Khi nguyên vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình sản xuất, Phòng Kinh doanh tiến hành viết lệnh sản xuất theo yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng và gửi xuống cho phân xưởng. Quản đốc phân xưởng tiếp nhận lệnh sản xuất, cùng các tổ trưởng tổ sản xuất nghiên cứu, xem xét và đề ra phương hướng sản xuất sản phẩm đã đặt ra. Sau khi đã trao đổi, Quản đốc sẽ viết giấy xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kinh doanh với mục đích xin vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Trong phiếu xin lĩnh vật tư sẽ chỉ rõ tên các loại vật tư cũng như số lượng cần thiết để phục vụ cho sản xuất. Đối với từng loại sản phẩm, Phòng Kĩ thuật của Công ty đã lưu hồ sơ về các loại vật tư cần thiết cũng như định mức về vật tư phù hợp, vì vậy phiếu xin lĩnh vật tư cũng phải đảm bảo phù hợp với các định mức đã đặt ra. Sau khi trình và được giám đốc duyệt kí, chứng từ sẽ được đưa sang phòng Kế toán để lập phiếu xuất kho. Giá trị của vật tư, NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân liên hoàn ( được thực hiện trong chương trình kế toán trên máy vi tính ngay sau khi viết phiếu nhập hoặc xuất vật tư ) theo công thức :
119 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán chi phí sản xuất sẽ xác định được phần chi phí tiền lương được phép tính vào giá thành sản phẩm. Ngoài ra, phần hành kế toán này còn có sự liên kết rất chặt chẽ với các phần hành khác như phần hành tiền mặt đối với các chi phí phát sinh bằng tiền, phần hành tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định đối với chi phí khấu hao, phần hành thanh toán đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài... Nói tóm lại, phần hành về chi phí sản xuất có mối liên hệ sâu sắc và chặt chẽ với tất cả các phần hành kế toán trong doanh nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau về mặt thông tin, để từ đó tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất.
Cuối tháng, trên cơ sở các thông tin đã được cập nhật trong suốt cả tháng, phần mềm kế toán có thể chiết xuất thông tin và lập ra Nhật kí chứng từ số 7, giúp cho kế toán viên quản lý việc tập hợp chi phí tại Công ty trong thời gian 1 tháng.
Dựa vào Nhật kí chứng từ số 7, ta có thể xem xét, kiểm tra và đối chiếu các khoản mục chi phí, đồng thời có sự kiểm tra, đối chiếu với các sổ cái có liên quan, đảm bảo tính đúng đắn và tin cậy của số liệu.
Đối với phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty áp dụng hình thức Nhật kí chứng từ, hai tài liệu quan trọng nhất được sử dụng để cung cấp thông tin về chi phí sản xuất là Nhật kí chứng từ số 7 – Tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp, và Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. Tuy nhiên tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, ở đây chỉ có một phân xưởng, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều tại phân xưởng này, vì vậy thông tin trên bảng kê số 4 có sự trùng lắp với Nhật kí chứng từ số 7, vì vậy Bảng kê số 4 không được giới thiệu tại đây.
Mẫu Nhật kí chứng từ số 7 của Công ty có dạng như sau :
Biểu số 2.16
Công ty cổ phần cơ khí may gia lâm
Mẫu số: S04a7- DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
NHậT Ký CHứNG Từ Số 7
Phần I : Tập hợp chi phí sản xuát, kinh doanh toàn doanh nghiệp
Ghi Có các TK : 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 351, 352, 611, 621, 622, 623, 627, 631
Tháng 3 năm 2007
STT
TK có
TK
nợ
152
153
154
214
334
338
621
622
627
Các NKCT khác
…
Tổng cộng
NKCT
NKCT
chi phí
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1
154
0
0
0
0
0
736.578.215
192.216.367
45.107.940
0
0
973.902.522
2
…
3
621
736.578.215
0
736.578.215
4
622
161.526.359
30.690.008
192.216.367
5
627
0
10.331.790
6.800.191
11.762.400
2.234.856
2.950.203
11.028.500
45.107.940
6
…
7
Cộng
8
…
9
155
453.253.189
10
…
11
Cộng
453.253.189
6.800.191
736.578.215
192.216.367
45.107.940
* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất. Việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành vào cuối tháng, dựa trên các sổ chi tiết, sổ cái của các tài khoản chi phí, kế toán lập ra sổ cái TK 154 như sau :
Biểu số 2.17
công ty cổ phần cơ khí may gia lâm
Sổ Cái Tài khoản :154
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Năm 2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK,
đối ứng Nợ với TK này
...
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
TK 621
736.578.215
736.578.215
TK 622
66.794.506
192.216.367
TK 6271
12.433.698
13.997.256
TK 6273
9.852.790
10.331.790
TK 6274
6.800.191
6.800.191
TK 6277
10.250.800
11.028.500
TK 6278
411.000
2.950.203
Cộng số phát sinh Nợ
843.121.200
973.902.522
Cộng số phát sinh Có
783.684.000
453.253.189
Số dư nợ
234.843.460
755.492.793
Số dư có
Người lập
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên )
Đối với lô sản phẩm máy cắt vòng kiểu Nhật, sau khi tính ra giá trị chi phí sản xuất cho lô sản phẩm này, ta có thể tập hợp chi phí sản xuất theo bảng sau :
Biểu số 2.18
bảng tổng hợp chi phí sản xuất
( 5 máy cắt vòng kiểu Nhật )
Tháng 3/2007
Khoản mục
Tháng 3
Chi phí nguyên vật liệu TT
48.234.075
Chi phí nhân công TT
10.130.470
Chi phí sản xuất chung
9.921.973
Tổng chi phí sản xuất
68.286.518
2.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành SP tại Công ty.
2.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
Vào cuối mỗi tháng, sau khi tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí đó sang tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất và thực hiện việc tính giá thành ( giá vốn ) của các lô thành phẩm đã hoàn thành. Việc tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện trên tài khoản 154.
