Tại Massachusett, Mỹ, tỷ lệ HKTMS là 12% ở bệnh nhân ICU được phòng ngừa thuyên
tắc tĩnh mạch(7).
Well đã nêu rõ các yếu tố nguy cơ của HKTMS trên bệnh nhân nội khoa bao gồm bệnh
nhân có tiền sử thuyên tắc-HKTMS, bệnh nhân có bệnh lý ác tính đang được điều trị, bệnh
nhân có giãn tĩnh mạch, béo phì, đang dùng liệu pháp thay thế hoóc môn, sản phụ sau sinh,
hội chứng thận hư, tình trạng mất nước, bệnh huyết hữu và tăng sinh tiểu cầu(4,5).
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, do số bệnh nhân nhỏ nên không thấy được
sự khác biệt về nguy cơ HKTMS từ các nhóm bệnh lý khác nhau.
Một nghiên cứu tiến hành tại các đơn vị chăm sóc y tế cho những bệnh nhân đang trong
giai đoạn phục hồi sau khi nằm viện gồm 852 bệnh nhân (tuổi trên 64) cho thấy có 56% bệnh
nhân được áp dụng các biện pháp dự phòng HKTMS (từ 20-87% tùy khoa điều trị)(9,8). Tuy
nhiên, dù đã được điều trị dự phòng vẫn có đến 15,8% bệnh nhân có HKTMS không triệu
chứng và được chẩn đoán bằng siêu âm duplex.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận Kết quả đo lường D-dimer tại Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định không giúp chẩn đoán HKTMS. Điều này phù hợp với y văn là kết quả âm tính
của D-Dimer giúp loại trừ HKTMS.
Theo y văn nước ngoài, nồng độ D-dimer tăng ở gần như tất cả những bệnh nhân bị
thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cũng như bệnh nhân bị bệnh tim phổi, bệnh lý ác tính hoặc
vừa trải qua chấn thương, phẫu thuật. Do vậy, xét nghiệm D-dimer phần lớn chỉ có giá trị
loại trừ chẩn đoán bệnh lý thuyên tắc do huyết khối. Ở bệnh nhân có nghi ngờ bị HKTMS
trên lâm sàng và nồng độ D-dimer dưới 500 ng/mL bằng phương pháp ELISA thì giá trị tiên
đoán âm tính của xét nghiệm đối với HKTMS là 95%(10).
Trong một nghiên cứu gần đây, Wells kết luận rằng có thể loại trừ HKTMS trên
những bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng mắc HKTMS thấp đồng thời có D-dimer âm tính.
Các tác giả cũng kết luận rằng siêu âm cũng có thể là một phương pháp an toàn và
không xâm lấn để loại trừ HKTMS nếu như xét nghiệm D-dimer âm tính và đánh giá
lâm sàng không nghĩ nhiều đến HKTMS(10).
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân nội khoa tại khoa săn sóc đặc biệt (ICU) bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
127
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU Ở BỆNH NHÂN NỘI KHOA
TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT (ICU) BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Huỳnh Văn Ân*, Ngô Văn Thành*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mới mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) ở bệnh nhân nội khoa tại
Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU).
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiền cứu. 54 bệnh nhân nhập Khoa Săn Sóc
Đặc Biệt Nội (ICU) từ 7/2007 đến 12/2008 vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, được định lượng D-Dimer và siêu
âm Duplex tĩnh mạch 2 chi dưới.
Kết quả: 46% bệnh nhân ICU có HKTMS sau 1 tuần nằm viện và thêm 17% bệnh nhân còn lại sau tuần
thứ 2.
Kết luận: Bệnh nhân nội khoa tại Khoa ICU thuộc nhóm nguy cơ cao có HKTMS. Cần chú trọng việc
phòng ngừa HKTMS ở nhóm bệnh nhân này.
Từ khóa: Tỷ lệ mới mắc, Huyết khối tĩnh mạch sâu.
