PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để phát triển nhưng cũng kèm theo đó là các thách thức to lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng.
Do vậy, trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, muốn tồn tại lâu dài các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp để khẳng định vị trí của mình trên thị trường hoạt động. Trên cơ sở các nguồn lực có hạn, để nâng cao kết quả hoạt động, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện bộ máy tổ chức và các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào, doanh nghiệp còn phải tổ chức phối hợp các biện pháp kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, kế toán ngày càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và của doanh nghiệp. Để điều hành quản lý được toàn bộ hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế và thi hành đầy đủ các chế độ kế toán, chế độ quản lý trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh và quá trình sử dụng vốn.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nuớc ngoài đuợc sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế- kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm ở ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế tóan chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Do đó, hiệu quả họat động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn.
Để quản lý tốt tình hình và hiệu quả họat động xây lắp, thì thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các cơ quan chức năng của Nhà nuớc và các đối tuợng khác có liên quan để thực hiện việc họach định, kiểm soát và ra quyết định kinh tế cần thiết, đúng đắn.
Mặt khác, sản phẩm xây lắp còn mang tính đơn chiếc, kết cấu phức tạp, chu kỳ sản xuất dài, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể. Hơn nữa, hoạt động của doanh nghiệp xây lắp mang tính lưu động lớn nên công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đúng, đủ, chính xác và hợp lý là hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng.
Những đặc điểm trên đã ảnh huởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian tìm hiểu thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, em chọn đề tài: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời, xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Ghi chép kế toán: định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghi chép trên các sổ nhật kí chung, Sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
- Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ nhật kí chung, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
- Tham khảo sách, báo, tạp chí và mạng internet và các thông tư mới nhất có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu tình hình thực tế của công ty bằng cách hỏi các kĩ thuật viên và các nhân viên có liên quan đến công trình.
- Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố chủ quan và khách quan mà công ty đang gánh chịu.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến các chi phí khác ngoài sản xuất, các mặt công tác khác chỉ đề cập một cách sơ lược.
- Do đặc thù của kế toán ngành xây dựng nên đề tài không dùng số liệu của một kì kế toán cụ thể mà sử dụng số liệu của một công trình xây dựng.
- Số liệu sử dụng là của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc, thời gian tập hợp chi phí sản xuất kéo dài từ kì kế toán tháng 4/2008 đến tháng 12/2008.
- Số liệu kế toán sử dụng được lấy từ nguồn phòng kế toán công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI :
Theo kết cấu chung của đề tài, luận văn gồm 3 phần chính như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU : giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài, cũng như mục tiêu, nội dung nghiên cứu và phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG: phản ánh nội dung chính của luận văn, gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
Chương 3: Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ viên.
Chương 4: Nhận xét, kiến nghị và một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
PHẦN KẾT LUẬN:
Là phần tóm lược lại các nhiệm vụ đã hoàn thành và các bài học đạt được trong thời gian thực hiện luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức bản thân và quá trình tích lũy kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn khó có thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các anh chị phòng kế toán của công ty để luận văn được hoàn thiện hơn.
100 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Xây Dựng Thụ Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên Trị giá nguyên Tập hợp chi phí K/c chi phí tập hợp k/c
vật liệu vật liệu xuất nguyên vật nguyên vật liệu chi phi chi phí
nhập kho. kho cho sản xuất liệu trực tiếp trực tiếp vào TK154. SX tính GT
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi vào sổ Nhật kí chung, ghi vào sổ cái tài khoản 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để theo dõi cho từng công trình.
Công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc thi công trong thời gian từ tháng 04/2008 đến tháng 12/2008 nên chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của công trình được hạch toán trong 9 kì kế toán: từ tháng 04 đến tháng 12. Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho phản ánh việc nhập và xuất nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình (trình bày mẫu phiếu ở phần phụ lục). Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của công trình phát sinh được kế toán tập hợp như sau:
THÁNG 04:
Ngày 02/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX01/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 442.235.857
Có TK 1521 442.235.857
Ngày 03/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX03/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 7.781.818
Có TK 1521 7.781.818
Căn cứ phiếu xuất kho số PX04/04 ngày 05/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 49.027.584
Có TK 1521 49.027.584
Căn cứ phiếu xuất kho số PX05/04 ngày 08/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 20.455.530
Có TK 1521 20.455.530
Căn cứ phiếu xuất kho số PX07/04 ngày 10/04/2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 12.621.429
Có TK 1521 12.621.429
Ngày 16/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX08/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 13.028.571
Có TK 1521 13.028.571
Ngày 19/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX11/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 8.552.850
Có TK 1521 8.552.850
Ngày 22/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX12/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 15.023.810
Có TK 1521 15.023.810
Ngày 23/04/2008, căn cứ phiếu xuất kho số PX13/04, kế toán nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 621 10.500.000
Có TK 1521 10.500.000
Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc và số liệu phát sinh trên tiến hành ghi vào sổ Nhật kí chung:
NHẬT KÍ CHUNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Sốhiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
02/04/2008
03/04/2008
05/04/2008
08/04/2008
10/04/2008
16/04/2008
19/04/2008
22/04/2008
23/04/2008
PX01/04
PX01/04
PX03/04
PX03/04
PX04/04
PX04/04
PX05/04
PX05/04
PX07/04
PX07/04
PX08/04
PX08/04
PX11/04
PX11/04
PX12/04
PX12/04
PX13/04
PX13/04
02/04
02/04
03/04
03/04
05/04
05/04
08/04
08/04
10/04
10/04
16/04
16/04
19/04
19/04
22/04
22/04
23/04
23/04
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
Xuất vật tư - CT Phạm Hữu Lộc.
X
X
X
x
X
X
x
X
X
X
x
x
X
X
X
X
X
X
3
4
7
8
11
12
13
14
17
18
19
20
29
30
31
32
39
40
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
621
1521
442.235.857
7.781.818
49.027.584
20.455.530
12.621.429
13.028.571
8.552.850
15.023.810
10.500.000
442.235.857
7.781.818
49.027.584
20.455.530
12.621.429
13.028.571
8.552.850
15.023.810
10.500.000
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Sau đó, kế toán ghi vào Sổ cái tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (đính kèm Sổ cái ở phần phụ lục).
Cuối kì kế toán, chi phí nguyên vật liệu sử dụng trong tháng cho công trình Phạm Hữu lộc sẽ được kết chuyển về TK 154 như sau:
Nợ TK 1541- PHL 579.227.449
Có TK 621 579.227.449
Chi phí nguyên vật liệu sẽ được theo dõi theo từng công trình cho từng kì kế toán đến khi công trình, hạng mục hoàn thành.