Tại thời điểm cuối tháng, kế toán tiến hành kiểm kê và xác định giá trị của sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất. Như ta đã biết, việc sản xuất tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, trên cơ sở đó, việc sản xuất của phân xưởng là dựa theo kế hoạch sản xuất, các lệnh sản xuất của Phòng Kinh doanh. Trong một tháng, kế toán tiến hành thống kê lại các lệnh sản xuất, các kế hoạch sản xuất được thực hiện trong tháng đó, từ đó kế toán sẽ thống kê và xác định ra chủng loại, số lượng của các sản phẩm đang tiến hành sản xuất. Ví dụ trong tháng 3/2007, kế toán xác định được, Phòng Kinh doanh đã lập 10 lệnh sản xuất tương ứng với 10 đơn đặt hàng của khách hàng. Trong đó một lệnh sản xuất yêu cầu sản xuất 5 máy cắt vòng kiểu Nhật có biến tần, một lệnh sản xuất yêu cầu 9 chiếc máy dập cúc... Kế toán sẽ lập một bảng thống kê về chủng loại và số lượng của các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.
Lệnh sản xuất được giao xuống cho phân xưởng, giao cho các tổ để tiến hành sản xuất. Khi sản phẩm hoàn thành, phân xưởng sẽ giao thành phẩm đã sản xuất sang cho bộ phận KCS làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tại bộ phận KCS có một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các loại sản phẩm, bao gồm các tiêu chuẩn về thông số kĩ thuật, về sự vận hành, về công suất sử dụng... Mục tiêu của Công ty là cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ khách hàng, đảm bảo uy tín cho Công ty, vì vậy Công ty rất chú trọng vào việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các sản phẩm máy móc đã hoàn thành trước khi chuyển cho khách hàng. Vì vậy hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm đã được thiết lập một cách chặt chẽ và khoa học và được chuyển xuống cho bộ phận KCS, phục vụ bộ phận KCS trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm. Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn này, bộ phận KCS sẽ tiến hành đánh giá, kiểm định các sản phẩm, đưa ra các nhận xét về sản phẩm hoàn thành và có các quyết định đối với các lô sản phẩm hoàn thành. Đối với những sản phẩm có những sai sót, không đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu đã đề ra, bộ phận KCS sẽ yêu cầu phân xưởng tiến hành sửa chữa, cải tạo lại đến khi đạt yêu cầu. Đối với những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, bộ phận KCS sẽ lập phiếu xác nhận chất lượng của sản phẩm và tiến hành chuyển các sản phẩm này sang kho hàng hoá, thành phẩm để làm thủ tục nhập kho. Thủ kho sau khi xem xét phiếu kiểm tra chất lượng của KCS, sẽ viết phiếu nhập kho thành phẩm cho lô sản phẩm hoàn thành. Mẫu phiếu nhập kho thành phẩm tại Công ty tương tự như mẫu nhập kho vật tư như sau :
Biểu số 2.19
Công ty cổ phần cơ khí may gia lâm
Mẫu số: 02- VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
Phiếu nhập kho Quyển số:...
Ngày 30 tháng 3 năm 2007 Số:
Nợ: 155
Có: 154
Người giao nhận hàng:
Thuộc đơn vị: Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm
Lý do nhập kho: Thành phẩm hoàn thành.
Nhập tại kho :
STT
Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (sp, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
1
2
Máy cắt vòng Nhật
Bàn hút hơi là
...
12450
12547
Cái
Cái
5
10
4
10
-
-
-
-
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
KT Trưởng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký họ, tên)
(Ký họ, tên)
(Ký họ, tên)
(Ký họ, tên)
(Ký họ, tên)
Vì phiếu nhập kho thành phẩm được lập khi bộ phận KCS xác nhận về mặt chất lượng của các sản phẩm hoàn thành, và chỉ quan tâm đến số lượng các sản phẩm hoàn thành và đem nhập kho. Lúc này công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chưa hoàn thành vì vậy trong phiếu nhập kho thành phẩm chưa tồn tại chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm và chỉ tiêu giá trị bằng tiền của lô sản phẩm đó.
Sau khi nhập kho thành phẩm, Phòng Kinh doanh cũng ngay lập tức tiếp nhận thông tin về các thành phẩm hoàn thành, từ đó có các kế hoạch trong việc tiêu thụ hoặc chuyển giao cho khách hàng theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã kí.
Cuối tháng, dựa vào các phiếu nhập kho thành phẩm trong tháng, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ tổng kết lại được số lượng sản phẩm đã hoàn thành nhập kho trong tháng. Trên cơ sở so sánh với bảng kê chủng loại, số lượng sản phẩm đang sản xuất trong tháng, kế toán sẽ xác định được số lượng và chủng loại của các sản phẩm còn dở dang vào cuối tháng. Giá trị của các sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được xác định theo công thức sau :
Giá trị ( Giá trị SPDD đầu kì + Tổng CP NVL TT ps trong kì ) x Số SP DD cuối kì
SPDD =
Số SP DD đầu kì + Số SP tiến hành SX trong kì
Tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, trong lệnh sản xuất được đưa xuống phân xưởng thường là một lô sản phẩm cùng loại hay một đơn đặt hàng một loại sản phẩm nào đó. Vì vậy khi kế toán xác định được số lượng sản phẩm dở dang cuối kì, đồng thời sẽ xác định được luôn lô sản phẩm của lệnh sản xuất nào chưa hoàn thành. Vì chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp được tổng hợp theo từng đơn đặt hàng, từng lô sản phẩm, vì vậy việc tính giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp rất dễ dàng và thuận lợi. Đồng thời ta thấy việc lựa chọn phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang của Công ty là hợp lý bởi vì đối với các sản phẩm là máy móc, thiết bị thì chi phí vật tư chiếm tỉ lệ rất lớn trong giá trị của sản phẩm.
Ví dụ, lô sản phẩm 5 máy cắt vòng kiểu Nhật có biến tần được đưa vào quá trình sản xuất trong tháng 3 / 2007. Vào ngày 30/3/ 2007, chỉ có 4 chiếc máy được hoàn thành và nhập kho, vậy lô sản phẩm này có một chiếc vẫn còn dở dang. Để tính giá trị sản phẩm dở dang này ta có các thông tin như sau :
Tổng số sản phẩm được sản xuất là 5 chiếc máy.
Tổng số sản phẩm dở dang là 1 chiếc máy.
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất 5 máy là 48.234.075 đ
Lô sản phẩm này không có sản phẩm dở dang đầu kì.
