tiếp trao đổi với các phái đoàn ngoại giao, thương mại quốc tế đến Champa. Các dòng họ mới này được biết đến dưới danh xưng “Sarthavaha” trong các văn khắc Champa thế kỷ X. 23 văn khắc Hóa Quê có đề cập tới một dòng họ có liên hệ mật thiết với hoàng gia Champa và đã cung cấp khá nhiều nhân vật có vị trí cao trong triều đình Champa. Người lập nên dòng họ này được biết đến dưới tên gọi Sarthavaha, là một người cùng dòng họ với vua Rudravarman II, ông vua đầu tiên của vương triều Đồng Dương, và là anh trai của hoàng hậu vua Indravarman II. Ba người con trai của ông là Ajna Mahasamanta, Ajna Narendra nrpavitra và Ajna Jayendrapati cùng nhau nắm giữ những vị trí chủ chốt trong triều đình Champa.24 Văn khắc ký hiệu C.64, Chiên Đàn, niên đại thế kỷ XI cho chúng ta biết rằng các tù binh Khmer và Việt đã được dâng lên thần linh của thành Tralaun Svon và nhiều điện thờ khác ở vùng Amaravati. Văn khắc Chiên Đàn cũng cung cấp một thông tin quan trọng, đó là sự hiện diện của các cộng đồng người ngoại quốc, đặc biệt là thương nhân ở Champa, những người đã đóng góp nguồn lợi lớn cho Champa qua việc trao đổi thương mại, nộp thuế và là một cầu nối quan trọng giữa Amaravati Champa với thế giới bên ngoài. Chính sự hiện diện của cộng đồng thương nhân ngoại quốc này đã góp phần làm cho “Champa trở nên thịnh vượng thậm chí hơn cả trước đây”.25 Các địa điểm khảo cổ học tại Hội An, Ngũ Hành Sơn, và lưu vực sông Thu Bồn đều cho thấy sự phân bố khá phong phú của các hiện vật gốm sứ thương mại thuộc hệ thống các lò gốm Trung Hoa thời Tống- Nguyên như lò Việt Châu, Long Tuyền, Cảnh Đức Trấn. Có thể thấy rằng Hội An và lưu vực sông Thu Bồn vẫn tiếp tục duy trì vị thế là trung tâm kinh tế và trao đổi ngoại thương lớn nhất của Champa cho tới ít nhất là thế kỷ XIII. Nếu không có sự phát triển rực rỡ của nền ngoại thương với trung tâm là hệ thống cảng thị dọc sông Thu Bồn, thì không thể nào có sự phát triển rực rỡ đến đỉnh cao về số lượng văn khắc Champa tại Mỹ Sơn vào thế kỷ XII. Các kết quả khai quật khảo cổ học cũng cho thấy rằng “đến thế kỷ XV - XVI, những di chỉ của các thời đại văn hóa trước không thấy xuất hiện nữa” từ đó giáo sư Kikuchi gợi ý rằng: “sự suy giảm các di tích thời kỳ này liên quan mật thiết tới sự suy vong của quốc đô Vijaya” và “thời kỳ này Hội An đã mất đi vị trí của một thương cảng quốc tế”.26 Địa điểm Trảng Sỏi thuộc xã Cẩm Hà (còn có tên gọi khác là Rọc Gốm). Các cuộc khảo sát và khai quật đã giúp phát lộ các hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Champa (tượng Garuda phong cách Khương Mỹ thế kỷ IX), đồ gốm Islam và gốm Trung Hoa từ các lò Việt Châu (thế kỷ IX), Tây Thôn (thế kỷ XII), đồ sứ men ngọc lò Long Tuyền thế kỷ XIV).27 Địa điểm Bàu Đá thuộc thôn 6 xã Cẩm Thanh gần cửa Đại ngày nay. Tại đây, trong các đợt khảo sát năm 1993 các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được nhiều gạch ngói kiểu Champa và đồ gốm sứ Trung Quốc trước thế kỷ XIV. Các cuộc khảo sát của các nhà khoa học Nhật Bản năm 1997 và 1999 đã tìm thấy được đồ gốm men ngọc của lò Việt Châu (thế kỷ X), đồ sứ hoa lam và sứ trắng Cảnh Đức Trấn, đồ sứ men ngọc Long Tuyền, đồ sứ hoa lam Đồng An (thế kỷ XII - XIII) và đồ sứ trắng Đức Hóa (thế kỷ XIII).28 Dựa trên sự hiện diện dày đặc của gốm sứ thương mại, nhà nghiên cứu Kikuchi cho rằng “có thể khẳng định rằng địa điểm Bàu Đá thuộc xã Cẩm Thanh là một khu vực quan trọng trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII. Thời kỳ đó, nhờ vị thế là một phá lớn và