Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành định kỳ hàng tháng. Tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên A và công ty. Nếu qui định thanh toán sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình cho các giai đoạn. Nếu trong hợp đồng quy định thanh toán chi phí xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ sản phẩm thì sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối tháng đó. ở công ty cơ giới và xây lắp 13 công tác tính giá thành sản phẩm dở dang đang thực hiện theo hình thức thứ nhất. Lấy ví dụ công trình đóng cọc trạm bơm Nguyên Giáp tính đến hết ngày 31/12/1999 thì khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn là 5.500.000.000đ

doc62 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không nhập kho mà mua và xuất dùng trực tiếp cho sản xuất xây lắp tại công trình căn vào giá thực tế kế toán ghi: Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (thuế đầu vào) Có TK 331,111,112,141: Vật liệu mua ngoài Có TK 154: Vật liệu tự sản xuất. Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do kế toán nguyên vật liệu phụ trách kho vật liệu của phân xưởng kiểm kê và lập kế toán tính ra số vật tư sử dụng trong kỳ cho các đội ngũ theo công thức: Tổng giá trị Giá trị vật Giá trị vật Giá trị vật vật tư sử dụng = tư tồn + tư nhập - tư tồn kho trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá trị vật tư Giá trị Giá trị vật Giá trị vật tư nhập kho = vật tư đội + tư nhập từ + tư nhập từ trong kỳ tự mua kho công ty phân xưởng khác Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty TK 152 TK 133 TK 154 TK 621 TK 152 TK 111, 112, 331 Mua vật liệu liệu trực tiếp K/c chi phí vật từ kho đến CT Xuất vật liệu TK 141 Mua vật liệu Mua Tạm ứng Vật liệu mua ngoài đưa đến công trình hết nhập lại kho Vật liệu dùng không Thuế GTGT Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trựctiếp xuất dùng là các phiếu xuất vật tư, các hoá đơn bán hàng, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển, phiếu xuất nhận vật tư luân chuyển nội bộ... cùng các giấy tờ liên quan khác. Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung hạng mục công trình, từng sự việc và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Nếu là xuất nhượng bán vật tư thì có hoá đơn hoặc phiếu xuất kho kèm theo chữ ký giám đốc và đóng dấu của công ty. Các đơn vị cá nhân có nhu cầu tạm ứng để phục vụ sản xuất đều viết giấy xin tạm ứng đề nghị giám đốc duyệt. Khi xin tạm ứng ghi rõ ràng đầy đủ nội dung cần tạm ứng thanh toán kịp thời và đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ. Thời hạn thanh toán không quá 30 ngày kể từ ngày nhận tạm ứng và có thanh toán lần tạm ứng trước mới được tạm ứng lần kế tiếp. Công ty: cơ giới và XL 13 Phiếu xuất kho Đơn vị: Đội xây dựng I Số: 475 Ngày 1 tháng 6 năm 1999 Ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 Họ và tên người nhận hàng: Bà Bích Bộ phận: Đội xây dựng I Lý do xuất: Đúc cọc công trình Trạm bơm Nguyên Giáp Xuất tại kho: Ông Toản STT Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá HT Thành tiền (đ) Yêu cầu Thực xuất 1 ThépF 18A2 kg 8.610 8.610 4.350 37.453.500 2 Xi măng PC 30 kg 250.000 250.000 830 207.500.000 Cộng 244.953.500 (Ghi bằng chữ: Hai trăm bốn mươi triệu chín trăm năm ba ngàn năm trăm đồng chẵn) Phụ trách bộ phận Phụ trách Người nhận Thủ kho sử dụng cung tiêu Thủ kho ghi rõ thực tế xuất lên phiếu xuất và ký vào giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc của đội xây dựng. Sau khi vật liệu được chuyển tới đội sản xuất xây lắp, người nhận kiểm tra số lượng xong ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ thanh toán. Đối trưởng (quản đốc phân xưởng) tập hợp phiếu xuất vật tư này thành một quyển riêng, cuối kỳ lập bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty. Bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty Công trình: Trạm bơm Nguyên giáp Tháng 5 năm 1999 Đội : XDI STT Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 18A2 kg 8.610 4.350 37.453.500 2 Xi măng PC 30 kg 250.000 830 207.500.000 3 ... ... Thuế suất GTGT 10% 91.400.960 Tổng thanh toán 1.005.410.560 Nợ TK 152: 914.009.600 Nợ TK 133: 91.400.960 Có TK 141: 1.005.410.560 Ngoài vật tư lĩnh tại kho, các đội còn nhận vật tư khi công ty mua về giao thẳng cho công trình. Chứng từ là "biên bản giao nhận vật tư" giữa người cung ứng vật tư với phụ trách đội sản xuất thi công. Biên bản này lập thành 2 liên mỗi bên giữ một liên làm chứng từ thanh toán Bộ xây dựng Biên bản giao nhận vật tư Tổng công ty LICOGI Công trình: Trạm bơm N.G Công ty: Cơ giới & XL 13 Ngày: 6/5/1999 Người giao : Ông Hải Người nhận: Bà Bích - Đội xây dựng Stt Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 6 Kg 18.000 4.500 81.000.000 Cộng 81.000.000 Phụ trách đội cũng tập hợp các chứng từ này thành một tập riêng và cuối tháng lên bảng kê vật tư giao thẳng tới công trình. Bảng kê vật tư công ty giao thẳng Công trình: Trạm bơm N.G Tháng: 5 - 1999 STT Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 6 Kg 18.000 4.500 81.000.000 2 Thép F 16A1 Kg 3000 4.350 13.050.000 3 Thép F 8A1 Kg 3.800 4.350 16.530.000 ... ....... ồ 130.674.000 Hoá đơn GTGT Liên 2 Tháng 5 - 1999 STT Tên, nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 6 Kg 18.000 4.500 81.000.000 2 Thép F 16A1 Kg 3000 4.350 13.050.000 3 Thép F 8A1 Kg 3.800 4.350 16.530.000 ... ..... Thuế suất GTGT 10%13.067.400 Tổng thanh toán 143.741.400 Đối với vật tư do đội tự mua, thì người có trách nhiệm đi mua vật viết giấy xin tạm ứng, có ký duyệt của kế toán trưởng, sau đó lĩnh tạm ứng đi mua vật tư. Khi mua vật tư về được đội trưởng kiểm nghiệm mới được xuất cho thi công công trình. Chứng từ dùng để hạch toán ở đây là hoá đơn mua hàng. Cuối kỳ đội trưởng lên bảng kê do đội tự mua. Đơn vị: Bảng kê vật tư tự đảm nhiệm Công ty cơ giới & XL 13 Công trình: Trạm bơm N.G Tháng 5 - 1999 STT Tên nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 20A2 Kg 2.545 4.350 11.070.750 2 Thép F 16A2 Kg 6.000 4.350 26.100.000 .... ..... ồ 37.896.320 Hoá đơn GTGT Liên 2 Tháng 5 - 1999 STT Tên nhãn hiệu qui định phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thép F 20A2 Kg 2.545 4.350 11.070.750 2 Thép F 16A2 Kg 6.000 4.350 26.100.000 ......... ........ Cộng tiền hàng 37.896.320 Thuế suất GTGT 10% 3.789.632 Tổng thanh toán 41.685.952 Chứng từ phản ánh vật tư di chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác là các phiếu luân chuyển nội bộ. Trạm trộn bê tông chuyên sản xuất bê tông phục vụ công tác đổ móng, đóng cọc khoan nhồi. Hoạt động của trạm mang tính chất sản xuất công nghiệp của kinh doanh phụ. Do không thể nhập kho nên khi yêu cầu sử dụng mới sản xuất. Vì vậy sản xuất của trạm đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Bê tông được đơn vị tính trên tài khoản 154 P và cũng đóng vai trò nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Trên cơ sở bảng tính giá thành và phân bổ lao vụ sản xuất kinh doanh phụ, giá thực tế bê tông xuất sử dụng được xác định. Kế toán vật liệu lập bút toán để đưa giá trị những chi phí vật liệu này vào khoản mục vật liệu toàn công ty (chi tiết từng công trình). Nợ TK 621: 130.674.000 Nợ TK 133: 13. 067.400 Có TK 154 P: 143.741.400 Cuối kỳ kế toán cùng quản đốc kiểm kê số vật tư thừa chưa sử dụng ở kho công trình để lập phiếu báo tồn vật tư. Đơn vị: Đội XDI Công ty cơ giới & XL 13 Phiếu báo tồn kho vật tư Ngày 31/5/1999 Đơn vị: Đồng STT Diễn giải Thành tiền 1 Dư đầu kỳ 0 2 Nhập trong kỳ 1.190.837.912 - Nhận của công ty 1.005.410.560 - Nhận của xưởng khác 143.741.400 - Đội tự mua 41.685.952 3 Sử dụng trong kỳ 1.166.996.885 4 Dư cuối kỳ 23.841.027 Khi công trình hoàn thành, trên các chứng từ gốc được tập hợp và đưa lên, kế toán nguyên vật liệu ghi sổ làm tài liệu tính tổng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho các công trình. Khi kế toán nguyên vật liệu tập hợp đầy đủ chứng từ thì phân loại, đánh số, ghi sổ, định khoản vào bảng kê chứng từ mỗi loại riêng đối với từng công trình riêng biệt. Bảng kê chứng từ ghi sổ Công trình: Trạm bơm N.G STT Chứng từ Nội dung Thành tiền Ghi chú SH Ngày tháng 1 475 1/6/99 Xuất vật tư cho đội XD I 244.953.500 2 PC 6/5/99 Giao thẳng vật tư cho đội I 81.000.000 ....... ...... Từ những bảng kê tập hợp được, kế toán ghi sổ chi tiết sau đó lấy dòng tổng cộng trên sổ chi tiết vào sổ nhật ký chung và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng trên bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ NVL, CCDC Tháng 5 năm 1999 STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152.VL TK 152. NL TK 152 PT TK 153 1 TK 621 297.110.985 325.042.570 24.161.002 - CT trạm bơm N.G 218.023.071 236.490.474 - CT H. Hưng 79.087.914 88.552.096 2 TK 627 743.763.242 753.491.651 879.450 703.400 3 TK 642 3.447.300 3.360.000 30.823.365 676.000 Cộng 1.044.321.527 1.081.894.221 55.863.817 1.379.400 Dựa trên bảng phân bổ vật liệu kế toán vào sổ chi tiết TK 621 theo từng công trình, hạng mục công trình vào sổ cái TK 621 Sổ cái TK 621 Tháng 5/1999 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Chi tiết các loại Nợ Có 31/5/99 BKVL Xuất vật liệu cho CT trạm bơm N.G 152 1.654.284.600 Kết chuyển chi phí NVLTT - Z 154 1.654.284.600 ....... ......... Cộng 22.141.201.000 22.141.201.000 b. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Trong khoản mục chi phí nhân công chiếm một tỉ trọng lớn nhất và chủ yếu là tiền lương cơ bản (tiền lương chính theo hình thức trả lương sản phẩm và các khoản phụ cấp lương, phụ cấp khác). Công ty áp dụng hai hình thức thanh toán lương sản phẩm cho các đối tượng sau: Khoán toàn bộ nhân công công trình và khoán toàn bộ công trình. Với công trình khoán gọn, tùy theo thời điểm và tính chất công trình. Công ty khoán gọn theo quy định trong văn bản nhận thầu. Hàng tháng nếu công trình thi công dở dang hoặc chưa nghiệm thu bàn giao thì căn cứ vào khối lượng thực tế làm được, công ty sẽ tạm ứng số tiền nhân công theo khối lượng hoàn thành. Với hình thức khoán toàn bộ nhân công công trình dựa vào khối lượng công việc công ty giao khoán cho đội, đội trưởng đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời theo dõi được tình hình lao động của từng công nhân trong đội. Nhờ vào đó kế toán tiền lương tính thanh toán tiền lương cho công nhân theo phần việc của mình. Trong cả hai hình thức khoán trên chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương là các bảng chấm công của các tổ sản xuất trong đơn vị. Tại các tổ đội căn cứ vào ngày công làm việc và năng suất lao động của từng người chất lượng công việc, hiệu quả công việc, cấp bậc lương hiện tại để phân loại: A, B, C. Dựa vào hệ số quy định của công ty: Loại A = 1,2; Loại B = 1,0; Loại C = 0,6 để tính ra tiền lương cho từng cá nhân trong tháng. Phân phối tiền lương đảm bảo khuyến khích những người đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả công việc tốt. Hàng tháng, đơn vị nghiệm thu khối lượng với các tổ đội căn cứ vào đơn giá nhân công theo quyết toán để tính lương sản phẩm thực hiện. Các tổ đội chuyển thủ tục thanh toán cho phòng kế hoạch kỹ thuật xác nhận cụ thể quyết toán công trình hoặc báo cáo sản lượng trong tháng, các báo cáo nghiệm thu nội bộ, biên bản nghiệm thu theo mẫu của công ty. ở phòng tài vụ kế toán sau khi đã có đầy đủ chứng từ: Bảng thanh toán khối lượng hoàn thành, bảng chấm công kế toán bắt đầu tiến hành tính lương cho từng cá nhân và tổng số lương của từng đội. Do đặc điểm của công ty là khoán gọn công trình nên chi phí nhân viên quản lý đội công trình không tính vào chi phí quản lý mà khoản chi phí tính gộp vào khoản chi phí nhân công trực tiếp TK 622. Chi phí này bao gồm cả lương chính, thu nhập trách nhiệm, thưởng... của nhân viên quản lý đội như đội trưởng, nhân viên kỹ thuật thi công. Về các khoản tính theo lương. Công ty đã tính các khoản này là 19% trên nền lương cơ bản tính vào chi phí kinh doanh còn 6% tính vào tiền lương của công nhân viên sản xuất. Như vậy thu nhập của công nhân viên công ty gồm: - Lương chính (lương cơ bản) được tính theo nghị định 26/CP của chính phủ ban hành ngày 25/3/1993 - Thu nhập trách nhiệm: tuỳ theo hạng của Công ty A, B, C... - Phụ cấp hàng tháng : Tuỳ nơi, khu vực và từng loại công việc. - Tiền thưởng dựa trên tiến độ hoàn thành khối lượng công