- Đối với tiền lương công nhân sản xuất: nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động có chế độ thởng phạt kịp thời đề nâng cao cường độ và năng suất lao động, đặc biệt đối với tiền lương trực tiếp, phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân đã bỏ ra đồng thời phát huy chức năng tiền lương và đòn bẩy kinh tế lạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân nhằm hạ giá thành sản.
- Đối với khấu hao TSCĐ: Trong quy mô sản xuất nhất định khối lượng TSCĐ không thay đổi, hàng tháng Công ty khấu hao theo một tỷ lệ nhất định. Như vậy, mức khấu hao một tháng là một số cố định. Để hạ giá thành cũng đồng nghĩa với việc tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nâng cao trình độ và ý thức của công nhân trong việc bảo đảm và sử dụng TSCĐ.
- Đối với chi phí quản lý: Vì đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm, do đó Công ty nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ năng lực của nhân viên quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoại động có hiệu quả cao.
63 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuân và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm của Xí nghiệp cao su số 2. (Bảng 8 phần phụ lục).
2.2.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp xử lý nguyên vật liệu trực tiếp bằng tay hoặc thông qua sử dụng công cụ máy móc thiết bị. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân sản xuất ở các Xí nghiệp sản xuất chính.
Công ty không hạch toán khoản phải nộp BHYT của công nhân sản xuất vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vào chi phí QLDN (TK 642). Đồng thời Công ty cũng không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất để tạo nguồn bù đắp, khi nào phát sinh thực tế, kế toán hạch toán thẳng vào chi phí kỳ đó.
Để theo dõi và quản lý khoản mục chi phí này, Công ty sử dụng các TK:
TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp. TK này được mở chi tiết cho từng Xí nghiệp:
+ TK 6221: Xí nghiệp cao su số 1.
+ TK 6222: Xí nghiệp cao su số 2.
+ TK 6223: Xí nghiệp cao su số 3.
+ TK 6224: Xí nghiệp cao su số 4.
Các TK đối ứng có liên quan:
TK 334: Phải trả công nhân viên.
TK 338: Phải trả, phải nộp khác. TK này được mở chi tiết:
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn.
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương thanh toán cho công nhân sản xuất trực tiếp theo sản phẩm nhập kho của từng công đoạn sản xuất và đơn giá sản phẩm.
Tiền lương của công nhân luyện
=
Bán thành phẩm hoàn thành nhập kho
x
Đơn giá bán thành phẩm
Tiền lương của tổ cán tráng thành hình
=
Số lốp thành hình nhập kho
x
Đơn giá lốp thành hình
Ví dụ: Theo số liệu của Xí nghiệp 2 trong tháng 12/2003 về loại lốp 650 đen do Xí nghiệp sản xuất thì:
Tiền lương luyện = 11.282 x 350 = 3.948.700 (đồng)
Tiền lương cán tráng (hay gọi là lương khác) =11.282x1.000=11.282.000 (đồng)
Định kỳ hàng tháng, các Xí nghiệp của Công ty gửi báo cáo sản lượng sản xuất, sản lượng nhập kho của từng công đoạn sản xuất và bảng thanh toán lương cho công nhân viên đã được phòng tổ chức hành chính duyệt lên phòng kế toán. kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương này để phân loại tiền lương trực tiếp được hạch toán vào TK 622 (Chi tiết từng sản phẩm). Tiền lương của nhân viên quản lý, bộ phận phục vụ được theo dõi trên TK 627 chính. Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các Xí nghiệp để lập bảng phân bổ tiền lương. Công ty thực hiện trích các khoản BHXH, KPCĐ phải nộp theo tỷ lệ quy định: BHXH bằngg 15% lương cơ bản, KPCĐ bằng 2% lương thực tế.
Khi tạo ra bán thành phẩm, Công ty tập hợp luôn tiền lương của bộ phận đó vào bán thành phẩm, do đó trong bảng phân bổ tiền lương cho các Xí nghiệp sản xuất chính có một dòng lương luyện. Phần lương này kế toán phân bổ chi tiết cho từng sản phẩm thông qua việc phân bổ bán thành phẩm trên sổ TK154. Như vậy, phần lương luyện được Công ty hạch toán luôn vào TK1521 - Bán thành phẩm.
Các khoản BHXH, KPCĐ gọi chung là các khoản bảo hiểm được phân bổ cho các đối tượng như sau:
Căn cứ vào tổng tiền lương cơ bản và lương thực tế, kế toán xác định được BHXH, KPCĐ. Công thức tính phân bổ như sau:
KPCĐ phân bổ cho SPi
=
Tổng KPCĐ
ắắắắắắắ
Tổng lương thực tế
x
Tiền lương thực tế của SPi
BHXH phân bổ cho SPi
=
Tổng BHXH
ắắắắắắắ
Tổng lương cơ bản
x
Tiền lương cơ bản của SPi
Ví dụ: Tháng 12/2003, Xí nghiệp cao su số 2 có số liệu về tiền lương như sau:
- Lương cơ bản tập hợp được là: 353.430.830 đồng
- Lương thực tế là: 436.740.724 đồng
Như vậy:
BHXH = 353.430.830 x 15% = 53.014.624 đồng
KPCĐ = 436.740.724 x 2% = 8.734.814 đồng
Và riêng với loại lốp 650 đen mà Xí nghiệp 2 sản xuất có số liệu:
- Lương cơ bản là: 15.230.700 đồng
- Lương thực tế là: 18.820.845,2 đồng
Như vậy:
KPCĐ phân bổ cho loại lốp 650 đen = (8.734.814/436.740.724)x18.820.845,2
= 376.416,9 (đồng)
BHXH = (53.014.624/ 353.430.830) x 15.230.700 = 2.284.605,0 (đồng)
Cụ thể, Công ty có bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2003 (trích dẫn) như sau:
Cụ thể, Công ty có bảng phân bổ tiền lương tháng 12 năm 2003 (bảng 9, 10 phần phụ lục).
Căn cứ vào các số liệu ở bảng 10 và bảng thanh toán tiền lương ở phần phụ lục, kế toán ghi bút toán
Nợ TK 622 : 498.490.162
Có TK 334 : 436.740.724
Có TK 3382 : 8.734.814
Có TK 3383 : 53.014.624
2.2.2.4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất chung của Công ty gồm có: chi phí sản xuất chung chính (được theo dõi trên TK 627 chính) và chi phí sản xuất chung phụ (được theo dõi trên TK 627 phụ).
Chi phí sản xuất chung chính gồm có: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí ca ba độc hại… phát sinh ở Xí nghiệp sản xuất chính.
