Kế toán huy động vốn tổ chức kinh tế cá nhân trong nước tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Chi nhánh An Giang

Các khoản thu nhập, chi phí ngoài các khoản trên và một số khoản chi được quy định cụ thể theo chế độ hiện hành được hạch toán vào tài khoản thu nhập, chi phí thích hợp trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ đã được chấp nhận thanh toán, tại thời điểm thực thu, thực chi. Để tổ chức thực hiện nguyên tắc hạch toán “cơ sở dồn tích”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Cục Công nghệ tin học Ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm tin học phục vụ cho việc hạch toán dồn tích tại các đơn vị NHNN; Giao Vụ Kế toán – Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về mua bán, đầu tư chứng khoán, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, hướng dẫn mẫu chứng từ cho các nghiệp vụ hạch toán theo nguyên tắc dồn tích; Đồng thời, các đơn vị NHNN thực hiện nguyến tắc kế toán dồn tích theo đúng các hướng dẫn tại công văn này.

pdf100 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán huy động vốn tổ chức kinh tế cá nhân trong nước tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng nên tính lãi dự chi hàng kỳ đối với tất cả KH có tài khoản tiền gửi tại SCB AG và thực hiện bút toán hoàn nhập chi phí lãi dự chi : BT3: Hoàn chi phí tiền lãi đã dự chi : Nợ 130.4913.00.100: Lãi phải trả TGTK: 138.889VND Có 10.8010.00.330: CP tiền lãi: 138.889VND Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 64 f) KH Huỳnh Trường An có số TK tại SCB AG dùng UNC yêu cầu trích từ TK TGTK 1.000.000 VND để chuyển trả cho KH Lê Văn Nghĩa không có TK tại SCB, lĩnh tiền bằng Giấy CMND. Do KH Nghĩa không có TK tại SCB nên GDV hạch toán vào TK 4540, TK này phản ánh các khoản chuyển trả tiền bằng đồng VN từ các TCTD chuyển đến để trả cho KH Nghĩa không có TK tại SCB. GDV hạch toán : Nợ TK 130.4540.00.100: chuyển trả tiền VND : 1.000.000VND Có TK 130.5192.00.100 : TM tại quỹ : 1.000.000VND Với cách hạch toán như thế này không thể hiện được số tiền của ông An giảm xuống để trích số dư 1.000.000VND chuyển trả cho KH Nghĩa, việc sử dụng TK 5192 là không phù hợp lắm, TK 5192 chỉ sử dụng cho các ngân hàng với nhau nhưng ở đây, lại sử dụng TK này ( thu hộ, chi hộ ) để hạch toán cho KH là cá nhân. Với cách hạch toán của kế toán viên tại SCB AG như vậy chưa phù hợp lắm. Theo tôi nên hạch toán : Bút toán 1 : Ghi giảm TK TG của KH An để chuyển trả cho KH Nghĩa : Nợ TK 130.4211.00.100 (An): TGTK VND dưới 12T: 1.000.000VND Có TK 130.4540.00.100: chuyển trả tiền VND : 1.000.000VND Bút toán 2 : Ghi giảm tiền mặt tại quỹ khi KH Nghĩa đến lĩnh : Nợ TK 130.4540.00.100: chuyển trả tiền VND : 1.000.000VND Có TK 130.1011.00.100 : TM tại quỹ : 1.000.000VND Sử dụng TK 1011: TM tại quỹ chứ không sử dụng TK 5192 : thu hộ, chi hộ. Ngân hàng nên xem xét lại cách sử dụng tài khoản trong trường hợp này. h) Khách hàng Nguyễn Văn Bi ( không có TK tại SCB ) nộp tiền mặt vào SCB để chuyển trả 10.000.000VND cho KH có TK tại SCB. Nợ TK 130.4111.00.100 : TGKKH : 10.000.000VND Có TK 130.5192.00.100: Thu hộ, chi hộ : 10.000.000VND Tài khoản 4111 là tài khoản phản ánh tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD trong nước bằng VND nhưng TK này lại được sử dụng cho KH là cá nhân khi hạch toán. Chuyển tiền cho KH có TK tại ngân hàng SCB thì GDV lại phản ánh Có vào TK 5192 (TK 5192 chỉ được sử dụng cho các ngân hàng với nhau chứ ko sử dụng cho các nhân) . Với cách hạch toán như thế này tại ngân hàng là không phù hợp về việc sử dụng tài khoản và việc phản ánh tài khoản khi hạch toán không thể hiện được số tiền tăng lên của KH nhận được và số tiền mặt tại ngân hàng. Theo tôi nên hạch toán bút toán phản ánh tiền mặt tại quỹ và báo Có vào tài khoản không kỳ hạn của KH với nội dung diễn giải là KH Nguyễn Văn Bi chuyển trả 10.000.000 VND. Nợ TK 130.1011.00.100 : TM tại quỹ : 10.000.000 VND Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 65 Có 130.4211.00.100 : TGKKH : 10.000.000 VND Với cách hạch toán như trên mới phản ánh được TK tiền gửi không kỳ hạn của KH được tăng lên do KH Nguyễn Văn B chuyển tiền mặt vào. i) Một KH đến nhờ chuyển tiền cho người thân có TK tại Ngân hàng Á Châu với số tiền 50.000.000VND. Nợ TK 130.5192.00.000: Thu hộ, chi hộ : 50.000.000VND Có TK 130.5012.00.100: Thanh toán bù trừ : 50.000.000VND ii) Thu phí phát hành lại 02 thẻ ATM ( 1 thẻ chính + 1 thẻ phụ ) cho KH có số TK : 130.00.933171.1.01 Bút toán 1 : Thu phí phát hành thẻ : Nợ TK 130.4211.00.100 : TG thanh toán : 90.909 VND Có TK 130.7110.00.300 : Thu dịch vụ thanh toán : 90.909 VND Bút toán 2 : Thu thuế giá trị gia tăng ( GTGT ) Nợ TK 130.4211.00.100 : TGTT : 9.091VND Có TK 130.4531.00.100 : Thuế GTGT phải nộp : 9.091VND j) Thu hộ vào TK 120.00.209527.1.01 cho KH có số TK tại Cần Thơ số tiền 700.000VND. Bút toán 1 : Thu tiền mặt và chi hộ cho khách hàng. Nợ TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ : 700.000VND Có TK 130.5192.00.000 : thu hộ : 700.000VND Bút toán 2 : Thu hộ vào Tài khoản khách hàng có TK tại SCB Cần Thơ Nợ TK 130.00.5192.00.130 : thu hộ vào TK tại SCB AG: 700.000VND Có TK130.00.5192.00.120:thu hộ vào TK tại SCB Cần Thơ :700.000VND Bút toán 3 : Báo Có vào tài khoản khách hàng Nợ TK 130.5192.00.000 : thu hộ : 700.000VND Có TK 130.4211.00.100 : TGTT : 700.000VND k) Cuối ngày giao dịch, kế toán viên kiểm tra quỹ tạm ứng, hạch toán : Nợ TK 130.8900.00.900: Các khoản chi phí bất thường: 186VND Có TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ: 186VND Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG 3.3.4. Hướng dẫn hạch toán trên hệ thống Smarbank đối với từng loại sản phẩm tiền gửi : ¾ Thủ tục mở tài khoản đối với KH là cá nhân. Sau khi KH điền đầy đủ thông tin trên phiếu Đăng ký mở tài khoản, giao dịch viên thực hiện thao tác trên màn hình hệ thống Smarbank. • GDV vào Smarbank CIF Customer Add Details. Màn hình xuất hiện một loạt danh sách các KH. Nếu KH cá nhân thì chọn ô KT cá thể ( Individual Customer ), GDV nhập tất cả nội dung của KH được ghi trên Giấy đăng ký mở tài khoản, cụ thể : - Aplication No : 253173 - Branch : nhấn F5 chọn 130 : CN AG. - Customer ID : MSKH: 253173 ( 6 