dải đồi cát chạy dọc bờ biển, Bàu Đá đã có những điều kiện hết sức thuận lợi để trở thành một thương cảng khu vực”.29 Dựa trên những kinh nghiệm điền dã lâu năm, TS. Kikuchi nhận định rằng Cẩm Hà với sự phát lộ của nhiều hiện vật Champa giai đoạn sớm có thể coi là “nơi được hình thành sớm của Hội An”, trong khi đó, các hiện vật gốm sứ phát hiện ở khu vực Lăng Bà và Bàu Đá gợi ý rằng khu vực này vào khoảng thế kỷ XII - XIII với điều kiện địa lý thuận lợi “đã được tận dụng để trở thành bến đỗ cho tàu thuyền ra vào”.30 Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng cho biết rằng các cuộc khai quật thăm dò ở Cẩm Hà - Chùa Âm Bổn - Trung Phường - Bến Cồn Chăm - Thanh Chiêm - Trà Kiệu đã phát hiện được gốm, gạch, ngói, bệ đá hoa Champa, nhiều đồ gốm - sứ cùng tiền đồng cổ của Đại Việt thế kỷ X - XVIII cũng như đồ gốm sứ cùng tiền cổ của Trung Hoa thời Tống - Nguyên, Minh, Thanh.31 Ông cũng nhắc lại rằng trong lần điền dã năm 1990 ở Quảng Nam, bà Roxana Brown - một trong những chuyên gia gốm sứ hàng đầu, đã nhận ra nhiều đồ sứ Quảng Đông thế kỷ XI - XVI ở Trà Kiệu và Hội An, Trung Phường”.32 Địa điểm Trung Phường ở hữu ngạn sông Thu Bồn, những khảo sát trước đây của các nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho thấy sự phân bố của các 43Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi hiện vật gốm sứ Trung Quốc thời Tống, Minh cùng với hệ thống giếng cổ Champa. Tuy nhiên, cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Nhật Bản năm 1998 chỉ tìm được các hiện vật gốm sứ thế kỷ XVI và gốm sứ Hizen thế kỷ XVII chứ không tìm thấy các hiện vật có niên đại thời Tống như các báo cáo trước đó.33 Nagara amaravati và Hội an sau năm 1000 ScN: Một số thảo luận Những nghiên cứu trước đây hầu hết dựa vào công trình nổi tiếng của G.Maspero, đều cho rằng vào cuối thế kỷ X, cùng với sự chấm dứt của vương triều Đồng Dương, đã diễn ra một sự “rời đô” từ vùng Quảng Nam về Bình Định với kinh đô mới đặt tại thành Đồ Bàn. Sự thay đổi trung tâm chính trị đó cũng dẫn tới sự suy tàn của thương cảng Hội An và từ đây thương cảng Thị Nại đã thay thế Hội An trở thành trung tâm ngoại thương và giao lưu văn hóa chính của Champa. Đó là cách diễn giải của các học giả người Pháp từ đầu thế kỷ XX và được chấp nhận như là cách hiểu “chính thống” về sự ra đời của “vương triều Vijaya” được cho là kéo dài từ cuối thế kỷ X cho đến năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông tấn công lần cuối cùng vào thành Đồ Bàn. Luận giải của G.Maspero về sự “rời đô” của Champa từ Đồng Dương về Vijaya là dựa trên quan niệm cho rằng Champa là một quốc gia thống nhất giống như Trung Hoa hay Đại Việt đương thời, và vì thế trong mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có một trung tâm quyền lực duy nhất ở Champa, và theo đó các vua Champa đã “rời đô” từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X. Tuy nhiên, những nghiên cứu xét lại và sự xuất hiện của các tư liệu mới gần đây (bao gồm văn khắc Champa, thư tịch Trung Hoa và tư liệu khảo cổ học), đều đưa đến những nhận thức mới khác với những gì đã được viết bởi G.Maspero về giai đoạn lịch sử nhiều biến động này của Champa. Quan điểm “rời đô” về phía Nam của G.Maspero đơn thuần chỉ đến từ một thông tin ngắn duy nhất xuất hiện trong Tống Sử của Trung Hoa, trong đó ghi nhận rằng một nhân vật từ Champa tới triều đình nhà Tống và thông báo rằng trước những áp lực của người Việt từ phía Bắc, họ đã phải rời khỏi nơi cư ngụ của mình và chuyển địa bàn sinh sống xa về phía Nam. Dựa trên thông tin đó trong sử Trung Hoa, G.Maspero đã bỏ qua tất cả các tư liệu văn khắc và khảo cổ học khác của Champa. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mandala Champa đã duy trì tình trạng tồn tại đồng thời của nhiều tiểu quốc/nagara khác nhau dựa trên việc tạo lập và kiểm soát mạng lưới thương mại dọc theo các dòng sông lớn ở miền Trung Việt Nam ngày nay. Các tài liệu cổ sử của Trung Hoa viết về Champa trong giai đoạn này thường nhắc tới Champa như một nhà nước thống nhất ở vùng Nam Dương. Tuy thế, các tài liệu này cũng cung cấp cho chúng ta những thông tin về một số khía cạnh khác liên quan tới lịch sử của vương quốc này. Chẳng hạn như, phần viết về Chiêm Thành (Zhancheng) trong Tống Sử (Song-shi) cho biết rằng phía Nam của vương quốc này là Thi Bị châu, phía Tây là Thượng Nguyên châu, và phía Bắc là Ô Lý châu.34 Một tài liệu quan trọng khác cũng được viết dưới thời Tống là Chư Phiên Chí (Zhufanzhi) cũng nói rằng kinh đô của Chiêm Thành vào thời điểm đó là Tân Châu (Xinzhou), và có ít nhất 10 tiểu quốc chư hầu (shuguo) dưới quyền của Chiêm Thành, bao gồm Jiuzhou, Wuli, Rii, Yue Li, Weirui, Bintonglong, Wumaba (?), Longrong or Nonglong (?), Puluoganwuliang (?) và Baopiqi.35 Tống hội yếu Chi cảo (Song Huiyao Jigao) lưu ý rằng khu vực phía Nam - Bin-tuo-luo (Panduranga) là một tiểu quốc riêng biệt, nhưng lệ thuộc vào vương quốc Champa.36 Đến thời nhà Minh, tư liệu ghi chép trong các chuyến hải trình của Trịnh Hòa cũng phân biệt rõ giữa Chan-cheng kuo (Chiêm Thành/Champa) với ít nhất là ba chính thể khác biệt là Pin-t’ung-lung kuo 44 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi (Panduranga), Ling-shan (Cape Varella) và K’un-lun- shan (Pulau Condore).37 Như thế, dù luôn nhìn nhận Champa như một chính thể thống nhất ở vùng Nam Dương, các ghi chép của người Trung Hoa cũng đã cho chúng ta những nhận thức quan trọng về sự phân tách của các tiểu quốc trên bờ biển miền Trung Việt Nam ngày nay.38 Có thể hiểu là, Chiêm Thành/ Champa là một vương quốc lớn nhất trên bờ biển ấy và có những mối liên hệ trực tiếp, chính thức với các vương triều Trung Hoa; trong khi đó các tiểu quốc khác được xem như là những thuộc quốc nằm dưới ảnh hưởng của vương quốc Champa.39 Bên cạnh đó, các văn khắc cổ Champa được tìm thấy trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến XIII hầu hết tập trung tại vùng Quảng Nam và xa về phía nam tại Kauthara/Khánh Hòa và Panduranga/Ninh Thuận. Những thông tin về sự trỗi dậy của Vijaya trong văn khắc Champa chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII (cả trong văn khắc tìm được ở Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận), và phải đến giai đoạn này thì các văn khắc đầu tiên mới xuất hiện ở vùng Bình Định. Dựa trên thực tế đó, M.Vickery đã đưa ra những nhận định mới về lịch sử Champa trong giai đoạn này, trong đó ông gợi ý rằng chúng ta cần từ bỏ quan điểm nêu lên bởi G.Maspero cho rằng đã có sự “rời đô” của Champa từ Amaravati về Vijaya vào cuối thế kỷ X và từ đây Amaravati mất vai trò lịch sử của mình. Sự thịnh vượng và danh tiếng của các cảng thị Amaravati trong kỷ nguyên thương mại sớm được ghi nhận bởi các thương nhân Trung Hoa và Arab. Vào thế kỷ XII, nhà địa lý Maroc là Edrisi đã cho biết rằng “Các đảo trong biển của Champa sản xuất gỗ lô hội và các loại nước hoa khác Trên các bờ biển của nó là lãnh thổ của vua Maharadja [có thể là phiên âm của Maharaja - Đại vương/Vua], người nắm giữ nhiều hòn đảo [sic] có đông