Thứ nhất, tham mưu thực hiện có hiệu
quả và thực chất hơn nữa nội hàm các thỏa
thuận, điều ước quốc tế song phương và đa
phương về phòng, chống tội phạm mua bán
người mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
Cần sớm thúc đẩy quá trình đàm phán, ký
kết thêm các hiệp định song phương với các
quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, địa phương, lực lượng chức năng
các nước, tổ chức quốc tế nhất là cơ quan
chức năng nước có chung đường biên giới,
nước có đông nạn nhân là người Việt Nam
nhằm trao đổi thông tin, thiết lập đường
dây nóng, xác định đầu mối phối hợp điều
tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã đối tượng
phạm tội và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn
nhân bị mua bán.
Thứ ba, tham mưu, đề xuất hoàn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến hợp tác
quốc tế để phù hợp với các quy định của
Công ước Liên hợp quốc về phòng chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; khẩn
trương xúc tiến đàm phán, ký kết các Hiệp
định về dẫn độ và chuyển giao người bị kết
án phạt tù; phối hợp, tham gia đàm phán
các Hiệp định tương trợ tư pháp nhằm tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác
khu vực và quốc tế trong phòng, chống tội
phạm mua bán người nói riêng, tội phạm
xuyên quốc gia và các thách thức an ninh phi
truyền thống nói chung.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
NGUYỄN MINH HIẾU*
Trước những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và
mặt trái nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm xuyên quốc gia nói chung, tội
phạm mua bán người nói riêng trong khu vực ASEAN và trên toàn thế giới tiếp tục
diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm
trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình
hình an ninh, trật tự. Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là một trong bốn
loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội
phạm toàn cầu và kể từ năm 2013, chọn ngày 30-7 hàng năm là Ngày thế giới phòng,
chống mua bán người.
Từ khóa: Mua bán người, phòng chống mua bán người, hợp tác quốc tế.
Ngày nhận bài: 13/7/2020; Ngày biên tập xong: 15/7/2020; Ngày duyệt đăng: 15/7/2020
Facing the negative effects of globalization, international integration and the
reverse of the market economy, the situation of transnational crimes generally,
human trafficking crimes particularly in ASEAN and all over the world continues
to be complicated and tends to increase in number of cases, level with sophisticated
methods and modus operandi that adversely affecting the security and order
situation. Identified by the United Nations, human trafficking has been one of
the four most dangerous crimes in the world that has been included in the Global
Crime Prevention Program. Since 2013, the 30th of July has been selected as World
day against Trafficking in Persons.
Keywords: Human trafficking, human trafficking prevention, international cooperation.
Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người ở Việt Nam tuy có ít hơn so với các năm
trước nhưng phạm vi ngày càng được mở
rộng, diễn ra phức tạp ở 63 tỉnh, thành phố,
tập trung chủ yếu trên tuyến biên giới: Việt
Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Campuchia;
Việt Nam - Lào và đang có xu hướng quốc
tế hóa. Đồng thời, hình thành thêm nhiều
đường dây tổ chức hoạt động xuyên quốc
gia và quốc tế. Thực trạng này gây ra nhiều
khó khăn cho các cơ quan chức năng. Ở Việt
Nam, không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ
em mà cả mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ
sinh, trẻ trong bào thai, đẻ thuê, mua bán,
chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người... Việt
Nam vừa là địa bàn phạm tội, vừa là địa bàn
trung chuyển đi các nước thứ ba.1 Đối tượng
phạm tội có thể là người nước ngoài, hoặc
những người từng là nạn nhân. Theo thống
kê của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an,
năm 2019, toàn quốc phát hiện 192 vụ mua
bán người, liên quan đến 256 đối tượng; so
với năm 2018, giảm 9% số vụ; 7,2% số đối
tượng và 19,9% số nạn nhân. Trong đó, tuyến
biên giới giữa Việt Nam và các nước láng
giềng được xác định là tuyến trọng điểm về
tội phạm mua bán người. Trong số các vụ
mua bán người bị phát hiện, có 95% số vụ là
xuyên biên giới và chỉ có 5% là ở trong nước.
* Thượng tá, Thạc sĩ, Phó Cục trưởng Cục Đối
ngoại, Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương
trình ASEAN-Australia về chống mua bán người
tại Việt Nam.
15Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN MINH HIẾU
1. Sự cần thiết của công tác hợp tác quốc
tế trong phòng, chống mua bán người
Để đấu tranh hiệu quả với tội phạm
mua bán người, công tác hợp tác quốc tế
trong phòng, chống mua bán người giữa
Việt Nam với các nước trong khu vực
ASEAN và trên thế giới đóng vai trò vô
cùng quan trọng bởi những nguyên nhân
sau đây:
Thứ nhất, tội phạm mua bán người
mang tính chất xuyên biên giới quốc gia
nên các quốc gia cần phải có sự hợp tác,
phối hợp để ngăn ngừa những hành vi
phạm tội có tính chất vượt ra ngoài lãnh
thổ của một quốc gia. Thực tiễn đấu tranh,
triệt phá tội phạm mua bán người của các
lực lượng chức năng cho thấy hoạt động
mua bán người diễn ra chủ yếu tại các khu
vực biên giới, nơi được coi là địa điểm
nhạy cảm và phức tạp của loại tội phạm
này. Đối tượng phạm tội thường là những
kẻ lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án,
tiền sự về tội mua bán người, cấu kết hình
thành những đường dây khép kín qua biên
giới. Các vụ trao đổi người thường được
phát hiện tại các địa bàn có lưu thông biên
giới lớn, nhiều đường giao thông qua lại
để từ đó sang bên kia biên giới hoặc tiếp
tục đi nước thứ ba. Điển hình trong vụ
việc 39 công dân Việt Nam tử vong trong
xe container tại Anh vào tháng 10/2019
vừa qua, các đường dây tội phạm trong và
ngoài nước đã có sự kết cấu chặt chẽ để
đưa các nạn nhân từ Việt Nam sang Châu
Âu qua nhiều con đường khác nhau.
Thứ hai, quy trình tố tụng và truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mua
bán người đặt ra yêu cầu hợp tác quốc tế
với quốc gia nơi chủ thể tội phạm mang
quốc tịch, quốc gia là nơi trung chuyển tội
phạm Vấn đề hợp tác tư pháp trong đấu
tranh phòng chống tội phạm mua bán người
bao gồm phối hợp trao đổi thông tin, phối
hợp điều tra, tương trợ tư pháp trong việc
thu thập chứng cứ, lấy lời khai, cung cấp tài
liệu. Để đạt được điều này, cần có sự hợp tác
song phương và đa phương giữa các quốc
gia trong cùng khu vực cũng như trên toàn
thế giới.
Thứ ba, phương thức và thủ đoạn của
tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi,
xảo quyệt. Trong những năm gần đây với xu
hướng toàn cầu hóa, chính sách đẩy mạnh
hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của
xã hội giữa Việt Nam và các nước cùng với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các đối
tượng mua bán người sử dụng nhiều thủ
đoạn để dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân có trình độ
nhận thức thấp và thiếu hiểu biết (đa phần
đến từ những miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng giáp ranh biên giới của các quốc gia
có nền kinh tế kém phát triển) đến các quốc
gia phát triển hơn với mục đích lừa mua
bán người. Để ứng phó hiệu quả với loại tội
phạm này, các lực lượng chức năng cần có
sự phối hợp chặt chẽ với phía đối tác để kịp
thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động này.
Thứ tư, hợp tác quốc tế đang là xu hướng
tất yếu trong cuộc đấu tranh trước những
mối đe dọa về an ninh của các loại tội phạm
xuyên quốc gia nói chung và tội phạm mua
bán người nói riêng. Để ứng phó với vấn nạn
nhức nhối trên, không có bất kì một quốc gia
đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được mà cần
sự phối hợp giữa các quốc gia, sự hợp tác
giữa các tổ chức quốc tế. Đồng thời, trước
những ảnh hưởng tiêu cực, hậu quả nghiêm
trọng của vấn nạn mua bán người gây ra,
xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của
con người, điều này thúc đẩy sự hợp tác chặt
chẽ hơn giữa các quốc gia trong việc xác định
và hồi hương các nạn nhân bị mua bán trở về.
Thứ năm, đại dịch COVID-19 đã ảnh
hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc
gia trên thế giới và hiện vẫn đang tiếp tục
diễn biến rất phức tạp. Tác động tiêu cực của
dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế -
xã hội làm gia tăng nguy cơ tội phạm. Trước
tình hình đó, các nước cần tiếp tục đoàn kết,
nỗ lực, tăng cường hợp tác về mọi mặt nhằm
ứng phó với dịch bệnh, trong đó có hợp tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm.