ABSTRACT
DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT) IN MEDICAL INTENSIVE CARE (ICU) PATIENTS
IN NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL
Huynh Van An, Ngo Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 127 – 134
Purpose: To determine the incidence of Deep Venous Thrombosis (DVT) in medical intensive care (ICU)
patients.
Materials and method: Cross sectional, Descriptive and Prospective Study. 54 patients were admitted ICU
from July, 2007 to December, 2008 due to an acute internal disease. They were evaluated the quantitative D-
Dimer and the venous duplex Doppler ultrasound of the inferior limbs.
Results: 46% of the overall patients got the Deep Venous Thrombosis after 1 week admitted ICU. In the 2nd
week, there were 17% of the rest patients got this disease.
Conclusion: The patients admitted ICU due to internal diseases have a higher risk of Deep Venous
Thrombosis. Therefore, the preventive Treatment of DVT should be applied on those patients.
Key words: Incidence, Deep Venous Thrombosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là hiện tượng huyết khối làm tắc nghẽn một phần hay
toàn bộ tĩnh mạch sâu, thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện. HKTMS là bệnh lý nghiêm trọng
do các biến chứng cấp tính và lâu dài của chúng.
Biến chứng cấp tính của HKTMS là thuyên tắc phổi có thể dẫn đến tử vong, còn các biến chứng
mạn tính như hội chứng sau viêm tĩnh mạch và loét tĩnh mạch mạn tính đều gây thương tật cho bệnh
nhân bị HKTMS. Phần lớn HKTMS thường không có triệu chứng nhưng có thể gây thuyên tắc phổi
dẫn đến tử vong nên phòng ngừa HKTMS là vấn đề cần được đặt ra.
128
HKTMS là bệnh lý thường gặp ở người da trắng. Các hướng dẫn điều trị và dự phòng
HKTMS của các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu đều khuyến cáo dự phòng ở cả bệnh nhân nội
khoa và ngoại khoa, nhưng tại Châu Á việc dự phòng HKTMS không được chú trọng vì các
bác sĩ lâm sàng vẫn cho rằng HKTMS ở Châu Á là hiếm gặp.
Năm 1998, ở Hong Kong tỷ lệ mới mắc HKTMS là 2,7/10.000 bệnh nhân, tương tự tại
Kuala Lumpur, Malaysia là 2,8/10.000 bệnh nhân nhập viện năm 1990. Năm 1992, Kueth
(Singapore) công bố tỷ lệ mới mắc HKTMS tại bệnh viện Đa Khoa Singapore là
7,9/10.000 bệnh nhân(6).
Tỷ lệ HKTMS thấp tại Châu Á có lẽ do việc ghi nhận các trường hợp HKTMS và thuyên
tắc là chưa đầy đủ, hoặc bác sĩ lâm sàng không nghĩ đến nên không chẩn đoán ra.
Hiện nay, tại Việt nam, số liệu thống kê về HKTMS là rất hạn chế cả trên bệnh nhân nội
khoa và ngoại khoa.
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ mới mắc HKTMS bằng siêu âm duplex
trên những bệnh nhân nội khoa tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính. Kế đến, mô tả những yếu tố nguy cơ của HKTMS và
xem xét mối tương quan của chúng với chẩn đoán HKTMS.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân nam hay nữ, tuối từ 18 trở lên, nhập viện vào khoa Săn Sóc Đặc Biệt, Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định vì một bệnh lý nội khoa cấp tính và dự kiến nằm viện trong ít nhất
6 ngày.
Thời gian từ đầu tháng 7/2007 đến hết tháng 12/2008 (18 tháng).
Tiêu chuẩn loại trừ
Có tiền sử bị HKTMS, thuyên tắc phổi trong vòng 12 tháng trước đó.
Đang sử dụng hay dự định sử dụng các biện pháp dự phòng HKTMS bằng thuốc như
heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp hay kháng đông uống.
Bệnh nhân đang sử dụng heparin hay heparin trọng lượng phân tử thấp để điều trị
bệnh nội khoa không phải HKTMS hoặc warfarin trên 48 giờ.
