MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .
1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2. Căn cứ thực tiễn 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.3.1. Không gian 3
1.3.2. Thời gian . 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4
2.1.1. Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . 4
2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7
2.1.3. Phân tích sự biến động 15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 21
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 21
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX .
22
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 22
3.1.1. Giới thiệu Công ty 22
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 23
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được . 24
3.1.4. Hệ thống quản lý chất lượng Công ty đang áp dụng 25
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 27
3.2.1. Sơ đồ tổ chức tại Công ty . 27
3.2.2. Các Phòng, Ban và đơn vị kinh doanh . 29
3.3. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
3 NĂM (2005-2007) . 33
3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2005-2007) 33
3.3.2. Tình hình xuất khẩu của Công ty trong 3 năm (2005-2007) 37
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI . 39
3.4.1. Thuận lợi . 39
3.4.2. Khó khăn . 41
3.4.3. Định hướng phát triển của Công ty 42
CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX
44
4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY . 44
4.1.1. Quy trình sản xuất tôm đông lạnh 44
4.1.2. Quy trình sản xuất mực đông lạnh 45
4.2. CÁC NGUYÊN TẮC TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI
CÔNG TY . 46
4.2.1. Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí sản xuất . 46
4.2.4. Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm . 46
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY
. .47
4.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47
4.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 48
4.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung . 51
4.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang 55
4.3.5. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm . 57
4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM . 58
4.4.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006,
2007 58
4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục
chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007 61
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
71
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 71
5.1. GIẢI PHÁP 71
5.3.1. Tạo nguồn nguyên liệu bền vững . 71
5.3.2. Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất 72
5.3.3. Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
76
6.1. KẾT LUẬN 76
6.2. KIẾN NGHỊ . 77
6.2.1. Đối với Công ty 77
6.2.2. Đối với Nhà nước . 78
93 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành
tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp theo đúng quy định, đồng
thời trích kinh phí công đoàn 2%, bảo hiểm xã hội 15% và bảo hiểm y tế 2% tính
vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử
dụng các tài khoản sau:
33.264.867
44.101.256
36.089.411
113.455.534
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 49 SVTH: Trương Kim Thành
- TK 334 “phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh tiền lương phải trả
cho công nhân sản xuất.
- TK 338 “phải trả phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản trích theo
lương công nhân viên do Công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 “kinh phí công đoàn”, TK 3383 “bảo
hiểm xã hội”, TK 3384 “bảo hiểm y tế”.
- TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nhân công
trực tiếp.
Trong quý 1 năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tổng hợp
bao gồm:
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất phát sinh ở phân xưởng là 2.227.416
nghìn đồng:
Nợ TK 622 : 2.227.416
Có TK 334 : 2.227.416
- Lương công nhật phát sinh trong quý 1 năm 2008 tại phân xưởng là
632.356 nghìn đồng:
Nợ TK 622 : 632.356
Có TK 334 : 632.356
- Lương tái chế phát sinh tại phân xưởng trong quý 1 năm 2008 là 234.589
nghìn đồng:
Nợ TK 622 : 234.589
Có TK 334 : 234.589
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp sản
xuất:
Nợ TK 622 : 587.928
Có TK 3382 : 61.887
Có TK 3383 : 464.154
Có TK 3384 : 61.887
- Cuối quý tiến kế toán tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sang
TK 154:
Nợ TK 154 : 3.682.289
Có TK 622 : 3.682.289
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 50 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 3: TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TRONG QUÝ 1
NĂM 2008
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Loại chi phí TK đối ứng Số tiền
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 334 2.227.416
Lương công nhật phân xưởng 334 632.356
Lương tái chế 334 234.589
Bảo hiểm xã hội (15%) 3383 464.154
Bảo hiểm y tế (2%) 3384 61.887
Kinh phí công đoàn (2%) 3382 61.887
Tổng chi phí nhân công trực tiếp 154 3.682.289
(Nguồn:Tổng hợp sổ cái tài khoản 622 – Phòng Kinh tế - Kế hoạch )
TK 334 TK 622 TK 154
TK 338
Sơ đồ 10: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP QUÝ 1 -
CADOVIMEX
Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho từng loại mặt hàng
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng để sản xuất mặt hàng tôm đông lạnh:
3.682.289
x 87.771.770 = 2.848.702
113.455.534
2.227.416
632.356
234.589
464.154
61.887
61.887
3.682.289
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 51 SVTH: Trương Kim Thành
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng để sản xuất mặt hàng mực đông lạnh:
3.682.289
x 25.683.764 = 833.587
113.455.534
4.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy
sản Cadovimex là những chi phí phục vụ và quản lý chung cho tất cả các tổ sản
xuất và toàn phân xưởng. Bao gồm: chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ
phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc
phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khác bằng tiền,…
Chứng từ kế toán sử dụng: là các chừng từ, hoá đơn mua ngoài, bảng trích
khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán lương cho nhân viên phục vụ phân xưởng,…
Tài khoản sử dụng:
- Các TK 111, TK 131, TK 152, TK 153, TK 214, TK 242, TK 331, TK
334, TK 338,…: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh phục vụ phân xưởng sản
xuất.
- TK 627 “chi phí sản xuất chung”: dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung.
