Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những thách thức an ninh phi truyền thống

Kết luận Những vấn đề ANPTT trong khu vực CA-TBD đang làm dấy lên các mối nguy cơ mới, không chỉ gia tăng về số lượng mà cả tần suất và tính nguy hiểm của vấn đề. Với tính chất đa dạng và phức tạp, tính “phi nhà nước”, tính xuyên quốc gia, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết triệt để các vấn đề ANPTT. Nhận thức này đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương về ANPTT tại khu vực, việc đối phó với các thách thức ANPTT trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự của nhiều thể chế đa phương ở CA-TBD hiện nay như ASEAN, APEC,. Tuy nhiên hiệu quả từ những nỗ lực hợp tác của các thể chế này thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, hợp tác về ANPTT tại các cơ chế đa phương cần phải đi vào thực chất hơn với các sáng kiến cụ thể, nâng cao mức độ thể chế hóa và ràng buộc pháp lý, là công cụ để hỗ trợ, thúc đẩy đối thoại và đạt được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trong khu vực 

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những thách thức an ninh phi truyền thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201812 Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những thách thức an ninh phi truyền thống Lại Thị Thanh Bình(*) Lương Thị Thu Trang(**) Tóm tắt: Hiện nay, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) đang là một điểm nóng về các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT). Các thách thức ANPTT này chỉ có thể được giải quyết khi các quốc gia cùng có kế ho ạch ứng phó cụ thể, dài hạn, đặc biệt là thông qua các cơ chế hợp tác đa phương. Bài viết khái quát một số thách thức ANPTT nổi trội hiện nay tại CA-TBD, tìm hiểu tiến trình hợp tác tại một số thể chế đa phương trong khu vực trên cơ sở tổng quan một số tài liệu của các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Từ khóa: An ninh phi truyền thống, Hợp tác đa phương, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương Abstract: Non-traditional security (NTS) issues which currently challenge the Asia- Pacifi c region, can only be addressed when the regional countries jointly plan specifi c, long-term responses, in particular through multilateral cooperation mechanisms. Based on the literature review by international organizations and researchers, the paper provides a brief overview of some remarkable non-traditional security issues facing the Asia-Pacifi c region and examines the cooperation process of several multilateral institutions in the region. Keywords: Non-traditional Security, Multilateral Cooperation, Asia-Pacifi c Region 1. Đặt vấn đề(*)(*)(**)(**) An ninh phi truyền thống là một chủ đề được bàn đến khá nhiều kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khi mà những vấn đề an ninh truyền thống như quân sự và chính trị không còn là mối đe dọa hàng đầu đối với nhiều quốc (*) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: thanhbinhlai@yahoo.com.vn (**) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. gia, khu vực, thay vào đó, những nguy cơ, thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế - tài chính, tội phạm xuyên quốc gia đã trở thành những nguy cơ mới không chỉ đe dọa an ninh của các quốc gia mà còn đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi con người. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ANPTT, nhưng hiểu một cách chung nhất, ANPTT là những vấn đề ảnh hưởng lớn không chỉ Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương 13 đe dọa đến an ninh quốc gia, đến cộng đồng người trong phạm vi một số nước mà còn đe dọa đến toàn thể nhân loại. Những vấn đề đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng nằm ngoài vấn đề quân sự và trong bối cảnh liên kết quốc tế (Trần Thị Hà, 2015). Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiếm tới 40% tổng diện tích lãnh thổ và 41% dân số toàn cầu, 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới, tập trung 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu, có nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới (Đinh Công Tuấn, 2017). Tuy nhiên, đây là khu vực có sự đa dạng về mặt địa lý, các quốc gia phát triển không đồng đều; những mâu thuẫn liên quan đến các đường biên giới trên đất liền và biển đảo vẫn tồn tại dai dẳng; những khác biệt về thể chế chính trị, đa dạng về văn hóa, tôn giáo và dân tộc; sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn ngày một căng thẳng; sự gia tăng của dịch bệnh, khủng bố và các vấn đề môi trường đã khiến tính ổn định của khu vực luôn bị đe dọa. CA-TBD đang đối mặt với những thách thức ANPTT nào? Khu vực này đã và đang hợp tác ra sao để đối phó với những thách thức này? Các nội dung trình bày dưới đây sẽ góp phần giải đáp những câu hỏi trên. 2. Châu Á - Thái Bình Dương trước một số thách thức an ninh phi truyền thống Về biến đổi khí hậu: Trong báo cáo “Thiên tai Châu Á - Thái Bình Dương” 2017 của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực CA-TBD (ESCAP) thuộc Liên Hợp Quốc, CA-TBD là khu vực phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, hơn gấp 5 lần so với các khu vực khác trên toàn cầu. Thời gian qua khu vực này liên tục xảy ra thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ, đe dọa cuộc sống người dân nơi đây. Năm 2016, bão, lũ lụt và nhiệt độ cao đã khiến 4.987 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến 35 triệu người và gây thiệt hại ít nhất 77 tỷ USD. Điều đáng nói là các quốc gia nghèo và thu nhập trung bình thấp ít có khả năng chuẩn bị và ứng phó với các mối nguy hiểm về thời tiết, vì vậy số người tử vong cao gấp 15 lần so với các nước giàu có hơn trong khu vực. Cũng theo báo cáo này, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2030, 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do thiên tai sẽ xảy ra ở CA-TBD (ESCAP, 2017). Theo một báo cáo khác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự kiến CA-TBD sẽ hứng chịu các đợt cuồng phong và bão nhiệt đới với cường độ mạnh hơn khi nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng. Các vùng đất trũng và ven biển trong khu vực sẽ đối mặt với nguy cơ lũ lụt nhiều hơn. Trong số 25 thành phố có nguy cơ biến mất khi nước biển dâng cao 1m thì 19 thành phố thuộc khu vực CA-TBD, 7 trong số đó là ở Philippines. Tổn thất do lũ lụt trên toàn cầu dự kiến tăng từ mức 6 tỷ USD trong năm 2005 lên tới 52 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050. Hơn nữa, 13 trong số 20 thành phố có mức gia tăng thiệt hại do lũ lụt hằng năm cao nhất trong giai đoạn 2005-2050 là ở CA-TBD. Báo cáo cũng cho thấy biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển, mang đến nguy cơ to lớn đối với sức khỏe con người, thúc đẩy di cư ồ ạt và đe dọa nặng nề đến an ninh năng lượng của các quốc gia (ADB, 2017). Về an ninh lương thực: Tình trạng mất an ninh lương thực cũng đang là vấn đề đáng báo động tại CA-TBD. Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201814 Quy mô dân số của CA-TBD đã tăng gấp ba trong vòng 65 năm qua và dự kiến sẽ đạt 4,84 tỷ người vào năm 2050. Khu vực này có 6 trong tổng số 10 quốc gia đông dân nhất thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Nhật Bản, trong đó chỉ riêng Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đã chiếm đến 40% tổng dân số toàn cầu (UNDP, 2016). Theo tính toán của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, sản lượng lương thực thế giới vào năm 2050 sẽ phải tăng gấp rưỡi hiện nay mới đủ nuôi sống số dân trên thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, tại CA-TBD, mặc dù dân số tăng lên nhanh chóng nhưng diện tích đất trồng trọt liên tục bị thu hẹp tại nhiều quốc gia đã dẫn đến tình trạng sản lượng lương thực bị sụt giảm trầm trọng. Tại Trung Quốc, tình trạng sa mạc