Ba là, xây dựng thiết chế công chứng
hợp đồng TMĐT
Nhu cầu công chứng điện tử của công
dân là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp.
Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để thực hiện công
chứng điện tử lại chưa được ghi nhận. Ở
nước ta hiện nay, chủ trương hiện đại hóa
và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động của các ban ngành, các cơ quan, tổ
chức đang rất được quan tâm và thực hiện
rộng rãi. Trong đó, ngành công chứng Việt
Nam dưới sự chủ trì của Bộ Tư pháp đã chú
trọng thực hiện các dự án tin học hóa trong
chương trình hợp tác quốc tế với ngành công
chứng của Cộng hòa Pháp để đầu tư trang
thiết bị, đào tạo kỹ năng tác nghiệp trên máy
tính cho Công chứng viên, cán bộ của phòng
công chứng. Đây có thể nói là tiền đề, cơ
sở vật chất ban đầu cũng như nhằm đúc rút
kinh nghiệm thực tế để xây dựng công chứng
điện tử ở nước ta. Đồng thời, Luật Giao dịch
điện tử năm 2005 đã xây dựng những cơ sở
pháp lý cần thiết nhất cho hoạt động công
chứng điện tử bằng việc ghi nhận những
biện pháp, công cụ điện tử được sử dụng
trong giao dịch điện tử cũng như thừa nhận
giá trị pháp lý của hình thức giao dịch này11.
Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu mô hình tổ
chức và hoạt động của công chứng điện tử
cũng như nghiên cứu ban hành những quy
định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này
nhằm đáp ứng yêu cầu chính đáng và hợp
pháp của công dân.
11 Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, tr 296-298.
Bốn là, xây dựng quy định điều chỉnh
đối với tài sản ảo
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ban hành Thông tư số 24/2014/TTBTTTT ngày 29/12/2014 quy định chi tiết
hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch
vụ trò chơi điện tử trên mạng, trong đó, Điều
7 Thông tư quy định về vật phẩm ảo, đơn
vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi trực tuyến.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy định mang tính
chất chung chung về quyền và nghĩa vụ của
người cung cấp dịch vụ trò chơi và người
chơi mà không thừa nhận hay bảo hộ cho các
tài sản ảo. Do đó, các cơ quan nhà nước cần
nghiên cứu và đề xuất ban hành VBQPPL
có giá trị pháp lý cao hơn điều chỉnh vấn đề
tài sản ảo
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng thương mại điện tử: Thực trạng và hướng hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập toàn diện với thế giới về
phương diện kinh tế. Việc tiếp thu các thành quả khoa học công
nghệ là tất yếu và vô cùng cần thiết, trong đó bao gồm cả việc tiếp
thu công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng.
Thương mại điện tử là phương thức thương mại nhanh chóng,
thuận tiện nhất và tiết kiệm chi phí, giúp cho việc kết nối giữa các
nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuy
nhiên, giao dịch qua hợp đồng thương mại điện tử thường có nhiều
rủi ro. Khi mà Website thương mại điện tử hầu như vẫn chưa thể
tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, thì những thủ đoạn lừa đảo
lại xuất hiện ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Điều này đã phần
nào làm hạn chế những lợi ích mà thương mại điện tử có thể đem
lại. Vì thế, cần phải hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền
lợi ích hợp pháp của các bên khi giao kết, thực thi các hợp đồng
thương mại điện tử.