việc. Bảng tính khối lượng hoàn thành (Phần chi phí nhân công) Tháng 5/1999 Công trình: trạm bơm N.G Đội: XDI Tên công việc Chi phí nhân công Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền I. Đúc cọc bê tông 250 # - Gia công cốt thép cọc m3 208,44 42.307 8.818.471 F <= 10 kg 892.382 15 1.374.536 F < = 18 kg 20250,94 4030 1.711.812 - Gia công chụp đầu cọc thép bản Ô = 6 kg 1.696 84580 542.915 Đoạn C 15,5 m Đ.cọc 315 32102 319.725 C 25,0m Đ.cọc 315 3015 319.725 Cộng đúc cọc 13.087.184 II. Đóng cọc 250 x 250 100 md 33,35 52965 1.766.383 L<12m, búa< 2,5 tấn đất cấp 2 III. Nối cọc bằng phương pháp hàn Đ.cọc 312 3833 1.195.896 Tổng 29.622.279 Từ đây kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương cho các tổ đội sản xuất. Có thể nhiều đội cùng tham gia sản xuất thi công cùng một công trình. Tổng hợp và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn... trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương. Bảng phân bổ tiền lương cho các công trình Tháng 5/1999 Đơn vị:1000đ Hạng mục Đội XDI Đội XDII Đội XD III Đội đóng cọc 1 Đội đóng cọc 2 Đội xe Tổng CT trạm bơm N.G 31105 114.000 12.000 75.139 232.244 CT Láng - Hoà Lạc 298.350 298.350 CT H - Hưng 1.100.070 241.334 351.404 ......... ....... Cộng 42.130 1.100.070 298.350 211.400 253.334 150.139 1.632.623 Dựa trên bảng phân bổ tiền lương cho các đội theo bảng trên kế toán lương của công ty lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản tính theo lương cho các đội: Phần KPCĐ 2% Công ty trích lập theo tổng quỹ lương chính. Phần BHXH công ty trích lập theo tổng quỹ lương chính 15%. Còn phần BHYT công ty trích lập vào đầu niên độ kế toán nhưng lại không phân bổ dần vào chi phí cho các kỳ. Do đó khi lập bảng phân bổ tiền lương không có phần bảo hiểm y tế. Bảng phân bổ tiền lương BHXH & KPCĐ Tháng 5/1999 Đơn vị: 1000đ Ghi có TK Đối tượng sử dụng TK 334 TK 338 ồ 3383 (15%) 3382(2%) ồ TK 622 các CT 232244 34836,6 4644,88 39481,48 27725,48 - Trạm bơm N.G Đội XD I 31105 4665,75 622,1 5287,85 36392,85 Đội đóng cọc 1 114.000 17100 2280 19380 133380 Đội đóng cọc 2 12000 1800 240 2040 140740 Đội xe 75139 11270,85 1502,78 12773,63 87912,63 ..... TK 622 SX phụ 7060 1059 141,2 1200,2 8260,2 - Xưởng sửachữa 830 124,5 16,6 141,1 971,1 - Trạm bê tông 6230 934,5 124,6 1059,1 7289,1 ...... TK 627: - Chi phí các đội 20540 3081 410,8 3491,8 34031,8 ..... TK 642: Lương gián tiếp 57089 8563,35 1141,78 9705,13 66794,13 Tổng 329829 494774,35 6596 56070,93 385899,93 Dựa trên bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của từng đội kế toán tiền lương sẽ tính lương của từng cá nhân và toàn đội. Bảng chấm công Tháng 5/1999 Công trình: trạm bơm N.G Đội : XD I Số TT Họ và tên Ngày làm việc trong tháng Tổng cộng 1 2 3 4 .... Tổng cộng Nghỉ 100% lương 1 Ngô Văn Hải x x x x 26 2 Phạm Thị Bích x x x x 26 3 Cấn Thái Mão x x x x 26 Dựa vào bảng chấm công kế toán tính lương cho từng người ở từng bộ phận theo bảng tính lương. Công ty CG & XL 13 Bảng tính lương Tháng 5/1999 Công trình: Trạm bơm N.G Đội: XDI STT Họ và tên Hệ số Lương cơ bản Lương trách nhiệm Phụ cấp BHXH phải nộp Số tiền được lĩnh 1 Ngô Văn Hải 1,2 307584 30.000 50.000 15.379 372.205 2 Phạm Thị Bích 1,2 456.000 50.000 50.000 22.800 513.200 .... Cộng 9.050.600 600.000 800.000 1359090 9091510 Để hạch toán tiền lương trực tiếp phục vụ các công trình kế toán lập định khoản: Nợ TK 622 - Trạm bơm: 232.244.296 Có TK 334 : 232.244.296 Khi thanh toán cho công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 334: 232.244.296 Có TK 111: 232.244.296 Bên cạnh việc tính lương công nhân trực tiếp đưa vào khoản mục nhân công thì kế toán tiền lương cần phải hệ thống các chi phí lương trực tiếp và gián tiếp khác: Bao gồm chi phí lượng người điều khiển máy đưa vào các khoản mục chi phí máy thi công, lương công nhân trực tiếp, gián tiếp của các xưởng sửa chữa và lương khối văn phòng. Cuối kỳ kế toán tập hợp các chứng từ gốc liên quan đến chi phí nhân công theo công trình cụ thể vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết chi phí và vào sổ cái TK 622. Đối với nhân công hợp đồng cho từng công trình khi trả lương kế toán công ty ghi: Nợ TK 622: 9.091.510 Có TK 331, 111, 112: 9.091.510 Sổ cái TK 622 Năm 1999 Số TT Chứng từ Diễn giải TK Số tiền Ngày T SH Nợ Có 1 1/5/99 TKCT Tiền lương CNTT đi trạm bơm 334 232.244.296 2 1/5/99 TKCT Kết chuyển tiền lương CNTT 154 232.244.296 3 31/12/99 TKCT Kết chuyển CFNCTT - Z 154 1.257.431.000 ... ... .... Cộng 2.953.499.000 2.953.499.000 Phần BHXH công ty trích lập theo tổng quỹ lương chính 15% kế toán định khoản: Nợ TK 6421: phần lương gián tiếp Nợ TK 6277: Phần lương trực tiếp Có TK 3383... Phần KPCĐ công ty trích lập theo chế độ hiện hành nghĩa là KPCĐ được tính theo 2% trên tổng quĩ lương chính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kế toán lập định khoản. Nợ TK 6421: Phần lương gián tiếp Nợ TK 6277: Phần lương trực tiếp Có TK 3382 Khi khấu trừ 5% BHXH lương của cán bộ công nhân viên kế toán lập định khoản: Nợ TK 334 Có TK 338 Còn BHYT theo yêu cầu của đơn vị chủ quản. Công ty thường phải trích nộp BHYT cho toàn bộ CNV công ty ở đầu niên độ kế toán. Công ty coi đây là một phần chi phí công ty bao cấp cho cán bộ CNV do ở đầu niên độ kế toán, công ty đã hạch toán vào TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí BHYT công ty đã không phân bổ cho từng kỳ trong niên độ kế toán vào khoản mục chi phí chung. Khi đó đầu niên độ kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 338 - 3384 Đối với nhân công hợp đồng, nhân công thuê ngoài công ty không tính BHXH, BHYT, KPCĐ vì nhân công đó không thuộc biên chế công ty. C. Hạch toán khoản mục máy thi công Phương tiện thiết bị máy móc (gọi chung là xe máy) là một phần tài sản của công ty. Dù được trang bị dưới bất kỳ hình thức nào đều nằm dưới sự quản lý của công ty. Để tạo nguồn chủ động cho đội, phân xưởng phục vụ sản xuất. Công ty giao tài sản xe máy cho các đội, tuỳ thuộc vào chức năng suất xuất và khả năng quản lý của đội đó. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của đội, xưởng và có sự giám sát mệnh lệnh chung của công ty. Lái xe máy phải thực hiện thanh toán xăng dầu đình kỳ với thống kê đội. Phòng kế hoạch kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch sửa chữa xe máy hàng năm. Trong một tháng, xe máy của các đội có thể phục vụ cho nhiều công trình. Đội phải báo cáo về bộ phận quản lý xe máy của công ty (cụ thể là phòng quản lý cơ giới) toàn bộ công tác hoạt động của xe máy mình, quản lý qua chứng từ ban đầu là phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công. Đến cuối tháng, phiếu này cùng với chứng từ liên quan như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, vật tư sử dụng cho máy chạy, bảng chấm công công nhân điều khiển máy, chi phí liên quan sửa chữa cho biết số km xe máy, số giời máy hoạt động, lượng nhiên liệu tiêu hao, những phụ tùng đã thay thế sửa chữa... được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy liên quan đến công trình nào thì phân bổ cho công trình đó. Máy thi công mà công ty sử dụng có thể là của phân xưởng, đội, có thể là công ty thuê ngoài. + Máy thi công của đội. Hàng tháng, kế toán TSCĐ căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ để tính ra khấu hao, chi phí trích trước sửa chữa lớn của từng máy thi công nếu có. Từ kết quả tính được, kế toán lập bảng kê chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn cho từng máy (nếu có). Tại công ty đối với máy móc thi công, công ty áp dụng các phương pháp khấu hao theo quyết định 1062/CĐKT đối với một số máy có giá trị lớn công ty cân đối thời gian khấu hao theo thời hạn vay vốn để mua máy. Bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công Tháng 5/1999 Công trình: Trạm bơm N.G Đơn vị: đồng STT Tên máy Mức K.H Trích trước SCL Cộng 1 Máy đóng cọc D 308 226.960 100.000 326.960 2 Máy đóng cọc DJ 2 32.131 56.000 883131 .... ........ Cộng 21.300.457 Căn cứ vào bảng kê chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công của toàn công ty và dựa vào phiếu theo dõi hoạt động của từng máy thi công kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình. Trong tháng công trình nào sử dụng máy thi công của công ty thì khấu hao TSCĐ và số tiền trích trước sửa chữa lớn TSCĐ cũng được tính vào chi phí sản xuất trong tháng của công trình đó. Kế toán phân bổ khấu hao máy thi công của đội dựa trên số ca máy chạy cho từng công trình. Nội dung giá ca xe máy chạy thi công ban hành theo quyết định số 57 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng. Ví dụ như đơn giá của một ca máy trộn bê tông 250l có xác định rõ: Khấu hao cơ bản: 29.025đ Sửa chữa lớn: 7728,5đ Dựa vào tiêu thức phân bổ là số ca máy chạy cho từng công trình kế toán tập hợp khấu hao từng công trình trên bảng phân bổ. Tổng công ty........ Công ty CG & XL 13 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Máy thi công) Tháng 5/1999 Phân bổ TSCĐ vào các công trình Khấu hao cơ bản (có TK 2141) Khấu hao SCL (Có TK 335) Tổng cộng Phân bổ KHTSCĐ vào các C.trình 251.000.000 39.500.000 290.500.000 1. Công trình trạm bơm 158.000.000 17.800.000 175.800.000 2. Công trình Bắc Thăng Long 75.500.000 13.500.000 89.000.000 3. Công trình Hữu Hưng 12.000.000 5.500.000 17.500.000 4. Công trình đường Láng Hạ - Hoà Lạc 5.500.000 2.700.000 8.200.000 ồ 251.000.000 39.500.000 290.3500.000 Dựa trên bảng phân bổ kế toán định khoản: Nợ TK 627 (4): 290.500.000 Có TK 214 (1): 251.000.000 Có TK 335: 39.500.000 Với công trình khoán gọn nhân công lương BHXH được tính vào số ca máy thực hiện. Chi phí lương sẽ bằng số ca máy nhân với tiền công lái máy 1 ca theo đơn giá ca máy theo quyết định số 57 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng. Đối với công trình khoán theo đơn giá nội bộ thì tiền lương, vận tải, bốc dỡ vật liệu sẽ thanh toán cho đội máy thi công cơ giới theo đơn giá tổng hợp. Khối lượng đội vận chuyển (tính theo tấn hàng) nhân với đơn giá tổng hợp đã quy định ra số lương thanh toán cho đội. Nhân công lái máy ủi, máy đầm của đội thi công sẽ dựa vào số giờ hoạt động thực tế của xe và ngày sửa chữa máy để làm cơ sở thanh toán theo cấp bậc lương thực tế của người lái xe. Theo bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành ta có thể tính ra lương và BHXH người điều khiển xe máy đưa vào khoản mục chi phí máy thi công. Đối với các chi phí phát sinh còn lại như chi phí khám xe, chi phí phụ tùng vận chuyển vật liệu mang tính chất chung... không thể tách riêng cho từng đối tượng chịu phí thì tập hợp lại và phân bổ theo số giờ chạy máy. Khi tập hợp chi phí máy thi công kế toán ghi: Nợ TK 621: Nguyên vật liệu sử dụng máy Có TK 152: Nợ TK 622: Nhân công trực tiếp sử dụng máy Có TK 334: Bảo hiểm y tế BHXH, KPCĐ được tính gộp với BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo lương sản xuất trực tiếp. Chi phí sản xuất chung của tổ đội thi công cơ giới Nợ TK 627: Chi phí sử dụng máy Có TK 152, 153, 214, 334 Cuối kỳ dựa vào bảng quyết toán khối lượng hoàn thành do đội và phòng thi công lập nên kế toán vào sổ tập hợp chi phí máy thi công. Tuy nhiên kế toán công ty không tập hợp chi phí vật liệu và chi phí nhân công điều khiển máy vào sổ này mà chỉ tập hợp chi phí sản xuất chung phục vụ máy thi công (chủ yếu là phần khấu hao cơ bản và chi phí trích trước sửa chữa lớn, chi phí máy móc thuê ngoài). Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành phần máy thi công Công trình: Trạm bơm Nguyên giáp Tên công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền + Đúc cọc bê tông - Gia công cốt thép cọc m3 208,44 8484 1768405 F = 10 Kg 892382 20,797 185589 F = 18 Kg 20250,9 151,765 3073384 - Gia công chụp đầu cọc thép bản Đoạn C 15,5cm Đoạn cọc 315 30892,7 11999205 Đoạn C25,5m Đoạn cọc 315 35809,5 11280115 + Đóng cọc: đất cấp 2 100md 33,35 1755110 58532919 1<12m; búa <2tấn + Nối cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp hàn Đoạn cọc 312 7841 2446392 ..... .......... ....... Cộng 612.242.000 Dựa trên bảng quyết toán khối lượng hoàn thành phần máy thi công kế toán vào bảng tập hợp chi phí máy thi công. + Đối với máy thi công đi thuê ngoài: Công ty có khối lượng máy thi công khá lớn tuy nhiên do có nhiều công trình tại nhiều địa điểm cách xa nhau do đó để tiện thi công và tăng tiến độ công ty đã thuê một số máy của đơn vị khác. Chứng từ trước tiên để lấy làm cơ sở xác định chi phí máy móc thi công thuê ngoài là hợp đồng thuê máy. Công ty CG & XL 13 Hợp đồng kinh tế (Thuê máy móc thiết bị) Ngày 1/10/1998 Chúng tôi gồm: Đại diện bên A (bên thuê): Công ty cơ giới và xây lắp 13 Do ông: Dương Văn Phú Chức vụ: Giám đốc công ty Có TK số: 7301 - 0008B tại NHĐT & PT Hà Nội Đại diện bên B (bên cho thuê): Công ty cơ giới và xây lắp 14 Do ông: Nguyễn Kim Nhung Chức vụ: Giám đốc công ty Có TK số : 3802 - 2239B tại NHCT Hà Nội Hai bên cùng nhau thống nhất ký hợp đồng cho thuê xe gồm những điều khoản sau: Điều I: Khối lượng kinh phí..... Bên B cho thuê 1 cần trục bánh hơi ADK 19A 86.06 cầu cọc bê tông. Khối lượng thuê tính theo thời gian: Công việc - loại xe Đơn vị Khối lượng Đơn giá (Đ) Thành tiền (Đ) 1. Cần trục ADK 12,5 tấn Ca 30 650.000 19.500.000 Thời gian làm việc 1 ca là 3 giờ, khối lượng thanh toán theo thực tế số ca máy làm được và một lần di chuyển là 650.000đ. Điều II: Tiến độ.......... Thực hiện từ 4/10/1998 đến 1/5/1999 Điều III: Cam kết chung ....................................................... Điều IV: Thanh quyết toán theo........ Đại diện bên A Đại diện bên B Khi công việc hoàn thành đội trưởng đội thi công tập hợp các chứng từ gốc thuê thiết bị bao gồm hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng gửi lên phòng thanh toán. Phần lớn máy móc đi thuê đều do nhân công của đội sử dụng do đó chi phí nhân công trực tiếp ở đây đã tính ở phần trên. Máy thi công của công trình nào thì ghi trực tiếp cho công trình đó không có trường hợp dùng chung cho nhiều cong trình nếu không phải phân bổ. Máy thuê ngoài được tập hợp thành bảng riêng để tính chi phí máy thi công. Dựa trên bảng tập hợp chi phí máy thi công kế toán vào sổ cái tài khoản 627 (6277) Chi tiết cho máy thi công. Còn chi phí nhiên liệu phụ tùng, chi phí nhân công sử dụng máy thi công. Còn chi phí nhiên liệu phụ tùng, chi phí nhân công sử dụng máy công ty không đưa vào bảng tập hợp chi phí máy thi công thuê ngoài mà hạch toán vào phần máy thi công của công ty. Sổ cái TK 6277M Tháng 5/1999 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Chi tiết các loại N.T SH Nợ Có 3/5/99 TKCT Trả tiền thuê máy CT trạm bơm N.G 112 200.700.000 K/c chi phí máy thuê ngoài - Z 154 200.700.000 ...... ....... Cộng 57.335.637.112 57.335.637.112 Hạch toán chi phí máy thi công thuê ngoài như sau: Nợ TK 627: Chi phí theo hợp đồng Có TK 331, 111, 112 Bảng tập hợp chi phí máy thi công Tháng 5/1999 Chứng từ Diễn giải Chi phí máy thi công TK 6274 TK 6277 TK 6278 Cộng 31/5/99 PC Cẩu trục phục vụ CT trạm bơm Nguyên giáp 19.500.000 657.250 15.025.000 35.182.250 31/5/99 BKTT Chi phí máy thuê ngoài CT trạm bơm 32.558.000 1.058.000 33.616.000 .... .... ..... Cộng 158.000.000 200.200.700 286.599.300 644.800.000 d. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí chung ở công ty bao gồm các khoản khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn. Vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng chung, các khoản chi phí khác bằng tiền... Riêng lương gián tiếp của các đội kế toán công ty không hạch toán vào tài khoản 6271 - chi phí nhân viên phân xưởng mà hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp TK 622, căn cứ vào lương bình quân thu nhập trong tháng của đơn vị và hiệu quả công việc để tính lương. Hàng tháng đơn vị nghiệm thu khối lượng thực hiện cùng với tính lương sản phẩm, còn xác định tiền lương trực tiếp của các tổ cấp dưỡng, bảo vệ công trình dựa vào báo cáo sản lượng hay quyết toán từng công trình, phòng kế toán, phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ xác nhận khối lượng và công trụ trợ khác nhau như công dọn kho, dọn vệ sinh... và được thanh toán khi có xác nhận của phòng ban có liên quan. Trong hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán công ty hạch toán trên các khoản mục sau: - Chi phí vật liệu: 6272 - Chi phí công cụ sản xuất: 6273 - Chi phí khấu hao TSCĐ: 6274 - Chi phí sửa chữa nhỏ: 6275 - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: 6277 - Chi phí bằng tiền khác: 6278 + Về chi phí vật liệu: chi phí này bao gồm những chi phí xuất dùng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định. + Chi phí dụng cụ sản xuất: là chi phí về công cụ, dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung ở đội bảo dưỡng tu sửa thiết bị. + Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý đội. Đối với các khoản máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý đội sẽ được khấu hao theo nghị định 1062 ban hành kèm theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. + Chi phí sửa chữa nhỏ (TK 6275): Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, công ty phải thường xuyên tiến hành sửa chữa bảo dưỡng xe máy theo định kỳ. + Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6277): Do số lượng máy móc thiết bị dùng cho thi công của công ty không đủ phục vụ cho nhu cầu về máy móc thi công do đó công ty phải thuê thêm máy móc thi công hoặc thuê các dịch vụ hỗ trợ xây lắp như trắc địa, kiểm tra độ lún... Trong trường hợp này các chi phí trên hạch toán vào TK 6277. + Chi phí bằng tiền khác (6278): Khi xây lắp có một số chi phí phát sinh ngoài dự toán. Những chi phí này sẽ được hạch toán vào TK 6278. Chi phí phát sinh thuộc công trình nào thì hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung bao gồm: Phiếu xuất vật tư, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ... Căn cứ vào các chứng từ phản ánh nghiệp vụ liên quan trong kỳ, kế toán lập bút toán như sau: Khi xuất vật tư, vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ cho đội nào công trình nào thì ghi cho công trình đó căn cứ vào phiếu xuất vật tư kế toán ghi: Nợ TK 6272 Nợ TK 6273 Có TK 152, 153 Khi trích khấu hao TSCĐ cho phân xưởng kế toán ghi vào TK 6274 Nợ TK 6274 Có TK 214 Một điểm đáng lưu ý ở đây là phần khấu hao, sửa chữa lớn máy thi công kế toán công ty cũng hạch toán vào tài khoản chi phí khấu hao TSCĐ nhưng là tài khoản mở rộng cho phần máy thi công TK 6274M. Chi phí dịch vu mua ngoài phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 6278 Có TK 111, 112, 331 Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (không bao gồm chi phí phục vụ cho máy thi công). Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 5/1999 Công trình: Trạm bơm, Hữu Hưng, Hoà Lạc STT Nội dung Số tiền (Đ) 1 Giá trị vật liệu phục vụ quản lý đội 537.000 2 Giá trị CCDC 44.876.000 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 290.500.000 4 Chi phí sửa chữa nhỏ 279.210.219 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 12.978.000 6 Chi phí bằng tiền khác 40.801.500 ồ 668.902.719 Dựa trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các công trình mà đội tham gia thi công trong tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình. Khi tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình phải theo một tiêu thức nhất định. Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. = x Ví dụ: Trong tháng 5 chi phí quản lý phân xưởng gồm chi phí quản lý chung ba công trình trạm bơm Nguyên Giáp, nhà máy gạch Hữu Hưng đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. Chi phí nhân công trực tiếp các công trình: 406.013.755đ Chi phí nhân công trực tiếp công trình trạm bơm: 232.244.296đ Như vậy theo tiêu thức phân bổ trên chi phí sản xuất chung cho công trình trạm bơm vào tháng 5/1999 được tính như sau: = x 232.244.296 = 382.619.650 Khi phân bổ được chi phí sản xuất chung cho mỗi công trình kế toán vào sổ cái TK 627 chi tiết cho từng công trình. Sổ cái TK 627 Tháng 5/1999 Chứng từ Diễn giải Trang NKC SHTK Số phát sinh N.T S.H Nợ Có 31/5/99 BKTT Chi phí chung thuê ngoài cho CT trạm bơm (6277) 331 32558000 31/5/99 PBKH Chi phí khấu hao 2141 251.000.000 SCL (6274) 335 39.500.000 31/5/99 PBTK Chi phí bằng tiền khác 111 12.020.000 31/5/99 TKCT Kết chuyển chi phí chung CT trạm bơm 154 335.078.000 .... ... .... Cộng 535.078.000 535.078.000 Có thể khái quát hạch toán chi phí sản xuất chung theo sơ đồ sau: TK 154 TK 627 TK 152, 153 Phân bổ CFSXC vào TK quản lý phân xưởng CF khác bằng tiền CF dịch vụ mua ngoài CF dịch vụ mua ngoài CFKH TSCĐ của đội quản lý phân xưởng quản lý phân xưởng CFNVL, CCDC cho chi tiết từng công trình TK 111,112 TK 331 TK 214 e. Đánh giá sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành định kỳ hàng tháng. Tính giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên A và công ty. Nếu qui định thanh toán sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình cho các giai đoạn. Nếu trong hợp đồng quy định thanh toán chi phí xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ sản phẩm thì sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến cuối tháng đó. ở công ty cơ giới và xây lắp 13 công tác tính giá thành sản phẩm dở dang đang thực hiện theo hình thức thứ nhất. Lấy ví dụ công trình đóng cọc trạm bơm Nguyên Giáp tính đến hết ngày 31/12/1999 thì khối lượng xây lắp chưa đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của công trình đó cho các giai đoạn là 5.500.000.000đ. Cuối mỗi quý, kế toán tính ra giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Số liệu sản phẩm dở dang mỗi tháng được theo dõi trên sổ chi tiết giá trị sản phẩm dở dang từng công trình, sau đó được kết chuyển sang đầu kỳ sau. 5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp. a. Tổng hợp chi phí sản xuất. Tại công ty cơ giới & xây lắp 13, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là công trình. Các chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì tập hợp cho công trình ấy. Ghi công trình đã hoàn thành trong tháng được công ty xác định theo phương pháp tổng công chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết giá thành. Khi tập hợp chi phí từng công trình kế toán thực hiện bước kết chuyển phân bổ vật liệu vào từng công trình. Nợ TK 154: Chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình Có TK 621 Kết chuyển vào tài khoản 154 chi phí nhân công trực tiếp của từng hạng mục công trình: Nợ TK 154: Chi phí cho từng CT, HMCT Có TK 622 Kết chuyển chi phí máy thi công của từng hạng mục công trình. Khi xác định khoản mục máy thi công kế toán công ty chỉ tính phần khấo hao máy thi công và sửa chữa lớn máy thi công, chi phí máy thuê ngoài do đó khi kết chuyển kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi tiết cho từng CT, HMCT Có TK 6274M, 6277M Kết chuyển tính phân bổ chi phí sản xuất chung của từng công trình, hạng mục công trình Nợ TK 154: Chi tiết cho từng CT, HMCT Có TK 627 Kế toán tổng hợp lấy số liệu đã vào nhật ký chung để ghi sổ cái TK 154 Sổ cái TK 154 Tháng 5/1999 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền (Đ) Ghi chú N.T S.H Nợ Có Số dư đầu kỳ 2.350.000.000 31/5/99 CK52 Kết chuyển CFNVLTT vào Z 621 1.654.284.600 31/5/99 TKCT Kết chuyển CFNCTT vào Z 622 232.244.296 31/5/99 TKCT K/c CF máy thi công vào 627 M 44.800.800 31/5/99 TKCT K/c Z SP hoàn thành số dư cuối kỳ 911 2.600.242.615 Cộng phát sinh 2.600.242.615 2.600.242.615 Cuối tháng hoặc cuối niên độ kế toán tổng hợp lấy số liệu trên sổ cái để lập bảng tổng hợp chi phí thi công cho từng công trình. Bảng tổng hợp chi phí thi công Công trình: Trạm bơm N.G (Tập hợp đến hết ngày 31/12/1999) Đơn vị: Đồng STT Thành phần chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền I Chi phí trực tiếp TT 13.684.406.143 1 Chi phí vật liệu VL 11.774.728.206 2 Chi phí nhân công NC 644.800.000 3 Chi phí máy thi công MTC 1.264.177.907 II Chi phí gián tiếp GT 3.201.357.123 4 Chi phí sản xuất chung SXC 3.201.357.123 Tổng 16.885.763.266 b. Tính giá thành sản phẩm Thời điểm tính giá thành thực tế thường là khi kết thúc sản phẩm, công trình, hạng mục công trình, có khi là điểm dừng kỹ thuật nhất định của công việc xây lắp. Tại công ty cơ giới và xây lắp 13 với những công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì giá thực tế sẽ được thể hiện ở số dư cuối kỳ trên sổ TK 154 chi tiết theo công trình đó. Nếu trong trường hợp có phế liệu thu hồi thì giá thành là phần còn lại sau khi lấy số dư tại thời điểm hoàn thành trên sổ cái TK154 - XL trừ đi phần phế liệu vật liệu thu hồi. = + - - Như vậy với các công trình chưa hoàn thành kế toán xác định phần đạt điểm dừng kỹ thuật coi