Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai tại sở GDCK Hà Nội
8.1. Nguyên tắc thực hiện
Giao dịch thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc có sự tham gia xác nhận của hai bên
giao dịch về các nội dung giao dịch thỏa thuận.
8.2. Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
- Giao dịch thoả thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia xác nhận
của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc huỷ bỏ.
- Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai lệnh giao dịch thỏa
thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận khi lệnh chưa được
bên đối tác xác nhận.
12 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai tại sở GDCK Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
TẠI SỞ GDCK HÀ NỘI
Hà Nội, Tháng 4/2017
Mục lục
I. Quy trình giao dịch .................................................................................................................................... 3
1. Nhóm nhà đầu tư mua/bán Hợp đồng tương lai .................................................................................... 3
2. Mở tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ ............................................................................................. 3
3. Hoạt động ký quỹ của nhà đầu tư ......................................................................................................... 4
4. Quy trình giao dịch ............................................................................................................................... 5
5. Hoạt động thanh toán của nhà đầu tư .................................................................................................... 5
II. Thông tin về sản phẩm giao dịch.............................................................................................................. 6
1. Thông tin về hợp đồng tương lai ........................................................................................................... 6
2. Ngày giao dịch cuối cùng ..................................................................................................................... 7
III. Hướng dẫn giao dịch ............................................................................................................................... 8
1. Nguyên tắc giao dịch ............................................................................................................................ 8
2. Mã giao dịch ......................................................................................................................................... 9
3. Giờ giao dịch và các loại lệnh sử dụng ................................................................................................. 9
4. Phương thức giao dịch ........................................................................................................................ 10
5. Giá tham chiếu .................................................................................................................................... 10
6. Giới hạn dao động giá ......................................................................................................................... 10
7. Giao dịch khớp lệnh ............................................................................................................................ 10
8. Giao dịch thỏa thuận ........................................................................................................................... 11
IV. Văn bản pháp quy tham khảo ............................................................................................................... 11
I. Quy trình giao dịch
1. Nhóm nhà đầu tư mua/bán Hợp đồng tương lai
Nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.
2. Mở tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ
Để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch
chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ
định theo nguyên tắc sau:
2.1. Tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
- Nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với thành
viên giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký mã số giao dịch chứng khoán theo quy định
tại Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hoạt động đầu
tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán trước khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái
sinh.
- Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh theo nguyên tắc tại
mỗi thành viên giao dịch chỉ được mở một (01) tài khoản giao dịch, ứng với mỗi tài khoản giao
dịch, nhà đầu tư được mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định. Công ty quản lý
quỹ được mở cho mỗi nhà đầu tư ủy thác một tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên
công ty tại thành viên giao dịch.
- Công ty chứng khoán có giấy chứng nhận đủ điều kiện tự doanh chứng khoán phái sinh
nhưng không phải là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được mở tài khoản giao dịch tại
thành viên giao dịch, tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định để đầu tư chứng khoán
phái sinh. Công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài được mở một (01) tài khoản để thực hiện
hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh và một (01) tài khoản để thực hiện hoạt động môi giới
chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường mở tại công
ty chứng khoán đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được sử dụng
tài khoản giao dịch chứng khoán nêu trên để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã
mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ được chỉ định.
2.2. Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
Thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ
theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP và có trách nhiệm quản
lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư. Tiền gửi ký quỹ này thuộc sở hữu của nhà đầu tư,
không thuộc sở hữu của thành viên bù trừ.
2.3. Sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ
Tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư chỉ được sử
dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;
b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện
hợp đồng; nhận thanh toán lãi tiền gửi ngân hàng với mức lãi suất theo thỏa thuận giữa thành viên
bù trừ và ngân hàng;
c) Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở khi thực hiện hợp đồng (trong trường hợp thanh
toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.
