Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam
Thứ tư, kế thừa, trên cơ sở tổng kết, đánh giá
các quy định của pháp Luật Tố tụng hành chính
hiện hành, kinh nghiệm giải quyết các vụ án hành
chính từ thực tiễn xét xử của Toà án và tham khảo
có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, đáp ứng
các yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội của nước
ta và của quá trình hội nhập quốc tế.
Để phát huy những ưu điểm của tố tụng
hành chính với lợi thế là tính chắc chắn, tin cậy,
sự độc lập, khách quan so với các cơ quan hành
chính và nhằm hạn chế sự tuỳ nghi của cả cơ
quan hành chính và cơ quan tố tụng trong việc
giải quyết vụ án hành chính cũng như hạn chế
sự xa lạ của người dân với thủ tục kiện hành
chính, cần phải:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt trong
đó cần phải cụ thể hoá các quy định của pháp luật
tố tụng hành chính.
- Cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của
nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển
khác. Đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán hành
chính bằng cách kiện toàn cách thức tổ chức của
toà hành chính theo hướng tách rời khỏi cơ cấu
lãnh thổ hành chính nhất định.
- Nâng cao ý thức pháp luật của công dân về
xét xử hành chính thông qua các biện pháp tuyên
truyền giáo dục.
- Bên cạnh việc có các quy định rõ ràng về thủ
tục, cần phải trao cho toà quyền tự chủ trong việc
giải thích nội dung các quy phạm tố tụng hành
chính. Bởi lẽ, đây là vốn phong phú và phức tạp,
các quy định pháp luật dẫu nhiều bao nhiêu cũng
chưa đủ khi đối chiếu vào thực tiễn khách quan
sinh động. Trong thực tế, Toà án nhân dân tối cao
đã ban hành rất nhiều văn bản trong lĩnh vực xét
xử hành chính nhằm hướng dẫn các toà cấp dưới.
Đó là nhu cầu khách quan của đời sống. Cần thừa
nhận thực tiễn này, nhất là thừa nhận án lệ trong
hoạt động xét xử của Toà án.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÌN RA THEÁ GIÔÙI
86
HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI NGÀNH LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Trần Hồng Tình1
Hồ Thị Hưng2
Tóm tắt: Ở Việt Nam, tài phán hành chính chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy
định của Luật tố tụng hành chính do Tòa án nhân dân và các Thẩm phán hành chính thực hiện. Bài viết
này đề cập những quan niệm về tố tụng hành chính, tài phán hành chính và những vấn đề cần đặt ra đối
với ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Tố tụng hành chính, Luật Tố tụng hành chính, tài phán hành chính
Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 10/5/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017
Abstract: Concept of administrative Procedure is newly formed about within 20 years recently in
legal activity of Viet Nam regarding to theoretical and practical aspect. This concept relates to concept
of arbitration in general as well as administrative arbitration in particular. This article mentions issued
brought forward for Viet Nam’s administrative procedure sector in international intergration
Keywords: Administrative procedure, Law of administrative procedure, administrative arbitration
Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 10/5/2017; Date of approval: 1/6/2017
1. Quan niệm về tố tụng hành chính
Tố tụng hành chính được xem là một dạng
của hoạt động tài phán. Thuật ngữ “tài phán” có
nguồn gốc từ tiếng Latinh là “jurisdictio”, trong
tiếng Anh là từ “jurisdiction”. Theo nghĩa rộng
thì tài phán là quyền lực của cơ quan nhà nước
trong việc xem xét tính đúng sai của các hoạt
động hành pháp diễn ra trên phạm vi lãnh thổ nhất
định; theo nghĩa hẹp thì thuật ngữ này dùng để
chỉ thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét,
đánh giá và ra các phán quyết đối với vụ việc cụ
thể và với các đối tượng xác định3. Theo khái
niệm này thì tài phán được hiểu bao gồm hoạt
động giải quyết tranh chấp của Tòa án và hoạt
động giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của
cơ quan hành chính.