Nguyễn Duy Phương*
Nguyễn Duy Thanh**
* PGS. TS. Trường Đại học Luật, Đại học Huế
** GV. Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Abstract
In recent years, our country has been integrated into the economy
of the world. In this process, the absorption of scientific and
technological achievements is indispensable and extremely
necessary. This includes the acquisition of information technology
in general and e-commerce in particular (e-commerce). E-commerce
is the fastest, most convenient and cost-effective method to better
establish connections among the manufacturers, the distributors and
the customers. However, transactions through e-commerce contracts
usually contain potential risks. While e-commerce websites are
unlikely able to convince the customers, fraudulent practices are
becoming increasingly popular and sophisticated, which in turn
has limited the benefits of e-commerce. It is required the related
legal regulations on e-commerce gradually need to be improved to
ensure the legitimate interests of the parties when entering into and
e-commerce contracts.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: pháp luật, hợp đồng, thương
mại điện tử
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 13/12/2018
Biên tập : 07/01/2019
Duyệt bài : 14/01/2019
Article Infomation:
Keywords: laws, contracts, e-commerce
Article History:
Received : 13 Dec. 2018
Edited : 07 Jan. 2019
Approved : 14 Jan. 2019
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 8(384) T4/2019
1. Khái quát về hợp đồng thương mại
điện tử
Quan hệ hợp đồng là mối quan hệ phổ
biến, là cơ sở pháp lý chủ yếu để các bên
chủ thể thỏa thuận thiết lập nên các quyền
và nghĩa vụ của mình khi tham gia các giao
dịch nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hàng
ngày cũng như các giao dịch kinh doanh
thương mại. Xã hội phát triển càng hiện đại
thì sự đa dạng của các loại hợp đồng cũng
ngày càng tăng lên. Đặc biệt, cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin, giao
dịch thương mại điện tử (TMĐT) được hình
thành với nhiều lợi thế về chi phí rẻ, tốc độ
truyền tải thông tin nhanh chóng, không phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý và biên giới
quốc gia. Sự gia tăng không ngừng của các
giao dịch TMĐT làm xuất hiện một loại hình
hợp đồng mới là hợp đồng TMĐT.
Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm
2005 xác định: “Hợp đồng điện tử là hợp
đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ
liệu”. Dựa vào cách hiểu trên, có thể nêu lên
định nghĩa hợp đồng TMĐT như sau: Hợp
đồng TMĐT là sự thỏa thuận giữa các bên
trong đó có ít nhất một bên là thương nhân.
Chủ thể còn lại là chủ thể có tư cách pháp
lý nhằm xác lập hợp đồng dưới dạng thông
điệp dữ liệu.
Hợp đồng trong TMĐT có các đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng TMĐT vẫn giữ
các đặc điểm pháp lý của một hợp đồng
thương mại: một bên chủ thể là thương
nhân; mục đích của hợp đồng trong TMĐT
là lợi nhuận; đối tượng của hợp đồng là hàng
hóa; nội dung hợp đồng thương mại thể hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
hợp đồng, đó là các điều khoản do các bên
thỏa thuận.
Thứ hai, hợp đồng TMĐT có các đặc
điểm riêng: hợp đồng được thể hiện hoàn
1
toàn dưới dạng thông điệp dữ liệu; trong quá
trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các
bên không cần gặp trực tiếp mà thông qua
các phương tiện điện tử.
Đây là điểm khác biệt so với các hợp
đồng được thực hiện thông thường.
2. Thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
2.1 Tình hình thực hiện hợp đồng TMĐT
tại Việt Nam
Hợp đồng TMĐT được hình thành
khi các chủ thể tham gia giao dịch trong
môi trường TMĐT và được thể hiện bởi
nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, các
hình thức phổ biến gồm: hợp đồng thương
mại truyền thống được đưa lên website, hợp
đồng TMĐT được hình thành qua giao dịch
tự động, hợp đồng TMĐT hình thành qua thư
điện tử, hợp đồng TMĐT có sử dụng chữ ký
số. Vì vậy, để đánh giá tình hình sử dụng hợp
đồng TMĐT trong hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam, chúng ta cần căn cứ vào tình hình
ứng dụng TMĐT của các chủ thể như việc
sử dụng thư điện tử để giao dịch, xây dựng
website TMĐT có chức năng đặt hàng trực
tuyến, mức độ tham gia vào các sàn giao
dịch TMĐT và mức độ sử dụng các công cụ
thanh toán điện tử khi thực hiện hợp đồng.
Năm 2017, Cục TMĐT và Công nghệ thông
tin - Bộ Công thương đã tiến hành điều tra từ
cuối tháng 8 tới tháng 11 năm 2016 tại 3.566
doanh nghiệp trong cả nước nhằm tổng hợp
điều tra, phân tích về tình hình hoạt động
của các doanh nghiệp TMĐT, hiện trạng
ứng dụng TMĐT của cộng đồng trong nước.