Trong quý 1 năm 2008 chi phí sản xuất chung được tổng hợp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng trong phát sinh trong quý là
1.131.053 nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 1.131.053
Có TK 334 : 1.131.053
- Chi phí trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng là
134.317 nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 134.317
Có TK 338 : 134.317
- Chi phí vật liệu phụ phát sinh trong quý 1 năm 2008 là 5.294.710 nghìn
đồng:
Nợ TK 627 : 5.294.710
Có TK 152 : 5.294.710
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 52 SVTH: Trương Kim Thành
- Chi phí công cụ lao động phát sinh trong quý 1 năm 2008 là 124.595
nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 124.595
Có TK 153 : 124.595
- Phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ trả trước dài hạn phát sinh trong quý 1
năm 2008 là 395.556 nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 395.556
Có TK 242 : 395.556
- Chi phí khấu hao phân xưởng trong quý là 1.361.272 nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 1.361.272
Có TK 214 : 1.361.272
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là 3.312.058 nghìn đồng, trong đó chưa trả tiền
cho người bán là 3.312.058 nghìn đồng và thanh toán bằng tiền ứng trước là 9.362
nghìn đồng:
Nợ TK 627 : 3.312.058
Có TK 331 : 3.302.696
Có TK 131 : 9.362
- Chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quý 1 năm 2008 là 185.303 nghìn
đồng:
Nợ TK 627 : 185.303
Có TK 111 : 185.303
- Cuối quý kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung sang TK 154:
Nợ TK 154 : 11.948.226
Có TK 627 : 11.948.226
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 53 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 4: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TRONG QUÝ 1 NĂM
2008
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Loại chi phí TK đối ứng Số tiền
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 334 1.131.053
Chi phí nhân viên: BHXH, BHYT, KPCĐ 338 134.317
Chi phí vật liệu phụ 152 5.294.710
Chi phí công cụ lao động 153 124.595
Phân bổ công cụ dụng cụ 242 395.556
Chi phí khấu hao phân xưởng 214 1.361.272
Dịch vụ mua ngoài 331 3.302.696
Dịch vụ mua ngoài trả trước 131 9.362
Chi phí bằng tiền khác 111 185.303
Tổng chi phí sản xuất chung 154 11.948.226
(Nguồn: Tổng hợp sổ cái tài khoản 627 – Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 54 SVTH: Trương Kim Thành
TK 334 TK 627 TK 154
TK 338
TK 152
TK 153
TK242
TK214
TK 331
TK131
TK 111
Sơ đồ 11: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ 1 –
CADOVIMEX
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại mặt hàng
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mặt hàng tôm đông lạnh:
11.948.226
x 87.771.770 = 9.243.418
113.455.534
- Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mặt hàng mực đông lạnh:
11.948.226
x 25.683.764 = 2.704.808
113.455.534
1.131.053
185.303
11.948.226
134.317
5.294.710
124.595
395.556
3.302.696
9.362
1.361.272
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 55 SVTH: Trương Kim Thành
4.3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang
Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex thực hiện
đánh giá sản phẩm dở dang theo theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương nên đến cuối quý sẽ tiến hành tập hợp chi phí sang TK 154 để
tiến hành xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cho từng loại sản phẩm.
Kế toán căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
cuối kỳ so với sản phẩm đã hoàn thành là bao nhiêu phần trăm để quy đổi sản
phẩm dở dang cuối kỳ sang sản phẩm hoàn thành tương đương sau đó tiến hành
phân bổ chi phí cho các sản phẩm dở dang.
Tính đến cuối quý Công ty đã nhập kho được 536 tấn tôm đông lạnh và
261,5 tấn mực đông lạnh thành phẩm. Sản phẩm dở dang cuối quý bao gồm 25 tấn
tôm đông lạnh với mức độ hoàn thành 70% và 5 tấn mực đông lạnh với mức độ
hoàn thành 50%.
Bảng 5: TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÝ 1 NĂM 2008
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chi phí Số tiền
Nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Tôm
+ Mực
113.455.534
87.771.770
25.683.764
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất:
+ Tôm
+ Mực
3.682.289
2.848.702
833.587
Chi phí sản xuất chung:
+ Tôm
+ Mực
11.948.226
9.243.418
2.704.808
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 56 SVTH: Trương Kim Thành
- Mặt hàng tôm đông lạnh:
CPNVLTT dở
dang cuối kỳ
=
0 + 87.771.770
x 25 = 3.911.398
536 + 25
CPSNCTT dở
dang cuối kỳ
=
0 + 2.848.702
x (25 x 70%) = 90.067
536 + (25 x 70%)
CPSXC dở
dang cuối kỳ
=
0 + 9.243.418
x (25 x 70%) = 292.249
536 + (25 x 70%)
CPSX dở dang
cuối kỳ mặt hàng
tôm đông lạnh
= 3.911.398 + 90.067 + 292.249 = 4.293.714
- Mặt hàng mực đông lạnh:
CPNVLTT dở
dang cuối kỳ
=
0 + 25.683.764
x 5 = 481.872
261,5 + 5
CPNCTT dở
dang cuối kỳ
=
0 + 833.587
x (5 x 50%) = 7.894
261,5 + (5 x 50%)
CPSXC dở
dang cuối kỳ
=
0 + 2.704.808
x (5 x 50%) = 25.614
261,5 + (5 x 50%)
CPSX dở dang
cuối kỳ mặt hàng
mực đông lạnh
= 481.872 + 7.894 + 25.614 = 515.380
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 57 SVTH: Trương Kim Thành
4.3.5. Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Cuối quý Công ty tiến hành tổng hợp các loại chi phí và tính giá thành các
loại sản phẩm. Công ty đã nhập kho 536 tấn tôm đông lạnh và 261,5 tấn mực đông
lạnh thành phẩm.
Tài khoản được sử dụng cho việc hạch toán này là TK 621 “chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp”, TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “chi phí sản xuất
chung”, TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “thành phẩm”.