Vậy giá trị sản phẩm dở dang của lô máy cắt vòng này là :
48.234.075 x 1 = 9.646.815 ( đ )
5
Tương tự với các sản phẩm dở dang thuộc các chủng loại khác, dựa vào công thức như trên, kế toán có thể tính ra được giá trị sản phẩm dở dang của các lô sản phẩm đó. Tổng hợp tất cả giá trị sản phẩm dở dang ta có chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kì. Giá trị các lô sản phẩm dở dang được thể hiện trong bảng tổng hợp sau :
Biểu số 2.20
Bảng tổng hợp giá trị Sản phẩm dở dang
Tháng 3 năm 2007
Khoản mục
Số lượng SPDD
Giá trị SPDD đơn vị
Tổng giá trị SPDD
...
...
...
Lô SP 5 máy cắt vòng kiểu Nhật
1 chiếc
9.646.815
9.646.815
...
...
...
Cộng
755.492.793
Việc lập bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang như trên giúp cho kế toán có sự quản lý tốt đối với hạng mục chi phí sản xuất dở dang. Chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm dở dang có được trên bảng tổng hợp này sẽ là số liệu để đối chiếu, so sánh với số dư trên sổ cái tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tháng 3/2007.
2.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm.
Như ta đã biết, đối tượng tính giá thành tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm là các lô sản phẩm theo đơn đặt hàng, theo lệnh sản xuất hay theo các kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Ta có công thức tính giá thành của lô sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm là :
Tổng giá thành = Giá trị SPDD + Tổng chi phí SX SP i - Giá trị SPDD
SP i đầu kì phát sinh trong kì cuối kì
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm i
sản phẩm i Số lượng sản phẩm i nhập kho
Để tính giá thành của lô sản phẩm máy cắt vòng kiểu Nhật, dựa vào công thức ta có
Giá trị SPDD đầu kì của lô sản phẩm này = 0
Tổng chi phí SX của lô sản phẩm này phát sinh trong kì = 68.286.518
Giá trị SPDD cuối kì của lô sản phẩm này = 9.646.815
ố Tổng giá thành sản phẩm = 68.286.518 - 9.646.815 = 58.639.703 ( đ )
máy cắt vòng
Lô sản phẩm máy cắt vòng này có 4 chiếc máy nhập kho. Vậy giá thành đơn vị của một chiếc máy cắt vòng có biến tần là :
Giá thành 1 chiếc máy = 58.639.703 = 14.659.926 ( đ )
4
Trên cơ sở các số liệu đã tính toán ở trên, ta có thể lập bảng tính giá thành của lô sản phẩm 4 máy cắt vòng kiểu Nhật có biến tần như sau :
Biểu số 2.21
Đơn vị : Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm
Địa chỉ : ...............................................
thẻ tính giá thành thành phẩm
Tháng 3 năm 2007
Tên sản phẩm, dịch vụ : Máy cắt vòng kiểu Nhật có biến tần
Đơn vị sản phẩm, dịch vụ : 4 chiếc
Đơn vị tính
VNĐ
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chia ra khoản mục
Chi phí NVL TT
Chi phí NC TT
Chi phí SXC
A
1
2
3
4
1. Chi phí SXKD DD đầu kì
0
0
-
-
2. Chi phí SXKD DD phát sinh trong kì
68.286.518
48.234.075
10.130.470
9.921.973
3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kì
58.639.703
38.587.260
10.130.470
9.921.973
4. Chi phí SXKD DD cuối kì
9.646.815
9.646.815
-
-
5. Giá thành đơn vị sản phẩm
14.659.926
9.646.815
2.532.618
2.480.493
Ngày tháng năm
Người lập biểu
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
( Ký, họ tên )
Sau khi tính ra giá thành của lô sản phẩm máy cắt vòng, kế toán thực hiện định khoản sau: Nợ TK 155 : 58.639.703
Có TK 154 : 58.639.703
Tương tự đối với các thành phẩm nhập kho khác, kế toán có thể tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, tổng hợp tổng giá thành của toàn bộ các sản phẩm nhập kho trong một tháng và có định khoản sau :
Nợ TK 155 : 453.253.189
Có TK 154 : 453.253.189
Định khoản này thể hiện tổng giá thành (giá vốn) của toàn bộ các thành phẩm hoàn thành và nhập kho trong tháng 3/2007. Tổng giá trị thành phẩm hoàn thành nhập kho được thể hiện trên sổ cái tài khoản 155 – Thành phẩm như sau :
Biểu số 2.22
công ty cổ phần cơ khí may gia lâm
Sổ Cái Tài khoản :155
Thành phẩm
Tháng 3/2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
1.303.106.350
Ghi Có các TK,
đối ứng Nợ với TK này
...
Tháng 2
Tháng 3
…
Cộng
TK 154
783.684.000
453.253.189
Cộng số phát sinh Nợ
783.684.000
453.253.189
Cộng số phát sinh Có
978.585.165
1.342.439.600
Số dư nợ
1.455.061.151
565.874.740
Số dư có
Người lập biểu
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên )
( Ký, họ tên )
Phần 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí may Gia Lâm.
3.1.1. Ưu điểm
Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm Cổ phần đã chuyển đổi loại hình 2 năm. Thời gian chưa dài nhưng Công ty đã có những bước phát triển nhất định, tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng về sau.
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty như vậy là khả quan, đang phát triển theo chiều hướng tốt, qui mô sản xuất dang được mở rộng phù hợp với tình hình phát triển chung của ngành may nói riêng và nền kinh tế nói chung, giúp cho Công ty ngày càng ổn định hơn về mặt tài chính, đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Trong thời gian tới, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành may cũng như sự mở rộng ngày càng lớn của thị trường không chỉ trong nước và ra quốc tế, sẽ là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình hỗn hợp, vừa theo quản lý trực tuyến: có sự quản lý từ trên cao xuống tập trung thống nhất, vừa quản lý theo chức năng: có phân chia thành các phòng ban chức năng. Việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy là hợp lý, tạo điều kiện để các bộ phận hoạt động hiệu quả, tránh sự chồng chéo về mặt công việc, nhiệm vụ. Ngoài ra việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp. Tuy phân chia thành các phòng ban chức năng khác nhau nhưng các phòng ban luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển.
