Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu - Xây dựng 720 TP Cần Thơ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Ngày nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ để tiến đến hội nhập với nền kinh tế thế giới, thì sự cạnh tranh khốc liệt là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi. Đó không chỉ là sự cạnh tranh trong phạm vi các doanh nghiệp trong nước, mà còn mở rộng trên toàn thế giới. Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, để bắt kịp và thích nghi với sự vận động không ngừng ấy, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt về sản xuất và kinh doanh. Trong đó, thì chất lượng và giá cả là 2 yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu. Ta có thể thấy rõ rằng, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân, đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật Tất cả đều nhằm mục đích là lựa chọn yếu tố đầu vào sao cho phù hợp để tạo sản phẩm đầu ra tốt, chất lượng cao với chi phí và giá thành hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Chính vì thế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục và quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua chỉ tiêu chi phí và giá thành sản phẩm các nhà quản lý sẽ biết được nguyên nhân biến động chi phí và giá thành là do đâu và từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu quan trọng không những với mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, trong tình hình nền kinh tế toàn cầu năm 2009 được dự báo sẽ có nhiều biến động và suy thoái, thì vấn đề quản lý chi phí lại càng trở thành một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần Thơ”. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với thị trường. Các doanh nghiệp cần nắm bắt thị trường để quyết định vấn đề then chốt là sản xuất cái gì, cho ai, với chi phí bao nhiêu và giá thành như thế nào là phù hợp? Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là sự kết hợp đồng bộ giữa ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn. Khi quyết định sản xuất một sản phẩm nào đó đều cần tính đến khối lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và lợi nhuận thu được khi tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần tập hợp chính xác và đầy đủ chi phí sản xuất. Những biến động thay đổi của giá thành đều là biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị, tiền vốn Nó phụ thuộc vào quá trình tập hợp chi phí của doanh nghiệp. Khả năng ứng xử giá linh hoạt, tính toán chính xác chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. 1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành đô thị loại một vào năm 2010. Muốn như vậy, thành phố phải không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục Trong đó, kinh tế là một trong những nhân tố quyết định. Bất cứ trên một quốc gia hay lãnh thổ nào, khi nói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể tự đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Kế toán chi phí cung cấp thông tin cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt nó giúp cho nhà quản trị nắm bắt và phân tích tình hình sản xuất một cách chính xác, kịp thời. Từ đó, nhà quản trị có thể đề ra những điều chỉnh, biện pháp hữu hiệu và quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuất. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 TP Cần thơ. Từ đó, đề ra một số biện pháp nhằm quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận tối ưu cho Cty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung đã đề ra, ta có những mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát thực trạng và hoạt động của đơn vị. - Tập hợp các chi phí sản xuất theo từng khoản mục và hạch toán tính giá thành sản phẩm. - Phân tích biến động chi phí và giá thành. - Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp hạ giá thành sản phẩm. - Nhận xét về biến động chi phí và giá thành để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: trong phạm vi Cty CP vật liệu xây dựng 720 TP Cần Thơ. - Thời gian: từ ngày 02/02/2009 đến 25/04/2009. - Đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí (bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành sản phẩm của hai loại: xi măng PCB.40 và xi măng PCB.30 từ năm 2006-2008. Đồng thời, phân tích biến động chi phí và giá thành sản phẩm của 2 loại xi măng trên. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Sinh viên Trương Ngọc Diễm Thuý (2004). Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái. Nội dung luận văn hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm. Từ đó, tìm biện pháp giảm chi phí. Đề tài trên khác đề tài của em ở điểm, nó không phân tích biến động chi phí và giá thành.

pdf124 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu - Xây dựng 720 TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất cần tiêu hao lượng đá nhiều hơn so với mức thông thường (mức tăng là 17kg puzolan/tấn xi măng). Tình hình trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu tại Cty là chưa tốt. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 92 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tuy một phần là do nhân tố khách quan tác động, nhưng Cty cần có một kế hoạch cụ thể hơn trong sản xuất tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của thị trường vật liệu xây dựng. - Biến động giá cũng có mức tăng khá cao. Một phần là Cty tăng sản lượng sản xuất xi măng ở mức cao nhằm đáp ứng những đơn đặt hàng bất thường. Chính vì nhu cầu vật tư phải mua trong thời gian ngắn, nên Cty phải chịu mức giá do nhà cung cấp đề ra và hưởng chiết khấu ít. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của việc tăng giá này là do thị trường mua bán nguyên vật liệu trong năm 2007 có nhiều biến động bất thường tăng giá đột ngột. Đặc biệt là clinker, một loại vật tư nhập khẩu, thì biến động trên thị trường tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến giá thành của nó. Ngoài ra, việc giá xăng đầu tăng cao cũng là chi phí vận chuyển tăng gây nên việc tăng giá vật tư. Tuy nguyên nhân chủ yếu của việc biến động giá tăng mạnh trong năm 2007 là do khách quan, nhưng doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chính trách dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu để chủ động hơn trong vấn đề giá. * Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007 - Biến động lượng của clinker là -8.106.390đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,819tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007) xuống còn 0,812 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2008). Bên cạnh đó biến động giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 243.223.786đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 605.703đ/tấn (năm 2007) lên 762.371đ/tấn (năm 2008). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 235.117.396đ. - Biến động lượng của thạch cao là -4.619.122đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,026tấn th.cao/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,021tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó biến động giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 413.147đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 483.192đ/tấn (năm 2006) lên 493.482đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động giảm là 4.205.975đ. - Biến động lượng của đá Puzolan là -7.876.250đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,212tấn puzolan/tấn xi măng lên (năm 2006) xuống còn 0,187tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng giảm là -22.524đ nguyên nhân là do giá thu mua đá puzolan www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 93 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO giảm từ 164.782đ/tấn (năm 2006) xuống còn 164.719đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là -7.898.774đ. Nguyên nhân - Biến động lượng của của 3 loại vật tư trong năm 2008 so với năm 2007 đều có xu hướng giảm rất tích cực. Để đạt được thành quả này Cty đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc thu mua, quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu. Trong năm 2007, Cty nhận thấy lượng nguyên vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm là cao so với mức thông thường. Chính vì vậy đến năm 2008, Cty đã thực hiện tăng cường công tác quản lý và dự trữ. Đồng thời, cải tạo máy móc thiết bị, thường xuyên duy tu bảo dưỡng để hạn chế hao phí không cần thiết trong quá trình chạy máy. Bên cạnh đó còn tổ chức khen thưởng để động viên cho những tổ lao động nào làm ra sản phẩm tốt với chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất. Nhũng biện pháp này đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực cho Cty. - Biến động giá của 3 loại vật tư trong năm 2008 lại có chiều hướng khác nhau. Trong khi giá clinker và thạch cao có xu hướng tăng, thì đá puzolan lại có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do sau khi gặp tình trạng đá puzolan không đảm bảo chất lượng trong năm 2007 nên sang năm 2008 Cty đã tích cực tìm kiếm những đối tác mới. Cty đã tìm được một số nhà cung cấp gần TP Cần Thơ hơn, vì vậy giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá đá puzolan xuống. Mặc dù cả 3 loại nguyên vật liệu đều chịu sự tác động của việc thị trường nguyên vật liệu tăng giá. Trong năm 2008, giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng với mức độ cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát năm 2008 cũng được đánh giá là khá cao, nên đã đẩy giá rất nhiều mặt hàng trong đó có vật liệu xây dựng. b/ Xi măng PCB.30 * Biến động chi phí trong năm 2007 so với năm 2006 - Biến động lượng của clinker là 24.721.857đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,761tấn clinker/tấn xi măng từ (năm 2006) lên 0,768tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 503.982.999đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 511.681đ/tấn (năm 2006) lên 606.757đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 528.704.856đ. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 94 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - Biến động lượng của thạch cao là -9.136.004đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,033tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2006) xuống còn 0,03tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó, biến động giá lại tăng là 6.104.667đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 441.216đ/tấn (năm 2006) lên 470.698đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động giảm là 3.031.337đ. - Biến động lượng của đá Puzolan là -39.875.906đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,268tấn puzolan/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,223tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 53.021.577đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá puzolan từ 128.385đ/tấn (năm 2006) lên 162.833đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 13.145.671đ. * Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007 + Biến động lượng của clinker là -84.062.366đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,768tấn clinker/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,751 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 89.115.6784đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 606.757đ/tấn (năm 2006) lên 752.362đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 808.141.345đ. + Biến động lượng của thạch cao là 0đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ năm 2006 đến năm 2007 là không đổi. Biến động giá tăng là 497.779đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 470.698đ/tấn (năm 2006) lên 472.734đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 497.779đ. + Biến động lượng của đá Puzolan là -1.327.029đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,223tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2006) xuống 0,222tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá tăng là 8.492.469đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá puzolan từ 162.833đ/tấn (năm 2006) lên 167.527đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 7.165.440đ. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 95 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Nguyên nhân Vì việc sử dụng nguyên liệu để sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 là tương tự nhau. Vì vậy, những biến động của xi măng PCB.40 cũng là những biến động của xi măng PCB.30. Do đó, trong phần phân tích nguyên nhân biến động lượng và biến động giá vật tư sản xuất xi măng PCB.30 ta không đề cập đến những tác nhân đó nữa. Mà chỉ đi sâu giải thích những khác biệt dẫn đến những biến động không đồng nhất giữa hai loại xi măng này. - Về biến động lượng: ta nhận thấy dù cùng sản xuất trên một dây chuyền công nghệ, xí nghiệp và với cùng đội ngũ nhân công như nhau. Tức là quá trình sản xuất xi măng PCB.30 cũng phải chịu những tác động như đã nêu trong phần phân tích biến động lượng của xi măng PCB.40. Tuy nhiên, mức hao phí vật tư để sản xuất 1 tấn xi măng của xi măng PCB.30 lại có mức tăng không cao (clinker) và một số vật tư khác (thạch cao, đá puzolan) lại có chiều hướng giảm. Thực tế nghịch lý này là do đặc điểm tổ chức sản xuất của Cty, thường sản