- Cuối quý Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất sang TK 154:
Nợ TK 154 : 129.086.049
Có TK 621 : 113.455.534
Có TK 622 : 3.682.289
Có TK 627 : 11.948.226
- Tiến hành nhập kho thành phẩm trị giá 124.276.955 nghìn đồng:
Nợ TK 155 : 124.276.955
Có TK 154 : 124.276.955
TK 621 TK 154 TK 155
TK 622
TK 627
Sơ đồ 12: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM QUÝ 1 - CADOVIMEX
3.682.289
11.948.226
124.276.955
113.455.534
SDĐK: 0
SDCK: 4.809.094
113.455.534
3.682.289
11.948.226
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 58 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 6: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH MẶT HÀNG TÔM ĐÔNG LẠNH
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Các chỉ tiêu Tổng số tiền
Các khoản mục chi phí
CPNVLTT CPNCTT CPSXC
CPSXDD đầu kỳ 0 0 0 0
CPSX phát sinh trong kỳ 99.863.890 87.771.770 2.848.702 9.243.418
CPSXDD cuối kỳ 4.293.714 3.911.398 90.067 292.249
Tổng giá thành sản phẩm 95.570.176
Giá thành đơn vị sản phẩm 178.303
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch – CADOVIMEX)
Bảng 7: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH MẶT HÀNG MỰC ĐÔNG LẠNH
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Các chỉ tiêu Tổng số tiền
Các khoản mục chi phí
CPNVLTT CPNCTT CPSXC
CPSXDD đầu kỳ 0 0 0 0
CPSX phát sinh trong kỳ 29.222.159 25.683.764 833.587 2.704.808
CPSXDD cuối kỳ 515.380 481.872 7.894 25.614
Tổng giá thành sản phẩm 28.706.779
Giá thành đơn vị sản phẩm 109.777
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch – CADOVIMEX)
4.4. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
4.4.1. Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2005,
2006, 2007
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 59 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 8: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
TRONG 3 NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị: Triệu đồng
Chi phí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
2006 so với 2005
Chênh lệch
2007so với 2006
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 577.901 595.214 547.001 17.313 3,00 -48.213 -8,10
Chi phí sản xuất chung 38.815 41.008 43.690 2.193 5,65 2.682 6,54
Chi phí nhân công trực tiếp 12.456 12.821 13.134 365 2,93 313 2,44
Tổng chi phí sản xuất 629.172 649.043 603.825 19.871 3,16 -45.218 -6,97
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 60 SVTH: Trương Kim Thành
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn
trong giá thành sản phẩm của Công ty trên 90% tổng giá thành sản phẩm vì thế
đây là loại chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm. Trong năm
2005 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 577.901 triệu đồng chiếm tỷ trọng 92%
tổng chi phí sản xuất, năm 2006 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 17.313 triệu
đồng tương đương 3% so với năm 2005 nguyên nhân của sự tăng lên này là do
trong năm 2006 Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn từ
đó yêu cầu về mặt nguyên liệu tăng lên làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng cao.
Nhưng đến năm 2007 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại giảm xuống một cách
đáng kể chỉ còn 547.001 triệu đồng giảm 48.213 triệu đồng (8,1%) so với năm
2006 nguyên nhân trực tiếp là do sản lượng chế biến của Công ty giảm dẫn đến
lượng nguyên liệu thu mua cũng giảm xuống và một nguyên nhân khác là do trong
năm 2007 giá cả của các mặt hàng nguyên liệu hạ thấp, điều này tạo nên thuận lợi
cho Công ty trong việc thu mua nguyên liệu làm giảm chi phí một cách đáng kể.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Ta có thể thấy chi phí nhân công trực tiếp
không ngừng tăng qua các năm, năm 2005 chi phí nhân công trực tiếp là 12.456
triệu đồng, đến năm 2006 chi phí này là 12.821 triệu đồng tăng 365 triệu đồng
(2,93%) so với năm 2005. Nguyên nhân làm tăng chi phí nhân công trực tiếp cũng
rất đơn giản bởi vì sản lượng các loại mặt hàng của Công ty không ngừng tăng lên
trong năm điều này kéo theo chi phí nhân công trực tiếp tăng theo. Năm 2007 chi
phí nhân công trực tiếp là 13.134 triệu đồng tăng 313 triệu đồng (2,44%) so với
năm 2006 nguyên nhân gây nên sự tăng lên của chi phí này là do trong năm 2007
Công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân
bằng cách tăng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung cũng không ngừng tăng,
năm 2005 chi phí này là 38.815 triệu đồng đến năm 2006 chi phí này tăng 2.193
triệu đồng (5,65%) so với năm 2005 và năm 2007 tăng 2.682 triệu đồng (6,54%)
so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất chung tăng là do chi phí
sản xuất chung cũng tỷ lệ thuận với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và một
nguyên nhân khác làm cho chi phí sản xuất chung tăng lên do là do giá của nhiên
liệu dùng để chạy máy phát điện trong Công ty biến động tăng không ngừng trong
những năm qua làm cho chi phí này tăng lên một cách đáng kể.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 61 SVTH: Trương Kim Thành
0.000
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
Triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Chi phí sản xuất
chung
Chi phí nhân công
trực tiếp
4.4.2. Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục
chi phí sản xuất trong 3 năm 2005, 2006, 2007
4.4.2.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Công thức áp dụng để phân tích:
- Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) × Lượng thực tế
- Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) × Giá định mức
- Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng
Bảng 9: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC
TIẾP CỦA SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: 1.000đ/tấn
Năm
Định mức Thực tế Chênh lệch
Lượng
(tấn)
Giá
Lượng
(tấn)
Giá Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(-3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6
Năm 2005 1,500 113.468 1,499 123.569 -113,468 15.141,399 15.027,931
Năm 2006 1,499 102.579 1,499 104.904 0 3.485,175 3.485,175
Năm 2007 1,499 110.000 1,497 99.732 -220 -15.371,196 -15.591,196
(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp)
Biểu đồ 3: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 62 SVTH: Trương Kim Thành
Biến động lượng: Năm 2005 lượng nguyên liệu thực tế cần đế sản xuất 1
tấn tôm thành phẩm đã giảm so với kế hoạch 1kg làm cho chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp biến động giảm 113,468 nghìn đồng/tấn, đây là một biến động theo chiều
hướng có lợi cho Công ty. Đến năm 2006 không xảy ra biến động về lượng, bộ
phận lập kế hoạch định mức chi phí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, dự
đoán chính xác lượng nguyên liệu tiêu hao nên dẫn đến không có sự biến động
giữa kế hoạch và thực tế. Đến năm 2007 là năm hoạt động khá hiệu quả của Công
ty, nhờ ứng dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẻ chất lượng nguyên liệu đầu vào
và ứng dụng máy móc thiết bị kỹ thuật cao vào quy trình sản xuất đã làm giảm
lượng nguyên liệu hao hụt trong quá trình sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu đã
biến động giảm 220 nghìn đồng/tấn. Có thể thấy Công ty đã không ngừng phấn
đấu trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu bằng cách nâng cao chất
lượng nguyên liệu đầu vào và thực hành tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm tỷ lệ
hao hụt của nguyên vật liệu.