Công ty CP Cơ khí may Gia Lâm là một Công ty sản xuất, vì vậy bộ máy sản xuất tại phân xưởng cũng được tổ chức rất qui củ, rõ ràng và chặt chẽ. Phân xưởng sản xuất có sự phân chia rõ ràng theo từng tổ sản xuất với các đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Điều đó giúp cho việc sản xuất theo chuyên môn hoá, tạo ra năng suất sản xuất cao. Bên cạnh đó, việc tổ chức phân theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhưng vẫn có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp thành một qui trình sản xuất chung liên tục, không bị gián đoạn, tạo cho quá trình sản xuất nói chung của toàn Công ty được diễn ra một cách đều đặn và hiệu quả.
Công ty CP Cơ khí may Gia Lâm đã cập nhật đầy đủ và kịp thời các quyết định, vận dụng tốt và đầy đủ các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán mới.
Công tác kế toán của Công ty nhìn chung được tổ chức rõ ràng, chặt chẽ. Đây là hình thức quản lý tập trung theo chức năng. Bộ máy kế toán được phân công rõ ràng nhiệm vụ, chia thành các phần hành quan trọng để phục vụ cho việc cung cấp thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng là hình thức Nhật kí chứng từ. Đây là hình thức kế toán phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất vì có sự theo dõi rõ ràng và phức tạp, tuy nhiên lại giúp cung cấp thông tin kịp thời, rõ ràng và nhanh chóng.
Hệ thống chứng từ, sổ sách và các báo cáo tài chính mà Công ty đang áp dụng đều theo chuẩn của các quyết định mà Bộ Tài chính ban hành, theo đúng mẫu, biểu đã qui định. Vì vậy đều có giá trị pháp lý, hợp thức và có giá trị so sánh cao.
Nhìn chung công tác kế toán của Công ty hoạt động tốt, phản ánh tốt và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đúng các nội dung kinh tế, việc ghi chép tốt, đầy đủ, và theo đúng chuẩn mực mà chế độ qui định.
Như ta đã biết mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp chính là lợi nhuận, đây là mục tiêu mà doanh nghiệp luôn theo đuổi. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với quy luật cạnh tranh gay gắt, một doanh nghệp muốn tồn tại và phát triển được là điều rất khó khăn. Vì vậy, để có thể đứng vững được trên thị trường buộc doanh nghiệp phải có những chính sách kinh doanh hợp lý. Và một trong những biện pháp cơ bản nhất, tối ưu nhất đó chính là tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Và cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm cũng có những chính sách kinh doanh hợp lý và phù hợp với đặc điểm của Công ty. Cụ thể Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tổ chức kỹ thuật và quản lý. Và tất yếu việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được công ty đưa lên hàng đầu.
Chính vì vậy bộ phận kế toán luôn là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý công ty. Thật vậy, cơ cấu tổ chức của phòng kế toán tương đối hoàn chỉnh, với đội ngũ nhân viên kế toán trẻ tuổi, có trình độ cao, có kinh nghiệm, xử lý các nghiệp vụ kinh tế đúng theo nguyên tắc và chế độ kế toán. Do vậy việc hạch toán được tiến hành một các kịp thời và thích ứng với điều kiện hiện nay của Công ty.
Hiện nay Công ty đã sử dụng phần mềm máy tính vào hoạt động kế toán của Công ty, tạo năng suất làm việc cao cho nhân viên kế toán, tạo điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện các phần hành kế toán khó như phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành.
Việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được thực hiện khá hợp lý, từ yêu cầu sản xuất đến các yêu cầu về vật tư, từ đó tính ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm về mặt số lượng được tính toán, đưa ra các định mức hợp lý nhằm tiết kiệm, tạo hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn để tính giá trị vật tư xuất kho. Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, việc sử dụng phương pháp này rất đơn giản, mà hiệu quả lại cao, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được phản ánh sát thực với giá trị thực tế của nó, tạo sự chính xác trong việc đưa chi phí vào giá thành sản phẩm. Sự liên hệ chặt chẽ với kế toán vật tư cũng giúp cho công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Công ty cũng xây dựng hệ thống kho bãi hàng tồn kho tốt bao gồm kho nguyên vật liệu chính – Kho chị Xuân và kho nguyên vật liệu phụ – Kho anh Dũng. Điều này giúp cho việc quản lý, kiểm soát kiểm tra vật tư được tốt, đồng thời với việc phân chia kho bãi như vậy sẽ phục vụ tốt việc cung cấp vật tư kịp thời, nhanh chóng cho quá trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo tiến độ kế hoạch của sản phẩm.
Công ty thực hiện việc trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất. Việc này là tốt, giúp cho công nhân cố gắng nâng cao hiệu quả năng suất lao động của mình. Vì chế độ trả lương như vậy là ăn lương theo sản phẩm, công nhân càng sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu chất lượng chắc chắn tiền lương sẽ cao. Việc trả lương theo sản phẩm sẽ giúp người lao động cố gắng hơn nữa trong công việc. Bên cạnh đó, Công ty có xây dựng các bảng định mức tiền lương đối với các sản phẩm khác nhau. Các bảng định mức tiền lương rất rõ ràng, cụ thể cho từng chi tiết sản phẩm, cho từng tổ sản xuất, vì vậy rất thuận lợi cho kế toán trong việc tính ra mức tiền lương cho công nhân sản xuất. Với việc tính lương theo các bảng định mức sản phẩm như vậy, việc hạch toán để tính ra chi phí nhân công trực tiếp là rất dễ dàng và thuận lợi, giúp cho kế toán chi phí sản xuất có thể tập hợp chi phí nhân công một cách nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương thực tế trả cho công nhân như vậy rất đơn giản, dễ làm, tạo sự thuận lợi cho kế toán lương trong việc tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân, đồng thời cũng tạo điều kiện cho kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong việc tính toán và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Phương pháp tính giá thành của Công ty là theo từng khoản mục rất đơn giản và hiệu quả, thuận tiện cho việc tính toán và dễ hiểu. Bên cạnh đó, phương pháp tính giá thành như vậy tương đối chính xác, cung cấp thông tin tốt cho Phòng Kinh doanh trong việc hoạch định ra giá bán sản phẩm hợp lý, đem lại hiệu quả tiêu thụ cao cho Công ty.
Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã tập hợp chi phí trong tháng và tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Cách tính này cho phép công ty có thể so sánh giá thành giữa các kỳ của từng loại sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của công ty. Có thể nói công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt có thể giúp Công ty đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí có hiệu quả, giúp cho tình hình phân tích giá thành trên nhiều góc độ được rõ ràng, góp phần vào việc xây dựng hướng quản lý giá thành một cách thiết thực hơn.