Công trình nhà ở Phạm Hữu Lộc được thi công trong 9 tháng và trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu từ kì kế toán tháng 05/2008 đến tháng 09/2008 được thực hiện theo từng bước như hạch toán chi phí của tháng 04/2008 mà em đã giới thiệu trên.
Căn cứ vào chứng từ gốc của từng nghiệp vụ phát sinh trong kì kế toán, kế toán công ty đã ghi nhận vào sổ Nhật kí chung và sau đó là sổ cái Tk 621. Cuối tháng kết chuyển về TK 154 với số liệu như sau:
THÁNG 05:
Nợ TK 1541- PHL 355.216.449
Có TK 621 355.216.449
THÁNG 06:
Nợ TK 1541- PHL 137.325.867
Có TK 621 137.325.867
THÁNG 07:
Nợ TK 1541- PHL 425.958.286
Có TK 621 425.958.286
THÁNG 08:
Nợ TK 1541- PHL 227.379.269
Có TK 621 227.379.269
THÁNG 09:
Nợ TK 1541- PHL 175.108.956
Có TK 621 175.108.956
THÁNG 10:
Nợ TK 1541- PHL 691.815.459
Có TK 621 691.815.459
THÁNG 11:
Nợ TK 1541- PHL 189.595.881
Có TK 621 189.595.881
THÁNG 12:
Nợ TK 1541- PHL 48.316.449
Có TK 621 48.316.449
Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc:
Kỳ kế toán Số tiền
Tháng 04: 579.227.449đ
Tháng 05: 355.216.449đ
Tháng 06: 137.325.867đ
Tháng 07: 452.958.286đ
Tháng 08: 227.379.269đ
Tháng 09: 175.108.956đ
Tháng 10: 691.815.459đ
Tháng 11: 189.595.881đ
Tháng 12: 48.316.449đ
Tổng cộng: 2.856.944.065đ
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí mà công ty rất chú trọng đến công tác hạch toán. Bởi lẽ, tiền lương là thu nhập chính của của người lao động. Trả lương hợp lý sẽ là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động làm việc tích cực hơn, nâng cao năng suất và chất lương lao động.
Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên là các khoản tiền lương, tiền ngoài giờ và các khoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (nếu có) cho công nhân trực tiếp tham gia vào thi công công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền lương chính, Cách tính lương: lương công nhân trực tiếp làm việc tại công trường được tính theo ngày công và mức lương theo trình độ tay nghề.Ví dụ:
- Lương của công nhân phụ hồ Nguyễn Văn A trong tháng 04 làm được 26 ngày công, mức lương phụ hồ là 70.000 vnđ/ngày là 26* 70.000 = 1.820.000 vnđ.
- Lương của thợ xây Nguyễn Văn B trong tháng 04 làm được 26 ngày công và mức lương thợ xây là 120.000 vnđ/ngày là 26* 120.000 = 3.120.000 vnđ.
Các chứng từ mà công ty sử dụng là bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ…
Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 334 “ phải trả người lao động” : dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp thi công tại công trình.
- Tài khoản 622“chi phí nhân công trực tiếp”:dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản 154 “chi phi sản xuất kinh doanh dở dang”
Kết cấu chung của các tài khoản 334, 622, 154:
TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương đã Tiền lương phải Tập hợp chi phí Kết chuyển chi tập hợp k/c cp
Trả công nhân trả công nhân nhân công phí nhân công CP vào
Sản xuất. sản xuất. trực tiếp. trực tiếp vào Nc tt GT
TK154
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
THÁNG 04:
Đợt 1:
Ngày 14/04/2008, kế toán tiến hành tính lương cho công nhân trực tiếp thi công tại công trường công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc từ ngày 1/04/2008 – 14/04/2008 với các nghiệp vụ phát sinh như sau:
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội xây tô 1 như sau:
Nợ TK 622 33.257.500
Có TK 3342 33.257.500
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội xây tô 2 như sau:
Nợ TK 622 34.617.500
Có TK 3342 34.617.500
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội điện nước như sau:
Nợ TK 622 16.505.000
Có TK 3342 16.505.000
Đợt 2:
Ngày 29/04/2008, kế toán hạch toán tiền lương đợt 2 (từ ngày 16/04 – 29/04/2008) cho công nhân trực tiếp thi công tại công trường công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội xây tô 1 như sau:
Nợ TK 622 33.372.500
Có TK 3342 33.372.500
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội xây tô 2 như sau:
Nợ TK 622 34.905.000
Có TK 3342 34.905.000
Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tính lương công nhân đội điện nước như sau:
Nợ TK 622 16.500.000
Có TK 3342 16.500.000
Căn cứ chúng từ và các nghiệp vụ phát sinh, kế toán ghi nhận vào sổ Nhật kí chung lương công nhân trực tiếp thi công công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc tháng 04/2008 như sau:
NHẬT KÍ CHUNG
Năm 2008
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Sốhiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
14/04/2008
14/04/2008
14/04/12008
29/04/2008
29/04/2008
29/04/2008
14/04
14/04
14/04
14/04
14/04
14/04
29/04
29/04
29/04
29/04
29/04
29/04
Tính lương CN đội xây tô 1- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 1- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 2- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 2- CT PHL
Tính lương CN đội điện nước- CT PHL
Tính lương CN đội điện nước- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 1- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 1- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 2- CT PHL
Tính lương CN đội xây tô 2- CT PHL
Tính lương CN đội điện nước- CT PHL
Tính lương CN đội điện nước- CT PHL
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
145
146
147
148
149
150
311
312
313
314
315
316
622
3342
622
3342
622
3342
622
3342
622
3342
622
3342
33.257.500
34.617.500
16.505.000
33.372.500
34.905.000
16.500.000
33.257.500
34.617.500
16.505.000
33.372.500
34.905.000
16.500.000
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Sau đó ghi vào Sổ cái Tk 622 “chi phí nhân công trực tiếp”.
