(ii) Dư địa và không gian để gia tăng
hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh
vực nêu trong các tuyên bố chung còn
nhiều. Việt Nam còn nhiều tiềm năng
hợp tác toàn diện và đang nỗ lực thúc đẩy
thương mại song phương theo hướng cân
bằng hơn, để đảm bảo sự phát triển bền
vững của cả hai quốc gia. Trong các tuyên
bố chung cấp cao và các cuộc gặp cấp cao
giữa hai nước, lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt
Nam đều khẳng định kinh tế - thương mại
- đầu tư sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng và
là động lực thúc đẩy quan hệ đối tác toàn
diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
(iii) Đặc điểm quan trọng của quan
hệ kinh tế - thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ là tính bổ trợ cho nhau. Cụ
thể, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn các
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc sản
phẩm mà Việt Nam có thế mạnh, như: dệt
may, da giày, máy móc và thiết bị điện tử,.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có nhu cầu
nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị công
nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông
và nông sản nguyên liệu là những mặt hàng
mà Hoa Kỳ có nguồn cung dồi dào.
(iv) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình gần 7%/năm, với gần 100
triệu dân, thu nhập bình quân ngày càng
tăng cũng được dự báo sẽ là thị trường tiêu
thụ tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa
Kỳ trên nhiều lĩnh vực, như: y tế, giáo dục,
viễn thông, bán lẻ, tài chính - ngân hàng,
năng lượng,. Bên cạnh đó, trong bối cảnh
chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc ngày càng khốc liệt, Việt Nam cam
kết cải thiện cả về mặt chính sách và môi
trường đầu tư kinh doanh, là điều kiện
thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai
nước tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác.
Với tinh thần “gác lại quá khứ, vượt
qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng
tới tương lai”, chủ trương, chính sách và
cam kết của hai nước, Việt Nam và Hoa Kỳ
đã tạo lập được nền tảng và không khí cho
quan hệ đối tác toàn diện nói chung và hợp
tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói riêng
tiếp tục phát triển trong thời gian tới./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ 25 năm sau bình thường hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
25Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
HỢP TÁC KINH TẾ - THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ
VIỆT NAM - HOA KỲ
25 NĂM SAU BÌNH THƯỜNG HÓA
Nguyễn Thị Thanh Xuân •
Tóm tắt: Tháng 7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan
hệ, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước. Khai thông quan hệ chính trị -
ngoại giao giúp quan hệ kinh tế - thương mại đôi bên gia tăng tương ứng. Việc ký
Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000), Hoa Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (năm 2006) và Việt Nam trở thành
thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007) đã tạo khuôn khổ, động lực và
mang tới các cơ hội tiếp tục phát triển hợp tác thương mại song phương. Đặc biệt, với
sự kiện hai nước nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện (năm 2013), chủ trương
coi thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư thành trụ cột trong quan hệ song
phương, việc hợp tác trong lĩnh vực này đã phát triển tích cực, đạt nhiều thành tựu và
có nhiều triển vọng trong thời gian tới.
Từ khóa: Hợp tác thương mại, quan hệ Việt - Mỹ.
Summary: In July 1995, Vietnam - US officially normalized their diplomatic
relation, opening a new chapter in bilateral relationship. The economic-trade
relations between the two countries was enhanced thanks to the opening of political-
diplomatic relations. The signing of the Bilateral Trade Agreement (2000), the United
States adopted the Regulation on Permanent Normal Trade Relations for Vietnam
(2006) and Vietnam became a member of the World Trade Organization (2007)
helped create frameworks, momentum and bring about opportunities for bilateral
trade cooperation to continue to develop. Especially, with the milestone that the two
countries upgraded their relationship to Comprehensive Partnership (2013), policies
of promoting economic-trade-investment cooperation and considering it as a pillar
in the bilateral relationship of the top leaders of the two countries, cooperation in
this area has developed significantlly, made many achievements and has potential for
further development in the coming time.
Key words: Trade cooperation, Vietnam - US relation.
* Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
25 năm sau bình thường hóa (tháng
7/1995), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã
có những bước tiến mang tính lịch sử: từ
hai cựu thù trong cuộc chiến tranh tàn
khốc, trở thành hai chủ thể “bình thường”
trong quan hệ quốc tế, sau đó thúc đẩy
hợp tác, thành đối tác và đối tác toàn diện
(tháng 7/2013). Hai quốc gia, với hai hệ
thống chính trị khác nhau, đã vượt qua
những khó khăn, khác biệt về ý thức hệ
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
26Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
1 Điều khoản năm 1974 trong Luật liên bang Hoa Kỳ (được hai viện thuộc Quốc hội Hoa
Kỳ thông qua và được Tổng thống Gerald Ford ký thành Luật với sửa đổi được thông qua
ngày 3/1/1975) nhằm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Hoa Kỳ với các quốc gia không
có nền kinh tế thị trường (ban đầu là các quốc gia thuộc khối cộng sản). Theo thời gian, một
số quốc gia đã được cấp các quan hệ thương mại bình thường có điều kiện để xem xét hàng
năm, và một số quốc gia đã được giải phóng khỏi điều Luật sửa đổi.
2 Như Hiệp định Hợp tác về Khoa học và Công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp
định Dệt-May (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004);
Hiệp định khung hợp tác về Kinh tế và Kỹ thuật, Bản ghi nhớ Hợp tác về Nông nghiệp (ký
tháng 6/2005).
để thúc đẩy hợp tác song phương trên hầu
hết các lĩnh vực. Trong bức tranh tổng thể
đó, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư
nổi lên như một điểm sáng và được cả hai
nước coi là trụ cột quan trọng trong quan
hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Bình thường hóa quan hệ - Sự
khởi đầu...
Trở lại dấu mốc lịch sử, ngày
11/7/1995 (ngày 12/7/1995 theo giờ Hà
Nội), Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton
tuyên bố chính thức bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam, mở ra chương mới trong
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Sau tuyên bố
bình thường hóa, Đại sứ quán Việt Nam
được khai trương tại thủ đô Washington
của Hoa Kỳ (ngày 5/8/1995), hai nước
trao đổi Đại sứ (ngày 12/5/1995), lãnh
đạo hai nước thăm lẫn nhau.
Việc khai thông quan hệ chính trị -
ngoại giao giữa hai nước giúp cho quan
hệ kinh tế - thương mại đôi bên gia tăng
tương ứng. Văn phòng thương mại Hoa
Kỳ tại Hà Nội được mở (tháng 4/1996)
nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ
trưởng Thương mại Hoa Kỳ T. Hauser có
ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh
hợp tác kinh tế - thương mại. Vào thời
điểm này mới chỉ có khoảng 140 công ty
Hoa Kỳ mở văn phòng đại diện tại Việt
Nam với số vốn khoảng 1,1 tỷ USD. Đến
năm 1998, có khoảng 500 công ty Hoa Kỳ
kinh doanh tại Việt dưới những hình thức
khác nhau với 70 dự án với số vốn 1,4 tỷ
USD. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ giai đoạn này phát triển
khá chậm do phía Hoa Kỳ vẫn còn duy trì
nhiều rào cản. Tháng 3/1998, Nhà trắng
quyết định hủy bỏ việc áp dụng Điều luật
sửa đổi Jackson-Vanik 1 đối với Việt Nam
là một sự khai thông cần thiết trên con
đường tiến tới một hiệp định thương mại
giữa hai nước.
Hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ
Trong 3 năm (1996-1999), hai nước
trải qua một quá trình đàm phán nhiều khó
khăn cho một hiệp định thương mại song
phương, chủ yếu do những điều kiện đặc
thù, khác biệt lớn về chế độ chính trị và
thể chế kinh tế. Qua chín vòng đàm phán,
nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng
Thương mại Vũ Khoan, Hiệp định Thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade
Agreeement – BTA) chính thức được ký
kết ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày
10/12/2000. Việc ký BTA có vai trò đặc
biệt quan trọng bởi đây là khung pháp lý
cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để
xúc tiến quan hệ hợp tác kinh tế - thương
mại song phương đi vào chiều sâu; gia tăng
niềm tin chính trị giữa hai nước, đồng thời
tạo cơ sở để hai bên tiếp tục ký kết nhiều
hiệp định quan trọng khác 2.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
27Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
Trên thực tế, từ sau khi BTA có hiệu
lực, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh
vực này tiến triển rất nhanh và nhanh hơn
so với các quan hệ kinh tế song phương
của Việt Nam với các nước khác. Không
đầy 5 năm sau, Hoa Kỳ đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, hằng năm, chính quyền Hoa
Kỳ vẫn phải đề xuất, Quốc hội Mỹ vẫn
phải xem xét để miễn áp dụng Tu chính
án Jackson-Vanik trong quan hệ thương
mại, đầu tư, vì Việt Nam chưa có quy chế
“quan hệ thương mại bình thường vĩnh
viễn” (PNTR) với Hoa Kỳ. Vượt qua rào
cản này, trở thành đối tác bình đẳng, chủ
thể kinh tế quốc tế đầy đủ dường như chỉ
còn một lối đi: trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Việt Nam trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới:
Ngay sau khi bình thường hóa quan
hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam đã
nộp đơn gia nhập WTO với mong muốn,
hòa nhập cùng xu thế thời đại, vươn ra
sân chơi toàn cầu. Trong quá trình đàm
phán, ngoài các vấn đề về hạn ngạch dệt
may và tiêu chuẩn lao động, vấn đề nóng
và khó nhất là việc Hoa Kỳ chưa công
nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
và quyết liệt yêu cầu Việt Nam phải có
giai đoạn quá độ ít nhất 15 năm chuyển
sang kinh tế thị trường sau khi gia nhập
WTO. Cuối cùng, Việt Nam chấp nhận
thời gian quá độ là 12 năm. Sau 12 vòng
đàm phán, tháng 5/2006, hai nước đã
ký Thoả thuận chính thức, kết thúc đàm
phán song phương giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ về việc Việt Nam gia nhập WTO, mở
ra một giai đoạn mới trong quan hệ kinh
tế - thương mại giữa hai nước. Ngày
9/12/2006, Hạ viện và Thượng viện Hoa
Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ thương
mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam
(PNTR).
Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành Đối
tác toàn diện:
Từ đầu nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng
thống Barack Obama, trong bối cảnh Hoa
Kỳ đẩy mạnh Chiến lược Tái cân bằng tại
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hai
nước đã thể hiện mong muốn phát triển
hơn nữa quan hệ song phương. Chuyến
thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang (25/7/2013) đã
chính thức nâng cấp quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ lên mức đối tác toàn diện với
bản Tuyên bố chung chủ trương thúc đẩy
sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước trong
9 lĩnh vực then chốt 3. Trong khuôn khổ
quan hệ đối tác toàn diện, hai bên nhất trí
nguyên tắc “tôn trọng Hiến chương Liên
hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể
chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau”.
Đặc biệt, khi nhìn lại quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ, không thể không nhắc
đến chuyến thăm “lịch sử” của Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn
Phú Trọng tới Hoa Kỳ (tháng 7/2015) –
chuyến thăm đầu tiên của ông tới Hoa Kỳ
trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam. Với những kết quả quan
trọng, cả về hợp tác song phương đến
các vấn đề khu vực, như Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), biển
Đông, quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN, chuyến
3 Gồm (1) Chính trị ̣ – ngoại giao, (2) Kinh tế – thương mại, (3) Quốc phòng – an ninh,
(4) Khoa học – công nghệ, (5) Giáo dục, (6) Môi trường và y tế, (7) Văn hóa – du lịch và thể
thao, (8) Các vấn đề hậu quả chiến tranh, (9) Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
28Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
thăm đã thể hiện rõ chất “chiến lược” của
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tầm nhìn
chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Hai nước đã ký 12 văn bản thỏa thuận
trong chuyến thăm, với nhiều thỏa thuận
thương mại quan trọng.