số ), tùy theo loại nhận dạng mà GDV đã chọn trước đó. - Full Name : Đỗ Thị Ngọc Tuyền ( phần bắt buộc phải nhập ) - DOB : ngày sinh KH : 26/03/1986 - Indentity Card No: số CMND: 351780294 Issued date: 22/07/2003 Issued place : CA AG - Address: Bình Khánh – Long Xuyên - AG - Gender ( giới tính ) : Female (bắt buộc). - Nationnality ID Type ( Quốc tịch ) : Việt Nam Sau khi nhập tất cả các dữ liệu thông tin của KH, click OK, hệ thống sẽ tự động xuất hiện hộp thoại Result : hiển thị CIF ( MSKH ). Kết thúc quá trình mở CIF cho KH. ¾ Thủ tục mở tài khoản đối với KH là doanh nghiệp. • Các bước thực hiện giống như cách mở TK cho KH là cá nhân. GDV nhập tất cả nội dung của KH được ghi trên giấy đăng ký tài khoản, cụ thể : - Full Name : phần bắt buộc phải nhập. - Short Name : phần bắt buộc phải nhập. - ID Type ( Loại nhận dạng ) : tùy theo loại nhận dạng mà KH đăng ký trên giấy đăng ký mở tài khoản. Bao gồm các giấy tờ sau : Indentity Card No _ Số CMND, Pasport No, - ID No : tùy chọn – tùy theo loại nhận dạng mà GDV chọn trước đó. - Issued by ( Mã cơ quan chủ quản ) và Issued By Organization ( tên cơ quan chủ quản ) : 2 phần này GDV click chọn Issued By Help. - Issued date ( ngày cấp ) - Address & Tel ( Địa chỉ và điện thoại ) SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 66 Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG - Corporation ( Doanh nghiệp ) - Organization Type ( loại hình hoạt động ) : tùy chọn - Representative ( Đại diện ) : GDV nhập tên của người đại diện công ty. - Business Line Type ( loại hình kinh doanh ): cá thể (tùy chọn) - Incorporation date ( ngày thành lập công ty ) Sau khi nhập tất cả các dữ liệu thông tin của KH, click OK, hệ thống sẽ tự động xuất hiện hộp thoại Result : hiển thị CIF ( MSKH ). Kết thúc quá trình mở CIF cho KH là doanh nghiệp. ¾ Thủ tục mở sổ tiết kiệm cho KH : - Hướng dẫn KH ghi thông tin vào giấy đề nghị gửi tiền yêu cầu KH ký 2 chữ ký vào thẻ lưu TKTG - GDV kiểm tra : + Đối tượng mở tài khoản; xem lại KH cũ hay mới, mã KH đối chiếu số CMND + Điền thông tin trên giấy đề nghị gửi tiền: bổ sung hoặc ghi lại. GDV vào màn hình hệ thống Smarbank. • GDV vào Smarbank, nhấn F2 chọn 3370. • Loại hình TK chọn F5, chọn loại hình thích hợp ( vd : 1029 : TGTT VND của các cá nhân khác, 2000 : TGTK KKH,) • STT tăng : enter tiếp • Số Tài khoản:130.00.123456.4.001 • Số tiền gửi : 100.000.000VND • Diễn giải : Mở Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạnlãnh lãi cuối kỳ Sau khi nhập đầy đủ thông tin của KH, GDV in phiếu thu liên 1. Kẹp phiếu thu + giấy đề nghị, kế toán ký tên chuyển sang thủ quỹ thu tiền + ký tên + duyệt bút toán trưởng phòng duyệt. Thoát chương trình vào F8 xem đã hoàn tất chưa ( F8 chức năng : giao dịch trong ngày ). GDV tiến hành in sổ cho KH, in thẻ lưu sau. ¾ Thủ tục nộp tiền vào tài khoản cho KH: • GDV vào Smarbank tìm số tài khoản của KH : Smarbank CIF Tìm KH • Mã giao dịch nhấn F2 : chọn 1140/1170: nộp tiền mặt vào tài khoản. - Tài khoản : 130.00.253103.4.001 SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 67 Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG - Số tiền : 10.000.000VND - Diễn giải : Nộp tiền mặt vào TGTK kỳ hạn 03T lãnh lãi cuối kỳ. ¾ KH đến ngân hàng nộp ủy nhiệm chi đề nghị ngân hàng trích tiền trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng để chuyển thanh toán tiền hàng hóa cho KH khác có tại khoản tại ngân hàng SCB. GDV tiến hành lập lệnh theo yêu cầu của KH như sau : Smarbank nhấn F12 ( Loại hình chuyển tiền ) chọn DD : Chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của KH ). Nhập đầy đủ thông tin ghi trên ủy nhiệm chi . Cách thực hiện như sau : • Transaction Number ( số giao dịch ) : GDV nhập số thứ tự giao dịch phát sinh. • Customer : Nhập MSKH trả tiền. • Sign : GDV kiểm tra chữ ký của KH. GDV vào phần mềm Adobe Photoshop để đối chiếu chữ ký của KH xem có chính xác với chữ ký KH đã ký trên tờ ủy nhiệm chi hay không. Nếu thấy hợp lệ thì tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. • Remmitting amount ( Số tiền KH muốn chuyển ) • Ref No ( số tham chiếu ) • Receiving Bank ( Ngân hàng nhận ) • Paying Bank ( Ngân hàng trả tiền ) • Benficiary : họ tên người thụ hưởng • Remart ( Nội dung trên ủy nhiệm chi ) • Click Ok, chuyển màn hình cho kiểm soát viên duyệt • In chứng từ : Lệnh chuyển tiền, Ủy nhiệm chi, Phiếu hạch toán. Đóng dấu và ký tên trên tờ UNC, verify chữ ký : một chữ ký của GDV và một chữ ký của KSV. • Lưu chứng từ theo quy định . 3.4. Đánh giá thực trạng của công tác kế toán huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG. 3.4.1. Đánh giá khái quát về tình hình hạch toán huy động vốn tại SCB AG: Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện, là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn. Nó là khâu quyết định đến khả năng sinh lời của đồng vốn ngân hàng. Nếu nghiệp vụ sử dụng vốn có hiệu quả thì tác động tích cực đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Mục tiêu của SCB AG trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua công tác huy động vốn và mở rộng tín dụng. SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 68 Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 69 Một trong những biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu này, nhiều ngân hàng đã không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác kế toán huy động vốn. Việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán là một trong những vấn đề quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn. Qua phân tích tình hình thực tế về công tác hạch toán kế toán huy động vốn tại chi nhánh, vận dụng giữa lý luận và thực tiễn công tác kế toán tại quầy giao dịch của chi nhánh AG, có những đánh giá khái quát sau : Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các sản phẩm, các dịch vụ ngày càng gay gắt không ngừng. Mặc dù không ít những khó khăn và trở ngại trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nhưng chi nhánh An Giang vẫn luôn khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân bằng những thành tích trong nhiều năm qua chi nhánh đã được. Phải nói đến phần lớn sự đóng góp rất quan trọng của bộ máy quản lý ngân hàng nói chung, bộ máy kế toán nói riêng, tổ chức công tác hạch toán theo chủ trương đổi mới của NHNN, của Bộ tài chính ban hành. Công tác kế toán ở ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho lãnh đạo ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn, giúp cho lãnh đạo có những chủ trương, biện pháp tích cực trong công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch đề ra không ngừng tăng nguồn vốn và thu nhập của ngân hàng, từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục trong tình hình hạch toán tại đơn vị như việc tổ chức công tác hạch toán, hạch toán kế toán tại đơn vị còn chưa phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. 