đó là hạng mục công trình hoàn thành, kế chuyển xác định kết quả kinh doanh. Phần chưa đạt điểm dừng kỹ thuật là chi phí dở dang để lại trên tài khoản 154. Như vậy kế toán công ty khi tính giá thành thông qua tài khoản 632 mà kết chuyển luôn sang TK 911. Nợ TK 911 Tổng giá thành sản xuất xây lắp toàn công ty. Có TK 154 Để theo dõi toàn bộ chi phí của công ty kế toán tổng hợp giá thành lập ra sổ tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành trên toàn công ty. Sổ này mở theo từng quý để tiện theo dõi với sổ cái. Qua đó có thể theo dõi đánh giá toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đã bỏ để so sánh giữa các công trình, hạng mục công trình mà công ty đang thi công trongkỳ, giữa các đội thi công. Ta lập: Sổ tổng hợp chi phí sản xuất. Từ sổ tổng hợp chi phí sản xuất kế toán lập bảng tính giá thành cho toàn bộ công trình mà không lập thẻ tính giá thành riêng cho từng công trình. Có thể khái quát việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty qua sơ đồ sau: Đơn vị : 1000đ TK 627M TK 627 TK 911 TK 622 TK 154 TK 621 K/c CFQLDN 5.350.000 K/c CFMTC K/c CFSXC K/c CFNCTT K/c CFNCTT K/c Z hoàn thành K/c CFNVLTT 37.173.728 2.953.499 2.953.499 17.682.486 44.800.800 13.715.496 TK 642 3.382.002 7.527.754 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Như vậy khi tập hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành công ty không cho qua tài khoản 632. Khi đó số lượng tài khoản sẽ giảm nhưng nếu muốn xem khối lượng sản phẩm hoàn thành sẽ phải xét đối ứng giữa bên nợ của TK 911 và bên có của TK 154. Phần thứ ba Một số ý kiến đóng góp nhằm cải tiến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty I. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. 1. Những ưu điểm: Công ty cơ giới và xây lắp 13 từ ngày thành lập đến nay đã trải qua hơn 30 năm, đã lớn mạnh không ngừng cả về qui mô lẫn chất lượng sản xuất. Một điều không thể nói đến là công ty luôn tìm cách tiếp cận thị trường, mở rộng qui mô kinh doanh nhằm thu hút khách hàng và ký kết các hợp đồng xây dựng. Để có thể ký kết nhận thầu công trình, công ty thực hiện theo cơ chế đấu thầu xây lắp ban hành theo quyết định số 60 - BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Đối với mỗi dự án công trình, hạng mục công trình công ty đều lập hồ sơ dự thầu, lập ra các dự toán tối ưu để giành thầu công trình. Có được thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán trong các khía cạnh sau: Về bộ máy kế toán: Được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Chính vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. Về tổ chức công tác: Được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Chính vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực vào công tác quản lý của công ty. Về tổ chức công tác kế toán: Nhìn chung chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Cách thức hạch toán nói chung của công ty đã khá hữu hiệu và phù hợp với chế độ kế toán cải cách. Công ty áp dụng thành công một số phần hành hạch toán kinh doanh trên máy vi tính với hệ thống sổ sách phù hợp theo hình thức nhật ký chung đúng với yêu cầu quy định của Bộ xây dựng đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định phù hợp với đặc điểm xuất sắc sản phẩm của công ty. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các đội xây dựng và thi công. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của công ty. Về vật tư: Công ty giao quyền chủ động cho đội trưởng chịu trách nhiệm mua sắm những vật tư còn thiếu cần sử dụng ngay, phải đảm bảo vật tư đúng chất lượng, đúng thủ tục theo chế độ hiện hành. Đối với vật tư sử dụng của công ty, công ty cân đối, làm thủ tục xuất tính vào giá thành công trình. Về máy thi công: Nếu không có hoặc thiếu, công ty thuê ngoài bằng hình thức hợp đồng, thuê thiết bị theo thể lệ hiện hành. Toàn bộ kinh phí hợp đồng được chuyển về phòng tài vụ để theo dõi và hạch toán. Đồng thời giải quyết cấp kinh phí kịp thời để các đội triển khai thi công. Sự phối hợp trên đây giữa các phong ban công ty với đội phân xưởng luôn đảm bảo cho việc tính đầy đủ chính xác giá thành công trình, giải quyết tốt mối quan hệ giữa công ty với người lao động, với chủ đầu tư, nhà nước và các bên liên quan... Những điểm làm được trên đây là do kết quả công sức lao động của toàn thể cán bộ nhân viên công ty. Và một phần không nhỏ trong đó là sự cố gắng của phòng tài vụ thực hiện vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. 2. Những tồn tại Bước đầu áp dụng chế độ kế toán cải cách nên xuất hiện sự sai sót nhầm lẫn trong các công ty là không thể tránh khỏi. Công ty cơ giới và xây lắp 13 ngoài những điểm đã đạt được nêu trên không tránh khỏi một số tồn tại nhất định. Thứ nhất: Việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Trong sản phẩm công ty, nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có kẽ hở về chi phí nguyên vật liệu do phân xưởng tự đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất. Phần nguyên liệu này làm cho giá thành sản phẩm hoặc có phần cao hơn so với việc lĩnh tại kho hoặc chất lượng chưa bảo đảm. Thứ hai: Đối với những vật tư cần thay thế hoặc lắp đặt, công ty có thể tận dụng những phụ tùng sử dụng nhưng chất lượng vẫn còn bảo đảm. Trong thực tế khi các đội thi công nhận công trình mới thường đề nghị giám đốc mua mới rất nhiều thiết bị quản lý, phụ tùng... Chính vì thế mà giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm lãi của doanh nghiệp. Thứ ba: Do đặc điểm sản xuất của công ty mà chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng không tập hợp trực tiếp cho sản phẩm nào thì kế toán thường phân bổ theo một tiêu thức nhất định thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nhưng có sản phẩm mang tính gia công thì cần nhiều giờ công sản xuất, có sản phẩm thì nguyên vật liệu lại chiếm tỉ trọng lớn, nên việc phân bổ theo tiêu thức này thường gây ra sự chênh lệch lớn về chi phí. Thứ tư: Khi kết chuyển chi phí máy thi công vào TK 154. Kế toán công ty coi chi phí máy thi công chỉ gồm chi phí chung cho máy thi công (TK 627) mà không tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng cho máy thi công. Việc hạch toán như vậy không làm thay đổi giá thành nhưng làm thay đổi tỷ lệ khi phân tích khoản mục giá thành. Ngoài những tồn tại nêu trên còn một số điểm lưu ý khác trong các phần hạch toán cụ thể. Em xin trình bày những tồn tại đó đồng thời với việc nêu ra phương hướng nhằm cải tiến công tác kế toán. II. Phương hướng cải tiến công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quản trị của doanh nghiệp. Để khắc phục những tồn tại trong quản lý cũng như hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, em xin đề xuất một số ý kiến như sau: 1. Về phương pháp hạch toán khoản mục chi phí: Với những sản phẩm mang tính chất xây dựng cơ bản, công ty nên hạch toán theo kế toán xây dựng cơ bản để mang tính quản trị trong doanh nghiệp. + Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hạch toán vào TK 621. Tuy nhiên khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ công trình kế toán nên phân chia TK 152 thành ba TK cấp 2: TK 1521 - Vật liệu TK 1522 - Nhiên liệu TK 1523 - Phụ tùng Khi đó nếu xuất vật liệu, nhiên liệu hay phụ tùng phục vụ công trình kế toán ghi: Nợ TK 621 - Chi tiết cho đối tượng Có TK 152 - Chi tiết theo NVL xuất. Khi đó kế toán dễ dàng quản lý, so sánh mức tiêu hao của từng loại vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng cho từng công trình. + Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp kế toán tập hợp. Nợ TK 622 Có TK 331: Nếu nhân công thuê ngoài Có TK 334: Nếu là công nhân công ty. Trongchi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tính như: BHXH, BHYT, KPCĐ. Khi tính kế toán công ty ghi: Å Trích BHXH: Nợ TK 6421: Lương gián tiếp Nợ TK 6277: Lương trực tiếp Có TK 3383 Theo chế độ quy định khi trích BHXH đưa vào TK 6271 chứ không dưa vào TK 6277 như hiện nay công ty đang thực hiện. Do đó khi trích BHXH kế toán ghi: Nợ TK 6421: Lương gián tiếp Nợ TK 6271: Lương trực tiếp Có TK 3383 Å Trích BHYT: Theo chế độ hiện hành quy định BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động trong đó người sử dụng lao động chịu 2% tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập). ở công ty BHYT là do công ty nộp mà không trừ vào thu nhập của người lao động. Kế toán công ty hạch toán BHYT vào TK 6421. BHYT của công ty không tính theo từng tháng hay từng quý mà tập hợp thành 1 lần nộp cho cơ quan BHYT: Tổng lương cơ bản Nợ TK 622 Có TK 3384 Công ty nên trích BHYT theo chế độ quy định. Nợ TK 622 Nợ TK 627 Có TK 3384 2. Về phương pháp đánh giá chi phí xây lắp dở dang Việc đánh giá thành sản phẩm dở dang trong công ty phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng hoàn thành giữa bên A và công ty. Nếu quy định sản phẩm xây lắp thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ giá thành là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi bàn giao. Nếu cuối kỳ chưa hoàn thành thì giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí từ khi khởi công đến cuối kỳ. Nếu thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý(xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Công ty xây lắp và chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Công ty xây lắp và cơ giới 13 có khối lượng sản phẩm dở dang khá lớn. (7.527.754.320) chiếm khoảng 17,5% tổng chi phí của toàn công ty (số hiện trong bảng tổng hợp giá thành). Công ty nên thay đổi phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành: tăng số lượng công trình thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý để tránh tình trạng tồn vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn, hạ giá thành sản phẩm. 3. Phương pháp tập hợp chi phí để tính giá thành. ở công ty cơ giới và xây lắp 13 khi tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm không sử dụng TK 632 - giá vốn hàng bán để kết chuyển giá thành sản xuất xây lắp bàn giao trong kỳ. Làm như vậy kế toán công ty sẽ bớt được một tài khoản trong hệ thống tài khoản công ty sử dụng. Tuy nhiên sự lược bớt này lại gây khó khăn cho kế toán khi muốn đọc trên sổ và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ, kế toán không thể đọc ngay trên TK 632 mà phải xét đối ứng giữa bên nợ TK 911 và bên có TK 154. Do đó công ty nên thông qua TK 632 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Khi đó muốn biết sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ sẽ không phải xét đối ứng giữa TK 154 và TK 911. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại, đứng vững khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phí các quyết định lãnh đạo. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất luôn gắn với việc sử dụng tài sản, vật tư lao động trong sản xuất. Việc tính đúng, tính đủ giá thành tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Vì thế sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất cùng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là điều kiện kiên quyết để tăng tích luỹ xã hội. Yêu cầu đặt ra là đổi mới hoàn thiện không ngừng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới. Với mục tiêu góp phần đổi mới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp, bài báo cáo đề cập đến: 1. Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản thuộc lĩnh vực chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng. 2. Tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý, kế toán đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành tại công ty cơ giới và xây lắp 13 thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - LICOGI. Trong đó đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp hạch toán, sử dụng các chỉ tiêu chi phí giá thành. 3. Từ đó, đưa ra những đề xuất kiến nghị và phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế, do thời gian thực tập không dài bài viết mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính cơ bản nhất, cũng như mới chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi sơ suất, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thúy, các thầy cô trong khoa Kế toán, các cán bộ công nhân viên phòng kế toán Công ty cơ giới và xây lắp 13 đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0251.doc
Tài liệu liên quan