Kế hoạch tăng trưởng kinh tế, một vài nết sơ lược về tỉnh Bắc Giang

Thứ hai, KH tăng trưởng còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng KT như các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực cho phát triển, các chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng là lạm phát và thất nghiệp. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc xây dựng các chương trình hành động về KT của Bắc Giang cũng đã đáp ứng được các nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh. Việc lập các KH dựa trên những kết quả thực tiễn đạt được và các thế mạnh của vùng. Các bản KH lập ra thường đi kèm với nó là những nghị quyết, văn bản hướng dẫn hỗ trợ cho việc hoàn thành KH. 1.3.Vai trò của KH tăng trưởng KT. Trong hệ thống KH phát triển KT-XH, KH tăng trưởng là bộ phận KH quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển đất nước, địa phương, đánh giá trình độ phát triển của đất nước đó. Các chỉ tiêu của KH tăng trưởng là cơ sở để xác định các KH mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập dân cư Nó còn được dùng để xây dựng các KH biện pháp cũng như các cân đối lớn của nền KT trong kỳ KH.

doc30 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch tăng trưởng kinh tế, một vài nết sơ lược về tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu: Kế hoạch phát triển KT-XH là một công cụ quản lý định hướng, xác định tốc độ phát triển, cơ cấu kinh tế, và các vấn đề xã hội của một đất nước, một địa phương, từ đó đề xuất các chính sách, giải pháp để dẫn dắt nền kinh tế đi theo hướng đã định sẵn. Trong đó, kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận quan trọng nhất.Vậy tăng trưởng kinh tế là gi? Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có vai trò như thế nào trong sự phát triển của một đất nước, một địa phương? Qua các vấn đề lý luận đó áp dụng và thực tế sẽ ra sao? Đề án này nhằm góp một tiếng nói nhỏ, nghiên cứu các vấn đề về tăng trưởng kinh tế và đánh giá việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của một tỉnh cụ thể- Bắc Giang.Qua đó thấy được các đặc điểm về thế mạnh, lợi thế kinh tế của tỉnh để có thể thấy được khả năng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang. Đề án gồm 3 phần lớn như sau: Phần A: Trình bày một cách khái quát về tăng trưởng, kế hoạch tăng trưởng kinh tế, một vài nết sơ lược về tỉnh Bắc Giang Phần B: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010, từ đó đưa ra nhận xét về khả năng thực hiện kế hoach đề ra và kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch đó. Phần C: Kết luận chung. Đề án được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy Phạm Thanh Hưng và các thầy cô trong khoa Kế Hoạch và Phát Triển. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đề án không tránh khỏi những sai xót. Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề án hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Danh mục từ viết tắt: KH : kế hoạch KT : kinh tế KH-XH : kinh tế xã hội NN-LN-TS : nông nghiệp- lâm nghiệp- thuỷ sản. CN : công nghiệp DV : dịch vụ GTGT : giá trị gia tăng. GTSX : giá trị sản xuất XK : xuất khẩu NK : nhập khẩu CDCC : chuyển dịch cơ cấu A.Tổng quan về tăng trưởng KT và KH tăng trưởng KT. 1. Khái niệm, nhiệm vụ, vai trò của KH tăng trưởng kinh tế trong phát triển KT-XH. 1.1.Khái niệm: Tăng trưởng KT là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Hay nói cách khác, tăng trưởng KT là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của một nền KT tạo ra. Sự tăng trưởng KT được so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau được gọi là tốc độ tăng trưởng KT. Tăng trưởng KT thường được đo bằng các chỉ tiêu như tổng thu nhập quốc dân( GDP hay VA), tốc độ tăng trưởng kinh tế( g), thu nhập quốc dân/ ngườiCác chỉ tiêu đó đánh giá khả năng tăng trưởng, trình độ tăng trưởng KT và là các chỉ tiêu chính trong xây dựng KH tăng trưởng KT. Kế hoạch tăng trưởng KT là một bộ phận của hệ thống KH phát triển KT-XH. Nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của một nền KT trong kỳ KH và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu về việc làm, ổn định giá cả, Đối với Bắc Giang, KH tăng trưởng kinh tế được xây dựng thành các chương trình hành động cụ thể cho cả thời kỳ KH như: Chương trình phát triển NN- LN-TS giai đoạn 2006-2010; chương trình phát triển CN- tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010nhàm nhấn mạnh vào từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. 1.2. Nhiệm vụ của kế hoạch tăng trưởng kinh tế. KH tăng trưởng KT có 2 nhiệm vụ chủ yếu: Thứ nhất: Xác định các mục tiêu tăng trưởng bao gồm việc lập KH về các chỉ tiêu: GDP, GNI và thu nhập. Các chỉ tiêu KH bao gồm tổng giá trị và giá trị tính bình quân trên đầu người. Ngoài ra, KH tăng trưởng còn bao hàm một số chỉ tiêu nằm trong cân bằng tổng quát của nền kinh tế như tiêu dùng (C), đầu tư (I), Xuất nhập khẩu Thứ hai, KH tăng trưởng còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng KT như các chính sách về tăng cường các yếu tố nguồn lực cho phát triển, các chính sách tăng trưởng nhanh đi đôi với các vấn đề có liên quan mang tính chất hệ quả trực tiếp của tăng trưởng là lạm phát và thất nghiệp. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc xây dựng các chương trình hành động về KT của Bắc Giang cũng đã đáp ứng được các nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh. Việc lập các KH dựa trên những kết quả thực tiễn đạt được và các thế mạnh của vùng. Các bản KH lập ra thường đi kèm với nó là những nghị quyết, văn bản hướng dẫn hỗ trợ cho việc hoàn thành KH. 1.3.Vai trò của KH tăng trưởng KT. Trong hệ thống KH phát triển KT-XH, KH tăng trưởng là bộ phận KH quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển đất nước, địa phương, đánh giá trình độ phát triển của đất nước đó. Các chỉ tiêu của KH tăng trưởng là cơ sở để xác định các KH mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập dân cưNó còn được dùng để xây dựng các KH biện pháp cũng như các cân đối lớn của nền KT trong kỳ KH. KH tăng trưởng KT nằm trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp và chính sách khống chế. KH tăng trưởng Kt có liên quan trực tiếp tới chương trình xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của phát triển, vấn đề tăng trưởng KT và công bằng xã hội dường như là 2 đại lượng mang tính đánh đổi. Vậy vấn đề là đặt mục tiêu nào lên trước. Khi lập KH tăng trưởng, điều cơ bản là phải dựa vào chiến lược phát triển KT-XH để xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng, đảm bảo dung hoà 2 đại lượng công bằng và tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó, đi đôi với KH tăng trưởng phải có các KH khác đi kèm như KH phát triển XH, phân phối thu nhập để giải quyết hậu quả XH đắt ra trong KH tăng trưỏng. 