Chi phí sản xuất chung phụ là tất cả các chi phí (trực tiếp và gián tiếp) phát sinh ở Xí nghiệp sản xuất phụ.
Để theo dõi, quản lý chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng các TK sau:
TK 627 - chi phí sản xuất chung. TK này mở chi tiết cho từng Xí nghiệp:
+ TK 6271: Xí nghiệp cao su số 1.
+ TK 6272: Xí nghiệp cao su số 2.
+ TK 6273: Xí nghiệp cao su số 3.
+ TK 6274: Xí nghiệp cao su số 4.
…
TK này được mở chi tiết đến TK cấp ba (chi tiết theo công dụng của cp). Ví dụ ở Xí nghiệp cao su số 2:
TK 62721: Chi phí nhân viên Xí nghiệp.
TK 62722: Chi phí vật liệu.
TK 62723: Chi phí công cụ dụng cụ.
TK 62724: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 62727: Dịch vụ mua ngoài.
TK 62728: Chi phí bằng tiền khác.
Và các tài khoản khác có liên quan.
2.2.2.4.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí điện năng.
Hàng tháng Công ty tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí điện năng của từng Xí nghiệp, của từng bộ phận được xác định theo sản lượng điện sử dụng (do Xí nghiệp cơ điện báo cáo) và đơn giá 1kW điện theo quy định của Nhà nước.
Chi phí điện năng của từng Xí nghiệp
=
Số kW sử dụng của từng Xí nghiệp
x
Đơn giá 1kW
Ví dụ: Trong tháng 12/2003 theo báo cáo sử dụng điện năng chi phí sử dụng điện năng của Xí nghiệp cao su 2 là:
148.135kW x 775đ/kW = 144.804.826 Đ
Sau khi xác định được chi phí điện năng của từn Xí nghiệp, kế toán phản ánh vào sổ chi phí sản xuất chung chính (TK627 chính), chi tiết cho từng Xí nghiệp.
Nợ TK 627 (Chi tiết cho từng Xí nghiệp).
Có TK 331.
Cụ thể là phản ánh vào sổ chi phí sản xuất chung chính của Xí nghiệp 2 như sau:
Nợ TK 6272 : 114.804.826
Có TK 331: 114.804.826
Số điện năng tiêu hao của từng Xí nghiệp lại được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá điện năng kế hoạch.
2.2.2.4.2. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh ở các Xí nghiệp phụ trợ.
Công ty tổ chức ra một số Xí nghiệp sản xuất phụ để hỗ trợ hoạt động của 4 Xí nghiệp sản xuất chính.
Các chi phí của các Xí nghiệp phụ trợ cuối kỳ sẽ được tập hợp và phân bổ cho mỗi Xí nghiệp sản xuất chính, làm căn cứ tập hợp chi phí chung của mỗi Xí nghiệp, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm. Để có thể hạch toán những chi phí mà Xí nghiệp phụ trợ thực hiện cho mỗi Xí nghiệp sản xuất chính, trước tiên kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh ở các Xí nghiệp phụ trợ trên TK 627 (phụ) rồi từ đó phân bổ cho các công nghiệp sản xuất chính. Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác của Xí nghiệp phụ để phản ánh vào sổ chi phí sản xuất phụ. Sổ này theo dõi cả số phát sinh nợ, số phát sinhc ủa TK 627 (phụ). Phần phát sinh nợ là chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Phần phát sinh bên có là số phân bổ chi phí tập hợp được trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí.
Mỗi Xí nghiệp phụ chỉ sản xuất một số loại sản phẩm, dịch vụ. Sản phẩm sản xuất đến đâu cung cấp cho Xí nghiệp sản xuất chính đến đó, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. Giá thành sản phẩm dịch vụ bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ. Cuối kỳ kế toán dựa trên báo cáo sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Xí nghiệp sản xuất chính và báo cáo cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Xí nghiệp phụ để phân bố chi phí sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng sử dụng.
Công tác kế toán chi phí của từng Xí nghiệp sản xuất phụ được khái quát như sau:
Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp toàn bộ hơi nóng, khí nén cho các công nghiệp sản xuất chính. Để sản xuất Xí nghiệp cũng phải sử dụng: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp…
Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ ở Xí nghiệp được theo dõi trên sổ chi tiết sản xuất phụ - TK 627 (phụ). Cuối kỳ số chi phí hơi nóng khí nén tập hợp bên nợ TK 6276 (XN năng lượng) được phân bổ và kết chuyển thẳng vào TK 154. Việc kết chuyển thẳng chhi phhí hơi nóng khí nén ở các Xí nghiệp sản xuất chính quá cũ không thể sử dụng được cho nên không thể tập hợp riêng cho từng Xí nghiệp. Chi phí này sẽ được tập hợp cho toàn bộ Công ty sau đó phân bổ cho từng sản phẩm của các Xí nghiệp sản xuất chính theo tiêu thức sản lượng sản xuất và đơn giá kế hoạch chi phí hơi nóng khí nén của mỗi sản phẩm. Sau đó tổng hợp chi phí hơi nóng khí nén cho từng Xí nghiệp.
Phân bổ chi phí hơi nóng, khí nén được tính toán như sau:
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí hơi nóng, khí nén toàn Công ty
ắắắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tổng chi phí điện năng của 4 XNCS chính
Chi phí hơi nóng, khí nén XNCS i
=
Chi phí điện năng của XNCS i
x
Hệ số phân bổ
Sau khi xác định được chi phí năng lượng cho từng Xí nghiệp cao su sản xuất chính, kế toán chi phí lại tiếp tục phân bổ chi phí này cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản phẩm sản xuất thực tế và giá thành kế hoạch về chi phí năng lượng.
Tháng 12/2003, Công ty có số liệu sau:
Tổng chi phí hơi nóng, khí nén toàn Công ty là: 2.465.057.984 đồng
Tổng chi phí điện năng của 4 Xí nghiệp chính là: 665.409.213 đồng
Vậy hệ số phân bổ hơi nóng khí nén là:
Hệ số phân bổ = = 3,7
Và chi phí hơi nóng, khí nén cho Xí nghiệp 2 sẽ là:
Chi phí hơi nóng, khí nén XNCS 2
= 114.804.826 x 3,7 = 424.777.856
Và sau đó lại được phân bổ tiếp tục cho các sản phẩm, cụ thể với sản phẩm lốp 650 đen như sau:
Chi phí hơi nóng, khí nén = 11.282 x 1.750 = 19.743.500 (đồng)
Kế toán tiến hành phân bổ hơi nóng, khí nén cho Xí nghiệp cao su 2 như bảng 12 (phần phụ lục).
Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu về kho của Công ty, cũng như quá trình chuyển vật liệu từ kho của Công ty xuống các Xí nghiệp, đồng thời vận chuyển hàng hoá, thành phẩm phục vụ cho khâu bán hàng. Đặc điểm nổi bật của Xí nghiệp vận tải là vừa sản xuất, vừa tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang. Kế toán căn cứ vào quãng đường và khối lượng hàng hoá, vật liệu chuyên chở do Xí nghiệp vận tải báo cáo về quy đổi ra tấn/km và hạch toán vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí liên quan đến vận chuyển vật liệu thì được tính vào giá của vật liệu, còn chi phí liên quan đến vận chuểyn vật liệu thì được tính vào giá của vật liệu, còn chi phí phục vụ cho khâu bán hàng thì được hạch toán vào chi phí bán hàng.
2.2.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung của các Xí nghiệp sản xuất chính.
Chi phí sản xuất chung chính tại Công ty là những khoản chi phí dùng chung phát sinh trong phạm vi các Xí nghiệp sản xuất chính chia thành ba bộ phận chính là:
- Chi phí điện năng và chi phí hơi nóng khí nén (từ các Xí nghiệp phụ trợ chuyển sang, đã tính toán ở phần trước).
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí sản xuất chung khác.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng Xí nghiệp cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm của mỗi Xí nghiệp.
a. Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí sửa chữa lớn.
Tài sản cố định (TSCĐ) ở Công ty gồm có: đất đai, nhà xưởng, văn phòng. Vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Toàn bộ số TSCĐ này hình thành bởi ba nguồn: nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Để theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, Công ty sử dụng cổ theo dõi TSCĐ, theo dõi chi tiết từng loại máy móc thiết bị.
Phần khấu hao tính vào chi phí sản xuất chung là những tài sản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Phần khấu hao máy móc thiết bị chỉ có chi phí khấu hao cơ bản. ở Công ty, kế toán tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp này cố định mức khấu hao lâu năm dù sản lượng làm ra nhiều hay ít. Việc tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao trung bình năm =
Mức khấu hao trung bình tháng =
Khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn được kế toán xác định chung cho toàn bộ sản phẩm sản xuất trong Xí nghiệp sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức số lượng sản phẩm sản xuất và chi phí khấu hao kế hoạch trên một đơn vị sản phẩm. Các bước phân bổ.
- Tính tổng chi phí khấu hao kế hoạch:
Tổng chi phí khấu hao kế hoạch
=
S sản lượng i nhập kho
x
Đơn giá kế hoạch sản phẩm i
Tính hệ số phân bổ:
H1 =
H2 =
Khi đó:
Chi phí khấu hao cơ bản của sản phẩm i
=
Chi phí khấu hao kế hoạch của sản phẩm i
x
H1
Chi phí sửa chữa lớn của sản phẩm i
=
Chi phí khấu hao kế hoạch của sản phẩm i
x
H2
Trong tháng 12/2003, Xí nghiệp 2 có tổng mức chi phí khấu hao kế hoạch là 118.185.500 đồng, mức chi phí khấu hao TSCĐ kế hoạch cho sản phẩm lốp 650 đen là: 5.471.770 đồng. Như vậy, chi phí khấu hao TSCĐ thực tế cho sản phẩm lốp 650 đen sẽ là:
5.471.770 x (131.436.960,00: 118.185.500) = 6.085.288,08 đồng
Tương tự, chi phí sửa chữa lớn cho sản phẩm lốp 650 đen sẽ là:
Chi phí SCL = 1.748.710 x (17.114.588,00 : 40.261.980)
= 743.342,76 đồng)
Trong kỳ kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại tài sản và tập hợp vào bên có TK 335. Với phương pháp như trên, kế toán đã lập được bảng số liệu của Xí nghiệp cao su 2 như bảng 13, 14 (phần phụ lục).
Căn cứ vào bảng khấu hao TSCĐ và bảng chi phí sửa chữa lớn theo đơn vị, hàng tháng khi trích khấu hao kế toán ghi:
Nợ TK 62724: 148.551.548,00 (Xí nghiệp cao su 2).
Có TK 335: 17.114.588,00 (Trích khấu hao sửa chữa lớn).
Có TK 214: 131.436.960,00 (Khấu hao cơ bản).
b. Kế toán chi phí sản xuất chung khác.
Chi phí sản xuất chung khác là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng còn lại sau chi phí năng lượng và khấu hao. Chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí nhân viên bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của ban giám đốc Xí nghiệp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận thị trường. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương của các Xí nghiệp gửi lên đã được phòng tổ chức lao động duyệt, kết toán tiền lương định khoản và ghi vào sổ chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627 (Chi tiết từng Xí nghiệp).
Có TK 334: Tiền lương công nhân viên.
Có TK 338: Các khoản trích theo lương.
Cụ thể, trong tháng 12/2003, chi phí nhân viên của Xí nghiệp 2 được hạch toán như sau:
Nợ TK 627: 75.110.301
Có TK 334: 63.117.900
Có TK 338: 11.992.401
- Chi phí vật liệu gián tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu phụ (1523), nhiênliệu (1524), phụ tùng thay thế (1525).
Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (chi tiết vật liệu sử dụng cho quản lý Xí nghiệp).
Ví dụ: Trong tháng 12/2003, nguyên vật liệu sử dụng cho Xí nghiệp cao su 2 là 25.737.626 đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 6272: 25.737.626
Có TK 1523: 21.810.558
Có TK 1525: 3.927.068.
Chi phí công cụ dụng cụ.
Công cụ dụng cụ sử dụng trong Xí nghiệp bao gồm: công cụ dụng cụ mua ngoài, công cụ dụng cụ của Xí nghiệp sản xuất - thương mại tổng hợp cung cấp. Công ty tiến hành phân bổ 2 lần công cụ dụng cụ mua ngoài có giá trị lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và của Xí nghiệp cơ điện cung cấp thì hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào báo cáo của Xí nghiệp sản xuất - thương mại tổng hợp gửi lên về sản phẩm cung cấp cho Xí nghiệp sản xuất chính và căn cứ vào bảng phân bổ ngyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán phản ánh vào sổ chi phí sản xuất chung (TK 627 chính).
Nợ TK 627 (chi tiết từng Xí nghiệp).
Có TK 153 (Phân bổ 100% giá trị công cụ dụng cụ).
Có TK 142 (Phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ).
Có TK 627 (phụ) (Phân bổ 100% giá trị công cụ của Xí nghiệp cơ điện cung cấp).
