Hướng dẫn thí nghiệm Vật lí - Bài 6: Xác định điện tích riêng e/m của electron theo phương pháp magnetron
Quá trình đo cần chú ý
- Đặc điểm nhận dạng thiết bị là có một cuộn dây rất to đặt thẳng đứng ở giữa
(hình 4, hình 5). Các bạn chú ý vai trò của từng nguồn một chiều, ampe kế để
mắc cho chuẩn. Để đơn giản ta nên chia chia nhỏ giai đoạn mắc ra:
Giai đoạn 1: Cấp nguồn cho catốt tìm vị trí nguồn U2 và cấp thôi
Giai đoạn 2: Cấp nguồn cho lưới và catốt tìm vị trí nguồn U3 và chú ý
dương nguồn phải đấu vào lưới G và đấu vôn kế song song với nguồn U3.
Nếu như tôi không nhầm thì lưới G và catốt đã được đấu thẳng với vôn kế
V nên các bạn chỉ cần đấu với vôn kế là xong
Giai đoạn 3: Cấp nguồn cho ống dây tìm vị trí nguồn U1 và chú ý là
đấu nối tiếp với ampe kế A1 để còn đọc giá trị I1.
Giai đoạn 4: Đấu ampe kế A2, ampe kế này đóng vai trò rất quan trọng
trong việc xác định giá trị tới hạn của từ trường (các bạn sẽ thấy ban giá
trị của ampe kế này sẽ giảm dần đến giá trị 0 trong quá trình đo)
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thí nghiệm Vật lí - Bài 6: Xác định điện tích riêng e/m của electron theo phương pháp magnetron, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Thiên Đức - V2012
HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 6
1. Tên bài: Xác định điện tích riêng e/m của electron theo phương pháp
magnetron
2. Nhận xét:
- Mục đích cao cả của bài thí nghiệm này là giúp cho sinh viên nhận ra một chân
lí là sự thật bao giờ cũng phũ phàng hơn nhiều khi so với lý thuyết. Các bạn sẽ
có cơ hội xác định điện tích riêng bằng một phương pháp nghe khá là tây: ma
nhê tờ rôn (magnetron).
- Vấn đề tiếp theo là tôi chưa từng hướng dẫn thí nghiệm bài này nên chưa có
nhiều kinh nghiệm lắm, chủ yếu là chém gió để các bạn hiểu được bản chất của
bài và nắm một cách cơ bản các thao tác cần phải làm khi tiến hành thí nghiệm.
3. Giải quyết:
3.1. Những đại lượng cần biết:
- Khi làm bài này các bạn phải chú ý là lấy đầy đủ các số liệu ban đầu để còn xử
lý kết quả:
Thang đo Um của vôn kế - cấp chính xác (đọc trên vônkế - hình như ở
góc dưới bên phải hoặc bên trái)
Thang đo Im của ampe kế 1 và 2 (đọc trên ampe kế - tương tự như trên)
Số vòng dây và sai số
Hệ số của ống dây và sai số
Khoảng cách lưới – anode và sai số
Hiệu điện thế giữa lưới G và K
Số liệu 3,4,5 tốt nhất là nên hỏi trực tiếp giáo viên hướng dẫn
3.2. Cơ sở lý thuyết
Đây có lẽ là vấn đề khó khăn nhất của chúng ta vì đa phần là đọc hướng dẫn
xong mà cũng không hiểu vì sao nó lại như thế nhỉ. Để hiểu được nguyên lý của
bài này thì các bạn nên xem lại một chút kiến thức về electron chuyển động
trong điện trường và từ trường. Tóm tắt lại chỉ gồm có hai ý:
- Trong điện trường: electron sẽ chuyển động ngược hướng với điện trường
- Trong từ trường vuông góc với phương chuyển động của e: ông từ trường
sẽ không hề ảnh hưởng đến vận tốc của ông electron mà chỉ có tác dụng
thay đổi quỹ đạo (ở đây là biến quỹ đạo thành một đường cong bán kính r
nào đó).