16 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
Từ những lí do trên, công tác hợp tác
quốc tế giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực ASEAN và các nước trên thế giới là
thực sự cần thiết, góp phần thiết thực và hiệu
quả nhằm đẩy lùi hoạt động mua bán người.
2. Đánh giá về công tác hợp tác quốc tế
trong phòng, chống mua bán người
Nhận thức được tính cấp thiết của công
tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua
bán người, năm 2016, Bộ Công an xây dựng
và triển khai Đề án “Hợp tác quốc tế về phòng,
chống mua bán người”. Đề án được thực hiện
trên phạm vi cả nước và các nước hoặc vùng
lãnh thổ khác theo cam kết quốc tế và pháp
luật Việt Nam quy định; ưu tiên các tuyến,
địa bàn trọng điểm, các tỉnh giáp biên giới
với Campuchia, Lào và Trung Quốc. Trên
cơ sở Đề án, các cơ quan chức năng đã
nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ các
cam kết quốc tế và tăng cường hợp tác với
các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi
Chính phủ nhằm giảm nguy cơ mua bán
người, giảm tội phạm mua bán người, nâng
cao hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và
hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Trong
những năm qua, các cơ quan thực thi pháp
luật của Việt Nam đã tập trung tăng cường
công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống
mua bán người; xác minh, giải cứu và hỗ
trợ nạn nhân trên cả hai khía cạnh hợp tác
song phương và đa phương.
Hợp tác song phương giữa lực lượng
chức năng Việt Nam và cơ quan thực thi
pháp luật các nước đối tác trong những
năm qua chủ yếu tập trung vào các hoạt
động sau đây:
- Phối hợp với các cơ quan chức năng
của nước ngoài để ngăn chặn các đường dây
đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài, điều tra
khám phá nhiều vụ án đưa người nhập cư bất
hợp pháp, mua bán phụ nữ và trẻ em. Qua các
kênh hợp tác khác nhau, hàng năm, lực lượng
chức năng Việt Nam đã tiếp nhận, xử lý hàng
trăm lượt thông tin liên quan đến hoạt động
mua bán người, trong đó chủ yếu là mua bán
phụ nữ, trẻ em đưa từ Việt Nam ra nước ngoài
(đa số là sang các nước láng giềng và trong khu
vực). Đồng thời, thông qua cơ quan đại diện
của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phối hợp với cơ quan
chức năng nước sở tại nắm chắc tình hình, phối
hợp thu thập tài liệu chứng cứ, lấy lời khai nạn
nhân, lấy lời khai các nhân chứng; truy bắt các
đối tượng truy nã về tội mua bán người, kịp
thời phát hiện, giải cứu, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp và hồi hương công dân Việt Nam là nạn
nhân bị mua bán trở về nước.
- Tập trung đẩy mạnh thực hiện các
hoạt động ưu tiên hợp tác với các nước
Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và
Vương quốc Anh trên cơ sở thỏa thuận hợp
tác song phương đã ký về phòng, chống
mua bán người bao gồm: Hiệp định giữa
Việt Nam - Campuchia về hợp tác song
phương trong phòng, chống mua bán người
và bảo vệ nạn nhân bị mua bán (ký kết ngày
17/12/2019 tại Hà Nội); Hiệp định giữa Việt
Nam - Lào về hợp tác phòng, chống mua bán
người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán (ký
kết ngày 03/11/2010, tại Hà Nội), Hiệp định
giữa Việt Nam - Thái Lan về hợp tác song
phương nhằm loại trừ nạn mua bán người,
đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn
nhân bị mua bán (ký kết ngày 24/3/2008 tại
Hà Nội); Hiệp định giữa Việt Nam - Trung
Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống
mua bán người (ký kết ngày 15/9/2010 tại
Trung Quốc); Bản ghi nhớ giữa Việt Nam -
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về
hợp tác phòng, chống mua bán người (ký
kết ngày 21/11/2018 tại Vương quốc Anh).
Theo đó, hai bên định kỳ tổ chức Hội nghị
đánh giá kết quả thực hiện các Thỏa thuận
và mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội
phạm mua bán người xuyên biên giới.
