Kế sách mới ứng phó với chảy máu chất xám
Trong hơn nửa thế kỷ, các nhà hoạch
định chính sách châu Âu đã phớt lờ vấn
đề chảy máu chất xám, chỉ dựa vào các
nhân tố bên ngoài để ổn định và hồi lưu
đoàn quân tinh hoa nhân tài rời khỏi
châu Âu. ở giai đoạn làn sóng tái thiết,
Thủ tướng Anh Harold Wilson hứa sẽ
triển khai các sáng kiến nhằm chặn
đứng sự ra đi của nhân tài, nhưng lại rút
lời khi kinh tế Mỹ bắt đầu sa sút (Harold
Wilson, 1963). Trong làn sóng Internet,
sự đổ vỡ của bong bóng Internet, cuộc
tấn công khủng bố ngày 11/9 và những
hy vọng lạc quan về một liên minh tiền
tệ mới thành lập một lần nữa đã hồi
hương dòng chất xám di cư. Do đó chưa
áp dụng những cải cách sâu rộng để giữ
chân những tinh hoa nhân tài.
Nhưng châu Âu không thể xem nhẹ
vấn đề này được nữa. Tình trạng thiếu
hụt lao động lành nghề tạo ra cơ hội để
giữ chân và tái thu hút nhân tài trong
nước bằng cách kích cầu đối với lao động
có tay nghề cao và các học giả có học vị
cao. Nếu chính phủ các quốc gia và các
định chế châu Âu không triệt để cải tổ
toàn bộ hệ thống kinh tế-xã hội, nhân
tài sẽ tiếp tục hướng ngoại để hiện thực
hóa tiềm năng của mình, điều này làm
cho tình trạng thiếu hụt lao động lành
nghề càng trầm trọng hơn và chắc chắn
sẽ gạt châu Âu ra khỏi vũ đài kinh tế và
chính trị thế giới trong tương lai
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồi lưu chảy máu tinh hoa chất xám: Tiền đề giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề của châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồi lưu chảy mỏu tinh hoa chất xỏm: Tiền đề
giải quyết tỡnh trạng thiếu lao động
lành nghề của chõu Âu
(tiếp theo và hết)
Edoardo Campanella (2015), “Reversing the elite brain drain: A firt
step to address Europe’s skills shortage”, Journal of International Affairs,
Spring/Summer 2015, Vol. 68, No.2, pp.195-209.
Tôn Quang Hòa dịch
Tóm tắt: Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, làn sóng chảy máu chất xám với
c−ờng độ khác nhau tùy theo thời điểm và quốc gia đã làm châu Âu phải nhiều lần
khốn đốn. Tuy nhiên, sự thất thoát nguồn vốn con ng−ời này ít khi đ−ợc chuyển hóa
thành trao đổi chất xám hoặc đ−ợc bù đắp bằng nguồn nhân tài n−ớc ngoài nhập c−
t−ơng xứng. Giờ đây, cách mạng kỹ thuật số và công cuộc tái cấu trúc kinh tế, hệ lụy
của khủng hoảng triền miên trong khu vực Eurozone đang khiến cái giá phải trả
cho những tổn thất về nguồn vốn con ng−ời ngày càng tăng. Điều này tạo ra sự
thiếu hụt lao động lành nghề, làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của châu
Âu. Đến nay, ủy ban châu Âu (EC) đã có những b−ớc đi nới lỏng chính sách nhập
c− nhằm thu hút ng−ời n−ớc ngoài có tay nghề cao từ các khu vực trên thế giới. Tuy
vậy, phân tích quá khứ thấu đáo chỉ ra rằng đã đến lúc các chính phủ châu Âu
phải thu hút những nhân tài ra đi quay trở lại. Các chính sách tập trung vào hồi
h−ơng, chứ không phải nhập c−, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và chính trị(*).