3.1.2. Những tồn tại.
Trên toàn Công ty, do lực lượng lao động còn hạn chế, số lượng nhân viên còn chưa nhiều vì vậy gây khó khăn trong việc phân công công việc cho từng nhân viên. Tại tất cả các phòng ban, tại phân xưởng sản xuất đang có sự trở ngại trong việc phân công công việc cho người lao động.
Bộ máy tổ chức chia thành nhiều tuyến chức năng tuy tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động nhưng gây hạn chế lớn trong quá trình quản lý, đôn đốc và nhắc nhở, cũng như gây trở ngại trong quá trình kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của từng bộ phận, từng phòng ban chức năng.
Về công tác kế toán, do sự thiếu hụt về nhân lực cho nên một nhân viên kế toán phải đồng thời kiêm nhiều phần hành, điều đó gây khó khăn trong việc giải quyết, đảm bảo tiến độ công việc. Thêm nữa, vì còn làm việc kiêm nhiệm, chưa có sự phân tách nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, vì vậy gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm tra kiểm soát, khi xảy ra sai sót khó qui trách nhiệm rõ ràng, dễ xảy ra hiện tượng thông đồng, móc ngoặc nhau.
Công tác kế toán nói chung đã được thực hiện một cách qui củ và chặt chẽ, tuy nhiên cũng có xảy ra nhiều sai sót trong việc tính toán giá trị, vẫn có một số ít trường hợp có sai sót trong việc hạch toán ảnh hưởng đến thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Hình thức Nhật kí chứng từ mà Công ty đang áp dụng là một hình thức kế toán phức tạp, qui củ và chặt chẽ. Tuy cung cấp thông tin rất cụ thể và chính xác nhưng đòi hỏi công tác kế toán phải nỗ lực hết mình, có trình độ, kinh nghiệm để thực hiện. Vì vậy đây cũng là một hạn chế cần khắc phục của Công ty.
Ngoài ra Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm cũng có những hạn chế nhất định trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán trong hoạt động kế toán, vì vậy công tác kế toán cũng được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên theo qui định, Công ty vẫn phải tiến hành in các loại bảng biểu, sổ sách, đóng thành quyển để lưu trữ. Như ta đã biết Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm hạch toán kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ, tuy nhiên mẫu sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 6271 – Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng mà Công ty in ra không phải mẫu sổ chính thức của hình thức Nhật kí chứng từ, đó là mẫu sổ cái của hình thức Chứng từ ghi sổ. Điều này là không đúng với chế độ.
Trong quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đối với từng nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ sản xuất, Công ty có sự phân tách nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, từ đó có thể xác định được chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên Công ty chỉ có thể xác định được chi phí nguyên vật liệu chính, phụ vào cuối tháng dựa vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, còn đối với từng lô sản phẩm, đơn đặt hàng sản xuất trong tháng, ví dụ như lô sản phẩm 5 máy cắt vòng sản xuất trong tháng 3 không thể xác định được chi phí vật liệu chính, phụ trong giá thành lô sản phẩm này.
Để phục vụ cho quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán phải lập các bang thanh toán lương theo từng tổ sản xuất đối với từng lô sản phẩm, đơn đặt hàng, vì vậy số tiền lương theo sản phẩm của công nhân sản xuất trên các bảng tính lương này thường là nhỏ. Tuy nhiên trong tháng, công nhân sản xuất chế tạo được rất nhiều chi tiết của nhiều đơn đặt hàng khác nhau, vì vậy dẫn đến khối lượng công việc của kế toán trong việc lập các bảng tính lương là rất lớn. Cuối tháng, để phục vụ cho quá trình trả lương công nhân sản xuất, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán lương theo tháng của toàn bộ phân xưởng sản xuất, trên đó phản ánh toàn bộ số tiền lương sản phẩm của từng công nhân sản xuất theo các tháng, cũng đồng thời phản ánh số tiền tạm ứng lương kì I, số tiền còn được lĩnh kì II của công nhân. Với cách tổ chức công việc tính lương như vậy, kế toán viên phải tốn nhiều công sức theo dõi, kiểm tra và lập các bảng biểu về lương đối với từng tổ sản xuất tương ứng với từng đơn đặt hàng, lô sản phẩm. Đây là mặt hạn chế trong công tác kế toán của Công ty.
Bên cạnh đó, cũng trong việc hạch toán tiền lương, vì kế toán của Công ty lập bảng thanh toán lương tháng đối với toàn bộ phân xưởng sản xuất, bao gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất và các cán bộ phân xưởng như quản đốc, giám sát viên... Chính vì vậy, dựa vào bảng tính lương sẽ không thể phân tách được tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và tổng tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng. Vấn đề khó khăn là trên bảng thanh toán lương tháng sẽ không thể hiện được khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi tiết chi phí sản xuất chung: tiền lương nhân viên phân xưởng. Vì vậy để có thể hạch toán chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng thì phải có sự tính toán trên cơ sở tổng số tiền phải trả cho phân xưởng sản xuất được thể hiện trên bảng tính lương tháng, và tổng số tiền phải trả cho công nhân sản xuất được thể hiện trên sổ cái tài khoản 622. Điều này gây khó khăn cho nhân viên kế toán trong việc hạch toán chi phí sản xuất chung – khoản mục chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng.
Về vấn đề tính và trích lập khấu hao, Công ty chỉ lập bảng tính và trích lập khấu hao theo kế hoạch của năm, vậy tại Công ty không có bảng tính và trích lập khấu hao theo từng tháng. Đây cũng là một hạn chế của Công ty, bảng tính này sẽ không cung cấp được giá trị khấu hao theo từng tháng, từ đó sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc hạch toán chi phí khấu hao phân xưởng sản xuất và tính giá thành lô sản phẩm hoặc đơn đặt hàng. Bảng tính và trích lập khấu hao theo năm của Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm chưa chính xác theo mẫu bảng biểu được qui định. Trên bảng tính chưa thể hiện được số năm đưa vào sử dụng của từng TSCĐ, chưa có thông tin về số năm ước tính sử dụng để tính khấu hao hoặc tỉ lệ khấu hao của từng TSCĐ hoặc nhóm TSCĐ.