Ví dụ: Trong tháng 12/2003, CCDC xuất dùng cho sản xuất chung ở Xí nghiệp 2 là 26.076.047.
Nợ TK 6272: 26.076.047
Có TK 1531: 11.814.195
Có TK 1421: 14.000.000
Có TK 6277: 261.852
Chi phí bằng tiền khác: Công ty dùng tiền mặt chi trả cho các cuộc tiếp khách, hội nghị trong Xí nghiệp và chi trả tiền làm thêm giờ, tiền độc hại cho công nhân sản xuất. Khi phát sinh các chi phí này kế toán định khoản và theo dõi trên sổ chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627 (chi tiết từng Xí nghiệp).
Có TK 111
Ví dụ: Trong tháng 12/2003, ở Xí nghiệp cao su số 2 phát sinh chi phí bằng tiền là: 86.876.456 đ
Nợ TK 6272: 86.876.456
Có TK 111: 86.876.456 (ca ba độc hại).
Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung khác đã tập hợp được trong kỳ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng nhập kho và đơn giá kế hoạch của chi phí chung khác cho mỗi loại sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung khác
=
Chi phí nhân viên Xí nghiệp
+
Chi phí vật liệu
+
Chi phí dụng cụ
+
chi phí khác bằng tiền
Cụ thể tổgn chi phí sản xuất chung khác trong tháng 12/2003 của Xí nghiệp cao su 2 là:
75.110.301 + 25.737.626 + 26.076.047 + 86.876.456 = 213.800.430 (đồng)
Như vậy, hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh cho các scpr trong tháng 12/2003 sẽ là:
Hệ số phân bổ = 213.800.430 : 157.933.980 = 1,3537
Khi đó chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh của một sản phẩm là tích của chi phí sản xuất chung khác kế hoạch nhân với hệ số này. Ví dụ với sản phẩm lốp 650 đen của Xí nghiệp 2:
CP SXC khác TT = 7.389.710 x 1,3537 = 10.003.693,79 (đồng)
Kế toán phân bổ chi phí này cho sản phẩm hoàn thành nhâp kho theo bảng 15 (phần phụ lục).
Số liệu của bảng phân bổ chi phí điện năng (bảng 15), bảng phân bổ chi phí hơi nóng khí nén (bảng 16), bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (bảng 17), bảng phân bổ chi phí sửa chữa lớn (bảng 18) và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung khác (bảng 19) là căn cứ để kế toán lập bảng phân bổ tổng chi phí sản xuất chung cho từng Xí nghiệp chi tiết cho từng loại sản phẩm (bảng 20) với công thức:
Tổng chi phí sản xuất chung
=
Chi phí năng lượng
+
Chi phí khấu hao TSCĐ
+
Chi phí sản xuất chung khác
Cuối kỳ kế toán kết chuyển tổng chi phí sản xuất chung sang TK 154 - Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 154 944.412.445,00
Có TK 627 944.412.445,00
Căn cứ vào các bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, sổ 627 phụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán lập sổ chi phí sản xuất chung chính - TK 627 (chính).
2.2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dở dang của Công ty Cao Su Sao Vàng.
2.2.2.5.1. Đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang của Công ty gồm có bán thành phẩm, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và thành phẩm hoàn thành nhưng vì lý do nào đó chưa được nhập kho.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm đang nằm trên dây chuyền công nghệ không nhiều, do vậy Công ty không coi những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền công nghệ là sản phẩm dở dang.
Hàng tháng các Xí nghiệp gửi báo cáo lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ cho phòng kế toán để đánh giá sản phẩm dở dang.
Công tác đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dở dang (SPDD):
Số lượng SPDD cuối kỳ
=
Số lượng SPDD đầu kỳ
+
Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
-
Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ
Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
x
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ
+
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Ví dụ: Trong tháng 12/2003, Xí nghiệp 2 có số liệu như sau về loại sản phẩm lốp 650M:
Số DD ĐK: 3 chiếc; số sản xuất trong kỳ: 35.062 chiếc, số nhập kho: 35.062 chiếc.
Chi phí NVL phân bổ là: 223.300.353 đồng
Như vậy số DDCK = 3 + 35.062 - 35.062 = 3 chiếc.
Giá trị SPDDCK = 3 x (20.505 + 235.311.242,9): (35.062 + 3)
= 20.133,9 (đồng)
Kế toán căn cứ vào báo cáo nhập, tồn kho sản phẩm và các bảng phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ để lập bảng giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. (Bảng 17 phần phụ lục).
Tháng 12/2003, kế toán đã lập bảng xác định giá trị sản phẩm dở dang của Xí nghiệp cao su số 2. (Bảng 18, phần phụ lục).
2.2.2.5.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp.
Dựa vào số liệu của các bảng phân bổ chi phí sản xuất, bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán chi phí lập bảng kê số 4 - TK 154 tập hợp chi phí sản xuất của từng Xí nghiệp sản xuất chính, chi tiết từng loại sản phẩm.
Nợ TK 154 4.335.294.484,0
Có TK 152 (1521) 1.030.429.792
Có TK 6212 677.163.236
Có TK 6213 154.299.432
Có TK 622 498.490.162
Có TK 627 944.412.445,00
Kế toán căn cứ vào số liệu bảng kê số 4 - TK 154 và của các sổ chi phí có liênquan để kế toán phản ánh vào sổ Nhật ký chứng từ số 7 - Sổ theo dõi chi phí toàn Doanh nghiệp.
2.2.3. Tình hình thực hiện kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng.
2.2.3.1. Đối tượng tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng.
Do quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến kiểu liên tục qua nhiều giai đoạn song chu kỳ sản xuất ngắn, nằm khép kín trong một Xí nghiệp nên chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối mới được coi là thành phẩm, đặc biệt không có hoặc rất ít sản phẩm làm dở. Nếu có sản phẩm dở dang trên dây chuyền công nghệ thì được quy định ngược lại thành nguyên vật liệu.
Trong điều kiện đó, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng tức là những sản phẩm đã hoàn thành đủ tiêu chuẩn nhập kho.
2.2.3.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng.
Cũng xuất phát từ quy trình công nghệ nêu trên, do chủng loại sản phẩm sản xuất của Công ty tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liêntục nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng và thời điểm tính giá thành là cuối mỗi tháng.
Việc xác định kỳ tính giá thành như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất, đảm bảo tính toán nhanh chóng, cung cấp kịp thời số liệu về giá thành thực tế, phát huy được đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phục vụ tốt cho yêu cầu quản trị của Công ty.