Bệnh nhân vừa trãi qua phẫu thuật lớn hay chấn thương nặng trong vòng 3 tháng trước
và phải nhập viện.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Tiến hành
Bệnh nhân hội đủ các tiêu chuẩn nhận bệnh và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào
sẽ được thu nhận vào lô nghiên cứu.
Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu máu để làm xét nghiệm D-dimer và thực hiện siêu âm
duplex vào ngày thứ 7 kể từ lúc nhập viện.
Khi kết quả siêu âm duplex lần đầu không phát hiện được HKTMS (kết quả âm tính),
siêu âm duplex lần thứ hai sẽ được tiếp tục thực hiện 7 ngày sau lần thứ nhất.
129
KẾT QUẢ
Sau 18 tháng thực hiện nghiên cứu (7/2007- 12/2008), chúng tôi thu thập được 54 bệnh
nhân, trong đó 27 nam, 27 nữ. Tỷ lệ nam/nữ: 1:1.
Đặc tính dân số học
Tất cả các bệnh nhân nữ đều đã mãn kinh, và không sử dụng hormone thay thế.
Đại đa số (98%) bệnh nhân là người Kinh, chỉ 1 bệnh nhân nữ là người Hoa. Tỷ lệ béo
phì là 9% (5 bệnh nhân).
Bảng 1:
N Nam Nữ
Cân nặng: 54 56,0±5,8 48,6±9,2 52,3±8,4
Chiều cao 54 165,9±2,8 150,1±2,0 158,0±8,3
BMI 54 20,35±2,13 21,54±3,86 20,94±3,15
Béo phì 54 4% (1) 15% (4) 9% (5)
Tiền sử y khoa về huyết khối tĩnh mạch
Tất cả bệnh nhân đều không có tiền sử gia đình và cá nhân mắc HKTMS hay thuyên tắc
phổi (>12 tháng truớc lúc nhập viện lần này). Cũng như không có tiền sử y khoa về tình
trạng tăng đông.
Tất cả bệnh nhân đều không có tiền sử tình trạng bất động.
Tiền sử y khoa
Bảng 2:
N
Tăng huyết áp 54 63% (34)
Rối loạn lipid máu 54 7% (4)
Bệnh hô hấp mạn 54 50% (27)
Đái tháo ñuờng 54 17% (9)
Suy tim mạn 54 9% (5)
Hút thuốc 54 52% (28)
Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nội khoa
cấp tính và có các yếu tố nguy cơ
Xét nghiệm
D-dimer (sau 1 tuần)
Dương tính
(≥ 500ng/mL)
Âm tính
(< 500ng/mL)
Xác
định HKTMS
Không phát
hiện HKTMS
Siêu âm duplex hai chi
dưới lần 2 (sau 1 tuần)
Xác định HKTMS Không phát
hiện HKTMS
130
Ung thư 54 9% (5)
Loại ung thư
Bảng 3:
N = 54
Không ung thư 91% (49)
K ñại tràng 2% (1)
K vú 2% (1)
Kahler 2% (1)
K phổi 2% (1)
Ung thư tuyến tiến liệt 2% (1)
Đặc điểm nội khoa của đợt bệnh lần này
Bảng 4:
N
Nhồi máu cơ tim 54 4% (2)
Suy tim cấp 54 19% (10)
Độ 3 70% (7) Phân ñộ theo NYHA của suy
tim cấp (10 ca) Độ 4 30% (3)
Suy hô hấp cấp 54 98% (53)
Nhiễm trùng cấp, không nhiễm trùng
huyết
54 100% (54)
Đột quỵ cấp (tai biến mạch máu não) 54 9% (5)
Nếu có, loại ñột quỵ: 5
xuất huyết 0% (0)
thiếu máu 100% (5)
Kết quả D-Dimer (ng/ml) 54 1020,37±622,43
Kết quả siêu âm chẩn đoán HKTMS
Bảng 5:
N
HKTMS ñược xác ñịnh ở lần siêu âm 1 54 46% (25)
HKTMS ñược xác ñịnh ở lần siêu âm 2 29 17% (5)