Tại Công ty, chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết theo từng khoản mục của chi phí, vì vậy tại Công ty có các sổ chi tiết tài khoản 6271, 6273, 6274... Việc lập ra các sổ chi tiết tài khoản như vậy sẽ giúp cho kế toán có sự thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, Công ty chỉ lập ra các sổ chi tiết tài khoản 627 như trên và không lập ra sổ cái tài khoản 627 để tổng hợp các sổ chi tiết đã lập ra. Dựa trên thông tin các sổ chi tiết đã lập, kế toán tiến hành kết chuyển số dư của các tài khoản chi tiết đo sang tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Điều này là một hạn chế của Công ty, sẽ gây khó khăn cho Công ty khi cung cấp các thông tin tổng hợp về chi phí sản xuất chung phát sinh trong toàn phân xưởng.
Như ta đã biết, Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng tháng theo các khoản mục. Tuy nhiên Công ty lại không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung trong tháng cho từng lô sản phẩm được sản xuất trong tháng đó mà thực hiện phương pháp ước tính chi phí sản xuất chung cho từng lô thành phẩm. Theo ước tính của Công ty, chi phí sản xuất chung của một lô sản phẩm, đơn đặt hàng đạt khoảng từ 15 – 20% chi phí trực tiếp của lô sản phẩm hay đơn đặt hàng đó. Tất cả sản phẩm khi tiến hành trích chi phí sản xuất chung đều được thực hiện theo phương pháp này. Như vậy ta sẽ thấy, việc ước tính chi phí sản xuất chung cho các đơn đặt hàng là dựa vào chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, hoàn toàn tách biệt với chi phí sản xuất chung đã tập hợp trên các sổ chi tiết tài khoản 627. Vì vậy sẽ có sự không khớp giữa tổng chi phí sản xuất chung trong giá thành của toàn bộ sản phẩm với tổng chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp trên các sổ chi tiết này. Để khắc phục, kế toán đã tiến hành điều chỉnh chi phí sản xuất chung ước tính một số lô sản phẩm để đảm bảo khớp đúng giữa hai số liệu này. Phần thiếu, thừa này sẽ được đưa vào chi phí sản xuất chung của một số lô sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp ước tính với tỉ lệ ước tính là 15 – 20% đã được Phòng Kinh doanh tính toán tương đối phù hợp dựa trên cơ sở các đặc trưng sản xuất tại phân xưởng sản xuất của Công ty. Vì vậy phần chênh lệch này là rất nhỏ, không mang tính trọng yếu, vì vậy việc đưa phần chênh lệch này vào chi phí sản xuất chung một số lô sản phẩm cũng không có ảnh hưởng nhiều đến giá thành của lô sản phẩm đó. Tuy vậy điều này sẽ tạo ra sự thiếu chính xác trong việc tính giá thành của một số lô thành phẩm vì vậy cần có sự khắc phục.
Đặc điểm của Công ty là tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo lô thành phẩm hoàn thành, tuy nhiên kế toán lại không lập sổ chi tiết tài khoản 154 theo từng lô thành phẩm. Hiện nay kế toán tại Công ty chỉ tập hợp chi phí sản xuất sau đó kết chuyển sang tài khoản 154, kế toán sẽ lập sổ cái của TK 154 theo từng tháng để theo dõi tổng chi phí sản xuất phát sinh vào mỗi tháng tại phân xưởng sản xuất. Nếu lập sổ chi tiết tài khoản 154 theo cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành các lô thành phẩm. Tuy nhiên, việc lập các sổ chi tiết tài khoản như vậy cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
3.2. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sp tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng. Vì vậy việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán của doanh nghiệp để nhằm mục đích kịp thời phát hiện ra những điều còn sai sót trong việc tổ chức công tác kế toán, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục để làm sao đạt hiệu quả cao không chỉ đối với công tác kế toán CPSX và tính giá thành SP mà còn đối với hoạt động kế toán nói chung của DN, đặc biệt đối với Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm. Khi đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được hoàn thiện hơn, tổ chức chặt chẽ hơn, khoa học hơn, sẽ đưa ra kết quả chính xác, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, các biện pháp đề xuất hoàn thiện cần phải dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau :
Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm sẽ không được gây ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời các biện pháp hoàn thiện cần phải trên cơ sở tôn trọng và tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và những văn bản chế độ mà Nhà nước đã ban hành về công tác kế toán. Hiện nay Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 15, qui định thống nhất về chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, công tác sửa chữa, hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán về CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng đều phải được thực hiện trên cơ sở qui định này cùng các chuẩn mực, các nguyên tắc của Nhà nước.
Mục đích của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm là nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Chính vì lẽ đó, các biện pháp hoàn thiện cũng cần phải đảm bảo mục đích này, nhằm phục vụ cho các nhà quản trị của Công ty trong việc điều hành và đưa ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của Công ty, tạo hiệu quả cao trong hoạt động SXKD. Đồng thời cần đảm bảo những số liệu thu được từ công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm phải là những thông tin chính xác và đáng tin cậy, làm cơ sở lập các báo cáo tài chính của Công ty, thể hiện trình độ cao của nhân viên kế toán trong Công ty.
Các biện pháp hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm phải vừa đảm bảo sự tin cậy, trung thực và đúng đắn của số liệu nhưng phải trên cơ sở hiệu quả của bộ máy kế toán. Hoàn thiện trên cơ sở làm cho bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, trách nhiệm làm việc cao, năng lực hoạt động có hiệu quả thì trên cơ sở đó mới có thể đem lại hiệu quả hoạt động cho toàn doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi có thể thực hiện được, tức là phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, qui mô, trình độ, năng lực đội ngũ kế toán, tình hình trang bị máy móc của Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm vào thời điểm hiện tại. Có như vậy các biện pháp hoàn thiện mới có cơ sở để thực hiện được, có hiệu quả trong thực tiễn, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
Các biện pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên khả năng phù hợp với sự phát triển của Công ty trong hiện tại và tương lai, không chỉ phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong hiện tại mà còn phải phát huy được tác dụng cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm có những thành tựu mới, có những bước phát triển mới, nâng cao được uy tín của Công ty trên thương trường.
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
• Công ty cần hoàn thiện hệ thống qui chế chung của Công ty trên mọi lĩnh vực từ bộ máy quản lý, quá trình hạch toán kế toán, qui trình sản xuất và công tác kiểm tra và giám sát.