dân cư sinh sống, màu mỡ và bao phủ bởi các cánh đồng [lúa] và đồng cỏ, và sản xuất ngà voi, long não, nhục đậu khấu, đinh hương, gỗ lô hội, thảo quả, tiêu thất và nhiều sản vật khác được tìm thấy ở đây, là hàng hóa bản địa ở đây không một ông vua nào ở Ấn Độ có nhiều của cải hơn các hòn đảo này, nơi mà thương mại có vị thế quan trọng và rất nổi tiếng. Một trong những hòn đảo đó là Mayd. Nó bao gồm rất nhiều phố rộng lớn và màu mỡ hơn cả Mudja Nhà vua sở hữu các nô lệ da đen và da trắng cùng các hoạn thần Đây là nơi mà các tàu thuyền Trung Hoa đến từ các hòn đảo của Trung Hoa tụ họp lại và dạ neo; đây là nơi mà họ hướng tới và từ đó họ đi đến bất kỳ nơi đâu”.40 Sự thịnh vượng của các thương cảng Amaravati đã giúp cho Champa thu nhận được những nguồn lợi quan trọng từ việc dự nhập vào mạng lưới giao thương biển quốc tế, Hội An trở thành một đối thủ cạnh tranh với Vân Đồn của Đại Việt và các hải cảng vùng Nam Dương khác trong việc thiết lập mối liên hệ mật thiết với các cảng thị nam Trung Hoa vốn rất thịnh vượng thời Tống, đặc biệt thời Nam Tống từ giữa thế kỷ XII. Nhưng bên cạnh đó, chính vì vai trò nổi bật của mình, Hội An và Amaravati lại trở thành những mục tiêu tấn công của các đối thủ láng giềng, bao gồm người Việt ở phía Bắc, người Khmer từ phía Tây và cả người Chăm từ vùng Vijaya. Văn khắc Champa tại Mỹ Sơn vào thế kỷ XII nhắc đến sự xuất hiện thường xuyên của các “kẻ thù”, những người đã tấn công kinh đô [có lẽ là tại Trà Kiệu] và tàn phá đền đài tôn miếu của Champa. Người Khmer trong giai đoạn thịnh vượng nhất của đế chế Angkor đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc mở đường hướng ra Biển Đông và thiết lập những mối liên hệ trực tiếp với các cảng thị vùng Nam Trung Hoa. Chính trong bối cảnh đó, người Khmer bắt đầu hướng tới các cảng thị Champa như một sự thay thế cho tuyến đường qua vùng Nghệ Tĩnh của Đại Việt, và bắt đầu thể hiện tham vọng chiếm cứ các cảng biển Campa một cách rõ rệt thể hiện qua cuộc chiến tranh và sau đó là thời gian thống trị lâu dài của Khmer ở Vijaya. Như thế có thể thấy rằng, Vijaya nổi lên trước hết và quan trọng nhất là bởi sự trợ giúp và hiện diện của người Khmer trong một nỗ lực biến Vijaya trở thành một tiền cảng kết nối đế quốc Angkor với thị trường Trung Hoa cũng như mạng lưới hải thương quốc tế qua vùng biển của Campa. Amaravati lúc này nằm đồng thời dưới hai gọng kìm ở phía nam và phía bắc: ở phía bắc là các cuộc tấn công của người Việt, sau khi đã sáp nhập một phần lãnh thổ phía bắc Campa vào lãnh thổ của mình, thì Amaravati bị đặt vào một bối cảnh khó khăn và dễ dàng bị tấn công, kiểm soát bởi các đội quân nước ngoài hơn bao giờ hết. Trong khi đó ở phía nam, việc Vijaya trở thành tiền cảng của người Khmer và tranh giành vị thế thống trị với mạng lưới sông Thu Bồn, đã trở thành một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Amaravati, trong đó Vijaya có lợi thế trội vượt, bởi ngoài sự hiện diện của người Khmer, thì Vijaya còn có cả một bệ đỡ quan trọng ở phía tây, đó là nguồn hàng và nguồn nhân lực cho sản xuất và chiến trận ở vùng cao nguyên [qua đèo An Khê], điều mà Amaravati không có được. 45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi Giữa thế kỷ XII, xuất hiện đồng thời nhiều văn khắc quan trọng như C.17, C.101,... ở nhiều khu vực địa lý khác nhau từ Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga,... gắn liền với danh tiếng của vị vua nổi tiếng Jaya Harivarman, một người có nguồn gốc từ vùng/uran bhumi Vijaya và sau