3.4.2. Những kết quả đạt được của công tác kế toán huy động vốn tại chi nhánh: Hiện nay tại ngân hàng thương mại nói chung và SCB nói riêng, có quy trình nghiệp vụ cụ thể và phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành, đã giảm bớt công tác hạch toán, ghi chép lập chứng từ và đã triển khai các phần mềm quản lý, cập nhật chương trình kịp thời, cung cấp thông tin đầy đủ, phản ánh số liệu trung thực, xử lý số liệu chính xác. Đối với nghiệp vụ kế toán huy động vốn đối với các tổ chức cá nhân trong nước, nhờ áp dụng phần mềm Smarbank vào hệ thống mà mọi phần việc từ quá trình lưu trữ hồ sơ mở tài khoản, quá trình hạch toán mở sổ tiết kiệm, tính lãi, phân bổ lãi, sao kê tạo sổ phụ tính lãi cuối mỗi tháng, quí , năm, đảm bảo an toàn, tránh được những sai sót do việc hạch toán bằng thủ công gây ra. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu ngân hàng áp dụng theo đúng quy định của NHNN và Bộ tài chính. Tổ chức công tác kế toán của SCB AG phù hợp với quy mô và đặc điểm của hình thức kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bộ máy tổ chức kế toán gọn, nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm cho từng kế toán viên. Mọi phần hành của bộ phận kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng nội quy. ¾ Ngân hàng đã tính đến quy mô và tính chất của công việc và sử dụng hình thức kế toán, chứng từ giao dịch, chứng từ ghi sổ, phân ra công việc cho từng bộ phận một cách rõ ràng để mỗi kế toán viên phụ trách một hay hai bộ phận. ¾ Về cơ bản bộ phận kế toán huy động đã theo dõi được tình hình tăng giảm của nguồn vốn huy động và thực hiện huy động vốn với lãi suất trần theo đúng quy định và Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 70 phù hợp với quy trình giao dịch một cửa của NHNN ban hành. Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. ¾ Bộ phận kế toán luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu cho đối tượng cần quan tâm nhất là bộ phận quản lý như ban lãnh đạo ngân hàng, để đề ra những phương hướng và biện pháp kịp thời. ¾ Mỗi khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ rồi hạch toán trên máy. Các công việc như lập chứng từ, hạch toán đều được thực hiện trên máy. Áp dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ truyền số liệu giữa khách hàng và ngân hàng, cập nhật thông tin ứng dụng. Các nghiệp vụ của kế toán huy động vốn, lưu trữ hồ sơ của khách hàng, áp dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng đều được dựa trên cơ sở lý thuyết chung. Nhưng trong thực tế hoạt động có những phần trong kế toán huy động vốn buộc phải thực hiện thủ công, đặc biệt là những khâu có liên quan đến quá trình huy động, quảng bá sản phẩm tiết kiệm mới. Nhìn chung, chế độ kế toán tương đối được chấp hành tốt và đảm bảo đúng chế độ của kế toán - tài chính của bộ tài chính và NHNN Việt Nam qui định. 3.4.3. Những vần đề tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được, SCB AG còn tồn tại một số khó khăn tồn tại cần khắc phục là : ¾ Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa thật sự hoàn thiện và ổn định. Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều lúc giao dịch bị gián đoạn kéo dài, khách hàng than phiền. ¾ Công tác tổ chức hạch toán, hạch toán kế toán tại đơn vị còn chưa phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Phương thức tính dự chi lãi đối với KH chưa thật sự khoa học và phù hợp, ngân hàng không nên chỉ tính dự chi lãi đối với KH có TK lớn hơn 100.000.000VND, mà nên tính dự chi cho tất cả KH có TKTG kỳ hạn 2 tháng trở lên. ¾ Tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng đã vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán; kế toán viên không ghi nhận các chi phí phát sinh trong kỳ để đối ứng với số tiền gửi của KH trong cùng kỳ kế toán. Ngân hàng đã không thực hiện tính lãi dự trả cho khách hàng theo nguyên tắc kế toán dồn tích (hay gọi ngắn lại là Lãi dự chi). ¾ Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh còn chưa khoa học và hợp lý.Việc phải sử dụng TK gián tiếp là 4599 để theo dõi chờ thanh toán trong khi nghiệp vụ này được xử lý ngay trong ngày, điều này là thật sự không khoa học và phù hợp với lý thuyết. ¾ Việc sử dụng TK 4111 để phản ánh tiền gửi không kỳ hạn cho KH là cá nhân khi hạch toán. Chuyển tiền cho KH có TK tại ngân hàng SCB thì GDV lại phản ánh Có vào TK 5192 (TK 5192 chỉ được sử dụng cho các ngân hàng với nhau chứ ko sử dụng cho các nhân) . Điều này nói lên việc sử dụng TK tại SCB AG để phản ánh các đối tượng của KTNH còn chưa có sự thống nhất và phù hợp với chuẩn mực và chế độ của kế toán ban hành. ¾ Trình độ, năng lực của đa số giao dịch viên tuy đã được nâng cao song nguồn nhân lực còn thiếu, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển, Số nhân viên có trình Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 71 độ chuyên môn giỏi nhưng khả năng xử lý các nghiệp vụ phát sinh chưa thật sự nhạy bén và logic. ¾ SCB có liên kết với 24 ngân hàng về việc phát hành thẻ ATM, nhưng SCB AG luôn bị khách hàng phàn nàn về việc giao dịch không thành công mà số dư trong tài khoản bị trừ khi khách hàng thực hiện giao dịch với các máy ATM của các ngân hàng liên kết với SCB. 3.4.4. Nguyên nhân chủ yếu : a) Nguyên nhân chủ quan : Một số mặt tồn tại của SCB AG cần được đánh giá thật đúng ngay từ nội bộ bên trong để tìm ra nguyên nhân đúng đắn nhất. - Công nghệ ngân hàng ở SCB AG đã được hiện đại hóa nhưng chưa hoàn thiện, nên khi thanh toán trên tài khoản khách hàng đôi khi bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến khách hàng. Thêm vào đó, mô hình giao dịch một cửa tại chi nhánh chưa hoàn thiện nên quy trình mở và sử dụng tiền gửi của khách hàng tại SCB AG còn phức tạp, tốn kém thời gian, giảm năng suất của bản thân ngân hàng và tăng chi phí đối với khách hàng gửi tiền. - Trình độ cán bộ chưa toàn diện mang tính chất chuyên môn hóa cao theo từng lĩnh vực như: kế toán, ngân quỹ, kế toán tổng hợp,dẫn đến khi nộp tiền hay thiếu tiền, khách hàng phải trải qua nhiều công đoạn rất tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó, có nhiều cán bộ mới tuy có nhiệt tình say mê với công việc, nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế. - Việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu gửi tiền của cán bộ làm công tác huy động vốn dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thật sự tìm hiểu sâu sắc các nhu cầu từng khách hàng cũng như chưa chủ động lôi cuốn khách hàng về giao dịch tại chi nhánh. - Công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tiết kiệm mới chủ yếu của SCB chủ yếu tập trung ở tạp chí chỉ mang tính chất chuyên ngành nên hình ảnh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG chưa đến được với toàn người dân. b) Nguyên nhân khách quan : Bên cạnh những nguyên nhân từ SCB AG, nhiều mặt còn tồn tại của SCB AG một phần là do tác động bên ngoài, hoạt động kinh doanh của SCB AG đặt trong bối cạnh tranh gay gắt, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn có chi phí thấp sẽ không phải là dễ dàng. Ngoài ra, điều kiện kinh tế của tỉnh An Giang chưa phát triển, thu nhập dân cư nhìn chung còn thấp, chỉ đủ cho chi dùng nên tích lũy chưa nhiều. Vả lại, người dân ở đây có thói quen dùng tiền mặt để thanh toán nên muốn thay đổi thói quen này cần trải qua một thời gian dài. Trình độ dân trí còn thấp, hiểu biết về hoạt động ngân hàng còn ít cũng là một hạn chế lớn cho hoạt động giao dịch với ngân hàng. Điền hình như việc thực hiện giao dịch với máy ATM Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 72 không thành công, tài khoản khách hàng bị trừ là do phần mềm và đường truyền máy bị lỗi, khi thực hiện giao dịch máy đã thực hiện bút toán trừ số tiền vào tài khoản, tiến hành đưa tiền ra khỏi máy thì bị lỗi. Nhưng do khách hàng không hiểu nguyên nhân này lại phàn nàn với ngân hàng. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 73 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH Qua phân tích tình hình thực tế về công tác huy động vốn của kế toán tại chi nhánh đã đạt được nhiều thành công, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tế. Mục tiêu của SCB AG trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động thông qua công tác huy động vốn và mở rộng tín dụng. 4.1. Định hướng phát triển của SCB An Giang: Trong bối cảnh đất nước như hiện nay, đặt ra yêu cầu SCB AG phải luôn nổ lực trong mọi hoạt động, tích cực phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua; thường xuyên tiếp cận kinh nghiệm của các ngân hàng đại lý – bạn hàng trong và ngoài nước, tạo bước đột phá mới trong tính ổn định – tăng trưởng vốn huy động từ thị trường I đồng thời với việc nâng cao tính hiệu quả trong quản trị điều hành sử dụng vốn theo tiêu thức ngân hàng hiện đại, đi đôi với việc phát triển đa dạng, đa tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại, phấn đấu đến năm 2010 hệ thống công nghệ dịch vụ ngân hàng SCB nói chung và SCB AG nói riêng ngang tầm với các ngân hàng với các ngân hàng lớn Việt Nam và khu vực ASEAN. 4.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong năm 2009. Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo hệ thống SCB, lấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đa năng, bán lẻ làm trọng tâm; đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính – thương mại liên doanh góp vốn đảm bảo tối đa hóa nguồn thu lợi nhuận; cùng với việc từng bước tạo dựng vững chắc các tở chức, công ty kinh doanh độc lập, trực thuộc theo phương thức đa sở hữu trong mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược thị trường với các cổ đông và khách hàng chiến lược là tổ chức kinh tế. 4.1.2. Biện pháp thực hiện : Sự hoàn thiện hoạt động của SCB cần tập trung thực hiện các khâu chính sau : • Hoàn thiện quy chế quản trị điều hành hệ thống, đảm bảo tuân thủ mọi quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh tiền tệ, đảm bảo thực hiện nhất quán, liên tục, trong mối liên kết hợp lý, hợp lệ giữa các chỉ tiêu, chỉ số hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. • Hoàn thiện quy trình, quy tắc xử lý kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng trong quan hệ phục vụ khách hàng, trên cơ sở hoàn thiện, nâng cấp nhanh chóng kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại áp dụng quan hệ tác nghiệp với khách hàng, thông qua trình độ tay nghề thành thạo, nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững chắc, xử lý tinh thông thao tác, nghiệp vụ vi tính hóa cao trong hệ thống SCB. Khâu nào yếu kém, bộ phận hay vị trí nào yếu kém thì phải có giải pháp đào tạo; ai không đáp ứng được thì kiên quyết thay thế. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 74 • Hoàn thiện trong chính sách thu hút, giữ vững chân khách hàng. Tích cực đẩy mạnh các công tác huy động vốn, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì đối tượng khách hàng truyền thống. • Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán. Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh sau thanh tra, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn. 