Những thành tựu hợp tác:
Với tư duy và cách tiếp cận của một
doanh nhân, Tổng thống Donald Trump
lại càng quan tâm tới hiệu quả của hợp
tác kinh tế - thương mại - đầu tư với các
quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong
các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo
cấp cao hai nước, việc đạt được các
thỏa thuận thương mại cụ thể là yếu tố
quan trọng. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ
(tháng 5/2017) của Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, hai nước đã đạt được 13 thỏa
thuận thương mại với tổng giá trị hơn 8
tỷ USD. Tháng 11/2017, sau khi tham dự
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC
tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump
thăm cấp nhà nước Việt Nam. Các doanh
nghiệp hai nước đã ký các thỏa thuận
thương mại trị giá 12 tỷ USD, chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực phát triển dầu
khí, mua bán ô tô, động cơ máy bay và hỗ
trợ kỹ thuật đi kèm. Trong chuyến thăm
thứ hai của Tổng thống Donald Trump tới
Việt Nam (tháng 2/2018) nhân dịp dự Hội
nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai
tại Hà Nội, lãnh đạo hai nước đã cam kết
thúc đẩy và tăng cường quan hệ kinh tế có
lợi cho cả hai phía và đàm phán đạt được
các thỏa thuận thương mại trị giá hơn 21
tỷ USD 4.
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
tiếp tục được coi là trụ cột trong quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ và đạt nhiều tiến triển
tích cực trong thời gian qua. Kim ngạch
thương mại hai chiều tăng 170 lần, từ 450
triệu USD năm 1995 lên 77,56 tỷ USD
năm 2019, đặc biệt tốc độ tăng trưởng liên
tục ở mức hơn 20% trong những năm gần
đây, trong đó Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ
66,68 tỷ USD và nhập về 10,88 tỷ USD 5.
Hoa Kỳ tuy nhập siêu 55,8 tỷ USD, song
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng ở mức
gần 50% và xuất siêu về dịch vụ.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam
tăng khá nhanh trong những năm qua với
tốc độ cao nhất ở Đông Nam Á. Các mặt
hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ bao gồm máy vi
tính, sản phẩm linh kiện điện tử, bông các
loại, thức ăn gia súc, thiết bị, máy móc, dụng
cụ, phụ tùng. Dưới chính quyền Tổng thống
Donald Trump, vấn đề thâm hụt thương mại
là ưu tiên cao. Việt Nam đang tích cực phối
hợp với Hoa Kỳ để tăng nhập khẩu hàng
hóa từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng đang mong
muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng
lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương, với sự đầu tư của các
doanh nghiệp tư nhân Hoa Kỳ, nhằm tiến
tới cán cân thương mại song phương cân
bằng hơn. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về
đầu tư cho kết cấu hạ tầng, năng lượng và
phát triển kinh tế số. Theo dự báo của Ngân
hàng Thế giới, để đảm bảo kết cấu hạ tầng
bền vững, thì nhu cầu đầu tư của Việt Nam
sẽ lên đến 25 tỷ USD mỗi năm.
4 Gồm (i) Hãng hàng không VietJet sẽ mua 100 máy bay Boeing 737-MAX sản xuất tại
Mỹ cùng với 215 động cơ LEAP do General Electric chế tạo; (ii) Hãng hàng không Bamboo
Airways sẽ mua 10 máy bay Boeing 787-9; (iii) Hãng hàng không Vietnam Airlines cam kết
mua các hệ thống hỗ trợ đặt chỗ và dịch vụ khác từ Công ty Sabre với giá trị tối thiểu là 50
triệu USD.