Yếu tố nguy cơ về Tăng huyết áp, Rối loạn lipid máu, Bệnh hô hấp mạn, Đái tháo
đường, Suy tim mạn, Hút thuốc, Ung thư với HKTMS lần 1
Bảng 6:
Có HKTMS không
HKTMS
RR..95.CI
Tăng huyết áp: Pearson's Chi2(1)
= 0,9678377 Pr =
0,3252200
có 14 (41%) 20 (59%) 0,7486631
(0,4896135-
1,144773)
không 11 (55%) 9 (45%)
Rối loạn lipid
máu:
Fisher's Exact =
0,6148629
có 1 (25%) 3 (75%) 0,5208333
(0,05776247-
131
Có HKTMS không
HKTMS
RR..95.CI
4,696256)
không 24 (48%) 26 (52%)
Bệnh hô hấp
mạn:
Pearson's Chi2(1)
= 0,07448276 Pr
= 0,7849183
có 13 (48%) 14 (52%)
không 12 (44%) 15 (56%)
1,083333
(0,6359328-
1,845496)
Đái tháo ñuờng: Fisher's Exact = 1
có 4 (44%) 5 (56%)
không 21 (47%) 24 (53%)
0,952381
(0,2865427-
3,165425)
Suy tim mạn: Fisher's Exact = 1
có 2 (40%) 3 (60%)
không 23 (47%) 26 (53%)
0,8521739
(0,1545310-
4,699383)
Hút thuốc: Pearson's
Chi2(1) =
1,149572 Pr =
0,2836388
có 11 (39%) 17 (61%) 0,7295918
(0,4261638-
1,249060)
không 14 (54%) 12 (46%)
Ung thư: Fisher's Exact =
0,6533766
Có 3 (60%) 2 (40%)
không 22 (45%) 27 (55%)
1,336364
(0,2423327-
7,369486)
Ung thư ñã thoái
triển hoàn toàn:
Fisher's Exact =
0.4
có 3 (75%) 1 (25%)
không 0 (0%) 1 (100%)
Inf (Inf-Inf)
Phân tích đa biến Tăng huyết áp, Rối loạn lipid máu, Bệnh hô hấp mạn, Đái tháo đường,
Suy tim mạn, Hút thuốc, Ung thư lên HKTMS lần 1: Không có yếu tố nào liên quan có ý
nghĩa thống kê lên HKTMS lần 1.
Yếu tố nguy cơ về béo phì với HKTMS lần 1
Bảng 7:
Có HKTMS không HKTMS RR. 95.CI
(Fisher's Exact
= 1)
có 2 (40%) 3 (60%) Béo
phì không 23 (47%) 26 (53%)
0.8521739
(0.1545310-
4.699383)
Phân tích đa biến Béo phì lên HKTMS lần 1: Béo phì không liên quan có ý nghĩa thống
kê lên HKTMS lần 1.
132
Yếu tố nguy cơ về bệnh lí hiện tại
Bảng 8:
Có
HKTMS
không
HKTMS
RR..95.CI
Fisher's Exact =
0,4852449
có 6 (60%) 4 (40%) Suy
tim
cấp
không 19 (43%) 25 (57%)
1,389474
(0,4414873-
4,373030)
Suy tim nặng Fisher's Exact =
0,4852449
suy tim 3-4
(Suy tim nặng)
6 (60%) 4 (40%)
không 19 (43%) 25 (57%)
1,389474
(0,4414873-
4,373030)
Suy hô hấp
cấp:
Fisher's Exact = 1
có 25 (47%) 28 (53%)
không 0 (0%) 1 (100%)
Inf (Inf-Inf)
Nhiễm trùng
cấp không
NTH
Fisher's Exact = 1
có 25 (46%) 29 (54%)
không 0 (NaN%) 0 (NaN%)
NaN (NaN-NaN)
Đột quỵ cấp
(TBMMN)
do thiếu máu
cục bộ nặng
Fisher's Exact =
0,3581048
có 1 (20%) 4 (80%)
không 24 (49%) 25 (51%)
0,4083333
(0,04876568-
3,419128)
Nếu có, loại
ñột quỵ:
Fisher's Exact = 1
thiếu máu 1 (20%) 4 (80%)
xuất huyết 0 (NaN%) 0 (NaN%)
NaN (NaN-NaN)
Phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ về bệnh lí hiện tại lên HKTMS lần 1: Không có yếu tố
nào liên quan có ý nghĩa thống kê lên HKTMS lần 1.