(Đính kèm Sổ Cái ở phần phụ lục)
Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công về TK 154 như sau:
Nợ TK 1541- PHL 169.157.500
Có TK 622 169.157.500
Công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc thi công trong thời gian 9 tháng, chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi và hạch toán từng tháng theo kì kế toán về TK 1541-PHL. Quy trình hạch toán chi phí từng kì kế toán diễn ra như trình bày ở trên và có số liệu cụ thể từng tháng như sau:
THÁNG 05:
Nợ TK 1541- PHL 142.420.000
Có TK 622 142.420.000
THÁNG 06:
Nợ TK 1541- PHL 160.397.000
Có TK 622 160.397.000
THÁNG 07:
Nợ TK 1541- PHL 171.690.000
Có TK 622 171.690.000
THÁNG 08:
Nợ TK 1541- PHL 169.157.000
Có TK 622 169.157.000
THÁNG 09:
Nợ TK 1541- PHL 153.856.500
Có TK 622 153.856.500
THÁNG 10:
Nợ TK 1541- PHL 162.075.500
Có TK 622 162.075.500
THÁNG 11:
Nợ TK 1541- PHL 145.570.000
Có TK 622 145.570.000
THÁNG 12:
Nợ TK 1541- PHL 137.700.800
Có TK 622 137.700.800
Tổng cộng chi phí nhân công trực tiếp của công trình nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
Kỳ kế toán Số tiền
- Tháng 04: 169.157.500đ
Tháng 05: 142.420.000đ
Tháng 06: 160.397.500đ
Tháng 07: 171.690.000đ
Tháng 08: 169.157.000đ
Tháng 09: 153.856.500đ
Tháng 10: 162.075.500đ
Tháng 11: 145.570.000đ
Tháng 12: 86.700.800đ
Tổng cộng: 1.361.024.800đ
Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung ở công ty TNHH xây dựng Thụ Viên là các chi phí mua ngoài, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản sử dụng trong công trình như: máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ…, chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) để sử dụng cho hoạt động của xe, máy móc tại công trình …. , chi phí khác bằng tiền…..
Chứng từ kế toán sử dụng: là các chứng từ, hóa đơn mua ngoài, bảng trích khấu hao TSCD,CCDC,….
Tài khoản sử dụng:
- Các tài khoản: TK111, TK112, TK 141, TK 152, TK153, TK214, TK331….: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh ngoài các chi phí trực tiếp sử dụng cho thi công và quản lí.
-Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” : dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trong đó, chi tiết thành TK6271 “chi phí nhân viên quản lí”, TK6272 “chi phí vật liệu”, TK6273 “chi phí dụng cụ sản xuất”, TK6274 “chi phí khấu hao TSCD”, TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”, TK6278 “chi phí khác bằng tiền”.
Kết cấu chung của tài khoản 627:
TK 627
Tập hợp chi phí kết chuyển chi phí sản
Sản xuất chung. Xuất chung vào TK154.
THÁNG 04:
Trong tháng 04/2008 chi phí sản xuất chung của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc được hạch toán như sau:
Ngày 26/04/2008, căn cứ vào chứng từ là phiếu chi số PC31/04- chi mua xăng, kế toán ghi nhận nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nợ TK 6278 5.718.432
Có TK 1111 5.718.432
Kế toán ghi nhận vào Sổ Nhật kí chung như sau:
NHẬT KÍ CHUNG
Năm 2008
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Sốhiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
26/04/2008
26/04/2008
PC31/04
PC31/04
PC31/04
PC31/04
26/04
26/04
26/04
26/04
Mua xăng – CT Phạm Hữu Lộc
Mua xăng – CT Phạm Hữu Lộc
Mua xăng – CT Phạm Hữu Lộc
Mua xăng – CT Phạm Hữu Lộc
X
X
X
X
135
136
137
138
6278
1111
13311
1111
5.718.432
571.843
5.718.432
571.843
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Sau đó, ghi vào số cái tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” như sau:
(Đính kèm Sổ cái ở phần phụ lục)
Cuối tháng kế chuyển chi phí sản xuất chung vào Tk 154:
Nợ TK 1541- PHL 5.718.432
Có TK 6278 5.718.432
Theo cách thức hạch toán như trên, kế toán tiến hánh hạch toán chi phí sản xuất chung cho các kì tiếp theo của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc với các số liệu như sau:
THÁNG 05:
Nợ TK 1541- PHL 3.132.700
Có TK 6278 3.132.700
THÁNG 06:
Nợ TK 1541- PHL 45.746.500
Có TK 6278 45.746.500
THÁNG 07:
Nợ TK 1541- PHL 2.890.047
Có TK 6277 2.890.047
THÁNG 08:
Nợ TK 1541- PHL 15.486.444
Có TK 6274 3.169.444
Có TK 6278 12.317.000
THÁNG 09:
Nợ TK 1541- PHL 13.030.178
Có TK 6274 3.169.444
Có TK 6278 9.860.734
THÁNG 10:
Nợ TK 1541- PHL 6.358.080
Có TK 6274 3.169.444
Có TK 6278 3.188.636
THÁNG 11:
Nợ TK 1541- PHL 3.169.444
Có TK 6274 3.169.444
THÁNG 12:
Nợ TK 1541- PHL 3.169.444
Có TK 6274 3.169.444
Tổng cộng chi phí sản xuất chung thi công công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
Kỳ kế toán Số tiền
Tháng 04: 5.718.432đ
Tháng 05: 3.132.700đ
Tháng 06: 45.746.500đ
Tháng 07: 2.890.047đ
Tháng 08: 15.486.444đ
Tháng 09: 13.030.178đ
Tháng 10: 6.358.080đ
Tháng 11: 3.169.444đ
Tháng 12: 3.169.444đ
Tổng cộng: 98.701.269đ
Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp:
Công ty TNHH Thụ Viên tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp, tức là khi công trình hoàn thành thì kế toán tập hợp tất cả các chi phí trực tiếp phát sinh khi thi công công trình vào giá thành.
Tổng giá thành chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công chi phí
công trình = vật liệu trực tiếp + trực tiếp + sản xuất chung
Theo cách tính trên kế toán tiến hành tập hợp chi phí xây dựng như sau:
Loại chi phí Trị giá (Đ)
CP NVL TT 2.856.944.065đ
CP NC TT 1.361.024.800đ
CP SXC 98.701.269đ
Tổng chi phí: 4.316.670.134đ
Công trình đã hoàn thành theo đúng tiến độ thi công đã kí kết với chủ đầu tư ông Phạm Hữu Lộc. Sau khi thực hiện các thủ tục như: tiến hành nghiệm thu công trình và có kết quả kết kết luận về chất lượng công việc xây dựng là:
Thi công đúng bản vẽ thiết kế được duyệt, đạt yêu cầu kĩ thuật, mỹ thuật.
Công tác thi công đúng quy trình, quy phạm hiện hành của Nhà Nước ban hành.
Công tác thi công đúng tiến độ được lập.
Chủng loại vật tư thi công đúng theo điều kiện sách của công trình.
Và cho kết luận:
Các bên thống nhất xác nhận khối lượng đã thực hiện trong công trình này, nhằm làm cơ sở nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu thi công xây dựng.
Kế toán công ty tiến hành hạch toán giá thành công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
Kì hạch toán : tháng 31/12/2008.