2.Vài nét về tỉnh Bắc Giang. 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Bắc Giang là một tỉnh nằm ở phía đông bắc thủ đô Hà Nội. Tỉnh được tái lập năm 1997, cùng với Bắc Ninh, Bắc Giang được tách ra từ tỉnh Hà Bắc cũ, đến nay đã trải qua trên 10 năm hình thành và phát triển. Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính và 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số. Xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông với 92,57% số dân sống ở nông thôn (1999), công cuộc đổi mới và xây dựng, phát triển kinh tế ở Bắc Giang gặp rất nhiều khó khăn. Qua hơn 10 năm, nhân dân Bắc Giang đã phấn đấu không ngừng và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. 2.2. Điều kiện tự nhiên, xã hội Bắc Giang. Bắc Giang nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, là tỉnh có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Nằm cạnh tam giác KT trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển KT và liên kết vùng. Trung tâm tỉnh cách Hà Nội 50 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km, cách cảng Hải Phòng- Quảng Ninh 130 km, nên thuận lợi cho thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế. Bắc Giang có khí hậu ôn hoà, ít thiên tai. Địa hình phong phú bao gồm cả núi, trung du, đồng bằng tạo nhiều cảnh quan đẹp và đa dạng sinh học. Địa chất, thuỷ văn thuận lợi cho việc xây dựng các khu CN lớn. Diện tích tự nhiên tỉnh: 3822 km2 (mật độ dân số 413 người/ km2), trong đó có 124 ngàn ha đất dùng cho sản xuất NN, 129 ngàn ha đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng có 90 ngàn ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 420 ngàn ha, đât chưa sử dụng có khả năng sản xuất NN, LN là gần 35 ngàn ha. Quỹ đất dành cho phát triển khu đô thị và CN nằm liền kề các trục giao thông quan trọng. Đây là thế mạnh của tỉnh trong viẹc thu hút đầu tư vao các khu CN lớn và phát triển sản xuất NN theo hướng hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Đến nay đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với hơn 15 loại khoáng sản khác nhau như than, kim loại, khoáng chất, vật liệu xây dựng,Nhiều mỏ than được khai thác có quy mô lớn. Dân số tỉnh: 1,88 triệu người ( 2005 ), mật độ dân số 413 người/ km2, dân số tuổi lao động là 98 vạn người, chiếm 62% tổng số dân. Đây là thế mạnh của tỉnh về nguồn lao động dồi dào, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động tại chỗ. Hiện tại tỉnh đã có 44 cơ sở đào tạo dạy nghề, đáp ứng được cơ bản cho nhu cầu lao động kỹ thuật ở các khu, cụm CN. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Mạng lới giao thong da dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Đặc biệt có mạng lưới đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A xuyên việt chạy qua, nôi Bắc Giang với các trung tâm đô thị, sân bay, cảng biển, cửa khẩu, tạo nên mạng lưới giao thông hết sức thuận tiện. Hệ thống lưới điện của tỉnh đảm bảo cho sản xuất và tiêu dùng, đến nay 100% các huyện, xã đã có điện lưới quốc gia. Hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng đủ nhu cầu cho dân cư và các khu CN. Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển nhanh, đảm bảo cung cấp thông tin và internet tốc độ cao phục vụ sản xuất. Điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn tỉnh. Kết cấu hạ tầng xã hội của tỉnh Bắc Giang: cả tỉnh có 2 trường cao đẳng, 44 cơ sở dạy nghề. Hệ thống các trường phổ thông và trung học khá hoàn thiện. Mạng lưới y tế rộng khắp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống chợ đảm bảo giao lưu buôn bán, lưu thông hàng hoá. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bảo hiểm đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh. Toàn tỉnh có 175 khu di tích văn hoá được xếp hạng, thu hút khá nhiều khách tham quan và nghiên cứu. Tỉnh cũng cí nhiều dân tộc anh em sinh sống, làm đa dạng nét văn hoá với nhiều lễ hội, phong tục đặc sắc. 2.3. Thành tựu phát triển KT Thứ nhất, về phát triển CN và tiểu thủ CN: Bắc Giang có thế mạnh về sản xuất phân bón, hoá chất,may mặc xuất khẩu, chế biến lâm sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế tạo cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ. Tốc độ tăng trưởng CN trong những năm qua không ngừng tăng cao, tạo nên một bộ mặt mới cho tỉnh trong công cuộc đổi mới. Toàn tỉnh có 3 khu CN, 9 cụm CN tập trung, ngoài ra tỉnh cũng đang quy hoạch một số khu CN khác đến 2020, nâng tổng diện tích đất sử dụng cho CN lên trên 2000 ha. Trong đó khu CN Đình Trám với diện tích 101 ha, cụm CN ô tô Đồng Vàng (40 ha) đã lấp đầy 90% diện tích; Khu CN Song Khê - Nội Hoàng (250 ha ); Khu CN Quang Châu với 426 ha. Hiện tại tỉnh đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu CN Vân Trung (136 ha ); khu CN Bắc cầu Vát- Hiệp Hoà Thứ hai, về NN-LN-TS: Địa hình và khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển NN-LN đa dạng, chuyên canh các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Qua các năm, sản lượng lương thức của tỉnh không ngừng tăng lên, giai đoạn 2001-2005 tăng 5,1%. Có nhiều khu hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền bắc như vải thiều, dứa, với diện tích trên 3,5 vạn ha. Phát triển KT lâm nghiệp với trên 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng, trữ lượng gỗ đạt 2,2- 2,5 triệu m3. Ngành chăn nuôi chiếm 33% tỷ trọng ngành NN, hiện nay tỉnh đang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, chăn nuôi theo trọng điểm để có giá trị KT cao. Thứ 3, về phát triển thương mại- du lịch- dịch vụ: Lợi thế về vị trí giao thông giúp cho Bắc Giang có điều kiện giao lưu mở rộng quan hệ buôn bán với các tỉnh bạn và quốc tế. Tỉnh cũng đang dần hình thành hệ thống phân phối hàng hoá hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mạicung cấp hàng hoá cho nhân dân và các tỉnh phía Bắc. Địa hình Bắc Giang tạo ra nhiều cảnh qan thiên nhiên đẹp, danh lam thắng cảnh, nhiều di tich lịch sử văn hoá nhưng lĩnh vực du lịch vẫn chưa được đầu tư khai thác, còn đang bị bỏ ngỏ, chờ đón các nhà đầu tư. Hiện tại đã có dự án xây dựng sân gôn 45 lỗ tại Việt Yên (sân gôn lớn nhất miền Bắc), đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho khu du lịch Suối MỡCác dịch vụ tài chính, giap thông vận tảim các dịch vụ khác đã và đang đáp ứng được nhu cầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Thứ 4, về môi trường đầu tư trong tỉnh: Cùng với sự thông thoáng của luật đầu tư, Bắc Giang cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh có chủ trương “trải thảm đỏ” kêu gọi các nhà đầu tư tới làm ăn lâu dài trên địa bàn tỉnh. Đến với Bắc Giang, các nhà đầu tư được đón tiếp trọng thị, được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, cung cấp thông tin dầy đủ rõ ràng, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Đầu tư vào Bắc Giang trong khu CN, ở địa bàn khó khăn, ở lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các nhà đầu tư còn được hưởng nhiều ưu đãi như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tạo nghềVới những chính sách ưu đãi như thế, tin rằng Bắc Giang sẽ sớm tạo được bước đột phá mới trong đầu tư, tạo tiền đề cho phát triển. B. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 1. Thực trạng thực hiện mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 tỉnh Bắc Giang Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn do những biến động trên thị trường và nhiều yếu tố khác nhưng KT Bắc Giang giai đoạn 2001-2005 cũng vẫn đạt được những kết quả khả quan, các chỉ tiêu KT cơ bản được hoàn thành Chỉ tiêu ( % ) Theo KH 2001-2005 Thực hiện 2001-2005 Tốc độ tăng trưởng KT 7,5-8 8,3 Tốc độ tăng CN-XD 17 20,7 Tốc độ tăng NN-LN-TS 4,9 5,1 Tốc độ tăng DV 7 7,2 ( Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang) Với xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, thuần nông như Bắc Giang, lại gặp phải cuộc khủng hoảng KT ngay trong những ngày đầu thành lập thì đây là kết quả tăng trưởng rất đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng cả thời kỳ đạt 8,3%/ năm so với KH là 7,5-8%/ năm. Tốc độ này gấp 1,25 lần mức bình quân chung của toàn vùng trung du miền núi phía bắc và gấp 1,1 lần mức tăng trưởng của cả nước trong cùng thời kỳ. Đặc biệt trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng trên địa bàn tỉnh đạt 9,4%, cao nhất trong cả thời kỳ 2001-2005. Tổng GTGT trên địa bàn tỉnh năm 2005 đạt 3942,5 tỷ đồng (theo giá so sánh). Tổng GTSX năm 2005 đạt 7387,5 tỷ đồng (giá so sánh), trong đó ngành NN chiếm 3491,5 tỷ, ngành CN chiếm 1354,9 tỷ, ngành DV chiếm 2541 tỷ. GTSX tăng 33%/ năm trong toàn giai đoạn. Một con số rất đáng chú ý. Cơ cấu ngành KT chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng NN-LN-TS, tăng tỷ trọng CN-XD trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu KT Bắc Giang từ 2000-2005: 2000 2001 2005 Nền KT 100 100 100 NN-LN-TS 53 51,3 43,5 CN-XD 13,5 14,7 22,0 DV 33,5 34,0 34,5 (Nguồn: số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang- cục thống kê Bắc Giang) Trong CN, với điều kiện thu ngân sách hạn chế, đầu tư nhà nuớc không đáp ứng đủ nhu cầu nên để có được tốc độ tăng trưởng như vậy, tỉnh tập trung câo độ vào thu hút đầu tư vào phát triển CN, khuyến khích phát triển các ngành nghề phi NN, khuyến khích các thành phần KT và các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn phát triển. Kết quả khả quan đạt được năm 2001 lằ tăng trưởng CN đạt 16,1%, tạo tiền đề và bước dậm tôt cho các năm tiếp theo hoàn thành KH. Bảng: Giá trị SX CN theo ngành thời kỳ 2001-2005: (đv: tỷ đồng theo giá hiện hành) 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 655.427 783.113 1.013.425 1.191.038 1.295.160 CN khai thác mỏ 5.927 8.264 11.965 18.333 2093 CN chế biến 646.258 767.781 996.164 1.165.515 1.274.257 SX và phân phối nước 3.242 4.068 5.396 7.190 6.863 (Nguồn: số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang) Trong đó, đóng góp nhiều nhất vẫn là các ngành thế mạnh của tỉnh như sản xuất phân bón, hoá chất, may mặc,chế biến,Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện cổ phần hoá theo chủ trương của nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Trong nông nghiệp: xác định là một tỉnh NN, phần lớn dân cư vẫn hoạt động trong lĩnh vực NN (76,58 % tổng số dân vào năm 2005 hoạt động trong lĩnh vực NN ), Bắc Giang chủ trương đặc biệt chú trọng phát triển NN để xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực, lấy NN là cái gốc để phát triển. Với chủ trương phát huy nội lực là chính, đồng thời định hướng phát tiển CN chế biến nông sản ngay trên địa bàn để chủ động thu mua, chế biến, nâng cao GTGT của nông sản, thúc đẩy tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, vươn ra quốc tế. Kết quả đạt được thể hiện bước đi đúng đắn của Bắc Giang: tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ là 5,1%/ năm, cao hơn tốc độ bình quân cả nước là 3,8%/ năm trong cùng thời kỳ. GTSX năm 2005 đạt 4535,9 tỷ đồng theo giá hiện hành. Trong chuyển dịch cơ cấu NN, tỉnh hướng nông dân chú trọng vào SX 4 loại cây, 3 loai con chính. Lúa vẫn là cây lương thực quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Diện tich trồng lúa không tăng nhưng hệ số sử dụng đất tăng cũng làm tăng sản lượng lúa qua các năm. Năng suất lúa tăng trung bình 4,6%/năm, sản lượng