Không tuần hoàn cũng chẳng trao đổi chất xám(*)
Ai cũng biết cái giá của những dòng
nhân tài di c− (Simon Commander,
Mari Kangasniemi, Alan Winters,
2002, tr.235-278). Chúng làm kiệt quệ
nguồn vốn con ng−ời, suy giảm tiềm
(*) Bài báo thể hiện quan điểm riêng của tác giả,
không phản ánh quan điểm của bất kỳ công ty nào
hoặc nơi tuyển dụng mà tác giả đang công tác.
năng tổng thể (xét về mặt kinh tế) của
một nền kinh tế và xói mòn tiến trình
đổi mới. Đối với những chính phủ bao
cấp hoặc tài trợ toàn phần cho hệ thống
giáo dục thì cần phải nói đến những
thiệt hại vật chất. Mỗi lao động lành
nghề rời khỏi châu Âu thể hiện một
khoản đầu t− thất bại - nhất là khi
không đ−ợc thay thế bằng một ng−ời
nhập c− có trình độ t−ơng đ−ơng. Ví dụ
50 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016
nh− ở Italia, đối với một ng−ời hoàn
thành con đ−ờng học tập, Chính phủ
mất một khoản chi phí khoảng 500.000
Euro cho mỗi sinh viên tốt nghiệp đại
học khi họ di c− ra n−ớc ngoài (Simona
Milio et al., 2012, tr.28).
Tuy nhiên, ít nhất là trên lý thuyết,
chảy máu chất xám không hẳn là mối
quan ngại. Năm 2007, tạp chí Nature
thậm chí còn ngợi ca hiện t−ợng này,
nhấn mạnh rằng đây là tín hiệu tích cực
cho những n−ớc có ng−ời di c− (“In
Praise of the ‘Brain Drain’”, Nature
446, tháng 3/2007, tr.23; Jacques
Gaillard, Anne Marie Gaillard, 1997,
tr.195-228). ở chừng mực nào đó, nếu
hệ thống kinh tế-xã hội thay đổi triệt
để, những ng−ời ra đi có thể hồi h−ơng,
thúc đẩy chuyển giao các công nghệ mới,
áp dụng những mô hình kinh doanh
thành đạt phù hợp với điều kiện trong
n−ớc của quê h−ơng mình hoặc khuyến
khích trao đổi chất xám có hiệu quả với
nguồn nhân lực quốc tế (Edoardo
Campanella, 2014). ở phạm vi toàn cầu,
những kỹ s− ấn Độ và
Israel là các ví dụ điển
hình cho tuần hoàn
chất xám, họ đã góp
phần xây dựng ngành
công nghệ thông tin
trở nên thịnh v−ợng
sau khi trở về quê nhà.
Nh−ng ở châu Âu,
nhân tài ra đi thì ít
khi trở lại, hoặc là họ
di c− khi đã ở phía
cuối con đ−ờng sự
nghiệp, khi mà họ
không còn nhiều khả
năng ảnh h−ởng tích
cực đến cơ chế. Điều
này đặc biệt đúng ở
những quốc gia đang
cần nguồn vốn con ng−ời nh− Nam Âu,
nơi tỷ lệ ng−ời di c− trở về ở mức d−ới
20% (Ahmed Tritah, 2008, tr.24-28).
Nhìn chung, ng−ời di c− trở về đã giảm
xuống trong 3 thập kỷ gần đây trên
toàn châu lục, trừ V−ơng quốc Anh
(Ahmed Tritah, 2008, tr.24-26). Điều
này thật đáng tiếc bởi các nhà khoa học
và chuyên gia trở về th−ờng có năng
suất lao động và trình độ cao hơn những
ng−ời ở lại trong n−ớc (OECD, 2013,
tr.134-135).