Biến động giá: Ta có thể thấy trong năm 2005 giá cả thực tế của nguyên vật
liệu đã tăng cao hơn so với kế hoạch làm cho chi phí nguyên vật liệu biến động
tăng 15.141,399 nghìn đồng/tấn, nguyên nhân là do trong năm 2005 giá cả nguyên
vật liệu biến động liên tục làm cho công tác dự báo gặp nhiều khó khăn không sát
với thực tế. Năm 2006 giá tôm nguyên liệu dần đi vào tình trạng ổn định hơn, có ít
biến động so với kế hoạch nhưng giá nguyên liệu thực tế vẫn cao hơn so với kế
hoạch làm cho chi phí nguyên vật liệu biến động tăng 3.485,175 nghìn đồng/tấn,
đây là những biến động không tốt gây ảnh hưởng đến giá thành thực tế của Công
ty điều này có thể làm cho giá thành thực tế cao hơn so với kế hoạch. Nhưng đến
năm 2007 giá của nguyên liệu lại có sự biến động giảm làm cho chi phí nguyên
vật liệu giảm 15.371,196 nghìn đồng/tấn, việc giá nguyên vật liệu giảm so với kế
hoạch là do trong năm 2007 Công ty đã rất chủ động trong việc tìm kiếm nguyên
liệu, ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp nguyên liệu chất lượng tốt, giá cả hợp
lý.
Tổng biến động: Trong năm 2005 lượng nguyên liệu thực tế để sản xuất 1
tấn tôm thành phẩm giảm nhưng giá nguyên liệu lại tăng và biến động giá lại cao
hơn so với biến động lượng nên làm cho biến động tổng tăng 15.027,931 nghìn
đồng/tấn. Năm 2006 về lượng thì không có biến động nhưng về giá thì lại biến
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 63 SVTH: Trương Kim Thành
động tăng làm cho tổng biến động cũng tăng theo 3.485,175 nghìn đồng/tấn. Đây
là những biến động không tốt, nó làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng gây ảnh
hưởng xấu đối với giá thành thực tế của sản phẩm, vì tỷ lệ nguyên vật liệu trực
tiếp chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm nên dù chỉ một biến động nhỏ cũng
gây ảnh hưởng xấu đến giá thành. Năm 2007 cả hai biến động đều theo xu hướng
tốt làm cho tổng biến động giảm 15.591,196 nghìn đồng/tấn điều này làm cho chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp kết tinh trong giá thành sản phẩm được hạ xuống.
Bảng 10: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC
TIẾP CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: 1.000đ/tấn
Năm
Định mức Thực tế Chênh lệch
Lượng
(tấn)
Giá
Lượng
(tấn)
Giá Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6
Năm 2005 1,280 82.000 1,280 83.550 0 1.984 1.984
Năm 2006 1,280 83.450 1,278 83.275 -166,9 -223,65 -390,55
Năm 2007 1,278 75.070 1,275 74.686 -225,21 -489,6 -714,81
(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp)
Biến động lượng: Trong năm 2005 không xảy ra biến động về lượng giữa
thực tế và kế hoạch. Năm 2006 có sự biến động giữa lượng nguyên liệu thực tế
cần dùng để sản xuất 1 tấn thành phẩm so với kế hoạch theo xu hướng giảm, làm
cho chi phí nguyên liệu biến động giảm 166,9 nghìn đồng/tấn, đến năm 2007 biến
động này lại tiếp tục theo một chiều hướng tốt, chi phí nguyên vật liệu giảm
225,21 nghìn đồng/tấn. Như vậy Công ty đã thực hiện rất hiệu quả công tác dự
báo hao phí nguyên liệu cũng như phấn đấu tiết kiệm chi phí nguyên liệu bằng
cách giảm bớt lượng nguyên liệu tiêu hao trong sản xuất.
Biến động giá: Năm 2005 do giá cả nguyên vật liệu biến động liên tục nên
làm cho giá cả thực tế cao hơn so với kế hoạch làm cho chi phi nguyên vật liệu
biến động tăng 1.984 nghìn đồng/tấn, đến năm 2006 và 2007 thì giá cả nguyên vật
liệu ổn định hơn và biến động theo chiều hướng giảm cụ thể trong năm 2006 chi
phí nguyên vật liệu biến động giảm 23,65 nghìn đồng/tấn và trong năm 2007 thì
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 64 SVTH: Trương Kim Thành
chi phí này lại giảm nhiều hơn so với năm 2006 giảm 489,6 nghìn đồng/tấn. Như
vậy trong năm 2005 chi phí nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng xấu mà
nguyên nhân chính là do giá cả biến động tăng liên tục nhưng đến năm 2006, 2007
thì chi phí này lại biến động theo một chiều hướng ngược lại nhờ quản lý tốt công
tác thu mua nguyên vật liệu nên giá cả nguyên vật liệu đã không ngừng giảm
xuống.
Tổng biến động: Năm 2005 không xảy ra biến động về lượng nhưng do giá
cả nguyên liệu biến động khá cao làm cho tổng biến động là 1.984 nghìn đồng/tấn
đây là một sự biến động theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến giá thành thực
tế. Đến năm 2006 và năm 2007 cả hai biến động về giá và lượng đều theo một xu
hướng khá tốt cả hai đều biến động giảm làm cho tổng biến động giảm 400,55
nghìn đồng/tấn trong năm 2006 và giảm 714,81 nghìn đồng/tấn trong năm 2007.
Những biến động trên cho thấy hiệu quả của Công ty trong việc không ngừng cải
tiến hệ thống thu mua và thực hành tiết kiệm trong việc sản xuất, nhờ tiết kiệm
được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà làm cho giá thành của sản phẩm không
ngừng hạ xuống.
4.4.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Công thức áp dụng để phân tích:
Biến động giá =
Đơn giá giờ
công thực tế
-
Đơn giá giờ
công kế hoạch
x
Tổng số
giờ thực tế
Biến động lượng
(năng suất)
=
Tổng số
giờ thực tế
-
Tổng số giờ
kế hoạch
x
Đơn giá
định mức
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (năng suất)
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 65 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 11: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
CỦA SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: 1.000đ/tấn
Năm
Định mức Thực tế Chênh lệch
Lượng
(giờ/tấn)
Giá
(1.000đ/giờ)
Lượng
(giờ/tấn)
Giá
(1.000đ/giờ)
Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6
2005 841 4,8 837 4,8 -19,2 0 -19,2
2006 720 4,8 722 4,8 9,6 0 9,6
2007 742 5,0 738 5,0 -20 0 -30
(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp)
Biến động lượng: Trong năm 2005 thời gian cần thiết để sản xuất 1 tấn tôm
thành phẩm đã giảm 4 giờ so với kế hoạch, làm cho chi phí nhân công trực tiếp
giảm 19,2 nghìn đồng/tấn, nhưng năm 2006 thời gian lại tăng lên làm cho chi phí
nhân công trực tiếp biến động tăng 9,6 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch, năm 2007
chi phí này lại giảm 20 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch. Nguyên nhân làm cho
thời gian sản xuất sản phẩm được rút ngắn là do Công ty đã không ngừng khuyến
khích, động viên nhân viên bằng các hình thức lương, thưởng phù họp nên tạo
được sự hăng hái trong tham gia sản xuất, tiết kiệm được thời gian.