Kết quả D-Dimer
Bảng 9:
N=54
Kết quả D-Dimer (ng/ml) 1020,37±622,43
Giá trị của D-dimer trong chẩn đoán HKTMS lần 1
Ngưỡng điểm cắt là 1018.348
Tổng số BN: 54
Bảng 10:
có HKTMS không HKTMS
D-dimer dương tính 14 14
D-dimer âm tính 11 15
133
Bảng 11:
Tính chính xác Kết quả
Độ nhạy 56 56(37-74)
Độ chuyên 51.72414 52(34-69)
Giá trị tiên ñoán dương 50 50(32-68)
Giá trị tiên ñoán âm 57.69231 58(39-75)
Ngưỡng điểm cắt là 500
Tổng số BN: 54
Bảng 12:
có HKTMS không HKTMS
D-dimer dương tính 19 23
D-dimer âm tính 6 6
Bảng 13:
Tính chính xác Kết quả
Độ nhạy 76 76(56-89)
Độ chuyên 20.68966 21(10-39)
Giá trị tiên ñoán dương 45.2381 45(31-60)
Giá trị tiên ñoán âm 50 50(24-76)
Kết quả đo lường D-dimer tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định không giúp chẩn đoán
HKTMS lần 1.
Yếu tố nguy cơ về Tăng huyết áp, Rối loạn lipid máu, Bệnh hô hấp mạn, Đái tháo
đường, Suy tim mạn, Hút thuốc, Ung thư với HKTMS lần 2
Bảng 14:
Có
HKTMS
không
HKTMS
RR..95.CI
Tăng huyết áp: Fisher's Exact =
0,6328155
có 3 (15%) 17 (85%)
không 2 (22%) 7 (78%)
0,675 (0,3155662-
1,443833)
Rối loạn lipid
máu:
Fisher's Exact =
0,4460865
có 1 (33%) 2 (67%)
không 4 (15%) 22 (85%)
2,166667 (0,2404005-
19,527600)
Bệnh hô hấp
mạn:
Fisher's Exact =
0,651341
có 3 (21%) 11 (79%)
không 2 (13%) 13 (87%)
1,607143 (0,6955668-
3,713386)
Đái tháo ñuờng: Fisher's Exact =
0.1946950
có 2 (40%) 3 (60%)
không 3 (12%) 21 (88%)
3,2 (0,7085897-
14,451241)
Suy tim mạn: Fisher's Exact = 1
có 0 (0%) 3 (100%)
không 5(19%) 21(81%)
0 (0,0000000-NaN)
Hút thuốc: Fisher's Exact = 1
có 3 (18%) 14 (82%)
không 2 (17%) 10 (83%)
1,058824 (0,4797987-
2,336620)
134
Ung thư: Fisher's Exact =
0,3201970
1 (50%) 1 (50%)
không 4 (15%) 23 (85%)
3,375 (0.2509235-
45,394806)
Ung thư ñã thoái
triển hoàn toàn:
Fisher's Exact = 1
có 1 (100%) 0 (0%)
không 0 (0%) 1 (100%)
Inf (NaN-Inf)
Phân tích đa biến Tăng huyết áp, Rối loạn lipid máu, Bệnh hô hấp mạn, Đái tháo đường,
Suy tim mạn, Hút thuốc, Ung thư lên HKTMS lần 2: Không có yếu tố nào liên quan đến
HKTMS lần 2.