Mặt khác, nếu những nhân tài di c−
sẵn lòng trở về quê h−ơng mình, việc
hình thành những định chế chính thức
hoặc không chính thức để thu hút các
nhóm nhân tài xa xứ có thể sẽ tạo điều
kiện cho những ng−ời di c− và đồng
nghiệp trong n−ớc đối thoại với nhau,
tạo nên những tín hiệu tích cực cho
n−ớc nhà. Những ng−ời xa xứ có thể trở
thành chủ l−u dẫn dắt dòng thông tin
và trí tuệ quay trở lại quê nhà. Nh−ng
nếu châu Âu không có chính sách phù
hợp để thu hút các nhân tài xa xứ,
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 51
những ng−ời di c− châu Âu th−ờng
thoát ly khỏi công việc nội bộ của châu
Âu (Frédéric Docquier, Hillel
Rapoport, 2012, tr.725). Tất nhiên, các
n−ớc phát triển giải quyết tốt hơn các
n−ớc mới nổi trong vấn đề thay thế
nguồn chất xám đã di c− bằng những
nhân tài nhập c− từ n−ớc ngoài. Nh−ng
nếu điều kiện trong n−ớc không tối −u
đối với lao động bản địa, ng−ời n−ớc
ngoài chắc chắc sẽ thăm dò những nơi
khác để tìm ra các cơ hội hấp dẫn hơn.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), khoảng 28% ng−ời nhập c−
vào châu Âu có trình độ đại học so với
31% ở Hoa Kỳ, nơi 40% tổng số ng−ời
nhập c− từ các quốc gia OECD có trình
độ đọc thông viết thạo và tính toán giỏi
nhất đang c− trú (Jean-Christophe
Dumont, 2014). Chỉ có Ireland và V−ơng
quốc Anh có tỷ lệ gần 30% hoặc hơn
(Frédéric Docquier and Hillel
Rapoport, 2012, tr.713-714). Nh− đã
trình bày ở Hình 2, thể hiện chất l−ợng
các nhà khoa học nhập c− và di c−, hầu
hết các n−ớc châu Âu đều thu hút các
nhà nghiên cứu ít nổi tiếng hơn trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ so với
những nhà khoa học di c−.
Xem xét dòng nhập c− và di c− của
các học giả qua lại giữa các quốc gia
OECD trong những năm 1996-2011,
châu Âu trở thành nơi “chuyên cung
cấp” các nhà nghiên cứu cho cả thế giới
tiến bộ còn lại. Trong giai đoạn này,
khoảng 42.000 nhà khoa học châu Âu
đã di c− đến Hoa Kỳ, Canada hoặc
Australia và chỉ có 31.000 nhà khoa học
từ những n−ớc này nhập c− vào châu
Âu. Nh−ng điều đáng lo ngại hơn là,
châu Âu không có khả năng thu hút
nhân tài từ các n−ớc đang phát triển.
Năm 2000, khoảng 20% lao động nhập
c− lành nghề từ các n−ớc đang phát
triển sinh sống tại EU, trong khi
khoảng 1/3 trong số đó đã tiếp tục di c−
sang Hoa Kỳ, Australia hoặc Canada
(Frédéric Docquier, Olivier Lohest,
Abdeslam Marfouk, 2007, tr.198).
Những khác biệt này đ−ợc cho là do sức
hấp dẫn tổng hợp của một hệ thống cụ
thể cũng nh− các chính sách nhập c−
đặc thù ở cấp quốc gia trong hệ thống
đó. Trong nhiều thập kỷ, Australia, Hoa
Kỳ và Canada đã áp dụng các chính
sách nhập c− có sàng lọc để thu hút
những ng−ời có trình độ cao nhất, trong
khi châu Âu th−ờng tập trung nhiều
hơn đến đoàn tụ gia đình và những
ng−ời tìm kiếm nơi trú thân an toàn(*)
(Frédéric Docquier, Olivier Lohest,
Abdeslam Marfouk, 2007, tr.197-199).
Theo lời của nhà kinh tế học Giovanni
Peri, trong công cuộc săn tìm nhân tài
toàn cầu, Hoa Kỳ d−ờng nh− có khả
năng thu hút “những ng−ời có học vị cao
nhất (những ng−ời có bằng sau đại học),
những ng−ời trong các lĩnh vực cạnh
tranh nhất (khoa học, kỹ thuật, quản
trị) và chỉ đơn giản là “đổ tiền” vào
những ng−ời tài năng nhất (những
ng−ời chỉ chú tâm cống hiến cho khoa
học) (Giovanni Peri, 2005, tr.18).
Nhập c− và hồi h−ơng
Sự bất lực của châu Âu trong việc
tạo ra môi tr−ờng, nơi tinh hoa trí tuệ
dù là ng−ời n−ớc ngoài hay bản địa có
thể tỏa sáng, chắc chắn góp phần tạo
nên tình trạng thiếu hụt lao động lành
nghề hiện nay. Để chặn đứng chảy máu
chất xám và trao đổi trí tuệ với mục
(*) Để có cái nhìn tổng thể, cần l−u ý rằng nhiều
thẻ xanh đ−ợc Hoa Kỳ cấp là loại đoàn tụ gia
đình. Nh−ng Chính quyền Obama hiện đang xem
xét nâng trần visa H-1B (cấp cho lao động lành
nghề). Xem: Dhanya Ann Thoppil (2015), “H1-B
Visas: Obama’s Visit Brings Hope for India’s
Skilled Workers”, Wall Street Journal, 25/1/2015,
l-obama-bring-more-h-1b-visas-for-indias-skilled-
workers/.