Biến động giá: Nhờ có một kế hoạch chi phí nhân công chính xác và chính
sách lương thưởng đúng đắn nên không có xảy ra biến động nào. Đây là một nỗ
lực phấn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên nên lương của
công nhân được tăng cao nhưng không xảy ra biến động giữa hực tế và kế hoạch.
Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên biến động tổng cũng
chính là biến động về lượng nhưng nhìn chung đây là những biến động khá tốt,
làm giảm chi phí thực tế so với kế hoạch, một sự thành công của Công ty trong
việc cố gắng hạ thấp giá thành sản phẩm.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 66 SVTH: Trương Kim Thành
Bảng 12: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: 1.000đ/tấn
Năm
Định mức Thực tế Chênh lệch
Lượng
(giờ/tấn)
Giá
(1.000đ/giờ)
Lượng
(giờ/tấn)
Giá
(1.000đ/giờ)
Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6
2005 473 4,8 471 4,8 -9,6 0 -9,6
2006 460 4,8 459 4,8 -4,8 0 -4,8
2007 442 5,0 438 5,0 -20 0 -20
(Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp)
Biến động lượng: Lượng thời gian thực tế cần thiết để hoàn thành sản phẩm
không ngừng giảm so với kế hoạch làm cho chi phí nhân công biến động theo xu
hướng giảm, năm 2005 giảm 9,6 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch, năm 2006 giảm
4,8 nghìn đồng/tấn và năm 2007 giảm 20 nghìn đồng/tấn. Điều này cho thấy việc
phát huy nguồn lực nhân công tại Công ty đạt hiệu quả cao góp phần l àm giảm chi
phí.
Biến động giá: Tương tự như sản phẩm tôm, sản phẩm mực cũng không
xảy ra bất cứ biến động nào về giá, nhờ công tác dự báo chính xác về giá cả nhân
công trực tiếp mà trong 3 năm liên tiếp đã không xảy ra biến động về giá.
Tổng biến động: Tổng biến động của chi phí nhân công trực tiếp chỉ phụ
thuộc vào biến động lượng vì trong thời gian phân tích không xảy ra biến động
giá, do đó tổng biến động cũng chính là biến động lượng. Như vậy, trong 3 năm
2005, 2006, 2007 chi phí nhân công trực tiếp biến động theo xu hướng thuận lợi
nhờ sự phấn đấu nâng cao chất lượng nhân công và chế độ lương thưởng phù hợp,
điều tác động đến giá thành sản phẩm theo chiều hướng tích cực.
4.4.2.3. Chi phí sản xuất chung
- Biến động biến phí sản xuất chung:
Để tiến hành phân tích biến động của biến phí sản xuất chung ta áp dụng
công thức:
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 67 SVTH: Trương Kim Thành
Biến động do
chi phí thay đổi
=
Chi phí sản
xuất chung
đơn vị thực tế
-
Chi phí sản xuất
chung đơn vị kế
hoạch
x
Số lượng sản
phẩm sản xuất
thực tế
Biến động do khối
lượng thay đổi
=
Khối lượng
sản phẩm sản
xuất thực tế
-
Khối lượng sản
phẩm sản xuất
kế hoạch
x
Chi phí
chung đơn vị
định mức
Tổng biến động = Biến động do chi phí + Biến động do khối lượng
Bảng 13: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN
SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH NĂM 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Chi phí đơn
vị
(1.000đ/tấn)
Sản
lượng
(tấn)
Chi phí đơn
vị
(1.000đ/tấn)
Sản
lượng
(tấn)
Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(4-2)x1 6=(3-1)x4 7=5+6
Năm 2005 10.780 3.000 10.558 3.030 323.400 -672.660 -349.260
Năm 2006 9.475 3.600 9.111 3.608 75.800 -1.313.312 -1.237.512
Năm 2007 10.098 3.450 10.317 3.459 90.882 757.521 848.403
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí sản xuất chung)
Biến động lượng: Trong năm 2005 do lượng sản phẩm thực tế sản xuất lớn
hơn so với kế hoạch nên làm cho chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng
323.400 nghìn đồng, tương tự như năm 2005 nhờ sự nổ lực và phấn đấu của toàn thể
cán bộ công nhân trong Công ty mà sản lượng thực tế trong hai năm (2006, 2007)
đều nhiều hơn so với kế hoạch làm cho chi phí này biến động tăng 75.800 nghìn
đồng trong năm 2006 và tăng 90.882 nghìn đồng trong năm 2007. Điều này cho thấy
trong 3 năm lượng sản phẩm thực tế sản xuất của Công ty đều tăng lên so với kế
hoạch làm cho chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng không ngừng.
Biến động giá: Trong năm 2005 ngược lại với biến động lượng thì biến động
giá lại theo chiều hướng giảm, trong năm 2005 chi phí sản xuất chung khả biến giảm
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 68 SVTH: Trương Kim Thành
672.660 nghìn đồng so với kế hoạch. Năm 2006 thì biến động này lại giảm mạnh hơn
(giảm 1.313.312 nghìn đồng). Như vậy trong năm 2005, 2006 Công ty đã giảm được
rất nhiều chi phí sản xuất chung khả biến nhờ tiết kiệm được chi phí vật liệu phụ và
các chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhưng đến năm 2007 thì chi phí này lại biến động
tăng 757.521 nghìn đồng so với kế hoạch nguyên nhân làm cho chi phí này tăng là
do trong kỳ giá cả của nhiên liệu tăng khá mạnh làm cho chi phí này tăng lên.
