Hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá theo bộ nguyên tắc chung về luật hợp đồng châu Âu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá PECL cũng giống như luật của các quốc gia trên thế giới, khi quy định về vấn đề hủy bỏ hợp đồng thì hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ cần được dự liệu ghi nhận. Khi hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá thì hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 4:115 PECL: “Một trong hai bên có quyền yêu cầu bồi hoàn những gì đã cung cấp theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy, với điều kiện họ đồng thời bồi hoàn những gì họ đã được nhận theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy. Nếu bồi hoàn không thể thực hiện bằng hiện vật thì bên bị bồi hoàn phải trả một khoản tiền hợp lý cho những gì anh ta đã nhận được”6. Quy định này được hiểu: - Các bên chủ thể trong hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia hoàn trả lại những gì mà họ đã chuyển giao trong quá trình thực hiện hợp đồng; và đồng thời: - Họ cũng phải hoàn trả lại những gì họ đã được nhận theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy. Việc hoàn trả giữa các bên chủ thể trong hợp đồng được tiến hành như: trước hết các bên hoàn trả lại tài sản, hiện vật theo đúng như tình trạng khi các bên nhận. Tuy nhiên, Điều 4:115 của PECL cũng đã dự liệu thêm nếu các bên không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên có thể quy ra tiền để tiến hành việc hoàn trả. Nghiên cứu quy định về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu của PECL cho thấy một sự tương thích khá lớn với quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, theo đó: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. .”.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá theo bộ nguyên tắc chung về luật hợp đồng châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỢI THẾ KHÔNG CÔNG BẰNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 1. Hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá Hợp đồng được hình thành dựa trên kết quả thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích chủ yếu nhất thúc đẩy các bên giao kết hợp đồng là yếu tố lợi ích. Do đó, PECL đặc biệt quan tâm tới vấn đề công bằng và lợi ích giữa các bên chủ thể. Trường hợp một bên giao kết hợp đồng do sự bất lợi về lợi thế hoặc lợi ích giữa bên giao kết hợp đồng là thái quá, thì hợp đồng có thể bị hủy bỏ do vô hiệu. Khoản 1 Điều 4:109 PECL quy định về vấn đề này như sau: “(1) Một bên có thể hủy bỏ hợp đồng nếu, tại thời điểm giao kết hợp đồng: (a) Họ bị phụ thuộc vào hoặc có quan hệ tín thác với bên kia, đang gặp khó khăn về kinh tế hoặc có nhu cầu cấp bách, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng thương lượng, và (b) Bên kia biết hoặc phải biết về điều này và lợi dụng tình huống của bên thứ nhất theo cách không công bằng hoặc thu lấy lợi ích thái quá với hoàn cảnh và mục đích của hợp đồng”1. Theo quy định được trích dẫn ở trên, hợp đồng có thể bị hủy bỏ vì lý do lợi thế không công bằng hoặc do lợi ích thái quá mà một bên trong hợp đồng đạt được khi 1 Article 4:109: Excessive Benefit or Unfair Advantage “(1) A party may avoid a contract if, at the time of the conclusion of the contract: (a) it was dependent on or had a relationship of trust with the other party, was in economic distress or had urgent needs, was improvident, ignorant, inexperienced or lacking in bargaining skill, and (b) the other party knew or ought to have known of this and, given the circumstances and purpose of the contract, took advantage of the first party’s situation in a way which was grossly unfair or took an excessive benefit. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỢI THẾ KHÔNG CÔNG BẰNG HOẶC LỢI ÍCH THÁI QUÁ THEO BỘ NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ LUẬT HỢP ĐỒNG CHÂU ÂU LÊ THỊ GIANG* * Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội Dựa trên sự ghi nhận của Bộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng châu Âu (“The Principles on European Contract Law” - gọi tắt là “PECL”), bài viết phân tích các quy định của pháp luật, đánh giá sự hợp lý và những điểm còn tồn tại liên quan đến pháp luật về hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá. Đồng thời, bài viết có sự so sánh, kết nối với quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ khóa: Hợp đồng vô hiệu, lợi thế không công bằng, lợi ích thái quá, Bộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng châu Âu. Based on the recognization of The Principles on European Contract Law (PECL), the article analyzes legal regulations, assesses suitability and inadequacies related to law on invalid contracts due to unfair advantage or excessive benefits; at the same time, compares and connects to Vietnamese legal provisions on this matter. Keywords: Invalid contracts, unfair advantage, excessive benefits, The Principles on European Contract Law. 49Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LÊ THỊ GIANG thỏa mãn hai điều kiện sau: Một là, bên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đã bị lệ thuộc vào đối tác của mình khi giao kết hợp đồng. Điều này dẫn tới sự không công bằng về lợi thế giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Đây là nguyên nhân dẫn tới bên bị lệ thuộc không thể giao kết hợp đồng theo đúng với mong muốn đích thực của họ. Các nguyên nhân dẫn tới lợi thế không công bằng giữa các chủ thể giao kết hợp đồng được PECL liệt kê tương đối rộng và phong phú như do một bên đang gặp khó khăn về tài chính, do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng thương lượng... Hai là, ngoài điều kiện về tình trạng lệ thuộc của một bên chủ thể đối với bên kia thì bên chiếm ưu thế khi giao kết hợp đồng biết hoặc cần phải biết về sự tồn tại của lợi thế không công bằng đó. Chính vì biết về điều này nên họ đã lợi dụng tình huống đối tác gặp phải để chiếm ưu thế và thu lợi ích một cách thái quá từ đối tác của họ. Đây là quy định phù hợp và chặt chẽ. Bởi nếu bên chiếm ưu thế hoàn toàn không biết hoặc pháp luật không buộc họ phải biết về sự yếu thế, tình trạng lệ thuộc của bên kia nên họ giao kết hợp đồng với tâm thế công bằng, không nhằm thu lợi một cách thái quá từ đối tác thì không có cơ sở để bên bị lệ thuộc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Khi một bên không có lợi thế công bằng với bên kia muốn thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng thì họ cần phải phải chứng minh được đầy đủ cả hai yếu tố trên. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì hợp đồng không thể bị hủy bỏ theo yêu cầu của một bên căn cứ vào khoản 1 Điều 4:109. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 4:109 PECL cũng đã xác định rất rõ tình trạng bất công bằng giữa các bên chủ thể giao kết hợp đồng phải được xác định tại “thời điểm giao kết hợp đồng”. Điều này được hiểu, nếu lợi thế không công bằng giữa các bên đã tồn tại trước thời điểm giao kết hợp đồng nhưng đã chấm dứt khi các bên giao kết hợp đồng hoặc chỉ xuất hiện sau khi các bên đã giao kết hợp đồng thì hợp đồng không thể bị hủy bỏ theo yêu cầu của bên đã chịu sự bất công. Khi hợp đồng được giao kết do lợi thế không công bằng hoặc một bên đã thu lợi thái quá từ phía bên kia thì cách thức giải quyết như sau: (i) Dựa vào yêu cầu của một bên bị lệ thuộc, Tòa án có thể điều chỉnh hợp đồng phù hợp với những gì có thể đã được thỏa thuận theo nguyên tắc thiện chí và công bằng. Theo quy định này, Tòa án sẽ không ngay lập tức hủy bỏ hợp đồng đã được giao kết mà có quyền điều chỉnh hợp đồng. Bản chất của việc điều chỉnh hợp đồng của Tòa án chính là sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng. PECL cũng đã đặt ra nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng của Tòa án là “điều chỉnh hợp đồng phù hợp với những gì có thể đã được thỏa thuận theo nguyên tắc thiện chí và công bằng”. Liên quan đến quyền điều chỉnh hợp đồng của Tòa án, một số ý kiến nhận định quyền này đã khiến cho Tòa án xâm phạm sâu vào ý chí của các bên chủ thể giao kết hợp đồng, đi ngược lại nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên chủ thể trong hợp đồng. Tuy vậy, mục đích quan trọng nhất PECL khi thừa nhận quyền điều chỉnh hợp đồng của Tòa án là hạn chế thấp nhất trường hợp tuyên hủy bỏ hợp đồng mà vẫn bảo đảm được sự cần bằng về lợi ích giữa các bên chủ thể; (ii) Dựa vào yêu cầu của chính bên được lợi trong hợp đồng mà Tòa án có thể điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, 50 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỢI THẾ KHÔNG CÔNG BẰNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 cách thức này chỉ có thể thực hiện với điều kiện bên được lợi phải đưa ra thông báo ngay sau khi nhận được thông báo của bên bất lợi về việc hủy hợp đồng và trước khi bên bị bất lợi hành động dựa trên thông báo đó2. Có thể hiểu trường hợp này cụ thể như sau: Bên bị bất lợi một cách thái quá khi giao kết hợp đồng đã gửi thông báo cho bên được lợi biết về việc họ sẽ thực hiện quyền được hủy hợp đồng theo quy định của pháp luật. Vì không mong muốn hợp đồng bị hủy bỏ nên bên được lợi đã thông báo cho phía bên kia về mong muốn tiếp tục hợp đồng của họ. Thông báo này phải được đưa ra trước khi bên bị bất lợi thực hiện quyền hủy hợp đồng theo thông báo trước đó họ đã gửi cho bên thu lợi thái quá. Nếu bên được lợi thông báo sau khi bên bị bất lợi thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng thì thông báo này không có giá trị. Sau đó, chính bên được lợi thái quá trong hợp đồng sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tiến hành điều chỉnh hợp đồng để bảo đảm sự cân bằng lợi thế giữa các bên. Quy định về chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi hợp đồng được giao kết bởi các bên chủ thể có lợi thế không công bằng đã thể hiện tầm nhìn bao quát, toàn diện của các nhà lập pháp, đặc biệt khi PECL thừa nhận chính bên có được lợi ích thái quá yêu cầu Tòa án 2 Article 4:109: Excessive Benefit or Unfair Advantage (2) Upon the request of the party entitled to avoidance, a court may if it is appropriate adapt the contract in order to bring it into accordance with what might have been agreed had the requirements of good faith and fair dealing been followed. (3) A court may similarly adapt the contract upon the request of a party receiving notice of avoidance for excessive benefit or unfair advantage, provided that this party informs the party who gave the notice promptly after receiving it and before that party has acted in reliance on it”. điều chỉnh hợp đồng để nhằm cân bằng lại lợi ích giữa các bên. Đây cũng là quy định nhằm giảm thiểu, hạn chế số lượng các hợp đồng bị hủy bỏ vì lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá – điều mà không có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự và không có lợi với nền kinh tế của các quốc gia. Điều khoản không công bằng là vấn đề được chú trọng quy định trong PECL và được sự quan tâm, phân tích của nhiều công trình khoa học. Trong một tài liệu đã đưa ra phân tích tương đối dễ hiểu về vấn đề này như sau: Mỗi khi bạn mua một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một thương nhân chuyên nghiệp, bạn sẽ tham gia một hợp đồng - cho dù đó là đăng ký thành viên phòng tập thể dục, đặt mua lốp xe hơi trực tuyến, nhận thế chấp cho ngôi nhà của bạn hoặc thậm chí chỉ mua hàng tuần của bạn từ siêu thị. Theo luật của EU, các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng bởi các thương nhân phải công bằng. Điều này không thay đổi nếu chúng được gọi là “điều khoản và điều kiện” hoặc là một phần của hợp đồng chi tiết mà bạn thực sự phải ký. Hợp đồng không được phép tạo ra sự mất cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ của bạn với tư cách là người tiêu dùng và các quyền và nghĩa vụ của người bán và nhà cung cấp. Điều khoản hợp đồng phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Bất kỳ sự mơ hồ sẽ được giải thích có lợi cho bạn. Điều khoản không công bằng ngoài yêu cầu chung về “niềm tin/ uy tín” và “cân bằng”, các quy tắc của EU