2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty.
Với cách tập hợp chi phí như trên giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn. Theo phương pháp này tổng giá thành sản phẩm của từng sản phẩm được xác định như sau:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm DD đầu kỳ
+
Chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ
Giá thành đơn vị =
Ví dụ: Căn cứ vào các số liệu ở trên, giá thành của sản phẩm lốp 650 đen do Xí nghiệp cao su số 2 sản xuất được tính như sau:
Giá thành tổng sản phẩm = 0 + 146.178.679,2 - 0
= 146.178.679,2 (đồng)
Và như vậy, với số lượng sản xuất trong tháng là 11.282 chiếc, giá thành cho chiếc lốp loại 650 đen do Xí nghiệp 2 sản xuất là:
Giá thành đơn vị = 146.178.679,2 : 11.282 = 12.956,8 (đồng/chiếc)
Bảng kê số 4 - TK 154 là căn cứ để kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm. Căn cứ theo phương pháp này, kế toán Công ty đã lập bảng tính giá thành sản phẩm thực tế cho Xí nghiệp cao su số 2 như bảng 22 phần phụ lục.
CHƯƠNG 3: HOàN THIệN CÔNG TáC Kế TOáN CHI PHí Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY CAO SU SAO VàNG
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cao Su Sao Vàng, cùng với những kiến thức đã học tập được, em nhận thức sâu sắc về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành và từ đó em đã đa ra được những ý kiến nhận xét đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cao Su Sao Vàng trong chương 3 này như sau:
3.1. ý NGHĩA CủA VIệC HOàN THIệN CÔNG TáC TậP HợP CHI PHí SảN XUấT, TíNH GIá THàNH Và PHÂN TíCH GIá THàNH SảN PHẩM
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất phát sinh, tính đúng, đủ, chính xác giá thành tạo điều kiện cung cấp những thông tin chính xác, trung thực cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đa ra những quyết định quản lý và điều hành một cách kịp thời, có hiệu quả, góp phần tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường. Thực hiện tết công tác phân tích giá thành sản phẩm đặc biệt là đi sâu phân tích các khoản mục giá thành sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra được khoản chi nào chưa hợp lý, khoản chi nào hợp lý, từ đó đề ra được những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng tích luỹ cho doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu đối với mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy, vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế này là làm sao để có thể đứng vững và cạnh tranh được trên thị trường. Để đạt được điều đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. . . cùng hàng loạt những biện pháp kinh doanh khác. Tuy vậy để đạt được những điều này hoàn toàn không đơn giản. vấn đề mấu chốt là doanh nghiệp phải không ngừng tìm biện pháp tiết kiệm triệt để chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất thông qua các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Như vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào công tác quản lý sử dụng chi phí, tính chính xác giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý và đảm bảo tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh, việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm cũng như công tác phân tích giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, chính xác giá thành với phương pháp phù hợp, cắt giảm những khoản chi phí không đáng có, loại bỏ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ nhằm tiết kiệm tối đa các khoản mục chi phí trong giá thành. Việc hoàn thiện công tác kế toán của bất kỳ một phần hành kế toán nào đều phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Phải dựa trên thông tư, nghị định của Bộ Tài Chính về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán.
Thực hiện đúng những quy định về mẫu, biểu kế toán và tài khoản kế toán sử dụng phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không trái với quy định chung.
Đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả công tác kế toán.
Nền tảng của mọi thành công chính là ở công tác quản lý, đặc biệt là công tác kế toán. Nhận thức rõ được điều đó, Công ty Cao Su Sao Vàng đã thực hiện tổ chức công lác kế toán một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Trên cơ sở phân tích, đánh giá số liệu kế toán cung cấp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định và các giải pháp phù hợp. Việc tính giá thành sản phẩm là một trong các sơ sở để ban lãnh đạo Công ty phân tích, đánh giá một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý của mình.
3.2. NHữNG ƯU ĐIểM CấN PHáT HUY TRONG CÔNG TáC Kế TOáN NóI CHUNG, Kề TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM NóI RIÊNG TạI CÔNG TY CAO SU SAO VàNG
Công ty Cao Su Sao Vàng đã trải qua hơn 40 năm thành lập, cán bộ công nhân viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên đến nay Công ty vẫn không ngừng phát triển qua các bước thăng trầm của nền kinh tế. Ngày nay, hoà nhập trong cơ chế thị trường, Công ty Cao Su Sao vàng đã là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh giỏi. Các sản phẩm săm lốp Sao Vàng truyền thống vẫn là những sản phẩm mang lại sự phồn vinh vẻ vang cho Công ty.
Để đạt được thành quả như những năm qua là nhờ Công ty đã có định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, gắn công tác khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt được thị hiếu khách hàng, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã tổ chức hạch toán kinh tễ một cách triệt để toàn diện. Công tác kế toán của Công ty không ngừng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán sản xuất kinh doanh. Có thể thấy rõ những điều này qua những mặt sau:
3.2.1. Về bộ máy kinh tế của công ty.
Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhng với đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng và tương đối đồng đều phòng kế toán của Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác tổ chức, sắp xếp các nhân viên kế toán phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của từng người. Hiện nay phòng kế toán đã chú trọngvà quan tâm tới việc nâng cao trình độ của nhân viên, tuyển chọn thêm nhiều nhân viên trẻ, có năng lực. Gần 100% nhân viên trong phòng có trình độ đại học và hầu hết sử dụng thành thạo máy vi tính giúp cho công việc kế toán nhanh gọn, chính xác và hiệu quả. Do vậy việc tổ chức công tác hạch toán kế toán được tiến hành một cách kịp thời và thích ứng với điều kiện hiện nay của công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Sự kết hợp này rất phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty lại phát huy được ưu điểm, hạn chế được nhược điểm của hai hình thức kế toán tập trong và phân tán. Hình thức tổ chức kế toán tạo điều kiện cho Công ty nắm bắt được toàn bộ thông tin kinh tế từ đó có thể đánh giá chính xác, chỉ đạo kịp thời hoạt động của toàn Công ty cũng như các xí nghiệp thành viên. Ngoài ra hình thức này còn giúp việc xử lý thông tin kinh tế một cách chặt chẽ kịp thời, có điều kiện nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên kinh tế và sử dụng các phương pháp tính toán hiện đại. Có thể thấy trong những năm vừa qua, phòng kế toán đã góp một phần không nhỏ vào những thành tựu mà Công ty đã đạt được. Tổ chức bộ máy kế toán nh vậy là phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2.2. Về công tác xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn
Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật Công ty đã xây dựng một hệ thống thành kế hoạch đơn vị cho từng loại sản phẩm của từng xí nghiệp khá đầy đủ hệ thống giá thành kế hoạch này được sử dụng làm tiêu thức phân bổ những chi phí tập hợp chung cho nhóm sản phẩm và cho các xí nghiệp như chi phí bán thành phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính khác, nhân công, chi phí khấu hao... đồng thời là cơ sở Công ty đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, nhanh chóng phát hiện nguyên nhân làm tăng giảm giá thành thực tế để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
ở Công ty hiện nay kỳ xác định giá thành kế hoạch đơn vị thường là hàng năm. Tuy nhiên nếu trong năm có sự thay đổi lớn về các chi phí (giá cả hoặc định mức nguyên vật liệu) thì giá thành kế hoạch được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.
3.2.3. Về hệ thống sổ sách chứng từ.
Hình thức sổ được sử dụng hiện nay của Công ty là nhật ký chứng từ. Hình thức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty (sản xuất nhiều loại sản phẩm ở nhiều xí nghiệp khác nhau với khối lượng lớn). Đồng thời phù hợp với đội ngũ kế toán cũng như trình độ quản lý cao của Công ty. Công ty sử đụng hệ thống sổ sách kế toán khá đầy đủ phù hợp với chế độ kế toán và các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước, đảm bảo theo dõi hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống chứng từ liên quan đến các yếu tố đầu vào được tổ chức lu chuyển khoa học tạo điều kiện cho công ty quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, hạn chế sự thất thoát nguồn vốn.
3.2.4. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty được thực hiện hàng tháng một cách khá nề nếp và ổn định, nó phần nào đã phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý. Các khoản mục và yếu tố chi phí liên quan đến các xí nghiệp sản xuất chính được kế toán chi phí xác định rõ ràng, giúp cho nhà quản trị xác định dễ dàng tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, để lập kế hoạch ngân sách
Việc xác định đối tượng tập hợp chỉ phí sản xuất là từng xí nghiệp chi tiết cho từng sản phẩm tạo điều kiện cho Công ty tính giá thành của từng sản phẩm hoàn thành theo phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này thì khối lượng tính toán không nhiều mà giá thành sản phẩm vẫn phản ánh đầy đủ.
Công ty mở sổ theo dõi chi phí sản xuất theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo ghi chép đầy đủ các nghiệp kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất.
3.2.5. Về việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác kế toán.
Công ty đã áp dụng máy vi tính cho công tác kế toán máy vi tính được trang bị từ phòng kế toán Công ty đến các phòng thống kê ở các phân xưởng. Việc sử dụng máy vi tính như vậy đã nâng cao năng suất và chất lượng lao động cho bộ phận kế toán, từ đó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, công tác quản lý trong toàn Công ty. Thông qua việc vi tính hoá công tác Kế toán, khối lượng công việc cho lao động kế toán được giảm nhẹ đồng thời tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động kế toán từ đó góp phần cung cấp chính xác đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết cho quản lý.
NHữNG NHƯợC ĐIểM CòN TồN TạI TRONG CÔNG TáC Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH TạI CÔNG TY CAO SU SAO VàNG Và KIếN NGHị BIệN PHáP KHắC PHụC
Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác tính giá thành ở công ty em thấy công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng ở Công ty được thực hiện tương đối hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, để hoà nhập chung với cơ chế thị trường đầy biến động, em thấy rằng: công tác hạch toán kế toán của Công ty vẫn còn một số khâu chưa thật hợp lý cần phải nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện thực tập tại Công ty:
3.3.1. Về hệ thống sổ sách kế toán
Việc vận dụng hình thức tổ chức kế toán nhật ký chứng từ là tương đối phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty vì có quy mô lớn, nhiều bộ phận xí nghiệp, chủng loại sản phẩm đa dạng, trình độ quản lý và trình độ nhân viên kế toán cao. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi vào công tác kế toán thì việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ sẽ gây bất lợi cho việc tính toán công tác kế toán.
Theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 4 hình thức sau:
Nhật ký chung
Nhật ký – chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Nhật ký - Sổ cái
Mỗi hình thức sổ kế toán đều có những ưu điểm riêng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng cho thích hợp. Trên thực tế, có rất ít nước sử dụng nhiều hình thức kế toán. Trong thời gian tới, khi kế toán máy sử dụng hầu hết trong các doanh nghiệp thì nước ta chỉ nên áp dụng một hình thức kế toán duy nhất. Việc sử dụng một hình thức kế toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán của các doanh nghiệp đối với việc mở sổ kế toán thống nhất để dễ kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên 4 hình thức nêu trên, hình thức nhật ký chung là hợp lý hơn cả. Đây là hình thức được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới nh Anh, Pháp, Mỹ . . . Vì vậy, việc sử dụng hình thức này sẽ tạo cơ sở để hoà nhập kế toán Việt Nam với hệ thống kế toán quốc tế. Hơn nữa, nó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chế độ kế toán Việt Nam.
Hiện nay mặc dù Công ty Cao Su Sao Vàng đã đưa hệ thống máy vi tính vào công tác kế toán nhưng vẫn áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Hình thức này có đặc điểm là hệ thống sổ sách quá nhiều dòng cột nên gây bất lợi cho việc tổng hợp số liệu kế toán trên máy. Do đó công tác kế toán của Công ty hiện nay mới chỉ được vi tính hoá một phần, còn một phần vẫn phải ghi chép tay. Để máy vi tính phát huy hết tác dụng của mình, giúp cho công tác tính toán, ghi chép và xử lý thông tin được nhanh chóng và có hiệu quả, Công ty nên xây dựng hệ thống sổ kế toán với kết cấu đơn giản, ít cột, nhiều dòng cho phù hợp với việc tổng hợp số liệu trên máy. Như vậy theo em, hình thức kế toán mà Công ty nên áp dụng là hình thức đơn giản dễ học, dễ làm phù hợp nhất với việc áp dụng kế toán trên máy tính đồng thời cũng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Góp phần đưa kế toán Việt Nam hoà nhập với thông lệ kế toán Quốc tế. Đây mới đúng là hướng hoàn thiện cơ bản của công tác kế toán Công ty Cao Su Sao Vàng trong thời gian tới.