đó đã trở thành vua của nagara Campa.14 Sự xuất hiện của một nhóm văn khắc của Jaya Harivarman I vào giữa thế kỷ XII cũng chính là thời điểm đánh dấu sự trỗi dậy không ngừng của nagara Vijaya, một khu vực mà hiếm khi được nhắc tới trong các văn khắc Campa trước giai đoạn này. Các văn khắc này đồng thời cũng cho biết về vai trò quan trọng của các đội quân Khmer trong sự trỗi dậy của Vijaya thế kỷ XII. Kể từ thời điểm này, Vijaya đã trở thành một nagara có tính tự trị cao, và rồi nhanh chóng vươn lên thoát khỏi tầm ảnh hưởng của các nagara hùng mạnh ở phía bắc (Amaravati) và phía nam (Kauthara). Không lâu sau đó, Vijaya đã trở thành đối thủ cạnh tranh với các nagara Campa truyền thống và vươn lên nắm vị thế thống trị của toàn thể mandala Campa từ cuối thế kỷ XII. Kết luận Bài viết này dưới góc nhìn mang tính khu vực, đặc biệt nghiên cứu Hội An - Cù Lao Chàm trong bối cảnh lịch sử thương mại Champa và hệ thống hải thương Á châu thời cổ trung đại, đi đến khẳng định vị thế và vai trò của Hội An - Cù Lao Chàm trong suốt chiều dài lịch sử. Trong khi vai trò của Hội An đối với sự hưng thịnh của nền ngoại thương Đàng Trong giai đoạn từ thế kỷ XVI đến XVIII đã được các nhà sử học và khảo cổ học làm sáng tỏ, thì nhận thức chung của giới nghiên cứu về vai trò của Hội An - Cù Lao Chàm trong nền thương mại Champa và rộng hơn là nền hải thương Á châu tiền hiện đại vẫn còn là một khoảng trống cần được lấp đầy. Cố GS. Trần Quốc Vượng là người đã có những kiến giải mang tính khai mở đầu tiên về vị thế của Hội An trong suốt chiều dài lịch sử. Những kết quả nghiên cứu mới về văn khắc Champa, tư liệu Trung Hoa và Arab, kết hợp với những phát hiện quan trọng về khảo cổ học gần đây đã đưa đến những nhận thức mới mẻ và quan trọng về một giai đoạn lịch sử sôi động của Hội An thời Champa. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát vị thế lịch sử của Hội An trong giai đoạn từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XIII, đó chính là giai đoạn mà Hội An - Cù Lao Chàm đã đóng vai trò là trung tâm trao đổi thương mại và giao lưu văn hóa chính của nagara Amaravati nói riêng cũng như là của mandala Champa nói chung. Có thể nhận thấy rằng, trong suốt nhiều thế kỷ liên tục như vậy, cho dù mạng lưới giao thương Á châu đã có nhiều biến động lớn lao nhưng Hội An - Cù Lao Chàm vẫn luôn có một vị trí quan trọng trên tuyến hải thương quốc tế. Một trong những luận điểm mà chúng tôi đã nêu ra và chứng minh dựa trên các tư liệu thư tịch, văn khắc và khảo cổ học, đó là quan điểm cho rằng nagara Amaravati đã chấm dứt vai trò lịch sử từ sau thế kỷ X cần phải được thay thế. Nagara Amaravati với trung tâm ngoại thương chính ở vùng cửa sông Thu Bồn vẫn tiếp tục đóng vai trò như là tiểu quốc mang tính chi phối đối với toàn bộ lịch sử mandala Champa cho tới cuối thế kỷ XIII. Sau thế kỷ XIII, dưới tác động của một tập hợp các nhân tố gây bất lợi, bao gồm sự thay đổi của các tuyến hải thương quốc tế, sức ép từ phía Đại Việt và Angkor đã dẫn tới sự suy yếu và từng bước mất vai trò của Hội An - Amaravati, và thay vào đó là sự trỗi dậy của nagara Vijaya ở vùng Bình Định. Có thể thấy rằng các nhân tố ngoại sinh có vai trò quan trọng trong sự hưng thịnh có tính chất liên tục và kéo dài của cảng thị Hội An thời Champa. Các nhân tố ngoại sinh có thể kể tới bao gồm: (1) Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chẳng hạn như trầm hương, quế, hồ tiêu, ngà voi, sừng tê đã thúc đẩy các thương nhân quốc tế tìm tới các cảng thị lớn của