có một danh sách các điều khoản cụ thể có thể bị đánh giá không công bằng. Nếu các điều khoản cụ thể trong hợp đồng là không công bằng, chúng không ràng buộc với bạn và các bên giao dịch có thể 51Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LÊ THỊ GIANG không dựa vào chúng. Dưới đây là một số tình huống trong đó các điều khoản hợp đồng có thể bị đánh giá không công bằng theo quy định của EU: 1. Trách nhiệm khi người tiêu dùng chết hoặc bị thương; 2. Bồi thường nếu một thương nhân không giao hàng; 3. Điều khoản ra ngoài có lợi cho thương nhân; 4. Bồi thường một phía cho việc hủy bỏ; 5. Bồi thường quá mức; 6. Hủy bỏ một phía; 7. Hủy bỏ trong thông báo ngắn; 8. Tự động gia hạn hợp đồng thời hạn cố định; 9. Điều khoản ẩn; 10. Thay đổi một phía đối với hợp đồng; 11. Thay đổi một phía đối với sản phẩm hoặc dịch vụ; 12. Biến động giá; 13. Giải thích một chiều của hợp đồng; 14. Không tôn trọng tuyên bố của nhân viên giao dịch; 15. Tuân thủ một chiều nghĩa vụ; 16. Chuyển giao hợp đồng cho các thương nhân khác trong điều kiện ít thuận lợi hơn; 17. Quyền hạn chế đối với hành động pháp lý... Nếu bạn tìm thấy điều khoản không công bằng trong hợp đồng của bạn thì điều khoản này không có hiệu lực pháp lý hoặc ràng buộc đối với người tiêu dùng. Các nước EU phải đảm bảo rằng người tiêu dùng biết cách thực hiện các quyền này theo luật quốc gia và phải có các thủ tục theo đó doanh nghiệp có thể bị ngăn chặn sử dụng các điều khoản không công bằng. Trên toàn EU, các cơ quan chức năng quốc gia có trách nhiệm thực thi các quy tắc bảo vệ người tiêu dùng của EU. Nếu bạn cảm thấy một bên giao dịch cụ thể liên tục vi phạm các quy tắc này, bao gồm ở cấp độ xuyên biên giới, bạn nên báo cáo trường hợp của mình cho họ3. 3 “Unfair contract terms”, đăng trên: https://europa. eu/youreurope/citizens/consumers/unfair-treat- ment/unfair-contract-terms/index_en.htm, ngày truy cập: 15/1/2019; Ngoài ra, trong PECL còn quy định riêng về điều khoản không công bằng và không được đàm phán trực tiếp (Điều 4:110): Một bên có thể hủy một điều khoản không được thương lượng trực tiếp, trái với nguyên tắc thiện chí và công bằng, nếu điều khoản này gây ra sự mất cân bằng đáng kể về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng gây tổn hại cho bên đó, có tính đến bản chất của việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, tất cả các điều khoản khác và hoàn cảnh vào thời điểm hợp đồng được giao kết. Điều này không áp dụng với: - Điều khoản xác định đối tượng chính của hợp đồng, với điều kiện là điều khoản này được thể hiện bằng ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu; - Điều khoản quy định đầy đủ giá trị nghĩa vụ của một bên so với giá trị nghĩa vụ của bên kia4. Đối với pháp luật Việt Nam, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu được ghi nhận tại Chương VIII Bộ luật dân sự 4 Article 4:110: Unfair Terms not Individually Negotiated “(1) A party may avoid a term which has not been individually negotiated if, contrary to the require- ments of good faith and fair dealing, it causes a significant imbalance in the parties’ rights and obligations arising under the contract to the detriment of that party, taking into account the nature of the performance to be rendered under the contract, all the other terms of the contract and the circum- stances at the time the contract was concluded. (2) This Article does not apply to: (a) a term which defines the main subject matter of the contract, provided the term is in plain and intelligible language; or to (b) the adequacy in value of one party’s obligations compared to the value of the obligations of the other party”. 