Trên thế giới, quan niệm về tài phán hành
chính là không có sự đồng nhất và tùy vào chế độ
chính trị pháp lý, truyền thống tài phán và điều
kiện khu vực, quốc gia, theo quan niệm lưỡng hệ
tài phán (hành chính và tư pháp), nhất hệ tài phán
(Tư pháp) hoặc hỗn hợp.
Ở các nước thuộc hệ thống Common Law
không có sự phân biệt rõ ràng giữa công pháp và
tư pháp, do đó các tranh chấp hành chính cũng
không được xác định rõ là phát sinh trong lĩnh
vực nào. Ở các nước này, các tranh chấp hành
chính trước hết được giải quyết bởi cơ chế giải
quyết khiếu nại do cơ quan hành chính đã ban
hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành
chính bị khiếu nại. Trường hợp người dân không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có
quyền khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên các nước
này không thành lập hệ thống Tòa án chuyên
trách mà các tranh chấp hành chính được giải
quyết bởi hệ thống Tòa án thường, theo đó thủ
tục tố tụng để giải quyết các tranh chấp này cũng
là thủ tục tố tụng dân sự.
Đối với các quốc gia thuộc hệ thống Civil
Law, có sự phân định rạch ròi giữa luật công và
1 Thạc sỹ, Công ty luật Nhân dân
2 Giảng viên Trường chính trị tỉnh Nghệ An
3 Bryan A.Garner, Black’s Law Dictionary, tr 85, 1999
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
87
luật tư, do đó các tranh chấp phát sinh cũng được
xác định rõ thuộc lĩnh vực luật nào. Tranh chấp
hành chính là tranh chấp nảy sinh trong lĩnh vực
luật công, do đó được giải quyết theo một cơ chế
khác so với các tranh chấp trong lĩnh vực luật tư.
Ở các nước này, các tranh chấp hành chính có thể
được giải quyết bằng con đường giải quyết khiếu
nại (cơ chế hành chính) bởi các cơ quan tài phán
hành chính, độc lập với tài phán tư pháp, sự khác
nhau trong việc tìm kiếm mô hình để thực hiện
quyền phán quyết đối với các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan công
quyền khi bị khiếu kiện.
2. Quan niệm về tài phán Hành chính nước
ta hiện nay và những hạn chế trong hoạt động
giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam
Kể từ ngày 01/7/1996, Tòa hành chính được
thành lập đã đánh dấu bước phát triển mới của
nền pháp lý Việt Nam. Quan niệm về tài phán
hành chính đã có những điểm mới so với quan
niệm trước đây. Theo đó tài phán hành chính
được hiểu là hoạt động xét xử các tranh chấp
hành chính giữa công quyền và công dân được
thực hiện bởi một cơ quan tài phán độc lập (Tòa
án) được chấp nhận ở Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc củng cố và hoàn thiện bộ máy
nhà nước, bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN;
xây dựng nhà nước pháp quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân được tuyệt đối tôn trọng và
bảo vệ.
Như vậy, với việc được trao quyền xét xử hành
chính cho Tòa hành chính thay vì trước đây chỉ
thừa nhận việc khiếu nại hành chính được thực
hiện thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và thanh tra nhà nước, thì việc giải quyết các vụ
việc hành chính đã được quan tâm hơn và đã thay
đổi một cách đáng kể trong tư duy pháp lý của nhà
nước ta. Tài phán hành chính ở nước ta hiện nay
có những đặc điểm sau:
Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động
xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh khi
có đơn khởi kiện vụ án hành chính giữa công
dân và tổ chức của họ với các cơ quan, tổ chức
và cá nhân công quyền. Cơ quan tài phán hành
chính ở Việt Nam là Tòa án hành chính thuộc
hệ thống Tòa án nhân dân.
Đối tượng của tài phán hành chính ở Việt Nam
là các quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành
vi hành chính của cơ quan, cá nhân công quyền bị
công dân khởi kiện sau khi được cơ quan có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục khiếu nại.
Tóm lại, Tài phán hành chính Việt Nam là hoạt
động xét xử các vụ án hành chính theo quy định
của Luật tố tụng hành chính, do Tòa án nhân dân
(các tòa hành chính chuyên trách) và các thẩm
phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức của họ và
cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp
chế XHCN, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước.