tăng 9,1%/ năm. Tỉnh cũng đầu tư phát triển, nghiên cứu các giống lúa mới cho năng suất ao, có giá trị XK, nhằm mục tiêu SX lúa hàng hoá. Lạc và đậu tương là 2 loại cây CN ngắn ngày được khuyến khích trồng nhiều ở Bắc Giang do hợp với điều kiện đất đai và cho năng suất cao. Diện tích, sản lượng, năng suất lạc và đậu tương liên tục tăng cao qua các năm, đạt 17,1 tạ/ha ( lạc ) và 13,9 tạ/ha (đậu tương ), sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Bắc Giang có nhiều vùng trồng cây ăn quả chuyên canh mang lại hiệu quả KT cao như vải thiều ở Lục Ngạn, cam ở Bố HạThương hiệu của các sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh chú ý đến chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt, tỉnh cũng chú ý đến chăn nuôi. Phát huy thế mạnh sẵn có và biết áp dụng những kỹ thuật SX, chăn nuôi Bắc Giang chuyển hướng theo hướng SX hàng hoá, thâm canh cao, SX với quy mô lớn. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33% trong cơ cấu SX NN với 12 vạn con trâu, 7 vạn con bò, hơn 74 vạn con lợn, 7,5 triệu gia cầm, 6562ha diện tích nuôi cá nước ngọt. Về hoạt động thương mại, DV: Năm 2001, tổng mức bán lẻ đạt khoảng 1500 tỷ dồng, tăng 10%/ năm, tổng mức bán buôn là 1559 tỷ đồng. Đến 2003, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu DV tổng hợp là 2012 tỷ, năm 2004 là 2345 tỷ, Đưa tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001-2005 đạt 12,5%/ năm. Hoạt động XK có xu thế gia tăng và có nhiều tiềm năng. Năm 2005 giá trị kim ngạch XK đạt 55 triệu $, tốc độ tăng trương XK cả giai đoạn là 27,9%/ năm.Mặt hàng XK chủ yếu của tỉnh là nông sản đã qua chế biến, may mặc, vải thiều, thuốc lá, Giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 45 triệu $. Tuy nhiên. hoạt động thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Thương mại nội tỉnh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi còn thiếu thốn và nghèo nàn. Chỉ số kim ngạch bình quân / người ở Bắc Giang năm 2000 là 14$/người, trong khi trung bình cả nước là 154$ / người, năm 2004 là 34 $/ người. Hoạt động XK-NK phải đối đầu với nhiều khó khăn. Mặc dù đạt được những thành tựu như vậy nhưng tăng trưởng Bắc Giang vẫn bộc lộ một số hạn chế. Chất lượng tăng trưởng còn thấp, kết quả tăng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào những yếu tố sẵn có như đất đai, nguồn lao động hiện có dồi dào của địa phương. Năm 2005, tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh đạt 3200 tỷ đồng. Sức cạnh ranh cúa các doanh nghiệp chưa cao, SX CN chưa thực sự gắn kết với NN, các làng nghề truyền thống manh mún, chưa tạo dước thương hiệu của mình trên thị trường nên thường bị thua thiệt trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lĩnh vực CN chưa chứng tỏ được vị thế quan trọng. Đến 2005, toàn tỉnh mới có 800 doanh mghiệp, bình quân 2000 người dân mới có một doanh nghiệp. CN chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng và lợi thế về địa lý, chưa thực sự phát triển nhanh và mạnh. Do NN vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu GDP của tỉnh nên SXNN có ảnh hưởng khá lớn tới sự thực hiện và hoàn thành kế hoạch tăng trưởng của tỉnh Bắc Giang. SXNN chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, những biến động giá cả trên thị trường nên sự không ổn định trong tăng trưởng thể hiện rõ ràng. Thu nhập bình quân / người tỉnh mới đạt 300$/ người/năm( 2005) so với mức 640 $/ người /năm của cả nước. Nhưng sự tăng trưởng đó cũng là một khởi đầu thuận lợi cho Bắc Giang thực hiện và hoàn thành các KH tiếp theo. 2. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT giai đoạn 2006-2010 tỉnh Bắc Giang. 2.1. Các mục tiêu KT chủ yếu theo KH phát triển KT-XH Bắc Giang giai đoạn 2006-2010. Theo 6 chương trình phát triển KT chủ yếu tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010, có tính đến năm 2015 và 2020 thì một số chỉ tiêu về tăng trưởng KT của Bắc Giang được xác định như sau: 1-Tốc độ tăng trương GDP bình quân hàng năm đạt 10-11%/ năm. Trong đó: Lĩnh vực CN-XD tăng bình quân 21-23%/năm. Lĩnh vực NN-LN-TS tăng 4-4,2%/năm. Lĩnh vực DV tăng 8,5-9 %/năm. 2-Cơ cấu KT trong GDP đến 2010: CN-XD : 34,0 - 35,5 % NN-LN-TS : 29,5 - 31,5% DV-TM : 34,5 - 35,0% 3-Thu nhập bình quân đầu người đến 2010 đạt 560 đến 580 $/người/ năm. 4- Giá trị SX bình quân trên một diện tích đất NN đạt 33-34 triệu đồng/ ha/ năm. 5- Giá trị XK tăng 15-17%/năm, đến 2010 đạt 120-150 triệu $. 6- Thu ngân sách nhà nước hàng năm tăng bình quân 16,9%/ năm, đến 2010 thu 500 tỷ đồng, không tính các khoản thu từ việc giao, đấu giá quyền sử dụng đất. 7- Nhu cầu đầu tư trong tỉnh 25.862 tỷ đồng, hệ số ICOR = 4,0. 2.2. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT Bắc Giang từ 2006 đến nay. 2.2.1. Đánh giá tổng quát. Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong KH 5 năm 2001-2005, cùng với tình hình chính trị xã hội ổn định là tiền đề cho sự hoàn thành KH của tỉnh trong giai đoạn tới. Hoà trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước, tỉnh Bắc giang cũng có nhiều cơ hội để mời gọi đầu tư, phát triển kinh tế tỉnh nhà. Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn phải kể đến không ít những khó khăn, thách thức. Thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra gây nhiều thiệt hại cho SX và đời sống nhân dân.Giá xăng dầu trên thị trường biến động thất thường, giá các vật tư chủ yếu tăng cao gây áp lực lớn lên giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho SX , trước hết là đối với xăng dầu và các loại vật tư chủ yếu khác. Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát tăng cao trong những năm gần đây cũng gây ảnh hưởng xấu đến việc ổn định SX kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là đối với một tỉnh mới bước đầu phát triển và có các ngành CN non trẻ như Bắc Giang. Tuy nhiên, với quyết tấm hoàn thành mọi KH đã đặt ra, Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã đạt được những kết quả rất đáng mừng. Hoàn thành và vượt mức hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng KT. Chất lượng tăng trưởng trên địa bàn từng bước được cải thiện, cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng đạt ở mức cao, các cân đối vĩ mô được bảo đảmtạo cơ sở cho việc hoàn thành KH phát triển KT-XH 2006-2010 nói chung và mục tiêu tăng trưởng KT 2006-2010 nói riêng. 