3. Hoạt động ký quỹ của nhà đầu tư
Khi thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ với thành
viên bù trừ như sau:
a) Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp đầy đủ ký quỹ ban đầu cho toàn bộ vị thế dự kiến mở
cho thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch, ngoại trừ các giao dịch đối ứng;
b) Nhà đầu tư phải duy trì ký quỹ cho vị thế của mình và phải bổ sung ký quỹ khi giá trị
tài sản ký quỹ xuống dưới giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu hoặc số dư tiền gửi ký quỹ không đảm bảo
tỷ lệ ký quỹ duy trì bằng tiền theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Tùy vào điều kiện thị trường,
thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ ngay trong phiên giao dịch (intra-
day margin);
c) Nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt quá giá trị ký quỹ
duy trì yêu cầu do thành viên bù trừ quy định;
d) Khi ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung ký quỹ, thành viên bù trừ được yêu cầu nhà đầu tư ký
quỹ hoàn toàn bằng tiền hoặc cho phép nhà đầu tư sử dụng một phần tài sản ký quỹ là chứng khoán
theo tỷ lệ ký quỹ bằng tiền do thành viên bù trừ quy định nhưng không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ bằng
tiền theo quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
TTLKCK Việt Nam chấp thuận tài sản thế chấp là các chứng khoán với tỷ lệ chiết khấu (haircut)
như sau:
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh phát hành, ngoại trừ tín phiếu
kho bạc
- Chứng khoán niêm yết tại SGDCK (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư ngoại trừ chứng chỉ
quỹ ETF)
Danh sách chứng khoán đủ điều kiện ký quỹ (bao gồm cả tỷ lệ chiết khấu) được VSD công bố
trên trang thông tin điện tử của VSD.
4. Quy trình giao dịch
• Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và tài khoản bù trừ tại thành viên giao dịch (công ty
chứng khoán)
• Trước khi giao dịch, nhà đầu tư nộp ký quỹ ban đầu cho thành viên giao dịch với mức ký
quỹ và tài sản ký quỹ theo quy định và yêu cầu của Thành viên
• Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch. Số lượng ký quỹ ban đầu phải tương ứng với lệnh đặt, đồng
thời phải đảm bảo nếu lệnh được khớp thì tổng số vị thế nắm giữ của nhà đầu tư sẽ không
vượt quá giới hạn vị thế. Lệnh bao gồm thông tin:
• Mua hay bán loại hợp đồng nào?
• Tháng đáo hạn của hợp đồng đó
• Giá muốn mua/bán của NĐT
• Số lượng HĐTL muốn giao dịch
• Hệ thống giao dịch xác nhận lệnh được khớp, gửi kết quả giao dịch lại cho thành viên giao
dịch và cho VSD. Thành viên giao dịch thông báo kết quả khớp lệnh cho nhà đầu tư
• Dựa vào kết quả giao dịch, VSD tính toán ra giá thanh toán hàng ngày của hợp đồng. VSD,
dựa trên giá thanh toán, sẽ tính toán lãi lỗ của từng vị thế trong ngày giao dịch đó.
• VSD tiến hành yêu cầu ký quỹ đối với những tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định
• Khi nhận được yêu cầu ký quỹ, nhà đầu tư thực hiện nộp đầy đủ số ký quỹ bị thiếu hụt.
Nếu tài khoản ký quỹ có số dư, nhà đầu tư có thể rút phần dư này không quá mức cho phép.
5. Hoạt động thanh toán của nhà đầu tư
Việc thanh toán được thực hiện trên tài khoản tiền gửi ký quỹ, tài khoản chứng khoán ký
quỹ của nhà đầu tư. Hoạt động thanh toán được Trung tâm lưu ký chứng khoán, thành viên bù trừ
phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư 11/2016/TT-BTC và Khoản 5, Điều 1
Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC.
a) Trường hợp thanh toán lãi lỗ vị thế:
- Tại ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế
được xác định hàng ngày trên cơ sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh
lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước;
hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán cuối ngày so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong
ngày); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền
trước (đối với trường hợp đóng vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế
so với giá thanh toán mở vị thế (đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch).
- Tại ngày giao dịch cuối cùng, giá trị khoản thanh toán lãi lỗ vị thế được xác định trên cơ
sở các vị thế mở trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư và chênh lệch giữa giá thanh toán cuối
cùng so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước; hoặc chênh lệch giữa giá thanh
toán cuối cùng so với giá thanh toán (đối với vị thế vừa mở trong ngày); hoặc chênh lệch giữa giá
thanh toán so với giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước (đối với trường hợp đóng
vị thế trước hạn); hoặc chênh lệch giữa giá thanh toán đóng vị thế so với giá thanh toán mở vị thế
(đối với trường hợp mở và đóng vị thế trong cùng ngày giao dịch cuối cùng).
b) Trường hợp thanh toán khi thực hiện hợp đồng:
- Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức bằng tiền: việc thanh toán hợp đồng được
hoàn tất khi hoàn tất thanh toán lãi lỗ vị thế của ngày giao dịch cuối cùng.
- Đối với hợp đồng thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở: nhà đầu tư bên
bán phải chuyển giao tài sản cơ sở và nhà đầu tư bên mua phải thực hiện thanh toán tiền theo các
điều khoản tại hợp đồng và Quy chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
II. Thông tin về sản phẩm giao dịch
1. Thông tin về hợp đồng tương lai
Quy định về các sản phẩm hợp đồng tương lai dưới đây có giá trị bắt đầu từ ngày
02/06/2017
TT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
1 Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30
2 Mã hợp đồng Theo quy ước xác định mã giao dịch của HNX, ví dụ: VN30F1709
3 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30
4 Quy mô hợp đồng 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30
5 Hệ số nhân hợp đồng 100.000 đồng
6 Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo.
TT Đặc điểm HĐTL Chỉ số cổ phiếu VN30
Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 4. Các tháng đáo hạn là tháng 4, tháng 5,
tháng 6 và tháng 9
7 Thời gian giao dịch
Mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút
Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở
8 Phương thức giao dịch Phương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
9 Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng
10 Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
11 Biên độ dao động giá 7%
12 Bước giá /Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số
13 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/lệnh
14 Ngày niêm yết 02/06/2017
15 Ngày giao dịch cuối cùng
Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ
được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
16 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
17 Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền
18
Phương pháp xác định giá
thanh toán hàng ngày
Theo quy định của TTLKCK
19
Phương pháp xác định giá
thanh toán cuối cùng
Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL.
20 Giới hạn vị thế Theo quy định của TTLKCK
21 Mức ký quỹ Theo quy định của TTLKCK
22 Phí giao dịch Chưa áp dụng
2. Ngày giao dịch cuối cùng
Ngày giao dịch cuối cùng của HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VN30 có ngày giao dịch cuối cùng trong
năm 2017 như dưới đây
III. Hướng dẫn giao dịch
1. Nguyên tắc giao dịch
- Hệ thống giao dịch của Sở chỉ nhận lệnh từ thành viên giao dịch
- TVGD có trách nhiệm kiểm soát lệnh đặt của mình và của khách hàng để đảm bảo tuân thủ đúng
quy định
- Sở GDCK sẽ từ chối lệnh đặt:
+ Nếu tài khoản đặt lệnh không nằm trong danh sách tài khoản của TTLKCK gửi;
+ Theo yêu cầu phong tỏa tài khoản của TTLKCK
- Lệnh giao dịch của các nhà đầu tư được khớp với nhau trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch
chứng khoán. Sau khi lệnh được khớp, nhà đầu tư được coi là đã tham gia hợp đồng chứng khoán
phái sinh, có đầy đủ quyền và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng đó;
- Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu
tư phải bảo đảm mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của thành viên bù trừ;
- Nhà đầu tư phải bảo đảm vị thế trên tài khoản giao dịch trong giới hạn vị thế theo quy chế của
Trung tâm lưu ký chứng khoán. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư có trách nhiệm thực
hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế, bổ sung ký quỹ (nếu cần thiết) trong thời hạn theo quy
chế của Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không hoàn tất việc giảm vị thế thì thành viên bù trừ
được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư.
Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư,
Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần
hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ.
2. Mã giao dịch
Cấu trúc mã hợp đồng:
Tài sản cơ sở
Loại hợp đồng
Năm đáo
hạn
Tháng đáo
hạn
Chỉ số cơ sở
(F: Futures (HĐTL)
yy
mm
VN30 F 17 09
VN30F1709: Hợp đồng
tương lai trên chỉ số cổ
phiếu VN30, đáo hạn
tháng 09 năm 2017
3. Giờ giao dịch và các loại lệnh sử dụng
Phiên HĐTL trên VN30 Loại lệnh
Phiên sáng
Phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa 8:45 am – 9:00 am LO, ATO
Phiên khớp lệnh liên tục 9:00 am – 11:30 am LO, MOK, MAK, MTL
Giao dịch thỏa thuận 8:45 am – 11:30 am
Nghỉ trưa 11:30 am – 1:00 pm
Phiên
chiều
Phiên khớp lệnh liên tục 1:00 pm – 2:30 pm LO, MOK, MAK, MTL
Phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa 2:30 pm – 2:45 pm LO, ATC
Giao dịch thỏa thuận 1:00 pm – 2:45 pm
4. Phương thức giao dịch
4.1. Phương thức khớp lệnh:
Phương thức khớp lệnh bao gồm: Khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ.
a) Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên
cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống
giao dịch;
b) Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện
trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai tại một thời điểm xác định.