Thông qua số liệu của Báo cáo chỉ số TMĐT
Việt Nam 20171, có thể rút ra được tình hình
sử dụng hợp đồng TMĐT trong hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ nhất, về hạ tầng và nguồn nhân
lực đang được cải thiện một cách rõ rệt
Hạ tầng và nguồn nhân lực được thể
hiện ở trong thiết bị thực hiện. Theo thống
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 8(384) T4/2019
kê của Bộ Công thương trong Báo cáo chỉ số
TMĐT Việt Nam 2017, có 99% doanh nghiệp
tham gia khảo sát cho biết có trang bị máy
tính PC và laptop, bên cạnh đó có 61% cho
biết có trang bị các thiết bị di động, bao gồm
điện thoại thông minh và máy tính bảng2.
Thứ hai, việc áp dụng các phương tiện
điện tử nhằm ký kết hợp đồng đang trở nên
ngày càng phổ biến
Có đến 45% doanh nghiệp cho biết có
trên 50% lao động thường xuyên sử dụng
email trong công việc, cao hơn tỷ lệ 39%
trong năm 2015; 18% cho biết có tới 10% lao
động thường xuyên sử dụng email. Xét về
quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ ứng dụng email
cao hơn các doanh nghiệp lớn. Trong đó,
mục đích chính sử dụng email trong doanh
nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách
hàng và nhà cung cấp với con số 84%3. Nhìn
chung, xu hướng sử dụng email trong các
hoạt động của doanh nghiệp đang tăng dần
so với các năm trước.
Thứ ba, các hợp đồng TMĐT giữa các
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) chủ
yếu vẫn dưới dạng đơn đặt hàng qua email
Năm 2016, mới chỉ có 31% doanh
nghiệp sử dụng các hợp đồng điện tử. Email
vẫn là hình thức nhận đơn đặt hàng chủ
yếu qua các công cụ trực tuyến của doanh
nghiệp. 85% doanh nghiệp nhận đơn đặt
hàng qua email và tăng 7% so với năm 2015.
Hai hình thức khác là website và sàn TMĐT/
mạng xã hội có tỷ lệ thấp hơn nhiều và đều
dưới mức 50%. Qua các năm, tỷ lệ nhận đơn
đặt hàng của doanh nghiệp qua các công cụ
trực tuyến có xu hướng tăng dần.
Khá tương đồng với hình thức nhận
đơn đặt hàng, hoạt động đặt hàng của
2 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018, tr. 25
3 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd, trang 25, 36
4 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd , trang 36
5 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd , trang 28
6 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd, trang 29
doanh nghiệp với đối tác trên các công cụ
trực tuyến vẫn chiếm chủ yếu là thông qua
email (84% đặt hàng qua email), tiếp đến là
website (46%) và sàn, mạng xã hội (32%).
Tỷ lệ đặt hàng cũng đang có xu hướng tăng
dần so với hai năm trước4.
Thứ tư, các doanh nghiệp đang dần
chú ý đến các giao dịch TMĐT
Có đến 45% doanh nghiệp tham gia
khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ
lệ này không thay đổi nhiều so với các năm
trước. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp đã
chú trọng tới việc cập nhật thông tin thường
xuyên lên website: 54% doanh nghiệp cập
nhật thông tin lên website hàng ngày so với
tỷ lệ 50% năm 20155.
Thứ năm, ngoài email thì một số
phương thức giao kết hợp đồng trong TMĐT
chỉ mới bắt đầu phát triển
Kinh doanh trên mạng xã hội đang
là một xu hướng thu hút sự quan tâm của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá
nhân bởi những lợi thế về hiệu quả và chi
phí cũng như tính tương tác với khách hàng.
Khảo sát cho thấy, có 34% doanh nghiệp đã
tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, tăng
6% so với năm 2015.
Sàn TMĐT cũng là một công cụ hữu
ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên
trong vài năm trở lại đây xu hướng này đang
chững lại. Năm 2016 có 13% doanh nghiệp
tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên
các sàn TMĐT. Tỷ lệ này hầu như không
thay đổi so với năm 20156.