5 Nguồn số liệu: https://www.ustradenumbers.com/country/vietnam/
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
29Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
Do không còn TPP, hai nước cũng
đang thảo luận một hiệp định khung về
mậu dịch song phương. Các cuộc thảo
luận nhằm củng cố và làm sâu sắc hơn
quan hệ thương mại giữa hai nước, theo
khuôn khổ Hiệp định khung về thương
mại và đầu tư (TIFA). Hoa Kỳ coi các cuộc
bàn thảo này như một cơ hội để tái khẳng
định cam kết của chính phủ Trump sẽ mở
rộng quan hệ với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Hoa
Kỳ đã kêu gọi Việt Nam nhanh chóng giải
quyết các vấn đề tồn đọng, liên quan đến
nông nghiệp và an toàn thực phẩm, quyền
sở hữu trí tuệ, thương mại số, dịch vụ tài
chính, hải quan, hàng công nghiệp, minh
bạch - quản trị tốt và buôn bán động vật
hoang dã bất hợp pháp. Phía Việt Nam đã
cập nhật cho Hoa Kỳ kế hoạch thực hiện
cải cách lao động, nhất trí tiếp tục đối
thoại về những vấn đề vừa nêu và khởi
động các nhóm công tác để giải quyết các
vấn đề song phương khác.
Về đầu tư, năm 2018, Hoa Kỳ xếp
thứ 11/128 quốc gia và vùng lãnh thổ có
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
Việt Nam, với tổng số 900 dự án và tổng
vốn đăng ký 9,4 tỷ USD 6. Các công ty,
như Coca-Cola, Nike, Microsoft,... hoạt
động tốt và cam kết làm ăn lâu dài tại
Việt Nam. Việt Nam kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ
trở thành một trong những nhà đầu tư lớn
nhất tại Việt Nam, cam kết cải thiện cả về
mặt chính sách và môi trường đầu tư kinh
doanh để thu hút thêm các doanh nghiệp
Hoa Kỳ.
Song trùng về lợi ích giữa hai bên
Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đều
nhìn thấy ở nhau những lợi ích hoặc tiềm
năng mang lại lợi ích về kinh tế, thương
mại và đầu tư.
Về phía Hoa Kỳ, nước này có lợi ích
cụ thể khi hợp tác với một trong những
thị trường mới nổi năng động nhất ở
Đông Á với tốc độ tăng trưởng liên tục
ở mức 6,5-7%. Tuy nhiên, nếu xét riêng
Việt Nam, thì lợi ích kinh tế - thương mại
của Hoa Kỳ có thể chưa lớn, song nếu đặt
Việt Nam trong chuỗi các nước ASEAN,
rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, thì cơ hội kinh tế - thương mại
của Hoa Kỳ lớn hơn nhiều.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu
vực quan trọng nhất về kinh tế và chính
trị trên thế giới hiện nay và sẽ duy trì xu
hướng này trong suốt phần còn lại của thế
kỷ XXI. Với 60% dân số thế giới và chiếm
hơn 1/3 GDP thế giới, châu Á trở thành
một “động cơ” sản xuất và thương mại của
thế giới và là “đấu trường” quan trọng nhất
cho một kỷ nguyên cạnh tranh an ninh toàn
cầu mới 7. Kể từ năm 2018-2019, trong khi
cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc ngày càng căng thẳng và tác
động đến nhiều quốc gia, khu vực trên thế
giới, kinh tế ASEAN tiếp tục tăng trưởng
đều đặn, dù tốc độ vừa phải. Nền kinh tế
ASEAN lớn thứ 5 thế giới, GDP 3000 tỷ
USD 8. Với mục tiêu của các chính sách
“Tái cân bằng” của chính quyền Barack
Obama và “Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương” của chính quyền Donald Trump,
6 Số liệu cập nhật của Bộ Ngoại giao.
7 Asia Power Trends, Dr. Kurt M.Campbell, Chaiman and CEO, Dr. Siddharth Mohandas,
Director of Research, The Asia Group, 3/2019, https://theasiagroup.com/asia-power-trends/,
truy cập ngày 25/4/2019.
8 Nhìn lại thế giới 2019: sự phục hồi lặng lẽ của ASEAN, eastasiaforum.org, ngày
11/9/2019.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
30Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
Việt Nam đóng vai trò quan trọng là cầu
nối giữa Hoa Kỳ với ASEAN và các quốc
gia trong khu vực, nhất là trên cương vị
Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Lợi ích kinh tế và thương mại của
Hoa Kỳ cần được nhìn rộng hơn, bởi vì
(i) “Đồng tiền bát gạo” cụ thể, mà Hoa Kỳ
thu lại từ thị trường Việt Nam hiện nay,
chưa lớn, nhưng vẫn có tiềm năng. Vì thế
Hoa Kỳ chấp nhận thâm hụt thương mại
với Việt Nam hơn 50 tỷ USD; (ii) Nhìn
vào dài hạn, việc một đất nước vốn là cựu
thù vẫn sẵn sàng “chơi”, làm ăn với Hoa
Kỳ trên sân chơi kinh tế - thương mại, sẵn
sàng ủng hộ sự can dự tích cực của Hoa Kỳ
tại khu vực, sẽ mang lại giá trị thực tiễn và
biểu tượng rất lớn: từ giá trị về kinh tế sẽ
mang lại các giá trị về địa chiến lược.
Về phần mình, Việt Nam luôn xác
định kinh tế - thương mại là trụ cột quan
trọng trong quan hệ song phương với
Hoa Kỳ. Việt Nam cần thị trường Hoa Kỳ
rộng lớn và nhiều tiềm năng, nếu Hoa Kỳ
dừng nhập hàng xuất khẩu Việt Nam, thì
kinh tế Việt Nam sẽ ngay lập tức bị ảnh
hưởng, hàng triệu công nhân trong các
ngành dệt may, da giày, thủy sản bị thất
nghiệp. Tăng cường quan hệ hợp tác kinh
tế - thương mại với Hoa Kỳ cũng là cách
thức để Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào
thị trường Trung Quốc. Đồng thời, Việt
Nam cũng muốn tranh thủ nguồn lực, tri
thức, kỹ thuật để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước.
Triển vọng hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ:
Quan hệ toàn diện Việt Nam - Hoa
Kỳ có nền tảng và cơ sở để tiếp tục phát
triển tích cực trong thời gian tới.
Thứ nhất, quá trình bình thường hóa
và phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
có nền tảng là sự song trùng về lợi ích của
cả hai phía. Với Hoa Kỳ, ngoài các đồng
minh truyền thống, như Nhật Bản, Hàn
Quốc, việc thúc đẩy quan hệ với một
Việt Nam mạnh và ổn định, ngày càng hội
nhập với các thể chế khu vực và quốc tế,
sẽ có lợi cho việc tập hợp lực lượng, duy
trì ảnh hưởng và vai trò của Hoa Kỳ nhằm
tạo “đối trọng” với sự gia tăng sức mạnh và
tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.
Về phía Việt Nam, Hoa Kỳ là cường quốc
có nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa
học, kỹ thuật, công nghệ và vốn, là tiếng
nói quan trọng trên trường quốc tế, do đó,
xây dựng quan hệ, nhất là quan hệ lâu dài,
nhiều mặt với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam
phát triển cả về kinh tế, thương mại và an
ninh, quân sự, cũng như thúc đẩy vị thế của
Việt Nam trên bàn cờ quốc tế và khu vực.
Thứ hai, hai nước cùng tôn trọng chính
sách đối ngoại của mỗi nước, chia sẻ nhiều
điểm tương đồng về lợi ích và tính một
cách thỏa đáng đến các lợi ích, các ưu tiên
của nhau; thực hiện các nguyên tắc, như
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, thể chế chính trị của nhau, không can
thiệp vào nội bộ của mỗi nước và hợp tác
hai bên cùng có lợi. Với những vấn đề còn
khác biệt, hai bên tiếp tục đối thoại một
cách xây dựng, tích cực và thiện chí.
Thứ ba, niềm tin chiến lược giữa
hai nước được gia tăng đáng kể, các giới
hạn trong mối quan hệ đã dần dần bị đẩy
xa. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc
phòng, tình báo; đối thoại trên các vấn đề
còn khác biệt, như dân chủ, nhân quyền
và tôn giáo, sự cam kết tôn trọng thể chế,
tôn trọng hệ thống chính trị khác biệt của
mỗi bên cho thấy, mức độ niềm tin giữa
hai nước đã được tăng lên đáng kể chỉ sau
25 năm chính thức bình thường hóa.