52 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỢI THẾ KHÔNG CÔNG BẰNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 năm 2015. Theo đó, các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu đang được quy định bao gồm: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123); giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124); giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125); giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126); giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127); giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128); Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129). Theo sự liệt kê này, trường hợp hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá chưa được dự liệu ghi nhận trong pháp luật nước ta. Đây cũng là một lỗ hổng của Bộ luật dân sự năm 2015 cần được nghiên cứu và khắc phục. Mặc dù trong Chương VIII Bộ luật dân sự năm 2015 chưa ghi nhận về trường hợp hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá nhưng trong văn bản này cũng có một vấn đề được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với quy định tại Điều 4:109 PECL, cụ thể là quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được ghi nhận tại Điều 420. Theo đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: (a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; (b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: (i) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc (ii) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Mặc dù Điều 4:109 PECL được đánh giá có nhiều nét tương đồng với Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 của nước ta như: một bên thu lợi thái quá còn phía bên kia bị thiệt hại nghiêm trọng và cách thức giải quyết cũng giống nhau là Tòa án có quyền điều chỉnh hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo yêu cầu của chủ thể trong hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận sửa đổi được. Tuy nhiên, vấn đề hủy bỏ hợp đồng do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá khác hoàn toàn bản chất với trường hợp hủy bỏ hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Sự khác biệt 53Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2019 LÊ THỊ GIANG thể hiện ở yếu tố sau: - Đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc thu lợi thái quá của một bên thì ngay tại thời điểm giao kết hợp đồng đã tồn tại tình trạng lệ thuộc hoặc quan hệ tín thác của một bên chủ thể đối với bên kia. Đây là lý do họ đã giao kết hợp đồng mà không được thể hiện theo đúng ý chí của họ. Điều này dẫn tới kết quả họ bị thiệt hại nghiêm trọng còn bên kia thu lợi một cách thái quá. Còn đối với trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015) thì: - Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn công bằng về lợi thế. Kết quả hình thành hợp đồng là do hai bên tự nguyện giao kết. Do đó, không tồn tại trình trạng lệ thuộc, yếu thế của một bên chủ thể giao kết hợp đồng đối với bên kia tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, sau đó có sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng mà các bên không lường trước được và dẫn tới sự thiệt hại nghiêm trọng của một bên thì họ có quyền yêu cầu Tòa án điều chỉnh hoặc chấm dứt hợp đồng. 2. Thông báo hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá Bên cạnh việc quy định về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, PECL còn đưa ra quy định về vấn đề thông báo hủy hợp đồng tại Điều 4:112 và Điều 4:113. Hai quy định này áp dụng cho mọi trường hợp thông báo hủy bỏ hợp đồng trong đó bao gồm trường hợp bên bị lệ thuộc thông báo hủy bỏ hợp đồng cho bên đã thu lợi thái quá từ hợp đồng. Điều 4:112 PECL đã quy định rất rõ: “Việc hủy hợp đồng phải được thông báo đến bên kia”5. Như vậy, khi một bên thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay do họ bị bất công khi giao kết hợp đồng... thì cần phải thông báo cho phía đối tác. Nếu một bên thực hiện việc hủy hợp đồng mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo thì họ đã vi phạm nghĩa vụ do luật định của mình đối với bên kia và họ phải chịu trách nhiệm cho sự vi phạm đó. Điều 4:112 PECL không đặt ra yêu cầu bắt buộc về hình thức thực hiện thông báo nên về nguyên tắc, bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá có thể thông báo bằng lời nói, văn bản hoặc phương thức khác. Một điểm sáng