52 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016
đích đôi bên cùng có lợi, EU đã sửa đổi
các chính sách nhập c− của mình. Với
việc triển khai Ch−ơng trình Thẻ xanh
từ năm 2011, châu Âu đã có ý định thu
hút nhiều hơn ng−ời nhập c− có tay
nghề cao. Những ng−ời ủng hộ chính
sách nhập c− mới đây đã hy vọng thu
hút đ−ợc 20 triệu lao động có tay nghề
cao, đặc biệt là kỹ s−, các nhà hoạch
định chiến l−ợc doanh nghiệp và chuyên
gia công nghệ sinh học (European
Parliament, 2007). Tuy nhiên tới nay,
kết quả thu đ−ợc khá thất vọng. Trong
năm 2012 và 2013, EU rốt cuộc cũng chỉ
cấp đ−ợc ch−a đến 20.000 visa
(European Commission, 2014).
Con số này khó mà cải thiện đ−ợc
t−ơng lai tr−ớc mắt cùng với khủng
hoảng Eurozone hiện đang cản trở
những ng−ời nhập c− tiềm năng vào
châu Âu. Cho dù châu Âu sớm muộn gì
cũng v−ợt qua đ−ợc những bất ổn kinh
tế, khác biệt về ngôn ngữ, thuế má nặng
nề thì hàng rào điều tiết khổng lồ ngăn
cản đổi mới vẫn h−ớng dòng nhập c− có
tay nghề tới những khu vực khác của
thế giới. Theo Chỉ số Tài năng Toàn cầu,
xếp hạng các quốc gia theo sức thu hút
các nhân tài quốc tế, chỉ có các nền kinh
tế Scandinavi thuộc tốp 10 dẫn đầu. Tất
cả các nền kinh tế lớn khác của châu Âu
đang phải tranh đấu trong “cuộc chiến
săn lùng nhân tài” (Economist
Intelligence Unit, 2011, tr.4-5).
Hơn nữa, sự trỗi dậy của các đảng
dân túy trên toàn châu Âu
đang làm cho chính sách nhập
c− khó chấp nhận đ−ợc về mặt
chính trị. Các đảng dân túy
đang nổi lên khắp nơi trên
toàn châu Âu và tạo thế vững
chắc ở những quốc gia chủ
chốt nh− ở Pháp (Đảng Mặt
trận Quốc gia), ở Đức (Đảng
Sự lựa chọn khác cho n−ớc
Đức) và ở V−ơng quốc Anh (Đảng Độc lập
V−ơng quốc Anh) (Yascha Mounk, 2014).
Vì vậy, các nhà hoạch định chính
sách châu Âu phải xây dựng các chính
sách có khả năng tái thu hút các học
giả xa xứ của mình. Hồi h−ơng không
chỉ là ph−ơng sách thuyết phục hơn về
mặt chính trị so với thu hút nhân tài
n−ớc ngoài mà còn hiệu quả hơn về
kinh tế. Do có tình cảm sâu nặng với
quê h−ơng, những kiều bào hồi h−ơng
th−ờng tận tâm cống hiến hơn để tăng
c−ờng sự thịnh v−ợng của cộng đồng
mình. Ng−ợc lại, những ng−ời nhập c−
lại tranh đấu để hòa nhập với xã hội,
đặc biệt là các xã hội phức tạp và đa
dạng về văn hóa ở nhiều n−ớc châu Âu,
và th−ờng ít tham gia vào đời sống
chính trị ở n−ớc sở tại.
Ngoài ra, những kiều bào hồi h−ơng
còn mang về các nguồn vốn tài chính, xã
hội và con ng−ời. Nhờ kinh nghiệm
chuyên môn và kiến thức tích lũy đ−ợc ở
n−ớc ngoài, kiều bào hồi h−ơng thúc đẩy
áp dụng những công nghệ mới, khuyến
khích trao đổi chất xám với cộng đồng
quốc tế và góp phần xây dựng những
công ty định h−ớng sáng tạo và các cơ sở
nghiên cứu tầm cỡ thế giới (Edoardo
Campanella, 2014).