4.2. Phương thức thoả thuận: là phương thức giao dịch trong đó các điều kiện giao dịch được các
bên tham gia thoả thuận với nhau và xác nhận thông qua hệ thống giao dịch.
5. Giá tham chiếu
Đối với HĐTL chỉ số cổ phiếu, giá tham chiếu là giá thanh toán cuối ngày của ngày giao
dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (giá lý thuyết áp dụng từ ngày giao dịch đầu tiên cho tới ngày có
lệnh đầu tiên được khớp).
6. Giới hạn dao động giá
a. Giới hạn dao động giá đối với hợp đồng tương lai được xác định như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu × Biên độ dao động giá)
Giá sàn = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu × Biên độ dao động giá)
Trong đó:
Biên độ dao động giá của HĐTL chỉ số VN30: 7%
b. Trường hợp sau khi tính toán, giá trần và giá sàn bằng giá tham chiếu, giới hạn dao động giá
được xác định lại như sau:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá
Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu – 01 đơn vị yết giá
c. Trường hợp giá tham chiếu bằng 01 đơn vị yết giá, giới hạn dao động giá được xác định lại như
sau:
Giá trần điều chỉnh = Giá tham chiếu + 01 đơn vị yết giá
Giá sàn điều chỉnh = Giá tham chiếu
7. Giao dịch khớp lệnh
7.1. Nguyên tắc khớp lệnh
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán hợp đồng tương lai theo nguyên
tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau:
a. Ưu tiên về giá:
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
b. Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh
nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
7.2. Sửa, hủy giao dịch khớp lệnh
- Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch khớp lệnh chỉ có hiệu lực đối với lệnh chưa được thực
hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
- Lệnh giới hạn được phép sửa giá, khối lượng và hủy lệnh trong thời gian giao dịch. Thứ
tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được xác định như sau:
• Thứ tự ưu tiên của lệnh không đổi nếu chỉ sửa giảm khối lượng;
• Thứ tự ưu tiên của lệnh được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao
dịch đối với các trường hợp sửa tăng khối lượng và/hoặc sửa giá.
- Các loại lệnh không được phép sửa, hủy trong toàn bộ phiên khớp lệnh định kỳ .
8. Giao dịch thỏa thuận
8.1. Nguyên tắc thực hiện
Giao dịch thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc có sự tham gia xác nhận của hai bên
giao dịch về các nội dung giao dịch thỏa thuận.
8.2. Sửa lệnh giao dịch thỏa thuận
- Giao dịch thoả thuận đã được xác lập trên hệ thống giao dịch (có sự tham gia xác nhận
của hai bên giao dịch) không được phép sửa hoặc huỷ bỏ.
- Trong thời gian giao dịch, trường hợp đại diện giao dịch nhập sai lệnh giao dịch thỏa
thuận của nhà đầu tư, đại diện giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận khi lệnh chưa được
bên đối tác xác nhận.
IV. Văn bản pháp quy tham khảo
1. Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị
trường chứng khoán phái sinh;
2. Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 23/2017/TT-
BTC ngày 16/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính phủ về chứng
khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
3. Quy chế thành viên thị trường chứng khoán phái sinh tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐ-SGDHN ngày 24/3/2017 của Tổng Giám đốc Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội
4. Quy chế niêm yết và giao dịch hợp đồng tương lai tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ban
hành kèm theo Quyết định số 189/QĐ-SGDHN ngày 24/3/2017 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội
5. Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh ban hành kèm theo Quyết định số
96/QĐ-VSD ngày 23/3/2017 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huong_dan_giao_dich_hop_dong_tuong_lai_tai_so_gdck_ha_noi.pdf