trong PECL liên quan đến nghĩa vụ thông báo khi hủy bỏ hợp đồng là PECL đã đưa ra giới hạn thời gian thông báo. Cụ thể, Điều 4:113 quy định: “Thông báo hủy hợp đồng phải được đưa ra trong khoảng thời gian hợp lý, với sự cân nhắc đến hoàn cảnh, sau khi bên hủy hợp đồng biết hoặc phải biết các tình tiết liên quan hoặc có khả năng tự do hành động”. Để nâng cao trách nhiệm cho bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thì PECL đã đặt ra yêu cầu bên có quyền hủy bỏ hợp đồng phải thông báo về việc hủy bỏ trong một thời gian hợp lý. Đây là cách thức quy định “định tính” hợp lý bởi luật không thể định lượng một thời gian thông báo cố định trong mọi trường hợp. Trường hợp giữa các bên có tranh chấp liên quan đến thời gian thông báo của bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thì Tòa án là chủ thể có thẩm quyền xác định như thế nào là thời gian hợp lý để tiến hành việt thông 5 Article 4:112: Notice of Avoidance: “Avoidance must be by notice to the other party”. 54 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO LỢI THẾ KHÔNG CÔNG BẰNG... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2019 báo hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù như đánh giá của tác giả, quy định tại Điều 4:113 của PECL là hợp lý nhưng chưa ghi nhận triệt để trách nhiệm của bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi thông đưa ra thông báo hủy bỏ cho đối tác trong khoảng thời gian hợp lý. 3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá PECL cũng giống như luật của các quốc gia trên thế giới, khi quy định về vấn đề hủy bỏ hợp đồng thì hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ cần được dự liệu ghi nhận. Khi hợp đồng vô hiệu do lợi thế không công bằng hoặc lợi ích thái quá thì hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 4:115 PECL: “Một trong hai bên có quyền yêu cầu bồi hoàn những gì đã cung cấp theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy, với điều kiện họ đồng thời bồi hoàn những gì họ đã được nhận theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy. Nếu bồi hoàn không thể thực hiện bằng hiện vật thì bên bị bồi hoàn phải trả một khoản tiền hợp lý cho những gì anh ta đã nhận được”6. Quy định này được hiểu: - Các bên chủ thể trong hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia hoàn trả lại những gì mà họ đã chuyển giao trong quá trình thực hiện hợp đồng; và đồng thời: - Họ cũng phải hoàn trả lại những gì họ đã được nhận theo hợp đồng hoặc một phần của hợp đồng mà bị tuyên bố hủy. 6 Article 4:115: Effect of Avoidance: “On avoidance either party may claim restitution of whatever it has supplied under the contract, provided it makes concur- rent restitution of whatever it has received. If restitution cannot be made in kind for any reason, a reasonable sum must be paid for what has been received”. Việc hoàn trả giữa các bên chủ thể trong hợp đồng được tiến hành như: trước hết các bên hoàn trả lại tài sản, hiện vật theo đúng như tình trạng khi các bên nhận. Tuy nhiên, Điều 4:115 của PECL cũng đã dự liệu thêm nếu các bên không thể hoàn trả bằng hiện vật thì các bên có thể quy ra tiền để tiến hành việc hoàn trả. Nghiên cứu quy định về hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu của PECL cho thấy một sự tương thích khá lớn với quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, theo đó: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. ....”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 , khi hợp đồng dân sự bị vô hiệu thì các bên cũng phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được bằng hiện vật thì phương thức trả thay thế bằng số tiền tương đương với hiện vật sẽ được áp dụng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng Châu Âu; 2. Bộ luật dân sự năm 2015; 3. https://europa.eu/youreurope/citizens/consum- ers/unfair-treatment/unfair-contract-terms/in- dex_en.htm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhop_dong_vo_hieu_do_loi_the_khong_cong_bang_hoac_loi_ich_tha.pdf
Tài liệu liên quan