Thực tế hiện nay là khiếu nại hành chính có
chiều hướng tăng hơn trong khi đó giải quyết khiếu
kiện hành chính lại có xu hướng giảm đi. Điều này
được lý giải bởi những yếu kém trong xét xử hành
chính sau:
Thứ nhất, Các quy định của pháp luật còn gây
những cản trở nhất định đến hoạt động xét xử của
tòa Hành chính.
Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản đầu tiên
dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động xét xử hành
chính của nước ta. Những quy định hạn chế quyền
của người đi kiện như thu hẹp các loại việc thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án; thời hiệu khởi kiện
ngắn ngủi.
Thứ hai, Sự độc lập chưa cao của Thẩm phán
trước cơ quan hành chính
Điều này được nhận thấy trong việc Tòa án
nhân dân tối cao hoặc các Thẩm phán có xu hướng
giải thích thu hẹp đi quyền hạn của mình khi xử
hành chính.
Một thực tế nữa là, các Thẩm phán phụ trách
xét xử vẫn còn e ngại với xử án hành chính, bởi
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
88
đối tượng bị xử là cơ quan công quyền hoặc cán
bộ, công chức đại diện cho cơ quan công quyền
trong khi Thẩm phán, người xét xử, đôi khi chưa
hẳn đã độc lập so với các cơ quan này. Đặc biệt
là trong tình hình hiện nay, khi mà mỗi cấp toà
hay Thẩm phán đều ở trên một địa bàn xác định
(tỉnh, huyện), chịu sự quản lý điều hành của cơ
quan hành chính. Sâu xa hơn, do cùng trên một
địa bàn lãnh thổ, sinh hoạt cùng một cấp cơ
quan Đảng thì các Thẩm phán khó tránh khỏi sự
ảnh hưởng ít nhiều hay nể nang cơ quan
hành chính.
Thứ ba, Các phán quyết của Toà án vẫn chưa
được thực thi một cách nghiêm túc theo quy
định.
Khi quyết định hành chính sai trái bị huỷ,
quyền và lợi ích của người khởi kiện sẽ được khôi
phục hoặc thực thi hay không lại hoàn toàn phụ
thuộc vào cơ quan hành chính. Trong vụ kiện hành
chính, quyền của Toà án không thể chỉ định một
phương thức xử sự cụ thể cho cơ quan hành chính
mà chỉ dừng lại ở mức độ phán xét tính hợp pháp
của một quyết định hành chính, hành vi hành
chính. Điều đó có nghĩa là nếu Tòa án có sự can
thiệp và nếu quyết định có thể được thực thi thì
cuối cùng vẫn phải qua con đường hành chính. Lý
do này khiến người khởi kiện cảm thấy nản chí và
không thật sự thoải mái khi chọn toà để giải quyết
các khúc mắc giữa họ với cơ quan công quyền.
Tuy nhiên, trong kiện hành chính không phải
là không có những phán quyết được thực thi theo
con đường thông thường mà bên cạnh đó vẫn có
một bộ phận trong phán quyết được thực hiện
không qua con đường hành chính. Đó là việc thi
hành các phần của bản án có liên quan đến bồi
thường thiệt hại gây ra bởi cơ quan hành chính.
Song cũng không vì thế mà con đường thực hiện
phán quyết được “suôn sẻ” bởi cơ quan thi hành
án dân sự khó có thể độc lập so với cơ quan hành
chính, đối tượng bị thi hành án. Nên thực sự vẫn
còn hạn chế lớn trong việc thực hiện phán quyết
của Tòa án hành chính mà chúng ta phải nghiêm
túc nhìn nhận.
Thứ tư, Ý thức pháp luật của người dân,
thậm chí của cơ quan nhà nước vẫn còn hạn chế.
Trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp
là những hoạt động đòi hỏi ý thức pháp luật của
người thực thi quyền lực cũng như của đối tượng
bị áp dụng. Nhưng trong thực tế hiện nay, không
phải cơ quan nào, cá nhân nào hay người dân nào
cũng có được sự hiểu biết đầy đủ về các quy định
của pháp luật cũng như thái độ của họ đối với các
quy định của nhà nước, nên trong quá trình thực
hiện pháp luật còn có những hạn chế khiến cho
hiệu quả đạt được là không cao. Bên cạnh đó
người dân vẫn còn tâm lý và xa lạ với việc “dân
kiện quan” đối với nhân dân ta, khi mà những lễ
nghi, thứ bậc trong xã hội phong kiến còn tồn tại.
Thời bao cấp với tư duy nhà nước lo cho tất cả đã
không tạo ra lối nghĩ về việc dân có thể kiện lại
chính quyền. Những thói quen, nếp nghĩ đó của
công dân và cơ quan công quyền đã hạn chế số
lượng người dân yêu cầu toà hành chính bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu đặt
ra đối với pháp luật tố tụng hành chính của
Việt Nam
Với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc
tế, cùng với việc Việt Nam đã là thành viên của
nhiều điều ước quốc tế và đã gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), thì việc pháp điển hoá
các quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết
các khiếu kiện hành chính, cụ thể hoá các cam kết
quốc tế của Việt Nam là rất cần thiết. Theo bản
cam kết văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam
(đoạn 135 trang 66) thì: “Đại diện của Việt Nam
xác nhận thêm rằng sẽ sửa đổi các luật và các quy
định trong nước sao cho phù hợp với các yêu cầu
của hiệp định WTO về thủ tục và rà soát pháp lý
đối với các quyết định hành chính, trong đó bao
gồm cả khoản X:3(b) của Hiệp định GATT 1994.
Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng các Toà
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
89
án chịu trách nhiệm rà soát phải có quan điểm
công bằng và độc lập với cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định hành chính và không có quyền lợi
thực chất nào liên quan tới kết quả của vụ việc”.
Ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, trong đó một trong các
nhiệm vụ được xác định đó là: “... mở rộng thẩm
quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện
hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết
các khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo
đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công
quyền trước Toà án...”. Với định hướng như vậy
cũng như qua việc phân tích thực trạng các quy
định của pháp luật Tố tụng hành chính và thực
trạng áp dụng các quy định này trên thực tế thì có
thể thấy rằng yêu cầu hoàn thiện pháp luật Tố tụng
hành chính là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng đặt ra yêu cầu:
“Xây dựng cơ chế bảo đảm cho mọi bản án của
Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành,
các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán
quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Như đã phân tích ở trên, việc thi hành các bản án
hành chính hiện nay còn gặp nhiều khó khăn,
trong khi đó Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính lại không quy định cơ chế để thi hành
những phán quyết này. Chính vì vậy yêu cầu xây
dựng cơ chế thi hành các phán quyết của Tòa án
nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành
chính là hết sức quan trọng. Việc thi hành các phán
quyết của Tòa án nhân dân khi giải quyết các vụ án
hành chính có những điểm đặc thù của nó so với
các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, chính
vì vậy cần nghiên cứu một cơ chế sao cho phù hợp
và khả thi với những điểm đặc thù của cơ chế này
cũng như điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt
Nam. Từ những yêu cầu nói trên, Việt Nam phải
hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính theo
hướng sau đây:
Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công
dân và cơ quan công quyền trước Toà án”.
Quá trình xây dựng Luật Tố tụng hành chính
luôn bám sát các chủ trương, đường lối, quan điểm
của Đảng về cải cách tư pháp, cụ thể là Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 “Về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020”. Theo những quan
điểm chỉ đạo này thì thẩm quyền xét xử các vụ án
hành chính của Tòa án nhân dân có xu hướng được
mở rộng, đồng thời cần tạo thuận lợi cho công dân
tham gia Tố tụng hành chính, bảo đảm sự bình
đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước
Tòa án. Xuất phát từ những ưu thế của cơ chế giải
quyết tranh chấp hành chính tại Tòa án so với các
cơ chế giải quyết khác, quan điểm chỉ đạo về việc
mở rộng thẩm quyền xét xử các tranh chấp hành
chính của Tòa án nhân dân là quan điểm đúng đắn
trong thời kỳ hiện nay. Bên cạnh đó, pháp luật Tố
tụng hành chính phải đảm bảo tạo điều kiện thuận
lợi cho công dân tham gia tố tụng, không quy định
những thủ tục rườm rà, không cần thiết làm cản trở
tới việc thực hiện quyền của công dân.