Tổng biến động: Năm 2005 chi phí sản xuất chung khả biến tăng về lượng
nhưng lại giảm nhiều về giá làm cho tổng biến động giảm 349.260 nghìn đồng, năm
2006 cũng vậy biến động giá giảm khá nhiều làm cho tổng biến động giảm 1.237.512
nghìn đồng. Đây là những biến động thuận lợi, với lượng sản phẩm sản xuất tăng lên
mà chi phí lại giảm, như vậy nó sẽ làm cho giá thành của sản phẩm hạ xuống rất
nhiều. Nhưng đến năm 2007 chi phí này lại tăng cả về lượng lẫn về giá làm cho tổng
biến động tăng 848.403 nghìn đồng, điều này gây ảnh hưởng xấu đến giá thành đơn
vị của sản phẩm.
Bảng 14: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI SẢN XUẤT CHUNG KHẢ BIẾN
CỦA SẢN PHẨM MỰC ĐÔNG LẠNH NĂM 2005. 2006. 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Kế hoạch Thực tế Chênh lệch
Chi phí
đơn vị
1.000đ/tấn
Sản
lượng
(tấn)
Chi phí
đơn vị
1.000đ/tấn
Sản
lượng
(tấn)
Lượng Giá Tổng
1 2 3 4 5=(3-1)x4 6=(4-2)x1 7=5+6
Năm 2005 5.240 125 5.144 125 0 -12.000 -12.000
Năm 2006 5.215 150 5.084 151 5.215 -19.781 -14.566
Năm 2007 5.174 170 5.277 169 -5.174 17.407 12.233
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí sản xuất chung)
Biến động lượng: Năm 2005 không xảy ra biến động lượng, năm 2006 tuy xảy
ra biến động về lượng nhưng rất ít chỉ tăng 5.215 nghìn đồng so với kế hoạch, năm
2007 biến động này lại giảm 5.174 nghìn đồng. Nhìn chung đây là những biến động
nhỏ không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thành kế hoạch.
Biến động giá: Biến động giá cũng xảy ra rất ít, năm 2005 giá của giảm
12.000 nghìn đồng, năm 2006 giảm 19.781 nghìn đồng, nhưng đến năm 2007 lại tăng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 69 SVTH: Trương Kim Thành
17.407 nghìn đồng. Đây là những biến động nhỏ về số lượng nhưng do lượng sản
phẩm sản xuất ra khá nhỏ nên những biến động này cũng gây ảnh hưởng tới giá
thành.
Tổng biến động: Có thể thấy biến động tổng là sự tổng hợp giữa hai biến động
giá và lượng, trong năm 2005 không xảy ra bất cứ biến động nào về lượng nhưng lại
xáy ra biến động giảm về giá làm cho tổng biến động cũng giảm theo, năm 2006 cả
lượng và giá đều xảy ra biến động trong khi biến động lượng tăng khá ít thì biến
động giá lại giảm nhiều hơn làm cho tổng biến động giảm 14.566 nghìn đồng, năm
2007 trong khi lượng giảm xuống thì giá lại tăng làm cho tổng biến động tăng 12.233
nghìn đồng. Nhìn chung đây là những biến động khá nhỏ nhưng nếu xét về sản lượng
thì đây là những biến động đáng kể, nếu không quản lý tốt và tạo cho những biến
động theo những chiều hướng thuận lợi thì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến giá thành
thực tế.
- Biến động định phí sản xuất chung:
Áp dụng công thức:
Biến động so
với kỳ gốc
=
Chi phí SXC bất
biến thực tế
-
Chi phí SXC bất
biến kế hoạch
Bảng 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM
2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm
Sản phẩm tôm Sản phẩm mực
Kế
hoạch
Thực tế Chênh
lệch
Kế
hoạch
Thực tế Chênh
lệch
Năm 2005 5.794.200 5.934.255 140.055 228.485 244.813 16.328
Năm 2006 6.897.500 7.067.071 169.571 270.560 295.734 25.174
Năm 2007 6.701.300 6.775.372 74.072 325.678 330.987 5.309
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí sản xuất chung)
Qua bảng phân tích trên ta thấy định phí sản xuất chung sản phẩm tôm đều
tăng so với kế hoạch, năm 2005 tăng 140.055 nghìn đồng, năm 2006 tăng 270.560
nghìn đồng và năm 2007 tăng 325.678 nghìn đồng. Đối với sản phẩm mực cũng
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 70 SVTH: Trương Kim Thành
tương tự như vậy, năm 2005 tăng 16.328 nghìn đồng, năm 2006 tăng 25.174 nghìn
đồng và năm 2007 tăng 5.309 nghìn đồng so với kế hoạch.
Nhìn chung đây là những biến động không tốt vì nó làm tăng chi phí sản
xuất chung cho sản phẩm nhưng nếu xét ở mức độ tổng quát thì chi phí này sản
được phân bổ cho số lượng sản phẩm tăng thêm do đó tỷ lệ chi phí tăng thêm nhỏ
hơn tỷ lệ sản phẩm tăng thêm thì sẽ làm hạ giá thành sản phẩm.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 71 SVTH: Trương Kim Thành
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Qua việc tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và
phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất tại Công ty ta thấy được
Công ty có những thuận lợi và vướng mắc sau:
- Hệ thống kế toán luôn phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ các loại chi
phí sản xuất tại thời điểm phát sinh giúp cho công tác tính giá thành được thực
hiện một cách chính xác.
- Bộ phận kế toán quản trị đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch và dự
toán chi phí cũng như các biến động về chi phí sản xuất.
- Các bộ phận sản xuất đã nỗ lực phấn đấu để cho hoạt động sản xuất kinh
doanh được tiến hành liên tục.
- Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, chi
phí vận chuyển cao làm cho giá cả nguyên vật liệu bị đội lên, cùng với việc giá cả
nguyên vật liệu biến động liên tục cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu
mua.
- Các loại chi phí sản xuất của Công ty còn khá cao nhưng điều này có thể
tiết kiệm được.