Đông Nam Á để thu mua các sản vật địa phương và đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Trung Hoa, Ấn Độ và Arab. Hội An - Champa nằm ở vị trí trọng yếu của tuyến đường biển nối Trung Hoa với thế giới Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á đã được ghi nhận thường xuyên bởi các thương nhân quốc tế như một điểm dừng chân, thu mua và trao đổi hàng hóa quan trọng; (2) Trong sự thịnh vượng của nền thương mại Hội An - Champa không thể không nhắc đến sự 46 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi cHÚ THÍcH 1 Anthony Reid, Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450 - 1680: The Lands Below the Winds. New Haven: Yale University Press, 1993; và Southeast Asia in the age of commerce: 1450 - 1680: Expansion and crisis. New Haven: Yale University Press, 1993.  Anthony Reid cho rằng kỷ nguyên thương mại có nguồn gốc từ những thay đổi đã diễn ra trong suốt thế kỷ XV. Sự bùng nổ của thương mại và sự nổi lên của các cảng thị như là những trung tâm thương mại đã thúc đẩy những thay đổi về mặt chính trị, xã hội và kinh tế đánh dấu kỷ nguyên thương mại trong khu vực, kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Sự bùng nổ của hải thương dẫn đến sự trỗi dậy của thuyền mành Đông Nam Á cũng như những kỹ thuật hàng hải mới,... Một số biểu hiện về mặt xã hội khác của kỷ nguyên thương mại còn bao gồm một cuộc cách mạng về tôn giáo, với sự thâm nhập của Hồi giáo và Thiên chúa giáo vào khu vực, một cuộc cách mạng về quân sự với các kỹ thuật chiến tranh mới hỗ trợ cho sức mạnh của các thể chế mới. 2 Anthony Reid, “An ‘age of commerce’ in Southeast Asian History”, in trong Modern Asian Studies 24, 1. Great Britain, 1990, 30. 3 Geoff Wade, “An early age of commerce in Southeast Asia, 900 - 1300 CE”, in trong Journal of Southeast Asian Studies, 40 (2), National University of Singapore, 2009. 4 Jan Wisseman Christie, “Javanese markets and the Asian sea trade boom of the Tenth to Thirteenth centuries A.D.”, in trong Journal of the Social and Economic History of the Orient, 41, 3, 1998. hiện diện của mạng lưới thương nhân quốc tế, những người đã tiếp xúc trực tiếp với cư dân Champa và đồng thời đóng vai trò là cầu nối giữa Champa với thị trường quốc tế. Trong số các thương nhân quốc tế này, mạng lưới thương nhân Arab/Hồi giáo đã có vai trò tích cực nhất trong việc kết nối Hội An - Champa với thị trường Trung Hoa và thị trường Tây Á. Như đã nêu ở phần trên, các thư tịch Trung Hoa đã cho thấy sự hiện diện thường xuyên của các thương nhân Hồi giáo trong các phái đoàn triều cống và thương mại Champa tới Trung Hoa, đặc biệt là cuối thời Đường và thời Tống. Ngoài ra, các hiện vật có nguồn gốc Tây Á (bao gồm gốm sứ Islam, thủy tinh) đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ học ở miền Trung Việt Nam cũng đã cung cấp chứng cứ vật chất cho thấy sự hiện diện và tầm quan trọng của các thương nhân Hồi giáo đối với sự phát triển của nền hải thương Champa thời tiền hiện đại. Mặc dù các nhân tố ngoại sinh đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền thương mại Hội An - Champa nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, những nhân tố nội sinh mới là yếu tố quyết định đến sự triển nở và hưng thịnh của nền thương mại Hội An thời Champa. Đúng như cố GS. Trần Quốc Vượng đã nhận xét, người Champa cổ đã có cái nhìn đúng đắn về biển, đã biết khai thác các nguồn lực từ biển và chủ động dự nhập vào mạng lưới giao thương biển của khu vực. Các thông tin từ cả thư tịch