- Nghiên cứu, xây dựng, đàm phán ký
kết các thỏa thuận quốc tế song phương về
phòng, chống mua bán người với các nước
khác trong khu vực hoặc có đông nạn nhân
là người Việt Nam bị mua bán. Hiện đang
trong quá trình đàm phán, ký kết với các
nước Myanmar, Malaysia và Indonesia.
17Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
NGUYỄN MINH HIẾU
Bên cạnh đó, hợp tác đa phương trong
phòng, chống mua bán người tiếp tục được
củng cố và tăng cường toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó tập trung vào các nội
dung sau đây:
- Chủ động tham mưu, chỉ đạo tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả các văn kiện
quốc tế trong lĩnh vực mua bán người bao
gồm: Công ước ASEAN về phòng, chống
mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ
em (ACTIP), Nghị định thư về việc phòng
ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi mua bán
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung
cho Công ước về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia của Liên hợp quốc xuyên
quốc gia (UNTOC), Tuyên bố chung các
nước Tiểu vùng sông Mê Kông (Tuyên bố
COMMIT) và Kế hoạch phối hợp hành động
COMMIT về phòng, chống mua bán người
giai đoạn 2015 - 2018 tại Việt Nam; Chương
trình ASEAN-Australia về chống mua bán
người giai đoạn 2019-2028 (ASEAN-ACT);
Kế hoạch hàn h độn g Bohol của các nước
ASEAN về chống mua bán người giai đoạn
2017-2020...
- Tham gia tích cực và có trách nhiệm
vào các cơ chế hợp tác đa phương trong
khuôn khổ ASEAN như Hội nghị những
người đứng đầu cơ quan chuyên trách
phòng chống mua bán người (HSU), Nhóm
công tác SOMTC về chống mua bán người
trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức cấp
cao ASEAN về phòng, chống tội phạm
xuyên quốc gia (SOMTC). Tại các diễn đàn
đa phương, các nước thành viên ASEAN
hoan nghênh và khuyến khích sự tham
gia của các bên liên quan trong quá trình
tham vấn và triển khai chính sách liên quan
đến phòng chống mua bán người, hướng
tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN
“hướng tới người dân và lấy người dân
làm trung tâm”. Theo đó, các nước đã thoả
thuận về việc hình sự hoá tội phạm mua bán
người trong hệ thống pháp luật quốc gia,
cam kết thực hiện các biện pháp ngăn chặn
tội phạm mua bán người, thực hiện các biện
pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm mua
bán người, các vấn đề về hoạt động thực thi
pháp luật của các quốc gia thành viên và
tăng cường hợp tác quốc tế.
Tuy nhiên, công tác hợp tác quốc tế
về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua
bán người vẫn còn tồn tại một số hạn chế
nhất định, chưa đáp ứng được đòi hỏi của
tình hình và chưa đạt hiệu quả như mong
muốn do nhiều nguyên nhân về thủ tục tư
pháp, rào cản ngoại giao, hệ thống pháp
luật. Pháp luật nước ta vẫn còn tồn tại một
số điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung
như vấn đề bảo vệ nạn nhân bị mua bán
trong quá trình tố tụng, nhất là việc giữ
bí mật đời tư và nhận dạng của nạn nhân,
việc quy định các thủ tục tố tụng nhạy cảm
đối với các nạn nhân dễ bị tổn thương, việc
hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập cho nạn
nhân. Nhiều yêu cầu của phía Việt Nam đề
nghị cơ quan hữu quan nước bạn xác minh
(nhất là các trường hợp giải cứu nạn nhân),
nhưng trong một thời gian dài vẫn không
nhận được công hàm trả lời, dẫn đến việc
giải cứu nạn nhân, truy bắt đối tượng lẩn
trốn ra nước ngoài hiệu quả thấp. Một số vụ
án cần thiết phải cử một tổ công tác ra nước
ngoài điều tra để giải cứu nạn nhân hoặc
khai thác các đối tượng là người Việt Nam
bị lực lượng chức năng nước bạn bắt giữ
về tội mua bán người để thu thập tài liệu,
chứng cứ và truy bắt các đối tượng nghi
vấn đang hoạt động trong nước nhưng gặp
nhiều khó khăn do các rào cản về pháp lý.
3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả
hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua
bán người
Hợp tác quốc tế đã thực sự góp phần
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy quan hệ hợp tác phòng, chống
tội phạm mua bán người giữa Việt Nam
với các nước vẫn chưa tương xứng với nhu
cầu và tiềm năng hợp tác của mỗi nước.