Hiện tượng này giống như khi các bạn nam sinh viên BK (giống electron) đang
đi thẳng dọc theo đường đôi để lên giảng đường học thì tự dưng ở đâu đó trước
thư viên TQB có vài bạn girls cute đứng đó (vai trò của từ trường) tôi đảm
GV: Trần Thiên Đức - V2012
bảo đến 99% là quỹ đạo di chuyển của các bạn sẽ bị uốn cong về phía thư viện.
Độ cute càng cao thì đảm bảo quỹ đạo sẽ càng uốn cong thậm chí là không còn
đi thẳng nữa mà cứ đi xung quanh khu vực đấy cho dù có bị điểm danh thì
cũng phải xin được số điện thoại đã.
Hình 1. Cấu tạo của đèn ma nhê tờ rôn
Quay trở lại vấn đề của bài thí nghiệm, ở đây chúng ta cần tưởng tượng cấu tạo
của đèn manheton đã. Hình 1 là cấu tạo của đèn ma nhê tở rôn. Chúng ta sẽ thấy
đẳng cấp khác hẳn hình vẽ trong sách hướng dẫn (vài ba cái vòng tròn đồng tâm
rồi kí hiệu choe choét khiến chúng ta rất khó tưởng tưởng ). Đèn
manhetron là một bóng thủy tính bên trong là chân không rất cao (10-7 – 10-8
mmHg) có nghĩa là khu vực nằm trong bóng đèn gồm anode, cathode và lưới
G có chân không rất cao con ruồi nào lọt vào đây là hi sinh ngay vì không có
oxi mà thở. Cái ống màu xanh lá cây ngoài cùng thực ra là một ống dây và vai
trò của nó là tạo ra từ trường B chạy dọc theo ống dây. Từ trường này sẽ có tác
dụng uốn éo quỹ đạo của mấy đồng chí electron chạy ra từ anode. Đến đây
chúng ta sẽ có một số các câu hỏi được đặt ra. Chắc chúng ta sẽ phải nhờ đến
GSX
GV: Trần Thiên Đức - V2012
Câu 1: Không hiểu electron ở đâu ra nhỉ? Chẳng nhẽ lại tự nó sinh ra.
GSX: Nói thật câu này quá dễ. Bây giờ giả sử nếu các bạn nằm trong nhà vào
mùa hè có quạt và điều hòa rất mát. Tình huống đặt ra là tự dưng mất điện. Lúc
này nhiệt độ sẽ tăng cao và các bạn sẽ thấy nóng trong người. Lập tức không ai
bảo ai các bạn sẽ tự động chạy ra khỏi nhà hưởng tý khí trời ngay. Và đây cũng
chính là nguyên lý để tạo ra electron. Người ta sẽ sủ dụng một sợi dây kim loại
có điện trở cao và được nối với một nguồn điện bên ngoài. Và tất nhiên ai cũng
hiểu là có dòng qua điện trở thì kiểu gì dây kim loại chả nóng và khiến catốt
nóng theo. Mà catốt nóng thì mấy ông electron ở trong đó chịu sao nổi và lập tức
rủ nhau dạt nhà luôn.
Câu 2: Thế sau khi electron bay ra ngòai thì chúng sẽ đi đâu?
GSX: Cái đấy thì lại còn tùy từng trường hợp. Ví dụ các bạn ra khỏi nhà mà
không biết đi đâu thì cũng chỉ lởn vởn ra rồi lại vào, vào rồi lại ra. Electron cũng
vậy, ra rồi vào, vào chán rồi lại ra. Tuy nhiên, nếu giả sử đang đứng ở ngoài tự
dưng nhận được tin nhắn quán game XYZ ở Bách khoa không mất điện và có
điều hòa rất mát. Lập tức các chiến hữu từ mọi ngả đường sẽ kéo ngay về quán
game đó. Tương tự như vậy, nếu ta đặt vào giữa lưới G và ca tốt (các bạn chú ý
là giữa lưới G và ca tốt nhé chứ không phải là giữa a nốt và ca tốt) thì dưới tác
dụng của điện trường thì electron sẽ bị cuốn về lưới G. Chú ý là phải đặt đúng
chiều của điện trường là cực dương của nguồn vào lưới G và cực âm vào ca tốt.