• Công ty cần có chính sách nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, mở các khoá đào tạo tay nghề, nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Đối với công tác kế toán, các phần hành kế toán tại Công ty cũng cần được hoàn thiện hơn. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề kho vật liệu, có biện pháp bảo quản nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ tốt hơn đảm bảo chất lượng phục vụ quá trình sản xuất. Công tác quản lý chứng từ như phiếu nhập, phiếu xuất kho cần được thực hiện một cách chặt chẽ. Đặc biệt công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ như hoá đơn GTGT khi mua NVL, công cụ dụng cụ cần phải được thực hiện một cách có khoa học, thuận tiện cho vấn đề hạch toán và kiểm tra, kiểm soát sau này.
• Công ty cần có những biện pháp để công tác hạch toán chi phí sản xuất được chính xác và hiệu quả. Vì các khoản mục chi phí sản xuất của Công ty rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại và nhiều khoản mục khác nhau vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất là phức tạp và khó khăn. Vì vậy Công ty cần chú trọng vào công tác kế toán chi phí sản xuất để đảm bảo sự hợp lý, chính xác và có lợi nhất.
• Về mặt sổ sách của Công ty, Công ty cần sử dụng các mẫu sổ theo đúng hình thức, đảm bảo độ thống nhất trên toàn Công ty. Công ty hiện đang hạch toán theo hình thức Nhật kí chứng từ, vì vậy các mẫu sổ được in ra, đóng thành quyển và lưu trữ phải đảm bảo đúng qui cách, đúng mẫu biểu qui định, có sự đồng nhất cao trong toàn Công ty.
• Đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, để có thể cung cấp thông tin về chi phí nguyên vật liệu chính, phụ trong từng lô sản phẩm, Công ty cần lập sổ chi tiết TK 621 theo từng lô sản phẩm theo đúng mẫu sổ của hình thức Nhật kí chứng từ. Đồng thời trên đó có thể chi tiết được chi phí nguyên vật liệu chính, phụ bằng việc chi tiết tài khoản đối ứng là 1521 – Nguyên vật liệu chính, 1522 – Nguyên vật liệu phụ. Bằng cách này, kế toán có thể theo dõi được chi phí nguyên vật liệu chính, phụ đối với từng lô sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từ đó cung cấp thông tin rõ ràng, hiệu quả hơn về mặt chi phí sản xuất cho nhà quản lý.
• Để thuận tiện cho việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, vào cuối tháng, khi lập bảng thanh toán tiền lương cho phân xưởng sản xuất, kế toán cần lập thêm bảng thanh toán tiền lương theo tháng cho nhân viên phân xưởng. Việc lập thêm bảng thanh toán tiền lương như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí sản xuất và giá thành có thể hạch toán chính xác và nhanh chóng một khoản mục chi phí sản xuất chung rất quan trọng là chi phí tiền lương phân xưởng, có số liệu trực tiếp để đưa vào sổ chi tiết tài khoản 6271.
• Cũng nhằm mục đích phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất chung được nhanh chóng và thuận tiện, Công ty nên tiến hành lập các bảng tính và trích khấu hao theo từng tháng. Việc lập các bảng khấu hao theo tháng sẽ cung cấp thông tin nhanh chóng, phục vụ cho quá trình tập hợp chi phí, phân bổ để tính giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, việc lập bảng tính và trích khấu hao theo tháng sẽ tạo điều kiện dễ dàng để quản lý việc trích lập khấu hao của các TSCĐ trong Công ty. Nếu có sự thay đổi về TSCĐ trong năm, vào tháng nào đó, có thể là mua sắm TSCĐ mới, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ cũ, sẽ rất nhanh chóng và dễ dàng tính toán được chi phí khấu hao tính thêm hoặc thôi tính trong tháng đó và các tháng tiếp theo. Đồng thời với việc lập thêm các bảng tính khấu hao theo tháng sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn cho cán bộ Công ty về chế độ trích lập khấu hao, hay quá trình tính khấu hao cụ thể trong từng tháng.
• Trên cơ sở các sổ chi tiết tài khoản 627, kế toán cần lập thêm sổ cái TK 627. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho kế toán trong việc tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn phân xưởng sản xuất, cung cấp thông tin xác thực và nhanh chóng về tổng chi phí sản xuất chung trong một tháng cho cán bộ quản lý khi họ có nhu cầu. Đây sẽ là thông tin mà Phòng Kinh doanh rất quan tâm và sử dụng nhiều. Phòng Kinh doanh là người đề xuất ra tỉ lệ ước tính chi phí sản xuất chung đối với từng nhóm thành phẩm. Vì vậy Phòng Kinh doanh cần thường xuyên theo dõi tổng chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong tháng tại phân xưởng Công ty, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh về tỉ lệ ước tính chi phí sản xuất chung đối với từng loại sản phẩm sao cho phù hợp, để giá trị ước tính ngày càng sát thực với giá trị thực tế.
• Tuy nhiên, Công ty cần thay đổi lại phương pháp trích chi phí sản xuất chung. Theo em nên tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất, điều này sẽ giúp việc tính giá thành sản phẩm được chính xác và hợp lý hơn. Công ty có thể làm như sau : dựa vào các bảng định mức tiền lương của sản phẩm , các bảng tính lương cho công nhân sản xuất trong một tháng, kế toán viên sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành của một lô sản phẩm hay một đơn đặt hàng. Ta có thể tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo công thức như sau :
Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm i
=
Tổng chi phí sản xuất chung
Tổng tiền lương SP CNSX trong tháng
x
Tiền lương SP của SPi
Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung như vậy sẽ tránh được hiện tượng bị sai lệch về số liệu. Hơn nữa trong phương pháp này, tiêu thức được sử dụng để phân bổ là tổng tiền lương của công nhân sản xuất trong tháng, đây là tiêu thức phổ biến được áp dụng vì đem lại độ chính xác cao trong quá trình phân bổ. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung được rất nhiều công ty áp dụng vì đơn giản, dễ tính mà đạt hiệu quả cao.