Bút toán sử dụng:
Nợ TK 632 giá thành công trình.
Có TK 1541 tổng hợp chi phí xây dựng công trình
Giá trị hạch toán: 4.316.670.134VNĐ
Nghiệp vụ Kế toán tiến hành hạch toán giá thành công trình là:
Nợ TK 632 4.316.670.134
Có TK 1541-PHL 4.316.670.134
Kế toán tiến hành ghi vào Sổ Nhật kí chung tháng 12/2008 như sau:
NHẬT KÍ CHUNG
Năm 2008
Đơn vị tính: VNĐ
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Sốhiệu TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
31/12/2008
31/12/2008
31/12
31/12
k/c giá thành CT Nhà ở Phạm Hữu Lộc.
k/c giá thành CT Nhà ở Phạm Hữu Lộc.
X
X
15
16
632
1541
4.316.670.134
4.316.670.134
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Và ghi vào Sổ Cái tài khoản 632, kì kế toán tháng 12/2008.
(đính kèm Sổ Cái ở phần phụ lục)
Khi kế toán kết chuyển chi phí từ tài khoản 1541 về tài khoản 632 là việc hạch toán giá thành của một công trình, hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành. Kế toán đã xác định được giá vốn thực tế phát sinh của công trình xây dựng.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tình giá thành theo phương pháp trực tiếp của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc:
TK 152(1) TK 621 TK 154(1) TK 632
2.856.944.065đ 2.856.944.065đ
TK 334(2) TK 622
1.361.024.800đ 1.361.024.800đ 4.316.670.134đ
TK 111(1) TK 627
82.854.049đ
TK 214(1) 98.701.269đ
15.847.220đ
Như vậy, sau khi tiến hành tập hợp chi phí phát sinh trong kì các kế toán từ tháng 04/2008 đến tháng 12/2008 và hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp vào kì kế toán tháng 12/2008, Kế toán đã xác định được giá vốn của công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc là 4.316.670.134đ
Chương 4
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ:
Nhận xét – đánh giá :
Nhận xét - đánh giá chung về công ty:
Công ty đã hình thành và phát triển trong 10 năm, trải qua nhiều biến động cùng với nền kinh tế Việt Nam trong thời kì dài nên công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá để tồn tại và phát triển. Từ nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam, ngành xây dựng cơ bản cũng phát triển không ngừng và đó chính là cơ hội lớn cho các công ty xây dựng nói chung và công ty TNHH xây dựng Thụ Viên nói riêng. Công ty đã tận dụng các cơ hội của mình để phát triển và thành quả là những năm gần đây công ty đã trúng thầu nhiều công trình, hạng mục công trình với số vốn đầu tư ngày càng lớn như: công trình nhà xưởng sản xuất của công ty TNHH gốm sứ kĩ thuật Minh Long- Bình Dương, công trình tòa nhà nguyên phụ liệu ngành may ( sanding-Tam) của công ty may sài Gòn 2…..
Từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, mở ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều thách thức và nhiều cơ hội phát triển hơn. Nắm bắt được cơ hội thì doanh nghiệp sẽ phát triển không ngừng. Và trong những năm gần đây công ty cũng đã nắm bắt cơ hội của mình để phát triển với việc tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư lớn.
Ban giám đốc và toàn thể nhân viên các phòng ban được tổ chức gọn, phù hợp với nhu cầu hoạt động và được phân nhiệm rõ ràng, cụ thể. Tất cả các phòng ban trong công ty đều có sự hỗ trợ nhau để công việc hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất vì lợi ích chung của toàn công ty.
Thuận lợi:
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Bộ máy hoạt động gọn nhẹ, tập trung nên dễ dàng quản lý, thảo luận, trình bày và phát triển ý tưởng của mỗi cá nhân. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho công ty.
- Sự phát triển ngày càng cao của ngành xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam, cả nước nói chung tạo nhiều cơ hội phát triển cho công ty.
Khó khăn:
Tình hình tài chính thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng và kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình này nên ngành công nghiệp xây dựng cũng không tránh khỏi khó khăn.
Giá vật liệu không ổn định gây khó khăn cho việc hoạt động của công ty.
Có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong ngành xây dựng .
Nhận xét – đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty:
Ưu điểm:
Bộ máy kế toán công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của công ty.
Kế toán xây dựng có nhiều hạch toán khác với kế toán của các doanh nghiệp sản xuất khác. Do đó, kế toán công ty vừa phải hạch toán phù hợp với yêu cầu và theo đúng nguyên tắc hạch toán của kế toán Việt Nam, vừa phải hạch toán đúng đảm bảo theo yêu cầu của kế toán xây dựng. Và kế toán của công ty đã đáp ứng được yêu cầu này.
Công ty luôn đảm bảo mở và ghi chép đầy đủ, lưu trữ chứng từ, hóa đơn và các loại sổ sách kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Công ty hạch toán trên máy bằng phần mềm kế toán của công ty Boro.
Kế toán trưởng và nhân viên kế toán của công ty làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh, phân nhiệm rõ ràng và luôn cập nhật thông tin mới để đáp ứng các yêu cầu của công việc.
Các nhân viên trong phòng kế toán làm việc hòa đồng, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc.
Nhược điểm:
Việc cập nhật và áp dụng các thông tin, chế độ kế toán mới ban hành vào thực tế hoạt động của kế toán công ty còn chậm .
Một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau dễ dẫn đến sai sót trong làm việc.
Kiến nghị :
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, em có một vài kiến nghị sau:
Kiến nghị chung về công ty:
Cập nhật thường xuyên và thay đổi kịp thời các chế độ kế toán cho phù hợp các Chuẩn mực kế toán và các thông tư hướng dẫn đã ban hành.
Coi trọng và phát triển hệ thống kế toán quản trị trong công ty. Thường xuyên lập kế hoạch, dự toán, phân tích sự biến động về giá thành công trình do thay đổi của giá nguyên vật liệu, giá nhân công để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Cần quan tâm nhiều đến việc sửa chữa định kì và bảo quản các máy móc, trang thiết bị thi công tại công trình để nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa chữa thường xuyên.
Luôn coi con người là nhân tố quan trọng nhất và có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên.
Thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên ý thức tiết kiệm trong công tác, công việc để gia tăng tích lũy.
Để mở rộng thông tin về công ty với các nhà đầu tư và các liên kết có lợi khác, công ty nên lập website riêng để quảng bá hình ảnh của công ty.
Sớm hoàn thành thủ tục và các điều kiện cần thiết khác để đăng kí tham gia vào sàn giao dịch bất động sản Việt Nam. Đây được xem là cơ hội lớn cho các công ty phát triển.