hóa, đô thị hóa và phát triển công nghiệp đã lấy mất 5,5% diện tích đất canh tác (khoảng 8 triệu ha). Tại Hàn Quốc, tổng diện tích các cánh đồng lúa giảm 4,3% vào năm 2011 khiến sản lượng lúa gạo nước này giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Tại Nhật Bản, nhiều diện tích đất trồng trọt bị bỏ hoang, bị ô nhiễm không canh tác được. Các báo cáo của Liên Hợp Quốc công bố sau thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản năm 2011 cho thấy, có tới hơn 60.000 ha đất nông nghiệp, tương đương 18% diện tích đất nông nghiệp ở nước này đã bị phá hủy (Dẫn theo: Vũ Thị Mai, 2012). Theo một nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), CA-TBD là nơi sinh sống của hơn 60% số người đói trên thế giới. FAO cũng nhấn mạnh, khu vực này sẽ có khoảng 500 triệu người thường xuyên bị đói ngay cả khi các nước đạt các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về giảm số người nghèo đói xuống mức tương đương 12% dân số. Dự báo vào năm 2050, tại CA-TBD, sản lượng gạo sẽ giảm từ 14 - 20%; sản lượng lúa mì giảm từ 32 - 44%; sản lượng đậu tương giảm từ 9 - 18%; sự tổn thất về rau quả sẽ lên đến 42%. Điều này sẽ đẩy giá lương thực thực phẩm ngày càng tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và nền kinh tế của nhiều quốc gia (FAO, 2015). Về an ninh năng lượng: CA-TBD có hai nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và đang rất khát năng lượng là Trung Quốc và Ấn Độ, an ninh năng lượng trở thành vấn đề có tầm quan trọng sống còn, quyết định xu thế cạnh tranh hoặc hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực này. Khu vực CA-TBD tiêu thụ hơn một nửa lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới, trong khi trữ lượng dầu mỏ chỉ chiếm khoảng 4,27%. Dự bá o khu vực này phải nhập 44% nhu cầu tiêu thụ dầu cơ bản trước năm 2035, cao hơn so với mức 36% hồi năm 2010. Tại Trung Quốc, quốc gia khát nhiên liệu nhất thế giới, dự đoán nhu cầu dầu mỏ trong năm 2020 sẽ là 336 triệu tấn, tăng rất nhiều so với 286 triệu tấn năm 2015, trong đó 60% sẽ phải nhập khẩu để đủ đáp ứng cho nhu cầu. Nhật Bản cũng là một trong những nước có nhu cầu năng lượng cao nhất thế giới, từ lâu đã phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu để phát triển đất nước. Từ sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản lại tăng đột biến và vấn đề đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định ngày càng trở nên quan trọng với nước này (Vũ Thị Mai, 2012). Trong khu vực CA-TBD, các nước Đông Nam Á cũng có mức tăng trưởng nhanh nên luôn đòi hỏi nguồn cung ứng năng lượng dồi dào để tiếp thêm nhiên liệu Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương 15 cho sự tăng trưởng kinh tế. Nếu giá dầu tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác động bất lợi đối với các nền kinh tế ASEAN. Chi tiêu nhập khẩu năng lượng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của ASEAN, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ, tỷ giá ngoại hối mất ổn định và cán cân thanh toán suy yếu (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2014). Về các loại tội phạm xuyên quốc gia: Đông Nam Á hiện có 5 nhóm khủng bố chính, gồm: Al-jamah Islamiyah (JI), Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (Philippines), Quân đội Kumpulan Mujahidin (Malaysia), Abu Sayap và Quân đội nhân dân mới (Philippines). Những nhóm này có thể sẵn sàng làm chân rết và tạo thuận lợi cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) dễ dàng tiến hành hoạt động trong khu vực. Ngoài ra, trong bối cảnh IS thất thế tại Syria và Iraq, hàng trăm chiến binh hồi hương tại khu vực CA-TBD sẽ là lực lượng quan trọng giúp IS tiếp tục thực hiện các âm mưu của mình. Việc các tay súng dịch chuyển đến Đông Nam Á đã trở thành một mối lo ngại an ninh lớn đối với nhiều quốc gia trong khu vực. Theo nhiều nghiên cứu, CA-TBD không chỉ là khu vực tạo ra các cuộc tấn công mạng