3.3.2. Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Hiện nay, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng xí nghiệp, ở mỗi xí nghiệp lại chi tiết cho từng sản phẩm khác nhau. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho. Việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành nh vậy là tương đối phù hợp trong trường hợp giữa các xí nghiệp không phát sinh nghiệp vụ này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tỏ ra chưa hợp lý. Nguyên nhân đó là do: Quy trình công nghệ tạo ra bán thành phẩm là một giai đoạn trong toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. Trên thực tế, không phải bao giờ bán thành phẩm của một xí nghiệp cũng được tiếp tục chế tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, nhiều trường hợp bán thành phẩm của xí nghiệp này lại được cung cấp cho xí nghiệp khác, thậm chí còn được xuất bán ra ngoài. Ví dụ nh cao su Butuyn của xí nghiệp cao su số 3 được cấp cho xí nghiệp cao su số 4 để sản xuất lốp xe đạp các loại hoặc bán thành phẩm của cả 4 xí nghiệp được xuất bán ra ngoài. . . Khi đó, quy trình công nghệ sản xuất không còn khép kín mà chia thành hai giai đoạn rõ rệt:
- Giai đoạn 1 : Từ cao su hoá chất và các vật liệu phụ khác sản xuất ra bán thành phẩm.
- Giai đoạn 2: Từ bán thành phẩm của giai đoạn 1 chuyển sang bỏ thêm các chi phí để hoàn thiện sản phẩm.
Để tính giá thành bán thành phẩm Công ty không thể áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản mà phải áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm kết chuyển tuần tự từng khoản mục. Lúc đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là mỗi xí nghiệp, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nhập kho không còn phù hợp nữa. Công ty phải xác định lại như sau:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ sản xuất trong mỗi xí nghiệp và chi tiết cho từng quy cách, kích cỡ sản phẩm của từng giai đoạn công nghệ đó.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của mỗi giai đoạn sản xuất. Vì khi bán thành phẩm được cung cấp nội bộ hay bán ra ngoài thì coi như một sản phẩm.
3.3.3. Về công tác hạch toán chi phí BHYT
Thực tế lại Công ty chi phí BHYT không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 642. Việc hạch toán như vậy làm giá thành sản phẩm giảm từ đó giá bán giảm góp phần nâng cao doanh thu. Bên cạnh đó cách hạch toán này làm cho tổng chi phí trong kỳ của Công ty tăng lên làm lợi nhuận trước thuế giảm từ đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm. Điều này làm lợi nhiều mặt cho Công ty song không đúng với chế độ kế toán quy định.
Do đó, để đảm bảo tính chính xác của giá thành và thực hiện đúng chế độ quy định Công ty nên trích BHYT theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 622 và nhân viên quản lý xí nghiệp vào TK 627.
Khi đó khoản BHYT được hạch toán như sau:
Nợ TK 622 (622.2) 7.540.106
Có TK 338 (338.4) 7.540.106
Nợ TK 627 (627.2) 2.135.643
Có TK 338 (338.4) 2.135.643
Việc hạch toán như trên sẽ làm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi 2.135.643 đồng, đồng thời chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 2.135.643 đồng, điều đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm được tính toán chính xác hơn.
3.3.4. Về phương pháp tính giá thành
Việc áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, chỉ quan tâm đến giá thành của sản phẩm hoàn thành do đó khi bán thành phẩm ở mỗi quy trình sản xuất được sử dụng như thành phẩm chẳng hạn cung cấp nội bộ hay xuất bán ra ngoài sẽ gặp nhiều bất lợi về việc định giá.
Khi quy trình công nghệ chia thành hai giai đoạn rõ rệt, bán thành phẩm đôi khi được sử dụng như thành phẩm, phương pháp tính giá thành giản đơn không còn phù hợp nữa. Khi đó, Công ty phải tính giá thành theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành được mô tả theo sơ đồ 4 (phần phụ lục).
Trình tự kế toán chi phí cần tính giá thành
+ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 621 (chi tiết cho từng phân xưởng )
Có TK 1 52 - Nguyên vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Sau đó kết chuyển theo từng phân xưởng
Nợ TK 1 54. 1 - Chi phí SXKD phân xưởng I
Nợ TK 154.2 - Chi phí SXKD phân xưởng II
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào các chứng từ gốc về chi phí nhân công, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí NCTT (Chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 334 (khoản tiền lương phải trả)
Có TK 338 (Các khoản trích theo lương)
Cuối tháng kết chuyển vào TK 154 theo từng phân xưởng
Nợ TK 154.1 - Chi phí SXKD phân xưởng I
Nợ Tk 154.2 - Chi phí SXKD phân xưởng II
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng cho từng phân xưởng và phân bổ, kết chuyển cho sản phẩm theo từng phân xưởng theo mức thực tế phát sinh. Khi phát sinh chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK liên quan: 152, 153, 334, 338, 214, 1 1 1 . . .
Nếu BTP giai đoạn I được sử dụng nh thành phẩm kế toán ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nếu BTP được tiếp tục chế biến, kế toán ghi:
Nợ TK 154.2 - Phân xưởng II
Nợ TK 154. 1 - Phân xưởng I
Giả định có tài liệu sau về chi phí sản xuất trong một kỳ tính giá thành của một loại sản phẩm thuộc xí nghiệp cao su số 2 (đơn vị tính: đồng)
Chi phí NVL bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản NVL bỏ thêm trong giai đoạn I là 57.456.203; Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm sản xuất trong giai đoạn I là 500.249.100. kết thúc giai đoạn I đã có 290.000 BTP hoàn thành. Giá thành BTP hoàn thành được tính như sau:
Tổng giá thành = 1.153.575.695 + 57.456.203 + 125.185.020 + 500.249.100
= 1 836.465.818 đồng
Giá thành đơn vị BTP = 1.836.465.818 : 290.000 : 6.332,64 đồng trong kỳ 90.000 BTP được xuất sang xí nghiệp khác còn lại tiếp tục đưa vào sản xuất.