Ví dụ, cần xem xét tr−ờng hợp của
hai nhà kinh tế học ng−ời Pháp hiện
nay: Thomas Piketty (tác giả cuốn T−
bản trong thế kỷ XXI) và Jean Tirole
(ng−ời đạt giải Nobel trong lĩnh vực Khoa
học Kinh tế) (Tyler Cowen,
2014; Lindsay Whipp,
Robin Harding, 2014).
Ngoài những ý t−ởng phát
triển mang tính đột phá, hai
học giả này đã đóng góp vật
chất để đổi mới quê h−ơng
mình. Sau khi giảng dạy tại
những tr−ờng đại học hàng
đầu n−ớc Mỹ, cả hai nhà
Sự trỗi dậy của
các đảng dân túy
trên toàn châu
Âu đang làm cho
chính sách nhập
c− khó chấp nhận
đ−ợc về mặt
chính trị
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 53
kinh tế học trở về Pháp để hồi sinh môi
tr−ờng học thuật đang ngủ quên ở đây
và mở cánh cửa h−ớng ra thế giới.
Piketty đã giúp thành lập Tr−ờng Đại
học Kinh tế Paris, còn Tirole trở thành
ng−ời sáng lập Tr−ờng Đại học Kinh tế
Toulouse. Cả hai cơ sở này đều đào tạo
và thu hút các giáo s− tầm cỡ thế giới,
sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ làm
việc và tiến hành nghiên cứu học thuật
theo chuẩn cao nhất (“Toulouse v Paris:
A Tale of Two French Economists and
their Rival Schools”, Economist,
15/11/2014).
Để tái thu hút ng−ời di c−, b−ớc đi
đầu tiên và đơn giản nhất có lẽ là miễn
thuế cho họ, đặc cách vị trí công tác, cho
họ quyền tiếp cận tín dụng đặc biệt để
xây dựng, điều hành doanh nghiệp và có
chỗ đứng chính trị. Và để những biện
pháp này đ−ợc bền vững, các chính sách
tái hòa nhập cũng nên đ−ợc dành cho
những nhóm chuyên môn và lứa tuổi
đặc thù. Các kỹ s−, nhà khoa học và
doanh nhân trong lĩnh vực kỹ thuật số,
đặc biệt là những ng−ời d−ới 40 tuổi,
th−ờng hay khởi nghiệp nhất, thúc đẩy
mở rộng đ−ờng biên công nghệ của đất
n−ớc và đẩy mạnh tăng tr−ởng. Nh−ng
những nhà hoạch định chính sách châu
Âu cũng cần tính đến sự cân bằng giữa
lợi ích ngắn hạn và chi phí dài hạn của
việc hồi h−ơng. Đặc biệt là, những ng−ời
ch−a từng rời khỏi đất n−ớc có thể sẽ
oán giận ng−ời hồi h−ơng vì những −u
đãi đặc quyền mà họ đ−ợc h−ởng, thậm
chí sự oán giận này có thể sẽ gây khó
khăn cho đội ngũ lãnh đạo.