Năm 2015 đã đánh dấu sự bùng nổ
mạnh mẽ của xu hướng thương mại di động.
Song song với sự phát triển của hạ tầng di
động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 8(384) T4/2019
vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng mới
này, từ khâu nâng cấp website tương thích
với thiết bị di động tới việc phát triển các
ứng dụng. Khảo sát năm 2016 cho thấy, 19%
doanh nghiệp đã phát triển website để tương
thích với nền tảng di động.
Tương tự website phiên bản di động,
tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng
trên thiết bị di động năm 2016 cũng là 15%,
giảm một chút so với năm 20157.
Thứ sáu, giao dịch TMĐT của doanh
nghiệp với người tiêu dùng đang dần trở nên
phổ biến
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông,
tại Việt Nam, tổng số lượng người dùng
internet vào khoảng 35 triệu, trong đó có
khoảng 15 triệu người dùng đã từng truy cập
vào các website TMĐT (chiếm 43% lượng
người dùng internet) và lượng active user
chiếm khoảng 15% số đó (2,3 triệu).
Người dùng truy cập vào các website
TMĐT phần lớn để tra cứu thông tin sản
phẩm, dịch vụ, hàng hoá và tham khảo
giá, nơi bán. Số ít trong đó là có tham gia
giao dịch trực tuyến. Số người đã từng
tham gia đặt hàng và thanh toán online là
khoảng 800.000 người. Lượng giao dịch
online trung bình trên mỗi đầu người là 4
giao dịch/năm. Giá trị trung bình mỗi giao
dịch dao động trong khoảng 100.000 đồng
đến 140.000 đồng8.
Thứ bảy, các giao dịch giữa Chính phủ
và doanh nghiệp thông qua sử dụng dịch vụ
công trực tuyến ngày càng phổ biến
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến
liên quan tới các thủ tục thông báo, đăng ký,
cấp phép, v.v.. của doanh nghiệp năm 2016
là 75%. Xu hướng sử dụng dịch vụ công trực
tuyến tăng rõ rệt qua các năm9.
7 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd, trang 30,.
8
dung-25775.html
9 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Tlđd, trang 39
Qua phân tích tình hình thực hiện hợp
đồng trong TMĐT, có thể rút ra một số đánh
giá như sau:
- Việc xác lập và thực hiện các giao
dịch bằng hợp đồng TMĐT đang diễn ra khá
phổ biến;
- Chủ thể thực hiện các giao dịch này
rất đa dạng (doanh nghiệp, người tiêu dùng,
chính phủ,v.v..);
- Bên cạnh các lợi ích đạt được của
giao dịch thông qua hợp đồng TMĐT, vẫn
còn tiềm ẩn các rủi ro pháp lý cần được điều
chỉnh và giải quyết.
2.2 Những vướng mắc trong thực tiễn thực
hiện hợp đồng TMĐT
Thứ nhất, chưa có hợp đồng TMĐT
mẫu nên không bảo đảm sự thống nhất trong
giao dịch TMĐT
Hiện nay, việc giao kết hợp đồng trực
tuyến được tiến hành chủ yếu thông qua
website của doanh nghiệp hoặc sàn giao
dịch TMĐT của các nhà cung cấp trung
gian. Khác với thư điện tử trao đổi trực tiếp
giữa hai bên, giao kết hợp đồng trên website
có thể được thực hiện qua sự tương tác giữa
khách hàng và chức năng đặt hàng trực tuyến
của website hoặc thông qua những hợp đồng
truyền thống được đưa lên website mà thông
thường đây là những hợp đồng mẫu. Pháp
luật hiện hành mới bao hàm quy định điều
chỉnh về quy trình giao kết hợp đồng trên
website TMĐT có chức năng đặt hàng trực
tuyến, mà chưa có quy định về nội dung hợp
đồng mẫu, trong khi các giao dịch này đang
phát triển ngày càng nhanh chóng và tự phát
khiến cho người tiêu dùng gặp nhiều bất
lợi. Trong môi trường TMĐT, các hợp đồng
mẫu thường là hợp đồng sử dụng dịch vụ
ngân hàng, hợp đồng đặt phòng khách sạn,
hợp đồng mua bán hàng hóa...