Yếu tố nguy cơ về béo phì với HKTMS lần 2
Bảng 15:
Có HKTMS không HKTMS RR..95.CI
Béo phì Fisher's Exact = 1
có 0 (0%) 3 (100%)
không 5 (19%) 21 (81%)
0 (0,0000000- NaN)
Phân tích đa biến Béo phì lên HKTMS lần 2: Béo phì không liên quan đến HKTMS lần 2.
Yếu tố nguy cơ về bệnh lí hiện tại với HKTMS lần 2
Bảng 16:
Có HKTMS không
HKTMS
RR..95.CI
Suy tim cấp: Fisher's Exact =
1
có 0 (0%) 4 (100%)
không 5 (20%) 20 (80%)
0 (0,0000000-
NaN)
Suy tim nặng Fisher's Exact =
1
suy tim 3-4 (Suy
tim nặng)
0 (0%) 4 (100%)
không 5 (20%) 20 (80%)
0 (0,0000000-
NaN)
Suy hô hấp cấp: Fisher's Exact =
0,1724138
có 4 (14%) 24 (86%)
không 1 (100%) 0 (0%)
0,1428571
(0,09216457-
0,2214318)
Nhiễm trùng cấp
không nhiễm
trùng huyết
Fisher's Exact =
1
có 5 (17%) 24 (83%)
không 0 (NaN%) 0 (NaN%)
NaN (NaN-NaN)
Đột quỵ cấp
(TBMMN) do
thiếu máu cục bộ
nặng
Fisher's Exact =
0,5526083
có 1 (25%) 3 (75%)
không 4 (16%) 21 (84%)
1,5625
(0,2015784-
12,111447)
135
Nếu có, loại ñột
quỵ:
Fisher's Exact =
1
thiếu máu 1 (25%) 3 (75%) NaN (NaN-NaN)
xuất huyết 0 (NaN%) 0 (NaN%)
Phân tích đa biến Yếu tố nguy cơ về bệnh lí hiện tại lên HKTMS lần 2: Không có yếu tố
nào có liên quan đến HKTMS lần 2.
Giá trị của D-dimer trong chẩn đoán HKTMS lần 2
Điểm cắt là 954.7337
Tổng số BN: 29
Bảng 17:
có HKTMS không HKTMS
D-dimer dương tính 4 10
D-dimer âm tính 1 14
Bảng 18:
Tính chính xác Kết quả
Độ nhạy 80 80(31-97)
Độ chuyên 58,33333 58(38-76)
Giá trị tiên ñoán dương 28,57143 29(11-56)
Giá trị tiên ñoán âm 93,33333 93(65-99)
Điểm cắt là 500 đơn vị
Tổng số BN: 29
Bảng 19:
có HKTMS không HKTMS
D-dimer dương tính 3 20
D-dimer âm tính 2 4
Bảng 20:
Tính chính xác Kết quả
Độ nhạy 60 60(20-90)
Độ chuyên 16,66667 17(6-37)
Giá trị tiên ñoán dương 13,04348 13(4-34)
Giá trị tiên ñoán âm 66,66667 67(27-92)
Kết cuộc nghiên cứu
Bảng 21:
N
HKTMS ñược xác ñịnh ở lần siêu âm 1 54 46% (25)
HKTMS ñược xác ñịnh ở lần siêu âm 2 29 17% (5)
BÀN LUẬN
Tần suất HKTMS trên bệnh nhân nội khoa chưa được dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch
nằm trong khoảng 10 đến 26% tùy tác giả. Tuy nhiên, tần suất HKTMS có thể cao hơn ở các
nhóm bệnh nhân nguy cơ cao. Theo các nghiên cứu thực hiện tại các quốc gia phương Tây,
tỷ lệ HKTMS khoảng 55% ở bệnh nhân đột quỵ, 24% ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và có
thể gần 100% ở bệnh nhân bị tổn thương tủy sống. Trong nhóm bệnh lý nội khoa, suy tim ứ
huyết, suy hô hấp và tình trạng nhiễm trùng tại đường hô hấp là những bệnh lý làm gia
136
tăng nguy cơ thuyên tắc HKTMS. Tần suất HKTMS trên những bệnh nhân suy tim ứ huyết
là 40%.