Tuy nhiên, những lợi ích vật chất và
tài chính ch−a đủ để khích lệ nhân tài di
c− hồi h−ơng. Ví dụ, năm 2001, Chính
phủ Italia đã áp dụng những khuyến
khích về vật chất nhằm thu hút nhân tài
từ ngoài n−ớc. Đến năm 2007, chỉ có 300
lao động có tay nghề cao ng−ời Italia về
n−ớc trong tổng số 40.000-50.000 lao
động có tay nghề cao đã di c− (Simona
Milio et al., 2012, tr.32). Năm 2000,
Chính phủ Anh phát động một ch−ơng
trình t−ơng tự nh−ng thu đ−ợc kết quả
đáng thất vọng (Simona Milio et al.,
2012, tr.19-20). Nếu xét đến phẩm chất
của dòng chất xám chảy máu khỏi châu
Âu thì các gói thu hút bằng tài chính
ch−a đủ thuyết phục để ng−ời di c− quay
về. Để kiều dân hồi h−ơng hiện thực hóa
toàn bộ tiềm năng của mình, phải có sự
thay đổi của cả hệ thống.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính
sách châu Âu nên dỡ bỏ hàng rào điều
tiết đổi mới, quốc tế hóa các tr−ờng đại
học vốn cục bộ hẹp hòi và xây dựng
quan hệ đối tác công-t−. Nói chung, thái
độ bảo thủ của châu Âu đối với các nhà
đổi mới, những ng−ời dám mạo hiểm và
những kẻ “kỳ đà cản mũi” phải đ−ợc
thay đổi triệt để. Thậm chí cựu Chủ tịch
EC, ngài José Manuel Barroso cũng
phải chấp nhận vấn đề mang tính văn
hóa này. Tại Hội nghị th−ợng đỉnh châu
Âu 2020 do Hội đồng Lisbon tổ chức vào
tháng 5/2014, ngài José Manuel Barroso
đã tranh luận rằng, những điều chỉnh
nhằm dỡ bỏ các rào cản sẽ không bao giờ
có thể hồi sinh kinh tế châu Âu, trừ khi
văn hóa doanh nghiệp đ−ợc thay đổi
(“Entrepreneurs Picking Silicon Valley
over EU”, EurActiv, 22/5/2014). Dù vậy,
các n−ớc châu Âu, đặc biệt là những
n−ớc trên lãnh thổ lục địa này đang
thực sự cần nguồn vốn con ng−ời, sẽ
phải tranh đấu để tạo ra môi tr−ờng thu
hút những ng−ời đã di c−.
Kế sách mới ứng phó với chảy máu chất xám
Trong hơn nửa thế kỷ, các nhà hoạch
định chính sách châu Âu đã phớt lờ vấn
đề chảy máu chất xám, chỉ dựa vào các
nhân tố bên ngoài để ổn định và hồi l−u
đoàn quân tinh hoa nhân tài rời khỏi
châu Âu. ở giai đoạn làn sóng tái thiết,
54 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016
Thủ t−ớng Anh Harold Wilson hứa sẽ
triển khai các sáng kiến nhằm chặn
đứng sự ra đi của nhân tài, nh−ng lại rút
lời khi kinh tế Mỹ bắt đầu sa sút (Harold
Wilson, 1963). Trong làn sóng Internet,
sự đổ vỡ của bong bóng Internet, cuộc
tấn công khủng bố ngày 11/9 và những
hy vọng lạc quan về một liên minh tiền
tệ mới thành lập một lần nữa đã hồi
h−ơng dòng chất xám di c−. Do đó ch−a
áp dụng những cải cách sâu rộng để giữ
chân những tinh hoa nhân tài.
Nh−ng châu Âu không thể xem nhẹ
vấn đề này đ−ợc nữa. Tình trạng thiếu
hụt lao động lành nghề tạo ra cơ hội để
giữ chân và tái thu hút nhân tài trong
n−ớc bằng cách kích cầu đối với lao động
có tay nghề cao và các học giả có học vị
cao. Nếu chính phủ các quốc gia và các
định chế châu Âu không triệt để cải tổ
toàn bộ hệ thống kinh tế-xã hội, nhân
tài sẽ tiếp tục h−ớng ngoại để hiện thực
hóa tiềm năng của mình, điều này làm
cho tình trạng thiếu hụt lao động lành
nghề càng trầm trọng hơn và chắc chắn
sẽ gạt châu Âu ra khỏi vũ đài kinh tế và
chính trị thế giới trong t−ơng lai
Tài liệu trích dẫn
1. Ahmed Tritah (2008), “The Brain
Drain between Knowledge-Based
Economies: the European Human
Capital Outflow to the US”,
Working paper No.8, Centre
d’études Prospectives et
d’Informations Internationales,
Paris,
/wp2008-08.pdf
2. Economist Intelligence Unit
(2011), The Global Talent Index:
The Outlook to 2015, Heidrik,
Struggles, London,
/sites/default/files/downloads/GTI
%20FINAL%20REPORT%205.4.1
1.pdf
3. Edoardo Campanella (2014), “Come
Home, Europeans”, Foreign Affairs
(16/10/2014),
foreignaffairs.com/articles/142218/e
doardo-campanella/come-home-
europeans
4. “Entrepreneurs Picking Silicon
Valley over EU”, EurActiv,
22/5/2014,
sections/innovation-
enterprise/entrepreneurs-picking-
silicon-valley-over-eu-says-barroso-
302315
5. European Commission (2014),
Communication from the
Commission to the European
Parliament and the Council on the
Implementation of Directive
2009/50/EC on the Conditions of
Entry and Residence of Third-
country Nationals for the Purpose of
Highly Qualified Employment, EC,
Brussels, 5/2014,
dgs/home-
affairs/e-
library/documents/policies/immigra
tion/work/docs/communication_on_
the_blue_ card_directive_en.pdf
6. European Parliament (2007),
“European ‘Blue Card’ to Solve
Problem of Aging Population?”,
(26/11/2007),
es/getDoc.do?pubRef=-
//EP//TEXT+IM-PRESS+
20070921STO10548+0+DOC+XM
L+V0//EN
7. Frédéric Docquier, Olivier Lohest,
Abdeslam Marfouk (2007), “Brain
Drain in Developing Countries”,
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 55
World Bank Economic Review 21,
No.2 (5/2007).