Câu 3: Ống dây D có tác dụng gì?
GSX: Chúng ta lại xét một ví dụ thực tế nhé. Giả sử các bạn đang tới quán game
để tránh cái nóng thì lúc này nhận được điện thoại của bạn gái bảo qua đón đi ăn
kem. Đến lúc này sẽ xảy ra một cuộc đấu tranh tư tưởng là qua đón đi ăn kem
hay là tụ tập với an hem chiến hữu đánh game. Đối với nhưng bạn chỉ hơi hơi
thích thì sẽ có suy nghĩ là kem kiếc gì tốn tiền chơi game sướng hơn và nhắn tin
lại là anh đang bận học sắp thi rồi để hôm khác được không? (lý do to hơn sự
thật). Tuy nhiên với những bạn đang iu thì có khi gần đến quán rồi thì vòng lại
đón đi ăn kem ngay. Trường hợp iu mãnh liệt thì sẵn sàng quay lại luôn không
thèm chơi game nữa. Có thể nói tác động của bạn gái giống hệt như tác dụng của
từ trường lên electron. Quay trở lại câu hỏi, ống dây ở đây có tác dụng vô cùng
quan trọng trong việc thay đổi quĩ đạo của electron từ lưới G đến anốt. Ở đây
các bạn chú ý là sẽ có hai vùng rất quan trọng là giữa catốt và lưới G và giữa
lưới G và anốt. Trong vùng giữa catốt và lưới G vận tốc electron tăng dần và
được tính theo công thức:
Trong vùng giữa anốt và lưới G thì vận tốc electron có thể coi như không đổi.
Lý do dẫn đến điều này là ampe kế A2 nối giữa lưới G và anốt có điện trở rất
nhỏ nên có thể nói hiệu điện thế giữa anốt và lưới G coi như bằng 0 mà đã bằng
GV: Trần Thiên Đức - V2012
0 thì sẽ không gia tốc được electron nữa. Ở đây chúng ta sẽ chỉ xét vùng electron
chuyển động đều. Như chúng ta đã biết khi đặt một từ trường vuông góc với
phương truyển động của electron thì sẽ xuất hiện lực Lorentz, lực này đóng vai
trò là lực hướng tâm và sẽ làm quỹ đạo của electron bị uốn cong theo đường tròn
bán kính r:
Hình 2. Vùng chuyển động nhanh dần đều và vùng chuyển động đều của electron
Nhìn vào công thức trên ta thấy ở đây khi m, v, e đã xác định thì bán kính sẽ phụ
thuộc vào cảm ứng từ B. Nếu B càng lớn thì có nghĩa là R càng nhỏ. Và khi B
tăng đến một giá trị tới hạn nào đó thì bán kính R sẽ bằng d/2 (d là khoảng cách
giữa lưới và anốt). Lúc này chúng ta sẽ thấy là chẳng có một ông electron nào
chạy được tới anốt nữa (tất cả đã theo gái đi ăn kem rồi ). Ở đây từ trường B
dễ dàng điều chỉnh bằng việc thay đổi dộ lớn dòng điện qua ống dây:
Bây giờ giả sử tôi gọi I1 là cường độ dòng điện gây ra từ trường tới hạn B1. Hình
3 sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng thể về quĩ đạo của electron trong một số trường
hợp đặc biệt
GV: Trần Thiên Đức - V2012
Hình 3. Quỹ đạo của electron
(1): Khi không có từ trường (chưa nhận điện thoại của bạn gái) electron chạy
thẳng từ từ lưới G đến anốt (chạy thẳng đến quán game mà không phải lăn tăn
gì)
(2): Khi có từ trường nhưng chưa đủ lớn I < I1 (nhận điện thoại của bạn gái