Kiến nghị về tổ chức công tác kế toán tại công ty:
- Công ty ngày càng phát triển, do đó đòi hỏi về nghiệp vụ kế toán ngày càng cao. Vì thế công ty nên có chính sách nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên kế toán để phù hợp với sự phát triển của công ty.
- Nâng cao cơ sở may móc và nâng cấp phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của công ty.
- Để giảm tình trạng một kế toán phải kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau sẽ dễ xảy ra sai sót trong hoạt động, công ty nên có chính sách mở rộng bộ máy kế toán phù hợp với sự gia tăng của công việc.
Nhìn chung, công ty đã hoạt động trong thời gian dài nên quy trình hoạt động cũng đã ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà, công ty phải thường xuyên cập nhật thông tin và đề ra các biện pháp thích hợp để ngày càng phát triển.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
Trong nền kinh tế, xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài đuợc sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Do đó, hiệu quả họat động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế- kĩ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm ở ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Điều này giúp cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các nhà quản lý doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định đúng đắn, phù hợp và kịp thời nắm bắt được cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tìm ra các biện pháp tiết kiệm và phân bổ nguồn lực hợp lý hơn nhằm hạ giá thành sản phẩm để thu hút các nhà đầu tư cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành xây dựng. Đây cũng là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trong thời kì khủng hoảng như hiện nay.
Ngoài ra, việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm góp phần giúp công ty tìm ra được biện pháp thích hợp để tối đa hoá lợi nhuận. Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường hoạt động.
Tóm lại, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là vấn đề quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty TNHH xây dựng thụ Viên nói riêng. Nó tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cũng như thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn và trên hết là có thể tối đa hoá lợi nhuận.
Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng thụ Viên:
Những ưu điểm :
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (giá thành công trình, hạng mục công trình) luôn được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ bởi kế toán của công ty. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty, tôi nhận thấy những ưu điểm sau:
Về công tác tập hợp chi phí:
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sau khi trúng thầu hoặc kí hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư thì cán bộ phòng kỹ thuật của công ty mới lập dự toán chi phí nguyên vật liệu cu thể, chi tiết so ding trong quá trình thi công. Khi thi công công trình, kế toán sẽ nhập vật liệu theo yêu cầu của phòng kỹ thuật theo đúng chủng loại, số lượng vật liệu để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Do đó, nguyên vật liệu thường được nhập sát với thực tế thi công, giảm thisểu tình trạng thừa, thiếu hay thất thoát nguyên vật liệu.
Công tác hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phi nguêyn vật liệu phát sinh cũng rất có hiệu quả và đúng chế độ. Thường xuyên theo dõi sát việc nhập- xúât nguyên vật liệu để phản ánh kịp thời vào sổ kế toán.
Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, công ty đang sử dụng tài khoản 334 để hạch toán các khoản chi phí tiền lương và các khoản theo lương cho nhân viên và công nhân. Trong đó, tài khoản 334 “phải trả người lao động được ” được mở 2 tài khoản con theo đúng chế độ kế toán ban hành cho các đơn vị xây lắp là:
TK 3341: phải trả nhân viên thuộc biên chế.
TK 3342: phải trả lao động thuê ngoài.
Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
Tất cả các tài khoản chi phí sản xuất chung đều được kế toán tập hợp đầy đủ trong tài khoản 627. Tài khoản này được chia chi tiết rất thuận lợi cho việc theo dõi, quản lí, tập hợp chi phí và tính giá thành. Tại công ty chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí xăng, dấu cho xe, máy móc, chi phí mua ngoài, chi phí khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ khi thi công tại công trường……
Về công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Thụ Viên là công ty xây dựng nên việc kế toán công ty sử dụng phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn ) để tính giá thành và giá thành được tính theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng (tính khi hoàn thành công trình hoặc theo từng giai đoạn thi công công trình) của từng công trình, hạng mục công trình là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng.
Một số hạn chế :
Bên cạnh các ưu điểm đạt được, qua thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên em cũng nhận thấy một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm xây lắp cần có biện pháp khắc phục như sau:
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất:
Do đặc điểm riêng của ngành xây dựng và sản phẩm xây dựng cơ bản nên công ty công ty không tổ chức kho vât liệu chung của công ty mà các kho vât liệu được bố trí tại từng công trình. Trong khi đó, công ty tổ chức thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau tại các địa điểm khác nhau trong cùng một thời gian và nhu cầu sử dụng vật liệu tại các công trình là thường xuyên. Do dó, việc theo dõi cấp vật tư xuất dùng hàng ngày theo từng phiếu xuất vật tư ở từng kho công trình lên phòng kế toán công ty là rất khó khăn và phức tạp.
Thêm vào đó, việc trông coi và bảo quản nguyên vật liệu trong quá trình thi công cũng rất khó khăn. Do nhiều tác động từ con người và môi trường thiên nhiên nên dễ xảy ra việc thiếu hụt nguyên vật liệu do mất mát hay hư hỏng.
Ngoài ra, trên thực tế hoạt động, nhiều công trình thi công xong vẫn còn thừa một số nguyên vật liệu nhưng số vật liệu thừa này rất ít được kế toán ghi nhận vì lý do bị thất thoát do không kiểm soát được.
Bên cạnh các sai sót trong quá trình kiểm tra, giám sát khi thi công và hoàn thành công trình, công ty còn chưa chủ động nắm bắt được về tình hình giá nguyên vật liệu trên thị trường làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tiến độ thi công và uy tín của công ty.
Về chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, do đặc thù của ngành xây dựng nên công ty sử dụng rất nhiều công nhân thuê ngoài trong khi thi công các công trình. Việc kiểm tra và giám sát các công nhân này cũng rất phức tạp. Ngoài ra, vì là công nhân thuê ngoài do công ty thuê theo từng công trình nên công ty không có sự ổn định về số lượng và chất lương nhân sự để thi công liên tục các công trình.
Về chi phí sử dụng máy thi công:
Hiên tại, do nhiều lý do riêng công ty vẫn chưa mở tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công – để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại công trình theo chế độ kế toán mới ban hành áp dụng cho các công ty xây lắp. Điều này làm ảnh hưởng đến việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất của công trình vì chi phí sử dụng máy thi công thực tế ngày càng tăng khi thi công các công trình do áp dụng nhiều máy móc, thiết bị.
