Hướng dẫn thí nghiệm Vật lí - Bài 4: Khảo sát và đo cảm ứng từ dọc theo chiều dài của một ống dây thẳng dài
Quá trình đo cần chú ý:
Mắc mạch phải nhớ mắc thêm biến trở nối tiếp vào mạch.
Rất nhiều bạn thắc mắc nhiều câu rất “super banana” như em điều chỉnh mãi mà I không tăng
lên được 0.4A -> phải làm sao? -> tăng nguồn lên chứ còn làm gì. ^^.
Mốc 0 cm: vạch 0 nằm ở mép ngoài cùng của ống
Kết quả đo phải gần như không thay đổi khi ở xung quanh vị trí giữa ống dây
Sau khi đo xong bảng 1 thì bảng 2 đo khác so với hướng dẫn bằng cách để con chạy ở vị trí x
= 15cm sau đó điều chỉnh I tăng dần từ 0.1A đến 0.8A với bước nhảy 0.1A -> đến đây lại
một câu hỏi “banana” không kém là tờ báo cáo chỉ có 5 ô mà thầy bắt em đo tận 8 lần -> chia
đôi từng ô ra là xong (tha hồ điền nhé).
Sau khi kết thúc hai bảng các bạn điền giá trị Bo TN vào bảng 3, 4 (lấy từ bảng 1 điền vào,
đừng có mà đo lại) và điền giá trị I vào bảng 3 (đây là giá trị mà các bạn thiết lập để đo bảng
1), giá trị n = 2500 vòng/m, N2 = 100 vòng
2 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thí nghiệm Vật lí - Bài 4: Khảo sát và đo cảm ứng từ dọc theo chiều dài của một ống dây thẳng dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Thiên Đức - V2012
HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 4
1. Tên bài: Khảo sát và đo cảm ứng từ dọc theo chiều dài của một ống dây thẳng dài
2. Nhận xét:
- Đây là một bài khá dễ khi lấy số liệu nhưng lại khó khăn trong việc xử lý số liệu thu được.
- Một số công thức trong sách hướng dẫn có sai sót nên nếu các bạn tính theo công thức đó thì
đến mùa quít cũng không thu được kết quả chính xác.
3. Giải quyết:
3.1. Những đại lượng cần biết:
Thang đo I: 10 A, sai số dụng cụ 0.01 A (cái này cực kì quan trọng nếu quên thì chắc chắn hi
sinh vì nó dùng để vẽ ô sai số)
Thang đo B0: 19.99 mT, sai số dụng cụ 0.01 mT (quan trọng như cái trên)
Cường độ dòng điện I: cái này phụ thuộc vào từng thầy nhìn chung sẽ nhận các giá trị sau:
0.2; 0.3; 0.4; 0.5 (trong đó 0.4A thường được chọn nhiều nhất). Các em phải chú ý tới những
giá trị I này vì nó cho ta biết được giá trị Bo lý thuyết (mà đã biết giá trị lý thuyết thì giá trị
thực nghiệm kiểu gì chả chuẩn^.^). Sau đây là giá trị lý thuyết của trường hợp trên (được
tính từ công thức (3) nhưng chú ý là sửa I thành I0, B thành B0 và n = 2500 vòng/m, nhớ là I0
bằng căn 2 I)
o 0.2 A -> B0(max) = 0.88 mT
o 0.3 A -> B0(max) = 1.32 mT
o 0.4 A -> B0(max) = 1.76 mT
o 0.5 A -> B0(max) = 2.20 mT
3.1. Quá trình đo cần chú ý:
Mắc mạch phải nhớ mắc thêm biến trở nối tiếp vào mạch.
Rất nhiều bạn thắc mắc nhiều câu rất “super banana” như em điều chỉnh mãi mà I không tăng
lên được 0.4A -> phải làm sao? -> tăng nguồn lên chứ còn làm gì. ^^.
Mốc 0 cm: vạch 0 nằm ở mép ngoài cùng của ống
Kết quả đo phải gần như không thay đổi khi ở xung quanh vị trí giữa ống dây
Sau khi đo xong bảng 1 thì bảng 2 đo khác so với hướng dẫn bằng cách để con chạy ở vị trí x
= 15cm sau đó điều chỉnh I tăng dần từ 0.1A đến 0.8A với bước nhảy 0.1A -> đến đây lại
GV: Trần Thiên Đức - V2012
một câu hỏi “banana” không kém là tờ báo cáo chỉ có 5 ô mà thầy bắt em đo tận 8 lần -> chia
đôi từng ô ra là xong (tha hồ điền nhé).
Sau khi kết thúc hai bảng các bạn điền giá trị Bo TN vào bảng 3, 4 (lấy từ bảng 1 điền vào,
đừng có mà đo lại) và điền giá trị I vào bảng 3 (đây là giá trị mà các bạn thiết lập để đo bảng
1), giá trị n = 2500 vòng/m, N2 = 100 vòng
Xin chữ ký và come back home. ^^
4. Xử lý số liệu:
Đây là vấn đề sinh viên đau đầu nhất vì không biết vì sao mình vẽ hình đẹp như thế mà vẫn
thấy các thầy gửi lại bài kèm theo lời nhắn nhủ “ô sai số đâu?”
Khi nói đến “ô sai số” các em cần phải xác định kích thước “ô sai số” gồm hai cạnh. Chú ý
độ dài mỗi cạnh phải bằng 2 lần sai số của đại lượng.
Vấn đề cuối cùng là vấn đề nhận xét -> cái này thì tùy khả năng “air blade” của các bạn thôi.
KẾT THÚC BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 4 – CHÚC MỌI NGƯỜI HOÀN THÀNH TỐT BÀI NÀY