Chi phí chế biến giai đoạn II được tổng hợp như sau:
- Chi phí NVL bỏ thêm là 42.108.050
- Chi phí nhân công trực tiếp 189.010.038
- Chi phí sản xuất chung 450.960.783
Giá thành sản phẩm hoàn thành được tính như sau:
Tổng giá thành =1.836.465.818+42.108.050+189.010.038+450.960.783
= 2.418.424.691 đồng
Cuối kỳ có 199.709 sản phẩm nhập kho, giá thành đơn vị của những sản phẩm được tính như sau:
Giá thành đơn vị sản phẩm : 2.418.424.691 : 199.709 = 12.109,74 đồng/chiếc
3.3.5. Về biện pháp hạ giá thành sản phẩm
Công ty Cao Su Sao Vàng là Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm săm lốp từ cao su phục vụ cho đời sống sinh hoạt, tiêu dùng của người lao động, vì vậy chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề được Công ty đặt lên hàng đầu. Trong cơ chế kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập. Để có thể tồn tại và phát triển, Công ty không thể không quan tâm đến vấn đề giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế em nhận thấy, hiện nay Công ty có thể vận dụng một số biện pháp hạ giá thành như sau:
Đối với khoản chi phí nguyên vật liệu: Công ty phải đề ra định mức tiêu hao hợp lý, triệt để giảm phế liệu, tăng cờng một số biện pháp quản lý đề tránh lãng phí về nguyên vật liệu, đặc biệt là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản mục chi phí. Đồng thời, Công ty nên không ngừng tìm các nguồn cung cấp vật liệu với giá cả hợp lý, nhằm giảm tối đa khoản chi phí thu mua vật liệu, đặc biệt Công ty nên coi trọng hơn đối với nguồn nguyên vật liệu ngoại nhập.
- Đối với tiền lương công nhân sản xuất: nên khuyến khích áp dụng sáng kiến trong quá trình lao động có chế độ thởng phạt kịp thời đề nâng cao cường độ và năng suất lao động, đặc biệt đối với tiền lương trực tiếp, phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân đã bỏ ra đồng thời phát huy chức năng tiền lương và đòn bẩy kinh tế lạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và là một trong những nguyên nhân nhằm hạ giá thành sản.
- Đối với khấu hao TSCĐ: Trong quy mô sản xuất nhất định khối lượng TSCĐ không thay đổi, hàng tháng Công ty khấu hao theo một tỷ lệ nhất định. Như vậy, mức khấu hao một tháng là một số cố định. Để hạ giá thành cũng đồng nghĩa với việc tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị nâng cao trình độ và ý thức của công nhân trong việc bảo đảm và sử dụng TSCĐ.
- Đối với chi phí quản lý: Vì đây là chi phí gián tiếp để tạo ra sản phẩm, do đó Công ty nên tìm cách giảm khoản mục chi phí này càng nhiều càng tốt, đồng thời nâng cao trình độ năng lực của nhân viên quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoại động có hiệu quả cao.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý về khối lượng và chất lượng thông tin kế toán ngày càng tăng, đặc biệt đối với công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn chấp nhận cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán được kịp thời, chính xác hơn chi phí và giá thành cho từng loại sản phẩm.
Do hiện nay Công ty Cao Su Sao Vàng đã đa ra một số phần mềm kế toán vào chương trình máy vi tính nên đã tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng công việc cho cán bộ kế toán, tạo cho họ có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều ứng dụng mới. Từ đó thực hiện tiết kiệm chi phí và điều quan trọng hơn là cung cấp được các thông tin đa dạng, chính xác cho nhà quản trị.
Trên đây là một số ý kiến cụ thể em xin đa ra để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cao Su Sao Vàng. Tuy nhiên, những ý kiến cụ thể được đề cập trên muốn thực hiện được tết cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
1 - Về phía Nhà nước: Phải có những quy định thống nhất về nội dung chi phí và hạ giá thành trong cơ chế thị trường đề các doanh nghiệp thực hiện theo. Bên cạnh đó, phải xây dựng một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, ban hành luật kế toán, nguyên tắc và chuẩn mực cụ thể.
- Về phía các doanh nghiệp: phải có những quy định cụ thề theo nguyên tắc kế toán hiện hành và tạo điều kiện tốt nhất đề cán bộ kế toán thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Phải luôn có những sửa đổi phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính. Phải hướng dẫn đối với cán bộ kế toán để có cách nhìn đúng đắn và có ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành sản phẩm đối với việc ra quyết định trong công tác kiểm toán nội bộ. Sự kết hợp chặt chẽ này tạo ra được một hệ thống thông tin tài chính đáng tin cậy, khắc phục và chế được tình trạng lãng phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Kế toán chi phí sản xuân và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao Su Sao Vàng". Đề tài đã phần nào trình bày được vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành cũng như thực trạng của công tác này tại Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế về công tác tính giá thành và phân tích giá thành để hoàn thiện luận văn này. Qua đó em nhận thấy cũng nh các doanh nghiệp sản xuất khác, Công ty Cao Su Sao vàng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đối với công tác quản lý kinh tế nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Nhờ đó, Công ty Cao Su Sao Vàng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phần hành kinh tế này, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty đáp ứng được phần lớn nhu cầu hiện nay của công tác quản lý, hạch toán kinh tế và không ngừng được nghiên cứu hoàn thiện. Với vốn kiến thức tiếp thu được qua quá trình học tập và một số kinh nghiệm thực tế qua quá trình thực tập và nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cao Su Sao Vàng em xin có một vài ý kiến đề xuất góp một phần nhỏ bé nhằm xây dựng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.
Hoàn thiện luận văn này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Phương cùng các anh chị trong phòng kế toán Công ty đã giúp em trong suốt quá trình nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn. Luận văn này còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán và toàn thể cán bộ phòng kế toán Công ty Cao Su Sao Vàng đề em hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Hà nội, tháng 03/2004
Nguyễn Thuý Vinh
Danh mục tài liệu tham khảo
TS Đặng Thị Loan , (2001), "Kê toán tài chính trong các doanh nghiệp", Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Văn Công, (2002), “Kế toán Doanh nghiệp - Lý thuyết - Bài tập mẫu và bài giải ", Tái bản lần thứ 5, Nhà xuất bản Tài Chính.
Nguyễn Văn Công và Nguyễn Năng Phúc, (1999), "Lập đọc và kiểm tra các báo cáo tài chính”, Tái bản lần 3, Nhà xuất bản Tài Chính.
Nguyễn Phương Liên ,(2003), "Sơ đồ kê' toán quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp", Tái bản lần 2, Nhà xuất bản Tài chính.
Bùi Văn Mai và Phùng Thị Đoan, (2002), "Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán", Xuất bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Tài chính.
Võ Văn Nhị, Phạm Thanh Liêm và Lý Kim Huê, (2002), "Hướng dẫn thực hành về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp", Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Văn Nhiệm, (2002), "Hướng dẫn ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp”, Tái bản lần 2, Nhà xuất bản Thống kê.
Bùi Văn Dương,(2003), "Kê' toán tài chính", Tập 1, Xuất bản lần 1, Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Văn Công, (2004), “Vận dụng chuẩn mực kế toán mới vào các phần hành kế toán doanh nghiệp", Xuất bản lần 1, Nhà xuất bản Tài chính.
Một số tài liệu tại phòng kế toán Công ty Cao Su Sao Vàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1471.doc