nhiều nhất, mà còn là mục tiêu hàng đầu của các chiến dịch tấn công mạng so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới. An ninh mạng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và Singapore - những đồng minh và đối tác thân cận của Mỹ. An ninh mạng cũng trở thành vấn đề nóng trong quan hệ Mỹ - Trung ở ba khía cạnh chủ yếu: sự xâm nhập của Trung Quốc vào mạng lưới của các công ty nhằm đánh cắp thông tin kinh doanh và tài sản trí tuệ, sự xâm nhập vào không gian mạng của Mỹ vì mục đích gián điệp, và nguy cơ tấn công mạng để phá hủy cơ sở hạ tầng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng (Nghiêm Tuấn Hùng, 2017). Ngoài những nguy cơ nổi trội như trên, CA-TBD còn phải đối mặt với nhiều thách thức ANPTT khác như: an ninh môi trường, an ninh kinh tế, dịch bệnh, tình trạng di cư bất hợp pháp CA-TBD cũng là nơi diễn biến phức tạp của tình trạng buôn bán ma túy, cướp biển, buôn bán vũ khí, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên biên giới Những thách thức này ảnh hưởng đến các nước ở những mức độ khác nhau, do những khác biệt về các đặc điểm địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia. 3. Hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống Như đã trình bày, do các mối đe dọa ANPTT mang tính quốc tế sâu sắc, vượt quá khả năng xử lý của một nước nên để đối phó với các thách thức này phải dựa trên cơ sở hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa nguồn lực của các nước và cả cộng đồng quốc tế. Trong tiến trình hợp tác đa phương về ANPTT tại CA-TBD, có hai thể chế nòng cốt là ASEAN và APEC. 3.1. Hợp tác trong ASEAN Về hợp tác trong vấn đề biến đổi khí hậu: Thời gian qua, nhiều thỏa thuận đã được ký kết nhằm tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, tuyên truyền phổ biến, hỗ trợ công cụ trong hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu như: Hiệp ước ASEAN về ô nhiễm không khí 2002; Tuyên bố chung ASEAN về môi trường bền vững năm 2007; Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201816 trường năm 2007; Tuyên bố chung ASEAN về biến đổi khí hậu năm 2015;... Cơ chế hợp tác chính trong khuôn khổ ASEAN về vấn đề này là Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) trực thuộc Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) họp 2 năm/lần. Ngoài ra, ASEAN đã xây dựng một loạt các cơ chế có trách nhiệm phục vụ và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng bao gồm: Ủy ban ASEAN về Quản lý Thảm họa (ACDM); Chương trình Khu vực ASEAN về Quản lý Thảm họa (ARPDM); Hiệp định ASEAN về Quản lý Thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) có hiệu lực vào tháng 12/2009. Với vấn đề an ninh lương thực: Để đạt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực lâu dài trong khu vực ASEAN, năm 2009, các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua “Khung An ninh lương thực tổng hợp ASEAN” (AIFS) và “Kế hoạch hành động chiến lược về an ninh lương thực” (SPA- FS) nhằm đưa ra các hướng dẫn để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực trong khu vực. Mục tiêu của AIFS và SPA- FS là đảm bảo an ninh lương thực bền vững và cải thiện sinh kế cho người nông dân. Ngoài ra, ASEAN còn thiết lập Sáng kiến ASEAN về biến đổi khí hậu (ACCI); Thỏa thuận khung đa ngành về biến đổi khí hậu trong ASEAN (AFCC): Nông nghiệp và Lâm nghiệp hướng tới an ninh lương thực. Đối với vấn đề an ninh năng lượng: Ngay từ năm 1986, ASEAN đã ký Hiệp định Hợp tác năng lượng ASEAN, trong đó kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ nhau bằng cách ưu tiên cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia trong những hoàn cảnh đặc biệt, ưu tiên hàng đầu cho việc mua lại hàng xuất khẩu từ các nước thành viên, đặc biệt là lương thực và năng lượng. Chương trình hành động ASEAN về hợp tác năng lượng (APAEC) giai đoạn 2010-2015 đã được Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 27 thông