8. Frédéric Docquier, Hillel Rapoport
(2012), “Globalization, Brain
Drain and Development”, Journal
of Economic Literature 50, No.3.
9. Giovanni Peri (2005), “Skills and
Talent of Immigrants: a
Comparison between the
European Union and the United
States”, working paper AY0503-4,
Institute of European Studies, UC
Berkeley, Berkeley, CA, 4/3/2005.
10. Harold Wilson (1963), “The White
Heat of the Technological
Revolution”, speech, Labour Party
Conference, Scarborough, United
Kingdom, 1/10/1963.
11. “In Praise of the ‘Brain Drain’”,
Nature 446 (15/3/2007).
12. Jacques Gaillard, Anne Marie
Gaillard (1997), “The
International Mobility of Brains:
Exodus or Circulation”, Science
Technology Society 2, No.2.
13. Jean-Christophe Dumont (2014),
“Recent Trends and Future
Challenges in the Global
Competition for Skills”,
presentation at the World
Education Service 40th
Anniversary Forum: The Global
Talent Agenda, New York, 10/2014,
Christophe-Dumont@WES-40th-
Forum.pdf
14. Lindsay Whipp, Robin Harding
(2014), “Jean Tirole: 5 things to
Know about Nobel Prize winner’s
Work”, Financial Times,
13/10/2014,
cms/s/0/01bc3910-52ca-11e4-a236-
00144feab7de.html#axzz3R6wu15n8
15. Rosalind S. Hunter, Andrew J.
Oswald, Bruce G. Charlton (2009),
“The Elite Brain Drain”, Economic
Journal 119, No.538 (6/2009),
ct.com/content/bpl/ecoj/2009/000001
19/00 000538/art00001
16. “Science, Technology and Industry
Scoreboard 2013”, report, OECD,
Paris, 2013,
2013.pdf
17. Simon Commander, Mari
Kangasniemi, Alan Winters (2002),
“The Brain Drain: Curse or Boon? A
Survey of the Literature”, in
Challenges to Globalization:
Analyzing the Economics, ed. Robert
Baldwin, Alan Winters, University of
Chicago Press, Chicago,
18. Simona Milio et al. (2012), “Brain
Drain, Brain Exchange and Brain
Circulation: the Case of Italy
Viewed from a Global
Perspective”, working group
report, Aspen Institute Italia,
Rome, 3/2012, https://
www.aspeninstitute.it/en/system/f
iles/private_files/2012-
05/doc/Brain%20Drain%20%28En
glish%29.pdf
19. “Toulouse v Paris: A Tale of Two
French Economists and their
Rival Schools”, Economist
(15/11/2014).
20. Tyler Cowen (2014), “Capital
Punishment: Why a Global Tax
on Wealth Won’t End Inequality”,
Foreign Affairs 93, No.4 (5-
6/2014).
21. Yascha Mounk (2014), “Pitchfork
Politics”, Foreign Affairs 93, No.5
(9-10/2014).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_luu_chay_mau_tinh_hoa_chat_xam_tien_de_giai_quyet_tinh_t.pdf