Như vậy Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm cần có những biện pháp tốt hơn nữa cải thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của mình để đảm bảo việc tính giá vốn các sản phẩm được chính xác và hợp lý, giúp cho quá trình sản xuất của Công ty ngày càng hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu giảm giá thành, giữ vững chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín và sự cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Với việc ngày càng hoàn thiện hơn công tác kế toán của mình, Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm sẽ ngày càng phát triển vững chắc, tạo đà tiến lên trong tương lai, phấn đấu trở thành một công ty sản xuất cơ khí có uy tín của đất nước.
kết luận
Trải qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập là Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm, ở giai đoạn hai em đã hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm ”. Khoá luận đã nêu được những vấn đề cụ thể bao gồm :
Khái quát về Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm : sự hình thành phát triển, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty.
Các chính sách kế toán áp dụng chủ yếu tại Công ty.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm .
Đánh giá ưu nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty và các kiến nghị đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán.
Đợt thực tập với điều kiện đi chuyên sâu hơn vào công tác kế toán của Công ty, em có thể nghiên cứu và học tập phương pháp làm việc của công ty trong mọi phần hành, đặc biệt là phần hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp em có những kinh nghiệm quí báu và cần thiết, bổ sung với những kiến thức đã được học trên giảng đường.
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm làm việc còn non yếu, khoá luận còn rất nhiều sai sót. Em kính mong thầy giáo hướng dẫn cùng các cán bộ trong phòng Tài vụ của Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm có những ý kiến đánh giá để em có thể hoàn thiện mình hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn về công tác kế toán của một công ty sản xuất, từ đó tạo dựng cho mình hành trang tri thức để có thể làm tốt công việc kế toán sau này.
Danh Mục tài liệu tham khảo
I. Danh mục sách tham khảo
1. PGS. TS Nguyễn Văn Công, “ Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính ”, NXB Tài chính, Hà Nội 10/2004.
2. Bộ Tài Chính, “ Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ”, Quyển 1 “ Hệ thống tài khoản kế toán ”, NXB Tài chính, Hà Nội 2006.
3. Bộ Tài Chính, “ Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ”, Quyển 2 “ Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán ”, NXB Tài chính, Hà Nội 2006.
II. Danh mục tạp chí tham khảo
1. Tạp chí kế toán năm 2006 - 2007.
III. Danh mục trang web tham khảo
1.
2.
IV. Một số tài liệu khác của Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
1. Công ty Cơ khí may Gia Lâm, “ Sổ tay chất lượng - hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 ”, Hà Nội tháng 7 – 2002.
2. “ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm ”, Hà Nội tháng 2 – 2006.
3. Bộ Công nghiệp – Tổng Công ty Dệt may Việt Nam – Công ty CP Cơ khí may Gia Lâm, “ Trang bị – Thiết bị phụ trợ ngành may ”, Hà Nội tháng 5 – 2004.
mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục sơ đồ
Danh mục bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt
KD : Kinh doanh.
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
TSCĐ : Tài sản cố định.
CPSX : Chi phí sản xuất.
CHDC : Cộng hoà dân chủ.
XHCN : Xã hội chủ nghĩa.
BHXH : Bảo hiểm xã hội.
BHYT : Bảo hiểm y tế.
KPCĐ : Kinh phí công đoàn.
GTGT : Giá trị gia tăng.
TK : Tài khoản.
SX : Sản xuất
NVL : Nguyên vật liệu.
TT : Trực tiếp
DD : Dở dang.
SP : Sản phẩm
SPDD : Sản phẩm dở dang
PX : Phân xưởng
HTK : Hàng tồn kho
CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu
CP : Chi phí
LĐ : Lao động
Nhận xét của giáo viên phản biện
Sinh viên thực hiện khoá luận : Hoàng Thu Giang.
Lớp : Kế toán 45B.
Đề tài khoá luận : Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Cơ khí May Gia Lâm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ngày tháng 6 năm 2007
Giáo viên phản biện
PGS.TS đặng Thị Loan
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( KKtx ) 13
sơ đồ 1.2 : kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( kkđk ) 14
sơ đồ 1.3 : kế toán chi phí nhân công trực tiếp 15
sơ đồ 1.4 : Kế toán toán chi phí sản xuất chung 17
sơ đồ 1.5 : kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 18
sơ đồ 1.6 : kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất 19
sơ đồ 1.7 : trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ nhật kí chứng từ 20
sơ đồ 1.8 : kế toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên của kế toán mỹ 27
SƠ Đồ 1.9 : kế toán chi phí sản xuất theo hệ thống kiểm kê định kì của kế toán mỹ 28
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty 36
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ Phần Cơ khí May Gia Lâm 39
sơ đồ 2.3 sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 45
sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 46
sơ đồ 2.5 trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính 53
DANH MụC BảNG BIểU
Biểu số 2.1 : Phiếu nhập kho vật tư. 59
Biểu số 2.2 : Phiếu xuất kho vật tư 62
Biểu số 2.3 : Sổ chi tiết tài khoản 621 (lô máy cắt vòng kiểu Nhật) 63
Biểu đồ 2.4 : Sổ cái tài khoản 621 64
Biểu số 2.5 : Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ 65
Biểu số 2.6 : Định mức tiền lương của sản phẩm máy cắt vòng kiểu Nhật 68
Biểu số 2.7 : Bảng thanh toán tiền lương tổ tiện cho lô máy cắt vòng kiểu Nhật 71
Biểu số 2.8 : Chi phí nhân công trực tiếp 72
Biểu số 2.9 : Sổ chi tiết tài khoản 622 ( lô máy cắt vòng kiểu Nhật ) 73
Biểu số 2.10 : Sổ cái tài khoản 622 74
Biểu số 2.11 : Bảng thanh toán lương phân xưởng sản xuất 78
Biểu số 2.12 : Sổ cái tài khoản 6271 80
Biểu số 2.13 : Bảng trích khấu hao tài sản cố định 82
Biểu số 2.14 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo các yếu tố chi phí 84
Biểu số 2.15 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo các khoản mục SP 86
Biểu số 2.16 : Nhật kí chứng từ số 7 : tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp 88
Biểu số 2.17 : Sổ cái tài khoản 154 91
Biểu số 2.18 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất ( lô máy cắt vòng kiểu Nhật ) 92
Biểu số 2.19 : Phiếu nhập kho thành phẩm 95
Biểu số 2.20 : Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang 98
Biểu số 2.21 : Thẻ tính giá thành thành phẩm ( máy cắt vòng kiểu Nhật ) 100
Biểu số 2.22 : Sổ cái tài khoản 155 101
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1465.doc