Trung Hoa cũng như văn khắc Champa đều cho thấy rằng triều đình Champa luôn thể hiện một tinh thần cởi mở và tích cực tham gia vào việc trao đổi, buôn bán với các thương nhân quốc tế. Trên cơ sở một tinh thần cởi mở đối với ngoại thương như vậy, các thủ lĩnh Champa đã dày công kiến lập các mạng lưới giao thương nội địa/mạng lưới trao đổi ven sông để thu gom sản vật địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử Champa, mạng lưới trao đổi ven sông Thu Bồn luôn giữ vị thế là mạng lưới trao đổi ven sông quan trọng bậc nhất. Cảng thị Hội An nằm ở cửa sông Thu Bồn không thể tồn tại và phát triển thịnh vượng nếu không có một bệ đỡ về kinh tế nông nghiệp, khai thác lâm thổ sản và nguồn nhân lực dồi dào của mạng lưới trao đổi sông Thu Bồn. Ngược lại, với Hội An là trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa đã góp phần quan trọng tạo nên bệ đỡ và tiềm lực kinh tế để các thủ lĩnh Amaravati có thể dày công xây dựng nên thánh địa Mỹ Sơn và các trung tâm tôn giáo chính trị khác dọc theo sông Thu Bồn. Nằm trong bối cảnh của nagara Amaravati với trung tâm chính trị nằm ở thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo ở Mỹ Sơn và Đồng Dương, vùng cửa sông và ven biển của xứ Quảng đã trở thành trung tâm giao thương quan trọng bậc nhất của nagara Amaravati nói riêng và mandala Champa nói chung. Có thể thấy rằng ba trung tâm trao đổi thương mại chính đã hình thành ở vùng duyên hải Quảng Nam - Đà Nẵng là cảng thị ở vùng cửa sông Thu Bồn (Hội An), cảng thị ở cửa sông Hàn (Đà Nẵng) và cụm đảo Cù Lao Chàm. Trong đó, Cù Lao Chàm là nơi dừng chân thường xuyên nhất và được nhắc đến nhiều nhất của các đoàn thương thuyền quốc tế, trước khi họ tiến vào cảng thị Hội An hay Đà Nẵng để tiến hành trao đổi buôn bán với cư dân Champa ở các cảng thị này. Đ.T.G. 47Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Nghiên cứu - Trao đổi 5, 6, 7, 8, 9 Geoff Wade, “An early age of Commerce”, 221, 239, 239-240, 259, 258-262. 10 “Continental South Asia and the Island”, by Hans Biel- enstein in trong Diplomacy and Trade in the Chinese World 589 - 1276, (Leiden: Brill, 2005), 9 -98, 689 - 690 11 Momoki Shiro, “Dai Viet and the South China Sea trade: from the 10th to the 15th century, in trong Crossroads: An Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 12, No. 1 (1998), 1-34. 12 Tống Sử, quyển 489, Liệt truyện 418, Ngoại quốc 5. Dẫn theo Phạm Hoàng Quân, “Những ghi chép liên quan tới Biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc”, in trong Nguyễn Văn Kim, Người Việt với Biển, (Hà Nội: Thế giới, 2011), 438. 13 Tống Hội Yếu, dẫn theo Momoki Shiro, “Dai Viet and the South China Sea trade: from the 10th to the 15th century, in trong Crossroads: An Interdisciplinary Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 12, No. 1 (1998), 16. 14 Geoff Wade, “The account of Champa in the Song Hui- yao Jigao”, in trong The Cham of Vietnam - History, Society and Art, ed. Tran Ky Phuong and Bruce M.Lockhart, (Singa- pore: NUS Press, 2011), 160 15 Về mối quan hệ thương mại và triều cống giữa Champa với triều đình Đại Đường của Trung Hoa, xem thêm nghiên cứu mới nhất của Đỗ Trường Giang, “Diplomacy, Trade and Networks - Champa in the Asian Commercial Context (7th - 10th centuries)”, Mousson 27, 2016-1, 59-82. 16 Geoff Wade, “Champa in the Song hui-yao: A draft translation”, ARI Working Paper No. 53. 