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 8(384) T4/2019
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm
những điều khoản rập khuôn do tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ đơn phương soạn thảo để giao dịch với
nhiều người tiêu dùng. Nội dung của hợp
đồng đã được người bán chuẩn bị sẵn; người
tiêu dùng chỉ có mỗi quyền tuyên bố chấp
nhận hay không chấp nhận, chứ không có
cơ hội thảo luận, thương lượng về từng điều
khoản của hợp đồng.
Các hợp đồng mẫu chính là điển hình
của sự bất cân xứng về thông tin, bất cân
xứng về khả năng thương lượng. Người bán
bao giờ cũng biết rõ hơn người mua những
thông tin về hàng hóa, dịch vụ do mình cung
cấp, do vậy, họ thường soạn hợp đồng với
nhiều điều khoản dài dòng không rõ ràng,
không bình đẳng, dồn phần bất lợi cho
người mua như bỏ qua những quy định về
quyền của người mua khi giao kết hợp đồng;
lờ đi hoặc giảm nhẹ những nghĩa vụ của
người bán, chẳng hạn như người bán được
miễn trừ hoặc rút ngắn thời hạn chịu ràng
buộc vào trách nhiệm bảo đảm chất lượng
hàng hóa hay nghĩa vụ bảo hành, sử dụng
những thuật ngữ chuyên ngành trong các
điều khoản hợp đồng mà không giải thích
cho người tiêu dùng hiểu... Người tiêu dùng
chỉ tiếp xúc với hợp đồng khi họ cần mua
một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, mặt
khác, khi giao kết hợp đồng, điều họ chú ý
hơn cả là giá cả, các điều kiện khuyến mãi
và thường bỏ qua các điều khoản khác. Hợp
đồng càng cồng kềnh với nhiều điều khoản
kỹ thuật phức tạp thì người tiêu dùng càng
ít quan tâm và bỏ qua việc đọc hết nội dung
hợp đồng. Chính điều này đã dẫn đến việc
người tiêu dùng nhanh chóng nhấp vào nút
đồng ý giao kết hợp đồng mà không hề biết
rõ ràng những điều khoản của hợp đồng là
gì và những hậu quả pháp lý nào mình phải
chịu khi có rắc rối xảy ra.
Do những bất cập do giao kết hợp đồng
mẫu, nên cần thiết phải có một quy chế pháp
lý điều chỉnh sao cho vừa không ảnh hưởng
đến quá trình đi đến thỏa thuận trong giao
kết hợp đồng TMĐT, vừa bảo vệ được quyền
lợi cho người tiêu dùng, cân bằng quyền và
lợi ích của các bên. Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng năm 2011 tuy đã có đưa ra
một số quy định về hợp đồng mẫu nhưng
dường như chỉ mới điều chỉnh các hợp đồng
mẫu giao kết theo phương thức truyền thống
mà chưa tính đến hợp đồng điện tử.
Thứ hai, chưa có quy định về công
chứng hợp đồng TMĐT
Công chứng là việc công chứng viên
chứng nhận tính chất xác thực, hợp pháp của
văn bản (hợp đồng, giao dịch) do người yêu
cầu công chứng đề nghị hoặc do pháp luật
quy định phải công chứng. Thông thường,
khi muốn công chứng viên chứng nhận một
hợp đồng, giao dịch theo cách truyền thống,
những người có yêu cầu công chứng phải
trực tiếp xuất hiện trước mặt công chứng
viên để đề xuất nội dung yêu cầu công
chứng của mình. Như vậy, nếu muốn công
chứng một hợp đồng thương mại thì hợp
đồng đó phải được ký kết bằng phương thức
truyền thống. Đối với hợp đồng TMĐT, các
bên tham gia hợp đồng hoàn toàn trao đổi,
đàm phán nội dung hợp đồng và ký kết từ
xa thông qua phương tiện điện tử thì vấn
đề đặt ra là nếu các bên có yêu cầu công
chứng thì công chứng viên có công chứng
được không và công chứng như thế nào?