2.2.2. Những kết quả chủ yếu. Năm 2006: Bước vào năm 2006 với những thuận lợi căn bản đã đạt được và cũng có nhiều khó khăn thách thức mới, Đảng bộ chính quyền và nhân dân Bắc Giang quyết tâm thực hiện tốt và hoàn thành những nhiệm vụ đã được đề ra. Năm 2006 là năm đầu tiên trong KH phát triển KT-XH giai đoạn 2006-2010, việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng KT trong năm này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu trong những năm tiếp theo và thành công của KH 5 năm 2006-2010. Cụ thể tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh theo chương trình phát triển KT tỉnh Bắc Giang 2006 đạt được như sau: STT Tên chỉ tiêu Đơn vị KH 2006 Thực hiện 2006 1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) % 9,5-10 9,5 2 Giá trị tăng thêm của ngành NN-LN-TS % 4,5-4,8 3,3 3 Giá trị tăng thêm ngành CN-XD % 20-21 28,4 4 Giá trị tăng thêm của ngành DV % 9,5-10 9,7 5 Tốc độ tăng tổng kim ngạch XK trên địa bàn % 26,6 6 Tốc độ tăng tổng kim ngạch NK -1,0 7 Cơ cấu nền KT của tỉnh: Tỷ trọng NN-LN-TS Tỷ trọng CN-XD Tỷ trọng DV % 41,5-41,0 23,8-24,0 34,7-34,0 40,0 25,1 34,3 8 Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tỷ đồng 500 628 9 Giá trị kim ngạch XK triệu $ 70 79,86 10 Giá trị kim ngạch NK triệu $ 64,488 11 GTSX ngành NN-LN-TS tỷ đồng (giá HH) 4870,3 4582,3 12 GTSX ngành CN-XD tỷ đồng 2971,8 3076,1 13 Tổng mức chu chuyển hàng hoá, dịch vụ tỷ đồng 3177 14 Doanh thu DV tỷ đồng 769 15 Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội của tỉnh tỷ đồng 3523,4 16 Thu nhập bình quân đầu người $/người 410 Với chủ trương muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KT và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ 16 (2006 ) xác định Bắc Giang cần chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy hơn nữa tiềm năng và lợi thế của địa phương đồng thời đề ra các chương trình- dự án phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm. Năm 2006, nền KT của tỉnh tiếp tục duy trì sự tăng trưởng cao, cao hơn năm 2005. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,5%( KH là 9,5-10%), thành công ở cận dưới của KH. Trong đó khu vực NN-LN-TS tăng với tốc độ 3,3% (KH là 4,5-4,8%), không đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên bù vào đó là tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực CN-XD và DV tăng cao vượt KH đề ra, đã làm cho tốc độ tăng GDP chung toàn tỉnh đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trong ngành CN-XD đạt 28,4% so với KH là 20-21%; Ngành DV tăng với tốc độ 9,7%( KH là 9,5-10%). GTSX ngành NN-LN-TS theo giá hiện hành đạt 4582,3 tỷ đồng, ngành CN-XD đạt 3076,1 tỷ đồng, ngành DV với tổng mức lưu chuyển hàng hoá dịch vụ ước đạt 3177 tỷ, doanh thu DV đạt 769 tỷ đồng. thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt 410$/ người/năm. Thứ nhất, về ngành NN-LN-TS: Thực hiện và đẩy mạnh nền NN hàng hoá, SX nông sản theo nhu cầu thị trường. Tỉnh cũng đã thử nghiẹm và đưa vào SX nhiều loại cây, con mới phù hợp với điều kiện của địa phương và cho giá trị KT cao như ngô ngọt, dưa chuột bao tử, ớtĐảng uỷ và chính quyền Bắc Giang đã phát động phong trào SX “ cánh đồng 50 triệu”, tức là cố gắng thúc đẩy SX, cho thu nhập từ 1 ha diện tích đất NN trong 1 năm là 50 triệu. Đồng thời tỉnh cũng vận dụng các chủ trương, chính sách để vận dụng khuyến nông đến tận cơ sở. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX NN, cùng với đó là thường xuyên tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa nông dân trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm NN của tỉnh như vải thiều, cam, đến nay đã có những kết quả đáng mừng. Lĩnh vực NN không đạt chỉ tiêu đề ra có thể giải thích bằng những nguyên nhân: dịch bệnh hoành hành trong chăn nuôi ảnh hưởng nhiều đến kết quả SX, dich cúm gia cầm, dịch lợn tai xanhthêm vào đó là giá cả các loại thức ăn châưn nuôi, giá phân đạm tăng cao cũng ảnh hưởng đến SX, đặc biệt là SX NN. Thứ hai là do quá trình CDCC trong NN, do Bắc Giang là tỉnh có phần đông dân cư hoạt động trong lĩnh vực NN nên khi đất đai NN bị thu hồi để XD các khu CN thì tỉnh lại chưa có chính sách cụ thể để tạo công ăn việc làm cho số lao động dư ra. Thứ hai, trong CN-XD: là lĩnh vức có tốc độ tăng cao nhất. CN đang ngày càng đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu KT của tỉnh. Bắc Giang có 83 dự án đang được đầu tư từ giai đoạn 2001-2005 và đang tiếp tục đi vào hoạt động trong giai đoạn 2006-2010 với tổng số vốn đăng ký là 7288,5 tỷ đồng. Bắc Giang chủ trương thu hút vốn đấu tư vào các khu cụm CN dọc quốc lộ 1A để tận dụng được lợi thế về giao thông. Tuy nhiên, trình độ công nghệ và năng suất trong CN còn thấp, chủ yếu tận dụng nguồn lao động dồi dào và giá rẻ ở địa phương. Chất lượng sản phẩm CN chưa đáp ứng được nhu cấu thị trường. CN phụ trợ chưa phát triển cùng với CN nên các nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài nhiều. Thứ ba, về thương mại, DV: Các hoạt động DV ngày càng đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng của tỉnh.Thị trường tài chính tín dụng, tiền tệ đang ngày cang hoàn thiện và phát triển, đáp ứng cơ bản được nhu cầu cho SX và đời sống.Thương mại và du lịch cũng ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hầu hết đã được cổ phần hoá. Các thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng và với giá trị ngày càng lớn. Ngành du lịch vẫn chưa thực sự phát triển, Bắc Giang tuy có nhiều danh thắng đẹp nhưng chưa được khai thác, chưa có địa điểm du lịch nào nổi tiếng Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành CN-XD và DV, giảm tỷ trọng các ngành NN-LN-TS. Trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2006, khu vực NN chiếm 40%, CN-XD chiếm 25,1% và khu vực DV chiếm 34,3%, đều đạt mục tiêu đề ra ( cơ cấu năm 2005 là: NN- 43,3%; CN- 22%; DV- 34,5%) Tỉnh cũng đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn và vốn dầu tư của dân cư và doang nghiệp nhà nước. Tổng số vốn do địa phương quản lý đạt 3343,4 tỷ đồng.Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước có 702,8 tỷ đồng; vốn tín dụng dầu tư phát triển của nhà nước 50 tỷ đồng; vốn đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 900,6 tỷ; vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp dân doanh đạt 1560 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 130 tỷ đồng- còn khá khiêm tốn. Việc giao lưu kinh tế với các địa phương khác và với quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực. Góp phần quan trọng vào việc mở rộng quan hệ buôn bán trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao vị thế của Bắc Giang. Kim ngạch XK tăng 9,7% ( KH là 9,5-10% ) so với 2005, tổng giá trị đạt 79,86 triệu $( KH là 70 triệu $). Kim ngạch NK có giảm so với 2005, giảm 1% đạt 64,488 triệu $. Các mặt hàng XK chủ yếu của Bắc Giang là các mặt hàng nông thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc Nhập khẩu chủ yếu là máy móc kỷ thuật, hàng điện tử, Tỷ lệ xuất siêu năm 2006 tỉnh là 55,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2007: tiếp bước những thành công trong năm 2006, năm 2007 là một năm thành công lớn trong phát triển KT-XH và việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của Bắc Giang. Một số chỉ tiêu KT chủ yếu năm 2007 của tỉnh Bắc Giang cho trong bảng sau: STT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2007 Thực hiện 2007 1 Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn % 10,2 2 Tốc độ tăng trưởng ngành NN-LN-TS % 3,2 3 Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD % 23 4 Tốc độ tăng trưởng ngành DV % 9,5 5 Tốc độ tăng tổng kim ngạch XK trên địa bàn % 23,1 6 Tốc độ tăng tổng kim ngạch NK trên địa bàn 7 Cơ cấu nền KT của tỉnh -Cơ cấu NN-LN-TS -Cơ cấu CN-XD -Cơ cấu DV % 37,0 28,8 34,2 8 Tổng kim ngạch XK trên địa bàn tỉnh triệu $ 100 108 9 Tổng kim ngạch NK trên địa bàn tỉnh 10 GTSX ngành NN-LN-TS tỷ đồng (giá HH) 5612,0 5822,6 11 GTSX ngành CN-XD tỷ đồng (giá HH) 4090,8 3989,1 12 Tổng mức lưu chuyển hang hoá tỷ đồng 3763 3781 13 Doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỷ đồng 965 965 14 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn XH của tỉnh tỷ đồng 4073,9 4200 15 Thu nhập bình quân đầu người $/người 420 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang- Số liệu thống kê tỉnh Bắc Giang 2007.) Lần đầu tiên tốc độ tăng trương KT của tỉnh đạt 2 con số, đạt 10,2% năm 2007, tăng 5,2 % so với 2006. Trong đó NN-LN-TS tăng 3,2%; CN-XD tăng 23%, DV tăng 9,5%. Ngành NN vẫn tiếp tục duy trì sự ổn định trong tăng trưởng. GTSX ngành NN-LN-TS đạt 5822,6 tỷ đồng, trong đó NN đạt 5515,9 tỷ đồng( trong đó trồng trọt có 3269,5 tỷ; chăn nuôi có 2099,6 tỷ; dịch vụ NN có 146,7 tỷ đồng); ngành LN đạt 177,9 tỷ; ngành thuỷ sản đạt 128,9 tỷ đồng (theo giá hiện hành.). Ngành trồng trọt vẫn duy trì vị trí quan trọng của mình và có giá trị SX cao nhất. Tỉnh vẫn duy trì diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và đưa và trồng nhiều loại cây lương thực có hiệu quả KT cao. Chăn nuôi cũng đạt kết quả tốt với 91,2 ngàn con trâu, 148,4 ngàn con bò; Hơn 1 triệu đầu lợn và 11 triệu gia cầm. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 11588 ha, tăng 10,3% so với KH. Diện tích rừng trồng mới là 4247 ha cũng mang lại hiệu quả KT cao. Mặc dù còn gặp phải nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiên tai (đợt rét đậm rét hại cuối năm 2007) nhưng kết quả đạt được cũng rất đáng mừng. Các mặt hàng NN của Bắc Giang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trong cơ cấu GTSX ngành CN, phành phần KT quốc doanh chiếm 35,1%; tương ứng 1400,1 tỷ đồng (giá HH); thành phần ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất với 55,4%( 2208,5 tỷ), còn lại là thành phần KT có vốn đầu tư nước ngoài với 9,5%( 380,5 tỷ). Các doanh nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ SX, học tập kinh nghiệm của các tỉnh khác trong quản lý SX. Mặt khác họ cũng đã chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề nhằm ổn định đời sống người lao động và nâng cao tay nghề cho người lao động. Các ngành DV phục vụ trực tiếp cho SX như tài chính tín dụng đang ngày càng được hoàn thiện. Đảng uỷ và chính quyền Bắc Giang cũng đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao vai trò của những ngành DV ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm trong tăng trưởng KT. Các ngành DV đang hoàn thiện và ngày càng phát triển. Toàn tỉnh đã lập mới được 18 HTX, đưa tổng số HTX trên địa bàn tỉnh lên 697. Tập trung SX và hỗ trợ SX cho nhau. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 39,8% năm 2006 xuống còn 37% năm 2007; công nghiệp – xây dựng tăng từ 25,3% lên 28,8%; dịch vụ duy trì ở mức 34,2%. Trong năm, tỉnh đã thu hút thêm được 13 dự án FDI với số vốn đăng ký trên 149 triệu USD, lớn hơn tổng số vốn đầu tư FDI vào địa bàn từ năm 2006 trở về trước. Điển hình là Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Đài Loan) đã quyết định đầu tư Dự án xây dựng Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ và sân golf Vân Trung tại địa bàn hai huyện Việt Yên, Yên Dũng với tổng vốn đầu tư 720 triệu USD, trên diện tích 960 ha. Trong năm, hai dự án đầu tiên của Tập đoàn đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 118 triệu USD. Tiếp đó, Tập đoàn đất đai Hàn Quốc đã ký cam kết đầu tư xây dựng KCN Việt – Hàn với qui mô ban đầu 100 ha, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 24 triệu USD. Một số Tập đoàn như NOKIA (Phần Lan), Tokaisand (Nhật Bản), Feer Bearing (Mỹ) cũng đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bắc Giang. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành 05 KCN, bao gồm: KCN Đình Trám 100 ha; KCN Song Khê – Nội Hoàng 180 ha; KCN Quang Châu 426 ha; KCN Vân Trung 430 ha; KCN Việt – Hàn 100 ha. Năm 2007, cũng là năm kinh tế Bắc Giang có nhiều điểm nhấn khác quan trọng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay như tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 110,7 triệu USD; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 4.200 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước có 881,8 tỷ; vốn tín dụng đầu tư của nhà nước có 58,6 tỷ; vốn đầu tư phát tiển của các doang nghiệp trên địa bàn 1060 tỷ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 190 tỷ( tương đương 11,88 triệu $).Trong năm có khoảng 8000 người đi xuất khẩu lao động, nâng tổng số người Bắc Giang đang lao động ở nước ngoài lên tới 20.000 người với số tiền hàng năm gửi về khoảng 800 tỷ đồng. Riêng năm 2007, toàn tỉnh đã có gần 2.000 hộ thoát nghèo nhờ có người đi xuất khẩu lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 21,28%, (giảm 3,76% so với năm 2006). Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 420$/người/năm, mang lại một cuộc sống ổn định hơn cho nhân dân. 6 tháng đầu năm năm 2008 : Phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm đầu của KH và nhưng thuận lợi đang có sẵn, tỉnh Bắc giang tiến vào thực hiện KH năm 2008 với khí thế mới, sẵn sàng hoàn thành KH đặt ra. Xác định 2008 là năm trung tâm trong KH phát triển KT-XH tỉnh 5 năm 2006-2010, tỉnh đã quán triệt phải quyết tâm hoàn thành KH đề ra. Cụ thể tình hình thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT 6 tháng đầu năm 2008 đựoc cho trong bảng dưới đây: Lĩnh vực thực hiện Chỉ tiêu năm 2008 Thực hiện 6 tháng (%) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (%) 11- 11,5 9,40 Chia theo khu vực kinh tế (%) - Nông, lâm nghiệp & thủy sản 3,2- 3,7 3,20 - Công nghiệp - xây dựng 23,5- 24,0 18,40 - Dịch vụ 9,7- 10,2 9,40 Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh  (%) - Nông, lâm nghiệp & thủy sản 34- 33,3 37,40 - Công nghiệp - xây dựng 31- 31,2 26,50 - Dịch vụ 35- 35,5 36,10 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn  (tỷ đồng) 767,00 425,00 Tổng sản lượng lương thực có hạt  (nghìn tấn) 302,90 Kim ngạch xuất khẩu  (triệu USD) 140,00 59,80 (Nguồn: cục thống kê Bắc Giang- Số liệu thống kê KT) Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm tiếp tục đạt con số  cao là 9,4%. Riêng ngành NN đã hoàn thành mục tiêu tăng trương cho năm với mức tăng trưởng cho cả năm ( tăng 3,2% ). Tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm là động lực thúc đẩy và tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện hoàn thành KH cả năm. Trong NN, tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 108807 ha, tăng 0,5% so với 2007. Trong đó diện tích lương thực là 78416 ha, cây thực phẩm có 16827 ha, cây CN hàng năm có 12582 ha, tăng 21,5% so với 2007. Sản lượng và năng suất một số loại cây trồng trọt chủ yếu đề tăng. Năng suất lúa tăng 10,3%( đạt 50,9 tạ/ha), sản lượng đạt 255017 tấn (tăng 7,5%). Năng suất lạc, đậu tương, ngô tương ứng là 20,1tạ/ha (tăng 3,7 %), 13,8 ta/ha (tăng 5,0%) và 35tạ/ha (tăng 0,6%). Kết quả đạt được là nhờ sụ ứng dụng KHKT vào SX và thâm canh tăng vụ. Chăn nuôi cũng tăng về sản lượng nhung do giá cả bấp bênh, giá thức ăn gia súc tăng cao nên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong CN, ước thực hiện 6 tháng đầu năm tăng 18,4% (KH cả năm là 23,4-24%). Kết quả SX các ngành CN như sau: Lĩnh vực Thực hiện 6 tháng năm 2007 Ước thực hiện 6 tháng năm 2008 (%) so sánh                    Tổng số 997.161 1.232.293 123,6 A. Phân theo loại hình kinh tế      Kinh tế Nhà nước 359.019 430.009 119,8          - Trung ương 318.223 378.797 119,0          - Địa phương 40.796 51.212 125,5      Kinh tế ngoài Nhà nước 585.995 721.765 123,2      Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 52.147 80.519 154,4 B. Phân theo ngành công nghiệp - Công nghiệp khai thác mỏ 17.040 19.217 112,8 - Công nghiệp chế biến 971.216 1.199.706 123,5 - Sản xuất & PP điện, khí đốt & nước 8.905 13.370 150,1 (nguồn: cục thống kê Bắc Giang, số liệu thống kê KT) Qua đó thấy được loại hình KT nhà nước vẫn giữu tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu CN, nhưng KT nhà nước lại là ngành có tốc độ tăng so với cùng kỳ là thấp nhất, tăng 19,8%. KT ngoài nhà nước có tốc độ tăng 23,2% và KT có vốn đầu tư nước ngoài tăng 54,4 % so với cùng kỳ 2007. Vậy phải làm sao để thu hút đầu tư hơn nữa, cổ phần hoá nhanh chóng các doanh nghiệp nhà nước thì mới tạo được động lực cho phát triển, đẩy nhanh được quá trình CNH-HĐH tỉnh nhà. Ngành dịch vụ với tốc độ tăng 9,4%; sấp xỉ đạt được mục tiêu của cả năm 2008. Đặc biệt chú ý đến ngành DV ngân hàng. Trong 8 thàngs đầu năm, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thuơng mại trên địa bàn tỉnh đạt 5576 tỷ đồng, tăng 23% so với thời điểm 31/12/2007 và tăng 28% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ cho vay tăng 14%, đạt 6637 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng cao của tỉnh. Một điểm nhấn khác rất quan trọng trong năm 2008 là giá trị kim ngạch X-NK tăng khá là cao. Cụ thể:          ĐVT: 1000 USD  Lĩnh vực Thực hiện 6 tháng năm 2007 Ước tính 6 tháng đầu năm 2008 (%) so sánh   KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 50.523 59.834 118,4  Phân theo loại hình kinh tế   1. Kinh tế nhà nước 1.533 4.865 317,4   2. Kinh tế tập thể 23 82 351,5   3. Kinh tế cá thể 1.300 1.120 86,2   4. Kinh tế tư nhân 18.347 22.506 122,7   5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 29.320 31.261 106,6 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU 38.954 58.088 149,1  Phân theo loại hình kinh tế   1. Kinh tế nhà nước 1.440 1.020 70,9   2. Kinh tế tập thể   3. Kinh tế cá thể   4. Kinh tế tư nhân 16.327 32.310 197,9   5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 21.187 24.757 116,9 (Nguồn: Cục thống kê Bắc Giang- số liệu thống kê KT) Kim ngạch nhập khẩu tăng 49,1% so với cùng kỳ 2007, trong đó tăng chủ yếu là do thành phần kinh tế tư nhân. Đó cũng thể hiện sự đầu tư trong công nghệ và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp, quy mô SX của các doanh nghiệp tăng lên. Nhìn chung, giai đoạn dã qua của KH 2006-2010 đã thành công.có thể đúc rút ra những nguyên nhân thành công chủ yếu của giai đoạn này là: thứ nhất, do sự chỉ đạo, hướng dẫn đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền, tạo mọi thuận lợi cho việc thu hút đầu tư để phát triến, biết tận dụng lợi thế về vị trí cúa mình để phát triển kinh tế kết hợp với các điều kiện thuận lợi khác của tỉnh. Thứ 2, sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư trong tỉnh, là một tỉnh nghèo nên tiếm lực phát triển KT còn lớn. Thứ 3 là do xu thế hội nhập KT của cả nước khi nước ta gia nhập WTO, cũng tạo được đà phát triển cho KT của tỉnh cũng như của cả nước. Tuy nhiên, tăng trưởng trong vài năm gần đây cũng còn một số bất cập về chất lượng tăng trưởng. CDCC theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa bắt kịp xu thế chung, chưa liên kết chặt chẽ được các ngành, các thành phần KT với nhau. Thu hút vốn đầu tư đạt kết quả cao nhưng đi kèm với nó phải là sử dụng vốn có hiệu quả và mang lại lợi ích lớn. Điều này tỉnh Bắc Giang vẫn chưa làm được. Sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ yếu vẫn chưa cao, chưa xây dựng được thương hiệu vững mạnh trên thị trường. Tăng trưởng của tỉnh vẫn dựa vào yêú tố lao động là chính, công nghệ tuy có được nâng lên nhưng còn chậm, chưa nắm bắt kịp thời cac công nghệ hiện đại. Tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, nhiều thế mạnh về đất đai NN nhưng vẫn chưa được tận dụng hết trong tăng trưởng và phát triển KT tỉnh. 3. Đánh giá khả năng thực hiện KH 2006-2010 và sự tác động của nó tới sự phát triển trong tương lai. 3.1.Khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng KT giai đoạn 2006-2010: Với tiền đề là những kết quả đã đạt được, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong tỉnh, và sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền tỉnh Bắc Giang hoàn toàn có thể hoàn thành KH phát triển KT-XH và các chương trình kinh tế đã đề ra. Với xu thế hội nhập như hiện nay, Bắc giang sẽ còn nhiều cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa tóc độ tăng trưởng KT của mình nếu biết cách nắm bắt. Để làm được điều đó không chỉ dựa vào những yếu tố có sẵn mà phải biết phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội và khắc phục điểm yếu cũng như những khó khăn thách thức để phát triển. Một số giải pháp kiến nghị nhằm thực hiện tốt và vượt mức các chỉ tiêu KT đã đề ra: Thứ 1, tăng trưởng và phát triển KT phải dựa vào những lợi thế so sánh của địa phương mình, trước hết là tận dụng những lợi thế vốn có, xây dựng nền KT địa phương mang màu sắc riêng, sau đó là tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài. Có như vậy mới tận dụng được hết cac yếu tố để tăng trưởng đạt hệu quả cao nhất. Thứ 2, đẩy mạnh các chương trình giao lưu, học hỏi từ các địa phương khác, học tập các kinh nghiệm phát triển của những người đi trước giúp Bắc Giang đi tắt, đón đầu để rút ngắn quá trình CNH-HĐH địa phương, nhanh chóng đuổi kịp các tỉnh khác và cả nước. Thứ 3, công nghệ là một yếu tố quan trọng trong phát triển một nền KT hiện đại nên tỉnh cần đầu tư phát triển và nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào SX, khuyến khich các thành phần KT đầu tư phát triển KHCN, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Ngoài ra cần chú ý xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Tỉnh cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới thành lập , tạo cơ hội cho họ vững mạnh nhanh chóng và có niềm tin vào sự tăng trưởng trong tương lai. Tỉnh cũng cần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào, cần xác định thu hút vốn đấu tư nước ngoài là mọt yếu tố quan trọng trong phát triển nên cần tạo cơ hội thuận lợi để thu hút, mời gọi đầu tư. Thứ 4, tỉnh cần có biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các ngành DV quan trọng như ngân hàng,.. vào tăng trưởng KT, cần cải cách thủ tục vay vốn, thông thoáng trong cơ chế, có chính sách thích hợp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân vào đầu tư phát triển. Cần lập quỹ dự phòng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho họ phát triển. 3.2.Tác động của việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng KT tới sự phát triển KT trong tương lai KH phát triển KT-XH 2006-2010 là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH Bắc Giang đến 2015 và tấm nhìn đến 2020, 2025 nên việc thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng có vai trò rất quan trọng. Nó là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển vững chắc trong tương lai, không những chi trong giai đoạn này mà còn trong cả công cuộc CNH-HĐH tỉnh cũng như cả nước. Góp phần vào CDCC theo hướng hợp lý, SX theo hướng thị trường. Mục tiêu cuối cùng của phát triển vẫn là nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư và đảm bảo một XH hiện đại, văn minh. C.Kết luận Tăng trưởng kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triẻn kinh tế-xã hội.Nó góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một xã hội mới với mức sống cao hơn, công bằng hơn, tốt đẹp hơn. Với vị trí là một tỉnh nghèo như hiện nay, thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng sẽ tạo nên một vị thế mới cho Bắc Giang, góp phần phát triển tỉnh nhà, tiến dần và đuổi kịp các tỉnh khác. Góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình KHH phát triển kinh tế xã hội. NXB thống kê 2006 2. Giáo trình kinh tế phát triển.NXB thành phố HCM. 3. Chương trình phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 4. Chương trình phát triển công nghiệp Bắc Giang 2006-2010 5.Số liệu thống kê kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Giang- Cục thống kê Bắc Giang 6. Niên giám thống kê Bắc Giang 7. Báo người đại biểu nhân dân Bắc Giang. 8.Trang web: bacgiang.gov.vn .. MỤC LỤC Đề án kế hoạch hoá: Đề tài: đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6206.doc
Tài liệu liên quan