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại chi nhánh AG: Qua thời gian thực tập và tìm hiểu nghiên cứu thực tế tại phòng Kế Toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG, bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong kế toán huy động vốn. Nhưng căn cứ vào những tồn tại và khó khăn hiện nay của chi nhánh, căn cứ vào chế độ kế toán ngân hàng của NHNN và Bộ Tài chính xin đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao và góp phần hoàn thiện thêm công tác kế toán huy động vốn tại SCB AG nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tăng thu phí, đảm bảo cân đối vốn an toàn hiệu quả, đồng thời nâng cao vị thế của SCB là hết sức cần thiết. Vì thế việc xây dựng chương trình, giải pháp tăng trưởng công tác huy động nguồn vốn góp phần mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, góp phần tăng uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang là vấn đề cấp bách, dưới đây là một số biện pháp đề xuất nhằm giúp ngân hàng hoàn thiện tốt hơn trong công tác huy động vốn của mình. 4.2.1. Đưa phần mềm kế toán mới vào hạch toán : Hiện nay, phần mềm chương trình dùng trong hoạt động của ngân hàng đã lỗi thời, thường xuyên bị lỗi, tốc độ chậm, làm cho khách hàng phải đợi lâu, do đó cần có kế hoạch nghiên cứu, triển khai phần mềm mới, ứng dụng công nghệ mới để hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Cùng với việc thay đổi công nghệ, ngân hàng cần phải mở lớp đào tạo, để cán bộ thích nghi với cái mới, tránh làm việc theo lối mòn, phải thường xuyên cập nhật cái mới. Mở lớp đào tạo cán bộ nhất là GDV về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để GDV có thể tư vấn khách hàng một cách tốt nhất. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, vì chính GDV là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. 4.2.2. Lắp đặt thêm máy ATM : Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ có 3 máy ATM của SCB đặt tại chi nhánh, PGD Mỹ Phước và PGD Châu Đốc, mặc dù SCB đã liên minh với 24 máy ATM của ngân hàng khác trong nước như VCB, Techcombank, VIB, Incombank.nhưng vẫn gây khó khăn cho khách hàng khi muốn giao dịch qua thẻ và sử dụng các tiện ích từ thẻ ATM của SCB. Như tình trạng giao dịch không thành công số dư tài khoản bị trừ. Vì vậy muốn huy động tốt TGTT, ngân hàng cần đặt thêm nhiều máy ATM nữa tại các địa điểm đông người như trường Đại học An Giang, Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ quan, siêu thị.Tiếp tục tư vấn các đơn vị sử dụng thẻ ATM cho việc chi trả lương của đơn vị mình, Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 75 đưa sản phẩm thẻ của SCB đến với các trường học kể trên nhằm mục đích vừa huy động được TGTT vừa quảng bá thương hiệu của ngân hàng mình. 4.2.3. Giảm bớt thủ tục khi khách hàng đến tất toán sổ tiết kiệm để việc hạch toán tất toán và mở lại sổ mới khi khách hàng muốn gửi lại được nhanh chóng. Khi KH đến SCB AG yêu cầu tất toán sổ TK cũ và mở lại sổ TK thì GDV hạch toán 2 bút toán và lập Phiếu Chi chi tiền cho KH. Bút toán 1 : Chi trả vốn gốc và lãi cho KH : Nợ TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12 tháng Nợ TK 130.4913.00.100: Lãi phải trả cho KH: Có TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán Khi chi lãi bằng tiền mặt cho KH thì hạch toán : Nợ TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán: số tiền lãi phải trả Có TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ Bút toán 2 : Mở sổ tiết kiệm mới Nợ TK 130.4599.00.900: các khoản chờ thanh toán : số tiền mở sổ TK Có TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12T : số tiền mở sổ TK Về mặt giấy tờ thì có thể ghi chép rạch ròi phần tất toán, rồi gửi lại. Nhưng về mặt hạch toán thì có thể ghi chép sao cho đơn giản và các chứng từ trên là bằng chứng cho bút toán này. Bởi vì xét về bản chất thì cũng giống trường hợp KH đến rút vốn 1 phần và lãnh lãi khi đến hạn. Tờ Phiếu Chi đã thể hiện điều đó. Mặt khác việc sử dụng TK 4599 là không phù hợp lắm, trong khi các nghiệp vụ được xử lý ngay tại thời điểm giao dịch với KH thì kế toán không cần thiết phải hạch toán vào TK 4599 mà chỉ cần hạch toán 1 bút toán chi tiền mặt là được : Nợ TK 130.4232.00.100: TGTK VND dưới 12 tháng: số tiền vốn gốc chi ra Nợ TK 130.8010.00.330 : Chi phí trả lãi TGTK: tiền lãi chi trả cho KH Có TK 130.1011.00.100: TM tại quỹ 4.2.4. Phản ánh lãi dự trả hàng kỳ cho KH và việc sử dụng tài khoản cho từng đối tượng KH : - Hàng kỳ, vào ngày 25 hàng tháng ngân hàng tính lãi nhập vốn cho mỗi KH có tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, còn đối với tài khoản là TGTK có kỳ hạn( lĩnh lãi cuối kỳ ) từ 100 triệu đồng trở xuống thì ngân hàng không tính lãi dự trả cho KH mà chỉ tính dự chi lãi đối với KH có TKTG lớn hơn 100 triệu ( kể cả kỳ hạn gửi 1 tháng ). Như thế tổ chức hạch toán kế toán tại ngân hàng đã vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán; kế toán viên không ghi nhận các chi phí phát sinh trong kỳ để đối ứng với số tiền gửi của KH trong cùng kỳ kế toán. Ngân hàng đã không thực hiện tính lãi dự trả cho khách hàng theo nguyên tắc kế toán dồn tích (hay gọi ngắn lại là Lãi dự chi) mà chỉ tính lãi phải trả khi KH đến tất toán. Do vậy, nếu KH đến rút vốn trước hạn thì ngân hàng không hoàn Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG nhập lại khoản chi phí đã dự chi lãi trước đó, điều này làm cho chi phí phát sinh trong kỳ tăng lên sai lệch trọng yếu về các khoản chi phí trong kỳ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán đó. Do đó, kế toán nên tính lãi dự trả cho tất cả các KH có TKTG kỳ hạn từ 2 tháng trở lên tại SCB AG để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán và phản ánh đúng và chính xác chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. - Ngân hàng nên xem xét lại việc sử dụng tài khoản cho phù hợp với từng đối tượng KH cụ thể và nên có quy định cụ thể về việc sử dụng TK khi hạch toán cho KH là cá nhân và các TCTD để việc hạch toán, quản lý, theo dõi các chỉ tiêu dễ dàng hơn. Không nên lấy TK sử dụng cho các đối tượng là TCTD hạch toán chung cho đối tượng KH là cá nhân. 4.2.5. Tổ chức lại bộ phận kế toán cho khoa học : Bộ phận kế toán tại đơn vị đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể nhưng vẫn chưa thật sự khoa học. Một kế toán viên kiêm nhiệm 2, 3 chức vụ, do đó chưa hoàn thành được nhu cầu công việc được giao theo đúng thời hạn. Quầy giao dịch tại phòng kế toán tổ chức chưa khoa học, chưa phân công lao động cụ thể cho các GDV khi tiếp xúc với KH, cụ thể là khi KH đến giao dịch tại quầy không thể biết được GDV nào phụ trách về lĩnh vực gì ( tiền gửi, trả lãi, vay vốn tín dụng, ATM.) nên thường gây trở ngại cho KH khi đến giao dịch. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của GDV đối với KH. Ngân hàng nên xem xét và tổ chức lại cụ thể công tác kế toán tại đơn vị. Giải pháp cụ thể là phân chia ranh giới nhiệm vụ rõ ràng cho từng GDV, và nên có logo, bảng hiệu về nhiệm vụ và quyền hạn của GDV cho KH biết để tiện cho việc giao dịch. 4.2.6. Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng : Chi nhánh nên tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các KH cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lân đầu đến giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của KH, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho KH, xây dựng văn hóa giao dịch của NHTMCP Sài Gòn. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng của NHTMCP Sài Gòn. 4.2.7. Chính sách giữ chân khách hàng cũ, lôi kéo thêm khách hàng mới : Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách hàng, do vậy một số khách hàng đã rút tiền ở SCB và chuyển sang gửi tiền ở các ngân hàng khác. Vì vậy SCB cần tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Xem xét ngoài yếu tố lãi suất, còn yếu tố nào khác ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, làm dao động khách hàng không. Ngân hàng cần xây dựng chính sách khách hàng hấp dẫn linh hoạt, ưu tiên cho khách hàng cũ để giữ chân họ, đồng thời phải có những chính sách khuyến mãi khác nhằm lôi kéo khách hàng mới. 4.2.8. Quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm của SCB : SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 76 Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 77 Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để quảng bá hình ảnh thương hiệu nhằm giúp người dân phân biệt rõ ràng giữa SCB và Sacombank vì đa phần khách hàng còn nhầm lẫn tên giữa hai ngân hàng này. Mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện xã, thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi ở các vùng này., tận dụng mọi hình thức huy động hiện có để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng. 4.3. Các kiến nghị : 4.3.1. Đối với NHNN và cơ quan hữu quan : Việc tạo lập môi trường xã hội cũng như môi trường pháp luật ổn định cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân đối với hoạt động ngân hàng. Hay nói cách khác, yếu tố tâm lý, trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến cách thức và tập quán huy động vốn. Ở nước ta hiện nay, việc huy động vốn của các NHTM bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của người dân. Đó là thói quen tâm lý giữ tiền tiết kiệm ở nhà và họ cho rằng vẫn đảm bảo an toàn hơn, có thể sử dụng tiền mặt bất cứ khi nào. Người dân có thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày. Chính vì vậy, tầm hiểu biết về các công cụ thanh toán hiện đại và ý nghĩa thực tế của các công cụ thanh toán vẫn còn hạn chế ở mỗi người dân. Để tác động vào tâm lý, thói quen của người dân thì biện pháp tốt nhất về phía Chính phủ, Nhà nước. Chính phủ và Nhà nước cần có biện pháp tích cực phối hợp với các NHTM để thu hút được mọi nguồn vốn nhàn rỗi đang được người dân để dành trong nhà. Làm cho người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nguồn vốn “ nội lực” đối với thời hội nhập. Điều quan trọng trước tiên mà Nhà nước cần làm gì đó là tăng cường các giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân để họ có thu nhập ổn định, sớm tiếp cận với nền kinh tế phát triển. Một khi đời sống của người dân được nâng cao thì họ sẽ tiếp cận với các thể thức thanh toán qua ngân hàng, thay đổi tâm lý tiêu dùng tiết kiệm cũ. Từ đó tạo điều kiện cho NHTM nói chung và SCB AG nói riêng dễ dàng thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. 4.3.2. Đối với NHTMCP Sài Gòn : ¾ Hiện nay nhu cầu nơi làm việc tại chi nhánh rất cao, cán bộ thì đông mà trụ sở thì hẹp, không có bãi gửi xe cho nhân viên, mùa mưa nước ngập lên cả chỗ làm việc vì vậy chi nhánh rất mong Ngân hàng TMCP Sài Gòn xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh chuẩn bị mọi bước trong đầu tư xây dựng trụ sở mới để cán bộ yên tâm làm việc. ¾ Công tác báo cáo thống kê rất nhiều mà hiện nay các cán bộ vừa làm nghiệp vụ chuyên môn vừa làm báo cáo nên không thể hoàn thành đúng thời hạn nhiệm vụ được giao và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, đề nghị NHTMCP Sài Gòn thành lập phòng chuyên trách làm báo cáo thống kê cho chi nhánh để công tác kế toán tại chi nhánh có hiệu quả hơn. ¾ Xây dựng chiến lược cụ thể để thu hút vốn từ hộ dân cư. Vì nguồn vốn này mang tính ổn định từng thời kỳ tạo cho ngân hàng chủ động cân đối vốn đầu tư cho các Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 78 đối tượng thích hợp và ổn định lâu dài. Thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng, cần có chiến lược phát triển lâu dài nhằm tạo được ưu thế trong cạnh tranh. ¾ Mở cuộc điều tra, thăm dò ý kiến KH về thái độ phục vụ KH của nhân viên, về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàngđể họ đóng góp ý kiến cho ngân hàng để ngân hàng rút kinh nghiệm nhằm phát triển hơn. Để công việc này đạt được hiệu quả cần có giải thưởng cho KH có ý kiến đóng góp hay và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng. ¾ Thành lập tổ Marketing để giới thiệu sản phẩm và những vấn đề có liên quan. Bên cạnh đó tổ này cũng cần phải thăm dò, nghiên cứu thị trường để báo về chi nhánh và hội sở, từ đó sẽ làm sơ sở để phòng nghiên cứu sản phẩm hội sở đưa ra sản phẩm cho phù hợp với địa bàn. ¾ Ngân hàng có thể ký hợp đồng với đài phát thanh – truyền hình, báo chí... để quảng cáo cho hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Khai thác tối đa các phương tiện thông tin đại chúng ở các cấp (tỉnh, huyện, thị, thành, xã, phường, khóm, ấp) phục vụ cho công tác huy động vốn gắn với quảng bá thương hiệu SCB. ¾ Ngân hàng cần tìm tòi, nghiên cứu và thay thế các phần mềm mới cao hơn, tiện ích hơn, khắc phục được các hạn chế của phần mềm cũ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của ngân hàng cũng như của khách hàng. ¾ Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch trên địa bàn nhằm tiết kiệm thời gian tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch ở những nơi dân cư sống tập trung có điều kiện sản xuất kinh doanh. Thành lập tổ lưu động để đi huy động vốn và cho vay ở những vùng nông thôn nhằm khai thác hết tiềm lực