17 Tân Đường Thư. Dẫn theo Phạm Hoàng Quân, “Những ghi chép liên quan tới Biển Đông Việt Nam trong chính sử Trung Quốc”, in trong Nguyễn Văn Kim, Người Việt với Biển, (Hà Nội: Thế giới, 2011), 434. Tham khảo thêm: Geof- frey Goble, “Maritime Southeast Asia: The View from Tang - Song China”, Nalanda-Sriwijaya Centre, Working Paper No 16 (May 2014), 18 Peter Burns, Roxanna M.Brown: Quan hệ ngoại giao Chàm - Philippines thế kỷ XI, in trong: Đô thị cổ Hội An, (Hà Nội: Khoa học Xã hội, 1991), 101-106. 19 Geoff Wade: On the Possible Cham Origin of Philippin Scripts, JSEAS 24, No.1, 1993, 44-87 20 Xem thêm Allison I. Diem, “The significance of ceramic evidence for assessing contacts between Vijaya and other Southeast Asian Polities in the Fourteenth and Fifteenth centuries CE”, in trong: The Cham of Vietnam, sđd, 204-237. 21 Majumdar. Ancient Indian Colonies in the Far East, Champa, 62. 22 Suchandra Ghost. “Ministers and Nobles in the kingdom of Campa: looking through the epigraphic lens (c.909-919 CE)”. session_display/display_session_detail.php?thisID=73 23 Suchandra Ghosh. “Ministers and Nobles in the kingdom of Campa: looking through the epigraphic lens (c.909-919 CE)”. session_display/display_session_detail.php?thisID=73 24 Majumdar. Ancient Indian Colonies in the Far East, Champa, 64. 25 Văn khắc C.64 Chiên Đàn thế kỷ XI edu/publications/inscriptions/campa/inscriptions/C0064. html 26, 27, 28, 29, 30, 33 Seiichi Kikuchi. Nghiên cứu đô thị cổ Hội An - Từ quan điểm khảo cổ học lịch sử, (Hà Nội: Thế giới, 2010), 76, 73, 73, 84, 75, 78. 31, 32 Trần Quốc Vượng. Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, (Hà Nội: Văn hóa Dân tộc, 1998), 444, 446. 34 Momoki Shiro, “Mandala Champa” seen from Chinese Sources”, in trong The Cham of Vietnam, sđd, 128. 35 Momoki Shiro, “Mandala Champa”, tlđd, 128. Dựa trên các thông tin này, GS. Momoki Shiro cho rằng “một hình ảnh vốn được thừa nhận lâu nay rằng Champa là tập hợp của bốn hay năm khu vực/tiểu quốc lớn là Indrapura, Ama- ravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga cần phải được từ bỏ”. Tham khảo: Momoki Shiro, “Mandala Champa”, tlđd, 131. 36 Geoff Wade, “The ‘Account of Champa’ in the Song Huiyao Jigao”, in trong The Cham of Vietnam, sđd, 141. 37 Hsing-ch’a Sheng-lan - The overall Survey of the Star Raft by Fei Hsin, chuyển ngữ sang tiếng Anh bởi J.V.G.Mills, Harrassowitz Verlag - Wiesbaden, 1996. Phần viết về Chiêm Thành từ trang 33 đến trang 39. 38 Về tiểu quốc Panduranga có thể tham khảo công trình nghiên cứu của Po Dharma, Le Panduranga 1822 - 1835, tlđd; Bên cạnh đó có thể tham khảo chuyên khảo về Panduranga trong lịch sử Champa của Finot L. V. “Pānduranga” in trong Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient. Tome 3, 1903, 630-648. 39 Chúng ta cũng có thể lưu ý tới một nhận xét của tác giả Đồ Bàn thành ký về sự đổi dời kinh đô trong lịch sử vương quốc Champa: “Ôi! Một quốc gia trải hơn ngàn năm, đất đai rộng rãi như thế, việc cai trị phức tạp như thế, mà kinh đô luôn luôn thay đổi, không kể xiết được, mà xét trong sử sách ghi lại chỉ còn 14 chỗ là Châu Ngô, Bắc Cảnh, Lư Dung, Tây Quyển”, xem: “Đồ Bàn Thành Ký” in trong Tập san Sử Địa, số 19-20, Sài Gòn, 1970, 237. 40 Dẫn theo FERRAND Gabriel, Relations de voyages et texts rélatifs à l’Extrême Orient, 2 vols, (Paris: Leroux, 1913- 1914), 191 41 Văn khắc C.17 Batau Tablah/Đá Nẻ ở Panduranga/ Ninh Thuận, niên đại 1160/1161  ; Văn khắc C.101 Mỹ Sơn thế kỷ XII.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoi_an_champa_trong_mang_luoi_thuong_mai_a_chau_the_ky_x_xii.pdf
Tài liệu liên quan