nhưng trong giai đoạn chưa có gì sâu sắc) electron vẫn đến được anốt nhưng quĩ
đạo đã bị uốn cong (tình trạng nửa muốn đi đón nửa muốn đánh game nên đi
vòng vèo một lúc và cuối cùng sức hút của game lớn hơn nên quyết định đến
quán game sau một lúc đi vòng vèo)
(3): Khi có từ trường đủ lớn I = I1 (nhân điện thoại của bạn gái trong giai đoạn
tình cảm bắt đầu sâu sắc) quỹ đạo electron chuyển thành quỹ đạo tròn và
electron không tới anốt nữa (đây là giai đoạn khó khăn nhất vì đòi hỏi qúa trình
đấu tranh tư tưởng khá dài, cứ nửa muốn game nửa muốn girl nên cứ vòng vèo
mãi. Nhưng cuối cùng tình cảm trỗi dậy đúng lúc đang gửi xe chuẩn bị vào quán
nên lấy xe quay lại luôn )
(4): Khi từ trường lớn hơn từ trường giới hạn I > I1 (nhận điện thoại trong giai
đoạn lúc nào cũng hóng hớt điện thoại của bạn gái) quỹ đạo tròn electron sẽ bị
thu nhỏ lại (có thể nói đây là lúc mà game chỉ còn là con muỗi khi so với girl,
nhận điện là quay đầu xe luôn)
Đến đây hi vọng các bạn đã hiểu cái cần phải hiểu. Tạm biệt GSX và chúng ta
tiếp tục tới nội dung tiếp theo.
3.3. Quá trình đo cần chú ý
- Đặc điểm nhận dạng thiết bị là có một cuộn dây rất to đặt thẳng đứng ở giữa
(hình 4, hình 5). Các bạn chú ý vai trò của từng nguồn một chiều, ampe kế để
mắc cho chuẩn. Để đơn giản ta nên chia chia nhỏ giai đoạn mắc ra:
Giai đoạn 1: Cấp nguồn cho catốt tìm vị trí nguồn U2 và cấp thôi
Giai đoạn 2: Cấp nguồn cho lưới và catốt tìm vị trí nguồn U3 và chú ý
dương nguồn phải đấu vào lưới G và đấu vôn kế song song với nguồn U3.
GV: Trần Thiên Đức - V2012
Nếu như tôi không nhầm thì lưới G và catốt đã được đấu thẳng với vôn kế
V nên các bạn chỉ cần đấu với vôn kế là xong
Giai đoạn 3: Cấp nguồn cho ống dây tìm vị trí nguồn U1 và chú ý là
đấu nối tiếp với ampe kế A1 để còn đọc giá trị I1.
Giai đoạn 4: Đấu ampe kế A2, ampe kế này đóng vai trò rất quan trọng
trong việc xác định giá trị tới hạn của từ trường (các bạn sẽ thấy ban giá
trị của ampe kế này sẽ giảm dần đến giá trị 0 trong quá trình đo)
Hình 4. Bộ thiết bị khảo sát
Hình 5. Sơ đồ thí nghiệm xác định điện tích riêng electron
GV: Trần Thiên Đức - V2012
- Khi mắc xong hãy nhớ là phải mời giáo viên hướng dẫn ra kiểm tra nếu ok thì
mới được bấm khóa K và bắt đầu đo thôi. Nhìn chung quá trình đo cũng khá đơn
giản vì các bạn chỉ cần tăng cường độ dòng ứng với ampe kế A1 rồi ghi giá trị
hiển thị trên I2 là xong.
- Bài này đa phần là kết quả thu được khá ảo nên các bạn chịu khó đo thật cẩn
thận. Nếu có nhiều time thì nên đo đi đo lại vài lần để thu được bộ giá trị chuẩn
nhất.
4. Xử lý số liệu
- Bài này thì tợm nhất là phần vẽ đồ thị thôi. Để biết thêm chi tiết thì các bạn
tham khảo báo cáo mẫu nhé
KẾT THÚC BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 6
CHÚC MỌI NGƯỜI HOÀN THÀNH TỐT BÀI NÀY