hiện có và tạo điều kiện cho khách hàng trong quan hệ giao dịch tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cần mở rộng và gia tăng các hình thức dịch vụ tiện ích như là: nhận tiền gởi và trả tiền tận nhà, hoặc qua điện thoại để có thể đáp ứng khách hàng cao tuổi hoặc những khách hàng muốn tránh rủi ro khi mang tiền đi trên đường. ¾ Ngân hàng phải thường xuyên quan tâm công tác đào tạo nhằm tạo một đội ngũ nhân viên có trình độ cao, và có thái độ làm việc tích cực. Bên cạnh đó ngân hàng nên bố trí cán bộ phù hợp với trình độ năng lực và có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân đạt chỉ tiêu, thành tích trong hoạt động, động viên khuyến khích những cá nhân chưa đạt và nghiêm khắc kỷ luật, bài trừ những cá nhân lệch lạc, gây ảnh hưởng xấu hay làm hại đến ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho các cán bộ viên chức trong ngân hàng để họ có thể hiểu hơn về nghiệp vụ huy động vốn và các nghiệp vụ có liên quan, đồng thời nên mở nhiều lớp học bồi dưỡng cho nhân viên để ngày càng trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Ngoài những đề xuất nêu trên chi nhánh nên tiếp tục duy trì công tác tổ chức Hội Nghị khách hàng hàng năm để giới thiệu những dịch vụ của mình. Từ đó, giúp khách hàng nắm bắt được nội dung, kế hoạch hoạt động mới của ngân hàng, đồng thời qua đó chi nhánh cũng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của khách hàng kịp thời sửa đổi để phục vụ tốt hơn. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 79 Cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các cơ sở địa phương để vừa tiếp cận tìm hiểu khách hàng để đầu tư vừa khai thác huy động vốn. Mở rộng khách hàng nhiều hơn nữa nhất là những khách hàng là chủ sản xuất kinh doanh mua bán lớn. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 80 KẾT LUẬN Để duy trì sự tăng trưởng ổn định cho nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, nghiệp vụ của công tác kế toán huy động vốn đối với thành phần kinh tế tổ chức cá nhân trong nước tuy có một số nghiệp vụ còn chưa phù hợp với nguyên tắc kế toán và công văn 8659 của NHNN ban hành về việc hạch toán dự chi trả lãi hàng kỳ thì tương đối có sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ hạch toán trong hệ thống ngân hàng theo quy định của Bộ Tài Chính và NHNN ban hành và đã làm ngày càng tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng SCB nói chung và SCB AG nói riêng. Nghiệp vụ kế toán huy động các tổ chức cá nhân trong nước của NH TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG đã quản lí chặt chẽ nguồn tiền vốn của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch góp phần thực hiện tốt chế độ kế toán – tài chính trong công tác sử dụng vốn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG trong giai đoạn hiện nay đã phục vụ đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả nguồn vốn huy động, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh. Kế toán huy động nói chung, kế toán huy động các tổ chức kinh tế cá nhân trong nước nói riêng đều hướng đến mục đích đảm bảo an toàn nguồn vốn của Ngân hàng và giúp Ngân hàng ngày một phát triển hơn. Nâng cao hiệu quả kế toán huy động thành phần kinh tế tổ chức cá nhân trong nước để từ đó nâng cao chất lượng huy động của ngân hàng. Từ lý thuyết đến sự vận dụng thực tế để phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn và tình hình hoạt động kinh doanh của mình, NH TMCP Sài Gòn đã đổi mới các nghiệp vụ trong đó công tác kế toán huy động tổ chức kinh tế cá nhân cùng với các nghiệp vụ huy động từ đồng vốn của khách hàng đến ngân hàng. Đồng thời tạo dựng lòng tin từ khách hàng. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế Toán Ngân Hàng ( Tác giả : TS. Trương Thị Hồng – Giảng viên Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM ) 2. Nghiệp Vụ Ngân Hàng ( TS. Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM ) 3. Chế độ hạch toán kế toán và sử dụng thông tin trong hệ thống Ngân hàng (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng 2006 ) 4. Các Tài Liệu tại phòng kế toán SCB AG. 5. Các báo cáo thường niên, báo cáo bạch của SCB 2007-2008. 6. Tham khảo tài liệu các trang web : www.scb.com.vn ; www.ketoan.com.vn; Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 82 PHỤ LỤC : NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 8659 /NHNN-KTTC Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2006 V/v hướng dẫn thực hiện nguyên tắc hạch toán “cơ sở dồn tích” Kính gửi: - Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố Triển khai thực hiện Nghị định số 07/2006/NĐ-CP ngày 10/01/2006 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước và Thông tư số 35/2006/TT-BTC ngày 20/4/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/2006/NĐ-CP, ngày 10/10/2006 Thống đốc NHNN đã ban hành công văn số 8659/NHNN-KTTC hướng dẫn các đơn vị NHNN thực hiện nguyên tắc “kế toán cơ sở dồn tích”. Theo đó, nội dung thực hiện nguyên tắc “kế toán cơ sở dồn tích” bao gồm: - Các khoản thu nhập, chi phí được hạch toán vào các tài khoản thu nhập, chi phí thích hợp tại thời điểm khoản thu nhập, chi phí phát sinh mà không phụ thuộc vào thời điểm hạch toán, các khoản thu nhập, chi phí này đã được thanh toán hay chưa. - Các khoản thu nhập đã thu trước của nhiều kỳ hoặc các khoản chi phí đã chi trước cho nhiều kỳ thì phải thực hiện phân bổ dần vào các kỳ kế toán tương ứng. - Cơ sở để tính lãi phải thu, lãi phải trả dồn tích hoặc lãi phân bổ, chi phí phân bổ trong kỳ được cụ thể hoá cho từng loại nghiệp vụ thích hợp, đảm bảo nội dung kinh tế của nghiệp vụ, quán triệt nguyên tắc “cơ sở dồn tích” đồng thời với quán triệt các nguyên tắc thận trọng, phù hợp. Các khoản thu nhập phải thực hiện nguyên tắc hạch toán dồn tích gồm: Thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay đối với những khoản cho vay trong hạn (đủ tiêu chuẩn, lành mạnh), thu lãi đầu tư chứng khoán và các khoản thu khác nếu có đủ bằng chứng xác định thời điểm phát sinh khoản thu, đồng thời thời điểm phát sinh khoản thu và thời điểm thực tế thu là khác nhau. Các khoản chi phí phải thực hiện nguyên tắc hạch toán dồn tích gồm: Chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi đi vay, chi lãi tín phiếu, trái phiếu do NHNN phát hành, các khoản chi phí in, đúc tiền và các khoản chi khác nếu có đủ bằng chứng xác định thời điểm phát sinh khoản chi, đồng thời thời điểm phát sinh khoản chi và thời điểm thực tế chi là khác nhau. Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 83 Các khoản thu nhập, chi phí ngoài các khoản trên và một số khoản chi được quy định cụ thể theo chế độ hiện hành được hạch toán vào tài khoản thu nhập, chi phí thích hợp trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ đã được chấp nhận thanh toán, tại thời điểm thực thu, thực chi. Để tổ chức thực hiện nguyên tắc hạch toán “cơ sở dồn tích”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao Cục Công nghệ tin học Ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp phần mềm tin học phục vụ cho việc hạch toán dồn tích tại các đơn vị NHNN; Giao Vụ Kế toán – Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về mua bán, đầu tư chứng khoán, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, hướng dẫn mẫu chứng từ cho các nghiệp vụ hạch toán theo nguyên tắc dồn tích; Đồng thời, các đơn vị NHNN thực hiện nguyến tắc kế toán dồn tích theo đúng các hướng dẫn tại công văn này. TL.THỐNG ĐỐC KT.VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÓ VỤ TRƯỞNG Nơi nhận: - Như đề gửi; - PTĐ Đặng Thanh Bình (để b/c); ( Đã ký) - Cục Công nghệ tin học (để p/hợp); - Vụ Kiểm toán nội bộ (để biết); - Lưu VP, TCKT2 (4 bản). Nguyễn Thị Thanh Hương ( Nguồn từ : www.google.com.vn ) Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 84 Trích HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THEO QĐ SỐ 29/2006/QĐ-NHNN NGÀY 10/7/2006 LOẠI 1 : VỐN KHẢ DỤNG VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ 10 Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý đá quý. 101 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam 1011 Tiền mặt tại đơn vị 1012 Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ 1013 Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý 1014 Tiền mặt tại máy ATM 1019 Tiền mặt đang vận chuyển 102 Tiền mặt ngoại tệ 1031 Ngoại tệ tại đơn vị 1032 Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ 1033 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ 1039 Ngoại tệ đang vận chuyển 11 Tiền gửi Ngân hàng Nhà nước 111 Tiền gửi tại NHNN bằng đồng Việt Nam 1111 Tiền gửi phong tỏa 1112 Tiền gửi thanh toán 1116 Tiền ký quỹ bảo lãnh 112 Tiền gửi tại NHNN bằng ngoại tệ 1121 Tiền gửi phong tỏa 1122 Tiền gửi thanh toán 1126 Tiền ký quỹ bảo lãnh LOẠI 4 : CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 40 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 401 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng đồng Việt Nam 402 Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ 403 Vay NHNN bằng đồng Việt Nam 41 Các khoản nợ các Tổ chức tín dụng khác Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 85 411 Tiền gửi của các TCTD trong nước bằng đồng VN 4111 Tiền gửi không kỳ hạn 4112 Tiền gửi có kỳ hạn 42 Tiền gửi của khách hàng 421 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam 4211 Tiền gửi không kỳ hạn 4212 Tiền gửi có kỳ hạn 4214 Tiền gửi vốn chuyên dùng 422 Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ 4221 Tiền gửi không kỳ hạn 4222 Tiền gửi có kỳ hạn 4224 Tiền gửi vốn chuyên dùng 423 Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam 4231 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 4232 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4238 Tiền gửi tiết kiệm khác 424 Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng 425 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam 426 Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ 427 Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam 428 Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ 43 Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá 431 Mệnh giá giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 432 Chiết khấu giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 433 Phụ trội giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam 45 Các khoản phải trả cho bên ngoài 451 Các khoản phải về XDCB, mua sắm TSCĐ 452 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán 4521 Tiền giữ hộ và đợi thanh toán 4523 Thanh toán với khách hàng về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý 453 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 86 4531 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 4534 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4535 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 4538 Các loại thuế khác 4539 Các khoản phải nộp khác 454 Chuyển tiền phải trả bằng đồng Việt Nam 459 Các khoản chờ thanh toán khác 4599 Các khoản chờ thanh toán khác 49 Lãi và phí phải trả 491 Lãi phải trả cho tiền gửi 4911 Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam 4913 Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam LOẠI 5 : HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN 50 Thanh toán giữa các Tổ chức tín dụng 501 Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng 5011 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì 5012 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên 502 Thu chi hộ giữa các Tổ chức tín dụng 509 Thanh toán khác giữa các Tổ chức tín dụng 51 Thanh toán chuyển tiền 511 Chuyển tiền năm nay của đơn vị chuyển tiền 512 Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền 519 Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng Ngân hàng 5191 Điều chuyển vốn 5192 Thu chi hộ 5199 Thanh toán khác LOẠI 7 : THU NHẬP 70 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 701 Thu lãi tiền gửi 702 Thu lãi cho vay 71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 711 Thu từ dịch vụ thanh toán Kế toán huy động vốn các tổ chức cá nhân trong nước tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh AG SVTH : Lầu Thị Thùy Linh 87 719 Thu khác LOẠI 8 : CHI PHÍ 80 Chi phí hoạt động tín dụng 801 Trả lãi tiền gửi 802 Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 809 Chi phí khác 89 Chi phí khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1057.pdf
Tài liệu liên quan