5.2. GIẢI PHÁP
5.2.1. Tạo nguồn nguyên liệu bền vững
Trước hết Công ty cần phải kết hợp với người dân nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản:
- Đối với những người nuôi trồng thủy sản thì trước hết phải tạo được mối
quan hệ tốt ngay từ đầu, hai bên phải có những hiểu biết cơ bản về nhau, nắm
được những tâm tư nguyện vọng của nhau đói với người dân nuôi trồng thủy sản
thì họ mong cho sản phẩm của mình được tiêu thụ hết mỗi khi làm ra với một giá
cả hợp lý, còn doanh nghiệp thì mong muốn có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn
định. Vì thế Công ty cần phải có kế hoạch hỗ trợ về con giống, kỹ thuật, chuyên
gia và thức ăn cho người nuôi trồng bởi vì đa số người nuôi trồng thủy sản không
có nhiều vốn để tiến hành chăn nuôi một cách có quy mô và quy hoạch. Đồng thời
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 72 SVTH: Trương Kim Thành
Công ty cũng phải tiến hành bao tiêu sản phẩm cho người nuôi vì như thế người
nuôi trồng mới có thể an tâm về đầu ra. Nhưng bù lại Công ty sẽ tạo được một
nguồn nguyên liệu bền vững và giá cả ổn định, tránh được tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu sản sản xuất và giá cả nguyên liệu tăng cao trong thời kỳ khan hiếm
nguyên liệu mà các doanh nghiệp thủy sản đã mắc phải, làm được như thế sẽ tạo
nên một lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho doanh nghiệp trong tình trạng giá cả
nguyên liệu luôn bấp bênh như hiện nay.
- Đối với những người đánh bắt thủy sản thì Công ty cần tiến hành hỗ trợ
về vốn để ngư dân có thể nâng cấp trang thiết bị của thuyền và dự trữ nhiên liệu
để tiến hành đánh bắt xa bờ, có như thế sản lượng đánh bắt mới cao tạo nên nguồn
nguyên liệu dồi dào cho Công ty. Đây cũng là một cách để Công ty tiết kiệm chi
phí nguyên liệu đầu vào.
Bên cạnh việc kết hợp với người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Công
ty cần phải quy hoạch những vùng nguyên liệu cho riêng mình để tạo được một
nguồn nguyên liệu bền vững. tạo lợi thế về quyền lợi thu mua cũng như các lợi thế
khác về giao thông nhằm giảm được chi phí vận chuyển khi mua nguyên liệu.
Ngoài ra Công ty cũng cần phải tích cực ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên
liệu với các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để nâng cao chất lượng nguyên
liệu cũng như hạ thấp giá cả thu mua.
5.2.2. Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất
Nhân công trực tiếp sản xuất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo ra thành phẩm, với một đội ngũ công nhân lành nghề và hăng say sản xuất thì
năng suất lao động sẽ rất cao, như thế lượng sản phẩm được tạo ra sẽ nhiều hơn
trong cùng một thời gian đối với những công nhân không lành nghề và ý thức làm
việc không tốt. Vì thế việc đào tạo nên một đội ngũ công nhân lành nghề là cần
thiết, có như vậy năng suất lao động mới tăng cao, tạo ra nhiều sản phẩm hơn
trong cùng một đơn vị thời gian và như thế sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công
kết tinh trong thành phẩm.
Một việc làm cũng không kém phần quan trọng đó chính là vấn đề tiền
lương đối với nhân công trực tiếp sản xuất, nếu nhận được một mức lương phù
hợp với trình độ của mình cùng với những khoản thưởng khi công nhân hoàn
thành xuất sắc kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch, ngoài chế độ lương thưởng ra
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 73 SVTH: Trương Kim Thành
càn phải đảm bảo cho công nhân nhân được hưởng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các các hỗ trợ nghỉ việc.… có như thế
công nhân mới nhận thấy mình được đối xử tốt và phấn đấu làm việc hết mình cho
Công ty. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng giúp Công ty nâng cao năng lực
sản xuất của mình.
5.2.3. Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm
Công ty cần có những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí sản xuất
như: giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu
tránh gây hao phí, giám sát tình hình làm việc của các công nhân trực tiếp sản xuất
nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân , tìm nguồn
nguyên liệu với giá rẻ, hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất
nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh
tranh với các đối thủ trên thị trường.
Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân
viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản
xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên
liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật
liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản
phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương
lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận:
5.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến
khâu sản xuất:
Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua
chặt chẽ. đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vựa khác để tránh bị động
khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua
nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Vì đặc trưng các mặt hàng là tươi
sống, như vậy nếu như Công ty có nhà cung cấp ổn định thì có thể xuống tận nơi
để lấy nguyên liệu về tránh được tình trạng nguyên liệu không còn tươi làm tăng
lượng phế liệu. Mặt khác, khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được
hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 74 SVTH: Trương Kim Thành
Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi hỏi độ tươi sống cao nên phải
bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm
bảo đủ tiêu chuẩn tươi sống của nguyên liệu nhất là mực và tôm. Đồng thời,
Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất
thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh
chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm
được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu. Ngoài ra,
Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho
thật hợp lý.
Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công
nhân như là chỗ làm việc rộng, mát mẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân
tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường
xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích
thước, khối lượng.…của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty khuyến khích
công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng.
5.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao
động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn
thế nữa, những người có tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng
để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng
nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao.
Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế
hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm
các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng
sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít
việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất
lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình
trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn
định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao
tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào
tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 75 SVTH: Trương Kim Thành
5.2.3.3. Chi phí sản xuất chung
Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được
vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận
dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy
móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều
chi phí sửa chữa hơn.
Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng
đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho công nhân
trong Công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không
làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản
phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá
cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức
gay gắt. Do đó doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản
phẩm sẽ tạo cho mình một chổ đứng vững chắc trên thương trường.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 76 SVTH: Trương Kim Thành
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Đi cùng với nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá
nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp với nhau là điều không tránh khỏi. Và để có
được chỗ đứng của mình trên thị trường mỗi doanh nghiệp, tổ chức phải phấn đấu
trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động của mình một cách có hiệu
quả để có thể tạo ra một chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về một cách cao
nhất. Để đạt được điều đó, công việc phân tích và đánh giá giá thành là một việc
làm cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào.
Qua việc tìm hiểu về tình hình kế toán chi phí sản xuất và phân tích ảnh
hưởng của các khoản chi phí đến giá thành ta có thể thấy rằng Công ty đã thực
hiện tốt công tác kế toán của mình, luôn phản ánh kịp thời và đầy đủ các loại chi
phí, trong kỳ doanh nghiệp đã hoàn thành tốt công tác dự toán chi phí và đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục, các biến động về chi phí không
cao đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng hạn chế tối đa các loại chi phí bất thường
trong sản xuất và có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các
khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản
mục chi phí đến giá thành sản phẩm.