Về chi phí sản xuất chung:
Trong kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm 4 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, khoản mục chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công cần phải được làm tốt nhưng cơ bản để đạt được mục đích hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp thì ban giám đốc cần chú trọng công tác quản lý chi phí sản xuất chung, giảm bớt chi phí không cần thiết như chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Bên cạnh đó, để đảm bảo việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra khi thi công một công trình, kế toán phải hạch toán đúng loại chi phí vào đúng tài khoản chịu mức phí đó theo đúng quy định của luật kế toán Việt Nam. Ví dụ: hiện nay Kế toán hạch toán chi phí của nhân viên trực tiếp quản lý công trường thi công vào chi chí phí quản lý (6421) là chưa phản ánh đúng, đầy đủ chi phí sản xuất.
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên:
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí mà quan trọng hơn là công tác hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm tại công ty, công ty cần tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được và tìm ra phương hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại, làm cho công tác kế toán của doanh nghiệp thực sự trở thành một công cụ quản lý nhạy bén và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, nhân viên công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán của công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu thực trạng công tác kế toán của công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Với mong muốn được đóng góp cho công ty, em xin đưa ra một vài ý kiến theo hướng khắc phục một số tồn tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty như sau:
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Công tác lập chứng từ ban đầu:
Trên thực tế hoạt động thì mỗi công trình, hạng mục công trình đều có định mức khối lượng vật tư cụ thể, định mức này do phòng kỹ thuật lập dựa trên sự bóc tách dự toán thiết kế và điều kiện thi công của từng công trình cụ thể.
Khi thi công một công trình, hạng mục công trình thì ngoài số lượng của vật liệu còn có chủng loại vật liệu. Vật tư sử dụng trong ngành xây dựng rất đa dạng về chủng loại, giá cả luôn biến động, vật liệu cung cấp cho sản xuất thi công phải dựa trên tiến độ thi công, vật liệu mua về được xuất dùng ngay cho công trình.
Ngoài ra, mỗi công trình, hạng mục công trình thực hiện tại một địa điểm khác nhau, thời gian thi công khác nhau, với yêu cầu kỹ thuật khác nhau nên số lượng, chủng loại vật liệu cho mỗi công trình cũng khác nhau. Do đó, việc kiểm soát được chặt chẽ chứng từ xuất vật tư từ các kho tại công trình để thi công của phòng kế toán là rất khó khăn và phức tạp.
Chính từ yêu cầu thực tế này, em xin đưa ra dưới đây một biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào công trình và kiểm tra được số liệu tiêu hao so với định mức, góp phần kiểm tra được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, đồng thời theo dõi vật tư xuất vào giá thành công trình cả về số lượng và giá trị. Biện pháp đó là mở thẻ “chi phí nguyên vật liệu xuất vào giá thành công trình” do nhân viên kinh tế tại công trình theo dõi và ghi chép.
Việc mở thẻ này giúp cho phòng kế toán có sự đối chiếu giữa thủ kho và nhân viên kinh tế về số lượng từng loại vật tư đưa vào giá thành công trình. Ngoài ra, khi kế toán cần kiểm tra, đối chiếu số lượng nguyên vật liệu tiêu hao so với định mức, chi phí dự toán. Kế toán chỉ cần kiểm tra trên thẻ này là có thể cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng cho nhà quản lý biết được số lượng và giá trị chi phí nguyên vật liệu bỏ vào công trình đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Số liệu trên thẻ này dùng để đối chiếu với sổ chi tiết TK 621- chi tiết cho từng công trình.
Biểu mẫu 4.3.1 Mẫu thẻ chi phí NVL xuất vào giá thành công trình
THẺ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT VÀO GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH
Đơn vị thi công : công ty TNHH xây dựng Thụ Viên
Tên công trình : Nhà ở Phạm Hữu Lộc.
Thời gian thi công : 01/04/2008 đến 31/12/2008.
Tên vật tư : Xi-măng Sadico
Đơn vị tính : tấn
Chứng từ gốc
Diễn giải
Xuất vật tư
Ghi chú
Ngày/tháng
PX
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
02/04/2008
PX01/04
…….
Xuất xây lắp phần thô
……
……
25
…….
……
960.000
…….
……
24.000.000
…….
Thẻ này được mở cho từng loại vật liệu và được mở từ khi khởi công cho đến khi kết thúc công trình.
Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Như đã trình bày, do đặc thù của ngành xây dựng nên nguyên vật liệu mua về thường được xuất dùng ngay vào chân công trình hoặc nhập kho công trình mà không nhập kho của công ty. Những nguyên vật liệu xuất dùng ngay vào chân công trình thì không nhập kho. Do đó, kế toán công ty chỉ căn cứ vào phiếu nhập- xuất khống do nhân viên kinh tế tại công trình lập để tiến hành lập chứng từ ghi sổ nhập nhập – xuất nguyên vật liệu là không có căn cứ vì thực tế nguyên vật liệu không nhập kho mà được đưa vào sử dụng ngay tại công trình. Luận văn kiến nghị, nguyên vật liệu mua về sử dụng ngay cho thi công thì hạch toán thẳng vào TK 621 chứ không hạch toán vào TK 152.
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(sau khi đã hoàn thiện hạch toán)
TK111,112,331 TK152
Mua NVL về nhập kho
Công trình.
TK621 TK154
Mua NVL về nhập NVL thừa
Sd ngay vào CT. về kho công ty.
TK152 Kết chuyển chi phí
Xuất NVL thừa NVL trực tiếp.
Để thi công CT khác
Mở sổ kế toán chi tiết tài khoản 621:
Kết hợp với việc mở thẻ theo dõi chi tiết việc xuất vật tư ngay tại công trình thi công thì kế toán công ty nên mở thêm sổ chi tiết tài khoản 621 của công trình Phạm Hữu Lộc (sổ chi phí sản xuất kinh doanh) để theo dõi tổng chi phí nguyên vật của từng công trình. Làm như thế thì việc kiểm soát lượng nguyên vật liệu sử dụng cho công trình càng chặt chẽ hơn và đối chiếu số liệu giữa thẻ xuất chi tiết vật tư tại công trình với sổ kế toán chi tiết tài khoản 621 tại công ty.
Cụ thể, qua số liệu của công trình Nhà ở Pham Hữu lộc thì sổ chi tiết tài khoản 621 được mở như sau:
Biểu mẫu 4.3.2 Mẫu sổ chi tiết tài khoản 621
GHI NỢ TÀI KHOẢN: 621
Công trình: nhà ở Phạm Hữu Lộc
Ngày ghi sổ
Chừng từ
DIỄN GIẢI
Tài khoản đối ứng
Tổng số
NVL chính
NVL phụ
Số
Ngày tháng
02/04
……..
PX02/04
…….
02/04
…….