Nguy cơ HKTMS của bệnh nhân ICU nội khoa trong khoảng 25 đến 42%.
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 54 bệnh nhân điều trị tại Khoa Săn Sóc Đặc Biệt
(ICU) vì một bệnh lý nội khoa cấp tính, chưa được dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch. Chúng
tôi ghi nhận tỷ lệ HKTMS là 46% (25/54 BN) sau 1 tuần nằm viện và thêm 17% số bệnh nhân
còn lại (5/29 BN) bị HKTMS sau 2 tuần nằm viện.
Nghiên cứu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, 11,9% bệnh nhân có HKTMS ở thời điểm 48 giờ
sau nhập ICU và thêm 15,12% có HKTMS trong thời gian nằm ICU(11).
Theo một nghiên cứu Canada, năm 2003, ở Khoa ICU Nội-Ngoại, dù mọi bệnh nhân
đều được phòng ngừa thuyên tắc tĩnh mạch, tỷ lệ HKTMS ở chi dưới lúc mới nhập ICU là
3% và tỷ lệ HKTMS mắc phải trong thời gian nằm ICU là 11%. Các bệnh nhân có nguy cơ
mắc HKTMS cao khi có tiền sử gia đình và cá nhân bị HKTMS, chạy thận trước khi nhập
ICU, sử dụng vận mạch và truyền tiểu cầu.
Tại Massachusett, Mỹ, tỷ lệ HKTMS là 12% ở bệnh nhân ICU được phòng ngừa thuyên
tắc tĩnh mạch(7).
Well đã nêu rõ các yếu tố nguy cơ của HKTMS trên bệnh nhân nội khoa bao gồm bệnh
nhân có tiền sử thuyên tắc-HKTMS, bệnh nhân có bệnh lý ác tính đang được điều trị, bệnh
nhân có giãn tĩnh mạch, béo phì, đang dùng liệu pháp thay thế hoóc môn, sản phụ sau sinh,
hội chứng thận hư, tình trạng mất nước, bệnh huyết hữu và tăng sinh tiểu cầu(4,5).
Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, do số bệnh nhân nhỏ nên không thấy được
sự khác biệt về nguy cơ HKTMS từ các nhóm bệnh lý khác nhau.
Một nghiên cứu tiến hành tại các đơn vị chăm sóc y tế cho những bệnh nhân đang trong
giai đoạn phục hồi sau khi nằm viện gồm 852 bệnh nhân (tuổi trên 64) cho thấy có 56% bệnh
nhân được áp dụng các biện pháp dự phòng HKTMS (từ 20-87% tùy khoa điều trị)(9,8). Tuy
nhiên, dù đã được điều trị dự phòng vẫn có đến 15,8% bệnh nhân có HKTMS không triệu
chứng và được chẩn đoán bằng siêu âm duplex.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận Kết quả đo lường D-dimer tại Bệnh viện Nhân Dân
Gia Định không giúp chẩn đoán HKTMS. Điều này phù hợp với y văn là kết quả âm tính
của D-Dimer giúp loại trừ HKTMS.
Theo y văn nước ngoài, nồng độ D-dimer tăng ở gần như tất cả những bệnh nhân bị
thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cũng như bệnh nhân bị bệnh tim phổi, bệnh lý ác tính hoặc
vừa trải qua chấn thương, phẫu thuật. Do vậy, xét nghiệm D-dimer phần lớn chỉ có giá trị
loại trừ chẩn đoán bệnh lý thuyên tắc do huyết khối. Ở bệnh nhân có nghi ngờ bị HKTMS
trên lâm sàng và nồng độ D-dimer dưới 500 ng/mL bằng phương pháp ELISA thì giá trị tiên
đoán âm tính của xét nghiệm đối với HKTMS là 95%(10).