Có quan điểm cho rằng, trong giao dịch
điện tử, bằng các công nghệ hiện đại việc
nhận dạng các bên tham gia hợp đồng, chữ
ký điện tử đều đã được số hóa đảm bảo tính
toàn vẹn, chính xác của nội dung hợp đồng,
thậm chí việc giao kết hợp đồng cũng được
thực hiện trên môi trường mạng internet thì
việc tham gia của công chứng viên là không
cần thiết. Tuy nhiên, việc ra đời giao dịch
điện tử không làm thay đổi bản chất của
giao dịch. Nếu trước đây, để thiết lập một
giao dịch, hợp đồng, người ta chỉ có thể
thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình dưới
hình thức là giao kết bằng miệng hoặc giao
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 8(384) T4/2019
kết bằng văn bản, nay nhờ tiến bộ của khoa
học kỹ thuật mà chúng ta có thêm hình thức
giao kết bằng phương tiện điện tử. Vì vậy,
dù giao dịch được thực hiện bằng phương
thức gì thì những nguyên tắc chung, cơ bản
nhất áp dụng trong giao dịch, hợp đồng vẫn
đương nhiên được áp dụng. Ví dụ: khi giao
kết một hợp đồng mua bán tài sản, dù hợp
đồng mua bán tài sản đó được thể hiện bằng
bất kỳ phương thức nào - kể cả bằng giao
dịch điện tử, thì các bên có liên quan vẫn
phải tuân thủ các nguyên tắc, các quy định
của Bộ luật Dân sự (BLDS)10. Do đó, vai trò
của công chứng viên cần phải được tiếp tục
duy trì và phát huy trong giao dịch điện tử.
Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng cần
phải nhanh chóng có sự điều chỉnh của pháp
luật do giao dịch điện tử ngày một phát triển
nhanh chóng, tuy nhiên, Điều 63 Nghị định
số 52/2013/NĐ-CP mới quy định một cách
chung chung về hoạt động chứng thực hợp
đồng điện tử. Luật Công chứng năm 2014
đã được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2014
và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 cũng
chưa đề cập đến việc công chứng hợp đồng,
giao dịch điện tử.
Thứ ba, chưa có các quy định điều
chỉnh vấn đề “tài sản ảo”
Những năm gần đây, vấn đề “tài sản
ảo” trở thành chủ đề nóng ở Việt Nam cùng
với trào lưu phát triển các trò chơi trực tuyến
(game online). Điều 105 BLDS năm 2015
quy định tài sản bao gồm “vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản”. Vậy “tài sản
ảo” có phải là tài sản hay không? Để xác
định “tài sản ảo” là một loại tài sản cần phải
xem xét các khía cạnh sau khác nhau. Xét về
tính pháp lý, “tài sản ảo” là một khái niệm
rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp
thư điện tử, các loại tài khoản game online,
v.v.. Nhưng phổ biến nhất là “tài sản ảo”
10 Tuấn Đạo Thanh (2007), Một số vấn đề công chứng điện tử,
doi/2007/3174/Mot-so-van-de-cong-chung-dien-tu.aspx
trong trò chơi trực tuyến, tên miền. Tiếp
cận theo nghĩa hẹp, “tài sản ảo” là các đối
tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa
rộng thì “tài sản ảo” được hiểu là những
tài nguyên trên mạng máy tính được xác
định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao
trong các giao dịch dân sự. Khái niệm này
được tiếp cận thông qua tư duy lý luận về
quyền tài sản. Điều 115 BLDS năm 2015
quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền
sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Con
người không thể thông qua các giác quan
của mình để tiếp cận được với quyền tài sản
nên quyền tài sản không tạo cho mọi người
khả năng tiếp cận mang tính vật thể mà cần
phải xác định loại tài sản này thông qua giá
trị thể hiện bằng tiền. Nhờ thông qua giá trị
bằng tiền của quyền tài sản mà chúng ta có
thể tiếp cận và tạo nên khả năng cảm nhận
đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu đối
với “tài sản ảo”. Đó là quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt. Điều này cho thấy, “tài
sản ảo” có bản chất “rất gần” với quyền tài
sản và do đó việc thừa nhận nó như một loại
tài sản cũng là hợp lý.