THÁNG 04/2008
Xuất Xi-măng cho CT PHL
……..
1521
……
24.000.000
…….
24.000.000
…….
Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Việc sử dụng nhiệu lao động thuê ngoài khi thi công các công trình đã gây không ít khó khăn cho công ty TNHH xây dựng Thụ Viên. Nhân thấy sự cần thiết phải cải tiến trong phương pháp quản lý lao động và nhất là cách kế toán hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, ảnh hưởng đến tính đúng và chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp,nên em xin đưa ra dưới đây một biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này như sau:
Phương pháp quản lý:
Thực tế hiện nay tại công ty thường chỉ kí hợp đồng với công nhân trực tiếp thi công trong thời hạn ngắn ( 3tháng), việc này làm cho công ty khó kiểm soát được lượng công nhân để thi công liên tục các công trình. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công, cũng như chất lượng công trình do công nhân tay nghề không được giám sát chặt chẽ. Để khắc phục tình trạng này lãnh đạo công ty nên tăng số lượng công nhân thuộc biên chế của công ty tức kí hợp đồng dài hạn với các công nhân.
Phương pháp hạch toán kế toán:
Hiên tại, do công nhân có hợp đồng lao động ngắn hạn (dưới 3 tháng), theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam thì không phải hạch toán phần Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...Khi thực hiện biện pháp này kế toán phải hạch toán phần lương và BHXH của công nhân trực tiếp thi công như sau:
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 3342 TK 622 TK 1541
Hạch toán lương
Công nhân trực tiếp sx
Kết chuyển chi phí
TK 338 nhân công trực tiếp
Hạch toán BHXH
CN trực tiếp sx (19%)
Sơ đồ này được lập sau khi thực hiện biện pháp hoàn thiện.
Áp dụng sơ đồ này vào hạch toán lương và các khoản trích theo lương của đội xây tô, kì hạch toán tháng 04/2008 (đợt 1- ngày 14/04/2008) thuộc công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc như sau:
Nợ TK 622 33.257.500
Có TK 3342 33.257.500
Nợ TK 622 6.318.925
Có TK 338 6.318.925
Nợ TK 1541-PHL 39.576.425
Có TK 622 39.576.425
Phần hạch toán này ngoài việc theo dõi tại sổ Nhật kí chung, Sổ cái TK 622, còn được theo dõi chi tiết tại Sổ chi tiết TK 622 của công trình Phạm Hữu Lộc ( sổ chi phí sản xuất kinh doanh) – mẫu sổ trình bày như trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nhược điểm của biện pháp hoàn thiện:
- Làm tăng chi phí nhân công trực tiếp tăng chi phí sản xuất tăng giá thành sản phẩm xây lắp (tuy nhiên, phần tăng chi phí này không quá lớn).
Lợi ích khi thực hiện biện pháp hoàn thiện:
Phản ánh đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất vào giá thành.
Thực hiện tốt chế độ đối với người lao động theo quy định của nhà nước.
Tạo sự ổn định về số lượng và nâng cao tay nghề về chuyên môn cho các công nhân của công ty nâng cao chất lượng công trình nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Tạo được niềm tin về sự ổn định lâu dài cho người lao động gắn bó và nỗ lực làm việc hơn vì lợi ích chung của công ty .
Chủ động hơn khi đấu thầu các công trình.
Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về chất lượng thi công của công ty.
Mức độ khả thi của biện pháp hoàn thiện:
Qua sự phân tích trên cho thấy nhược điểm so với lợi ích là quá nhỏ và sự cần thiết của biện pháp đối với sự phát triển của công ty.
Thực hiện biện pháp này không gây khó khăn cho phần hạch toán của kế toán công ty khả năng thực hiện cao
Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
Hiện nay, kế toán công ty không mở tài khoản 623 để hạch toán các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công tại các công trình là chưa phản ánh đúng chi phí thực tế. Do trên thực tế khi thi công các công trình, hạng mục công trình công ty phải sử dụng các máy móc như xe ủi đất, máy xúc đất, máy trộn bê-tông…..nên chi phí để hoạt động các loại máy móc này cũng ngày càng tăng. Việc phản ánh chi phí này vào chi phí sản xuất chung (627) là không phản ánh hết bản chất của từng loại chi phí, làm tăng chi phí sản xuất chung khi hạch toán giá thành công trình.
Xuất phát từ thực tế trên, em xin đề xuất giải pháp là Mở tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công để hạch toán các chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công như: nguyên liệu cho máy hoạt động (xăng,dầu), khấu hao máy móc, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công…Nguyên tắc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công như sau:
Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công (của công nhân trực tiếp điều khiển máy), bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, CCDC (của máy trực tiếp thi công), hoá đơn GTGT các sản phẩm mua ngoài sử dụng cho máy thi công.
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản 623 có 6 tài khoản cấp 2 nhưng do chi phí sử dụng máy thi công tại công ty cũng không quá nhiều nên có thể không cần mở tài khoản cấp 2 cho TK này.
Phương pháp hạch toán:
Xét tất cả các hoạt động của chi phí sử dụng máy thi công tại công trình, hạng mục công trình thì chi phí này được hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
TK 111, 112,141,331 TK 623 TK154
Các chi phí mua ngoài
Sư dụng cho máy TC
TK 214 Kết chuyển chi phí
Sd máy thi công
Trích khấu hao TSCĐ
Dùng cho máy TC
TK 334,338
Phân bổ tiền lương
Vào CP sd máy TC
Theo sơ đồ hạch toán trên, chi phí sử dụng máy thi công tháng 04/2008 của công trình nhà ở Phạm Hữu Lộc được hạch toán như sau:
Ngày 25/04/2008 PC25/04 mua xăng sử dụng cho máy thi công tại công trường công trình nhà ở Phạm Hữu Lộc :
Nợ TK 623 3.718.432
Nợ TK 13311 371.843
Có TK 1111 4.090.275
( khoản chi phí này được kế toán công ty hạch toán vào TK 6278- chi phí khác bằng tiền trước khi hoàn thiện).
Ghi sổ chi tiết tài khoản 623:
Công trình: Nhà ở Phạm Hữu Lộc
Đơn vị tính: đ
Ngày ghi sổ
Chừng từ
DIỄN GIẢI
Tài khoản đối ứng
Tổng số
Số
Ngày tháng
25/04/2008
PC25/04
25/04
THÁNG 04/2008
Mua xăng sd cho máy thi công CT PHL
1111
3.718.432
Về hạch toán chi phí sản xuất chung:
Công cụ, dụng cụ:
Hiện nay, công ty không tổ chức ghi chép quá trình tập hợp chi phi công cụ, ding cụ rõ rang trước khi lên bảng phân bổ chi phi công cụ, ding cụ. Do đó, việc kiểm tra tính chính xác của việc tổng hợp loại chi phi này rất là khó khăn và tốn nhiều thời gian. Theo ý kiến của em, công ty nên lập bảng tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ.