qua ngày 27/7/2009 tại Myanmar. APAEC gồm 7 nội dung: lưới điện ASEAN, đường ống gas xuyên ASEAN, than và công nghệ sạch, bảo tồn và sử dụng hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, chính sách và kế hoạch năng lượng khu vực, năng lượng hạt nhân dân sự. Chủ đề của APAEC 2016-2020 cũng đã được xác định là “Tăng cường kết nối năng lượng và hội nhập thị trường trong ASEAN nhằm đạt được an ninh, tiếp cận, khả năng chi trả và bền vững năng lượng cho tất cả mọi người”, hỗ trợ việc hiện thực hóa Dự án lưới điện ASEAN (APG). Về vấn đề đối phó với khủng bố quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia: Năm 1997, ASEAN đã thiết lập cơ chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác đối phó với các nguy cơ từ tội phạm xuyên quốc gia. Cho đến nay, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) vẫn đóng vai trò là cơ chế bao trùm của ASEAN trong lĩnh vực này. Giúp việc trực tiếp cho AMMTC là Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC). Tham gia hợp tác trong lĩnh vực này còn có Hội nghị Tổ chức Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANPOL), Hội nghị Các quan chức cao cấp ASEAN về Ma túy (ASOD), Hội nghị Tổng Lãnh sự các nước ASEAN (DGICM) và Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về tư pháp (ASLOM). Các cơ chế này đã và đang phát huy hiệu quả tương đối tích cực trong nỗ lực đối phó với các tổ chức khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia Hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương 17 trong khu vực, góp phần duy trì hòa bình và an ninh ổn định tại Đông Nam Á. Ngoài ra còn phải kể đến các thể chế do ASEAN giữ vai trò điều phối như ASEAN với Trung Quốc (ASEAN+1); ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3); Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và mở rộng (ADMM+). Những thể chế này đã và đang thể hiện trách nhiệm của mình đối với các vấn đề an ninh nói chung và ANPTT nói riêng trong khu vực Đông Nam Á. 3.2. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Hiện nay, APEC có các nhóm chuyên gia/nhóm công tác chuyên về từng vấn đề ANPTT cụ thể. Nhóm chuyên gia về biển (MEG) phụ trách các vấn đề liên quan đến phát triển hàng hải và an ninh hàng hải, gồm cả an truyền thống và phi truyền thống. Trong nhóm này còn có Tiểu ban chuyên gia về an ninh biển (MSESG). Về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu: APEC có Trung tâm Khí hậu APEC (APCC), được thành lập tại Hội nghị Lãnh đạo cấp cao APEC tháng 11/2005. Các hội nghị chuyên đề về biến đổi khí hậu ở CA-TBD được APCC tổ chức mỗi năm một lần, đến nay đã được 12 kỳ. Về vấn đề an ninh lương thực: Tổ chức đại diện cho các vấn đề an ninh lương thực APEC là Hiệp hội Chính sách an ninh lương thực (PPFS), được thành lập năm 2011 với mục đích tăng cường hợp tác công - tư nhằm giải quyết các vấn đề an ninh lương thực trong khu vực. Năm 2017, APEC đã tổ chức Tuần lễ An ninh lương thực ở Việt Nam, với các mục tiêu: Hợp tác để xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh lương thực; Hợp tác trong chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; Thúc đẩy hợp tác về an ninh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và kiểm soát thất thoát lương thực. Về vấn đề an ninh năng lượng: APEC có Tổ Công tác năng lượng (EWG) và Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng (EMM). EWG được thành lập năm 1990 nhằm tối đa hóa sự đóng góp của ngành năng lượng vào phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi xã hội, đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường của việc cung cấp và sử dụng năng lượng. Ngoài các cuộc họp của EWG và EMM (mỗi năm họp 2 lần, đề cập đến tất cả các lĩnh vực ưu tiên của ngành đã được Hội nghị cấp cao và Hội nghị Bộ trưởng thông qua) còn có các cuộc họp chuyên sâu như: Nhóm chuyên gia về Phân tích và dữ liệu năng lượng (EGEDA); Nhóm chuyên gia về Năng lượng hóa thạch sạch (EGCFE); Nhóm chuyên gia về Bảo tồn và hiệu quả năng lượng (EGEE&C); Nhóm chuyên gia về Công nghệ năng lượng mới và tái tạo (EGNRET); Nhóm chuyên gia về Khoáng sản, khai thác và phát triển năng lượng (GEMEED). Ngoài việc hợp tác trong một số vấn đề ANPTT nổi bật trên, các nhà lãnh đạo APEC đã thành lập Nhóm công tác APEC về ứng phó với tình trạng khẩn cấp (EPWG) vào năm 2010. Hiện nay, EPWF tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ các nước thành viên chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các tình huống khẩn cấp và các sự cố thiên tai thảm họa thông qua việc giúp giảm nguy cơ thiên tai và xây dựng năng Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201818 lực phục hồi cho các doanh nghiệp và cả cộng đồng. Nhìn chung, trong thời gian qua, nhiều diễn đàn đa phương trong khu vực CA- TBD đã dành sự quan tâm lớn đến các vấn đề ANPTT và xem vấn đề này là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của mình. Mặc dù có sự hợp tác mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu như vậy, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, hiệu quả hợp tác vẫn còn nhiều hạn chế do một số khó khăn: thứ nhất là sự không nhất quán về khái niệm ANPTT giữa các nước, mỗi quốc gia do theo đuổi những lợi ích riêng của mình mà thúc đẩy những hình thức hợp tác đối phó với thách thức ANPTT khác nhau, đôi khi dẫn tới xung đột lợi ích và từ đó cản trở tiến trình hợp tác chung; thứ hai là sự thiếu thiện chí chính trị, khả năng tổ chức hạn chế và thiếu các cơ sở pháp lý, hầu hết các nỗ lực hợp tác đa phương về ANPTT trong khu vực mới chỉ tập trung vào việc thiết lập cơ chế mềm, ra tuyên bố, tổ chức đối thoại... mà còn ít đi vào tăng cường thi hành luật và hợp tác pháp lý; thứ ba là sự gia tăng ý thức về chủ quyền quốc gia của nhiều nước trong khu vực, các quốc gia hầu hết đặt chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết nên việc hợp tác có nhiều hạn chế; và thứ tư là sự trỗi dậy mạnh mẽ và hành xử quyết đoán của một vài quốc gia trong khu vực, tiêu biểu là Trung Quốc (Nguyễn Quang Thuấn, 2015). 4. Kết luận Những vấn đề ANPTT trong khu vực CA-TBD đang làm dấy lên các mối nguy cơ mới, không chỉ gia tăng về số lượng mà cả tần suất và tính nguy hiểm của vấn đề. Với tính chất đa dạng và phức tạp, tính “phi nhà nước”, tính xuyên quốc gia, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết triệt để các vấn đề ANPTT. Nhận thức này đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác đa phương về ANPTT tại khu vực, việc đối phó với các thách thức ANPTT trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự của nhiều thể chế đa phương ở CA-TBD hiện nay như ASEAN, APEC,... Tuy nhiên hiệu quả từ những nỗ lực hợp tác của các thể chế này thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, hợp tác về ANPTT tại các cơ chế đa phương cần phải đi vào thực chất hơn với các sáng kiến cụ thể, nâng cao mức độ thể chế hóa và ràng buộc pháp lý, là công cụ để hỗ trợ, thúc đẩy đối thoại và đạt được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trong khu vực  Tài liệu tham khảo 1. ADB (2017), A Region at Risk The Human Dimemsions of Climate Change in ASIA and The Pacifi c, https://www.adb.org/sites/default/ files/publication/325251/region-risk- climate-change.pdf 2. Phạm Thị Thanh Bình (2014), Tăng trưởng kinh tế với an ninh năng lượng và vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam, org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/ 2014/25789/Tang-truong-kinh-te-voi- an-ninh-nang-luong-va-van-de.aspx 3. ESCAP (2017), Asia-Pacifi c Disaster Report 2017, fi le:///Users/apple8/ Desktop/0_Disaster%20Report%20 2017%20High%20res.pdf 4. FAO (2015), Regional Overview of Food in Security Asia and the Pacifi c, (xem tiếp trang 26)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhop_tac_khu_vuc_chau_a_thai_binh_duong_truoc_nhung_thach_thu.pdf
Tài liệu liên quan