Một điều khác mà chúng ta cần biết là để đạt mức lợi nhuận cao bất kỳ một
tổ chức sản xuất kinh doanh nào đều cần phải cố gắng tăng doanh thu hay tăng
đơn giá bán sản phẩm bình quân và giảm chi phí. Cả hai sự cố gắng này đều phụ
thuộc vào nhân tố khách quan như quan hệ cung cầu, mặt bằng giá cả, tình trạng
cạnh tranh.…Nhưng hiện tại nền kinh tế chúng ta đã bước vào nền kinh tế thị
trường nên không ai có thể tự mình quyết định giá bán sản phẩm trên thị trường
mà phải căn cứ vào quan hệ cung cầu. Do đó, Công ty đã chọn giải pháp là tập
trung giảm các chi phí hay giảm giá thành một cách hiệu quả nhất. Sự quan tâm
này được thể hiện ở chỗ Công ty đã có nhiều phấn đấu trong việc tiết kiệm các
loại chi phí, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của mình, từ đó tiết
kiệm được chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 77 SVTH: Trương Kim Thành
6.2. KIẾN NGHỊ
Biến động giá thành do nhiều nhân tố tác động, có những nhân tố khách
quan bên ngoài và có những nhân tố chủ quan do chính doanh nghiệp tạo ra. Và
để nhận biết được những nhân tố này cần phải tiến hành công tác dự toán, phân
tích chi phí và giá thành để kiểm soát và quản lý các loại chi phí và giá thành chặt
chẻ hơn.
6.2.1. Đối với Công ty
Từ tình hình thực tế của Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy
sản Cadovimex, tôi xin trình bày một số kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm và một số biện pháp kiểm soát chi phí và giá
thành tại Công ty nhằm góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Ban lãnh đạo Công ty cần phải quan tâm hơn đến việc tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm. Bởi vì nếu tính không đủ thì nguồn vốn sản xuất kinh
doanh của Công ty sẽ bị thâm hụt, không đủ vốn sản xuất, ngược lại nếu giá thành
được tính cao hơn chi phí thực tế phát sinh thì phần chênh lệch được coi là giả,
thiếu trung thực. Đặc biệt là nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công
ty.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên
liệu, vật liệu để giảm bớt chi phí mua vào và tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu trong
quá trình sản xuất.
- Coi trọng hệ thống kế toán quản trị trong Công ty, thường xuyên lập và
theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh để có những biện pháp ứng xử kịp thời khi
chi phí sản xuất kinh doanh thay đổi đột ngột.
- Khuyến khích công nhân tham gia sản xuất bằng cách tạo nên những cuộc
thi đua lành mạnh, và tạo cho họ có một tâm lý thoải mái khi làm việc.
- Luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch nâng cao
trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên, đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu
biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng đúng cách
và kịp thời sửa chữa bảo trì thiết bị.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 78 SVTH: Trương Kim Thành
- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí
trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy. Bên cạnh đó là phải coi trọng công
tác xã hội, từ thiện.
- Thực hiện quảng cáo sản phẩm, tham gia hội chợ, triễn lãm, chương trình
tự giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết đến Công
ty cũng như sản phẩm của Công ty.
- Cần tích cực đẩy mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vì
trong tình trạng hiện nay khi nền kinh tế thế giới bước vào tình trạng suy thoái thì
nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới cũng giảm sút. Vì thế thị trường
trong nước là một phân khúc thị trường khá hấp dẫn để Công ty giữ vững doanh
thu của mình và tạo đà tăng trưởng trong những năm mới.
- Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù
hợp với các Chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn mà Nhà nước ban
hành.
6.2.2. Đối với Nhà nước
Trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản, Nhà nước đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khuyến khích đẩy mạnh
xuất khẩu. Do đó, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số
nội dung quan trọng sau:
- Cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích tạo mối liên kết giữa các cơ
quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản hợp tác với nhau
sao cho các bên cùng có lợi.
- Cần nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng
nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ.
- Cần có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng đúng liều lượng kháng
sinh và hóa chất, phương pháp chăm sóc sao cho vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người và giữ vệ sinh môi trường sinh thái.
- Nghiên cứu để tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn và cũng nhằm
mục đích làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản vốn là một thế mạnh của đất
nước.
- Hỗ trợ về vốn để giúp cho các doanh nghiệp có đủ vốn thu mua nguyên
liệu trong lúc nguyên liệu rẻ để tiết kiệm chi phí nguyên liệu hoặc khi giá cả
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 79 SVTH: Trương Kim Thành
nguyên liệu tăng cao thì Công ty có đủ vốn để sản xuất tránh tình trạng không đủ
vốn sản xuất khi giá cả nguyên liệu tăng cao và bỏ qua các hợp đồng quan trọng,
đồng thời doanh nghiệp có thể đổi mới các thiết bị máy móc kỹ thuật cao để việc
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thể cạnh tranh trên thị trường.
- Cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp
thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công
ty.
Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định ràng buộc về chất lượng hàng hóa
trong ngành thủy sản tránh tình trạng các doanh nghiệp thủy sản nhỏ, không đủ
vốn sản xuất và không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm làm ảnh
hưởng đến danh tiếng về chất lượng và uy tín của thủy sản Việt Nam.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: ThS. Đàm Thị Phong Ba 80 SVTH: Trương Kim Thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh lợi, Nguyễn Khắc Tâm (2000). Kế toán chi phí, NXB Thống
Kê, TPHCM.
2. Vũ Huy Cẩm (2003). Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, NXB Thống Kê, TPHCM.
3. Võ Văn Nhị, Trần Anh Khoa, Trần Thị Duyên, Nguyễn Ngọc Dung,
(2003). Kế Toán Tài Chính, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Võ Văn Nhị, (2001). Hướng Dẫn Thực Hành Kế Toán Doanh Nghiệp
Theo Chế Độ Kế Toán Mới Hiện Hành, NXB Thống Kê, Hà Nội.
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053630 Truong Kim Thanet.pdf