Trong khuôn khổ và đà phát triển của
quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa
Kỳ, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế - thương
mại - đầu tư giữa hai nước có nhiều tiềm
năng phát triển do những nguyên nhân sau:
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
31Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 08/2020
(i) Hai nước có sự song trùng về lợi
ích kinh tế, thương mại, đầu tư. Hoa Kỳ
cần thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để tăng
cường đầu tư tư nhân vào khu vực, phù
hợp với mục tiêu triển khai chiến lược Ấn
Độ - Thái Bình Dương. Việt Nam cần thị
trường Hoa Kỳ rộng lớn nhiều tiềm năng,
đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có định
hướng phát triển nền kinh tế số, kết cấu
hạ tầng và cần nhiều năng lượng.
(ii) Dư địa và không gian để gia tăng
hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh
vực nêu trong các tuyên bố chung còn
nhiều. Việt Nam còn nhiều tiềm năng
hợp tác toàn diện và đang nỗ lực thúc đẩy
thương mại song phương theo hướng cân
bằng hơn, để đảm bảo sự phát triển bền
vững của cả hai quốc gia. Trong các tuyên
bố chung cấp cao và các cuộc gặp cấp cao
giữa hai nước, lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt
Nam đều khẳng định kinh tế - thương mại
- đầu tư sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng và
là động lực thúc đẩy quan hệ đối tác toàn
diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
(iii) Đặc điểm quan trọng của quan
hệ kinh tế - thương mại song phương Việt
Nam - Hoa Kỳ là tính bổ trợ cho nhau. Cụ
thể, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn các
sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc sản
phẩm mà Việt Nam có thế mạnh, như: dệt
may, da giày, máy móc và thiết bị điện tử,...
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có nhu cầu
nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị công
nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông
và nông sản nguyên liệu là những mặt hàng
mà Hoa Kỳ có nguồn cung dồi dào.
(iv) Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
GDP trung bình gần 7%/năm, với gần 100
triệu dân, thu nhập bình quân ngày càng
tăng cũng được dự báo sẽ là thị trường tiêu
thụ tiềm năng cho các doanh nghiệp Hoa
Kỳ trên nhiều lĩnh vực, như: y tế, giáo dục,
viễn thông, bán lẻ, tài chính - ngân hàng,
năng lượng,... Bên cạnh đó, trong bối cảnh
chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung
Quốc ngày càng khốc liệt, Việt Nam cam
kết cải thiện cả về mặt chính sách và môi
trường đầu tư kinh doanh, là điều kiện
thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai
nước tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác.
Với tinh thần “gác lại quá khứ, vượt
qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng
tới tương lai”, chủ trương, chính sách và
cam kết của hai nước, Việt Nam và Hoa Kỳ
đã tạo lập được nền tảng và không khí cho
quan hệ đối tác toàn diện nói chung và hợp
tác kinh tế - thương mại - đầu tư nói riêng
tiếp tục phát triển trong thời gian tới./.
Tài liệu tham khảo
1. Tuyên bố tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng (7/2015).
2. Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang (7/2013).
3. Cù Chí Lợi. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược.
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, 2010. 8 (149)
4. Alex L. Vuving. A breathrough in US - Vietnam relations. The Diplomat, 2015.
5. Mark E. Manyin, US - Vietnam Relations in 2010: Current issues and Implications for
US. Policy. CRS report for Congress. 2010.
6. Huong Le Thu. US - Vietnam relations under President Trump. Iowy Institute. .https://
www.lowyinstitute.org/publications/us-vietnam-relations-under-president-trump
7. Ta Minh Tuan. The future of Vietnam - US relations. Brookings, 2010. https://www.
brookings.edu/opinions/the-future-of-vietnam-u-s-relations/
Ngày nhận bài: 27/04/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_tac_kinh_te_thuong_mai_dau_tu_viet_nam_hoa_ky_25_nam_sau.pdf