Xét về mặt giá trị, “tài sản ảo” có giá
trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó đáp ứng
những nhu cầu của con người. Trò chơi trực
tuyến đáp ứng nhu cầu về giải trí; tên miền
cung cấp một hình thức đại diện cho doanh
nghiệp, cơ quan, thương hiệu Trong thực
tế, các giao dịch liên quan đến “tài sản ảo”
được thực hiện khá phổ biến, mặc dù pháp
luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ
loại tài sản này là đối tượng của giao dịch
dân sự nhưng giá trị của các loại “tài sản ảo”
này là rất lớn, có thể trị giá hàng chục, hàng
trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 8(384) T4/2019
Mặc dù giao dịch mua bán các tài sản
này đã phổ biến nhưng vẫn chưa có quy định
pháp luật nào định nghĩa thế nào là tài sản ảo
và tài sản ảo trong quan hệ hợp đồng TMĐT
được điều chỉnh như thế nào. Do tính phức
tạp về công nghệ nên việc giám sát, giải
quyết tranh chấp liên quan đến mua bán,
chuyển nhượng tài sản ảo trong các game
online nói riêng và tài sản ảo nói chung là
vấn đề cần được nghiên cứu kỹ, tiến hành
một cách thận trọng.
3. Một số kiến nghị liên quan đến hợp
đồng thương mại điện tử
Một là, xây dựng và ban hành các quy
định hướng dẫn cụ thể việc giao kết và thực
hiện hợp đồng theo mẫu trên các website
TMĐT
Để đảm bảo tính ưng thuận trong hợp
đồng và đảm bảo tính công bằng trong quan
hệ giữa thương nhân và người tiêu dùng,
cần xây dựng những quy định cụ thể về hợp
đồng mẫu trên các website TMĐT. Bên cạnh
các quy định chung và mang tính kỹ thuật
về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt
hàng trực tuyến trên website TMĐT đã được
quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP,
cần bổ sung quy định chi tiết về nội dung các
hợp đồng TMĐT mẫu được đưa lên website.
Hai là, rà soát, hệ thống hóa các văn
bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về hợp
đồng TMĐT
Việc rà soát, hệ thống hóa các VBQPPL
về hợp đồng TMĐT có ý nghĩa quan trọng
trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng TMĐT. Thông qua rà soát, hệ
thống hóa, chúng ta có thể phát hiện được
những quy định, những VBQPPL mâu thuẫn,
chồng chéo, lạc hậu, không còn phù hợp với
định hướng phát triển của hợp đồng TMĐT;
từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung, thay thế, loại bỏ chúng hoặc
ban hành văn bản mới, tiến tới xây dựng
một hệ thống pháp luật về hợp đồng TMĐT
hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ, đảm bảo
tính hợp hiến, hợp pháp, đáp ứng nhu cầu có
một môi trường pháp lý lành mạnh, an toàn
để giao kết hợp đồng TMĐT.
Đối với các chủ thể lựa chọn giao kết
hợp đồng TMĐT, việc rà soát, hệ thống hóa
các VBQPPL còn giúp cho họ có điều kiện
nắm bắt dễ dàng, nhanh chóng những quy
định của pháp luật hiện hành về hợp đồng
TMĐT để áp dụng vào từng trường hợp cụ
thể, tránh sự lúng túng khi gặp phải những
quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo.
Nhờ đó, khi tranh chấp về hợp đồng TMĐT
xảy ra, các vụ việc được giải quyết nhanh
chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ịch
hợp pháp của các bên. Có như vậy, các chủ
thể mới mạnh dạn tham gia vào quá trình
giao kết hợp đồng TMĐT.
Ngoài ra, việc có một hệ thống
VBQPPL đã được hệ thống hóa theo trật tự
còn giúp cho việc tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật được dễ đàng hơn; tạo
điều kiện cho hoạt động giảng dạy, nghiên
cứu pháp luật về hợp đồng TMĐT.
Ba là, xây dựng thiết chế công chứng
hợp đồng TMĐT
Nhu cầu công chứng điện tử của công
dân là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp.