Trong một nghiên cứu gần đây, Wells kết luận rằng có thể loại trừ HKTMS trên
những bệnh nhân có nguy cơ lâm sàng mắc HKTMS thấp đồng thời có D-dimer âm tính.
Các tác giả cũng kết luận rằng siêu âm cũng có thể là một phương pháp an toàn và
không xâm lấn để loại trừ HKTMS nếu như xét nghiệm D-dimer âm tính và đánh giá
lâm sàng không nghĩ nhiều đến HKTMS(10).
137
KẾT LUẬN
Bệnh nhân nội khoa tại Khoa ICU thuộc nhóm nguy cơ cao có HKTMS. Do đó, cần chú
trọng việc phòng ngừa HKTMS ở nhóm bệnh nhân này.
Xét nghiệm D-dimer chỉ có giá trị loại trừ chẩn đoán bệnh lý thuyên tắc do huyết khối,
không giúp chẩn đoán HKTMS.
Cần có những nghiên cứu với số bệnh nhân đủ lớn và chuyên biệt cho từng nhóm bệnh
để có số liệu đầy đủ về tỷ lệ mới mắc HKTMS cho từng nhóm bệnh lý chuyên khoa ở người
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernardi E, Prandoni P et al. D-dimer testing as an adjunct to ultrasonography in patients with clinically suspected deep
vein thrombosis: prospective cohort study. BMJ 1998;317;1037-1040.
2. Cohen AT. et al. Assessment of venous thromboembolism risk and the benefits of thromboprophylaxis in medical
patients. Thrombosis and Haemostasis, V 94, No 4, 2005; 750-9.
3. Cook D, Crowther M, Meade M, Rabbat C, Schiff D, Geerts W, Griffith L and Guyatt G (2003). Deep venous thrombosis in
medical–surgical ICU patients: prevalence, incidence and risk factors. Critical Care 2003, 7(Suppl 2):P111 doi:10.1186/cc2000.
4. Gatt ME., Paltiel O, Bursztyn M (2004). Is prolonged immobilization a risk factor for symptomatic venous thrombolism in
elderly bedridden patients ? Thromb Haemost 2004; 91: 538-43.
5. Haas SK. (2002). Venous thrombotic risk and its prevention in hospitalized medical patients. Seminars in thrombosis and
hemostasis, Volume 28, number 6, 2002:577-583.
6. Kueh YK, Wang TL, Teo CP, Tan YO. Acute deep vein thrombosis in hospital practice. Ann Acad Med Singapore 1992;
21:354-8.
7. Marik PE, Andrews L, and Maini B (1997). The incidence of deep venous thrombosis in ICU patients. Chest ISSN 0012-
3692 CODEN CHETBF 1997, vol. 111, no3, pp. 661-664 (15 ref.)
8. Oger E, Bressollette L, Nonent LM et al (2002). High prevalence of asymptomatic deep vein thrombosis on admission in a
medical unit among elderly patients. Thromb Haemost 2002; 88: 592-7.
9. Van Gorp ECM et al (1998). Rational antithrombotic therapy and prophylaxis in elderly, immobile patients. Drugs & Aging,
1998; 13:145-157
10. Wells PS., Anderson DR. et al (2003). Evaluation of D-dimer in the diagnosis of suspected deep-vein thrombosis. N Eng J
Med J 349: 1227-35.
11. Xu XF, Yang YH, Zhai ZG, Liu S, Zhu GF, Li CS, Wang C (2008). Prevalence and incidence of deep venous thrombosis
among patients in medical intensive care unit. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi. 2008 Oct;29(10):1034-7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- huyet_khoi_tinh_mach_sau_o_benh_nhan_noi_khoa_tai_khoa_san_s.pdf