Ví dụ: đối với công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc: căn cứ vào kết quả kiểm kê, trước khi tổng hợp chi phi công cụ, dụng cụ vào sổ kế toán, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí công cụ, dụng cụ. Mẫu của bảng nàu như sau:
Bảng 4. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Công trình: Nhà ở Phạm Hữu Lộc
Tháng 04/2008
STT
Tên công cụ, dụng cụ
Số tiền
1
Cột chống
2
Cốp pha
3
Quần áo bảo hộ
…..
…..
…..
TỔNG
Có thể thấy rõ là với bảng này, người quản lý và bản thân đội ngũ kế toán trong công ty có thể kiểm tra số liệu chi phi công cụ, dụng cụ dễ dàng.
Chi phí sản xuất chung gồm nhiều khoản mục chi phí tổng hợp lại, để phản ánh đầy đủ và chính xác nhất các chi phí phát sinh và hạch toán đúng theo quy chế của kế toán xây dựng, luận văn xin đưa ra biện pháp hoàn thiện như sau:
Ngoài các chi phí sử dụng cho quản lý chung đã được hạch toán vào TK 627 như: chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung, chi phí khấu hao CCDC dùng cho đội, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác….Kế toán nên hạch toán chi phí tiền lương nhân viên quản lý tại công trình thi công vào TK cấp 2 của 627 là TK 6271 thay vì hạch toán vào TK 642- chi phi quản lý doanh nghiệp như hiện nay. Việc hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất chung là hợp lý và phản ánh đúng chi phí sản xuất vào giá thành công trình.
Sơ đồ 4.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
(sau khi đã hoàn thiện hạch toán)
TK 3341,338 TK 627 TK 154
Phân bổ tiền lương Các
khoản theo lương vào CP SXC
TK 152,153
Xuất CCDC dùng cho K/C chi phi SXC
Quản lý công trình
TK 214
Trích KH TSCĐ dùng
Cho quản lý CT
TK 111,112,331
Cp bằng tiền và cp dịch
Vụ mua ngoài cho QL CT
Ví dụ: Công trình Nhà ở Phạm Hữu Lộc, hạch toán chi phí tiền lương của ông Nguyễn Minh Hùng- nhân viên quản lý kỹ thuật tại công trường trong kì kế toán thnág 04/2008 thì hạch toán như sau:
- Tiền lương:
Nợ TK 6271 4.732.000
Có TK 3341 4.732.000
Các khoản trích theo lương (19%):
Nợ TK 6271 899.080
Có TK 338 899.080
Phần hạch toán này ngoài việc theo dõi tại sổ Nhật kí chung, Sổ cái TK 627, còn được theo dõi chi tiết tại Sổ chi tiết TK 627của công trình Phạm Hữu Lộc ( sổ chi phí sản xuất kinh doanh) – mẫu sổ trình bày như trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KHÁC:
Trong thị trường xây dựng đầy biến động như hiện nay, để tránh tình trạng công ty bị động trước thay đổi đột ngột của giá nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của công ty, em xin đưa ra một giải pháp nhằm giảm bớt rủi ro trước sự thay đổi của yếu tố này như sau:
Công ty nên thành lập nhóm nghiên cứu thị trường chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu về thị trường xây dựng. Quy mô của nhóm này tuỳ theo quy mô và thị trường hoạt động của từng công ty. Cụ thể tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên, xét theo khu vực hoạt động và vị trí hoạt động trên thị trường thì nhóm nghiên cứu thị trường của công ty gồm:
Nhân sự :2 người
Nhiêm vụ :tìm hiểu sâu về thị trường xây dựng và những biến động của thị trường vật liệu, lao động cũng như nghiên cứu tìm ra giải pháp giải quyết và các hướng đi phù hợp cho công ty. Sau khi tổng hợp và phân tích thông tin thì báo cáo cho nhà quản lý công ty.
Yêu cầu : nhân viên là những người năng động, nhiệt tình và trên hết là phải có kiến thức chuyên môn và am hiểu thị trường xây dựng để làm nền tảng cho những phân tích, nhận định được chính xác.
Lợi ích :
Tránh để công ty rơi vào thế bị động: kí hợp đồng với nhà đầu tư xong, đang thi công thì mới biết được sự biến động giá bất lợi của thị trường vật liệu, lao động… công ty bị thua lỗ do giá vật tư tăng cao hay bị sai hợp đồng vì công việc đình trệ do không thể thi công, mất uy tín công ty.
Có khả năng dư đoán trước sự thay đổi của thị trường để tạo được cho công ty có những hướng đi thích hợp, tạo nên lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trực tiếp trong ngành.
Sự khả thi của biện pháp:
Chi phí cho nhân sự và quá trình hoạt động biện pháp là không nhiều (2 nhân viên).
Hiệu quả đạt được là rất lớn, thiết thực cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty điều kiện sống còn cho công ty trong thời điểm thị trường hiện tại.
Trên đây là một số nhận xét, kiến nghị chung và một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của em khi tìm hiểu về thực tế hoạt động của bộ máy kế toán tại công ty. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng em mong rằng những gì em đã trình bày sẽ hỗ trợ được một chút gì dù nhỏ nhoi về mặt ý tưởng cho những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai của Công ty.
PHẦN KẾT LUẬN
Trải qua thời gian tìm hiểu thực tiễn hoạt động tại công ty TNHH xây dựng Thụ Viên em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: đề tài: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THỤ VIÊN.
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu và số liệu thực tế của công ty, luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Giới thiệu những nét chính của công ty TNHH xây dựng Thụ Viên.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Đi sâu trình bày thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phi sản xúât và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
Nhận xét _đánh giá và đưa ra một số kiến nghị về bộ máy quản lý của công ty và công tác kế toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Trong quá trình tìm hiểu thực tiễn tại công ty em đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích về thực tế hoạt động của phòng kế toán công ty. Và cũng trong thời gian này, khi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình em đã có dịp ôn lại những kiến thức kế toán đã học tại nhà trường.
Tuy đã có nhiều cố gắng khi thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp nhưng do thời gian và kiến thức thực tiển còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các anh chị kế toán công ty để hoàn thiện hơn kiến thức kế toán của mình.
Một lần nữa em xin chân thành sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, đặc biệt Ths. Nguyễn Công Đề và các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH xây dựng Thụ Viên để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.IN.doc