Thứ hai, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và
tính thống nhất của Luật Tố tụng hành chính trong
hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của Luật
Tố tụng hành chính.
Để đảm bảo tính thống nhất chung của hệ
thống pháp luật, mỗi văn bản pháp luật được ban
hành phải đảm bảo yêu cầu hợp hiến, hợp pháp,
đồng thời không mâu thuẫn với các văn bản
pháp luật khác có liên quan. Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính có một số quy
định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp
luật khác như Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố
cáo, Luật Luật sư làm giảm hiệu lực của các quy
định này trên thực tế cũng như gây khó khăn
trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy
yêu cầu bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính
khả thi của các quy định trong Luật Tố tụng
hành chính cũng là một yêu cầu quan trọng.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
90
Thứ ba, bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng
hành chính dân chủ, công khai, đơn giản, công
bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai
trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong hoạt động tố tụng hành chính.
Thứ tư, kế thừa, trên cơ sở tổng kết, đánh giá
các quy định của pháp Luật Tố tụng hành chính
hiện hành, kinh nghiệm giải quyết các vụ án hành
chính từ thực tiễn xét xử của Toà án và tham khảo
có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, đáp ứng
các yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội của nước
ta và của quá trình hội nhập quốc tế.
Để phát huy những ưu điểm của tố tụng
hành chính với lợi thế là tính chắc chắn, tin cậy,
sự độc lập, khách quan so với các cơ quan hành
chính và nhằm hạn chế sự tuỳ nghi của cả cơ
quan hành chính và cơ quan tố tụng trong việc
giải quyết vụ án hành chính cũng như hạn chế
sự xa lạ của người dân với thủ tục kiện hành
chính, cần phải:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt trong
đó cần phải cụ thể hoá các quy định của pháp luật
tố tụng hành chính.
- Cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của
nhiều quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển
khác. Đảm bảo tính độc lập của Thẩm phán hành
chính bằng cách kiện toàn cách thức tổ chức của
toà hành chính theo hướng tách rời khỏi cơ cấu
lãnh thổ hành chính nhất định.
- Nâng cao ý thức pháp luật của công dân về
xét xử hành chính thông qua các biện pháp tuyên
truyền giáo dục.
- Bên cạnh việc có các quy định rõ ràng về thủ
tục, cần phải trao cho toà quyền tự chủ trong việc
giải thích nội dung các quy phạm tố tụng hành
chính. Bởi lẽ, đây là vốn phong phú và phức tạp,
các quy định pháp luật dẫu nhiều bao nhiêu cũng
chưa đủ khi đối chiếu vào thực tiễn khách quan
sinh động. Trong thực tế, Toà án nhân dân tối cao
đã ban hành rất nhiều văn bản trong lĩnh vực xét
xử hành chính nhằm hướng dẫn các toà cấp dưới.
Đó là nhu cầu khách quan của đời sống. Cần thừa
nhận thực tiễn này, nhất là thừa nhận án lệ trong
hoạt động xét xử của Toà án./.
Tài liệu tham khảo
1. Bryan A.Garner, Black’s Law Dictionary, 1999
2. Hiệp định GATT năm 1994
3. Bản Cam kết văn kiện gia nhập WTO của
Việt Nam
Về nội dung theo dõi thi hành pháp luật
ngoài 03 nội dung được quy định tại Nghị định
số 59/2012/NĐ-CP, đề nghị xem xét thêm cả tính
hợp pháp, tính phù hợp, tính hiệu quả của văn
bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm
pháp luật./.
Tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp năm 2013
2. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị
về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
3. Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính
phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2012;
4. Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật
CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(Tiếp theo trang 85)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_nhap_quoc_te_va_nhung_van_de_dat_ra_doi_voi_nganh_luat_t.pdf