Tuy nhiên, cơ sở pháp lý để thực hiện công
chứng điện tử lại chưa được ghi nhận. Ở
nước ta hiện nay, chủ trương hiện đại hóa
và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động của các ban ngành, các cơ quan, tổ
chức đang rất được quan tâm và thực hiện
rộng rãi. Trong đó, ngành công chứng Việt
Nam dưới sự chủ trì của Bộ Tư pháp đã chú
trọng thực hiện các dự án tin học hóa trong
chương trình hợp tác quốc tế với ngành công
chứng của Cộng hòa Pháp để đầu tư trang
thiết bị, đào tạo kỹ năng tác nghiệp trên máy
tính cho Công chứng viên, cán bộ của phòng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 8(384) T4/2019
công chứng. Đây có thể nói là tiền đề, cơ
sở vật chất ban đầu cũng như nhằm đúc rút
kinh nghiệm thực tế để xây dựng công chứng
điện tử ở nước ta. Đồng thời, Luật Giao dịch
điện tử năm 2005 đã xây dựng những cơ sở
pháp lý cần thiết nhất cho hoạt động công
chứng điện tử bằng việc ghi nhận những
biện pháp, công cụ điện tử được sử dụng
trong giao dịch điện tử cũng như thừa nhận
giá trị pháp lý của hình thức giao dịch này11.
Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu mô hình tổ
chức và hoạt động của công chứng điện tử
cũng như nghiên cứu ban hành những quy
định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này
nhằm đáp ứng yêu cầu chính đáng và hợp
pháp của công dân.
11 Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, tr 296-298.
Bốn là, xây dựng quy định điều chỉnh
đối với tài sản ảo
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ban hành Thông tư số 24/2014/TT-
BTTTT ngày 29/12/2014 quy định chi tiết
hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch
vụ trò chơi điện tử trên mạng, trong đó, Điều
7 Thông tư quy định về vật phẩm ảo, đơn
vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi trực tuyến.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy định mang tính
chất chung chung về quyền và nghĩa vụ của
người cung cấp dịch vụ trò chơi và người
chơi mà không thừa nhận hay bảo hộ cho các
tài sản ảo. Do đó, các cơ quan nhà nước cần
nghiên cứu và đề xuất ban hành VBQPPL
có giá trị pháp lý cao hơn điều chỉnh vấn đề
tài sản ảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
3. Luật Thương mại năm 2005.
4. Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
5. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2014.
6. Tổ chức Thương mại thế giới, "Understanding the WTO: Electronic commerce”; xem tại https://www.wto.
org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/bey4_e.htm, truy cập ngày 2/4/2018.
7. Eurostat statistic explained, ”Glossary: E-Commerce”;xem tại http://
ec.europa.eu/eurostat/statistics-explained/index.php/Glossary:E-commerce, truy cập ngày 2/4/2018.
8. Renald Lafond và Chaitali Sinha, E-commerce in the Asian context - Selected Case Studies, xem tại http://
www.idrc.ca/en/resources/publications/pages/idrcbookdetails.aspx?publicationid=199, truy cập ngày
2/4/2018
9. Uỷ ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế, Tình hình Mô hình Luật UNCITRAL về TMĐT, xem
tại
org/uncitral/en/uncitral_texts/electronic_commerce/1996Model_status.html, (truy cập ngày 2/4/2018)
10. Linh Lê (2017), Doanh nghiệp chuộng kinh doanh trên mạng xã hội,
xem tại
hoi-165608.ict, truy cập ngày 2/4/2018.
11. Nguyễn Văn Thoan (2010), Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án TS, Đại học Ngoại thương, tr. 28.
12. Trần Văn Biên (2012), Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. tr 70.
13. Tuấn Đạo Thanh (2007), Một số vấn đề công chứng điện tử, xem tại
cuu-trao-doi/2007/3174/
Mot-so-van-de-cong-chung-dien-tu.aspx, truy cập ngày 2/4/2018.
14. Trần Lê Hồng (2007), Tài sản ảo - Từ nhận thức đến bảo hộ, Tạp chí Luật học, số 5/2007, tr 33.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 8(384) T4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_dong_thuong_mai_dien_tu_thuc_trang_va_huong_hoan_thien.pdf