xuất xi măng PCB.40 và đầu tháng và sản xuất xi măng PCB.30 vào khoảng giữa tháng, vì vậy việc sản xuất xi măng PCB.40 thường gặp nhiều vấn đề hơn xi măng PCB.30. Bên cạnh đó, do xi măng PCB.30 là mặt hàng sản xuất chính yếu của Cty, thường sản xuất với số lượng lớn, nên việc kiểm tra giám sát được chú trọng hơn. - Về biến động giá: vì Cty thường mua nguyên vật liệu nhập kho và xuất dùng khi sản xuất nên giá nguyên vật liệu dùng cho cả hai loại xi măng là tương đương nhau. Tuy nhiên, do Cty áp dụng xuất kho theo phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước), nên chi phí vật tư trên 1 tấn xi măng của hai loại có chênh lệch nhau ở mức độ vừa phải. Riêng thạch cao là mặt hàng sử dụng với số lượng không nhiều. Trong trường hợp thuận lợi Cty mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu thì gần như chi phí thạch cao sản xuất một tấn xi măng là không đổi giữa hai loại xi măng. Ngoài yếu tố trên, thì giá vật tư để sản xuất xi măng PCB.30 cũng chịu tác động của các nhân tố như đã nêu trong phần phân tích biến động giá xi măng PCB.40. 4.3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Do công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Vì vậy, ta chỉ phân tích biến động giá. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO 96 Bảng 20: BẢNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008 ĐVT: đồng Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 SL Giá Chi phí SL Giá Chi phí SL Giá Chi phí Xi măng PCB.40 1.556 38.279 59.562.124 1.821 39.825 72.521.325 1.892 42.030 79.520.760 Xi măng PCB.30 6.070 34.715 210.720.050 6.965 37.148 258.735.820 8.240 39.871 328.537.040 (Nguồn: bảng lương tổng hợp các năm 2006, 2007 và 2008 của Cty CP VL-XD 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 97 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 21: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 QUA CÁC NĂM 2006, 2007 VÀ 2008 ĐVT: đồng Sản phẩm Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007 (P07 - P06) × Q07 (P08 - P07) × Q08 Xi măng PCB.40 2.815.266 4.171.860 Xi măng PCB.30 16.945.845 22.437.520 (Nguồn: Bảng chi phí NCTT sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 của Cty CP VL-XD 720) Qua bảng phân tích biến động giá ta nhận thấy rằng: - Đối với xi măng PCB.40: Năm 2007 so với năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 2.815.266đ. Nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1 tấn xi măng tăng từ 38.279đ/tấn (năm 2006) lên 39.825đ/tấn (năm 2007). Tương tự, trong năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 4.171.860đ so với năm 2007 cũng là do chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 tăng lên với giá là 42.030đ/tấn. - Đối với xi măng PCB.30: Năm 2007 so với năm 2006 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 16.945.845đ. Nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1 tấn xi măng tăng từ 34.715đ/tấn (năm 2006) lên 37.148đ/tấn (năm 2007). Tương tự, trong năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp biến động tăng 22.437.520đ so với năm 2007 cũng là do chi phí nhân công trực tiếp năm 2008 tăng lên với giá là 39.871đ/tấn. Về tổng quan, chi phí nhân công tăng liên tục từ năm 2006-2008. Và việc tăng này đã làm tăng đáng kể chi phí nhân công trực tiếp. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến biến động này Xét về phía Cty, chi phí nhân công trực tiếp được áp dụng theo hình thức giao khoán trả lương theo sản lượng sản phẩm làm ra. Vì vậy việc kiểm soát chi phí nhân công trực của những lao động chính trong xí nghiệp là điều có thể thực hiện được một các đễ dàng. Tuy nhiên trong tình hình thực tế, nhu cầu vật liệu xây dựng mà đặc biệt là xi măng trong năm 2007 tăng mạnh. Chính vì vậy, Cty www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 98 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO đã thực hiện thúc đẩy tăng sản lượng. Việc tăng sản lượng này đòi hỏi Cty phải sử dụng thêm lao động thuê ngoài. Tuy nhiên, do vấn đề này không được dự trù một cách phù hợp, nên những công nhân thuê ngoài làm việc chưa thật sự hiệu quả. Điều đã dẫn đến hậu quả là chi phí nhân công trực tiếp tính tên một đơn vị sản phẩm tăng. Đặc biệt là với xi măng PCB.30, loại xi măng có sản lượng lớn. Rút kinh nghiệm từ thực tế năm 2007, đến năm 2008 Cty đã có kế hoạch cụ để giải quyết vấn đề lao động thuê ngoài. Vì vậy, trong gần nửa năm đầu 2008 dù Cty vẫn tiếp tục tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhưng không làm tăng chí phí nhân công nhiều. Tuy nhiên, trong năm 2008 chính phủ thực hiện chính sách tăng lương cơ bản 2 lần vào táng 1 và tháng 10. Cty muốn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời đây cũng là biện pháp hiệu quả để tăng năng suất lao động cũng như tinh thần của người lao động. Do dó, Trong tháng 10/2008 Cty đã thực hiện tăng giá chi phí nhân công trực tiếp/tấn xi măng. Điều này giải thích vì sao chi phí nhân công của xi măng PCB.40 và PCB.30 trong năm 2008 đều tăng và mức độ tăng là tương đương. 4.3.2.3 Chi phí sản xuất chung Trong thực tế, xí nghiệp sản xuất cùng lúc nhiều loại mặt hàng, chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều yếu tố. Vì vậy mỗi kỳ, phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ dựa trên chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung sẽ được tổng hợp theo 2 hướng: chi phí sản xuất chung cho tất cả các sản phẩm (điện, nước, lương quản đốc,…) và chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm. Đặc biệt, trong việc sản xuất 2 loại xi măng lại có nhiều loại chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho 2 loại xi măng này. Chính vì vậy mà việc tính toán mức tiêu hao định phí (hoặc biến phí) sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm là một việc hết sức phức tạp và mất nhiều thời gian. Đó là nguyên nhân, mà Cty chỉ phân chia chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm đến mức độ định phí và biến phí. Do đó, trong phần phân tích biến động này ta chỉ phân tích biến động giá định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung. Hệ thống máy sản xuất xi măng tại đơn vị có công suất là 15 tấn/h. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của máy, nên thông thường xí nghiệp chỉ điều chỉnh công suất ở mức từ 75%-90% công suất tối đa của máy. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 99 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO a/Phân tích biến động biến phí sản xuất chung Từ Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.40 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) và Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) ta tiến hành phân tích biến động lượng và biến động giá chi phí sản xuất chung của xi măng PCB.40 như sau: www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 100 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 22: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG BIẾN PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008 ĐVT: đồng Sản phẩm Chênh lệch giữa năm 2007/2006 Chênh lệch giữa năm 2007/2008 BĐ lượng (t07–t06) ×Q07×P06 BĐ giá (P07-P06)×Q07×t07 Tổng biến động BĐ lượng (t08–t07) ×Q08×P07 BĐ giá (P08-P07)×Q08×t08 Tổng biến động 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 Xi măng PCB.40 -965.995 151.995 -814.000 0 47.493 47.493 Xi măng PCB.30 -1.996.702 3.339.606 1.342.904 -1.407.244 276.246 -1.130.998 (Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết xi măng PCB.40 và PCB.30 Cty CP vật liệu-xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 101 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy: - Xi măng PCB.40: + Trong năm 2006 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung giảm 814.000đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,08h/tấn (2006) xuống còn 0,077h/tấn (2007) làm biến động lượng giảm 965.995đ. Bên cạnh đó, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại tăng từ 176.825đ/h (2006) lên 177.909đ/h (2007) làm biến động giá tăng 151.995đ. + Trong năm 2008 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung tăng 47.493đ. Nguyên nhân là do biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất tăng 177.909đ/h (2007) lên 178.235đ/h (2008) làm biến động giá tăng 47.493đ. Còn biến động lượng là 0đ vì lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng không đổi từ năm 2007-2008 là 0,077h/tấn . - Xi măng PCB.30: + Trong năm 2006 so với năm 2007 biến phí sản xuất chung tăng 1.342.904đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,078h/tấn (2006) xuống còn 0,076h/tấn (2007) làm biến động lượng giảm 1.407.244đ. Bên cạnh đó, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại tăng từ 164.473đ/h (2006) lên 170.728đ/h (2007) làm biến động giá tăng 3.339.606đ. + Trong năm 2007 so với năm 2008 biến phí sản xuất chung giảm 1.130.998đ. Nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,076h/tấn (2007) xuống còn 0,075h/tấn (2007)làm biến động lượng giảm 1.407.244đ. Đồng thời, biến phí sản xuất chung cho 1h máy sản xuất lại tăng từ 170.782 đ/h (2007) xuống còn 171.229 đ/h (2008) làm biến động giá giảm 276.246đ. Nguyên nhân - Ta nhận thấy Cty đã thực hiện chính sách tiết kiệm biến phí chi phí sản xuất chung rất hiệu quả trong năm 2006, 2007 và 2008. Để đạt được như vậy là nhờ trong năm 2006-2008 Cty tăng sản lượng sản xuất (vẫn trong hạn mức) tận dụng tốt hơn công suất máy vì vậy nên thời gian sản xuất 1 tấn sản phẩm giảm tích cực. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là khi sản xuất nhiều hơn thì chi phí cho 1 h máy sản xuất lại tăng lên. Đặc biệt là đối với chi phí điện và nước. Đây là loại www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 102 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO chi phí có giá bậc thang. Tức là doanh nghiệp sử dụng càng nhiều thì lại phải chi trả với mức giá cao hơn. Chính vì vậy mà tổng biến động thường không lớn và biến động theo chiều hướng tích cực. Nguyên nhân là do hai đại lượng trên đã tăng giảm bù trừ lẫn nhau. * Phân tích biến động định phí sản xuất chung Từ Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.40 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) và Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất chung sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục trang 123) ta tiến hành phân tích biến động lượng và biến động giá chi phí sản xuất chung của xi măng PCB.40 như sau: www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 103 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 23: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐỂ SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng Vật tư Chênh lệch giữa năm 2007/2006 Chênh lệch giữa năm 2007/2006 BĐ lượng -(Q07–Q06) × ĐP/t SPKH BĐ giá ĐPSXC07 - ĐPSXC06 Tổng biến động BĐ lượng -(Q08–Q07) × ĐP/t SPKH BĐ giá ĐPSXC08 - ĐPSXC07 Tổng biến động 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 Xi măng PCB.40 -2.541.085 -5.360.234 -7.901.319 -372.750 334.910 -37.840 Xi măng PCB.30 -7.782.920 -20.077.080 -27.860.000 -5.987.400 4.982.120 -1.005.280 (Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết xi măng PCB.40 và PCB.30 Cty CP vật liệu-xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 104 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Nhận xét: - Xi măng PCB.40 + Năm 2006 so với năm 2007: tổng biến động định phí sản xuất chung giảm 7.901.319đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất chung giảm 2.541.085đ. Đồng thời biến động giá của định phí sản xuất chung giảm 5.360.234đ. + Năm 2007 so với năm 2008: tổng biến động định phí sản xuất chung giảm 37.840đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất chung giảm 372.750đ. Tuy nhiên, biến động giá của định phí sản xuất chung lại tăng 334.910đ. Vì 2 đại lượng này bù trừ lẫn nhau nên biến động giảm không lớn. Xi măng PCB.30 + Năm 2006 so với năm 2007: tổng biến động định phí sản xuất chung giảm 27.860.000đ. Nguyên nhân là do biến động lượng của định phí sản xuất chung giảm 7.782.920đ. Đồng thời biến động giá của định phí sản xuất chung giảm 20.077.080đ. + Năm 2007 so với năm 2008: biến động lượng của định phí sản xuất chung giảm 5.987.400đ. Mặt khác, biến động giá định phí sản xuất chung lại tăng 4.982.120đ. Vì vậy mà tổng biến động định phí sản xuất chung năm 2008 so với năm 2007 chỉ giảm 1.005.280đ. Nguyên nhân: Ta thấy rằng, nhìn chung biến động định phí sản xuất chung của xi măng PCB.40 và PCB.30 đều co xu hướng giảm tích cực. Nguyên nhân chính là do năm 2007 Cty đã bán đi một số máy móc không còn cần thiết nữa. Vì vậy, góp phần giảm đáng kể chi phí khấu hao. Mặt khác, khi doanh nghiệp tăng sản lượng trong định mức phù hợp, thì những phần thuộc chi phí cố định sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Nó góp phần làm giảm định phí sản xuất chung/tấn xi măng. Đồng thời, đay cũng cho thấy chủ trương tiết kiệm chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp là có hiệu quả. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 105 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO CHƯƠNG 5 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.1.1 Cơ cấu bộ máy trong phòng kế toán Tại phòng kế toán Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây dựng 720 bố trí lao động hợp lý. Nhưng do công ty ngày càng mở rộng sản phẩm, khối lượng công việc ngày càng nhiều thêm. Vì thế khó mà tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nhập liệu ghi chép sổ sách. 5.1.2 Đội ngũ kế toán của công ty Đội ngũ kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty. Phòng kế toán có 6 người, trong đó 1 kế toán trưởng, 5 kế toán viên. Tất cả đều đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây là cơ sở đảm bảo cho việc quản lý số liệu, cũng như việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản trị và cơ quan chức năng. Tuy vậy, trong xu hướng hiện nay, khi công ty ngày càng mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm, thì công việc kế toán sẽ không được đảm bảo hoàn thành tốt với đội ngũ chỉ có 6 người. 5.1.3 Trang bị phục vụ công tác kế toán Để sản xuất hay kinh doanh đạt hiệu quả cao, yếu tố quan trọng không thể thiếu được đó là máy móc thiết bị phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị phục vụ càng hiện đại thì hiệu quả công việc kế toán sẽ càng cao, cũng như luôn đáp ứng được yêu cầu của nhà kinh doanh là nhanh, kịp thời và chính xác cao. Chính vì thế, mà lãnh đạo công ty luôn chú trọng đến nhân tố này, luôn đầu tư máy móc thiết bị mới. Công ty đã ứng dụng chương trình kế toán Visual Fox của Công ty CADS – Hà Nội. Chương trình này đã hỗ trợ rất lớn cho công tác kế toán: đảm bảo tính hợp lý trong việc lưu trữ chứng từ và sổ sách, giảm bớt quá trình tính toán và www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 106 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO nhập liệu, hạn chế sai sót (khi số liệu giữa các bảng, biểu bảng có liên quan không khớp nhau máy sẽ báo lỗi), thuận tiện cho công việc kiểm toán. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện kết nối Internet. Điều này đã tạo điều kiện cho nhân viên nắm bắt được những thông tin mới nhất về các chuẩn mực, cũng như ban hành các luật mới trong công tác kế toán. Tuy vậy, vẫn còn có mặt hạn chế do số lượng máy vi tính không đủ chỉ có 2 máy, mà công việc thì càng nhiều đòi hỏi nhập vào phần mềm kế toán công việc của cả 6 người. Nên máy vi tính không đủ đáp ứng. 5.1.4 Sổ sách, chứng từ và tổ chức luân chuyển chứng từ Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây dựng 720 sử dụng các loại sổ sách đúng theo quy định của bộ tài chính. Sổ sách cụ thể rõ ràng, phục vụ báo cáo nhanh chóng, kịp thời. Chương trình kế toán cho in ra biểu mẫu sạch đẹp. Việc luân chuyển chứng từ cũng là nhân tố quan trọng, vì nếu biết tổ chức thực hiện tốt, chặt chẽ, khoa học sẽ tiết tiệm được chi phí cũng như thời gian. Nó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tạo điều kiện logic cho mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận với nhau. 5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán Để việc báo cáo kết quả doanh thu được nhanh chóng, chính xác đòi hỏi công ty phải có bộ máy kế toán hợp lý, công việc được giải quyết hàng ngày không ứ đọng. Hiện nay, 6 nhân viên kế toán kể cả kế toán trưởng có thể đảm nhiệm tương đối tốt các công việc kế toán trong công ty, nhưng trước tình hình khi công việc ngày càng nhiều thì đơn vị cần bổ sung nhân lực cho phòng kế toán. Phải phân đúng người đúng việc. Tránh tình trạng một kế toán viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Do đó, mà không tránh khỏi công việc ứ đọng, hiệu quả làm việc không cao. Chính vì vậy việc bổ sung thêm 1 kế toán viên là cần thiết. Khi đó phòng kế toán sẽ có 7 người thì công ty sắp xếp như sau : 1 nhân viên sẽ đảm nhận các công việc thủ quỹ ghi sổ quỹ và sổ ngân hàng, 1 kế toán đảm nhận kế toán thanh toán và theo dõi nợ phải trả người bán, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán tiêu và theo dõi thuế đầu ra,1 kế toán ngân hàng và theo dõi TSCĐ, 1 kế toán tổng www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 107 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO hợp, và kế toán trưởng. Kế toán trưởng quản lý chung hàng ngày kiểm tra sổ sách, chứng từ. Cuối mỗi tháng, quý kế toán tổng hợp có nhiệm vụ báo cáo tài chính, quyết toán thuế. Với việc tăng thêm nguồn nhân lực, thì công việc sẽ được đảm bảo chính xác, đạt được hiệu quả cao. 5.2.2 Trang bị cho phòng kế toán Hiện nay, phòng kế toán của công ty chỉ có 2 máy vi tính. Trong đó, chỉ có 1 máy dùng phần mềm kế toán, vì vậy chỉ có 1 nhân viên kế toán thao tác trên phần mềm kế toán, những nhân viên kế toán còn lại luân phiên chờ thay. Đó là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả công tác kế toán. Công ty Cổ phần Vật liệu – Xây dựng 720 nên trang bị cho phòng Kế toán ít nhất thêm 2 bộ máy vi tính nữa. Đồng thời, liên hệ với nhà cung cấp phần mềm cài đặt chương trình kế toán dùng chung được cho cả 4 máy, lúc này việc nhập liệu sẽ tăng lên gấp 4 lần, công việc sẽ tăng năng suất lên rất cao, do công việc kế toán chủ yếu phần lớn phải xử lý trên máy tính. 5.2.3 Lập quy trình kế toán rõ ràng a/ Giảm sai sót nhờ quy trình kế toán rõ ràng Trong một tổ chức kinh doanh doanh hay sản xuất kinh doanh, quy trình kế toán mà được viết rõ ràng và việc đối chiếu các số liệu kế toán thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các giao dịch hạch toán không chính xác hoặc không nhất quán, do đó giảm thời gian phải giải quyết các sai sót này và đồng thời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn. Nếu các quy trình kế toán không được viết rõ ràng, phòng kế toán thường vận dụng các quy trình kế toán không nhất quán và có nhiều khả năng là các trách nhiệm không được phân công rõ ràng và thậm chí trong một số trường hợp những trách nhiệm quan trọng không được xác định, kết quả dẫn đến là một tỷ lệ hạch toán sai ở mức không cần thiết. Vì vậy : Để khắc phục sai sót kế toán trưởng nên viết ra quy trình kế toán cho nhân viên mình thực hiện và làm theo. Ở đây là quy trình nhập kho và quy trình xuất kho vật tư, công cụ, thành phẩm. b/ Số liệu đáng tin cậy hơn nhờ chính sách kế toán rõ ràng Chính sách kế toán được xác định rõ ràng cũng giúp cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy vì các giao dịch và các chi phí khác nhau sẽ được hạch toán nhất quán dựa trên các chính sách kế toán chung. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 108 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - Giải phóng thời gian cho cấp lãnh đạo kế toán Các quy trình kế toán rõ ràng, trách nhiệm được phân công rõ ràng và hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp các kế toán làm việc độc lập hơn. Điều này sẽ giải phóng cho Kế toán trưởng khỏi các công việc hàng ngày và cho phép họ tập trung vào những công việc hay những phân tích tạo ra giá trị cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong những trường hợp mà Kế toán Trưởng bị quá tải bởi công việc. - Cung cấp thông tin cho nhà quản trị Cung cấp thông tin quản trị hữu ích và cập nhật cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán vững mạnh sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và đáng tin cậy cho ban lãnh đạo, chẳng hạn như các báo cáo quản trị hàng tháng. Các báocáo này giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định quản lý đúng đắn. - Đối với thuế + Giảm đáng kể rủi ro tiền phạt tránh thuế Một hệ thống kế toán vững mạnh và việc cung cấp thống tin chính xác cho cơ quan thuế sẽ làm giảm đáng kể rủi ro liên quan đến việc tránh thuế. Thông thường thì rủi ro này sẽ tăng lên khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. + Lập kế hoạch thuế Lập kế hoạch thuế hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các khoản thuế phải nộp bằng những cách thức hợp pháp. - Vay vốn ngân hàng một cách dễ dàng hơn Giống như các nước khác, trong những năm tới các ngân hàng Việt Nam sẽ cho vay vốn trung và dài hạn chủ yếu dựa trên khả năng doanh nghiệp tạo ra luồng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào có hệ thống kế toán minh bạch sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng hơn vì ngân hàng có độ tin cậy cao hơn về dự toán nguồn tiền của những doanh nghiệp này. Có thể nói việc áp dụng “Hệ thống Kế toán Vững mạnh” giúp cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi. Nhà nước hỗ trợ rất lớn trong hiệu quả, chất lượng trong công tác kế toán của Công ty CP vật liệu – xây dựng 720 nói riêng, và các chủ thể kinh tế trong nước và ngoài nước nói chung Hiện nay hệ thống chứng từ tại Công ty phần Vật đang áp dụng các mẫu biểu do bộ tài chính quy định, hợp pháp và hợp lệ, phương pháp luân chuyển chứng từ www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 109 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO của công ty rất phù hợp và tốt với hình thức chứng từ ghi sổ là tương đối đơn giản dễ thực hiện so với các hình thức khác. Điều này cũng tạo thuận lợi cho kế toán viên hạch toán sổ sách báo cáo nhanh chóng, tiện lợi cho việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ, sổ sách với nhau. 3.2.4 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán của công ty Hiện nay Cty kinh doanh khá nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau. Vì vậy để tiện cho công tác ghi chép số liệu, kế toán chỉ thực hiện ghi chép tổng quát về những loại chi phí phát sinh trong từng phân xưởng. Tuy nó giúp cho công tác kế toán đơn giản hơn, nhưng lại rất khó cho việc kiểm tra và quản lý. Vì vậy, công ty nên lập bảng phân bổ chi tiết cho từng loại sản phẩm và bổ sung sổ chi tiết cho từng sản phẩm. Vì có phần mềm lưu trữ nên việc lưu trữ số liệu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến diện tích hay chi phí. VD: Đối với 2 loại xi măng PCB.40 và PCB.30, có một số chi phí phát sinh chung cần được phân bổ. Vì vậy kế toán nên bổ sung thêm một bảng phân bổ chi tiết cho từng loại sản phẩm. Hiện tại, Cty chủ yếu dựa vào chi phí và giá thành kỳ trước làm căn cứ cho kỳ sau. Việc này giúp giảm lượng công việc của kế toán. Tuy nhiên, nếu bộ phận kế toán có thể thiết lập chi phí và giá thành kế hoạch 2 quý/1 lần hay 1 năm/lần, thì sẽ giúp cty có kế hoạch sử dụng chi phí hiệu quả và sát thực tế hơn. 5.3 BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.3.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là clinker. Trên thực tế, nguồn clinker sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần, phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn clinker của các nước ASEAN rất hạn hẹp, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu ngoài ASEAN. Hiện nay, doanh nghiệp được tạo điều kiện hết sức thuận lợi, vì ngày 26/05/2008 Bộ tài chính đã giảm mức thuế suất nhập khẩu clinker xuống 0%. Bên cạnh đó, xi măng là loại sản phẩm tiêu thụ theo thời điểm, được tiêu thụ nhiều vào mùa khô và hạn chế vào mùa mưa. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách thu mua và dự trữ nguyên vật liệu đầu vào một cách hợp lý, đúng thời điểm và hiệu quả nhất. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 110 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Đối với chi phí cho thạch cao, đá puzolan và bao bì tuy không chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công ty cũng cần có kế hoạch dự trữ. Trong điều kiện xem xét thấy thích hợp công ty có thể mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu và giảm chi phí vận chuyển. Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao vì họ chính là người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi công nhân. Không ngừng kiểm tra, giám sát nhân viên đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất. Cần phải có chính sách khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ: tuyên dương, thưởng tiền hoặc hiện vật, … Bên cạnh khen thưởng cần phải gắn với trách nhiệm bằng những hình thức như: nhắc nhở nếu sai phạm trong phạm vi nhỏ và hậu quả không lớn, kỷ luật tuỳ theo mức độ. 5.3.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp Nhân tố con người trong sản xuất là hết sức quan trọng. Việc tiết kiệm chi phí nhân công ở đây không phải là giảm các khoản lương, phụ cấp hay tiền thưởng của nhân viên để giảm chi phí. Mà vấn đề cần thực hiện là giúp người công nhân hiểu và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công việc. Nếu tạo được một môi trường làm việc tốt với chính sách đãi ngộ hợp lý, thì sẽ giúp cho người lao động gắn bó lâu dài với công ty và làm việc với tinh thần nhiệt tình, tích cực nhất. Vì đặc điểm của Cty là thông thường chi cho chạy máy sản xuất xi măng 2-3 lần/tháng. Công nhân sau khi chạy máy sẽ được điều động sang sản xuất những mặt hàng khác. Số lượng lao động được duy trì ở mức vừa đủ. Chính vì vậy, khi cần tăng sản lượng của mặt hàng nào đó thì xí nghiệp có thể tạm ngưng sản xuất mạt hàng khác hoặc thuê thêm lao động thời vụ. Cty cần có chính sách để quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực thuê ngoài này, vì đay là những đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc dễ dẫn đến hao phí. 5.3.3 Đối với chi phí sản xuất chung Tuỳ theo giá trị của máy móc, công cụ mà chọn số lần phân bổ cho phù hợp, những máy móc, công cụ đã khấu hao hết, nhưng còn giá trị sử dụng thì nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Nên chọn mua những sản phẩm có chất lượng tốt và uy tín để có thể sử dụng trong thời gian dài. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 111 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Đối với những chi phí bất biến, dù công ty sản xuất ít hơn so với công suất thì chi phí đó vẫn không giảm. Khi công ty sản xuất với công suất cao, thì chi phí bất biến phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ hơn góp phần hạ giá thành sản phẩm. Định kỳ sửa chữa máy móc thiết bị, tránh tình trạng ngưng sản xuất để sửa chữa ngoài kế hoạch. Vì nó có thể gây tổn thất rất lớn cho công ty. Đặc biệt là khi nhận trước một đơn đặt hàng lớn và cần hoàn thành trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt công tác trên sẽ giúp kịp thời phát hiện hư hỏng. Công ty sẽ có biện pháp sữa chữa, thay thế đảm bảo máy móc thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất để phục vụ sản xuất. Công ty có nhiều máy móc sử dụng điện. Mức tiêu hao phụ thuộc phần lớn vào loại máy và tay nghề công nhân, nên công ty cần trang bị máy móc hiện đại để hạn chế lượng điện tiêu hao. Một công nhân có tay nghề cao sẽ sử dụng máy móc thành thạo giúp giảm chi phí điện. Sử dụng tiết kiệm nước và điện thoại tại phân xưởng. Chỉ sử dụng khi cần thiết và phục vụ cho công tác sản xuất. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 112 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong quá trình thực tập, em đã được tiếp cận và làm việc tại bộ phận kế toán của công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720. Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường với tình hình thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số kết luận về công tác tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, nên rất gọn nhẹ, tiết kiệm và không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn. Với nguồn nhân lực là đội ngũ kế toán đều đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ, lao động nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là cơ sở để kiểm soát và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản trị và cơ quan chức năng. Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng 720 kinh doanh nhiều chủng loại mặt hàng, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Vì vậy, công ty đã trang bị cho phòng kế toán máy tính hiện đại với chương trình kế toán Visual Fox của Công ty CADS – Hà Nội đã đơn giản các nghiệp vụ phát sinh và nâng cao hiệu quả trong việc xử lý số liệu. Nhờ đó, các phần hành được thực hiện một cách khoa học và đúng quy định. Quy trình luân chuyển chứng từ trong công ty tương đối ngắn ngọn, hợp lý. Đồng thời, các chứng từ kế toán của công ty được lưu trữ và bảo quản tốt theo quy định pháp luật. Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất cũng như yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là hợp lý, đảm bảo cho việc tập hợp chi phí, định giá thành sản phẩm và công tác quản lý. Nhờ việc áp dụng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên có thể kịp thời nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, toàn diện. Từ đó, có thể kịp thời đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp khi có biến động. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 113 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO 6.2 KIẾN NGHỊ Quy trình kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành tại Cty đơn giản gọn nhẹ. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó kiểm tra giám sát những chi phí ở cấp độ nhỏ, vì kết quả trên sổ sách thường là kết quả tổng hợp. Cty nên có biện pháp hoàn chi tiết hơn chi phí từng sản phẩm. Trong sản xuất sản phẩm Cty không xây dựng hệ thống chi phí và giá thành kế hoạch. Mức sản xuất và chi phí sản xuất của kỳ này chủ yếu dựa và tình hình sản xuất của kỳ trước. Qua phân tích biến động giá thành và chí phí ở các năm đều có biến động rất lớn dẫn đến tăng giá bán. Nó làm giảm khả năng cạnh tranh của Cty. Mặt khác vì Cty không thể tăng giá sản phẩm cao hơn “mặt bằng” giá chung của thị trường, nên sẽ bị giảm doanh thu. Do đó, Cty cần thực hiện việc lập giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức cho sản phẩm để từ đó có hướng điều chỉnh các khoản mục chi phí, hạ giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, Cty cần có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu mua cũng như sử dụng nguyên vật liệu để giáp bớt chi phí mua vào và tiết kiêm nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất. Duy trì quan hệ với những nhà cung cấp có chất lượng và không ngừng tìm kiếm những nhà cung cấp mới nhằm kiểm soát giá cả và chất lượng một các tốt nhất. Cần có hướng mua và dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Đối với đội ngũ xán bộ công nhân viên, Cty cần xem đây là nhân tố quan trọng và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đặc biệt là nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại, kỹ thuật mới để sử dụng thiết bị hiệu quả và kịp thời bảo trì, sửa chữa khi cần thiết. Đồng thời, cần thường xuyên nhắc nhở giúp công nhân ý thức được việc tiết kiệm chi phí. Từ những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế. Công ty cổ phần vật liệu – xây dựng 720 đang hoàn thiện công tác kế toán cho tốt hơn với lĩnh vực kinh doanh của mình. Mục đích là giảm thiểu tối đa chi phí, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chất lượng của công việc theo đúng chuẩn mực của công tác kế toán. Công ty xem bộ phận kế toán không chỉ là ghi chép lưu trữ sổ sách, mà còn có nhiệm vụ thông báo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty sau một chu kỳ kinh doanh. Có thể xem đây là một bộ phận không thể thiếu để nhà kinh doanh đưa ra những giải pháp giảm tối đa chi phí và những chiến lược để chiếm lĩnh thị trường www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 114 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO thu hút khách hàng. Nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất thu được lợi nhuận góp phần cải thiện một số lượng công nhân, đóng góp vào quỹ ngân sách nhà nước. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 115 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Cẩm Tú. Bài giảng Kế toán chi phí. 2. ThS Bùi Văn Trường (2005). Kế toán chi phí, NXB Thống kê. 3. ThS Huỳnh Lợi (2002). Kế toán chi phí, NXB Thống kê. 4. GVC Nguyễn Thị Mỵ, TS Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh (Lý thuyết, bài tập và bài giải), NXB thống kê. 5. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê. 6. PGS.TS Phạm Văn Dược (2006). Kế toán quản trị, NXB Thống kê. 7. Bùi Văn Trường (11/2005). Kế toán quản trị, NXB Thống kê. 8. Th.S Bùi Văn Trường (2006). Kế toán quản Trị, NXB lao động xã hội. www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO PHỤ LỤC www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 2 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 1: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2006 đến ngày 31/12/2006 ĐVT: đồng Sản phẩm Khoản mục chi phí CPSXDD đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Đ/chỉnh giám giá thành Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn vị 1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP Xi măng PCB.40 Chi phí NVL trực tiếp 11.573.679 694.647.898 9.153.620 - 697.067.957 - Chi phí NC trực tiếp - 59.562.124 - - 59.562.124 - Chi phí SXC - 36.931.660 - - 36.931.660 - Tổng 793.561.741 510.001 Xi măng PCB.30 Chi phí NVL trực tiếp 80.913.025 2.663.572.748 97.279.350 - 2.647.206.423 - Chi phí NC trực tiếp - 210.720.050 - - 210.720.050 - Chi phí SXC - 130.656.107 - - 130.656.107 - Tổng 2.988.582.580 492.353 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 3 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 2: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2007 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2007 đến ngày 31/12/2007 ĐVT: đồng Sản phẩm Khoản mục chi phí CPSXDD đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Đ/chỉnh giám giá thành Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn vị 1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP Xi măng PCB.40 Chi phí NVL trực tiếp 9.153.620 1.003.132.139 24.351.908 - 987.933.851 - Chi phí NC trực tiếp - 72.521.325 - - 72.521.325 - Chi phí SXC - 34.506.116 - - 34.506.116 - Tổng 1.094.961.292 601.297 Xi măng PCB.30 Chi phí NVL trực tiếp 97.279.350 3.564.417.288 99.664.602 - 3.562.032.036 - Chi phí NC trực tiếp - 258.735.820 - - 258.735.820 - Chi phí SXC - 123.109.384 - - 123.109.384 - Tổng 3.943.877.240 566.242 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 4 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 3: PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2008 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/10/ 2008 đến ngày 31/12/2008 ĐVT: đồng Sản phẩm Khoản mục chi phí CPSXDD đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Đ/chỉnh giám giá thành Tổng giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn vị 1 2 3 4 5=1+2-3-4 6=5/SLTP Xi măng PCB.40 Chi phí NVL trực tiếp 24.351.908 1.262.270.284 42.610.061 - 1.244.012.131 - Chi phí NC trực tiếp - 79.520.760 - - 79.520.760 - Chi phí SXC - 35.861.148 - - 35.861.148 Tổng 1.359.394.039 718.496 Xi măng PCB.30 Chi phí NVL trực tiếp 99.664.602 5.023.406.472 43.051.196 - 5.080.019.878 - Chi phí NC trực tiếp - 328.537.040 - - 328.537.040 - Chi phí SXC - 143.509.282 - - 143.509.282 Tổng 5.552.066.200 673.794 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 5 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: tấn Sản phẩm Năm Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ SL nhập kho SL trong kỳ SX 1 2 3 4= -(1-2-3) Xi măng PCB.40 2006 26.13 15.24 1,556.00 1,545.11 2007 15.24 39.70 1,821.00 1,845.46 2008 39.70 59.62 1,892.00 1,911.92 Xi măng PCB.30 2006 218.61 224.88 6,070.00 6,076.27 2007 224.88 162.02 6,965.00 6,902.14 2008 162.02 71.65 8,240.00 8,149.63 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) Bảng 5: SẢN LƯỢNG XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 ĐÃ NHẬP KHO TRONG NĂM 2006, 2007, 2008.BẢNG NHẬP KHO ĐVT: tấn Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Xi măng PCB.40 1.556 1.821 1.892 Xi măng PCB.30 6.070 6.965 8.240 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp vật liệu-xây dựng 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 6 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 6: BẢNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng Vật tư Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá VL/tấnSP (tấn) Chi phí Giá VL/tấnSP (tấn) Chi phí Giá VL/tấnSP (tấn) Chi phí 1 2 3=1×2×Q06 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08 Xi măng PCB.40 SL 1.544,11 1.845,46 1.911,92 Clinker 512.281 0,811 641.515.772 605.703 0,819 915.477.742 762.371 0,812 1.183.564.998 Thạch cao 441.216 0,022 15.047.404 483.192 0,026 23.184.474 493.482 0,021 19.813.460 Puzolan 126.681 0,195 38.230.291 164.782 0,212 64.468.831 164.719 0,187 58.891.826 Tổng 694.793.467 1.003.131.047 1.262.270.284 Xi măng PCB.30 SL 6.076,27 6.902,14 8.149,63 Clinker 511.681 0,761 2.366.034.163 606.757 0,768 3.216.323.912 752.362 0,751 4.604.735.416 Thạch cao 441.216 0,033 88.471.269 470.698 0,030 97.464.705 472.734 0,030 115.578.216 Puzolan 128.385 0,268 209.067.316 162.833 0,223 250.628.844 167.527 0,222 303.092.840 Tổng 2.663.572.748 3.564.417.461 5.023.406.472 (Nguồn: Bảng tính giá thành, bảng tổng hợp vật tư tạiCty CP VL-XD 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 7 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng Chỉ tiêu Xi măng PCB.40 Xi măng PCB.30 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biến phí 22.011.176 24.945.866 25.965.988 77.871.387 90.401.744 105.819.522 Định phí 14.920.484 9.560.250 9.895.160 52.784.720 32.707.640 37.689.760 Tổng 36.931.660 34.506.116 35.861.148 130.656.107 123.108.075 143.509.282 (Nguồn: phòng kế toán Cty Cp VL-XD 720) www.kinhtehoc.net Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720 GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 8 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Bảng 8: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BIẾN PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 B.Phí SXC/h Tgian/tấnSP (tấn) Chi phí B.Phí SXC/h Tgian/tấnSP (tấn) Chi phí B.Phí SXC/h TGian/tấnSP (tấn) Chi phí 1 2 3=1×2×Q06 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08 Xi măng PCB.40 176.825 0,08 22.011.176 177.909 0,077 24.945.866 178.235 0,077 25.965.988 Xi măng PCB.30 164.473 0,078 77.871.387 170.782 0,076 90.401.744 171.229 0,075 105.819.522 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) Bảng 9: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT ĐỊNH PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008. ĐVT: đồng Sản phẩm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đ.Phí SXC/tấn SP SL Chi phí Đ.Phí SXC/tấn SP SL Chi phí Đ.Phí SXC/tấn SP SL Chi phí 1 2 3=1×2 4 5 6=4×5×Q07 7 8 9=1×2×Q08 Xi măng PCB.40 9.589 1.556 14.920.484 5.250 1.821 9.560.250 5.230 1.892 9.895.160 Xi măng PCB.30 8.696 6.070 52.784.720 4.696 6.965 32.707.640 4.574 8.240 37.689.760 (Nguồn: phòng kế toán Cty CP vật liệu –xây dựng 720) www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053632 Nguyen Phuong Thao et.pdf
Tài liệu liên quan