Trong giai đoạn tới, hợp tác quốc tế trong
phòng, chống mua bán người có những
18 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI
bối cảnh mới, với những thuận lợi, khó
khăn, đòi hỏi phải có định hướng và giải
pháp phù hợp với Việt Nam; qua đó tiếp
tục hội nhập sâu rộng hơn và từng bước
khẳng định vị thế của nước ta trên trường
quốc tế trong hợp tác phòng, chống tội
phạm xuyên quốc gia nói chung.
Cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm mua bán người của Việt Nam cùng
với các nước trong khu vực nói riêng và
trên toàn thế giới nói chung sẽ còn nhiều
khó khăn, trở ngại. Vì vậy, để chủ động
phòng, chống tội phạm mua bán người,
trong quá trình hội nhập quốc tế, nhiệm
vụ đặt ra cho cả hệ thống chính trị, trong
đó lực lượng công an giữ vai trò nòng
cốt thời gian tới sẽ là tiếp tục thúc đẩy và
nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm mua
bán người; kịp thời phát hiện, phối hợp
giải cứu, xác minh và làm các thủ tục cần
thiết để hồi hương nạn nhân bị mua bán
về nước. Nhằm tăng cường hơn nữa hiệu
quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống
mua bán người, cần tiếp tục triển khai
các nội dung sau đây:
Thứ nhất, tham mưu thực hiện có hiệu
quả và thực chất hơn nữa nội hàm các thỏa
thuận, điều ước quốc tế song phương và đa
phương về phòng, chống tội phạm mua bán
người mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
Cần sớm thúc đẩy quá trình đàm phán, ký
kết thêm các hiệp định song phương với các
quốc gia trong khu vực.
Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, địa phương, lực lượng chức năng
các nước, tổ chức quốc tế nhất là cơ quan
chức năng nước có chung đường biên giới,
nước có đông nạn nhân là người Việt Nam
nhằm trao đổi thông tin, thiết lập đường
dây nóng, xác định đầu mối phối hợp điều
tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã đối tượng
phạm tội và giải cứu, tiếp nhận, bảo vệ nạn
nhân bị mua bán.
Thứ ba, tham mưu, đề xuất hoàn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến hợp tác
quốc tế để phù hợp với các quy định của
Công ước Liên hợp quốc về phòng chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; khẩn
trương xúc tiến đàm phán, ký kết các Hiệp
định về dẫn độ và chuyển giao người bị kết
án phạt tù; phối hợp, tham gia đàm phán
các Hiệp định tương trợ tư pháp nhằm tạo
hành lang pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác
khu vực và quốc tế trong phòng, chống tội
phạm mua bán người nói riêng, tội phạm
xuyên quốc gia và các thách thức an ninh phi
truyền thống nói chung.
Thứ tư, chủ động, tích cực mở rộng
quan hệ hợp tác và thúc đẩy thực hiện các
cam kết quốc tế về phòng, chống tội phạm
mua bán người xuyên quốc gia. Trong đó,
ưu tiên sự phối hợp giữa chính quyền, Công
an, Bộ đội Biên phòng, các tỉnh, huyện, xã
biên giới Việt Nam với chính quyền và lực
lượng thực thi pháp luật các địa phương của
các nước có chung đường biên giới với nước
ta như: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán
người, trọng tâm là khu vực các tỉnh giáp
biên, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số,
nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn. Thực tế các vụ việc mua bán người
xuyên quốc gia cho thấy, các nạn nhân của
mua bán người thường là người dân ở
vùng núi, vùng sâu, vùng xa do trình độ,
nhận thức còn hạn chế nên ý thức cảnh giác,
tự bảo vệ chưa cao, còn chủ quan, sơ hở để
các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi
phạm tội.
Thứ sáu, nghiên cứu tăng cường và mở
rộng hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật
các nước trong khu vực Đông Nam Á và các
nước có nhiều nạn nhân Việt Nam bị đưa
sang bất hợp pháp thông qua hợp tác trao
đổi kinh nghiệm, hợp tác đào tạo cho cán
bộ chuyên trách, tranh thủ được sự ủng hộ,
giúp đỡ về kinh phí, trang thiết bị của các
quốc gia và các tổ chức quốc tế./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hop_tac_quoc_te_trong_phong_chong_mua_ban_nguoi.pdf